Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 95/2007/QĐ-BNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 27/11/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP 
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số: 95/2007/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP MỚI

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 19/2006/QĐ-BNN ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận và đặt tên giống cây trồng nông nghiệp mới.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu VT, TT.

KT. BỘ TRƯỞNG
 THỨ TRƯỞNG




 Bùi Bá Bổng

 

QUY ĐỊNH

VỀ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP MỚI
(Ban hành theo Quyết định số: 95 /2007/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định trình tự, thủ tục khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận và đặt tên giống cây trồng nông nghiệp mới được chọn, tạo trong nước hoặc nhập nội để đưa vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.

2. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận và đặt tên giống cây trồng nông nghiệp mới.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khảo nghiệm giống cây trồng mới là quá trình theo dõi, đánh giá nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng trong điều kiện và thời gian nhất định.

2. Khảo nghiệm quốc gia (Official Testing) là hình thức khảo nghiệm do các cơ sở được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định (sau đây gọi tắt là cơ sở khảo nghiệm) tiến hành đối với các giống mới của những loài thuộc Danh mục cây trồng chính.

3. Khảo nghiệm tác giả (Breeder Testing) là hình thức khảo nghiệm do tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc nhập nội giống tự thực hiện hoặc ký hợp đồng với cơ sở khảo nghiệm thực hiện đối với các giống mới của những loài cây trồng không thuộc Danh mục cây trồng chính.

4. Khảo nghiệm DUS (Distinctness, Uniformity, Stability) là quá trình đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng mới theo Quy phạm khảo nghiệm DUS đối với từng loài cây trồng.

5. Khảo nghiệm VCU (Value of Cultivation and Use) là quá trình đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống mới như: năng suất, chất lượng, tính chống chịu sâu bệnh, điều kiện bất thuận và khả năng sản xuất hạt giống theo Quy phạm khảo nghiệm VCU đối với từng loài cây trồng.

6. Giống sản xuất thử là giống cây trồng nông nghiệp mới đã qua khảo nghiệm, đáp ứng đủ điều kiện, được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho sản xuất thử.

7. Sản xuất thử là quá trình sản xuất giống cây trồng mới đã được công nhận cho sản xuất thử trên diện tích và vùng sinh thái nhất định trong điều kiện sản xuất đại trà.  

8. Giống công nhận chính thức là giống cây trồng nông nghiệp mới đã qua sản xuất thử, đáp ứng đủ điều kiện tại khoản 1 Điều 10 của Quy định này hoặc  giống đã qua khảo nghiệm đặc biệt xuất sắc, đáp ứng đủ điều kiện tại khoản 1 Điều 11 của Quy định này, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.

9. Hội đồng khoa học cơ sở là Hội đồng do tổ chức có giống đăng ký khảo nghiệm thành lập; trường hợp tổ chức đó không có điều kiện tự thành lập cần đề nghị một đơn vị sự nghiệp chuyên ngành giúp thành lập; đối với các tổ chức, cá nhân trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì do Sở thành lập. Hội đồng có nhiệm vụ đánh giá kết quả khảo nghiệm, sản xuất thử và đề nghị mức độ công nhận giống cây trồng mới.

Phần 2:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Hình thức khảo nghiệm

1. Khảo nghiệm Quốc gia: bắt buộc áp dụng đối với các giống cây trồng mới  thuộc Danh mục cây trồng chính và khuyến khích đối với các cây trồng khác.

2. Khảo nghiệm tác giả: áp dụng đối với các giống cây trồng mới không thuộc Danh mục cây trồng chính.

Điều 4. Nội dung khảo nghiệm

1. Khảo nghiệm DUS

a) Các giống cây trồng mới thuộc Danh mục cây trồng chính phải khảo nghiệm DUS khi công nhận giống chính thức.

b) Khuyến khích khảo nghiệm DUS đối với các giống cây trồng mới không thuộc Danh mục cây trồng chính.

2. Khảo nghiệm VCU áp dụng đối với tất cả giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm, bao gồm khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất.

a) Đối với cây trồng đã có quy phạm khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thì thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm của loài cây trồng đó.

b) Đối với các cây trồng chưa có quy phạm do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, tổ chức cá nhân có giống khảo nghiệm tự xây dựng quy phạm và thực hiện.

Điều 5. Cơ sở khảo nghiệm

1. Cơ sở khảo nghiệm được chỉ định phải có đủ các điều kiện sau:

a) Có đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng;

b) Có địa điểm phù hợp với yêu cầu khảo nghiệm, yêu cầu sinh trưởng, phát triển của từng loài cây trồng;

c) Có thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loài cây trồng;

d) Có ít nhất 01 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành trồng trọt hoặc BVTV và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về khảo nghiệm giống cây trồng;

đ) Đối với cơ sở khảo nghiệm DUS phải có bộ mẫu chuẩn các giống đang sản xuất kinh doanh làm đối chứng.

