Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 786/QĐ-UBND 2018 quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang Lâm Đồng

Số hiệu: 786/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 27/04/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 786/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 27 tháng 04 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH 05 NĂM (2018-2022) QUẢN LÝ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI LANG BIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng;

Căn cứ Văn bản số 13/MABVN ngày 12/7/2017 của Ủy ban quốc gia MAB Việt Nam về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 102/BC-KHĐT ngày 06/4/2018 về kết quả thẩm định Kế hoạch quản lý 05 năm (2018 - 2022) Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch 05 năm (2018 - 2022) quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang (viết tắt là Kế hoạch quản lý) với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung

Thiết lập cơ chế hợp tác liên ngành nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, bảo đảm phúc lợi của người dân và phát triển kinh tế, gắn liền với các mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Huy động hiệu quả các nguồn lực và phát huy tối đa hiệu quả hợp tác giữa các bên liên quan, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng trên các địa bàn thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang (viết tắt là Khu DTSQ); đồng thời thực hiện trách nhiệm quốc gia trong việc triển khai Chiến lược UNESSCO/MAB 2015 - 2025 và Kế hoạch hành động LIMA 2016-2025.

Kế hoạch quản lý nhằm định hướng, xây dựng các hoạt động/chương trình/dự án đphát triển Khu DTSQ; làm cơ sở huy động, lng ghép nguồn vn: ngân sách (trung ương, địa phương), vn ODA, vốn xã hội hóa,... từ các chương trình/dự án khác có liên quan đến hoạt động bảo tn đa dạng sinh học, tạo sinh kế phát triển bền vững, nghiên cứu khoa học,... trong Khu DTSQ.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2022:

- Triển khai xây dựng và thực hiện hiệu quả mô hình quản lý hp tác để quản lý tài nguyên rừng, giảm thiệt hại đến tài nguyên rừng.

- Các hoạt động của Khu DTSQ được lồng ghép vào các quy hoạch, kế hoạch, dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng.

- Diễn đàn quản lý hợp tác trong quản lý tài nguyên thiên nhiên được thiết lập với các bên liên quan tham gia.

- Quảng bá rộng rãi hình ảnh và các giá trị của Khu DTSQ với các bên liên quan.

- Xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với bảo tồn trong Khu DTSQ.

II. Nội dung của Kế hoạch quản lý:

1. Các chương trình hoạt động:

- Chương trình bảo tồn tài nguyên thiên nhiên;

- Chương trình bảo tồn các giá trị văn hóa;

- Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế thân thiện với môi trường;

- Chương trình phát triển du lịch có trách nhiệm;

- Chương trình truyền thông và giáo dục môi trường;

- Chương trình nghiên cứu khoa học;

- Chương trình giám sát và đánh giá;

- Chương trình hợp tác quốc tế.

2. Các hoạt động ưu tiên tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2018-2022:

- Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng;

- Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu DTSQ;

- Xây dựng các vườn thực vật/động vật;

- Xây dựng mô hình quản lý hợp tác đối với quản lý tài nguyên rừng;

- Đề xuất cơ chế kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn văn hóa;

- Chi trả dịch vụ môi trường rừng thuộc phạm vi Khu DTSQ;

- Xây dựng và phát triển thương hiệu/nhãn hiệu Khu DTSQ;

- Thúc đẩy hợp tác giữa công - tư trong Khu DTSQ;

- Xây dựng mô hình sinh kế bền vững;

- Xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch;

- Xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp;

- Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng;

- Xây dựng chiến lược truyền thông về các giá trị của dự trữ sinh quyển;

- Xây dựng và vận hành website, mạng xã hội của Khu DTSQ;

- Tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường;

- Xây dựng và đề xuất các đề tài nghiên cứu khoa học;

- Phối hợp thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong Khu DTSQ;

- ng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ;

- Giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lý;

- Giám sát đa dạng sinh học;

- Xây dựng dự án đầu tư và quy hoạch mở rộng Khu DTSQ;

- Hợp tác với MAB-UNESSCO;

- Hợp tác với mạng lưới dự trữ sinh quyển thế giới;

- Hợp tác quốc tế nghiên cứu khoa học trong Khu DTSQ.

