Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 989/QĐ-UBND 2017 Phương án quản lý bảo vệ khoáng sản chưa khai thác Quảng Ngãi

Số hiệu: 989/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Trần Ngọc Căng
Ngày ban hành: 26/12/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 989/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 26 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;

Căn cứ Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ;

Căn cứ Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 03/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 05/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 546/QĐ-UBND ngày 09/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 21/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn) tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 6349/TTr-STNMT-KS ngày 15/12/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi; Thủ trưởng các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, sử dụng đất; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể CT-XH tỉnh;
- Báo Quảng Ngãi, Đài PTTH tỉnh;
- VPUB: PCVP, CN-XD, NC, CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TN (TV638).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

PHƯƠNG ÁN

QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 989/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

1. Sự cần thiết

Địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tồn tại khá đa dạng về các thành tạo địa chất có tuổi từ cổ đến trẻ; hoạt động kiến tạo xảy ra một cách mạnh mẽ và kèm theo đó là các hoạt động magma, nhiệt dịch, các quá trình biến chất trên diện rộng; quá trình phong hóa dưới tác động của môi trường. Đó là yếu tố quyết định đến sự thành tạo nhiều loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và vùng lân cận. Khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được phân thành bốn nhóm: Khoáng sản kim loại (sắt, nhôm, thiếc, vàng...); khoáng chất công nghiệp (than bùn, kaolin, graphit...); vật liệu xây dựng (đá ốp lát, đá xây dựng, puzoland...); đá mỹ nghệ và nước khoáng (cát kết, thân cây silic, nước khoáng - nước nóng).

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, tạo chuyển biến tích cực rõ nét. Hoạt động khoáng sản đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng nguyên vật liệu phục vụ các dự án công trình trọng điểm, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nông thôn mới, phục vụ dân sinh, góp phần tăng ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn, miền núi. Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã được các cơ quan chức năng, cơ quan bảo vệ pháp luật quan tâm thực hiện, nên tình trạng khai thác khoáng sản trái phép cơ bản đã được xử lý và từng bước được kiểm soát chặt chẽ.

Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đối với một số loại khoáng sản (đất san lấp, cát sỏi xây dựng lòng sông,...) ở một số khu vực vẫn xảy ra và tiềm ẩn nguy cơ tái diễn; một số cấp ủy đảng chính quyền địa phương chưa thật sự vào cuộc quyết liệt trong công tác bảo vệ khoáng sản.

Việc ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh nhằm làm rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép làm ảnh hưởng đến môi trường; gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội; làm thất thoát tài nguyên khoáng sản; đồng thời cụ thể hóa quy định hiện hành công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo Điều 16 và Điều 18 Luật Khoáng sản năm 2010, Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/03/2015 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản.

2. Căn cứ pháp lý để xây dựng Phương án

Quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

Chỉ đạo của của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/03/2015 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản; Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Công văn số 6667/VPCP ngày 27/6/2017 (của Văn phòng Chính phủ) yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong năm 2017.

II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC

1. Ưu điểm

Công tác quản lý khoáng sản nói chung và công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nói riêng đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, từ đó tạo chuyển biến tích cực rõ nét, thể hiện trên các mặt công tác: Ban hành kịp thời và đồng bộ văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành; thực hiện quyết liệt và hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép,.... Hàng năm, các ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, truy quét và xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản; hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật được tăng cường, nhờ vậy tài nguyên khoáng sản cơ bản được bảo vệ tốt, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép cơ bản đã được xử lý và kiểm soát, một số địa phương thường xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đã được giải quyết dứt điểm.

2. Tồn tại, hạn chế

a) Khai thác khoáng sản trái phép đối với một số loại khoáng sản, đặc biệt là vàng sa khoáng ở vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện miền núi vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi triệt để; tình trạng khai thác vật liệu san lấp, cát sỏi xây dựng lòng sông, đất sét làm gạch ngói ở các huyện trung du, chưa đảm bảo hiệu quả;

b) Một số cấp ủy chính quyền địa phương cấp huyện, xã còn thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; Nhận thức, hiểu biết và trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của một số cấp ủy chính quyền địa phương cấp huyện, xã và các tổ chức, cá nhân vẫn còn hạn chế.