2. Thủ tục chỉ định cơ sở khảo nghiệm 

a) Cơ sở có đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi hồ sơ đăng ký về Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị được chỉ định là cơ sở khảo nghiệm (Phụ lục 1);

- Bản sao Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy phép đầu tư.

 b) Trong thời gian 45 ngày (bốn mươi lăm ngày) kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, nếu đủ điều kiện thì quyết định chỉ định cơ sở khảo nghiệm.

Điều 6. Trình tự, thủ tục và quy mô khảo nghiệm

Khảo nghiệm Quốc gia

a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ gồm: Đơn đăng ký khảo nghiệm (Phụ lục 2) và Tờ khai kỹ thuật (Phụ lục 3) trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho cơ sở khảo nghiệm được chỉ định.

b) Cơ sở khảo nghiệm tiếp nhận hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ tiến hành ký hợp đồng khảo nghiệm; nếu hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian 5 ngày (năm ngày) làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ sở khảo nghiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

c) Căn cứ vào hợp đồng, cơ sở khảo nghiệm tiến hành khảo nghiệm theo quy phạm khảo nghiệm.

d) Cơ sở khảo nghiệm có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả khảo nghiệm về Cục Trồng trọt chậm nhất 45 ngày (bốn mươi lăm ngày) sau khi kết thúc khảo nghiệm.

2. Khảo nghiệm tác giả

Trước khi tiến hành khảo nghiệm tổ chức, cá nhân có giống khảo nghiệm gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện Đơn đăng ký khảo nghiệm (Phụ lục 2) về Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia.

3. Quy mô diện tích khảo nghiệm sản xuất tối đa cho mỗi loài cây trồng được quy định tại Phụ lục 4.

Điều 7. Điều kiện, thủ tục công nhận giống cho sản xuất thử

1. Điều kiện giống được công nhận cho sản xuất thử: Giống đã qua khảo nghiệm có giá trị sử dụng và giá trị canh tác phù hợp yêu cầu sản xuất, vượt so với giống đối chứng ít nhất một trong các chỉ tiêu sau: 

a) Năng suất cao hơn tối thiểu 10%;

b) Chất lượng về dinh dưỡng, cảm quan, xuất khẩu, chế biến tốt hơn rõ rệt;

c) Có hiệu quả kinh tế cao hơn;

d) Có những đặc tính nông học tốt hơn (thời gian sinh trưởng phù hợp, chống chịu sâu bệnh hoặc chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận).

2. Thủ tục công nhận giống cây trồng cho sản xuất thử.

a) Tổ chức, cá nhân có giống cây trồng mới đề nghị được công nhận cho sản xuất thử gửi hồ sơ về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị công nhận giống sản xuất thử (Phụ lục 5);

- Báo cáo kết quả khảo nghiệm VCU;

- Biên bản họp của Hội đồng Khoa học cơ sở đề nghị cho sản xuất thử;

- Kết quả khảo nghiệm DUS trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc tổ chức, cá nhân khảo nghiệm có nghi ngờ về tính khác biệt của giống.

b) Trong thời hạn 30 ngày (ba mươi ngày) kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì quyết định thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả khảo nghiệm. Căn cứ đề nghị của Hội đồng khoa học chuyên ngành, Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định công nhận giống cho sản xuất thử.

Điều 8. Trình tự sản xuất thử

1. Tổ chức, cá nhân có giống sản xuất thử hoặc được uỷ quyền sản xuất thử được chuyển giao giống cho người sản xuất và phải thực hiện các yêu cầu sau:

a) Hướng dẫn cụ thể quy trình kỹ thuật trồng trọt của giống sản xuất thử cho người sản xuất;

b) Có hợp đồng hoặc danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất thử, thời gian, số lượng giống được chuyển giao;

c) Theo dõi đánh giá giống trong quá trình sản xuất thử và phải bồi thường hoặc hỗ trợ thiệt hại nếu do giống gây ra.

2. Sau khi kết thúc thời vụ gieo trồng tối đa 30 ngày (ba mươi ngày), tổ chức, cá nhân có giống sản xuất thử hoặc được uỷ quyền gửi báo cáo về tên giống, địa điểm, diện tích, thời gian sản xuất thử về Cục Trồng trọt và Sở Nông nghiệp  và PTNT nơi sản xuất thử.

Điều 9. Quy mô, thời gian sản xuất thử

1. Giống sản xuất thử được sản xuất ở những tỉnh, vùng sinh thái được công nhận cho sản xuất thử. Trường hợp mở rộng sản xuất thử sang vùng sinh thái khác, tổ chức, cá nhân có giống sản xuất thử phải có văn bản đề nghị và được sự đồng ý của Cục Trồng trọt.

