ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 758/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí Minh,
ngày 26 tháng 02 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT LÂM SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng
ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP
ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 157/2013/NĐ-CP
ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về
quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày
05 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân
Thành phố về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành
phố năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 03/QĐ-UBND
ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành
phố về Kế hoạch chỉ đạo điều hành phát
triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố, chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2015;
Căn cứ Thông báo số 891/TB-VP ngày
16 tháng 11 năm 2015 của Văn phòng Ủy ban nhân dân
Thành phố về Thông báo nội dung kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Lê Thanh Liêm tại cuộc họp về một số nội dung
công tác trọng tâm của Ngành Nông nghiệp cuối năm 2015 và quý I/2016;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3148/TTr-SNN-KHTC ngày 22 tháng
12 năm 2015 về phê duyệt Chương trình quản lý, kiểm
tra, kiểm soát lâm sản trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình quản lý, kiểm
tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 -
2020.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì
phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và
các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố để triển khai
Chương trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn Thành phố giai
đoạn 2016 - 2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Công an Thành
phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Khoa học
và Công nghệ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Hải quan Thành phố, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- TT/TU; TT/HĐND.TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: PVP/CNN, ĐTMT, TM;
- Phòng CNN, TCTMDV;
- Lưu: VT, (CNN-Tg) MH
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thanh Liêm
|
CHƯƠNG TRÌNH
QUẢN LÝ, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN
2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
I. THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN, KINH DOANH LÂM SẢN
1. Đánh giá
chung
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm
kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và dịch vụ lớn của cả nước, là vùng kinh tế
trọng điểm của phía Nam nên việc mua bán, kinh doanh, chế biến lâm sản và xuất
nhập khẩu ngày càng phát triển. Nhất là trong những năm gần đây khi nền kinh tế
của Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang được phục hồi, thu nhập của
người dân được nâng lên, nhu cầu sử dụng các sản phẩm được làm bằng gỗ có xu hướng
tăng cao nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ, trong những năm gần đây đã có nhiều cơ
sở, doanh nghiệp đã và đang đầu tư máy móc, trang thiết bị kỹ thuật vào lĩnh vực
chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản, nhất là mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản
phẩm có chế tác tinh xảo.
2. Số liệu thống kê, điều
tra, khảo sát một số chỉ tiêu chủ yếu
a) Số cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ
và hàng mộc:
Theo số liệu khảo sát năm 2015 của
Chi cục Kiểm lâm và số liệu Thống kê của Phòng kinh tế các quận, huyện, trên địa
bàn Thành phố ước có khoảng hơn 500 cơ sở, cửa hàng chế biến, kinh doanh lâm sản
và các sản phẩm được làm từ gỗ, nhưng hiện nay Chi cục Kiểm lâm chỉ mới lập hồ
sơ quản lý được khoảng hơn 300 cửa hàng, cơ sở. Số còn lại
Chi cục Kiểm lâm chưa lập được đầy đủ hồ sơ để quản lý theo quy định.
b) Nguyên liệu tiêu thụ của các cơ sở,
chế biến, trên địa bàn Thành phố từ năm 2012 đến tháng 10 năm 2015:
Nguồn gốc gỗ
|
Năm
2012
|
Năm
2013
|
Năm
2014
|
10
tháng năm 2015
|
Gỗ rừng trồng
|
32,740
m3
|
45,631
m3
|
45,646
m3
|
không
|
Gỗ rừng tự
nhiên trong nước
|
8,500
m3
|
9,370
m3
|
9,472
m3
|
176,948
m3
|
Gỗ nhập khẩu
|
247.660,0
m3
|
242.205,0
m3
|
268.808,0
m3
|
201.955,0
m3
|
Cộng
|
247.701,0
m3
|
224.260,0
m3
|
268.863,2
m3
|
202.131,948
m3
|
c) Về lao động
và thu nhập của người lao động:
Trong 3 năm trở lại đây các cơ sở,
doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn Thành phố thu hút mỗi năm khoảng 6.000
lao động, trong đó chủ yếu là lao động trực tiếp, thu nhập của người lao động
trung bình khoảng từ 5.500.000 đồng đến 7.500.000 đồng/người/tháng.