3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

a) Công tác tuyên truyền, phổ biến phát luật về khoáng sản chủ yếu tập trung vào đối tượng là cán bộ quản lý, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản, chưa tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục đến người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có khoáng sản;

b) Công tác kiểm tra, xử lý hoạt động khoáng sản trái phép đã được tăng cường, nhưng việc xử lý sau kiểm tra chưa triệt để. Công tác phối hợp giữa các Sở ngành liên quan với UBND các huyện, thành phố (gọi chung là UBND cấp huyện) và UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) trong công tác kiểm tra, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác còn hạn chế;

c) Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương (cấp huyện, cấp xã) chưa thật sự quan tâm tới công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, còn có hiện tượng nể nang, né tránh trong việc xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép (Thực tiễn cho thấy, địa phương nào cấp ủy chính quyền quan tâm thực hiện quyết liệt, thì nơi đó ít xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép);

d) Một số tổ chức, cá nhân vì lợi nhuận đã bất chấp pháp luật hoặc lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để tiến hành khai thác khoáng sản trái phép;

đ) Quảng Ngãi là tỉnh có số loại khoáng sản có giá trị phân bố thưa thớt, xen kẽ cả ở vùng sâu vùng xa, địa hình phân cắt, cả vùng ven sông, ven biển gây khó khăn cho công tác bảo vệ khoáng sản;

e) Một bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa thường sống bằng nghề đào đãi vàng sa khoáng; ở một số dân cư sống ven sông sống bằng nghề khai thác cát bằng phương pháp thủ công qua nhiều thế hệ, lấy khai thác cát, sỏi làm nghề sinh sống hàng ngày. Vì vậy để xử lý dứt điểm việc khai thác khoáng sản trái phép, là một vấn đề đòi hỏi sự vào cuộc các cấp, các ngành và địa phương.

III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Khoáng sản là loại tài nguyên hữu hạn và hầu hết không được tái tạo nên phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao;

b) Coi trọng công tác phòng ngừa thông qua tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Quy định rõ trách nhiệm của các ngành, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật.

2. Mục tiêu

a) Bảo vệ và quản lý chặt chẽ khoáng sản chưa khai thác, xử lý triệt để khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh; bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương tại khu vực có khoáng sản;

b) Nâng cao trách nhiệm của các ngành, chính quyền địa phương các cấp, bảo vệ tốt tiềm năng khoáng sản cả trước mắt và lâu dài nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh và quốc gia.

IV. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

1. Đối tượng khoáng sản chưa khai thác cần bảo vệ

Khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; Khu vực thuộc quy hoạch khoáng sản của địa phương và Trung ương; Khu vực đã thực hiện đóng cửa mỏ; Khu vực được cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản và các khu vực có tiềm năng, triển vọng về khoáng sản (cụ thể tại các Phụ lục kèm theo) được bảo vệ theo quy định của Luật Khoáng sản.

Các khu vực thuộc quy hoạch khoáng sản của địa phương theo danh mục đã được UBND tỉnh phê duyệt tại các Quyết định số: 546/QĐ-UBND ngày 09/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 21/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn) tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (có các phụ lục kèm theo).

2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản cho cán bộ quản lý các cấp, doanh nghiệp và nhân dân về hoạt động khai thác khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Luật Khoáng sản năm 2010, Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ và các quy định của pháp luật về khoáng sản;

Đa dạng hóa, đa hình thức trong công tác tuyên truyền cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp để làm chuyển biến nhận thức và sự hiểu biết cho tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, từ đó tích cực đấu tranh với các hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh khoáng sản trái phép.

b) Quản lý quy hoạch khoáng sản và công khai bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; Quy định về Quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;

- Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý;

- Công khai quy hoạch khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, khu vực cấm và khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực cấp phép và khu vực chưa cấp phép hoạt động khoáng sản;

- Tham mưu kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các khu vực dự án đầu tư xây dựng công trình có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường làm nguyên liệu phục vụ cho việc xây dựng, san lấp công trình hạ tầng kỹ thuật và các dự án thu hút đầu tư, làm căn cứ để thực hiện công tác quản lý khai thác theo quy định của pháp luật khoáng sản hiện hành;

- Nâng cao hiệu quả việc khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản để tạo ra nhiều công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách và phục vụ xây dựng các công trình, hạ tầng, phát triển kinh tế, từ đó có điều kiện để đầu tư trở lại cho công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản.

c) Kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động khoáng sản trái phép

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh khoáng sản trái phép; thường xuyên giám sát các khu vực khoáng sản có nguy cơ xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; công khai đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh từ cơ quan báo chí, tổ chức, cá nhân về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nếu để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép kéo dài trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ, kiên quyết xử lý nghiêm người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.

d) Tiếp tục nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các Sở ngành với UBND cấp huyện và UBND cấp xã

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo lĩnh vực và địa bàn quản lý. Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp công tác quản lý khoáng sản đối với các địa bàn giáp ranh. Phát huy chức năng giám sát, quản lý và bảo vệ khoáng sản chưa cấp phép trên địa bàn của các tổ chức chính trị - xã hội.