2. Tổng diện tích sản xuất thử theo quy định tại Phụ lục 6.

3. Thời hạn từ khi được sản xuất thử đến khi đề nghị công nhận chính thức tối đa 03 năm (ba năm) đối với cây ngắn ngày, 07 năm (bảy năm) đối với cây dài ngày; quá thời hạn trên nếu giống không được công nhận chính thức sẽ không được tiếp tục sản xuất thử.

Điều 10. Điều kiện, thủ tục công nhận chính thức giống cây trồng mới 

1. Điều kiện công nhận

a) Giống đã qua sản xuất thử ít nhất 2 vụ đối với cây ngắn ngày, 2 năm thu hoạch đối với cây dài ngày và đạt diện tích tối thiểu theo quy định tại Phụ lục 6.

b) Kết quả sản xuất thử cho thấy giống vẫn giữ được các đặc tính tốt như trong khảo nghiệm và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

c) Giống có tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định.

d) Giống mới có tên gọi phù hợp theo quy định tại Điều 12 của Quy định này.

đ) Có ý kiến đánh giá giống của địa phương, nơi sản xuất thử.

2. Thủ tục công nhận

a) Tổ chức, cá nhân có giống mới đề nghị công nhận lập hồ sơ gửi về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị công nhận giống cây trồng mới (Phụ lục 5);

- Báo cáo kết quả sản xuất thử;

- Quy trình kỹ thuật trồng trọt của giống đề nghị công nhận;

 - Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS (bắt buộc đối với cây trồng chính);

- Biên bản họp của Hội đồng khoa học cơ sở đề nghị công nhận chính thức;

- Ý kiến đánh giá giống bằng văn bản của  địa phương, nơi sản xuất thử.

b)Trong thời hạn 30 ngày (ba mươi ngày) kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định và trình Bộ thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả sản xuất thử. Căn cứ vào đề nghị của Hội đồng khoa học chuyên ngành, Cục Trồng trọt trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới.

Điều 11. Điều kiện, thủ tục công nhận đặc cách giống cây trồng mới

1. Điều kiện công nhận đặc cách

a) Giống đã qua khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất ít nhất có 2 vụ trùng tên  hoặc đã qua 1vụ sản xuất thử, có giá trị sử dụng và giá trị canh tác phù hợp yêu cầu sản xuất, vượt trội rõ rệt so với giống đối chứng ít nhất một trong các chỉ tiêu sau: 

- Năng suất cao hơn đối chứng từ 15 % trở lên;

- Chất lượng về dinh dưỡng, cảm quan, xuất khẩu, chế biến...ưu việt hơn hẳn so với giống đối chứng;

- Có những đặc tính nông học vượt trội rõ rệt so với đối chứng (thời gian sinh trưởng phù hợp, khả năng chống chịu sâu bệnh hại hoặc điều kiện ngoại cảnh bất lợị…).

b) Giống có tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định.

c) Giống có tên gọi phù hợp theo quy định tại Điều 12 của Quy định này.

d) Cơ sở khảo nghiệm và các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi khảo nghiệm sản xuất đề nghị công nhận đặc cách.

2. Thủ tục công nhận đặc cách

a) Tổ chức, cá nhân có giống mới đề nghị công nhận đặc cách lập hồ sơ gửi về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị công nhận giống cây trồng mới (Phụ lục 5);

- Báo cáo kết quả khảo nghiệm và hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng trọt;

- Quy trình kỹ thuật trồng trọt;

- Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS tối thiểu của vụ thứ nhất cho thấy giống có tính khác biệt và tính đồng nhất (bắt buộc đối với cây trồng chính);

- Biên bản họp của Hội đồng khoa học cơ sở;

- Văn bản đề nghị công nhận đặc cách giống cây trồng mới của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi khảo nghiệm sản xuất.

b) Trong thời hạn 30 ngày (ba mươi ngày)kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định và trình Bộ thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả khảo nghiệm. Căn cứ đề nghị của Hội đồng khoa học chuyên ngành, Cục Trồng trọt trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thức giống cây trồng mới.

Điều 12. Nguyên tắc đặt tên giống cây trồng nông nghiệp mới

1. Mỗi giống cây trồng mới khi đưa ra sản xuất chỉ có duy nhất một tên gọi phù hợp theo quy định này;

2. Tên giống phải dễ dàng phân biệt với tên của các giống cây trồng khác cùng loài;

3. Các kiểu đặt tên dưới đây không được chấp nhận:

- Chỉ bao gồm bằng các chữ số;

- Vi phạm đạo đức xã hội;

- Dễ gây hiểu nhầm đối với các đặc trưng của giống hoặc lai lịch của tác giả;

- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ đang được bảo hộ cho sản phẩm.

