ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
85/2008/QĐ-UBND
|
Vũng
Tàu, ngày 30 tháng 12 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH BẢNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA
– VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên
tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2008 của
liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về
nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2008/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về việc quy định bảng giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
210/TTr-SNN-LN ngày 15 tháng 12 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định
bảng giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kèm theo Quyết định
này.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn có trách nhiệm triển khai và hướng dẫn thực hiện quy định
bảng giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh theo nội dung được phê duyệt tại Điều
1.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các chủ rừng và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Thới
|
QUY ĐỊNH
BẢNG
GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
( Ban hành kèm theo quyết định số 85/2008/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2008 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu )
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng.
Giá quyền sử dụng rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên (gọi chung là giá quyền sử dụng
rừng); giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng (gọi là giá quyền sở hữu
rừng trồng) là căn cứ để:
- Tính tiền sử dụng rừng khi Nhà
nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị
quyền sở hữu rừng trồng khi Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng theo
quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Tính tiền thuê rừng, thuê môi
trường rừng khi Nhà nước cho thuê rừng, thuê môi trường rừng không thông qua
đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng quy định tại Điều 25 Luật
Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
- Tính tiền bồi thường khi Nhà
nước thu hồi rừng quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Tính giá trị vốn góp bằng
quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng của Nhà nước tại Doanh nghiệp quy
định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 35 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Tính tiền bồi thường đối với
người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại
cho Nhà nước.
- Tính các loại thuế, phí, lệ
phí theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
Bảng giá các loại rừng trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu áp dụng đối với cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức,
cá nhân nước ngoài liên quan đến việc xác định và áp dụng giá các loại rừng tại
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Điều 3. Một số khái niệm.
1. Giá các loại rừng quy định
tại Điều 1 Nghị định số 48/2007/CĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ là
giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự
nhiên (gọi chung là giá quyền sử dụng rừng) và giá quyền sở hữu rừng sản xuất
là rừng trồng (gọi là giá quyền sở hữu rừng trồng).
2. Trạng thái rừng IV là những
lâm phần nguyên sinh hay thứ sinh ở giai đoạn phát triển ổn định, có cấu trúc
đặc trưng của các kiểu rụng lá.Trữ lượng M/ha > 300 m3, trữ lượng của những
cây có đường kính 40 cm trở lên thường lớn hơn 50% tổng trữ lượng.
3. Trạng thái rừng IIIB là những
lâm phần trạng thái IV đã qua khai thác tác động ở mức độ nhẹ, cấu trúc rừng
vốn có hầu như chưa bị thay đổi. Trữ lượng M/ha từ 231 m3 đến 300 m3, trữ lượng
của những cây có đường kính > 40 cm đạt từ 30 – 50%.
4. Trạng thái rừng IIIA3 là
những lâm phần ở trạng thái IV đã qua khai thác chọn tới mức độ vừa, cấu trúc
của những cây có đường kính 40 cm trở lên đã bị khai thác sử dụng. Trữ lượng
M/ha từ 161 m3 đến 230 m3. Trạng thái rừng IIIA3 còn bao gồm cả những lâm phần
đã bị khai thác ở mức độ tương đối mạnh (IIIA2) sau một thời gian phát triển
phục hồi tạo nên.
5. Trạng thái rừng IIIA2 là
những lâm phần ở các trạng thái IV hay IIIB bị khai thác, tác động mạnh cấu
trúc vốn có của rừng nguyên sinh đã bị biến đổi nhiều, tán rừng bị trống, đa số
những cây thành thục ở tầng chính đã bị khai thác. Trữ lượng M/ha từ 91 m3 đến
160 m3, tỷ lệ % cây có đường kính từ 40 cm trở lên nhỏ hơn hoặc bằng 10%. Rừng
ở trạng thái này thường không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu khai thác chính,
trong rừng xuất hiện nhiều dây leo, bụi rậm, chất lượng rừng suy giảm. Trạng
thái rừng IIIA2 có bao gồm những lâm phần khai thác quá mức (IIIA1) sau một
thời gian phục hồi đã tạo nên một lớp cây tương lai và đường kính từ 15 cm đến
20 cm, có triển vọng.
6. Trạng thái rừng IIIA1 là
những lâm phần bị khai thác quá mức, tài nguyên rừng bị kiệt quệ. Cấu trúc vốn
có của rừng nguyên sinh bị phá vỡ hoàn toàn. Tán rừng bị trống thành từng mảng
lớn, cây lớn còn lại thường là những cây cong queo sâu bệnh. Trữ lượng M/ha
< 90 m3. Trong rừng xuất hiện nhiều dây leo bụi rậm.