d) Về nguồn gỗ sử
dụng bất hợp pháp:
Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm
lâm từ năm 2011 đến ngày 30 tháng 10 năm 2015 trên địa bàn Thành phố xảy ra 476
vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng,
trong đó hành vi mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái pháp luật 158 vụ
(chiếm 33% số vụ vi phạm): Tang vật tịch thu 622,746 m3
gỗ, trong đó có 175,227 m3 gỗ tròn, 447,519 m3 gỗ xẻ,
trong đó có nhiều loại quý, hiếm, toàn bộ số gỗ trên do Chi cục Kiểm lâm trực tiếp tham gia bắt giữ và lập biên bản. Bên cạnh đó vẫn còn
các cơ quan chức năng khác bắt giữ; như Chi cục Quản lý thị trường; các Chi cục
Hải quan; Công an Thành phố, Công an các quận, huyện... mỗi năm các đơn vị này
bắt giữ và tịch thu khoảng từ 150 đến 200 m3 gỗ các loại.
3. Kết luận và
kiến nghị
Trong những năm vừa qua công tác quản
lý Nhà nước đối với các cơ sở, doanh nghiệp còn gặp khó khăn bởi Chi cục Kiểm lâm chỉ mới quản lý được các cơ sở, doanh nghiệp lớn chuyên nhập khẩu và chế biến gỗ để kinh doanh, xuất khẩu; Số cơ sở
nhỏ và các cửa hàng kinh doanh đồ gỗ và các sản phẩm được làm từ gỗ chưa được
rà soát, thống kê đầy đủ. Do vậy qua Chương trình này, Chi cục Kiểm lâm sẽ tiếp
tục rà soát, thống kê để đưa vào quản lý theo quy định của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT
ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp
và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
Với những hạn chế nêu trên nên việc
quản lý các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản bằng công nghệ thông tin trong giai đoạn 2016 - 2020 là hết
sức cần thiết.
II. SỰ CẦN THIẾT
VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Sự cần thiết
Để nắm được tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh. Từ đó thấy được tổng thể
về năng lực sản xuất thực tế của ngành công nghiệp chế biến gỗ
trên địa bàn, phù hợp thực tế, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy ngành
chế biến gỗ phát triển và tiêu thụ sản phẩm, góp phần thực hiện chiến lược phát triển
lâm nghiệp Thành phố giai đoạn 2016 - 2020.
Nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả
quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn
và xử lý các hành vi mua bán, chế biến, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ trái
phép lâm sản.
Nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động kinh
doanh, chế biến lâm sản của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn Thành phố, hướng
dẫn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật về
kinh doanh, chế biến lâm sản hợp pháp, ổn định và bền vững.
Do vậy việc xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình quản lý, kiểm
tra, kiểm soát lâm sản, trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016
- 2020 là hết sức cần thiết.
2. Cơ sở pháp
lý
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm
2004;
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012;
- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11
tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý
rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
- Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27
tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày
05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chiến lược phát triển
lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
- Quyết định số 919/QĐ-BNN-TCLN ngày
05 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Kế
hoạch hành động nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến giai đoạn
2014 - 2020;
- Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày
04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ
lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc
lâm sản;
- Thông tư số 40/2015/TT-BNNPTNT ngày
21 tháng 10 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm
tra nguồn gốc lâm sản;
- Quyết định số 4750/QĐ-UBND ngày 24 tháng
9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố
Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành
Lâm nghiệp” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số
1567/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông báo số 891/TB-VP ngày 16
tháng 11 năm 2015 của Văn phòng Ủy ban
nhân dân Thành phố về Thông báo nội dung kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Lê Thanh Liêm tại cuộc
họp về một số nội dung công tác trọng tâm của Ngành Nông nghiệp cuối năm 2015
và quý I/2016;
III. MỤC TIÊU, NHIỆM
VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Mục tiêu
chung
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước
đối với hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, mua bán, vận chuyển lâm sản.
- Tạo điều kiện tốt nhất cho các
doanh nghiệp, chế biến kinh doanh, gỗ và lâm sản, trên địa bàn Thành phố có điều
kiện để nâng cao được chất lượng sản phẩm, hiệu quả và
năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị sản phẩm có giá trị và phát triển bền vững.