Điều 13. Tên giống cây trồng nông nghiệp mới

1. Khi nộp hồ sơ đề nghị công nhận, tổ chức, cá nhân đăng ký tên giống cây trồng mới trong đơn đề nghị công nhận, trong báo cáo kết quả khảo nghiệm, kết quả sản xuất thử. 

2. Cục Trồng trọt thẩm định và trình Bộ tên giống chính thức cùng với hồ sơ công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.

3. Tên chính thức của giống cây trồng nông nghiệp mới được ghi trong quyết định công nhận giống và trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh.

Điều 14. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

1.Việc kiểm tra, thanh tra về khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận và đặt tên giống cây trồng nông nghiệp mới thực hiện theo Luật thanh tra và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận và đặt tên giống cây trồng nông nghiệp mới. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo Luật khiếu nại tố cáo.

Điều 15. Phí khảo nghiệm và lệ phí công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới

Tổ chức, cá nhân có giống cây trồng nông nghiệp mới đăng ký khảo nghiệm, công nhận giống phải nộp phí, lệ phí theo quy định. Trường hợp chưa có quy định của nhà nước thì chi phí khảo nghiệm do các bên thoả thuận theo hợp đồng.

Điều 16. Phân công nhiệm vụ của các cơ quan liên quan

1. Cục Trồng trọt

a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận, đặt tên giống cây trồng trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ:

- Đề xuất xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật về khảo nghiệm giống cây trồng;

- Thẩm định và chỉ định các cơ sở khảo nghiệm;

- Cục Trồng trọt phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, đánh giá giống trong quá trình khảo nghiệm, sản xuất thử.

- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận giống sản xuất thử, thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả khảo nghiệm và quyết định công nhận giống sản xuất thử.

- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới, trình Bộ thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả sản xuất thử; trình Bộ công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận và đặt tên giống cây trồng mới.

b) Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia là cơ quan giúp Cục Trồng trọt:

- Thực hiện nhiệm vụ đầu mối hướng dẫn, giám sát, tập huấn về mặt chuyên môn đối với các cơ sở khảo nghiệm trên phạm vi cả nước. Quản lý thống nhất tên giống cây trồng trên phạm vi cả nước. Tiếp nhận đơn đăng ký khảo nghiệm và giám sát các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm tác giả.

- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khảo nghiệm đối với các loài cây trồng theo chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Vụ Khoa học công nghệ

a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức xây dựng và trình Bộ ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo nghiệm giống cây trồng theo kế hoạch đã được phê duyệt.

b) Phối hợp với Cục trồng trọt theo dõi, đánh giá giống trong quá trình khảo nghiệm, sản xuất thử và tham gia Hội đồng Khoa học xét công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 

a) Theo dõi, giám sát việc khảo nghiệm, sản xuất thử giống cây trồng mới trên địa bàn.

b)  Nhận xét kết quả sản xuất thử và đề xuất công nhận đặc cách giống mới. 

 c) Thực hiện kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về khảo nghiệm và sản xuất thử giống cây trồng trên địa bàn.

Điều 17. Điều khoản cuối cùng

Trong quá trình thực hiện, có vướng mắc hoặc có phát sinh tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời xem xét giải quyết./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




 Bùi Bá Bổng

 

PHỤ LỤC 1

(Ban hành theo Quyết định số: 95 /2007/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

.........., ngày...... tháng ......năm 200....

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỈ ĐỊNH LÀ CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Cục Trồng trọt

1. Tên tổ chức đăng ký:

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại:................................................ Fax:......................................E-mail:............

2. Hình thức khảo nghiệm

Khảo nghiệm VCU:

 

Khảo nghiệm DUS:

 

3. Loài cây trồng đề nghị được tiến hành khảo nghiệm:

4. Điều kiện thực hiện khảo nghiệm:

a) Đất đai

- Địa điểm....................................................................................................................

- Diện tích (ha)..............................................................................................................

- Tình trạng pháp lý của đất (được cấp, thuê..)................................................................

- Địa hình: (dốc đồi núi, đồng bằng, ven biển...)................................................................

- Loại đất, thành phần cơ giới: (đất ruộng, đất bãi, đất đồi)...............................................

- Tưới tiêu: (tự chảy, bằng máy)....................................................................................

b)Trang thiết bị

- Thiết bị chung:............................................................................................................

- Thiết bị chuyên ngành:................................................................................................

c) Nhân viên kỹ thuật

TT

Trình độ chuyên môn

Số lượng

Thời gian, công tác chuyên môn

1

Tiến sỹ

 

 

2

Thạc sỹ

 

 

3

Kỹ sư

 

 

4

CBKT (Trung cấp)

 

 

5

Công nhân kỹ thuật

 

 

Tổng số

 

 

d) Bộ mẫu giống chuẩn (đối với khảo nghiệm DUS): Loài cây…. Số mẫu……….