đ) Cơ chế phối hợp trồng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với địa phương liên quan ở khu vực giáp ranh:

- Chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã giáp ranh giữa các huyện trong và ngoài tỉnh, giữa các xã trong và ngoài huyện phải có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin trong trường hợp phát hiện hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp, tổ chức lực lượng trong công tác ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép khi có đề nghị của địa phương giáp ranh.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, xây dựng cụ thể Chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với địa phương liên quan ở khu vực giáp ranh, trong đó quy định rõ cách thức phối hợp, cơ quan thường trực là đầu mối chịu trách nhiệm liên hệ, cung cấp thông tin trong công tác phối hợp, triển khai cụ thể chương trình phối hợp tới Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan trường trực tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ngãi các vấn đề liên quan đến cung cấp thông tin và phối hợp trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với các cơ quan đồng cấp của tỉnh giáp ranh.

e) Bố trí kinh phí hợp lý thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

- UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, cân đối từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đảm bảo để các Sở ngành liên quan và UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;

- Các Sở, ban, ngành liên quan: Định kỳ hàng năm cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, theo chức năng nhiệm vụ được giao các cơ quan có liên quan ở cấp tỉnh lập dự toán chi cho nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định để trình UBND tỉnh phê duyệt theo khả năng cân đối của ngân sách tỉnh.

- Các cơ quan có liên quan ở cấp huyện và UBND cấp xã: Định kỳ hàng năm cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, theo chức năng nhiệm vụ được giao các cơ quan có liên quan ở cấp huyện và UBND cấp xã lập dự toán chi cho nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định để trình UBND cấp huyện phê duyệt theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

- Tùy trường hợp cụ thể hoặc đột xuất cần thiết phải bố trí kinh phí bảo đảm cho hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản hoặc bổ sung phương tiện chuyên dùng, công cụ hỗ trợ thì các Sở ngành chức năng, các cơ quan có liên quan ở cấp huyện và UBND cấp xã đề xuất, gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, tham mưu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức, chỉ đạo có hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh theo Phương án này; tham mưu cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản, văn bản chỉ đạo đôn đốc và xử lý vi phạm trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;

b) Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các Sở ngành chuyên môn, UBND cấp huyện phối hợp với lực lượng Công an và Quân đội để ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép xảy ra trên địa bàn. Phối hợp kịp thời với các cơ quan liên quan để xử lý hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh, sau khi tiếp nhận thông tin từ cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức và cá nhân phản ánh, kiến nghị;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh ký quy chế phối hợp bảo vệ khoáng sản vùng giáp ranh giữa tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum và Bình Định (đối với khu vực có khoáng sản), làm cơ sở để phối hợp trong công tác kiểm tra, xử lý hoạt động khoáng sản trái phép, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý khoáng sản;

d) Đôn đốc, chỉ đạo và kiểm tra UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc địa bàn quản lý. Phối hợp với Sở Nội vụ làm rõ trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu chính quyền địa phương nếu để xảy ra sai phạm;

đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản về trách nhiệm bảo vệ khoáng sản tại khu vực mỏ được cấp phép, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nếu tái phạm tham mưu UBND tỉnh thu hồi giấy phép;

e) Định kỳ hàng năm (trước ngày 15/12) tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và lập báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định.

2. Sở Công Thương, Sở Xây dựng

a) Rà soát quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó lưu ý đến các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo chức năng, nhiệm vụ của ngành; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp trong thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản.

b) Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ, buôn lậu, gian lận thương mại; xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

c) Sở Xây dựng:

- Tham mưu về quy hoạch các bến bãi, tập kết, các khu vực phụ trợ để tập kết vật liệu (đá, cát, sỏi, ...) gắn với Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn đã được phê duyệt trên cơ sở đề nghị của các tổ chức, cá nhân, UBND các huyện, thành phố. Hoàn thành trước ngày 30/4/2018.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản thực hiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở, báo cáo kinh tế - kỹ thuật (hoặc Dự án đầu tư khai thác mỏ) đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; kiên quyết không nghiệm thu, quyết toán đối với các công trình có sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không có nguồn gốc hợp pháp.