- Hạn chế đến mức thấp nhất các vụ vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa
bàn Thành phố, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Tăng cường công tác Quản lý kiểm tra, kiểm
soát và giám sát, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các cơ sở,
doanh nghiệp chế biến, kinh doanh lâm sản, trên địa bàn Thành phố.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% các doanh nghiệp, tổ chức, các
cơ sở kinh doanh, chế biến, xuất khẩu, nhập
khẩu gỗ và các lâm sản khác trên địa bàn Thành phố nắm rõ
các quy định của nhà nước về quản lý, kiểm tra, kiểm
soát lâm sản.
- Đảm bảo 100% tổ chức, doanh nghiệp
có điều kiện tiếp cận và sử dụng các loại lâm sản có nguồn gốc hợp pháp.
- 100% các doanh nghiệp, tổ chức, các
cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa bàn Thành phố được quản lý, hỗ trợ
về pháp lý trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông
tin (GIS) theo quy định của pháp luật.
- Phát hiện, xử lý nghiêm và từng bước
xóa bỏ hoàn toàn các điểm mua bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản, trái pháp luật trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
nâng cao nhận thức cho cá nhân, tổ chức, đảm bảo 100% doanh nghiệp có hoạt động
sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản hiểu và nắm được
các quy định của Nhà nước.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập
huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm tra,
kiểm soát lâm sản.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi mua bán, kinh doanh,
vận chuyển, cất giữ lâm sản trái với các quy định của pháp luật.
- Tăng cường phối hợp có hiệu quả giữa
lực lượng Kiểm lâm với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp
trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát lâm sản.
- Ứng dụng công
nghệ thông tin (GIS) vào quản lý các cơ sở
sản xuất, chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản.
4. Các giải
pháp chủ yếu
a) Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật: Với mục đích chủ yếu:
- Nâng cao nhận thức của tổ chức, cá
nhân, doanh nghiệp trong việc sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu lâm sản và các sản phẩm được làm từ gỗ về các chủ trương, chính sách
của Nhà nước.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ về quản lý, kiểm tra, kiểm soát lâm sản cho cán bộ, công chức Kiểm lâm và các cơ quan chức năng liên quan.
b) Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước
đối với hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, mua bán, vận chuyển lâm sản
trên địa bàn Thành phố. Tạo điều kiện tốt nhất cho các
doanh nghiệp chế biến, kinh doanh lâm sản và các sản phẩm được làm từ gỗ có đầy
đủ điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả và năng lực cạnh tranh,
gia tăng sản phẩm có giá trị và phát triển bền vững.
c) Nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, lâm sản, thường xuyên tổ chức đào tạo tập huấn và bổ sung trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng
Kiểm lâm và các cơ quan chức năng nhằm nâng cao năng lực
quản lý, kiểm tra, kiểm soát, lâm sản, bao gồm:
- Tập huấn nâng cao kiến thức về pháp
luật và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức Kiểm lâm và
các cơ quan chức năng liên quan.
- Trang bị các phương tiện chuyên
dùng cho lực lượng Kiểm lâm trong việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát lâm sản.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thường xảy ra vi phạm trong thời gian qua, lập được
danh sách, địa chỉ cụ thể về các đối tượng có hành vi mua bán, kinh doanh, cất
giữ lâm sản trái pháp luật.
- Tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ, đột
xuất các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản theo quy định của pháp luật.
d) Tăng cường công tác phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với các cơ
quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp trong công tác kiểm tra, kiểm
soát lâm sản.
e) Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm
các cơ sở, doanh nghiệp có hành vi mua bán, vận chuyển, kinh doanh, cất giữ lâm
sản trái pháp luật.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
CỤ THỂ
1. Hoạt động:
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý lâm sản
a) Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp trong việc kinh doanh, sản xuất, chế biến và nhập, xuất lâm sản về các
quy định quản lý của Nhà nước.
b) Nội dung:
- Xây dựng nội dung, kế hoạch, chương trình tuyên truyền về các quy định quản lý của nhà nước
trong việc sản xuất, chế biến, kinh doanh lâm sản.
