Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 815/QĐ-UBND 2017 Kế hoạch phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn Phú Nhuận Hồ Chí Minh

Số hiệu: 815/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Quận Phú Nhuận Người ký: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Ngày ban hành: 27/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN PHÚ NHUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 815/-UBND

Phú Nhuận, ngày 27 tháng 7 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 11/6/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn thành phố;

Căn cứ Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 52/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của Ủy ban nhân dân quận về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (tại Tờ trình số 289/TTr-TNMT ngày 18 tháng 7 năm 2017),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2017-2020.

Điều 2. Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị có liên quan thuộc quận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao và nội dung của Kế hoạch này để xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn giai đoạn 2017 - 2020. Báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 15 tháng 10 hàng năm về Phòng Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân quận báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

Điều 3. Giao Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực, xây dựng chương trình làm việc hàng năm, chi tiết công việc để theo dõi, kiểm tra giám sát năm 2017 và những năm tiếp theo; tổng hợp báo cáo theo thời gian quy định tại Điều 2 của Quyết định này về kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết và đề xuất điều chỉnh, bổ sung những nội dung, chỉ tiêu giải pháp cụ thể trình Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- TT/UBND Thành phố (CT, các PCT);

- VP/UBND Thành phố;
- S
TNMT;
- TT/QU (BT, PBT);
- TT/HĐND quận (PCT, các Phó Ban);
- UBMTTQVN quận và các tổ chức CT-XH quận;
- Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân quận)

Căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 11/6/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn thành phố;

Căn cứ Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 52/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của Ủy ban nhân dân quận về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2016 - 2020;

Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận xây dựng Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2017 - 2020 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại ngay tại nguồn nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng và giảm chôn lấp; phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên toàn địa bàn quận.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; mỗi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

2. Yêu cầu:

- Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, hình thành thói quen phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở từng cá nhân, hộ dân và ngoài hộ dân; tạo ý thức tự giác chấp hành phân loại chất thải rắn sinh hoạt ngay khi có phát sinh.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, phải gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động tuyên truyền vận động, nhắc nhở với công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

- Chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 03 loại: chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (hay còn gọi là phế liệu) và chất thải còn lại (theo danh mục nhóm chất thải do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành).

- Chất thải nguy hại phát sinh từ các hộ dân được phân loại, lưu giữ riêng trong các bao bì (túi, thùng) chứa phù hợp và được tổ chức thu gom, xử lý theo hướng dẫn tại Kế hoạch này.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Lộ trình thực hiện:

- Năm 2017:

a. Công tác tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến từng cá nhân, hộ gia đình để biết và thực hiện.

b. Đối tượng thực hiện: Đđảm bảo lộ trình thu gom, vận chuyển chất thải rn sinh hoạt sau khi phân loại được đng bộ và đạt hiệu quả, trong năm 2017 tập trung triển khai thực hiện cụ thể cho các đối tượng sau:

+ Các cơ quan, trường học, siêu thị, bệnh viện, chợ, chung cư, các cơ sở tôn giáo trên địa bàn phường đang triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

+ Địa bàn khu dân cư phường 11 với lực lượng thực hiện thu gom chất thải rn sinh hoạt trên địa bàn phường gm lực lượng thu gom rác dân lập sử dụng phương tiện thu gom là 02 xe ôtô tải, 02 xe thùng và Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích quận. Do đó sẽ thuận lợi trong công tác quản lý lực lượng thu gom chất thải rắn để đảm bảo chất thải rắn sau khi phân loại được thu gom đồng bộ và đạt hiệu quả.

+ Đối với các trường học trên địa bàn quận đã tiến hành thực hiện truyền thông học đường về bảo vệ môi trường và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thì vẫn tiếp tục duy trì thực hiện.

c. Tiến độ thực hiện:

Tháng 6/2017: Xây dựng Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Từ tháng 7/2017: Triển khai thực hiện Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn:

+ Thành lập Ban chỉ đạo và lực lượng tuyên truyền viên cấp quận, cấp phường để hướng dẫn triển khai, theo dõi, giám sát việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn.