5. Cơ quan xin cam kết chấp hành đúng các quy định của nhà nước trong lĩnh vực khảo nghiệm giống cây trồng.

 

Tổ chức đăng ký
(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 2

(Ban hành theo Quyết định số: 95  /2007/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

.........., ngày.....tháng.....năm 200.....

ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi :  (Tên cơ sở khảo nghiệm )

1.  Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại:………………………………. Fax: ……………………....E-mail............................

2. Tên giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm:  

3.Nguồn gốc của giống:

- Chọn tạo trong nước 

- Nhập nội

4. Hình thức khảo nghiệm: 

5.  Vùng sinh thái cần khảo nghiệm: 

6. Thời gian khảo nghiệm:  

7.  Địa điểm và quy mô đăng ký khảo nghiệm (với khảo nghiệm tác giả):

8. Đặc điểm của giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm (tờ khai kỹ thuật kèm theo)

 

 

Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm
(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 3

(Ban hành theo Quyết định số: 95 /2007/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập  -  Tự do  -  Hạnh phúc
*******

………, ngày …… tháng …… năm 200….

TỜ KHAI KỸ THUẬT VỀ GIỐNG ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM
(Kèm theo đơn đăng ký khảo nghiệm giống cây trồng)

Kính gửi : (Cơ sở khảo nghiệm)

1. Tên tổ chức, cá nhân có giống đăng ký khảo nghiệm:

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại:…………………………………..Fax: …………………..E-mail:.............................

2. Tên giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm:……………………...thuộc loài.......................

3. Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo..........................................................................

4. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính của giống: TGST, các đặc điểm hình thái, giá trị sử dụng….

5. Yêu cầu kỹ thuật trồng trọt (thời vụ, mật độ, phân bón, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, giống đối chứng…):

6 Tài liệu khác liên quan về giống (nếu có)

 

 

Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm
(Ký tên và đóng dấú)

 

PHỤ LỤC 4

(Ban hành theo Quyết định số:  95 /2007/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TỔNG DIỆN TÍCH KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT TỐI ĐA

Loài cây trồng

Diện tích  (ha)

Cây lương thực và cây thực phẩm

 

- Lúa

150

- Ngô tẻ, ngô nếp

150

- Ngô đường, cao lương, mỳ mạch

30

- Cây lương thực lấy củ

50

Cây công nghiệp ngắn ngày

 

- Lạc, đậu tương

50

- Bông

30

- Mía

100

- Cây công nghiệp ngắn ngày khác

30

Cây công nghiệp dài ngày

50

Cây ăn quả

 

- Dứa, chuối

20

- Cây ăn quả khác

30

Cây rau

 

- Dưa các loại

10

- Cây rau khác

05

Cây hoa

 

        - Hoa cắt (ha)

02

        - Hoa chậu, giò

2.000 chậu, giò

         Cây thức ăn chăn nuôi

10

 

 

PHỤ LỤC 5

(Ban hành theo Quyết định số: 11 /2007/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập  -  Tự do  -  Hạnh phúc
*******

……………, ngày          tháng          năm 200

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI

Kính gửi : Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT

1.  Tên cơ quan, cá nhân đề nghị:

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại:………………………………… Fax:…………………….  E-mail: ..........................

2. Tên giống cây trồng đề nghị công nhận: 

Mức đề nghị công nhận:

4.  Nguồn gốc của giống:  

5.  Tóm tắt kết quả khảo nghiệm, sản xuất thử:  

6.  Đề xuất vùng sinh thái được công nhận:

Đề nghị Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm các thủ tục công nhận giống cây trồng mới./.

 

 

Tổ chức, cá nhân đề nghị
(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 6

(Ban hành theo Quyết định số: 95 /2007/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TỔNG DIỆN TÍCH SẢN XUẤT THỬ

Loài cây trồng

Diện tích (ha)

Tối thiểu

Tối đa

Cây lương thực và thực phẩm

 

 

-  Lúa thuần thâm canh

500

2000

-  Lúa lai

150

2000

-  Lúa cho vùng sinh thái khó khăn, Lúa đặc sản

150

500

-  Lúa thuần chất lượng

500

1000

-  Ngô tẻ lai

500

2000

- Ngô tẻ thụ phân tự do

250

500

-  Ngô nếp, ngô đường

250

500

-  Ngô rau

50

200

-  Khoai lang

50

200

- Sắn

100

300

-  Khoai tây

50

200

-  Cây thực phẩm khác

20

50

Cây công nghiệp ngắn ngày

 

 

- Lạc, đậu tương, đậu lấy hạt khác

100

300

- Đậu rau

05

20

- Bông

50

200

- Mía

200

500

- Cây công nghiệp ngắn ngày khác

30

100

Cây công nghiệp dài ngày

 

 