3. Kinh phí:

Tổng hợp nhu cầu kinh phí dự kiến để thực hiện các hoạt động/chương trình/dự án được lồng ghép thuộc Kế hoạch quản lý là 48,9 tỷ đồng, gồm:

- Ngân sách trung ương 11,7 tỷ đồng;

- Ngân sách địa phương 17,2 tỷ đồng;

- Vốn ODA 16,0 tỷ đồng;

- Vốn xã hội hóa 4,0 tỷ đồng.

(Chi tiết kinh phí dự kiến btrí để thực hiện từng chương trình/hoạt động trong Kế hoạch quản lý theo biu tng hợp đính kèm)

Tổng số kinh phí thực hiện trong kỳ kế hoạch có thể tăng, giảm tùy thuộc vào khả năng bố trí ngân sách (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương), các nguồn huy động tài trợ khác và được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các thỏa thuận với nhà tài trợ và các quy định hiện hành có liên quan của cấp có thẩm quyền.

4. Quản lý, thực hiện các chương trình/hoạt động thuộc Kế hoạch quản lý:

- Các sở, ngành, địa phương, Ban quản lý Khu DTSQ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và chương trình/dự án/hoạt động được giao thuộc Kế hoạch quản lý, lập dự án đầu tư, kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động của từng năm (nêu rõ từng nguồn kinh phí: trung ương, địa phương, vận động tài trợ khác,...) gửi các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, bố trí kinh phí để thực hiện.

(Chi tiết phân công trách nhiệm cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện chương trình/hoạt động của Kế hoạch quản lý theo biu tổng hợp đính kèm)

- Hàng năm, Ban quản lý Khu DTSQ căn cứ vào Kế hoạch quản lý được phê duyệt để xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Các sở, ngành liên quan (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Giáo dục và Đào tạo...):

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Ban quản lý Khu DTSQ triển khai thực hiện các chương trình/hoạt động thuộc Kế hoạch quản lý.

- Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch quản lý để tổ chức thực hiện; chịu trách nhiệm trong việc quản lý, thực hiện và sử dụng nguồn kinh phí được giao theo quy định hiện hành.

2. Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (Thường trực Ban quản lý Khu DTSQ):

- Chủ trì lập kế hoạch/dự án trình thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình/hoạt động được giao thuộc Kế hoạch quản lý theo quy định.

- Phối hợp các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các chương trình/hoạt động liên quan do các sở, ngành, địa phương, đơn vị được giao làm chủ đầu tư trong Khu DTSQ thuộc khung Kế hoạch quản lý.

- Hàng năm chủ trì rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình/hoạt động thuộc Kế hoạch quản lý, báo cáo UBND tỉnh.

3. UBND các huyện, thành phố trong Khu DTSQ:

- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, hỗ trợ Ban quản lý Khu DTSQ triển khai thực hiện các chương trình/hoạt động của Khu DTSQ trên địa bàn quản lý.

- Lồng ghép các chương trình/dự án liên quan do địa phương được giao làm chủ đầu tư vào Kế hoạch quản lý của Khu DTSQ để phối hợp thực hiện.

- Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch quản lý; phối hợp với Ban quản lý Khu DTSQ đtổ chức thực hiện các chương trình/hoạt động trong Kế hoạch quản lý.

4. Các tổ chức và cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ:

- Tham gia phản biện các dự án, công trình, quy hoạch có tác động trực tiếp, gián tiếp đối với Khu DTSQ.

- Tư vấn, góp ý, đề xuất và tham gia thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của Khu DTSQ.

- Tổ chức, phối hợp nghiên cứu và kêu gọi các đề tài nghiên cứu trên các lĩnh vực liên quan đến các chương trình/hoạt động trong Kế hoạch quản lý của Khu DTSQ.

5. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong Khu DTSQ:

- Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh có khai thác, sử dụng tài nguyên Khu DTSQ được bảo đảm các quyền và lợi ích hp pháp theo quy định của pháp luật và được chia sẻ lợi ích từ việc khai thác có hiệu quả các giá trị của Khu DTSQ.

- Tham gia bàn thảo, tư vấn, đề xuất ý tưởng cho các chương trình/kế hoạch/hoạt động của Khu DTSQ với các cơ quan liên quan của tỉnh.

