ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
75/2007/QĐ-UBND
|
Vinh, ngày 13
tháng 6 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 41-NQ/TW NGÀY 15/11/2004 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VÀ THÔNG BÁO SỐ 160-TB/TU NGÀY 10/10/2006 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ VỀ
ĐỀ ÁN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG BỨC XÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật
Bảo vệ Môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị
Quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Căn cứ Quyết
định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Căn cứ Thông báo số 160-TB/TU ngày 10/10/2006 của
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Đề án giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc trên địa
bàn tỉnh Nghệ An;
Xét đề nghị
của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 1319/TNMT-MT ngày 29 tháng 5
năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW
ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ Môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Thông báo số
160-TB/TU ngày 10/10/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Đề án giải quyết các vấn
đề môi trường bức xúc trên địa bàn tỉnh Nghệ An .
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành;
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò; Thủ trưởng các đơn vị
và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Chi
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 41-NQ/TW NGÀY 15 THÁNG
11 NĂM 2004 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG
NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀ THÔNG BÁO SỐ 160-TB/TU
NGÀY 10/10/2006 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ VỀ ĐỀ ÁN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG BỨC XÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2007/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2007 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
I. MỤC TIÊU
1. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia
tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người
và tác động của tự nhiên gây ra, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học để xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh có môi
trường tốt, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; mọi
người dân đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên.
2. Phấn đấu đến năm 2015 di dời
toàn bộ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn
toàn tỉnh mà không có khả năng khắc phục tại chỗ vào vị trí theo đúng quy hoạch
đã được phê duyệt (khu công nghiệp, khu công nghiệp nhỏ,…) theo quy định của
pháp luật; đến năm 2015 giải quyết đứt điểm những điểm ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng ở những khu đô thị, khu đông dân cư, góp phần bảo vệ môi trường, sức
khoẻ cộng đồng; từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Không để xuất hiện
thêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.
II. NHIỆM VỤ
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
Phổ biến, quán triệt rộng rãi đến
tận người dân các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước về bảo vệ môi trường, cụ thể là: Luật Bảo vệ môi trường, Nghị quyết của
Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ, Chương trình hành động của
UBND tỉnh bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá hiện nay.
Thực hiện việc đổi mới và đẩy mạnh
công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; phát
huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị, xã hội
và mỗi người dân trong việc tham gia vào công việc bảo vệ môi trường trên địa
bàn tỉnh.
Tăng cường công tác tuyên truyền đối
với các cơ sở sản xuất kinh doanh để giúp các cơ sở nhận thức rõ trách nhiệm và
tự giác thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Xây dựng nhiều mô hình quần chúng
tự giác tham gia bảo vệ môi trường và nhân ra diện rộng những điển hình tiên tiến.
Ban hành quy định về Giải thưởng
Môi trường cấp tỉnh để thực hiện khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích
trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đưa các thông tin
về việc tái vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường của các tổ chức cá nhân lên các
phương tiện thông tin báo đài.
2. Tăng cường công tác quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường:
Rà soát, bổ sung, ban hành các văn
bản có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa
bàn tỉnh.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của
các tổ chức quản lý về bảo vệ môi trường của cấp tỉnh, cấp huyện, xã; các Sở,
Ban, ngành; tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong
việc bảo vệ môi trường. Hàng năm tổ chức tập huấn các nội dung về bảo vệ môi
trường cho chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành trong tỉnh.
Bố trí đủ cán bộ có năng lực
chuyên môn về môi trường trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ tỉnh đến huyện,
xã để đảm nhận công việc có chất lượng.
Làm tốt công tác quy hoạch địa điểm
các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp…nhất là các nhà máy, các cơ sở sản xuất
có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường như: xi măng, bột giấy, chế
biến nông - thuỷ sản; khai thác, chế biến khoáng sản, hoá chất…
Tăng cường công tác kiểm tra,
thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường. Kịp thời
thông báo nhắc nhở, quy định rõ thời gian khắc phục đối với các đơn vị, cơ sở sản
xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, đồng thời thực hiện tốt công tác phúc
tra kết quả khắc phục ô nhiễm môi trường của cơ sở đó.
Nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp
quản lý giữa tỉnh Nghệ An với các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh và nước bạn Lào có
chung lưu vực sông để bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu vực sông;
3. Cụ thể hoá yêu cầu bảo vệ
môi trường trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện của các dự
án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng Quy định về việc bảo vệ
môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự
án đầu tư trên địa bàn tỉnh; quy định về lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư trên địa
bàn tỉnh. Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án
đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư chỉ được
tiến hành xây dựng, cấp phép đầu tư, khai thác hoạt động sau khi chủ dự án lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường trình UBND tỉnh xem xét và phê duyệt đối với
dự án thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; hoặc lập bản
cam kết bảo vệ môi trường trình UBND cấp huyện xác nhận đối với dự án không phải
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Rà soát, điều
chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển của tỉnh, ngành
và các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững.