3. Sở Tài chính

Thẩm định dự toán chi cho nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc cấp tỉnh theo đề nghị của các Sở, ngành cấp tỉnh và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định hiện hành của nhà nước; tăng cường kiểm tra công tác thanh, quyết toán công trình tránh tình trạng mua bán hóa đơn,...

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, phát thanh - truyền hình trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tăng cường công tác tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân nắm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản và theo Phương án này;

Kịp thời biểu dương trên phương tiện truyền thông đối với các tập thể, cá nhân điển hình thực hiện tốt và hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn; đồng thời phản ánh trung thực, khách quan đối với những địa phương thực hiện không có hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản thuộc phạm vi quản lý.

5. Sở Giao thông vận tải

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan kiểm tra giám sát hoạt động đối với các dự án nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội;

Phối hợp với Công an tỉnh, các Sở ngành liên quan và chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép;

Phối hợp với chính quyền địa phương để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các khu vực thuộc phạm vi bảo vệ công trình giao thông theo quy định.

6. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các khu vực đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc thuộc danh mục kiểm kê, đất tại các khu, điểm du lịch, được khoanh định vào khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.

7. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND cấp huyện, nếu để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn diễn ra trong thời gian dài, mà không giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật hiện hành;

Kịp thời thông tin và phối hợp với địa phương xử lý khai thác khoáng sản trái phép trong các khu vực đất do cơ sở tôn giáo sử dụng được khoanh định vào khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.

8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh để giải quyết công ăn việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động tại địa phương, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa có khoáng sản.

9. Công an tỉnh

Hằng năm, có kế hoạch khảo sát, điều tra, nắm bắt và dự báo tình hình chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;

Tăng cường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ngăn chặn hiệu quả các hoạt động khoáng sản trái phép. Thường xuyên tuần tra kiểm soát, nhất là những nơi thường xảy ra hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép, bảo đảm an ninh, trật tự; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thăm dò, khai thác, buôn bán, vận chuyển khoáng sản trái phép; bố trí lực lượng để giải tỏa, xử lý các điểm nóng về hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh;

Thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích an ninh hoặc hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ an ninh, được khoanh định vào khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.

10. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ với Công an, các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh, nhất là các khu vực khoáng sản ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực khoáng sản giáp ranh hai tỉnh và các khu vực có liên quan thuộc phạm vi quản lý; phối hợp tuyên truyền, vận động người dân không tiếp tay cho các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép.

Thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng hoặc hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, được khoanh định vào khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản;

Phối hợp bố trí lực lượng để giải tỏa, xử lý các điểm nóng về hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh khi có chỉ đạo của UBND tỉnh.

11. Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi

Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc phạm vi địa bàn quản lý;

Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong khu vực dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thuộc trách nhiệm quản lý.

12. Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi

Tăng cường công tác quản lý thu thuế; thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Tham mưu UBND tỉnh xử lý về thuế đối với hành vi khai thác, tàng trữ, kinh doanh khoáng sản trái phép theo quy định pháp luật.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Chủ trì phổ biến và triển khai Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản. Triển khai, quy định rõ trách nhiệm của các Phòng, ban, đơn vị có liên quan, đặc biệt Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện Phương án này;

b) Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;

c) Hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cụ thể tại địa phương

d) Tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin xảy ra trên địa bàn;

đ) Xây dựng Chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với địa phương liên quan ở khu vực giáp ranh;

e) Hằng năm xây dựng kế hoạch, thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp xã; tăng cường kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền đối với các đơn vị được cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn quản lý; xử lý, kiểm điểm hoặc kiến nghị xử lý, kiểm điểm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm;

f) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản xác định vị trí, khu vực quy hoạch bến bãi tập kết vật liệu, sản phẩm sau khai thác; tiến hành rà soát, báo cáo, đề xuất gửi Sở Xây dựng xem xét đưa vào quy hoạch. Hoàn thành trước ngày 15/4/2018;

g) Thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phụ trách địa bàn xã, đảm bảo việc tiếp nhận thông tin liên lạc thông suốt 24/24 giờ, để kịp thời xử lý hoặc phối hợp xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện;

h) Tổ chức ký kết quy chế phối hợp bảo vệ khoáng sản đối với vùng giáp ranh thuộc địa giới hành chính từ 02 huyện trở lên (đối với khu vực có khoáng sản), làm cơ sở để phối hợp trong công tác kiểm tra, xử lý hoạt động khoáng sản trái phép, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý khoáng sản;

i) Thực hiện triển khai một số biện pháp ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép:

- Khi phát hiện hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép phải chủ động huy động, tổ chức ngay lực lượng để giải tỏa, ngăn chặn; lập Biên bản hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân; xử lý theo thẩm quyền (xử lý hành vi thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép theo quy định của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và các quy định khác có liên quan), trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý hành chính, phải báo cáo cơ quan cấp trên để xử lý theo quy định.