Năm 2016 tổ chức 02 lớp tập huấn,
tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân đang sản xuất, chế biến, kinh doanh gỗ và
lâm sản trên địa bàn Thành phố: Cho hơn 200 cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Năm 2017 - 2020 tiếp tục rà soát, thống
kê các cơ sở, cửa hàng kinh doanh lâm sản và các sản phẩm được làm bằng gỗ trên địa bàn. Mỗi năm tổ chức 04 lớp tập huấn, tuyên truyền cho các tổ
chức, cá nhân đang sản xuất, chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản cho khoảng 600
cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Kinh phí thực hiện: 471.600.000 đồng
gồm: (Photo các văn bản quy phạm pháp luật về nhập khẩu, xuất khẩu gỗ và lâm sản
khác, mời báo cáo viên, thuê hội trường, chi phí tổ chức tập huấn...).
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Cơ quan thực hiện: Chi cục Kiểm lâm
phối hợp các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
2. Hoạt động: Đào tạo bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức Kiểm lâm và cán bộ thuộc các cơ
quan chức năng liên quan
a) Mục tiêu:
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức Kiểm lâm và cán bộ thuộc
các cơ quan chức năng liên quan (Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện...) trong việc
thực hiện chương trình quản lý, kiểm tra,
kiểm soát lâm sản.
b) Nội dung:
Thống kê, tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức Kiểm lâm,
cán bộ các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát các hành vi mua
bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản trái với quy định của
pháp luật, (triển khai các văn bản mới...)
Năm 2016 - 2020, mỗi năm tổ chức 02 lớp
tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức
thực thi pháp luật (300 người/năm).
Kinh phí thực hiện: 217.000.000 đồng
gồm (Photo tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật, mời báo cáo viên, thuê hội trường,
hỗ trợ một phần tiền ăn, nước uống cho cán bộ, công chức tham gia tập huấn và
chi phí tổ chức tập huấn....).
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Cơ quan thực hiện: Chi cục Kiểm lâm
phối hợp các cơ quan liên quan, Ủy ban
nhân dân các quận, huyện.
3. Hoạt động: Ứng
dụng công nghệ thông tin (GIS) vào quản
lý các cơ sở chế biến kinh doanh gỗ và lâm sản
a) Mục tiêu:
Đưa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các cơ sở chế biến kinh doanh gỗ và lâm sản: Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát một cách đồng bộ, chặt chẽ, đồng thời tạo
điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp có đủ điều kiện chứng minh nguồn gốc lâm
sản và nâng cao giá trị hàng hóa.
Nhằm phát hiện kịp thời và hạn chế tối
đa các vụ vi phạm pháp luật về chế biến, sản xuất, kinh doanh, mua bán, vận
chuyển, cất giữ lâm sản trái với các quy định của pháp luật.
Qua đó hướng dẫn để các cơ sở, doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật.
b) Nội dung:
Ứng dụng công nghệ thông tin (GIS) vào quản lý các cơ sở kinh doanh chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn.
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về
ứng dụng công nghệ thông tin (GIS) cho
cán bộ, công chức thực thi pháp luật.
Lập kế hoạch điều tra, khảo sát, rà soát và lập danh sách các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản thông
qua công nghệ thông tin (GIS).
Trang bị công nghệ thông tin phục vụ cho việc triển khai xây dựng
cơ sở dữ liệu quản lý các cơ sở chế biến kinh doanh gỗ và lâm sản bằng phần mềm
thông tin địa lý công nghệ GIS) gồm:
- Đặt hàng xây dựng phần mềm về quản
lý cơ sở, dữ liệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản.
- Trang bị 02 máy quay phim, chụp
hình (Phòng thanh tra - pháp chế 01 máy, Đội Kiểm lâm cơ động
01 máy).
- Trang bị 04 máy tính để bàn (Phòng
thanh tra - pháp chế 01 máy, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR 01 máy, Hạt Kiểm lâm
Củ Chi 01 máy, Hạt Kiểm lâm Cần Giờ 01 máy).
- Trang bị 02 máy tính xách tay (Để
thực hiện công tác ngoại nghiệp trên toàn địa bàn Thành phố).
Kinh phí thực hiện: 422.600.000
đồng gồm: (Thực hiện ngoại nghiệp và nội nghiệp, mua máy, đặt viết
phần mềm, tập huấn chuyển giao sử dụng ...).
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Cơ quan thực hiện: Chi cục Kiểm lâm
phối hợp các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
4. Hoạt động:
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát lâm sản và Học tập kinh nghiệm các mô hình quản
lý có hiệu quả của các tỉnh khác
a) Mục tiêu:
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về chủ trương, chính sách của nhà nước cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất,
chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản.