4. Tăng cường
nguồn lực tài chính, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kinh tế, tạo sự chuyển biến
cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường:
Xây dựng đề án
thu và sử dụng các loại phí bảo vệ môi trường trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê
duyệt theo quy định.
Xây dựng kế hoạch
thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường từ nguồn chi tế ngân sách của tỉnh,
huyện cho các hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường, ưu tiên việc đầu tư kinh
phí xử lý dứt điểm các điểm nóng gây ô nhiễm môi trường do lịch sử để lại. Từ
năm 2008 bố trí không dưới 1% tổng chi ngân sách của tỉnh để đảm bảo kinh phí
chi cho các hoạt động sự nghiệp môi trường và tăng dần hàng năm theo tốc độ
tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Đa dạng hoá đầu
tư bảo vệ môi trường để bảo đảm có đủ nguồn lực bảo vệ môi trường, chú trọng
huy động mọi nguồn lực trong toàn xã hội để đầu tư bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu và
xây dựng các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện của tỉnh
để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, kể cả nguồn vốn nước
ngoài đầu tư cho bảo vệ môi trường
Tổ chức tốt việc
thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ vốn, ưu đãi, khuyến khích về thuế, các biện pháp
cấp bách đối với hoạt động bảo vệ môi trường.
5. Đẩy mạnh
xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường.
Các cấp, các
ngành, các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư, cá nhân cần xác định rõ trách
nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn mình trong việc tham gia công tác bảo vệ môi trường
Đa dạng hoá
các loại hình hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích sự tham gia của tổ chức,
cá nhân; có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
thực hiện các dịch vụ bảo vệ môi trường.
Xây dựng phong
trào toàn dân bảo vệ môi trường, chú trọng xây dựng và thực hiện hương ước, quy
ước, cam kết bảo vệ môi trường, đưa tiêu chí bảo vệ môi trường gắn với gia
đình, đơn vị, khối xóm văn hoá; phát triển các mô hình cộng đồng dân cư tự quản
trong hoạt động bảo vệ môi trường.
6. Tăng cường
công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý môi trường; đào tạo
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ trong ngành và các ngành có liên quan.
Tổng kết, đánh
giá, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới quan trắc,
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
để thực hiện tốt công tác quan trắc môi trường.
Nghiên cứu và ứng
dụng công nghệ môi trường, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, đặc biệt
là công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; đẩy mạnh việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong bảo vệ môi trường; xây dựng và nhân rộng các mô hình
sản xuất sạch hơn.
Khuyến khích
các tổ chức, cá nhân đăng ký nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, các sáng
kiến đưa lại hiệu quả kinh tế cao thuộc lĩnh vực xử lý môi trường.
Đẩy mạnh công
tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn và cán bộ quản lý trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường từ nguồn ngân sách và các nguồn khác.
7. Đẩy mạnh
hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; đáp ứng yêu cầu về môi trường trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực hiện đầy
đủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia về công tác bảo vệ môi trường.
Xây dựng các chương
trình, dự án về bảo vệ môi trường. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
trợ quốc tế cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Tăng cường hợp
tác với các tỉnh của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có chung đường biên giới,
nhất là có chung lưu vực sông Cả để cùng bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm,
nhập khẩu phế liệu, hàng hoá khác qua biên giới.
Tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm soát tình trạng buôn bán, vận chuyển các loại động thực
vật, chú trọng động thực vật quý hiếm qua biên giới, bảo vệ đa dạng sinh học.
8. Kiểm
soát ô nhiễm và quản lý các chất thải
Tổ chức thực
hiện Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010,
Kế hoạch của tỉnh về kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010; Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và
khu công nghiệp; Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về
quản lý chất thải rắn.
Triển khai thực
hiện đề án giải quyết các môi trường bức xúc trên địa bàn tỉnh.
Quy hoạch và
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường tại các vùng đô thị, nông thôn, khu
công nghiệp, có cơ chế hỗ trợ cho các cơ sở thu gom, xử lý, tái chế chất thải.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng các khu xử lý chất thải rắn, lỏng tập
trung, đặc biệt là chất thải nguy hại, quản lý tốt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, xử lý chất thải tại các làng xã, thôn bản, làng nghề, khu chăn nuôi tập
trung v.v...
