Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 954/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Nguyễn Văn Linh
Ngày ban hành: 03/07/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 954/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 03 tháng 7 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO VÀ HỘ NGHÈO Ở XÃ, THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THEO QUYẾT ĐỊNH 755/TTG, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG"

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ, về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 539/NQ-UBTVQH13 ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS;

Căn cứ Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLTUBDT-BTC-BTNMT ngày 18/11/2013 của Liên Bộ: Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn thực hiện Quyết định 755/TTg;

Xét đề nghị của Ban Dân tộc tại Tờ trình số 12/TTr-BDT ngày 11/6/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định 755/TTg, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang".

(Có Đề án chi tiết kèm theo)

Điều 2. Giao cho Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Ban Dân tộc, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Linh

 

ĐỀ ÁN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO VÀ HỘ NGHÈO Ở XÃ, THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THEO QUYẾT ĐỊNH 755/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Kèm theo Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang)

Phần I

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG, SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ VÀ NHU CẦU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Đặc điểm tình hình vùng miền núi và sự cần thiết phải lập Đề án

Bắc Giang là tỉnh miền núi; gồm 9 huyện, 01 thành phố, trong đó có 6 huyện miền núi, 01 huyện vùng cao (là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước); với tổng số 230 xã, phường, thị trấn, trong đó có 188 xã miền núi.

Tổng dân số toàn tỉnh Bắc Giang hiện nay là 1,6 triệu ng­ười, trong đó người dân tộc thiểu số là 200.538 người, chiếm 12,5% tổng dân số toàn tỉnh. Có 7 dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên địa bàn là: Nùng 76.878 người, Tày 41.180 người, Sán dìu 27.878 người, Cao lan 13.264 người, Sán chí 12.508 người, Hoa 19.179 người, Dao 9.223 người (chiếm tới 99,79% số dân tộc thiểu số toàn tỉnh); còn lại 13 thành phần dân tộc thiểu số khác với 428 người, do di chuyển cơ học từ các địa phương khác tới định cư sinh sống. Đồng bào các Dân tộc thiểu số (DTTS) cư trú tập trung ở 105 xã, thị trấn thuộc 06 huyện miền núi: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên hầu hết là các xã thuộc khu vực II, khu vực III.

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành TW Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với xoá đói giảm nghèo 02 giai đoạn (2001-2005 và giai đoạn 2006-2010). Sau 10 năm thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình chính sách khác được triển khai đồng bộ và có hiệu quả trên địa bàn đã góp phần giúp cho kinh tế khu vực miền núi, vùng dân tộc có bước phát triển đáng kể. Cơ sở hạ tầng thiết yếu ngày càng được tăng cường; sự nghiệp giáo dục, y tế tiếp tục phát triển. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Toàn tỉnh đã có 14 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn I, 04 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn II; 100% số hộ nghèo DTTS thuộc đối tượng theo Quyết định 134/TTg đã đư­­ợc xoá nhà tạm; 98% số xã vùng dân tộc miền núi xe ô tô đã vào đư­­ợc trung tâm xã; 98,2% thôn, bản có điện, trong đó trên 96% số hộ trong vùng đã đư­­ợc sử dụng điện l­ưới quốc gia (năm 2003 mới có 62% số hộ); trên 70% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; mức sống của đồng bào được tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn giảm đáng kể, từ 66,99% năm 2006, xuống còn 42,41% năm 2010, bình quân giảm 4-6%/năm. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đều tăng: Tiểu học trên 96%, Trung học cơ sở trên 90%, Trung học phổ thông trên 94%. Đã hoàn thành việc xoá mù và phổ cập trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc.

Tuy nhiên, với địa bàn sinh sống có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thiếu đất sản xuất; trình độ dân trí, trình độ phát triển của các dân tộc chưa đồng đều, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, vốn đầu tư thấp, cộng thêm những rủi ro về thiên tai, bệnh dịch thường xuyên xẩy ra... nên kinh tế khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, điều kiện của địa phương; cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch, song còn chậm, sản xuất chủ yếu vẫn là thuần nông, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp. Kết cấu hạ tầng tuy có tăng cường, song so với nhu cầu vẫn còn thiếu và chưa đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Hiện nay toàn tỉnh vẫn còn 01 huyện nghèo (theo Nghị quyết 30a của Chính phủ), còn 36 xã khu vực III và 26 xã khu vực II (94 thôn, bản đặc biệt khó khăn) thuộc diện phải đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn III.

Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số cũng như người kinh sinh sống lâu năm ở vùng miền núi, nhất là ở các xã, thôn (bản) vùng ĐBKK gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn mức bình quân chung của tỉnh (điều tra năm 2013 tỷ lệ nghèo của cả tỉnh là 10,44%, cận nghèo 7,39 % trong đó hộ nghèo người DTTS là 16.712 hộ, chiếm 37,52% số hộ nghèo toàn tỉnh và chiếm 34,20% tổng số hộ DTTS toàn tỉnh), mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào còn thấp, chất lượng giáo dục, y tế còn có mặt hạn chế.

Vì vậy, việc tiếp tục triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Quyết định 755/TTg thay thế cho Quyết định 134/TTg trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là rất cần thiết, nhằm tiếp tục hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo người kinh ở xã, thôn, bản ĐBKK được hưởng chính sách; để từng bước cải thiện cuộc sống và giúp cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo vùng miền núi, dân tộc bền vững.

II. Những căn cứ để xây dựng Đề án

1. Các văn bản chỉ đạo của TW

- Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ, về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 539/NQ-UBTVQH13 ngày 30/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.

- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 9/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020).

-Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLTUBDT-BTC-BTNMT ngày 18/11/2013 của Liên Bộ: Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn thực hiện Quyết định 755/TTg.

- Văn bản số 714/UBDT-CSDT ngày 05/8/2013 của Uỷ ban Dân tộc về việc hướng dẫn rà soát xác định đối tượng thụ hưởng chính sách theo Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Văn bản số 349/UBDT - CSDT ngày 14/4/2014 của Ủy ban Dân tộc, về việc thẩm tra dự thảo Đề án theo Quyết định 755/QĐ-TTg tỉnh Bắc Giang.

2. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh

- Quyết định số 80/QĐ-UBND ngày 15/01/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt Đề án thực hiện một số chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS nghèo, đời sồng khó khăn theo Quyết định 1592/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Quyết định số 552/2013/QĐ-UBND ngày 16/10/2013 của UBND tỉnh, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định hạn mức đất ở và hạn mức công nhận đất ở có vườn, ao đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 134/2009/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang

- Văn bản số 674/UBND-VX ngày 21/3/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh, xác định định mức đất sản xuất mỗi hộ tối thiểu (áp dụng theo định mức quy định tại Quyết định 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

3. Căn cứ vào kế hoạch nhu cầu của các huyện và thực trạng, nhu cầu cần hỗ trợ về: Đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên.

Phần II

MỤC TIÊU, NỘI DUNG ĐỀ ÁN TỔNG QUAN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 755/QĐ - TTG

I. Mục tiêu Đề án

1. Mục tiêu chung:

Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước theo Quyết định 755/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn cải thiện cuộc sống, ổn định sản xuất, góp phần đẩy nhanh tốc độ xoá đói giảm nghèo trong đồng bào các dân tộc theo Nghị quyết TW7 (khoá IX) và chương trình hành động của Tỉnh uỷ đã đề ra.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Hỗ trợ giải quyết thiếu đất sản xuất cho: 7.194 hộ;

Trong đó::

+ Hỗ trợ trực tiếp bằng đất:                               2.983 hộ;

+ Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề:                       2.974 hộ;

+ Hỗ trợ đào tạo, học nghề:                               791 người;

+ Hỗ trợ xuất khẩu lao động:                              309 người.

+ Hỗ trợ khoanh nuôi, bảo vệ rừng:                    07 hộ;

+ Hỗ trợ trồng rừng:                                           130 hộ;

- Hỗ trợ giải quyết cơ bản nhu cầu nước sinh hoạt:

+ Hỗ trợ phân tán cho 5.075 hộ (hỗ trợ bằng Lu, stec, vật dụng chứa, dẫn nước; hỗ trợ xây bể, đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác);

+ Đầu tư xây dựng 47 công trình nước SHTT cho 47 thôn, bản (cho 4.144 hộ, tương ứng với 15.975 khẩu hưởng thụ); 33 công trình cho nhóm hộ (cho 762 hộ, tương ứng với 3.630 khẩu);

+ Hỗ trợ duy tu, bão dưỡng 21 công trình nước sinh hoạt tập trung được đầu tư xây dựng theo Quyết định 134/TTg;

- Hỗ trợ đất ở cho 189 hộ.

II. Đối tượng, phạm vi và quy định về thiếu đất ở, đất sản xuất

1. Đối tượng, phạm vi thực hiện

- Thực hiện chính sách đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo người Kinh ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn

- Chính sách thực hiện trên địa bàn 06 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang và Tân Yên .

2. Quy định về thiếu đất ở, đất sản xuất

2.1. Về đất ở

- Hộ không có đất ở hoặc có diện tích đất ở nhưng dưới 200m­­­2 thì thuộc đối tượng được hỗ trợ về đất ở.

- Hạn mức giao đất ở tối đa:miền núi, không quá 360 m2 (theo Quyết định số 552/2013/QĐ-UBND ngày 16/10/2013 của UBND tỉnh, về quy định Hạn mức giao đất ở mới đối với hộ gia đình, cá nhân) và không quá định mức theo quy định tại các văn bản hiện hành.

2.2. Về đất sản xuất

Thực hiện theo văn bản số 674/UBND-VX ngày 21/3/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh, xác định định mức đất sản xuất mỗi hộ tối thiểu (áp dụng theo quy định tại Quyết định 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

- Định mức đất sản xuất cho mỗi hộ tối thiểu là: 0,25 ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ hoặc 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,5 ha đất nuôi, trồng thủy sản.

III. Nội dung, định mức xây dựng và nguyên tắc thực hiện Đề án

1. Nội dung, định mức xây dựng Đề án

1.1. Hỗ trợ đất ở:

Được bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương và nguồn vốn ngân sách TW hỗ trợ bổ sung phần vốn đối ứng, giao cho UBND các xã rà soát, thực hiện bố trí đất ở cho các hộ.

Vận dụng theo định mức hỗ đất sản xuất:          15,0 trđ/hộ.

1.2. Hỗ trợ cho các hộ thiếu đất sản xuất:

- Hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất:                  30,0 trđ/hộ;

Trong đó:

+ Ngân sách TW hỗ trợ:                                     15 trđ/hộ;

+ Được vay tín dụng tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ, thời gian vay 5 năm với mức lãi suất bằng 0,1%/tháng tương đương với 1,2%/năm;

- Hỗ trợ học nghề: Ngân sách TW hỗ trợ:            4,0 trđ/lao động

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề:                                  20,0 trđ/hộ;

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ:                         5,0 trđ/hộ;

+ Được vay vốn tín dụng tối đa không quá 15 trđ/hộ, thời gian vay 5 năm với mức lãi suất bằng 0,1%/tháng tương đương 1,2%/năm.

- Hỗ trợ xuất khẩu lao động:                              34,0 trđ/lao động.

Trong đó:

+ Ngân sách TW hỗ trợ học nghề trước khi XKLĐ: 4,0 trđ/LĐ/khóa học.

+ Được vay ưu đãi với định mức bình quân: 30,0 trđ/lao động.

- Hỗ trợ khoanh nuôi, bảo vệ rừng (Diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình tối đa không quá 30 ha/hộ)

Định mức ngân sách TW hỗ trợ:             0,2 trđ/ha, trong thời gian 3 năm.

- Hỗ trợ trồng rừng (diện tích đất giao trồng rừng tối đa không quá 5 ha/hộ)

+ Định mức ngân sách TW hỗ trợ:          5,0 trđ/ha

+ Được hỗ trợ vay vốn để trồng rừng (hộ cần vay vốn trồng rừng được hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay), định mức vay bình quân là 30,0 trđ/ha.

* Các hộ nhận bảo vệ, trồng rừng còn được hỗ trợ gạo trong 3 năm đầu mới nhận trồng, bảo vệ rừng. Định mức hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng, trong 3 năm. Giá gạo bình quân: 10.000đồng/kg (theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 9/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ).