7. Trạng thái rừng IIA là rừng
non tái sinh phục hồi chưa ổn định, M/ha > 50 m3.
8. Trạng thái rừng IIB là rừng
non tái sinh phục hồi, M/ha > 80 m3.
9. Các kiểu đất rừng:
- Kiểu IA đặc trưng bởi thực bì
cỏ, lau, lách hay chuối rừng.
- Kiểu IB đặc trưng bởi lớp thực
bì cây bụi, cũng có thể có một số cây gỗ, tre mọc rải rác…
- Kiểu IC đặc trưng là đã có cây
thân gỗ tái sinh với số lượng đáng kể nằm trong 2 loại kể trên. Chỉ xếp vào
loại IC khi tái sinh có chiều cao bình quân đạt từ 1 m trở lên và mật độ N/ha ≥
1000 cây.
10. Rừng ngập mặn (đước, sú,
vẹt…) thuần loại chỉ xác định khi:
- Đường kính D < 6 cm với
N/ha ≥ 1.500 cây.
- Đường kính D từ 6 cm - 12 cm
với N/ha ≥ 1000 cây.
- Đường kính D từ 12cm đến 17,9
cm với N/ha ≥ 600 cây.
- Đường kính D từ 19 cm đến 23,9
cm với N/ha ≥ 400 cây.
- Đường kính D > 24 cm với
N/ha ≥ 200 cây.
Điều 4. Cách xác định giá các
loại rừng.
Giá các loại rừng được tính toán
công khai, minh bạch, khách quan và khoa học; được căn cứ vào vị trí khu rừng,
trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản và giá trị lâm sản tại thời điểm
định giá. Các khu rừng cùng loại, cùng chức năng, tương đương về vị trí khu
rừng, có trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản như nhau thì có cùng
mức giá.
Giá các loại rừng không bao gồm
giá đất, động vật, vi sinh vật, lâm sản ngoài gỗ và cảnh quan môi trường rừng.
Giá các loại rừng chủ yếu được
xác định bằng các phương pháp: phương pháp thu nhập và phương pháp chi
phí.
Chương II
BẢNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG
Điều 5. Giá rừng trồng.
Giá rừng trồng được tính bằng
phương pháp chi phí bao gồm tất cả các loại chi phí đầu tư như : vật tư, cây
giống, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ phòng cháy, chữa cháy rừng tính từ năm
định giá đến tuổi khai thác (đối với rừng trồng kinh tế) và từ năm định giá đến
thời điểm rừng trồng được định hình (đối với rừng trồng cây gỗ lớn) cộng với
lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại ngân hàng thương mại có mức lãi
suất cao nhất trên địa bàn ở thời điểm định giá.
- Giá 01 ha rừng trồng cây gỗ
lớn (thuần loại 01 loài gỗ lớn hoặc hỗn giao giữa các loài gỗ lớn) với mật độ
từ 500 – 700 cây/ha trong thời gian 12 năm bình quân là 27.000.000 đồng/ha.
- Giá 01 ha rừng trồng thuần
loại các nhóm cây: keo lá tràm, bạch đàn, đước… với mật độ tối thiểu đạt được
từ 1500 cây/ha trở lên là 26.000.000 đồng/ha trong thời gian 5 năm.
- Giá 01 ha rừng trồng thuần
loại cây phi lao với mật độ tối thiểu đạt được từ 1.500 cây trở lên 53.000.000
đồng/ha trong thời gian 5 năm.
Điều 6. Giá rừng tự nhiên.
Giá rừng tự nhiên được tính bằng
phương pháp thu nhập kết hợp với phương pháp chi phí cộng với lãi suất tiền gửi
tiết kiệm kỳ hạn một năm tại ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao nhất trên
địa bàn ở thời điểm định giá. Phương pháp thu nhập được xác định trên cơ sở
trạng thái rừng, trữ lượng rừng, chất lượng lâm sản quy đổi thành giá trị bằng
tiền. Phương pháp chi phí bao gồm các loại chi phí đã đầu tư phục vụ cho công
tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn gìn giữ môi trường tính đến thời điểm định giá. Cụ
thể giá 01 ha rừng tự nhiên theo từng trạng thái như sau:
- Đất rừng IA, IB : 8.000.000
đồng/ha.
- Đất rừng IC : 15.000.000
đồng/ha.
- Rừng tự nhiên IIA : 57.000.000
đồng/ha.
- Rừng tự nhiên IIB : 82.000.000
đồng/ha.
- Rừng tự nhiên IIIA1 :
85.000.000 đồng/ha.