+ Thống kê số lượng chủ nguồn thải, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, thời gian thu gom làm cơ sở xây dựng lộ trình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

+ Xây dựng đề án triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn năm 2017 trên địa bàn quận.

+ Tổ chức các lớp tập huấn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho lực lượng tuyên truyền viên. Hướng dẫn, phát tài liệu tuyên truyền để người dân biết cách thực hiện phân loại chất thải rắn.

+ Cấp phát nhãn dán trên túi chứa chất thải hữu cơ dễ phân hủy và nhãn dán trên thùng chứa trong 6 tháng đầu triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, sau đó các chủ nguồn thải tự trang bị nhãn dán.

+ Triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại các đơn vị đã lựa chọn.

Định kỳ 3 tháng/lần Ban chỉ đạo phường báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn của địa phương về Ban chỉ đạo quận để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Năm 2018:

Đúc kết kinh nghiệm, kết quả thực hiện trong năm 2017, tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi triển khai thực hiện ra đối tượng hộ dân và ngoài hộ dân trên địa bàn khu dân cư các phường 8, 12 là các phường liền kề với khu vực phường 11 để thuận tiện trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại; đạt tỷ lệ 50% số hộ dân và ngoài hộ dân tại các phường đang triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

- Giai đon năm 2019 - 2020:

Tiếp tục nâng chất và đẩy mạnh đối tượng, phạm vi triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên toàn địa bàn quận.

2. Nội dung thực hiện:

2.1 Xây dựng nguồn nhân lực:

a. Thành lập Ban chỉ đạo quận:

- Thành phần bao gồm:

+ Trưởng ban là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.

+ 02 Phó ban : đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường (Phó Ban thường trực).

+ Thành viên là lãnh đạo các đơn vị: Ban Dân vận Quận ủy, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Liên đoàn lao động quận, Hội Cựu chiến binh quận, Hội Liên hiệp phụ nữ quận, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quận, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế, Công an quận, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận Phú Nhuận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường.

- Ban chỉ đạo quận do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận ký quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động.

b. Thành lập Ban chỉ đạo phường:

- Thành phần bao gồm:

+ Trưởng/Phó ban là Lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường và Chủ tịch/Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường.

+ Thành viên là lãnh đạo các đơn vị: Hội Cựu chiến binh phường, Hội Liên hiệp phụ nữ phường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phường.

- Ban chđạo phường do lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường ký quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động.

c. Xây dựng lực lượng tuyên truyền:

- Lực lượng tuyên truyền viên cấp quận thành phần gồm đại diện: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, Liên đoàn lao động quận, Hội Cựu Chiến binh quận, Hội Liên hiệp phụ nữ quận, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Lực lượng tuyên truyền viên cấp phường thành phần gồm đại diện: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, Hội Cựu Chiến binh phường, Hội Liên hiệp phụ nữ phường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phường, Trưởng các Khu phố, Tổ dân phố, thành viên Ban công tác mặt trận...

- Nhiệm vụ của lực lượng tuyên truyền viên:

+ Phổ biến các quy định và hướng dẫn người dân cách thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến từng khu phố, tổ dân phố, cơ quan, trường học, chợ, siêu thị, bệnh viện, chung cư, cơ sở tôn giáo và hộ gia đình; cung cấp các tài liệu phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến các đối tượng chủ nguồn thải.

+ Trực tiếp giải đáp các thắc mắc của người dân liên quan đến phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

+ Ghi nhận những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai phân loại chất thải rn sinh hoạt tại địa phương và phản ánh kịp thời về Ban chỉ đạo.

d. Lực lượng thu gom tại nguồn:

Lực lượng thu gom tại nguồn (bao gồm lực lượng thu gom rác dân lập và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận Phú Nhuận) phải đảm bảo tần suất thu gom và phương tiện thu gom, vận chuyển riêng 02 loại chất thải sau khi phân loại.