1.3. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, xây dựng các công trình nước cấp nước sinh hoạt tập trung cho thôn, bản và nhóm hộ và duy tu, bảo dưỡng công trình:

- Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán:          1,3 trđ/hộ.

- Các công trình nước cấp nước sinh hoạt tập trung cho thôn, bản đề nghị đầu tư vốn theo khảo sát, lập dự toán thực tế. Trong đó ngân sách TW hỗ trợ tối đa 1.300,0 trđ/công trình, còn lại là lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Công trình nước SHTT cho nhóm hộ:

+ Định mức hỗ trợ:                                300,0 triệu đồng/công trình;

+ Nguồn vốn từ ngân sách TW hỗ trợ.

- Duy tu bảo dưỡng công trình BQ:        300,0 triệu đồng/công trình;

Được bố trí vốn từ ngân sách địa phương và nguồn vốn ngân sách TW hỗ trợ bổ sung phần vốn đối ứng; được thực hiện theo dự toán cụ thể từng công trình.

2. Nguyên tắc thực hiện

- Hỗ trợ trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo người Kinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn; bảo đảm công khai minh bạch, đúng đối tượng.

- Các hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phải sử dụng đúng mục đích để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống góp phần xóa đói, giảm nghèo; không được chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, cho thuê đất ở, đất sản xuất trong thời gian 10 năm, kể từ ngày được Nhà nước giao đất.

- Lao động được hỗ trợ kinh phí để đào tạo, chuyển đổi nghề phải sử dụng đúng mục đích thông qua các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương hoặc kết hợp với chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp.

- Các hộ chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất theo quy định chỉ được hỗ trợ một trong các hình thức quy định tại Khoản 1.2 Mục 1 Phần II của Đề án này.

- Ưu tiên thực hiện chính sách trước đối với các hộ thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo ĐBKK và địa bàn xã, thôn (bản) đặc biệt khó khăn.

IV. Kế hoạch nhu cầu hỗ trợ theo Quyết định 755/QĐ-TTg.

1. Kế hoạch vốn

Tổng số vốn của Đề án:                                   293.237,0 triệu đồng;

Trong đó:

1.1. Vốn đầu tư hỗ trợ:                                     154.633,3 triệu đồng;

Chia ra:

- Vốn NSTW hỗ trợ:                                           146.901,7 triệu đồng.

- Vốn ngân sách địa phương đối ứng (5%):        7.731,6 triệu đồng;

1.2. Vốn vay từ NHCSXH:                                 104.145,0 triệu đồng.

1.3.Vốn lồng ghép:                                           33.000,0 triệu đồng.

1.4. Kinh phí quản lý chỉ đạo 0,5%:                  1.458,7 triệu đồng.

2. Chi tiết cho từng nội dung hỗ trợ:

2.1. Hỗ trợ các hộ thiếu đất

2.1.1.Hỗ trợ các hộ thiếu đất ở

- Tổng số hộ:                                                   189 hộ;

- Tổng nguồn vốn:                                             2.835,0 triệu đồng;

Trong đó:

+ Vốn TW hỗ trợ bổ sung phần đối ứng:                        438,0 triệu đồng;

+ Vốn ngân sách địa phương đối ứng :              2.397,0 triệu đồng;

2.1.2. Hỗ trợ các hộ thiếu đất sản xuất

2.1.2.1.Hỗ trợ trực tiếp bằng đất

- Tổng số hộ:                                                   2.983 hộ;

- Vốn NSTW:                                                     89.490,0 triệu đồng;

2.1.2.2. Hỗ trợ đào tạo, học nghề

- Tổng số lao động:                                           791 người;

- Vốn NSTW:                                                     3.164,0 triệu đồng;

2.1.2.3. Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề

- Tổng số hộ:                                                   2.974 hộ;

- Vốn NSTW:                                                     59.480,0 triệu đồng;

2.1.2.4. Hỗ trợ xuất khẩu lao động

- Số lao động:                                                   309 người.

- Vốn NSTW:                                                     10.506,0 triệu đồng;

2.1.2.5. Hỗ trợ khoanh nuôi, bảo vệ rừng:

- Tổng số hộ:                                                    07 hộ;

- Vốn NSTW:                                                     157,8 triệu đồng;

2.1.2.6. Hỗ trợ trồng rừng:

- Tổng số hộ:                                                    130 hộ;

- Vốn NSTW:                                                     9.248,0 triệu đồng;

2.2.Hỗ trợ nước sinh hoạt

2.2.1. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán

- Tổng số hộ:                                                    5.075 hộ;

- Vốn NSTW:                                                     6.597,5 triệu đồng;

2.2.2. Hỗ trợ xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung

2.2.2.1 Xây dựng công trình nước SHTT cho thôn, bản:

Các công trình đã được phê duyệt tại Quyết định số 80/QĐ-UBND ngày 15/01/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt Đề án thực hiện một số chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS theo Quyết định 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Số lượng:                                                       47 công trình;

- Tổng số vốn:                                                  94.100,0 triệu đồng;

Trong đó:

+ Vốn NSTW :                                                   61.100,0 triệu đồng;

+ Vốn lồng ghép:                                              33.000,0 triệu đồng;

Lồng ghép từ các nguồn vốn thuộc: Chương trình 135, 551, chương trình mục tiêu quốc gia; vốn đối ứng của dân.

2.2.2.2. Xây dựng công trình nước SHTT cho nhóm hộ

- Số lượng:                                                       33 công trình;

- Vốn NSTW:                                                     9.900,0 trđ;

2.2.3. Duy tu bảo dưỡng, sửa chữa công trình nước SHTT

- Số công trình:                                                             21 công trình;

- Tổng vốn:                                                       6.300,0 triệu đồng.

Trong đó:

+ Vốn TW hỗ trợ bổ sung phần đối ứng:            965,4 triệu đồng;

+ Vốn ngân sách địa phương đối ứng :              5.334,6 triệu đồng;

Từ nguồn vốn TW hỗ trợ bổ sung phần đối ứng và vốn ngân sách địa phương đối ứng 5 %.