- Đối với các trường hợp phức tạp, nằm ngoài tầm kiểm soát, đã tổ chức lực lượng và có các biện pháp xử lý nhưng vẫn không thể giải quyết phải kịp thời báo cáo cơ quan cấp trên. Các trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại, nhưng sau đó phải có văn bản báo cáo cụ thể.

- Quản lý đối với các trường hợp được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản:

Chỉ cho phép tổ chức, cá nhân (được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực) thăm dò khoáng sản khi đã thực hiện việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản; thông báo bằng văn bản kế hoạch thăm dò cho UBND tỉnh trước khi thực hiện và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Quản lý đối với các trường hợp được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản:

Chỉ cho phép tổ chức, cá nhân (được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực) khai thác khoáng sản khi đã thực hiện các thủ tục sau:

+ Hoàn tất các thủ tục thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai (trừ trường hợp không sử dụng lớp đất mặt hoặc hoạt động khoáng sản không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp);

+ Cắm mốc điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản;

+ Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép và thông báo bằng văn bản ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;

+ Ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường và thực hiện các biện pháp, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo quy định;

+ Bổ nhiệm và thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực của Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;

+ Lập, phê duyệt và nộp thiết kế mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản (ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản);

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực mà tổ chức, cá nhân vẫn tiến hành thăm dò, khai thác khoáng sản là hoạt động khoáng sản trái phép.

14. UBND cấp xã

a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản đến thôn, xóm, bản; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép;

b) Triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn sau khi UBND tỉnh ban hành; thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phụ trách từng khu vực, đảm bảo việc tiếp nhận thông tin liên lạc thông suốt 24/24 giờ, để kịp thời xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn;

c) Thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh hoặc khi nhận được thông tin chỉ đạo từ cơ quan cấp trên; trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết, kịp thời báo cáo UBND cấp huyện để xử lý;

d) Ký quy chế phối hợp bảo vệ khoáng sản đối với vùng giáp ranh thuộc địa giới hành chính từ 02 xã trở lên (đối với khu vực có khoáng sản), làm cơ sở để phối hợp trong công tác kiểm tra, xử lý hoạt động khoáng sản trái phép, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý khoáng sản;

đ) Quản lý chặt chẽ việc đăng ký tạm trú, tạm vắng tại địa phương;

e) Kịp thời xử lý nghiêm các hành vi: tạo dựng bến bãi, lán, trại; đào hầm, hào, hố, lò phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; tập kết khoáng sản và xây dựng cơ sở tuyển quặng trái phép; sử dụng công cụ, phương tiện máy móc hoặc vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản trái phép;

15. Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản: Có trách nhiệm quản lý, bảo vệ khoáng sản trong diện tích được cấp giấy phép; thăm dò khoáng sản theo Đề án thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt và Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản theo đúng dự án đầu tư đã được phê duyệt, thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác; nếu phát hiện có khoáng sản khác ngoài khoáng sản được phép khai thác phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép để có hướng xử lý theo quy định hiện hành.

16. Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất

Có trách nhiệm quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng (kể cả khoáng sản trong lòng đất). Không được tự ý khai thác khoáng sản nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác.

Đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó. Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

17. Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng

Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh/Bộ Tài nguyên và Môi trường tùy theo thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản về các vấn đề liên quan đến khoáng sản trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch. Khi trình phê duyệt quy hoạch phải trình kèm theo ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.

18. Đề nghị cơ quan UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật về khoáng sản và Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác này.

VI. QUY ĐỊNH GIÁM SÁT, KIỂM TRA VÀ BÁO CÁO

1. Giám sát, kiểm tra

a) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương;

b) Đề nghị UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản;

c) Các tổ chức, cá nhân có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản.