2.2 Tổ chức tuyên truyền vận động:

a. Nội dung thực hiện:

- Tuyên truyền các văn bản pháp luật quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, các văn bản chỉ đạo, chủ trương triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của quận và thành phố.

- Tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, lợi ích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người về thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt nhằm nâng cao nhận thức và từng bước hình thành thói quen của người dân.

- Nhân rộng những mô hình, giải pháp triển khai có hiệu quả và cách làm hay trong việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

b. Hình thức thực hiện:

- Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như cổng thông tin điện tử, xe loa phát thanh, các lớp tập huấn, buổi họp tổ dân phố, các Hội thi tuyên truyền.

- Sử dụng các ấn phẩm, tài liệu, tờ bướm, poster, băng rôn, khu hiệu; lồng ghép nội dung phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vào nội dung giáo dục sinh hoạt chuyên đề trong trường học.

2.3 Tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại:

a. Thiết bị lưu chứa, phương tiện thu gom:

- Túi:

+ Màu sắc túi chứa chất thải hữu cơ dễ phân hủy: sử dụng các màu sáng để chứa chất thải hữu cơ như: màu trắng, màu xanh. Khuyến khích sử dụng bao bì thân thiện môi trường (dễ phân hủy). Khi chuyển giao bao bì chứa chất thải hữu cơ, chủ nguồn thải dán nhãn “CHẤT THẢI HỮU CƠ” ở phần thân bên ngoài bao bì (nhãn dán theo quy định).

+ Màu sắc túi chứa chất thải còn lại, chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: không quy định màu sắc, khuyến khích chủ nguồn thải sử dụng các loại túi có thể tái sử dụng nhiều lần, không trùng với màu bao bì chứa chất thải hữu cơ. Khi chuyển giao bao bì chứa chất thải còn lại, chủ nguồn thải dán nhãn “CHẤT THẢI CÒN LẠI” ở phần thân bên ngoài bao bì (nhãn dán theo quy định).

- Thùng chứa chất thải:

+ Không quy định màu sắc thùng chứa, có thể sử dụng các loại thùng chứa để phân loại chất thải. Khuyến khích chủ nguồn thải sử dụng các mẫu thùng chứa chất thải chuyên dùng màu xanh, xám (màu sắc bên ngoài thùng).

+ Thùng chứa rác được dán nhãn bên ngoài thân thùng để phân biệt nhóm chất thải phân loại (nhãn dán theo quy định). Khuyến khích hộ dân và ngoài hộ dân sử dụng thùng màu xanh chứa chất thải hữu cơ, thùng màu xám chứa chất thải còn lại.

- Phương tiện thu gom:

Tùy theo tình hình thực tế của khu vực thu gom, lực lượng thu gom rác dân lập chủ động trang bị phương tiện thu gom phù hợp. Năm 2017, giữ nguyên hiện trạng phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt như hiện nay cho đến khi thành phố ban hành mẫu phương tiện thu gom, vận chuyển áp dụng trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:

+ Khi sử dụng phương tiện thô sơ để thu gom chất thải hữu cơ thì gắn nhãn chất thải có chữ “CHẤT THẢI HỮU CƠ” ở hai bên thành phương tiện. Ngược lại, khi sử dụng phương tiện để thu gom chất thải còn lại thì gắn nhãn chất thải có chữ “CHẤT THẢI CÒN LẠI” ở hai bên thành phương tiện.

+ Các chủ thu gom, vận chuyển chất thải sử dụng xe ép rác, xe hooklift hiện có để thu gom chất thải mà không phải thay đổi màu sắc thùng xe. Khi sử dụng phương tiện để thu gom chất thải hữu cơ thì gắn nhãn chất thải có chữ “CHẤT THẢI HỮU CƠ” ở kính chắn gió phía bên lơ xe. Ngược lại, khi sử dụng để thu gom chất thải còn lại thì gắn nhãn chất thải có chữ “CHẤT THẢI CÒN LẠI” ở kính chắn gió phía bên lơ xe.