(Có kế hoạch chi tiết ttheo biểu tổng hợp và biểu 01 – biểu 06 kèm theo)

3. Nguồn vốn

- Nguồn vốn TW (Hỗ trợ 95%, trong đó bao gồm cả 15% vốn TW hỗ trợ bổ sung phần đối ứng) và vốn vay từ Ngân hàng CSXH thực hiện hỗ trợ các nội dung: Hỗ trợ các hộ thiếu đất sản xuất; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán; hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung cho thôn, bản và nhóm hộ.

- Nguồn vốn ngân sách địa phương: Ngân sách tỉnh đối ứng 5% so với ngân sách TW để đối ứng, thực hiện các nội dung hỗ trợ đất ở, duy tu bảo dưỡng công trình; và kinh phí quản lý chỉ đạo.

- Nguồn vốn lồng ghép từ các nguồn vốn thuộc Chương trình 135, QĐ 551/TTg, chương trình mục tiêu quốc gia... và vốn đối ứng của dân để lồng ghép đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung cho thôn, bản.

Phần III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

1. Về tổ chức chỉ đạo

- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chính sách dân tộc (QĐ 551/TTg, QĐ 755/TTg, QĐ 102/TTg, QĐ 33/TTg và QĐ 975/TTg) các cấp: Trên cơ sở kiện toàn Ban Chỉ đạo 134, 135 các cấp; Ban chỉ đạo thực hiện chương trình 134, 135 đồng thời là BCĐ thực hiện các chính sách dân tộc ở các cấp.

- Thành phần BCĐ gồm lãnh đạo các ngành: Ban Dân tộc (cơ quan thường trực), Văn phòng UBND tỉnh, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Tỉnh Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

2. Công tác kế hoạch

2.1. Nguyên tắc bố trí kế hoạch hàng năm.

- Bố trí kế hoạch hàng năm theo phân kỳ đầu tư, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên hỗ trợ về đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm trước, ưu tiên hộ khó khăn hỗ trợ trước; có thể điều chỉnh nội dung hỗ trợ theo nguồn vốn cấp hàng năm của TW, nguồn vốn đối ứng của địa phương và khả năng huy động hỗ trợ của cộng đồng;

- Đảm bảo theo đề án đã được phê duyệt; tăng cường lồng ghép với các chương trình, chính sách khác cùng đầu tư trên địa bàn.

2.2. Phân cấp giao kế hoạch và chủ đầu tư:

Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND năm kế hoạch, UBND tỉnh giao kế hoạch vốn cho Chủ đầu tư, UBND các huyện theo từng nội dung hỗ trợ.

- UBND huyện căn cứ kế hoạch UBND tỉnh giao để phân bổ và thông báo chi tiết số hộ được hỗ trợ và nội dung hỗ trợ cho từng xã; phê duyệt danh sách hộ đề nghị hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, định mức hỗ trợ cho từng hộ.

- UBND huyện chủ đầu tư các nội dung hỗ trợ đất ở, hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất,

- Ban Dân tộc tỉnh làm chủ đầu tư nội dung: Hỗ trợ lao động học nghề, chuyển đổi nghề (theo Thông tư số 04/2013/TTLTUBDT-BTC-BTNMT ngày 18/11/2013 của Liên Bộ: Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn thực hiện Quyết định 755/TTg).

- UBND các xã chủ đầu tư các nội dung hỗ trợ: Đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, phân tán, chuyển đổi nghề, khoanh nuôi bảo vệ, trồng rừng.

Việc quản lý đầu tư các công trình cấp nước SHTT được thực hiện theo cơ chế quản lý đầu tư của Chương trình 135, giai đoạn III.

3. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách

BCĐ tỉnh, huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách ở cơ sở. Ban giám sát cộng đồng ở xã thực hiện chức năng giám sát của mình theo quy định (theo cơ chế giám sát của chương trình 135 giai đoạn III).

Đề nghị cấp ủy, HĐND, Mặt trận tổ quốc các cấp và các đoàn thể nhân dân, Tổ dân vận thôn bản tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại xã, thôn bản; phát hiện, xử lý kịp thời những sai sót trong việc thực hiện.

4. Công tác tuyên truyền

Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ sâu rộng đền toàn thể nhân dân, để nhân dân tự nguyện tham gia, ủng hộ, giúp đỡ các hộ; tuyên truyền biểu dương những nơi làm tốt, nhắc nhở, phê bình những nơi làm chưa tốt.

5. Thực hiện dân chủ công khai

Thực hiện công khai dân chủ ở tất cả các cấp nhất là ở xã, thôn, bản bằng nhiều hình thức: Thông tin đại chúng, thông qua sinh hoạt của tổ chức trong Đảng, HĐND, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân để thông báo công khai cho cán bộ, đảng viên và nhân dân được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát chính sách.

6. Công tác tổng hợp báo cáo

UBND các huyện, các chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo tiến độ triển khai thực hiện chính sách theo đúng qui định. Báo cáo tháng, trước ngày 15 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 15 của tháng đầu quý sau; báo cáo kết quả tổng kết năm trước ngày 31 tháng 01 năm sau.

- Báo cáo của các huyện, các chủ đầu tư được gửi qua Thường trực BCĐ tỉnh (Ban Dân tộc tỉnh) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, Ngành TW.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh

Là cơ quan thường trực của chương trình, chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện; tổng hợp báo cáo kết quả theo quy định; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp bố trí kế hoạch hỗ trợ hàng năm; phối hợp với Sở Tài chính trong việc bố trí kinh phí, quản lý, cấp phát vốn; phối hợp với các ngành, đoàn thể, thành viên BCĐ và UBND các huyện trong công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện chính sách; trực tiếp quản lý một số nội dung hỗ trợ theo quy định của TW.

2. Sở Tài chính

Tiếp nhận kinh phí của TW, bố trí ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện chính sách; chủ trì hướng dẫn việc cấp phát, thanh quyết toán kinh phí từ các nguồn vốn TW, địa phương và của tập thể, cá nhân ủng hộ (nếu có).

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Tham mưu trong việc hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất cho các hộ; hướng dẫn, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu, dự kiến vốn trong kế hoạch hàng năm; lồng ghép với các chương trình, dự án khác đầu tư trên địa bàn; thực hiện giao kế hoạch cho các đơn vị theo phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh.