2. Chế độ báo cáo

a) Kỳ báo cáo: Báo cáo định kỳ về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được thực hiện một năm một lần, báo cáo định kỳ hàng năm được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm báo cáo; Ngoài chế độ báo cáo định kỳ nêu trên, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản hoặc do nhiệm vụ đột xuất, các cơ quan liên quan phải báo cáo kịp thời công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền.

b) Trách nhiệm lập và gửi báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác:

- UBND cấp xã lập báo cáo bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn gửi UBND cấp huyện trước ngày 05/01 năm sau đối với báo cáo định kỳ năm;

- UBND cấp huyện lập báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn gửi UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, đồng gửi HĐND cùng cấp trước ngày 09/01 năm sau đối với báo cáo định kỳ năm;

- Các Sở, ngành liên quan lập báo cáo định kỳ tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác gửi UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 09/01 năm sau đối với báo cáo định kỳ năm;

- Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện công tác lập báo cáo và tổng hợp tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàng năm gửi UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định;

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Phương án này.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan lập kế hoạch triển khai thực hiện Phương án này, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường.

3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Phương án này, hàng năm tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc đề nghị UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI CÒN HIỆU LỰC
(Tính đến hết tháng 9/2017)

Phụ lục 1a

LOẠI KHOÁNG SẢN: CÁT LÀM VLXD THÔNG THƯỜNG

TT

Tên tổ chức/ doanh nghiệp

Tên mỏ khoáng sản

Số, ngày, tháng, năm Quyết định cấp phép

Thời hạn khai thác (năm)

Hiệu lực giấy phép đến

Tọa độ phạm vi mỏ được cấp phép (Hệ tọa độ VN2000, Kinh tuyến trục 108, Múi chiếu 3°)

Điểm

X(m)

Y(m)

I

 

1

Công ty TNHH VISIP Quảng Ngãi

Mỏ cát Lô 2, Doi 10, Phường Lê Hồng Phong, TP. Quảng Ngãi

26/GP-UBND ngày 15/4/2016

02

15/9/2018

M1

1673939.90

586580.55

M2

1674136.59

586623.69

M3

1674400.00

586684.00

M4

1674400.00

587032.77

M5

1673929.12

587055.42

2

Công ty TNHH VISIP Quảng Ngãi

Mỏ cát thôn Liên Hiệp 1, Phường Trương Quang Trọng, TP. Quảng Ngãi

25/GP-UBND ngày 15/4/2016

02

15/9/2018

M1

1674110.33

584638.72

M2

1674438.64

584409.54

M3

1674587.61

584871.56

M4

1674612.05

585281.16

M5

1674387.23

585349.14

M6

1674309.00

585110.25

M7

1674153.00

584889.75

3

Công ty TNHH XL Minh Thành

Mỏ cát thôn An Phú, xã Tịnh An, thành phố Quảng Ngãi

36/GP-UBND ngày 01/6/2016

02

01/03/2019

A

1674370.10

587226.77

B

1674469.59

587668.94

C

1674379.11

587714.44

D

1674201.29

587247.03

4

Công ty TNHH XD Phú Gia Thịnh

Mỏ cát thôn An Phú, xã Tịnh An, thành phố Quảng Ngãi

47/GP-UBND ngày 18/7/2016

02

18/4/2019

M1

1674463.20

589810.31

M2

1674671.97

590162.13

M3

1674577.37

590218.26

M4

1674368.60

589866.44

5

Công ty CP ĐT 706

Mỏ cát phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi

55/GP-UBND ngày 3/8/2016

03

03/8/2020

M1

1674082.25

585037.22

M2

1674130.88

585037.22

M3

1674317.57

585487.72

M4

1674313.43

585677.48

M5

1674110.29

585677.48

6

Công ty Thành An 119

Mỏ cát Lô 1 - Doi 10 phường Lê Hồng Phong và phường Trần Phú, TP. Quảng Ngãi

60/GP-UBND ngày 01/9/2016

02

01/6/2019

M1

1674041.00

584091.00

M2

1674183.00

584038.00

M3

1674183.00

584409.00

M4

1674110.00

584638.00

M5

1674021.00

584509.00

8

Công ty CP Phát triển bất động sản phát Đạt

Mỏ cát Tổ 6, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi

54/GP-UBND ngày 02/8/2017

02

02/8/2019

M1

1674322.30

592444.90

M2

1674386.91

592607.74

M3

1674323.19

592742.84

M4

1674217.16

592678.97

M5

1674248.81

592525.65

M6

1674288.07

592472.69

9

Công ty CP Đầu tư XD Dịch vụ Đông Phương

Mỏ cát thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi

50/GP-UBND ngày 28/7/2017

02

28/7/2019

M1

1673997.39

586242.53

M2

1674062.47

586081.73

M3

1674302.16

586051.02

M4

1674271.03

586109.23

M5

1674161.44

586295.75

II

 