- Chè, cà phê, cao su, tiêu, điều, ca cao

50

300

- Cây công nghiệp dài ngày khác

20

50

Cây ăn quả

 

 

- Dứa, chuối

100

200

- Cây ăn quả khác

50

100

Cây rau

 

 

- Cải bắp, cà chua, dưa các loại,

20

50

- ớt

10

20

- Rau ăn lá khác

10

50

Cây hoa

 

 

- Hoa cắt

5

20

- Hoa chậu, giò ( chiếc)

3.000

10.000

Cây thức ăn chăn nuôi

30

100

 

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 95/2007/QD-BNN

Hanoi, November 27, 2007

 

DECISION

ON RECOGNITION OF NEW AGRICULTURAL PLANT VARIETIES

THE MINISTRER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to Decree No. 86/2003/ND-CP dated July 18, 2003 of the Government on the functions, duties, powers, and organizational structure of the Ministry of Agriculture And Rural Development; Pursuant to Ordinance No. 15/2004/PL-UBTVQH11 on plant varieties dated March 24, 2004 of the Standing Committee of the National Assembly; At the request of the Director-General of the Department of Crop Production,

DECISION

Article 1. Regulations on recognition of new agricultural plant varieties are enclosed with this Decision.

Article 2. This Decision comes into force after 15 days from the date on which it is published on the Official Gazette and replaces Decision No. 19/2006/QD-BNN dated March 21, 2016 of the Minister of Agriculture and Rural Development on testing, trial production, recognition, and naming of new agricultural plant varieties.

Article 3. The Chief of the Ministry Office, the Director-General of the Department of Crop Production, the Director-General of the Department of Science and Technology, Directors of the Departments of Agriculture and Rural Development of provinces and central-affiliated cities, Heads of organizations, and individuals who are responsible for compliance with this Decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PP THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Bui Ba Bong

 

Part 1:

GENERAL REGULATIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This document regulates the order and procedures for testing, trial production, recognition, and naming of new agricultural plant varieties chosen and created domestically or imported to put into the list of allowed plant varieties.

2. This provision applies to organizations and individuals who are relevant to testing, trial production, recognition, and naming of new agricultural plant varieties.

Article 2. Definitions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. New plant variety test means the process of monitoring and evaluating in order to define distinctness, uniformity, stability, value of cultivation and use of a plant variety in a certain weather condition.

2. Official testing means a form of testing conducted on new varieties of plant species on the list of principal plants conducted by facilities which are appointed by the Ministry Of Agriculture And Rural Development (hereinafter referred to as “testing facilities”).

3. Breeder testing means a form of testing conducted on new varieties of plant species that are not on the list of main plants by organizations and individuals who choose to create or import varieties on their own or by signing a contract with a testing facility.

4. DUS test (Distinctness, Uniformity, and Stability test) means the process of evaluating distinctness, uniformity, and stability of a new plant variety according to the guidelines for the conduct of the DUS test on each plant species.

5. VCU test (Value of Cultivation and Use test) means the process of evaluating value of cultivation and use of a new variety such as yield, quality, resistance to pests and unfavorable conditions, and seed production capacity according to the guidelines of the conduct of the VCU test on each plant species.

6. A variety under trial is a new agricultural plant variety which has undergone testing, meets all conditions, and is granted permission for trial production by the Department of Crop Production and the Ministry Of Agriculture And Rural Development.

7. Trial production means the process of producing a new plant variety granted permission for trial production in a certain area and ecological region under mass production conditions.  

8. An officially recognized variety means a new agricultural plant variety which has undergone trial production and meets all conditions defined in Clause 1 of Article 10 of this Provision or a variety which has undergone testing especially excellently, meets all conditions specified in Clause 1 of Article 11 of this Provision, and is recognized by the Ministry Of Agriculture And Rural Development.

9. An internal scientific council means a council which is established by an organization that applies for permission for plant variety testing. In the case where that organization is capable of establishing such a council, it needs to ask a capable public service provider for assistance. For affiliated organizations and individuals of the Department of Agriculture and Rural Development, it shall be established by the Department. The council is responsible for evaluating test and trial production results, and proposing the level of recognition for a new plant variety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SPECIFIC REGULATIONS

Article 3. Forms of tests

1. Official testing is compulsory for new plant varieties which are on the list of main plants and recommended for other plants.

2. Breeder testing is undergone by new plant varieties which are not on the list of main plants.

Article 4. Testing contents

1. DUS testing

a) New plant varieties on the list of principal plants shall undergo DUS testing to be officially recognized.

b) DUS testing is recommended for new plant varieties which are not on the list of principal plants.

2. The VCU test applies to all plant varieties registered for testing which includes a basic test and production one.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Plant varieties that are not covered by the guidelines of the Ministry of Agriculture and Rural Development shall apply the guidelines developed by the applicants.