5. Sở Lao động – Thương binh & Xã hội: chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn các huyện thực hiện bình xét, rà soát, tổng hợp thuộc đối tượng hàng năm; chủ trì trong thực hiện hỗ trợ xuất khẩu lao động và phối hợp trong thực hiện hỗ trợ đào tạo học nghề.

6. Sở Nông nghiệp và PTNT

Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT và tình hình thực tế địa phương, tham mưu cho UBND tỉnh trong hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo như: hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ nước sinh hoạt, đất sản xuất;

- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nội dung hỗ trợ khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng;

- Chủ trì, phối hợp, chỉ đạo việc rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp kém hiệu quả để giao, hỗ trợ cho các hộ thiếu đất sản xuất.

7. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh

- Báo cáo Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và các bộ ngành TW cấp vốn vay ưu đãi để cho các hộ vay thực hiện chính sách.

- Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan và UBND các huyện trong công tác hướng dẫn về quy trình, thủ tục và tổ chức thực hiện cho vay đối với các đối tượng thụ hưởng.

8. Các sở, ngành liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Ban Dân tộc và các Sở, ngành, đơn vị liên quan trong việc thực hiện chính sách.

9. Đề nghị: Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh tỉnh: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh quan tâm, có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo các tổ chức thành viên cấp huyện, xã mở cuộc vận động các hội viên, đoàn viên, các lực lượng xã hội tham gia giúp đỡ các hộ DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn (bản) đặc biệt khó khăn.

10. Nhiệm vụ của UBND huyện, xã

10.1. UBND các huyện

- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chính sách dân tộc ( QĐ 551/TTg, QĐ 755/TTg, QĐ 102/TTg, QĐ 33/TTg và QĐ 975/TTg) cấp huyện; thành phần BCĐ gồm các ngành huyện (thành phần như ngành tỉnh), do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban Chỉ đạo, cơ quan làm công tác dân tộc là thường trực của BCĐ.

- Chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, phê duyệt danh sách hỗ trợ và tổ chức thực hiện chính sách trên địa bàn.

- Thực hiện chính sách đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng và đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

- Tổ chức hướng dẫn, tập huấn cán bộ, xây dựng và bố trí kế hoạch hỗ trợ hàng năm cho từng xã; phối hợp với MTTQ, các đoàn thể nhân dân, các lực lượng xã hội trong việc huy động các nguồn lực; tăng cường công tác kiểm tra giám sát để thực hiện tốt nội dung, mục tiêu của chính sách trên địa bàn.

- Tiến hành khảo sát lập phương án hỗ trợ, trong trường hợp hỗ trợ trực tiếp bằng đất ở, đất sản xuất cho các hộ.

10.2. UBND các xã

- Thực hiện chức năng chủ đầu tư thực hiện chính sách tại cơ sở theo phân cấp hoặc ủy quyền: lựa chọn bình xét, lập danh sách đề nghị hỗ trợ, tổ chức thực hiện chính sách tại địa bàn.

- Tiến hành thành lập Ban quản lý, do Chủ tịch UBND xã là Trưởng Ban quản lý, thành viên gồm: Cán bộ chuyên môn (Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh - Xã hội) và các ngành ở xã.

Ban quản lý có nhiệm vụ: Tham mưu, giúp việc cho UBND xã triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách trên địa bàn; hàng năm thực hiện rà soát, lựa chọn đối tượng thụ hưởng, xây dựng nhu cầu hỗ trợ, đầu tư xây dựng các hạng mục thuộc chính sách....

- Hàng năm lập kế hoạch hỗ trợ cho từng hộ thuộc đối tượng chính sách; tổ chức quản lý nguồn kinh phí theo quy định.

Trên đây là Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng báo cáo các Bộ, Ngành TW tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ và ghi vốn để tỉnh Bắc Giang tổ chức thực hiện./.

 


Biểu 01-KH755/TTG

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THEO QUYẾT ĐỊNH 755/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

(Kèm theo Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 03/7 /2014 của UBND tỉnh Bắc Giang, về việc phê duyệt Đề án thực hiện chính sách theo Quyết định 755/TTg, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang)

TT

Huyện\Nội dung hỗ trợ

Nhu cầu vốn của các huyện và từng nội dung hỗ trợ (trđ)

Tổng

Sơn Động

Lục Ngạn

Lục Nam

Yên Thế

Lạng Giang

Tân Yên

Kinh phí QLCĐ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

A

Tổng nhu cầu vốn của Đề án

293.237,0

67.893,1

118.762,6

49.032,1

55.130,0

704,1

256,4

1.458,7

1

Tổng nguồn vốn hỗ trợ

154.633,3

40.868,1

58.057,6

30.647,1

24.460,0

509,1

91,4

 

-

Vốn NSTW hỗ trợ

146.901,7

39.547,2

54.578,1

27.918,9

24.257,0

509,1

91,4

 

-

Vốn NS địa phương đối ứng

7.731,6

1.320,9

3.479,5

2.728,2

203,0

 

 

 

2

Vốn vay từ NHCSXH

104.145,0

13.035,0

60.705,0

17.325,0

12.720,0

195,0

165,0

 

3

Vốn lồng ghép

33.000,0

13.990,0

 

1.060,0

17.950,0

 

 

 

4

Kinh phí QLCĐ

1.458,7

 

 

 

 

 

 

1.458,70

B

Chi tiết các nội dung hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ đất ở

2.835,0

60,0

510,0

2.025,0

240,0

 

 

 

-

Vốn NSTW hỗ trợ

438,0

9,3

78,8

312,9

37,0

 

 

 

 

Vốn NS địa phương đối ứng

2.397,0

50,7

431,2

1.712,1

203,0

 

 

 

2

Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất

89.490,0

300,0

71.580,0

17.190,0

360,0

 

60,0

 

-

Vốn NSTW hỗ trợ

44.745,0

150,0

35.790,0

8.595,0

180,0

 

30,0

 

-

Vốn vay từ NHCSXH

44.745,0

150,0

35.790,0

8.595,0

180,0

 

30,0

 