7

Công ty TNHHTM vận tải Hân Nga

Mỏ cát thôn Ngân Giang, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh

11/GP-UBND, ngày 29.1.2016

tháng 9/2017

30/9/2017

M1

1675452.69

579115.16

M2

1675492.83

579794.78

M3

1675428.36

579806.44

M4

1675386.79

579121.27

8

Công ty CP TM ABH Thiên Tân

Cát thôn Ngân Giang, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh

23/GP-UBND ngày 7/4/2016

02

07/9/2018

M5

1675405.00

580,340.00

M6 "

1675191.10

580340.00

M7 "

1675290.73

580358.56

M8

1675492.00

579848.00

III

 

9

Công ty TNHH Lộc Thịnh

Mỏ cát trên Xi Phông, xã Bình Chương, huyện Bình Sơn

58/GP-UBND ngày 11/8/2016

01

11/02/2018

M1

1688815.71

575997.57

M2

1688855.39

575973.77

M3

1688931.58

576053.12

M4

1688992.20

576181.05

M5

1688931.90

576210.24

M6

1688883.01

576102.32

10

Công ty TNHH MTV 19/5

Mỏ cát Thác Gốc, xã Bình Minh, huyện Bình Sơn

53/GP-UBND ngày 29/7/2016

01

29/01/2018

M1

1687957.51

568520.77

M2

1687914.07

568520.14

M3

1687830.89

568643.66

M4

1687791.17

568863.38

M5

1687828.09

568869.90

M6

1687910.53

568662.50

11

Xí nghiệp Xây dựng Trung Minh

Mỏ cát thôn Lộc Thịnh, xã Bình Minh, huyện bình Sơn

54/GP-UBND ngày 29/7/2016

01

29/01/2018

M1

1688094.15

570314.92

M2

1688018.91

570326.85

M3

1688151.04

570916.88

M4

1688219.86

570884.76

M5

1688147.37

570619.58

IV

 

12

Công ty TNHH XL và TM Thành Phát

Mỏ cát CS6, thôn Làng Mùng, xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà

46/GP-UBND ngày 15/7/2016

02

15/4/2019

M1

1662045.00

547418.00

M2

1661957.00

547438.00

M3

1661932.00

547244.00

M4

1662021.00

547221.00

13

Công ty TNHH ĐT&XD BK Sơn Hà

Mỏ cát thôn Gò Găng, xã Sơn Thượng, huyện Sơn Hà

57/GP-UBND ngày 9/8/2016

02

09/05/2019

M1

1661643.00

548383.00

M2

1661543.00

548430.00

M3

1661585.00

548739.00

M4

1661715.00

548711.00

M5

1661707.00

548621.00

M6

1661690.00

548586.00

V

 

14

Công ty TNHH MTV Đạt Phú Thành

Mỏ cát Bãi Màu, thôn ĐăcRong, xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây

31/GP-UBND ngày 29/5/2016

tháng 9/2017

tháng 29/9/2017

M1

1661009.00

543112.00

M2

1661036.00

543105.00

M3

1661003.00

543255.00

M4

1660983.00

543240.00

VI

 

1

Công ty TNHH MTV Thiên Minh Phát

Mỏ cát thôn Mỹ Hòa, xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa

52/GP-UBND ngày 28/7/2017

02

28/7/2019

M1

1661909.66

591275.37

M2

1662026.07

591291.58

M3

1662400.00

591276.00

M4

1662400.00

591350.80

M5

1662213.83

591392.17

M6

1661090.66

591358.10

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH TỔNG HỢP CÁC KHU VỰC ĐÃ ĐÓNG CỬA MỎ

1

Công ty Cổ phần ĐTXD Thiên Tân

Mỏ đất Thôn 2 xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức

470/QĐ-UBND ngày 20/9/2016

2

Doanh nghiệp tư nhân Quảng Thành

Mỏ đất Núi Bà Lới, thôn Bình Đẳng và Độc Lập, xã Tịnh Ấn Đông, thành phố Quảng Ngãi;