Đối với các mẫu phương tiện thu gom đúng quy cách (phương tiện thu gom có dung tích 660 lit, xe ép rác) được quy định trong Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của Sở Tài nguyên và Môi trường.

b. Phương án thu gom:

Thu gom chất thải hữu cơ hàng ngày; thu gom chất thải còn lại cách ngày (thứ 3, thứ 5, thứ 7 trong tun). Theo kinh nghiệm của các quận đã thí điểm thì khối lượng phát sinh chất thải còn lại ít hơn khối lượng chất thải hữu cơ, do đó thực hiện thu gom chất thải còn lại cách ngày để giảm bớt số lượng nhân công và phương tiện thu gom.

- Đối với chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (hay còn gọi là phế liệu) khuyến khích hộ dân và ngoài hộ dân bán cho các cá nhân, tổ chức thu gom có chức năng hoặc cho lực lượng thu gom tại nguồn.

- Đối với chất thải nguy hại của hộ dân (hộ gia đình) thực hiện thu gom theo Kế hoạch tuần thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình của Ủy ban nhân dân quận hàng năm (thu gom 03-04 lần/năm).

- Đối với chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (ngoài hộ dân) phải được thực hiện phân loại, lưu chứa, chuyển giao theo Thông tư số 36/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

c. Phương án vận chuyển:

- Tại Trạm trung chuyển, chất thải rắn sinh hoạt được tiếp nhận và lưu giữ riêng theo từng loại chất thải với trang thiết bị có đặc điểm kỹ thuật phù hợp với chất thải cần lưu giữ.

- Chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại được vận chuyển riêng 02 loại chất thải đến Khu Liên hp xử lý chất thải của thành phố.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các tổ chức chính trị xã hội quận:

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, đoàn viên, hội viên tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và giám sát kết quả thực hiện.

2. Phòng Tài nguyên và Môi trường:

- Là cơ quan thường trực, theo dõi tiến độ, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; tổng hợp và báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân quận để kịp thời xem xét, giải quyết các vấn đề vượt quá thẩm quyền.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; cung cấp các tài liệu tuyên truyền, nhãn dán, hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch xây dựng phương án, dự toán kinh phí triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

3. Phòng Nội vụ:

Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân quận thành lập Ban chỉ đạo hướng dẫn triển khai, theo dõi, giám sát việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn quận và xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo.

4. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa quận:

Tổ chức các đợt tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về mặt thông tin để người dân trên địa bàn hình thành nhận thức, thói quen phân loại chất thải rắn tại nguồn.

5. Phòng Giáo dục và Đào tạo:

- Triển khai đến các trường học trên địa bàn quận Kế hoạch thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và tiếp tục duy trì thực hiện công tác truyền thông học đường về bảo vệ môi trường. Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường cung cấp tài liệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho các trường học; giáo dục kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường, kiến thức cơ bản về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho giáo viên, tổng phụ trách đội, bí thư chi đoàn và học sinh của các trường.

- Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các trường học trên địa bàn quận.

6. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

- Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án, dự toán kinh phí triển khai phân loại chất thải rn sinh hoạt tại nguồn.

- Hướng dẫn nghiệp vụ về tài chính cho các đơn vị liên quan thực hiện chi kinh phí cần thiết phục vụ công tác triển khai thực hiện Kế hoạch.

7. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:

Nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ về “an sinh xã hội” cho lực lượng thu gom tại nguồn theo quy định hiện hành.

8. Phòng Kinh tế:

Chỉ đạo Ban Giám đốc các Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Phú Thịnh, Phú Hưng và Phú Lộc triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến các tiểu thương buôn bán ở chợ; báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn của các chợ về Ban chỉ đạo quận để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

9. Đề nghị Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận Phú Nhuận:

- Trang bị phương tiện thu gom, vận chuyển đúng quy định, cân đối các phương tiện vận chuyển hiện có hoặc đầu tư thêm để đảm bảo vận chuyển riêng 02 loại chất thải sau khi phân loại; chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại được tiếp nhận và lưu giữ riêng tại Trạm trung chuyn theo từng loại chất thải với trang thiết bị có đặc điểm kỹ thuật phù hợp với chất thải cn lưu giữ.