3

Hỗ trợ đào tạo, học nghề

3.164,0

976,0

1.560,0

212,0

204,0

188,0

24,0

 

-

Vốn NSTW hỗ trợ

3.164,0

976,0

1.560,0

212,0

204,0

188,0

24,0

 

4

Hỗ trợ chuyển đổi nghề

59.480,0

12.780,0

25.580,0

5.880,0

14.920,0

260,0

60,0

 

-

Vốn NSTW hỗ trợ

14.870,0

3.195,0

6.395,0

1.470,0

3.730,0

65,0

15,0

 

-

Vốn vay từ NHCSXH

44.610,0

9.585,0

19.185,0

4.410,0

11.190,0

195,0

45,0

 

5

Hỗ trợ xuất khẩu lao động

10.506,0

3.400,0

3.944,0

2.040,0

1.020,0

 

102,0

 

-

Vốn NSTW hỗ trợ

1.236,0

400,0

464,0

240,0

120,0

 

12,0

 

-

Vốn vay từ NHCSXH

9.270,0

3.000,0

3.480,0

1.800,0

900,0

 

90,0

 

6

Hỗ trợ KN, bảo vệ rừng

157,8

 

157,8

 

 

 

 

 

-

Vốn NSTW hỗ trợ

157,8

 

157,8

 

 

 

 

 

7

Hỗ trợ trồng rừng

9.248,0

566,0

4.547,4

3.544,8

589,8

 

 

 

-

Vốn NSTW hỗ trợ

3.728,0

266,0

2.297,4

1.024,8

139,8

 

 

 

-

Vốn vay từ NHCSXH

5.520,0

300,0

2.250,0

2.520,0

450,0

 

 

 

8

Hỗ trợ nước SH phân tán

6.597,5

2.921,1

1.583,4

1.080,3

746,2

256,1

10,4

 

-

Vốn NSTW hỗ trợ

6.597,5

2.921,1

1.583,4

1.080,3

746,2

256,1

10,4

 

9

Hỗ trợ xây dựng công trình
 nước SHTT cho thôn, bản

94.100,0

39.990,0

3.900,0

14.060,0

36.150,0

 

 

 

-

Vốn NSTW hỗ trợ

61.100,0

26.000,0

3.900,0

13.000,0

18.200,0

 

 

 

 

Vốn lồng ghép

33.000,0

13.990,0

 

1.060,0

17.950,0

 

 

 

10

Hỗ trợ xây dựng công trình
 nước SHTT cho nhóm hộ

9.900,0

5.400,0

1.800,0

1.800,0

900,0

 

 

 

-

Vốn NSTW hỗ trợ

9.900,0

5.400,0

1.800,0

1.800,0

900,0

 

 

 

11

Duy tu bảo dưỡng công trình

6.300,0

1.500,0

3.600,0

1.200,0

 

 

 

 

 

Vốn NSTW hỗ trợ

965,4

229,8

551,7

183,9

 

 

 

 

 

Vốn NS địa phương đối ứng

5.334,6

1.270,2

3.048,3

1.016,1

 

 

 

 

 

Biểu 02-KH755/TTG

CHI TIẾT NHU CẦU HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THEO QUYẾT ĐỊNH 755/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

(Kèm theo Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 03/7 /2014 của UBND tỉnh Bắc Giang, về việc phê duyệt Đề án thực hiện chính sách theo Quyết định 755/TTg, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang)

TT

Huyện

Hỗ trợ đất ở

Hỗ trợ đất sản xuất

Số hộ

Diện tích
(m2)

Tổng nhu cầu vốn

Trong đó:

Số hộ

Diện tích
(m2)

Tổng nhu cầu vốn

(trđ)

Trong đó:

Vốn NSTW hỗ trợ (trđ)

Vốn NSĐP đối ứng (trđ)

Vốn NSTW hỗ trợ (trđ)

Vốn vay từ NHCSXH (trđ)

1

H. Sơn Động

4

500

60,0

9,3

50,7

10

8.026

300,0

150,0

150,0

2

H. Lục Ngạn

34

6.530

510,0

78,8

431,2

2.386

1.527.873

71.580,0

35.790,0

35.790,0

3

H. Lục Nam

135

28.094

2.025,0

312,9

1.712,1

573

774.592

17.190,0

8.595,0

8.595,0

4

H. Yên Thế

16

4.800

240,0

37,0

203,0

12

12.180

360,0

180,0

180,0

5

H. Tân Yên

 

 

 

 

 

2

1.260

60,0

30,0

30,0

 

Tổng số

189

39.924

2.835,0

438,0

2.397,0

2.983

2.323.931

89.490,0

44.745,0

44.745,0

 

03-KH755/TTG

CHI TIẾT NHU CẦU HỖ TRỢ HỌC NGHỀ, CHUYỂN ĐỔI NGHỀ VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THEO QUYẾT ĐỊNH 755/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

(Kèm theo Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang, về việc phê duyệt Đề án thực hiện chính sách theo Quyết định 755/TTg, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang)

TT

Huyện

Hỗ trợ học nghề

Hỗ trợ chuyển đổi nghề

Hỗ trợ xuất khẩu lao động

Số hộ

Số lao động

Vốn NSTW hỗ trợ (trđ)

Số hộ

Vốn NSTW
hỗ trợ (trđ)

Vốn vay từ NHCSXH
(trđ)

Số hộ

Số lao động

Vốn NSTW hỗ trợ (trđ)

Vốn vay từ NHCSXH
(trđ)

1

H. Sơn Động

244

244

976,0

639

3.195,0

9.585,0

100

100

400,0

3.000,0

2

H. Lục Ngạn

390

390

1.560,0

1.279

6.395,0

19.185,0

116

116

464,0

3.480,0

3

H. Lục Nam

53

53

212,0

294

1.470,0

4.410,0

60

60

240,0

1.800,0

4

H. Yên Thế

51

51

204,0

746

3.730,0

11.190,0

30

30

120,0

900,0

5

H. Lạng Giang

47

47

188,0

13

65,0

195,0

 

 

 

 

6

H. Tân Yên

6

6

24,0

3

15,0

45,0

3

3

12,0

90,0

 

