Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 911/QĐ-TTg 2022 Đề án bảo vệ môi trường hoạt động thủy sản 2021 2030

Số hiệu: 911/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Văn Thành
Ngày ban hành: 29/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 911/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây viết tắt là Đề án) với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản; phòng ngừa và giải quyết các sự cố môi trường; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sống, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản được điều tra, đánh giá, quản lý và kiểm soát; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học;

- Nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội từng bước được nghiên cứu, kiểm kê, đánh giá; xây dựng, áp dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và đầu tư phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản;

- Xử lý các vấn đề môi trường trong hoạt động thủy sản; tăng cường năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản;

- Mạng lưới, hoạt động quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích) được triển khai hiệu quả; cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường thủy sản được xây dựng và tích hợp vào cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, quốc gia;

- Hoạt động bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; bảo vệ môi trường sống các loài thủy sinh, phục hồi hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi thủy sản (rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô...) được triển khai hiệu quả, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; xây dựng và ban hành được ít nhất 02 kế hoạch hành động bảo tồn, bảo vệ và tái tạo một số loài thủy sản ưu tiên bảo vệ;

- 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản; 80% doanh nghiệp thủy sản; từ 30 - 50% ngư dân, hộ nuôi trồng thủy sản được tập huấn/phổ biến pháp luật, đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường ngành thủy sản;

- Góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; duy trì mức tăng hàng năm 8% diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và bền vững;

- Mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản được nghiên cứu, áp dụng và từng bước được nhân rộng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

a) Rà soát, xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, nghiên cứu và đề xuất xây dựng/sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản đảm bảo tính đặc thù chuyên ngành;

- Xây dựng, ban hành các quy định, hướng dẫn kỹ thuật về chủ động phòng ngừa, kiểm soát nguồn thải trong các hoạt động thủy sản có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, sửa đổi, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản;

- Xây dựng, triển khai các kế hoạch quản lý môi trường trong hoạt động thủy sản;

- Xây dựng các quy định nhằm thực hiện mục tiêu thu gom, giảm thiểu chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản; đặc biệt đối với các cơ sở/hộ gia đình khai thác, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh quy mô nhỏ.

b) Chủ động phòng ngừa, quản lý, kiểm soát nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản; quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích)

- Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn thải trong các hoạt động thủy sản (khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy sản);

- Xây dựng, ban hành kế hoạch quản lý môi trường và thực hiện các giải pháp kiểm soát chất thải các hoạt động thủy sản; chú trọng việc kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm tại vùng ven biển, các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao;

- Chủ động trong giải quyết các vấn đề môi trường, các vấn đề phát sinh trong hoạt động thủy sản;

- Rà soát, kiện toàn, xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường (đất, nước, trầm tích); thực hiện quan trắc môi trường thường niên (đất, nước, trầm tích) tại các vùng nuôi tập trung/trọng điểm, hệ thống cảng cá, nguồn cung nước đầu vào và đầu ra cho các vùng nuôi trồng thủy sản, các làng nghề chế biến thủy sản, khu bảo tồn biển và khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; triển khai Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực về quan trắc môi trường cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động địa phương;

- Cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường thủy sản được xây dựng và tích hợp vào cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, quốc gia;

- Điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường các khu vực nuôi trồng thủy sản hoang hóa; xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tạo, phục hồi các khu vực ô nhiễm do tác động từ hoạt động nuôi trồng thủy sản;

- Triển khai Kế hoạch quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 (Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

- Thực thi quy định tại Phụ lục V của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản.

c) Kiểm kê, đánh giá nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát bền vững ngành thủy sản

- Điều tra, đánh giá, kiểm kê nguồn vốn tự nhiên thủy sản (giá trị vật thể, giá trị phi vật thể... của nguồn lợi thủy sản, môi trường sống thủy sản, hệ sinh thải thủy sản...);

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách, cơ chế sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự nhiên thủy sản;

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế về chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái tạo nguồn lực đảm bảo sử dụng nguồn vốn tự nhiên (giá trị vật thể, phi vật thể...) bền vững;

- Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng cơ chế Trách nhiệm mở rộng tự nguyện của nhà sản xuất, nhập khẩu liên quan đến lĩnh vực thủy sản;

- Triển khai hiệu quả Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản.

d) Hướng dẫn, kiểm tra, xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản

- Các mô hình phòng ngừa, kiểm soát, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường được nghiên cứu, xây dựng và từng bước áp dụng trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản, hạ tầng cơ sở thủy sản; kế hoạch phòng ngừa, kiểm soát, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong hoạt động thủy sản được xây dựng; hướng dẫn kỹ thuật được xây dựng và áp dụng trên toàn quốc;

- Nâng cao năng lực, kỹ năng phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường cho các bên có liên quan;

- Tham gia ứng phó sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý theo phân công của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

đ) Thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản

- Áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên thủy sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các hoạt động thủy sản;

- Chuyển đổi mô hình thủy sản theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; phát triển sản xuất thủy sản hữu cơ, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ;

- Nghiên cứu, xây dựng và từng bước áp dụng mô hình doanh nghiệp/cơ sở/cụm làng nghề/tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản, chế biến, khai thác, kinh doanh thủy sản theo hướng sản xuất xanh, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường;

- Áp dụng các mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái;

- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ triển khai và nhân rộng các mô hình phát triển cụm liên kết/cụm làng nghề chế biến thủy sản bền vững, mô hình về chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững, chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; mô hình sản xuất thủy sản hữu cơ, bảo đảm kết nối với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

e) Bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, phục hồi hệ sinh thái quan trọng góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học

- Bảo vệ môi trường sống (chất lượng môi trường, các hệ sinh thái điển hình: rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn...) của các loài thủy sản;

- Mở rộng hệ thống các khu bảo tồn biển; khoanh vùng, công nhận và giao quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp bảo tồn dựa trên khu vực hiệu quả khác (OECM) tạo động lực cho việc bảo tồn bên ngoài khu bảo tồn;

- Xây dựng và thực hiện Dự án phục hồi các hệ sinh thái cốt lõi đối với nguồn lợi thủy sản: rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, các khu vực cửa sông, ven biển, biển được xác định là bãi đẻ, ương dưỡng, khu vực giống của các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế, các loài đặc hữu, bản địa;

- Xây dựng các chương trình/kế hoạch hành động bảo tồn, bảo vệ và phát triển các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, các loài cần được ưu tiên bảo vệ để đáp ứng được yêu cầu của các thị trường xuất khẩu;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen thủy sản nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu, bản địa; thúc đẩy tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên di truyền thủy sản;

- Tăng cường ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;

- Kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn các loài thủy sản ngoại lai xâm hại.