- Tập hun cho lực lượng công nhân kiến thức cơ bản về phân loại chất thải rn sinh hoạt tại nguồn, thông tin tuyên truyền trực tiếp đến các cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân 15 phường có kế hoạch hoán chuyển hoặc thu mua các chủ nguồn thải do lực lượng thu gom rác dân lập thu gom.

10. Công an quận:

Chỉ đạo Công an 15 phường tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không chấp hành việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và không chuyển giao cho các đơn vị có chức năng theo thẩm quyền; xử lý đối với việc không chấp hành phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của lực lượng thu gom rác dân lập và có các hành vi phá rối, phá hoại tài sản (nếu có) đối với lực lượng thu gom của Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích quận được phân công thu gom thay thế.

11. Các chủ nguồn thải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn:

Thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; tự trang bị thiết bị lưu chứa chất thải (thùng rác) theo quy định phù hợp với nhu cầu phát sinh. Đối với các đơn vị có trụ sở thuộc cùng một địa điểm (chung nơi tập kết và người thu gom chất thải rắn) thì phải bố trí thêm thiết bị lưu chứa chất thải để phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nơi tập kết chung.

12. Ủy ban nhân dân 15 phường:

- Thành lập Ban chỉ đạo phường và lực lượng tuyên truyền viên tại địa phương để phổ biến các quy định và hướng dẫn người dân cách thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; tổ chức vận động, tuyên truyền rộng rãi đến người dân và các cơ quan, đơn vị, cơ sở tôn giáo đóng trên địa bàn phường thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng.

- Thống kê đầy đủ số lượng chủ nguồn thải, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, giờ thu gom làm cơ sở xây dựng lộ trình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

- Tăng cường công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập, định kỳ tổ chức làm việc với lực lượng thu gom rác dân lập để phổ biến các quy định liên quan và chấn chỉnh công tác thu gom, vận chuyển; ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom với lực lượng thu gom rác dân lập có cam kết tham gia thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; đảm bảo thời gian, tần suất và phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau khi đã phân loại.

- Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm quy định về vệ sinh nơi công cộng; phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý đối với việc không chấp hành phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của lực lượng thu gom rác dân lập và có các hành vi phá rối, phá hoại tài sản (nếu có) đối với lực lượng thu gom của Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích quận được phân công thu gom thay thế.

- Ủy ban nhân dân các phường 4, 10, 17 phối hợp với Ban Giám đốc các Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Phú Thịnh, Phú Hưng và Phú Lộc vận động, tuyên truyền rộng rãi đến các tiu thương buôn bán ở chợ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

- Phối hợp với Ban Giám hiệu các trường học trên địa bàn phường tiến hành làm việc với lực lượng thu gom rác dân lập để thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các trường học.

- Tiến hành làm việc với chủ đầu tư các dự án xây dựng mới chung cư trên địa bàn phường chuẩn bị các cơ sở mặt bằng, trang thiết bị lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt để tiến hành thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ngay khi dự án đưa vào hoạt động.

- Xem xét giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân quận giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường. Tổ chức kiểm tra, giám sát hàng ngày thông qua các lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương (lực lượng thu gom rác dân lập, Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích quận); phối hợp với tổ dân phố ghi nhận, phản ánh kết quả phân loại tại hộ gia đình, chủ nguồn thải định kỳ hàng tuần.

- Phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích quận trong việc thu mua, hoán đổi lại đường dây thu gom trên địa bàn phường để thuận lợi trong công tác quản lý.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận giai đoạn 2017 - 2020, đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, ban, ngành thuộc quận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường triển khai thực hiện và báo cáo kết quả theo đúng thời gian quy định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 815/QĐ-UBND ngày 27/07/2017 về Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.707

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.12.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!