Tổng số

791

791

3.164,0

2.974

14.870,0

44.610,0

309

309

1.236,0

9.270,0

 

Biểu 04-KH755/TTG

CHI TIẾT NHU CẦU HỖ TRỢ KHOANH NUÔI, BẢO VỆ RỪNG VÀ TRỒNG RỪNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THEO QUYẾT ĐỊNH 755/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

(Kèm theo Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang, về việc phê duyệt Đề án thực hiện chính sách theo Quyết định 755/TTg, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang)

TT

Huyện

Hỗ trợ khoanh nuôi, bảo vệ rừng

Hỗ trợ trồng rừng

Số hộ

Diện tích
(ha)

Số vốn hỗ trợ (trđ)

Số hộ

 

Diện tích
(ha)

Số vốn hỗ trợ (trđ)

Vốn vay trồng rừng (trđ)

Tổng số

Vốn hỗ trợ bảo vệ rừng

Vốn hỗ trợ gạo trong 3 năm

Tổng số

Vốn hỗ trợ trồng rừng

Vốn hỗ trợ gạo trong 3 năm

1

H. Sơn Động

 

 

 

 

 

10

10

266,0

50,0

216,0

300,0

2

H. Lục Ngạn

7

11

157,8

6,6

151,2

89

75

2.297,4

375,0

1.922,4

2.250,0

3

H. Lục Nam

 

 

 

 

 

28

84

1.024,8

420,0

604,8

2.520,0

4

H. Yên Thế

 

 

 

 

 

3

15

139,8

75,0

64,8

450,0

 

Tổng số

7

11,0

157,8

6,6

151,2

130

184

3.728,0

920,0

2.808,0

5.520,0

 

Biểu 05-KH755/TTG

CHI TIẾT NHU CẦU HỖ TRỢ NƯỚC SINH HOẠT PHÂN TÁN, TẬP TRUNG VÀ DUY TU BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA CÁC CÔNG TRÌNH NƯỚC SHTT (ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THEO QUYẾT ĐỊNH 134/TTG) THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THEO QUYẾT ĐỊNH 755/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

(Kèm theo Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang, về việc phê duyệt Đề án thực hiện chính sách theo Quyết định 755/TTg, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang)

TT

Huyện

Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán

Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung
(đã được phê duyệt theo đề án 1592/TTg)

Duy tu bảo dưỡng

Số hộ

Vốn NSTW hỗ trợ
(trđ)

Công trình theo thôn, bản

Công trình theo nhóm hộ

Số công trình

Số hộ hưởng lợi

Tổng nhu cầu vốn
(trđ)

Vốn NSTW hỗ trợ

Vốn NSĐP đối ứng

Số công trình

Vốn NSTW
hỗ trợ (trđ)

Vốn lồng ghép

(trđ)

Số công trình

Vốn NSTW hỗ trợ (trđ)

1

H. Sơn Động

2.247

2.921,1

20

26.000,0

13.990,0

18

5.400,0

5

970

1.500,0

229,8

1.270,2

2

H. Lục Ngạn

1.218

1.583,4

3

3.900,0

0,0

6

1.800,0

12

1.811

3.600,0

551,7

3.048,3

3

H. Lục Nam

831

1.080,3

10

13.000,0

1.060,0

6

1.800,0

4

1.021

1.200,0

183,9

1.016,1

4

H. Yên Thế

574

746,2

14

18.200,0

17.950,0

3

900,0

 

 

 

 

 

5

H. Lạng Giang

197

256,1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

H. Tân Yên

8

10,4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

5.075

6.597,5

47

61.100,0

33.000,0

33

9.900,0

21

3.802

6.300,0

965,4

5.334,6

 

Biểu 06-KH755/TTG

DANH MỤC CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH NƯỚC SHTT THEO THÔN, BẢN CÓ NHU CẦU HỖ TRỢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THEO QUYẾT ĐỊNH 755/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

(Kèm theo Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang, về việc phê duyệt Đề án thực hiện chính sách theo Quyết định 755/TTg, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang)

TT

Danh mục công trình

Địa điểm

Số hộ được hưởng lợi

Dự kiến tổng mức đầu tư

(trđ)

Trong đó

NSTW hỗ trợ (trđ)

Vốn khác

(NS địa phương + lồng ghép) (trđ)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

 

Tổng số

 

4.144

94.100,0

61.100,0

33.000,0

I

Huyện Sơn Động

 

1.718

39.990,0

26.000,0

13.990,0

1

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Tảu xã Long Sơn

Thôn Tảu xã Long Sơn

71

1.700,0

1.300,0

400,0

2

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Khả xã Vân Sơn

Thôn Khả xã Vân Sơn

133

3.000,0

1.300,0

1.700,0

3

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Lừa xã An Châu

Thôn Lừa xã An Châu

98

2.300,0

1.300,0

1.000,0

4

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Mỏ xã An Châu

Thôn Mỏ xã An Châu

60

1.300,0

1.300,0

 

5

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Am, xã Bồng Am

Thôn Am, xã Bồng Am

93

2.270,0

1.300,0

970,0

6

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Đồng Hả, xã Yên Định

Thôn Đồng Hả, xã Yên Định

81

1.900,0

1.300,0

600,0

7

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Gốc Gạo, xã Cầm Đàn

Thôn Gốc Gạo, xã Cầm Đàn

161

3.000,0

1.300,0

1.700,0

8

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Đồng Tàn xã An Bá

Thôn Đồng Tàn xã An Bá

42

1.300,0

1.300,0

 

9

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Tân Lập xã Tuấn Mậu

Thôn Tân Lập xã Tuấn Mậu

69

1.600,0

1.300,0

300,0

10

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Mặn xã Tuấn Mậu

Thôn Mặn xã Tuấn Mậu

117

2.700,0

1.300,0

1.400,0

11

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Đồng Bây, xã An Lạc

Thôn Đồng Bây, xã An Lạc

46

1.300,0

1.300,0

 