2. Giải pháp

a) Nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản đối với các bên có liên quan

- Phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quan điểm coi “môi trường là điều kiện, nền tảng, là yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế, xã hội bền vững” theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Từng bước thay đổi nhận thức, tư duy của các cấp, các ngành trong hoạch định chính sách phát triển;

- Nâng cao nhận thức, hiểu biết về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khuyến khích các doanh nghiệp, hộ sản xuất/kinh doanh thủy sản thực hiện các tiêu chuẩn, cam kết tự nguyện về môi trường; ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội về môi trường của các doanh nghiệp sản xuất thủy sản, cộng đồng ngư dân;

- Truyền thông về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thủy sản nói riêng, bảo vệ môi trường nói chung tới các bên có liên quan, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng ngư dân, người nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản và cộng đồng dân cư tham gia hoạt động thủy sản.

b) Phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ trong hoạt động thủy sản, trong xử lý chất thải từ các hoạt động thủy sản

- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các hoạt động thủy sản theo hướng công nghệ tiên tiến hiện đại, thân thiện với môi trường giảm thiểu chất thải theo kinh tế tuần hoàn;

- Xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong xử lý chất thải từ các hoạt động thủy sản; xã hội hóa, nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức đánh giá sự phù hợp lĩnh vực môi trường;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường thủy sản được kết nối liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thủy sản; cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên, kịp thời. Từng bước chuyển đổi số cơ sở dữ liệu môi trường thủy sản;

- Ứng dụng công nghệ 4.0, công nghệ thông tin, viễn thám, AI, truy xuất nguồn gốc... trong theo dõi, kiểm tra giám sát quy trình sản xuất, kinh doanh, xử lý môi trường.

c) Đầu tư xây dựng hạ tầng đảm bảo việc xử lý, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải; mạng lưới quan trắc môi trường thủy sản

- Đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm, hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, làng nghề chế biến thủy sản... đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường;

- Phát triển mạng lưới quan trắc môi trường thủy sản từ Trung ương tới địa phương một cách đồng bộ; xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc môi trường thủy sản (nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản, cơ sở hạ tầng thủy sản) một cách hiệu quả;

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng bộ cho các khu bảo tồn biển nhằm thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững.

d) Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng đầu tư, duy trì phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản; huy động, xã hội hóa nguồn lực trong bảo vệ môi trường thủy sản

- Xây dựng chính sách quy định pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản;

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái thủy sản tạo nguồn tài chính bền vững cho hoạt động bảo vệ, duy trì, phát triển hệ sinh thái thủy sản; cơ chế, chính sách, ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản thân thiện với môi trường;

- Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ môi trường trong tái chế, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực thủy sản;

- Phát huy vai trò của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; khuyến khích, hỗ trợ hình thành Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng nhằm tạo nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản;

- Khuyến khích, hỗ trợ hình thành đối tác công tư (PPP) trong bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản;

- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ chế Trách nhiệm mở rộng tự nguyện của các doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường thủy sản;

- Nghiên cứu, xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong sản xuất thủy sản.

đ) Tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thủy sản

- Rà soát, khắc phục chồng chéo, bất cập về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường giữa các bộ, ngành; thực hiện phân cấp giữa Trung ương và địa phương đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;

- Triển khai các quy định về bảo vệ môi trường theo cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia;

- Thực hiện kiểm tra, giám sát trách nhiệm quản lý địa phương đối với công tác bảo vệ môi trường;

- Tăng cường giám sát cộng đồng đối với bảo vệ môi trường thủy sản; minh bạch hóa thông tin về môi trường, bảo vệ môi trường thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.

e) Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

- Thực thi các quy định, cam kết về môi trường trong các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy sản;

- Hợp tác chặt chẽ với các quốc gia láng giềng, các quốc gia trong khu vực ASEAN về các vấn đề môi trường xuyên biên giới: nguồn lợi thủy sản, rác thải nhựa đại dương, loài nguy cấp, quý hiếm, ô nhiễm môi trường biển...;

- Tăng cường hợp tác đa phương: thúc đẩy thực thi các cam kết về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thu hút các dự án hỗ trợ kỹ thuật.

III. CÁC DỰ ÁN VÀ NHIỆM VỤ ƯU TIÊN

- Truyền thông, nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản;

- Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất, xây dựng các chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản thân thiện với môi trường thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh;

- Chương trình điều tra, đánh giá, kiểm kê nguồn vốn tự nhiên thủy sản (giá trị vật thể, giá trị phi vật thể...) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;

- Điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm, lượng chất thải từ các hoạt động thủy sản và đề xuất giải pháp quản lý;

- Tăng cường năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản;

- Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích);

- Điều tra, đánh giá thực trạng công nghệ, áp dụng công nghệ trong xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản và đề xuất các giải pháp công nghệ xử lý chất thải trong hoạt động thủy sản;

- Đổi mới và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải trong các hoạt động thủy sản tạo tiền đề cho việc tận dụng, sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản dưới hình thức hợp tác công tư;

- Nghiên cứu và từng bước đầu tư xây dựng mô hình quản lý chất thải tiên tiến trong các hoạt động thủy sản;

- Xây dựng, cập nhật, vận hành cơ sở dữ liệu môi trường ngành thủy sản.