- Đóng góp và vận động đóng góp các nguồn lực cho việc duy trì và thực hiện các chương trình/hoạt động của Khu DTSQ.

6. Cộng đồng dân cư sinh sống trong Khu DTSQ:

- Tham gia vào công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức; du lịch cộng đồng, hỗ trợ cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng và giám sát, phản hồi về các hoạt động bảo tồn, phát triển, phát huy giá trị Khu DTSQ.

- Chủ động đề xuất, góp ý cho Ban quản lý Khu DTSQ và các bên liên quan (phản hồi về kế hoạch quản lý, đề xuất hoặc kịp thời thông báo các vấn đề xảy ra tại địa phương).

- Tham gia vào các hoạt động và được hưởng lợi từ việc bảo tồn, phát triển, phát huy giá trị của Khu DTSQ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban quản lý Khu DTSQ thế giới Lang Biang; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà; Chủ tịch UBND các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Đam Rông và thành phố Đà Lạt; thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBQG
UNESSCO Việt Nam;
- UBQG MAB Việt Nam;
- Như Điều 4;
- LĐVP;
- Lưu: VT, LN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phạm S

 

BIỂU TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH/HOẠT ĐỘNG CỦA KẾ HOẠCH QUẢN LÝ 05 NĂM

(Kèm theo Quyết định số 786/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Stt

Tên chương trình/hoạt động của kế hoạch quản lý 05 năm

Kinh phí (tỷ đồng)

Dự kiến nguồn kinh phí

1

Chương trình bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

6,5

 

1.1

Xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát triển bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển Thế giới Lang Biang.

5

Trung ương cấp

1.2

Xây dựng khung quản lý hợp tác trong quản lý tài nguyên.

1,5

Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững SNMR - hp phần 3 đã bố trí ngân sách và đang thực hiện

2

Chương trình bảo tồn giá trị văn hóa

0,2

 

2.1

Đề xuất cơ chế kết hợp giữa bảo tồn tự nhiên và bảo tồn văn hóa

0,2

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ chế kết hợp giữa bảo tồn cảnh quan - đa dạng sinh học và không gian văn hóa tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang” mã số ĐTĐL.XH.11/15 Bộ Khoa học và Công nghệ đang thực hiện

3

Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế thân thiện với môi trường

6

 

3.1

Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang

2

Dự án SNMR - hợp phần 3, Bộ Khoa học công nghệ và xã hội hóa

3.2

Xây dựng một số mô hình sinh kế bền vững

4

Tích hp vào các dự án liên quan đang thực hiện tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nguồn xã hội hóa

4

Chương trình phát triển du lịch có trách nhiệm

8

 

4.1

Xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch

2

Tích hợp vào các hoạt động của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện

4.2

Xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp

2

Tích hp vào các dự án của UBND thành phố Đà Lạt và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đang thực hiện

4.3

Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng

4

Dự án nâng cao năng lực quản lý dựa vào cộng đồng và dự án SNMR - hợp phần 3 do JICA tài trợ

5

Chương trình truyền thông và giáo dục môi trường

7,1

 

5.1

Xây dựng chiến lược truyền thông về giá trị của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang

2,5

Dự án SNMR, tích hợp với các hoạt động của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu, thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng

5.2

Xây dựng và vận hành website, mạng xã hội của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang

0,1

Nguồn sự nghiệp của ngân sách tỉnh

5.3

Tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường

4,5

 

 

Tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường

2,5

Dự án SNMR và Quỹ sự nghiệp môi trường của tỉnh

 

Xây dựng, nâng cấp trung tâm giáo dục môi trường cho khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang

2

Dự án SNMR và Quỹ sự nghiệp môi trường của tỉnh

6

Chương trình nghiên cứu khoa học

12

 

6.1

Phối hợp và thực hiện các đề tài khoa học

6

 

 

Sử dụng công nghệ viễn thám để quản lý tài nguyên thiên nhiên

1

Vốn sự nghiệp khoa học của tnh đang thực hiện (Hợp đồng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ số 25/HĐ-SKHCN ký ngày 23/6/2017 giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng và Vườn quốc gia Bidoup núi Bà)