Article 5. Testing facilities

1. To be appointed as a testing facility, it shall:

a) register its plant variety-testing activities; and

b) have suitable locations that meet testing and growth requirements of each plant species; and

c) have specialized equipment which meets testing requirements of each plant species; and

d) have at least 01 university educated technician majoring in crop production or plant protection and having a certificate of training in testing plant variety; and

dd) have a set of standard samples of varieties which are being produced and traded for reference if the facility wishes to conduct DUS testing.

2. Procedures for appointing a testing facility 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The completed application form in Appendix 1; and

- A copy of the establishment Decision or the certificate of business registration or the investment license.

b) Within 45 days (forty five days) from the date of receipt of a valid application, the Department of Crop Production will carry out an inspection. If the applicant is eligible, the Department will appoint it as a testing facility.

Article 6. Testing order, procedures, and scale

1. Official testing

a) The applicant shall send an application which includes an application form for testing (Appendix 2) and a technical declaration (Appendix 3) to an appointed testing facility directly or by post.

b) The testing facility shall receive the application and sign a testing contract if it is valid. If it is invalid, the testing facility shall request the applicant to complete it according to regulations within 5 working days (five working days) from the date of its receipt.

c) According to the contract, the testing facility will conduct the testing according to the guidelines.

d) The testing facility is responsible for sending test results to the Department of Crop Production within 45 days (forty five days) after the completion of the testing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Before testing, the organization or individual that wishes to have a plant variety tested shall send an application form for testing (Appendix 2) to the National Center for Plant and Fertilizer Testing directly or by post.

3. The maximum area scale of a production test for each plant species is specified in Appendix 4.

Article 7. Conditions and procedures for granting permission for trial production

1. Conditions for grant permission for trial production to a plant variety: The tested variety has value of cultivation and use which meets production requirements, and surpasses the reference variety in terms of at least one of the following criteria:  

a) The yield is at least 10% higher; or

b) The quality in terms of nutrition, appearance, export and processing is obviously better than the reference variety; or

c) It has higher economic efficiency; or

d) It has better agronomic characteristics (suitable growth time, resistance to pests and unfavorable conditions).

2. Procedures for granting permission for trial production of a plant variety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The completed application form in Appendix 5; and

- A VCU testing report;

- The meeting minutes of the Local Scientific Council proposing the trial production;

- The DUS test result in the case where there are complaints and denunciations or in the case where the testing organization or individual is suspicious of distinctness of the variety.

b) Within 30 days (thirty days) from the date of receipt of a valid application, the Department of Crop Production will process the application. If it is valid, the Department will establish a council to evaluate the testing result. In consideration of the proposal of the valuating council, the Director-General of the Department of Crop Production shall decide whether to grant permission for trial production.

Article 8. Trial production order

1. The organization or individual having a plant variety undergoing trial production or authorized to run trial production is entitled to transfer the variety to a producer and shall:

a) Provide specific guidance on the cultivation process and techniques of the variety produced on a trial basis for the producer; and

b) Have a contract or a list of information on the name, the address of the organization or individual in charge of trial production, the time, and the quantity of transferred varieties; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Within 30 days (thirty days) after the harvest ends, the applicant shall send a report on the name, location, area, and time of trial production to the Department of Crop Production and the Department of Agriculture and Rural Development of the province where trial production is conducted.

Article 9. Trial production scale and time

1. Varieties for trial production are produced in provinces and ecological regions where trial production is permitted. In the case where production is expanded to other ecological regions, organizations and individuals who have a variety for trial production shall obtain a written approval by the Department of Crop Production.

2. The total area for trial production is specified in Appendix 6.

3. Official recognition must be obtained within 03 years (three years), for short-day plants, or 07 years (seven years), for long-day plants, from the date of trial production. If the variety is not officially recognized by the expiration of such period, its trial production must not be continued.

Article 10. Conditions and procedure for official recognition of a new plant variety 

1. Conditions for recognition

a) A variety has undergone 2 seasons of trial production for short-day plants and 2 years of harvest for long-day plants over the minimum area specified in Appendix 6.

b) The trial production result shows that the variety still maintains good characteristics when tested and meets production requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The new variety has a suitable name according to regulations in Article 12 of this Provision.

dd) The variety has been evaluated by the local authority of the area where trial production is conducted.

2. Conditions for recognition

a) The applicant shall submit an application to the Department of Crop Production which includes

- The completed application form in Appendix 5; and

- A report on the trial production result

- The cultivation process and techniques of the variety proposed for recognition;

 - A DUS testing result report (compulsory for principal plants);

- The meeting minutes of the Local Scientific Council suggesting official trial production;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Within 30 days (thirty days) from the date of receipt of a valid application, the Department of Crop Production will evaluate the application. If it is valid, the Department will request the Ministry of Agriculture and Rural Development to establish a council to evaluate the trial production result. In consideration of the request of the specialized scientific council, the Department of Crop Production shall request the Minister of Agriculture and Rural Development to consider granting official recognition of the new agricultural plant variety.