(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Căn cứ vào các nhiệm vụ được giao trong Đề án, các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và lập dự toán nhu cầu kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.

Các địa phương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy sản tại địa phương theo quy định.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan cơ liên quan tổ chức thực hiện Đề án; xây dựng kế hoạch quản lý môi trường, kiểm soát chất thải từ các hoạt động thủy sản; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án với các chương trình mục tiêu quốc gia và các Đề án, dự án có liên quan do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.

b) Tổ chức hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, 5 năm và tổng kết 10 năm; kịp thời đề xuất, kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, điều chỉnh Đề án, bổ sung các dự án, nhiệm vụ ưu tiên phù hợp với điều kiện thực tiễn.

c) Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong sản xuất thủy sản; tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thủy sản.

d) Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng, đầu tư, duy trì phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản; huy động, xã hội hóa nguồn lực trong bảo vệ môi trường thủy sản.

đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát, bổ sung các chính sách mang tính đặc thù của môi trường thủy sản để thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản. Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường thủy sản sẵn sàng kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

e) Xây dựng, triển khai các dự án, nhiệm vụ ưu tiên thuộc Đề án này.

g) Phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí ngân sách nhà nước cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Đề án và các dự án ưu tiên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; cân đối, bố trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án theo đúng tiến độ sau khi được cấp có thẩm quyền phân bổ.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo tỷ lệ chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thủy sản được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải đối với các cơ sở chế biến thủy sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản phù hợp với tính đặc thù của ngành, đảm bảo sự phát triển bền vững.

c) Chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình và triển khai có hiệu quả các biện pháp để ngăn ngừa, kiểm soát và phòng trừ các loài thủy sản ngoại lai xâm hại; tăng cường quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tăng cường chính sách hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong hoạt động thủy sản nhằm tăng năng suất, hiệu quả sản xuất và thân thiện với môi trường.

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan xây dựng, công bố tiêu chuẩn quốc gia, ưu tiên hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; triển khai các giải pháp về đánh giá sự phù hợp, áp dụng truy xuất nguồn gốc theo quan điểm, mục tiêu của Đề án;

c) Tăng cường hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ, bí quyết và giải pháp công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất xanh của thủy sản và trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thủy sản.

4. Bộ Tài chính

a) Chủ trì, hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp để thực hiện Đề án.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí ngân sách nhà nước cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành khác để thực hiện Đề án và các dự án ưu tiên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan, ưu tiên tổng hợp bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của ngân sách trung ương, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cân đối, bố trí kinh phí trong dự toán chi của các cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để thực hiện Đề án”.

5. Bộ Công an

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy sản.

6. Các bộ, ngành liên quan khác

a) Các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.

b) Phân bổ kinh phí từ nguồn dự toán chi ngân sách trung ương được cấp có thẩm quyền giao và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án; ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình, cộng đồng ngư dân; chú trọng cơ chế chính sách thúc đẩy các hoạt động thủy sản theo hướng xanh, sạch, kinh tế tuần hoàn, phù hợp với nguồn lực của địa phương.

b) Tổ chức quy hoạch sử dụng đất dành cho xử lý môi trường từ các hoạt động thủy sản tại các khu nuôi trồng thủy sản tập trung, cảng cá, các cụm công nghiệp làng nghề chế biến thủy sản.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch quản lý môi trường, kiểm soát chất thải từ các hoạt động thủy sản tại địa phương; xây dựng các mô hình kiểm soát chất thải từ các hoạt động thủy sản (nuôi trồng, khai thác, chế biến); mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ thủy sản tại địa phương; kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản tại địa bàn.

d) Phối hợp với các bộ, ngành và địa phương khác xây dựng cơ chế phòng ngừa, chủ động ứng phó sự cố môi trường hoạt động thủy sản có phạm vi liên tỉnh.

đ) Căn cứ điều kiện thực tế, lồng ghép các nội dung của Đề án này vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

e) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án đối với các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của ngân sách địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy sản tại địa phương.

8. Các Hội, Hiệp hội và các bên có liên quan

a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện cho các thành viên về trách nhiệm và vai trò trong hoạt động bảo vệ môi trường thủy sản; vận động tổ chức cá nhân, doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản.

b) Tham gia đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường thủy sản.

c) Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia hoạt động thủy sản, tham gia xử lý, tái chế chất thải từ hoạt động thủy sản.

(Kế hoạch thực hiện Đề án tại Phụ lục II kèm theo).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, PTTg
,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ;
- Lưu: VT
, NN (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Văn Thành

 

PHỤ LỤC I

CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị tính: Tỷ đồng.

STT

Tên chương trình/ dự án

Mục tiêu

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Dự trù kinh phí

Thời gian thực hiện dự kiến

Nguồn ngân sách

Nguồn xã hội hóa

1

Truyền thông, nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất thủy sản.

Nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất thủy sản.

- Thực hiện truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đến cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt với ngư dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất thủy sản.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành thủy sản cấp từ trung ương đến địa phương, các hội, hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội có liên quan, ngư dân, người nuôi trồng, chế biến thủy sản.

- Biên soạn, in ấn tài liệu, sổ tay hướng dẫn cho các lớp tập huấn, tài liệu tuyên truyền.

- Tổ chức các diễn đàn bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản cấp trung ương và ngoài nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, Hội, hiệp hội nghề nghiệp, Doanh nghiệp

50

80

2022 - 2030
(hằng năm).

- Thực hiện truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường đến cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt với nông, ngư dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất thủy sản tại địa phương;

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho ngư dân, người nuôi trồng, chế biến thủy sản tại địa phương;

- Biên soạn, in ấn tài liệu, sổ tay hướng dẫn cho các lớp tập huấn, tài liệu tuyên truyền;

- Tổ chức các diễn đàn bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản tại địa phương.