 

Đtài nghiên cứu lồng ghép bảo tồn tự nhiên và văn hóa

5

Bộ Khoa học và Công nghệ (Đtài mang mã số DTDL.XH.11/15 do Viện sinh thái học Miền Nam đang thực hiện)

6.2

ng dụng chuyển giao khoa học công nghệ: Chuyển giao đề tài nông thôn miền núi

6

Quyết định số 2480/QĐ-BKHCN ngày 14/10/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về phê duyệt danh mục đặt hàng các dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi, ủy quyền cho địa phương quản lý, bắt đầu thực hiện từ năm 2018. Đối ứng từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh; Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng của Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà và của cộng đồng

7

Chương trình giám sát và đánh giá

8,5

 

7.1

Giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lý; duy trì hoạt động của Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang

2,5

Nguồn sự nghiệp của ngân sách tỉnh

7.2

Giám sát đa dạng sinh học trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang

2,5

Dự án SNMR - hợp phần 3 JICA tài trợ

7.3

Xây dựng kế hoạch đầu tư và mở rộng Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang

3,5

 

 

Xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn cho Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang

0,5

Nguồn sự nghiệp của ngân sách tnh

 

Xây dựng đề án mở rộng Khu dự trữ sinh quyn thế giới Lang Biang

3

Dự án SNMR - hp phần 3 JICA tài trợ

8

Chương trình hợp tác quốc tế

0,6

 

8.1

Hợp tác với MAB/UNESSCO

0,6

Nguồn sự nghiệp của ngân sách tỉnh

Tổng cộng

48,9

 

 

BIỂU TỔNG HỢP PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH/ HOẠT ĐỘNG CỦA KẾ HOẠCH 05 NĂM (2018 - 2022) QUẢN LÝ KHU DTSQ THẾ GIỚI LANG BIANG

(Kèm theo Quyết định số 786/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Stt

Tên chương trình hoạt động của kế hoạch quản lý trong phạm vi Khu DTSQ

Tổ chức thực hiện

Cơ quan/đơn vị chủ trì

Cơ quan/đơn vị phối hợp

1

Chương trình bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

1.1

Bảo vệ tài nguyên rừng

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện/thành phố; các chủ rừng

Các bên liên quan

1.2

Phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện/thành phố; UBND cấp xã; các chủ rừng; cộng đồng dân cư

Các bên liên quan

1.3

Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển thế gii Lang Biang (Khu DTSQ)

Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang (Ban quản lý Khu DTSQ)

Các bên liên quan

1.4

Bảo tồn đa dạng sinh học

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và PTNT; Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà; cộng đồng dân cư

Các bên liên quan

1.5

Xây dựng vườn thực vật, động vật

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

Ban quản lý Khu DTSQ và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan,

1.6

Xây dựng mô hình quản lý hợp tác trong quản lý tài nguyên thiên nhiên

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà; Ban quản lý Khu DTSQ

Các bên liên quan

2

Chương trình bảo tồn giá trị văn hóa

2.1

Đề xuất cơ chế kết hợp giữa bảo tồn tự nhiên và bảo tồn văn hóa

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Ban quản lý Khu DTSQ

Các bên liên quan

2.2

Bảo tồn tri thức bản địa và các lễ hội truyền thống

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; UBND các huyện/thành phố

Ban quản lý Khu DTSQ và các bên liên quan

2.3

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; UBND các huyện/thành phố

Ban quản lý Khu DTSQ và các bên liên quan

2.4

Khôi phục nghề truyền thống

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; UBND các huyện/thành phố

Ban quản lý Khu DTSQ và các bên liên quan

2.5

Xây dựng bảo tàng thiên nhiên Tây Nguyên

Sở Khoa học và Công nghệ

Ban quản lý Khu DTSQ và các bên liên quan

3

Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế thân thiện với môi trường

3.1

Chi trả dịch vụ môi trường rừng thuộc lưu vực trong phạm vi Khu DTSQ

Sở Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị chủ rừng

Các bên liên quan

3.2

Xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu Khu DTSQ

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và Ban quản lý Khu DTSQ

Các bên liên quan

3.3

Thúc đẩy sự hợp tác công tư trong Khu DTSQ

Các sở, ban, ngành; Trung tâm xúc tiến đầu tư và du lịch tỉnh; Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