12

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Nà Trắng, xã An Lạc

Thôn Nà Trắng, xã An Lạc

60

1.400,0

1.300,0

100,0

13

Công trình NSHTT thôn Ao Bồng xã Vĩnh Khương

Thôn Ao Bồng xã Vĩnh Khương

118

2.800,0

1.300,0

1.500,0

14

Công trình NSHTT thôn Thanh Chung xã Tuấn Mậu

Thôn Thanh Chung xã Tuấn Mậu

92

2.200,0

1.300,0

900,0

15

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Thanh Am, xã Tuấn Mậu

Thôn Thanh Am, xã Tuấn Mậu

53

1.300,0

1.300,0

 

16

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Dần 3, xã Hữu Sản

Thôn Dần 3, xã Hữu Sản

72

1.660,0

1.300,0

360,0

17

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Tuấn Sơn, xã Tuấn Đạo

Thôn Tuấn Sơn, xã Tuấn Đạo

147

3.500,0

1.300,0

2.200,0

18

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Tu Nin, xã Lệ Viễn

Thôn Tu Nin, xã Lệ Viễn

85

1.960,0

1.300,0

660,0

19

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn bản Bầu, xã Long Sơn

Thôn bản Bầu, xã Long Sơn

63

1.500,0

1.300,0

200,0

20

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Đẫng, xã Long Sơn

Thôn Đẫng, xã Long Sơn

57

1.300,0

1.300,0

 

II

Huyện Lục Ngạn

Huyện Lục Ngạn

158

3.900,0

3.900,0

 

1

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Vách, Xã Phú Nhuận

Thôn Vách, Xã Phú Nhuận

51

1.300,0

1.300,0

 

2

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Gốc Gạo, Xã Phú Nhuận

Thôn Gốc Gạo, Xã Phú Nhuận

52

1.300,0

1.300,0

 

3

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Khuân Vố, Xã Tân Lập

Thôn Khuân Vố, Xã Tân Lập

55

1.300,0

1.300,0

 

III

Huyện Lục Nam

Huyện Lục Nam

603

14.060,0

13.000,0

1.060,0

1

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Khe Nghè, Xã Lục Sơn

Thôn Khe Nghè, Xã Lục Sơn

69

1.500,0

1.300,0

200,0

2

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Trại Cao, Xã Lục Sơn

Thôn Trại Cao, Xã Lục Sơn

66

1.500,0

1.300,0

200,0

3

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Hồng, Xã Lục Sơn

Thôn Hồng, Xã Lục Sơn

67

1.500,0

1.300,0

200,0

4

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Bãi Đá, Xã Lục Sơn

Thôn Bãi Đá, Xã Lục Sơn

65

1.500,0

1.300,0

200,0

5

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Mản Giữa, Xã Bình Sơn

Thôn Mản Giữa, Xã Bình Sơn

50

1.300,0

1.300,0

 

6

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Mản Ngoài, Xã Bình Sơn

Thôn Mản Ngoài, Xã Bình Sơn

57

1.300,0

1.300,0

 

7

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Đá Húc, Xã Bình Sơn

Thôn Đá Húc, Xã Bình Sơn

59

1.300,0

1.300,0

 

8

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Bãi Ô, Xã Nghĩa Phương

Thôn Bãi Ô, Xã Nghĩa Phương

60

1.400,0

1.300,0

100,0

9

Công trình nước SHTT thôn Đồng Man, Xã Nghĩa Phương

Thôn Đồng Man, Xã Nghĩa Phương

70

1.460,0

1.300,0

160,0

10

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung thôn Hố Dẻ, Xã Tam Dị

Thôn Hố Dẻ, Xã Tam Dị

40

1.300,0

1.300,0

 

IV

H. Yên Thế

H. Yên Thế

1.665

36.150,0

18.200,0

17.950,0

1

Công trình nước sinh hoạt tập trung bản Nghè, xã Xuân Lương

Bản Nghè, xã Xuân Lương

128

2.900,0

1.300,0

1.600,0

2

Công trình nước sinh hoạt tập trung bản Đồng Gián, xã Xuân Lương

Bản Đồng Gián, xã Xuân Lương

116

2.600,0

1.300,0

1.300,0

3

Công trình nước sinh hoạt tập trung bản Bãi Lát, xã Tam Tiến

Bản Bãi Lát, xã Tam Tiến

140

3.000,0

1.300,0

1.700,0

4

Công trình nước sinh hoạt tập trung bản Diễn, xã Tam Tiến

Bản Diễn, xã Tam Tiến

143

3.200,0

1.300,0

1.900,0

5

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Trại Hồng, xã Hồng Kỳ

Thôn Trại Hồng, xã Hồng Kỳ

121

2.800,0

1.300,0

1.500,0

6

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Đền Giếng, xã Hồng Kỳ

Thôn Đền Giếng, xã Hồng Kỳ

120

2.700,0

1.300,0

1.400,0

7

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Đền Hồng, xã Hồng Kỳ

Thôn Đền Hồng, xã Hồng Kỳ

135

3.000,0

1.300,0

1.700,0

8

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Vi Sơn, xã Đông Sơn

Thôn Vi Sơn, xã Đông Sơn

241

4.000,0

1.300,0

2.700,0

9

Công trình nước sinh hoạt tập trung bản Hố Rích, xã Đông Sơn

Bản Hố Rích, xã Đông Sơn

54

1.300,0

1.300,0

 

10

Công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Ao Cạn, xã Đông Sơn

Thôn Ao Cạn, xã Đông Sơn

97

2.150,0

1.300,0

850,0

11

Công trình nước sinh hoạt tập trung bản Khuôn Đống, xã Canh Nậu

Bản Khuôn Đống, xã Canh Nậu

86

2.000,0

1.300,0

700,0

12

Công trình nước sinh hoạt tập trung bản Nà Táng, xã Canh Nậu

Bản Nà Táng, xã Canh Nậu

93

2.200,0

1.300,0

900,0

13

Công trình nước sinh hoạt tập trung bản Thép, xã Tam Hiệp

Bản Thép, xã Tam Hiệp

67

1.500,0

1.300,0

200,0

14

Công trình nước sinh hoạt tập trung bản Trại Nấm, xã Đồng Tiến

Bản Trại Nấm, xã Đồng Tiến

124

2.800,0

1.300,0

1.500,0

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 954/QĐ-UBND ngày 03/07/2014 phê duyệt Đề án Thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định 755/TTg, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.540

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.196.27
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!