UBND các tỉnh, thành phố

Tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ,  Hội, hiệp hội nghề nghiệp, Doanh nghiệp

-

-

2022 - 2030

2

Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất, xây dựng các chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thủy sản thân thiện với môi trường thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Rà soát, đánh giá được tác động của các chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng đầu tư, duy trì phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản; huy động, xã hội hóa nguồn lực trong bảo vệ môi trường thủy sản; đề xuất, sửa đổi, bổ sung các chính sách mới để thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp/cơ sở sản xuất/hộ gia đình sản xuất theo hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Điều tra, đánh giá tác động của các chính sách: thực trạng các chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thủy sản thân thiện với môi trường;

Xây dựng, đề xuất các chính sách, cơ chế: Cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái thủy sản tạo nguồn tài chính bền vững cho hoạt động bảo vệ, duy trì, phát triển hệ sinh thái thủy sản, cơ chế, chính sách, ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thủy sản thân thiện với môi trường, cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ môi trường trong tái chế, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực thủy sản, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ hình thành đối tác công tư (PPP) trong bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố, Tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, Hội, hiệp hội nghề nghiệp, Doanh nghiệp

50

-

2023 - 2024, 2028 - 2029.

3

Chương trình điều tra, đánh giá, kiểm kê nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn vốn tự nhiên thủy sản (giá trị vật thể, giá trị phi vật thể...) được kiểm kê làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên thủy sản.

- Điều tra, đánh giá, kiểm kê tổng thể nguồn vốn tự nhiên thủy sản.

- Điều tra, đánh giá kiểm kê nguồn vốn tự nhiên thủy sản theo chuyên đề.

- Lượng giá nguồn vốn tự nhiên thủy sản.

- Đề xuất giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng, bảo tồn và phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường

150

-

2022 - 2030

- Điều tra, đánh giá, kiểm kê định kỳ nguồn vốn tự nhiên thủy sản theo chuyên đề (thuộc địa phương và không trùng với các nội dung, địa điểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện).

- Lượng giá nguồn vốn tự nhiên thủy sản theo chuyên đề.

- Đề xuất giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng, bảo tồn và phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

UBND các tỉnh, thành phố

Tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, Hội, hiệp hội nghề nghiệp, Doanh nghiệp

-

-

2022 - 2030

4

Điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm, lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản và đề xuất giải pháp quản lý.

Đánh giá được hiện trạng chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản; xác định khả năng tiếp nhận của các thủy vực đối với nguồn thải từ các hoạt động thủy sản; đề xuất giải pháp quản lý.

- Điều tra, đánh giá lượng thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản, gồm: hoạt động khai thác thủy sản trên biển, hoạt động tại cảng cá các tỉnh trọng điểm nghề cá; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung/vùng nuôi trồng thủy sản các đối tượng nuôi chủ lực, đối tượng nuôi chính; nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu thủy sản.

- Đánh giá, xác định khả năng tiếp nhận nguồn thải tại các thủy vực có các hoạt động sản xuất thủy sản trọng điểm.

- Đề xuất các giải pháp quản lý đảm bảo phát triển sản xuất thủy sản bền vững.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường

80

-

2023 - 2024, 2029 - 2030.

- UBND các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá lượng thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản tại địa phương gồm: hoạt động khai thác thủy sản trên biển, hoạt động tại cảng cá; vùng nuôi trồng thủy sản, cơ sở chế biến thủy sản quy mô nhỏ... tại địa phương (không trùng với phạm vi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện).

- Đánh giá, xác định khả năng tiếp nhận nguồn thải tại các thủy vực có các hoạt động sản xuất thủy sản của địa phương.

- Đề xuất các giải pháp quản lý đảm bảo phát triển sản xuất thủy sản bền vững tại địa phương.

UBND các tỉnh, thành phố

Bộ Tài nguyên và Môi trường

-

-

2022 - 2030

5

Tăng cường năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản.

Nâng cao năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tác động đối với con người và môi trường, góp phần phát triển thủy sản bền vững.

Đánh giá, phân cấp các nhóm nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản, xác định các nhóm nguy cơ cần ưu tiên tập trung đầu tư nguồn lực để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn phù hợp; xây dựng quy trình ứng phó cho các tình huống sự cố môi trường trong ngành thủy sản; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định trong ngành Thủy sản về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với sự cố môi trường; phối hợp tổ chức, tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống, ứng phó nguy cơ, sự cố môi trường; nâng cao năng lực cán bộ trong phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường

100

-

2022 - 2030
(hằng năm)

6

Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích).

Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất theo hướng bền vững.

Nâng cấp hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ ngành thủy sản; Ứng dụng công nghệ viễn thám GIS, 4.0 vào hệ thống quan trắc, cảnh báo; thực hiện Quan trắc môi trường tự động phục vụ quản lý ngành thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường

1.200*

-

2021 - 2030
(hằng năm)

7

Điều tra, đánh giá thực trạng công nghệ, áp dụng công nghệ trong xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản và đề xuất các giải pháp công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản.

Đánh giá được hiện trạng khoa học công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản; Đề xuất được các giải pháp khoa học công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản.

Điều tra, đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ trong xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải trong nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản; đề xuất các giải pháp công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường

20

-

2023 - 2024, 2029 - 2030.

8

Đổi mới và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản tạo tiền đề cho việc tận dụng, sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản dưới hình thức hợp tác công tư.

Hoàn thiện và đưa công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản tạo tiền đề cho việc tận dụng, sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong sản xuất thủy sản.

Hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ nghiên cứu, chuyển giao, thử nghiệm ứng dụng công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản tạo tiền đề cho việc tận dụng, sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ

160

100

2024 - 2030

9

Nghiên cứu và từng bước đầu tư xây dựng mô hình quản lý chất thải tiên tiến trong các hoạt động thủy sản.

Xây dựng được các mô hình quản lý chất thải: (i) từ hoạt động khai thác của tàu cá, các hoạt động tại cảng cá; (ii) tại vùng nuôi thủy sản tập trung; (iii) cụm/ cơ sở/ hộ gia đình nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ (iv) cụm/ cơ sở /hộ gia đình thu mua, chế biến thủy sản.