Hạn chế tối đa các vụ vi phạm pháp luật
về sản xuất, chế biến, kinh doanh, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái với
các quy định của pháp luật.
b) Nội dung:
Phối hợp các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp, thủ tục nhập, xuất
lâm sản theo quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác phối hợp các cơ
quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp trong việc kiểm tra, kiểm soát định kỳ, đột xuất
các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản trên địa bàn, kịp thời phát hiện
và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
Rà soát và lập danh sách các cơ sở chế
biến, kinh doanh lâm sản, có dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp đấu
tranh, ngăn chặn.
Mỗi quý tổ chức 01 đợt kiểm tra định
kỳ các cơ sở, doanh nghiệp trong việc sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm
sản, (05 ngày/đợt gồm 08 người; Kiểm lâm, Công an, Ủy ban nhân dân các quận - huyện).
Tổ chức học tập kinh nghiệm các mô
hình quản lý, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, có hiệu quả của các tỉnh bạn.
Kinh phí thực hiện: 456.400.000 đồng
gồm (Chi phí học tập kinh nghiệm, nhiên liệu, công tác phí, cho các lực lượng
tham gia).
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Cơ quan thực hiện: Chi cục Kiểm lâm
phối hợp các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các quận,
huyện.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
- Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố để
thực hiện Chương trình được giao theo dự toán hàng năm của Chi cục Kiểm lâm.
- Dự toán kinh phí: 1.567.600.000 đồng
(Một tỷ năm trăm sáu mươi bảy triệu sáu trăm ngàn đồng).
- Phân kỳ: (Chi tiết cụ thể theo phụ
lục (1), (2), (3), (4), (5) đính kèm).
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thời gian thực
hiện từ năm 2016 đến năm 2020
2. Một số nhiệm vụ cụ thể:
a) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành
có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận,
huyện tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này, tổng hợp báo cáo kết quả thực
hiện hàng năm.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:
+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
chức năng, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật trong lĩnh vực quản lý, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, theo quy định của
pháp luật.
+ Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và xử
lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong kinh doanh, chế biến,
mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái với quy định của
pháp luật.
+ Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ
cho cán bộ, công chức thực thi pháp luật.
+ Hướng dẫn việc kinh doanh, vận chuyển,
chế biến lâm sản phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Rà soát, lập danh sách những đối tượng
đã nhiều lần vi phạm các quy định về quản lý lâm sản để phối hợp với các cơ
quan chức năng, chính quyền các địa phương có biện pháp quản lý, đấu tranh ngăn
chặn kịp thời.
b) Giao Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục
Quản lý thị trường:
Tăng cường phối hợp cùng Chi cục Kiểm
lâm tổ chức kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định
về sản xuất, kinh doanh, mua bán, cất giữ trái phép lâm sản trên địa bàn Thành
phố.
c) Giao Công an Thành phố chỉ đạo các
cơ quan, đơn vị trực thuộc:
Tăng cường phối hợp với Chi cục Kiểm
lâm tổ chức kiểm tra, kiểm soát các cơ sở chế biến, kinh doanh, các trục đường
giao thông, bến cảng, các khu dân cư để phát hiện, ngăn chặn
và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về mua bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh trái phép lâm sản.
d) Giao Cục Hải quan Thành phố:
Tăng cường phối hợp Chi cục Kiểm lâm
tổ chức kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, bến cảng,
để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về
mua bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh trái phép lâm sản.
e) Giao Sở Tài chính:
Cân đối, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết, bố trí
ngân sách sự nghiệp hàng năm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục
Kiểm lâm) để triển
khai thực hiện các nội dung Chương trình quản lý, kiểm
tra, kiểm soát lâm sản.
g) Giao Sở Thông tin và Truyền thông
chỉ đạo các cơ quan báo, đài của Thành phố:
Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm xây dựng
các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các
cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp về chủ
trương, chính sách của Nhà nước trong việc sản xuất, chế biến, kinh doanh gỗ và
lâm sản.
h) Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước
theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không để xảy ra
tình trạng mua bán, vận chuyển, cất giữ trái phép lâm sản
trên địa bàn quận, huyện quản lý;
- Phối hợp với Sở, ngành chuyên môn của
Thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản, đúng quy định pháp luật./.