Ban quản lý Khu DTSQ và các bên liên quan

3.4

Tăng trưởng xanh, đô thị xanh và làng sinh thái thuộc phạm vi Khu DTSQ

UBND các huyện liên quan trong phạm vi Khu DTSQ và thành phố Đà Lạt

Các bên liên quan

3.5

Xây dựng một số mô hình sinh kế bền vững

Ban quản lý Khu DTSQ; Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà; UBND các huyện/thành phố

Các bên liên quan

4

Chương trình phát triển du lịch

4.1

Xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Trung tâm xúc tiến đầu tư và du lịch tỉnh

Ban quản lý Khu DTSQ và các bên liên quan

4.2

Xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; UBND các huyện/thành phố Đà Lạt

Ban quản lý Khu DTSQ và các bên liên quan

4.3

Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; UBND các huyện/thành phố Đà Lạt; Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà; doanh nghiệp

Ban quản lý Khu DTSQ và các bên liên quan

5

Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường

5.1

Giám sát và đánh giá chất lượng môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ban quản lý Khu DTSQ và các bên liên quan

5.2

Quản lý chất thải (chất thải rắn, nước thải)

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ban quản lý Khu DTSQ và các bên liên quan

5.3

Phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn (3Rs)

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ban quản lý Khu DTSQ và các bên liên quan

5.4

Mô hình quản lý chất thải (eco-toilets, bioga, compost,...)

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ban quản lý Khu DTSQ và các bên liên quan

6

Chương trình truyền thông và giáo dục môi trường

6.1

Xây dựng chiến lược truyền thông về các giá trị của Khu DTSQ

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Ban quản lý Khu DTSQ

Các bên liên quan

6.2

Xây dựng và vận hành wedsite, mạng xã hội của Khu DTSQ

Ban quản lý Khu DTSQ

Các bên liên quan

6.3

Giáo dục môi trường

Ban quản lý Khu DTSQ; Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà; Sở Tài nguyên và Môi trường

Các bên liên quan

7

Chương trình nghiên cứu khoa học

7.1

Xây dựng/đề xuất các đề tài nghiên cứu khoa học

Sở Khoa học và Công nghệ; các cơ quan nghiên cứu khoa học; Ban quản lý Khu DTSQ; Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

Các bên liên quan

7.2

Phối hợp thực hiện các đề tài/công trình nghiên cứu khoa học

Các cơ quan nghiên cứu khoa học; Ban quản lý Khu DTSQ;

Các bên liên quan

7.3

ng dụng chuyển giao khoa học công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ; Ban quản lý Khu DTSQ; các cơ quan nghiên cứu khoa học

Các bên liên quan

8

Chương trình giám sát và đánh giá

8.1

Giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lý 05 năm Khu DTSQ

Ban quản lý Khu DTSQ; các sở, ban, ngành; UBND các huyện/thành phố

Các bên liên quan

8.2

Giám sát đa dạng sinh học

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và PTNT; Ban quản lý Khu DTSQ; Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

Các bên liên quan

8.3

Đánh giá theo yêu cầu của các Khu DTSQ

Ban quản lý Khu DTSQ; Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà;

Các bên liên quan

8.4

Xây dựng dự án đầu tư mở rộng Khu DTSQ

Ban quản lý Khu DTSQ;

Các bên liên quan

9

Chương trình hợp tác quốc tế

9.1

Hợp tác với MAB/UNESSCO

Ban quản lý Khu DTSQ;

Các bên liên quan

9.2

Hợp tác với mạng lưới các Khu DTSQ

Ban quản lý Khu DTSQ;

Các bên liên quan

9.3

Hợp tác quốc tế nghiên cứu khoa học trong Khu DTSQ

Ban quản lý Khu DTSQ; các cơ quan nghiên cứu khoa học

Các bên liên quan

Ghi chú: Các chương trình/hoạt động nêu trên được tổ chức, thực hiện trong phạm vi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 786/QĐ-UBND ngày 27/04/2018 phê duyệt Kế hoạch 05 năm (2018-2022) quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.383

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.12.7
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!