Mở rộng áp dụng mô hình.

- Thực hiện nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý chất thải: (i) từ hoạt động khai thác của tàu cá, các hoạt động tại cảng cá các tỉnh trọng điểm nghề cá; (ii) hoạt động tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung/vùng nuôi trồng thủy sản các đối tượng nuôi chủ lực, đối tượng nuôi chính; nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu thủy sản; (iii) nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu thủy sản và cụm thu mua, chế biến thủy sản.

- Từng bước áp dụng và mở rộng mô hình trên phạm vi toàn quốc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, Hội, hiệp hội nghề nghiệp, Doanh nghiệp

200

80

2023 - 2030

- Thực hiện nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý chất thải hoạt động sản xuất khai thác trên biển, hoạt động tại cảng cá; vùng nuôi trồng thủy sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản; cụm/cơ sở/hộ gia đình thu mua, chế biến thủy sản quy mô nhỏ,... tại địa phương (không trùng với phạm vi trung ương đã thực hiện).

- Từng bước áp dụng và mở rộng mô hình trên địa bàn tỉnh.

UBND các tỉnh/ thành phố

Tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, Hội, hiệp hội nghề nghiệp, Doanh nghiệp

-

-

2023 - 2030

10

Xây dựng, cập nhật, vận hành cơ sở dữ liệu môi trường ngành thủy sản.

Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường thống nhất, đồng bộ, cập nhật, chia sẻ và được kết nối liên thông giữa các cấp, các ngành; Bảo đảm thông tin môi trường được cung cấp kịp thời; Từng bước chuyển đổi số hóa cơ sở dữ liệu, thông tin về môi trường.

Phần mềm cơ sở dữ liệu môi trường ngành thủy sản được xây dựng, cập nhật và vận hành hiệu quả.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường

50

-

2022 - 2030

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

2.060

260

 

* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19 tháng 3 năm 2021 phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đã phân bổ nguồn kinh phí trung ương, địa phương đến năm 2025. Giai đoạn 2025 - 2030, nguồn kinh phí trung ương, địa phương sẽ tiếp tục được phân bổ theo yêu cầu quản lý cụ thể.

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên các dự án/nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Nguồn vốn

Thời gian thực hiện dự kiến

1

Phổ biến, triển khai, kiểm tra, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Đề án.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố

Ngân sách nhà nước

2022 - 2030

2

Truyền thông, nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ, Hội, hiệp hội nghề nghiệp, Doanh nghiệp

Ngân sách nhà nước, nguồn khác

2022 - 2030
(hằng năm)

3

Biên soạn, in ấn tài liệu, sổ tay hướng dẫn cho các lớp tập huấn, tài liệu tuyên truyền môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các tỉnh, thành phố, Tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ

Ngân sách nhà nước, nguồn khác

2022 - 2030

4

Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất, xây dựng các chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thủy sản thân thiện với môi trường thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, Hội, hiệp hội nghề nghiệp, Doanh nghiệp

Ngân sách nhà nước, nguồn khác

2023 - 2024, 2028 - 2029.

5

Chương trình, điều tra, đánh giá, kiểm kê nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, Hội, hiệp hội nghề nghiệp, Doanh nghiệp

Ngân sách nhà nước, nguồn khác

2022 - 2030

6

Tổ chức các diễn đàn, hội thảo về bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cơ quan quản lý, các doanh nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các tỉnh, thành phố, Tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, Hội, hiệp hội nghề nghiệp, Doanh nghiệp

Ngân sách nhà nước, nguồn khác

2022 - 2030
(hằng năm)

7

Điều tra, đánh nguồn ô nhiễm, lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản và đề xuất giải pháp quản lý.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngân sách nhà nước

2023 - 2024, 2029 - 2030.

8

Tăng cường năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngân sách nhà nước, nguồn khác

2022 - 2030
(hằng năm)

9

Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngân sách nhà nước, nguồn khác

2021 - 2030
(hằng năm)

10

Điều tra, đánh giá thực trạng công nghệ, áp dụng công nghệ trong xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản vả đề xuất các giải pháp công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngân sách nhà nước

2023 - 2024, 2029 - 2030.

11

Đổi mới và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản tạo tiền đề cho việc tận dụng, sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản dưới hình thức hợp tác công tư.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Khoa học và Công nghệ

Ngân sách nhà nước, nguồn khác

2024 - 2030
(hằng năm)

12

Nghiên cứu và từng bước đầu tư xây dựng mô hình quản lý chất thải tiên tiến trong các hoạt động thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố

Tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, Hội, hiệp hội nghề nghiệp, Doanh nghiệp

Ngân sách nhà nước, nguồn khác

2023 - 2030

13

Xây dựng, cập nhật, vận hành cơ sở dữ liệu môi trường trong ngành thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngân sách nhà nước, nguồn khác

2022 - 2030
(hằng năm)

14

Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật trong các hoạt động sản xuất thủy sản theo hướng giảm thiểu chất thải từ các hoạt động sản xuất thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các tỉnh, thành phố, Doanh nghiệp

Ngân sách nhà nước, nguồn khác

2023 - 2024

15

Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung/trọng điểm, nuôi biển, hệ thống cảng cá, các khu bảo tồn biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các tỉnh, thành phố, Tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ

Ngân sách nhà nước, nguồn khác

2021 - 2030

16

Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các tỉnh, thành phố, Tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ

Ngân sách nhà nước, nguồn khác

2021 - 2030
(hằng năm)

 

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM
---------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 911/QD-TTg

Hanoi, July 29, 2022

 

DECISION

APPROVING SCHEME FOR ENVIRONMENTAL PROTECTION IN FISHERY SECTOR IN THE 2021 – 2030 PERIOD

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on environmental protection dated November 17, 2020;

Pursuant to the Law on biodiversity dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law on Sea of Vietnam dated June 21, 2012;

Pursuant to the Law on Resources and Environment of Sea and Islands dated June 25, 2015;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 339/QD-TTg dated March 11, 2021 approving the Strategy for development of Vietnam’s fishery sector by 2030 with a vision by 2045;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development of Vietnam.