Article 11. Conditions and procedure for exceptional recognition of a new plant variety

1. Conditions for exceptional recognition

a) The variety has undergone basic testing and production one in not less than 2 seasons with identical names or has undergone one season of trial production, has value of use and cultivation that is suitable for production requirements, and: 

- The yield is at least 15% higher;

- The quality in terms of nutrition, appearance, export and processing is obviously better than the reference variety;

- It has better agronomic characteristics than the reference variety (suitable growth time, resistance to pests and unfavorable conditions).

b) The variety has distinctness, uniformity, and stability.

c) The new variety has a suitable name according to regulations in Article 12 of this Provision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Procedure for exceptional recognition

a) The applicant shall submit an application to the Department of Crop Production. An application which includes

- The completed application in Appendix 5; and

- A testing result report and a report on the completion of the cultivation process and techniques;

- The cultivation process and techniques;

- The minimum DUS testing result report on the first season which shows that the variety has distinctness and uniformity (compulsory for principal plants);

- The meeting minutes of the local scientific council;

- A document proposing exceptional recognition of a new plant variety from the Department of Agriculture and Rural Development where a production test is conducted.

b) Within 30 days (thirty days) from the date of receipt of a valid application, the Department of Crop Production will evaluate the application and submit it to the specialized scientific council to evaluate the test result. Pursuant to the request of the specialized scientific council, the Department of Crop Production submits it to the Minister of Agriculture and Rural Development for official recognition of a new plant variety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Each new plant variety which is produced only has one suitable name according to this document;

2. The name of the variety shall be straightforwardly distinguished from names of other plant varieties of the same species;

3.  A name will not be approved if it

- only includes numbers; or

- violates social morality; or

- easily leads to confusion about characteristics of the variety or the identity of the author; or

- is identical or confusingly similar to a protected brand or origin.

Article 13. A new plant variety's name

1. The name of the new variety must be specified in the application form for recognition, the testing result report, and the report on the trial production result. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The official name of the new agricultural plant variety is written in the decision on plant variety recognition and the list of permitted plant varieties.

Article 14. Inspections and settlement of complaints and accusations

1. The inspection of testing, trial production, recognition, and naming of a new agricultural plant variety shall comply with the Law on Inspection and other relevant legislative instruments.

2. Organizations and individuals have the right to make complaints and accusations against violations of regulations on testing, trial production, recognition, and naming of a new agricultural plant variety. Complaints and denunciations shall be settled in accordance with the Law on Complaints and Accusations.

Article 15. Testing fees and charges for recognition of a new agricultural plant variety

Organizations and individuals who have a new agricultural plant variety registered for testing and recognition shall pay fees and charges according to regulations. In the case where such fees and charges are not regulated by the State, they shall be negotiated by both parties according to the contract.

Article 16. Responsibilities of relevant authorities

1. The Department of Crop Production shall:

a) Perform the State management of testing, trial production, recognition, and naming of a new plant variety nationwide and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Evaluate and appoint testing facilities;

- Cooperate with the Department of Science and Technology and the Department of Agriculture and Rural Development on inspecting and evaluating new varieties in the testing and trial production processes.

- Receive and evaluate applications for recognition of a variety produced on a trial basis, set up a specialized scientific council to evaluate test results, and decide whether to recognize it.

- Receive and evaluate applications for official recognition of a new agricultural plant variety and submit them to the Ministry to establish a specialized scientific council to evaluate trial production results for official recognition.

-  Carry out inspections and settle complaints and accusations in testing, trial production, recognition, and naming of a new plant variety.

b) The National Center for Plant and Fertilizer Testing is an authority which helps the Department of Crop Production and shall:

- Perform the leading duty in providing guidance, supervising, and coaching nationwide testing facilities in specialized knowledge, manage the nationwide unification of plant varieties’ names, receive application forms for testing, and supervise breeder testing organizations and individuals.

- Directly perform the duty of testing plant species according to the appointing of the Ministry Of Agriculture And Rural Development.

2. The Department of Science and Technology shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Cooperate with the Department of Crop Production on monitoring, evaluate varieties in the testing and trial production processes, and participate in the scientific council to consider whether to recognize agricultural plant varieties.

3. The Departments of Agriculture and Rural Development shall:

a) Monitor and supervise testing and trial production of new plant varieties in the area.

b) Evaluate trial production results and propose exceptional recognition of new varieties. 

c) Inspect and resolve complaints and accusations in testing and trial production of plant varieties in the area.

Article 17. Final term

Difficulties that arise during the implementation of this document should be reported to the Ministry Of Agriculture And Rural Development.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 95/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007 Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


27.514

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.170.19
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!