176/QĐ-UBND ngày 27/2/2017

3

C.ty Cổ phần Xây dựng 47

Mỏ đá Sơn Hải, huyện Sơn Hà

345/QĐ-UBND ngày 18/7/2016

4

CN -Công ty CP Phương Hồng tại Quảng Ngãi

Mỏ cát thôn 1, 2, 6 xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa

174/QĐ-UBND ngày 27/2/2017

5

Công ty CP TM ĐT Hà - Mỹ - Á

Mỏ đất thôn Hiển Văn, xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ

258/QĐ-UBND ngày 07/4/2017

6

Công ty TNHH Hoàng Long

Mỏ cát thôn Bình Trung, xã Trà Bình, huyện Trà Bồng

262/QĐ-UBND ngày 11/4/2017

7

Công ty CP ĐT 706

Mỏ đất thôn Đồng Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ

329/QĐ-UBND ngày 09/5/2017

8

Công ty CP ĐT 706

Mỏ đất thôn Tân An, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ

330/QĐ-UBND ngày 09/5/2017

9

Công ty TNHH XD Thành Đạt

Mỏ cát xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa

420/QĐ-UBND ngày 12/6/2017

10

Công ty CP TM Đại Nguyên

Mỏ cát Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh

510/QĐ-UBND ngày 20/7/2017

11

Công ty TNHH MTV 19/5

Mỏ đất thôn Tham Hội 1, xã Bình Thanh Đông, huyện Bình Sơn

693/QĐ-UBND ngày 02/10/2017

12

Công ty TNHH MTV XD Thiên Minh Tiến

Mỏ đất thôn Kỳ Thọ Nam 1, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành

692/QĐ-UBND ngày 2/10/2017

13

Công ty CP Khoáng sản Quảng Ngãi

Mỏ đất thôn phước Thọ 1, xã Bình Phước, huyện Bình Sơn

372/QĐ-UBND ngày 29/5/2017

 

PHỤ LỤC 3

DANH CÁC KHU VỰC KHOÁNG SẢN QUY HOẠCH THĂM DÒ KHAI THÁC CỦA TRUNG ƯƠNG

TT

Khu vực/khoáng sản

Mức độ nghiên cứu địa chất

Trữ lượng

Tài nguyên dự tính

Mục tiêu thăm dò

Ghi chú

Đến 2020

2021 đến 2030

I. Quặng sắt

Đơn vị tính 1.000 tấn cấp 121+122

01

Núi Vom, xã Đức Hiệp và Núi Khoáng, xã Đức Tân, huyện Mộ Đức

Thăm dò

 

1.321

5.700

 

 

02

Núi Đồi, xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức

Thăm dò

5.748

 

 

4.000

 

03

Núi Văn Bân, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức

Thăm dò

 

4.746

 

 

 

II. Quặng titan

Đơn vị tính 1.000 tấn cấp 121+122

01

Titan tại khu vực xã Bình Châu, huyện Bình Sơn

Đánh giá

 

1.794

 

12

 

02

Khu vực thuộc các xã Đức Thắng, Đức Chánh, Đức Thạnh, Đức Minh và Đức Phong, huyện Mộ Đức

Thăm dò

528

2.728

 

518

 

 

PHỤ LỤC 4

DANH CÁC KHU VỰC KHOÁNG SẢN DỰ TRỮ QUỐC GIA

TT

Loại khoáng sản dự trữ

Tên khu vực dự trữ

Địa danh

Hiện trạng điều tra

Điểm góc

Tọa độ VN2000,

múi 6°, KTT 111

(độ)

Diện tích (km2)

Tài nguyên dự trữ

X(m)

Y(m)

Tổng

Đơn vị

1

Titan sa khoáng

Bình Sơn I

huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Đã đánh giá tài nguyên

1

1.686.800

273.700

5

410

ngàn tấn

2

1.687.700

273.700

3

1.687.100

275.200

4

1.686.700

276.900

5

1.686.000

277.200

6

1.685.300

276.400

7

1.685.500

274.800

2

Titan sa khoáng

Bình Sơn II

huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Đã đánh giá tài nguyên

1

1.677.500

272.200

10

487

ngàn tấn

2

1.679.900

272.400

3

1.681.100

272.900

4

1.683.000

274.700

5

1.682.900

276.200

6

1.682.000

276.300

7

1.682.100

274.900

8

1.681.400

274.200

9

1.678.400

273.700

10

1.676.000

274.200

11

1.676.000

273.600

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 989/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 về Phương án quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.671

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.211.116
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!