HEREBY DECIDES:

Article 1. The Scheme for environmental protection in fishery sector in the 2021 – 2030 period (hereinafter referred to as “Scheme”) is hereby given approval. The Scheme, inter alia, includes the following primary contents:

I. OBJECTIVES

1. General objectives:

Control and prevent pollution in fishery activities; prevent and deal with environmental emergencies; protect and develop aquatic resources and living environment, and thus contribute to the prevention of biodiversity loss; improve climate change adaptation capacity and reduce greenhouse gas emissions; formulate and develop circular economy and green economy models in fishery activities for the purposes of environmental protection and sustainable development of fishery sector.

2. Specific objectives by 2030

- Carry out investigation into, assessment, management and control of sources of pollution and waste from fishery activities; terminate the use of toxic chemicals in aquaculture which causes pollution of water sources and biodiversity loss;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Deal with environmental issues concerning fishery activities; improve capacity for preventing and warning environmental emergencies in fishery sector;

- Effectively develop aquatic environmental monitoring network and services (including soil, water and sediment monitoring); build and integrate aquatic environmental monitoring database into ministerial and national environmental database;

- Effectively carry out conservation, protection and development of aquatic resources; protection of living environment for aquatic species and restoration of important ecosystems for aquatic resources (including mangrove forests, seagrasses, coral reefs, etc.) which will make contribution to prevention of biodiversity loss; formulate and promulgate at least 02 actions plans for conservation, protection and regeneration of certain aquatic species which are given priority for protection;

- Provide training/drilling and disseminate laws, schemes and plans for protection of aquatic environment to 100% of officials and public employees in fishery sector, 80% of aquatic enterprises, 30% - 50% of fishers and aquaculture households;

- Contribute to improvement of climate change adaptation capacity and step up reduction of greenhouse gas emissions; maintain the annual increase of 8% of aquaculture zone applying sustainable and good aquaculture practices.

- Study, apply and gradually develop the circular economy and green economy models in the value chains of aquatic products in a large scale.

II. TASKS AND SOLUTIONS

1. Tasks

a) Review, formulate and revise regulations of law on environmental protection in fishery sector

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Formulate and promulgate technical regulations and guidelines on proactive prevention and control of waste from fishery activities posing high risk of environmental pollution; amend national technical regulations and standards for environmental protection in fishery sector;

- Formulate and implement plans for environmental protection in fishery sector;

- Formulate regulations with a view to achieving the objectives of collecting and reducing waste from fishery activities, especially waste generated by establishments/family households engaging in small-scale commercial fishing, aquaculture, processing and trading of aquatic products.

b) Proactively prevent, manage and control sources of pollution and waste from fishery activities; carry out environmental monitoring to serve the management of fishery sector (including soil, water and sediment monitoring)

- Carry out investigation and overall assessment of waste sources in fishery activities (commercial fishing, aquaculture, processing of aquatic products, fishery infrastructure facilities);

- Formulate and promulgate environmental management plans and implement solutions for control of waste from fishery activities; attach special importance to control and prevention of pollution in coastal areas and areas of high biodiversity value;

- Proactively deal with environmental issues and other issues arising in fishery activities;

- Review, strengthen and establish an environmental monitoring network (including soil, water and sediment monitoring); carry out annual environmental monitoring (including soil, water and sediment monitoring) at concentrated/key aquaculture zones, fishing port systems, water inlets and outlets of aquaculture zones, aquatic product processing villages, marine protected areas and protected zones of aquatic resources; implement the Plan for environmental monitoring, warning and supervision in fishery sector in the 2021 – 2025 period (enclosed with the Decision No. 1151/QD-BNN-TCTS dated March 19, 2021 of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam); organize training to improve monitoring capacity of local officials, public employees and workers.

- Build and integrate aquatic environmental monitoring database into ministerial and national environmental database;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Implement the Plan for management of marine plastic waste in fishery sector in the 2021 – 2030 period (enclosed with the Decision No. 687/QD-BNN-TCTS dated February 05, 2021 of the Ministry of Agriculture and Rural Development);

- Implement the provisions of Annex V of the International Convention for the Prevention of Pollution from Ships (MARPOL);

- Intensify inspection and supervision of environmental protection in fishery sector.

c) Inventory and assess aquatic natural capital serving sustainable development fishery sector

- Carry out investigation, assessment and inventory of aquatic natural capital (tangible and intangible values, etc. of aquatic resources, living environment of aquatic species, aquatic ecosystems, etc.);

- Study and formulate policies and mechanisms for efficient use of aquatic natural capital;

- Study and formulate policies and mechanisms for payment for ecosystem services in order to create resources for sustainable use of aquatic natural capital (tangible value, intangible value, etc.);

- Study, formulate and apply the mechanism for the Extended Producer Responsibility (EPR) in fishery sector;

- Effectively operate the Fund for Aquatic Resources Development and Protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Study, develop and gradually apply the model of preparedness, control and early warning of environmental emergencies to aquaculture, commercial fishing, processing of aquatic products, and fishery infrastructure facilities; formulate the plan for preparedness, control and early warning of environmental emergencies; formulate and implement technical guidelines nationwide;

- Improve capacity and skills in preventing and warning environmental emergencies of relevant parties;

- Participate in the process of response to environmental emergencies as assigned by the National Committee for Disaster Response, Search and Rescue.

dd) Promote application of circular economy and green economy models to fishery activities

- Apply science and technology, technological advances with the aim of efficiently using aquatic natural resources and reducing environmental pollution caused by fishery activities;

- Carry out fishery model transition towards circular economy and green economy models; develop organic, hi-tech and eco-friendly aquaculture production, and implement the National Action Program for sustainable production and consumption in 2021 – 2030 period enclosed with the Decision No. 889/QD-TTg dated June 24, 2020 of the Prime Minister of Vietnam;

- Study, develop and gradually apply the models of enterprises/establishments/trade villages/artels engaging in aquaculture, commercial fishing, processing and trading of aquatic products towards green production and use of eco-friendly materials;