- Rừng tự nhiên IIIA2 :
154.000.000 đồng/ha.
- Rừng tự nhiên IIIA3 :
181.000.000 đồng/ha.
Điều 7. Giá thuê rừng.
1. Giá thuê rừng, thuê môi
trường rừng được xác định bằng công thức:
Giá
thuê rừng
|
=
|
Giá rừng (1 -
|
1
|
)
|
(1
+ i)n
|
Trong đó:
- i là lãi suất cơ bản tiền gửi
ngân hàng tại thời điểm tính giá rừng là 14%/năm.
- n là khoảng thời gian cho thuê
rừng (tính theo năm).
Trong trường hợp các khu rừng
cùng loại, cùng chức năng, có trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản
như nhau nhưng khác nhau về vị trí và điều kiện thuận lợi thì mức giá
thuê rừng được nhân với hệ số k. (k = 1,5 đối với các khu rừng có điều kiện
thuận lợi về giao thông đi lại; k = 2 đối với các khu rừng có điều kiện thuận
lợi về giao thông cùng với lợi thế về cảnh quan tự nhiên như biển, hồ, di tích
lịch sử, văn hóa…).
2. Giá thuê rừng, thuê môi
trường rừng cụ thể như sau:
* Đối với rừng trồng:
+ Rừng trồng cây gỗ lớn:
27.000.000 đ/ha/50 năm = 540.000 đ/ha/năm.
+ Rừng trồng thuần loại Tràm BV,
Bạch đàn, đước: 26.000.000 đ/ha/50 năm = 520.000 đ/ha/năm.
+ Rừng trồng cây phi lao :
53.000.000 đ/ha/50 năm = 1.060.000 đ/ha/năm.
* Đối với rừng tự nhiên:
+ Rừng tự nhiên III3:
181.000.000 đ/ha/50
năm = 3.620.000
đ/ha/năm.
+ Rừng tự nhiên IIIA2:
154.000.000 đ/ha/50
năm = 3.080.000
đ/ha/năm.
+ Rừng tự nhiên IIIA1:
85.000.000 đ/ha/50
năm = 1.700.000
đ/ha/năm.
+ Rừng tự nhiên
IIB: 82.000.000 đ/ha/50
năm = 1.640.000
đ/ha/năm.
+ Rừng tự nhiên
IIA: 57.000.000 đ/ha/50
năm = 1.140.000
đ/ha/năm.
+ Đất rừng tự nhiên IC:
15.000.000 đ/ha/50
năm
= 300.000 đ/ha/năm.
+ Đất rừng tự nhiên IB, IA:
8.000.000 đ/ha/50
năm
= 160.000 đ/ha/năm.
Điều 8. Xác định tiền bồi
thường thiệt hại đối với người vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng thuộc sở
hữu nhà nước.
Tiền bồi thường thiệt hại đối
với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng phải bồi thường
cho nhà nước, bao gồm giá rừng và giá trị môi trường của rừng.
Giá trị về môi trường được tính
bằng giá rừng nhân với hệ số k từ 2 đến 5 tùy theo từng loại rừng. Hệ số k được
xác định như sau:
- Đối với rừng đặc dụng hệ số k
là 5;
- Đối với rừng phòng hộ hệ số k
là 4;
- Đối với rừng sản xuất là rừng
trồng hệ số k là 2.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Điều chỉnh giá các
loại rừng.
Giá các loại rừng trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được điều chỉnh căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị
định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ.
Điều 10. Điều khoản thi hành.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh trong
việc tổ chức thẩm định giá các loại rừng; kiểm tra, xử lý giải quyết những vấn
đề liên quan đến việc định giá các loại rừng thuộc thẩm quyền.
- Các chủ rừng có trách nhiệm kê
khai số liệu thống kê rừng, kiểm kê rừng; cập nhật, theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng, làm cơ sở trong việc áp giá khi thực hiện cho thuê rừng, thuê môi
trường rừng theo quy định.
- Các tổ chức kinh tế được nhà
nước giao rừng, cho thuê rừng, thuê môi trường rừng có trách nhiệm trả tiền sử
dụng rừng, tiền thuê rừng để được sử dụng rừng vào mục đích khai thác lâm sản;
kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có) theo quy
chế quản lý và sử dụng rừng do nhà nước ban hành.
- Những người có hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại về rừng phải nộp tiền bồi
thường cho nhà nước theo quy định, bao gồm giá trị về lâm sản và giá trị về môi
trường của rừng bị thiệt hại.
Điều 11. Trong quá trình
tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành
phố và các chủ rừng có trách nhiệm phản ánh, đề xuất ý kiến gửi về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc trình
UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.