- Apply the model of ecosystem-based adaptation to climate change in aquaculture production;

- Formulate instructional and training materials and give assistance in implementation and development of sustainable aquatic product processing linkage/trade village models, and models of sustainable aquatic product supply chains and supply chains associated with product origin traceability; organic aquaculture model which should be connected with the national product and goods traceability portal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- protect living environment for aquatic species (quality of environment and typical ecosystems: coral reefs, seagrasses, mangrove forests, etc.);

- Expand marine protected areas; carry out zoning, recognition and assignment of management of protected zones of aquatic resources;

- Study and develop other effective area-based conservation measures (OECM) to motivate conservation outside marine protected areas;

- Formulate and execute projects on restoration of key ecosystems for aquatic resources such as coral reefs, seagrasses, mangrove forests, estuary, coastal and marine areas which are identified as spawning, nursing or breeding grounds for rare and endangered aquatic species, aquatic species with high economic value, and endemic or native aquatic species;

- Formulate action programs/plans for conservation, protection and development of rare and endangered aquatic species, and aquatic species given priority for protection in order to meet requirements of exporting markets;

- Intensify prevention of illegal, unreported and unregulated fishing;

- Strictly control and prevent invasive alien aquatic species.

2. Solutions

a) Increase awareness of environmental protection in fishery activities of relevant parties

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Increase awareness and knowledge of green economy and circular economy; encourage enterprises and family households producing/trading aquatic products to implement standards and voluntary commitments on environment; increase awareness of compliance with law and fulfillment of environmental responsibility of producers of aquatic products and fishers;

- Promote the communication about environmental protection in fishery activities in particular, and the communication about environmental protection in general to relevant parties; attach special importance to fishers, aquaculture farmers, aquatic product processing workers and residential communities participating in fishery activities.

b) Carry out scientific development and apply technologies to fishery activities and treatment of waste generated from fishery activities

- Carry out scientific research and apply technological advances to fishery activities towards modern, advanced and eco-friendly technologies with the aim of reducing waste according to the circular economy model;

- Encourage private sector involvement and enterprises to do research and apply technologies to treatment of waste generated from fishery activities; allow private sector involvement and improve capacity of conformity assessment bodies in environment sector;

- Build, and frequently and punctually update the aquatic environment database which should be connected to the national fisheries database. Gradually carry out digital transformation regarding the aquatic environment database;

- Apply Industry 4.0 technologies, information technology, remote sensing, AI, origin traceability, etc. to monitoring and inspection of business processes and environmental remediation.

c) Invest in construction of infrastructure facilities serving the treatment, Collection, storage and transport of waste; aquatic environmental monitoring system

- Make investment in construction of synchronous infrastructure facilities in concentrated aquaculture zones, key aquaculture zones, fishing port system, storm shelters, aquatic product processing villages, etc. in accordance with regulations of law on environmental protection;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Make investment in construction of synchronous infrastructure facilities and equipment for marine protected areas with the aim of efficiently performing the conservation, protection and sustainable development of aquatic resources.

d) Study mechanisms and policies on giving incentives on exploitation, use, investment, maintenance and development of aquatic natural capital; mobilize resources and encourage private sector involvement in protection of aquatic environment

- Formulate policies, technical standards, national technical regulations, and technical guidelines for environmental protection in fishery sector;

- Study and formulate mechanisms for payment for aquatic ecosystem services in order to create sustainable finance for protection, maintenance and development of aquatic ecosystems; mechanisms and policies for giving incentives and assistance for eco-friendly fishery activities;

- Formulate mechanisms for encouraging enterprises to participate in provision of environmental services in recycling, waste treatment and treatment of environmental pollution in fishery sector;

- Promote the role of the Fund for Aquatic Resources Development and Protection; encourage and assist the establishment of provincial funds and community funds to raise finance for environmental protection in fishery sector;

- Encourage and assist establishment of public-private partnerships (PPP) in environmental protection in fishery sector;

- Study, formulate and promulgate the EPR mechanism for environmental protection in fishery sector;

- Study, develop and apply the circular economy and green economy models in aquaculture production in a large scale.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Review and deal with overlapping functions and tasks of state management of environmental issues amongst ministries and regulatory authorities; clearly divide authority and responsibility between central and provincial authorities with the aim of ensuring consistent and thorough management of performance of environmental protection tasks;

- Implement regulations on environmental protection set out in international treaties to which Vietnam is a signatory;

- Carry out inspection of provincial authorities’ management of environmental protection;

- Intensify community-based management of aquatic environmental protection; publicly disclose information on environment and environmental protection using information technology applications.

e) Promote international cooperation in environmental protection

- Implement regulations and commitments on environment set out in free trade agreements, especially new-generation free trade agreements, in order to ensure sustainable development of fishery sector;

- Closely cooperate with neighboring countries and ASEAN Member States in tackling cross-border environmental problems, including aquatic resources, marine plastic litter, rare and endangered aquatic species, marine pollution, etc.;

- Intensify multilateral cooperation: promote the implementation of commitments on environmental protection, biodiversity, sustainable use of natural resources, and attract investment in technical assistance projects.

III. PRIORITY PROJECTS AND TASKS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Carry out investigation and assessment of actual situations and propose/formulate policies and mechanisms on giving incentives and assistance for eco-friendly fishery activities with the aim of promoting circular economy and green economy;

- Implement programs on investigation, assessment and inventory of aquatic natural capital (tangible and intangible values, etc.) serving socio-economic development;

- Investigate into and assess sources of pollution and the volume of waste generated from fishery activities, and propose appropriate management solutions;

- Improve capacity for preventing and warning environmental emergencies in fishery sector;

- Carry out environmental monitoring serving management of fishery sector (soil, water and sediment monitoring);

- Investigate into and assess existing technologies and application of technologies to treatment of waste generated from aquaculture, commercial fishing and processing of aquatic products, and propose technological solutions for treatment of waste generated from fishery activities;

- Renovate and apply waste treatment technologies to fishery activities in order to establish the premiss for salvage and use of fishery waste and by-products in the form of public-private collaboration;

- Study and gradually make investment in development of advanced waste management model in fishery activities;

- Build, update and operate the aquatic environment database.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IV. FUNDING

Based on their tasks assigned under the Scheme, relevant ministries and regulatory authorities shall formulate annual action plans, make and submit costs estimates for such plans to competent authorities for approval in accordance with regulations of the Law on State Budget.

Provincial governments shall consider allocating funding derived from their local government budgets and mobilizing other lawful sources of funding for implementing environmental protection in fisher sector in their provinces as prescribed.

Article 2. Implementation organization

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall:

a) play the leading role and cooperate with relevant ministries, regulatory authorities, provincial People's Committees and relevant agencies in organizing the implementation of this Scheme; formulating plans for environment management and control of waste generated from fishery activities; proactively including objectives and tasks of this Schemes in national target programs and relevant schemes and projects in charge by the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam.

b) instruct, supervise, expedite, inspect and carry out preliminary assessment of annual, 5-year and 10-year implementation of the Scheme; propose or request the Prime Minister of Vietnam to issue decisions on settlement of issues arising beyond its authority, make amendments to this Scheme and/or supplement priority projects/tasks in conformity with actual conditions.

c) organize activities to raise awareness of environmental protection in aquaculture productions; intensify implementation of policies and law on environmental protection in fishery activities.

d) study mechanisms and policies on giving incentives on exploitation, use, investment, maintenance and development of aquatic natural capital; mobilize resources and encourage private sector involvement in protection of aquatic environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) formulate and implement priority projects and tasks of this Scheme.

g) cooperate with the Ministry of Finance of Vietnam in consolidating and requesting competent authorities to allocate funding derived from state budget to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam for implementing this Scheme and priority projects in accordance with regulations of the Law on State Budget and its guiding documents; balance and allocate funding for performing tasks set out in this Scheme according to the prescribed schedule after receiving funds allocated from competent authorities.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam shall:

a) play the leading role and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam in ensuring that hazardous solid waste generated from production, trading, import and export of aquatic products is collected, transported and treated in a manner that meet environmental protection requirements.

b) play the leading role and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam in formulating national technical regulations on waste management applicable to aquatic product processing plants and aquaculture establishments in conformity with specific characteristics of the fishery sector so as to ensure sustainable development of the fishery sector.

c) play the leading role and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam in formulating programs for and efficiently implementing measures for prevention, control and eradication of invasive alien aquatic species; intensify biosafety management of genetically modified organisms.

3. The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall:

a) play the leading role and cooperate with relevant ministries and regulatory authorities in intensifying implementation of support policies for investment, research on application and transfer of high and eco-friendly technologies in fishery activities in order to increase productivity and efficiency in production and environmental friendliness.

b) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam and relevant ministries and regulatory authorities in formulating and announcing national standards which should be in line with international and regional standards; appraise national technical regulations; implement solutions for conformity assessment and origin traceability according to viewpoints and objectives of this Scheme;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The Ministry of Finance of Vietnam shall:

a) take charge and give instructions for management, use and statement of funding for non-profit activities allocated for implementing the Scheme.

b) play the leading role and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam in consolidating and requesting competent authorities to balance and allocate funding from state budget to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam, relevant ministries and regulatory authorities for implementing the Scheme and executing priority projects in accordance with regulations of the Law on state budget and its guiding documents. Based on the balancing capacity of the central government budget and at the request of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam, and relevant ministries and regulatory authorities, prioritize allocation of funding in annual recurrent expenditure estimate of the central government budget, submit it to competent authorities for considering and issuing decisions to balance and allocate the estimated funding to relevant authorities and units in accordance with regulations of the Law on state budget and its guiding documents for implementing the Scheme.

5. The Ministry of Public Security of Vietnam shall:

Intensify inspection of handling of violations against regulations on environmental protection in fishery sector.

6. Other relevant ministries and regulatory authorities:

a) Relevant ministries and regulatory authorities shall, within the ambit of their assigned functions and tasks, play the leading role and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam in efficiently implementing contents and tasks of the Scheme.

b) Allocate funding according to expenditure estimate of the central government budget allocated by competent authorities and other lawful funding sources for performing assigned tasks in accordance with regulations of law.

7. Each provincial People’s Committee shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Organize planning for use of land for environmental remediation in respect of fishery activities in concentrated aquaculture zones, fishing ports and aquatic product processing industrial parks and villages.

c) play the leading role and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam in formulating plans for environment management and control of waste generated from fishery activities in their province; developing models of control of waste generated from fishery activities (aquaculture, commercial fishing, processing of aquatic products); circular economy model in local linkages of production, processing and consumption of aquatic products; inspect compliance with regulations of law on environmental protection by entities performing fishery activities in their province.

d) Cooperate with ministries, regulatory authorities and other local governments in formulating mechanisms for preparedness and response to inter-provincial environmental emergencies arising from fishery activities.

dd) Based on actual conditions, combine contents of this Scheme with provincial socio-economic development plans.

e) Request the Provincial People’s Council to allocate funding for implementing the Scheme in respect of tasks funded by local government budget in accordance with current regulations on division of state budget authority; mobilize other lawful funding sources for performing environmental protection activities in fishery activities in their province.

8. Relevant associations and parties

a) Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam, and local governments in disseminating information and instruct their members of responsibility and role in performing environmental protection in fishery sector; mobilize and remind individuals and enterprises to comply with regulations of law on environmental protection in fishery sector.

b) Participate in proposal of mechanisms, policies and measures for encouraging and assisting entities in making investment in environmental protection in fishery sector.

c) Organize implementation or cooperate with relevant state management agencies in efficiently implementing policies on giving assistance to people, cooperatives and enterprises in performing fishery activities and participating in treatment and recycling of waste generated from fishery activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. This Decision comes into force from the date on which it is signed.

Article 4. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of governmental agencies, Chairpersons of Provincial People’s Committees, and relevant organizations and individuals shall implement this Decision.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Le Van Thanh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 29/07/2022 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.703

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.125.137
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!