9. Bảo tồn
thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học:
Tăng cường
công tác bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển và các đảo, công tác bảo vệ và
phát triển rừng, đặc biệt đối với rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ,
rừng ngập mặn. Bảo vệ nghiêm ngặt các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng kế hoạch
thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện
nghiêm các quy định về bảo vệ các loài động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị
tuyệt chủng trong danh mục cần bảo vệ, bảo vệ và chống thất thoát các nguồn gen
bản địa quý hiếm, ngặn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi
gen gây ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường.
10. Khai
thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Thực hiện tốt
việc quản lý các nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản, đa dạng sinh học, tài
nguyên biển và ven biển. Khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, khai thác tận
thu, tránh thất thoát, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật biển.
Đẩy mạnh việc
tuyên truyền sử dụng các mẫu hình tiêu thụ tiết kiệm, sử dụng năng lượng tái tạo,
năng lượng sạch.
11. Bảo vệ
môi trường đô thị và vùng ven đô thị:
Thực hiện các
biện pháp đồng bộ nhằm tiến tới thu gom và xử lý toàn bộ chất thải bằng các giải
pháp thích hợp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các thị xã, thị trấn,
thị tứ và thành phố Vinh. Đến năm 2010 tất cả huyện, thành, thị trong tỉnh có
bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Phấn đấu đến
năm 2010, đạt chỉ tiêu 80% tổng lượng chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, 60% chất
thải rắn nguy hại và 90% chất thải bệnh viện được thu gom, vận chuyển và xử lý.
Cải tạo nâng cấp
và xây dựng mới hệ thống cấp nước sạch và hệ thống thoát nước thải ở thành phố
Vinh, thị xã Cửa Lò để hạn chế ô nhiễm, đạt chỉ tiêu đến năm 2010: 100% dân số
thành phố, thị xã và 85% dân số nông thôn được dùng nước sạch.
Bảo vệ cảnh
quan, đẩy mạnh việc trồng các cây xanh phù hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh tại
các đô thị, đặc biệt là thành phố Vinh, phấn đấu để thành phố Vinh trở thành
“Thành phố xanh”.
12. Bảo vệ môi
trường nông nghiệp, nông thôn:
Tổ chức thực
hiện các giải pháp đồng bộ để đến năm 2010 đạt chỉ tiêu: 80% dân số nông thôn
được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trước mắt ưu tiên cho các vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng ven biển, vùng thường xuyên bị
khô hạn, khó khăn về nguồn nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm; 70% số hộ gia
đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 70% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng
trại hợp vệ sinh. Tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm xá, chợ, trụ sở xã và
các công trình công cộng khác ở nông thôn có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ
sinh.
Đẩy mạnh việc
phổ biến và áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM); hướng dẫn áp dụng
các phương thức, kỹ thuật canh tác tiên tiến nhằm ngăn chặn tình trạng thoái
hoá đất, nước, sử dụng có hiệu quả tài nguyên. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành
vi lạm dụng hoá chất trong canh tác, bảo quản, chế biến hàng nông sản, thuỷ hải
sản.
Tập trung tăng
nhanh diện tích rừng trồng, rừng nguyên liệu, rừng kinh tế. Duy trì và triển
khai thực hiện tốt các dự án bảo vệ môi trường Vườn Quốc gia Pù Mát; khu bảo tồn
Pù Huống, Pù Hoạt; dự án 5 triệu ha rừng, dự án trồng rừng ngập mặn. Tăng cường
các giải pháp quản lý để bảo vệ rừng có hiệu quả đặc biệt là rừng phòng hộ đầu
nguồn, rừng ngập mặn.
Quy hoạch và
quản lý môi trường trong phát triển làng nghề, cụm công nghiệp, trang trại chăn
nuôi tập trung; xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án cải thiện ô nhiễm môi trường
làng nghề.
Xây dựng và phổ
biến các mô hình sản xuất thân thiện môi trường, mô hình các làng kinh tế -
sinh thái; tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng các phương thức, kỹ thuật canh
tác tiên tiến nhằm ngăn chặn tình trạng thoái hoá đất, sử dụng có hiệu quả tài
nguyên đất; phổ biến, tuyên truyền việc áp dụng các mô hình nhà vệ sinh hợp vệ
sinh, chi phí thấp.
13. Giải
quyết các vấn đề môi trường bức xúc trên địa bàn tỉnh.
a) Ô nhiễm môi
trường do hoạt động sản xuất công nghiệp:
Thành lập Ban
chỉ đạo công tác di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường không có khả năng
khắc phục, nằm xen kẽ trong khu dân cư vào địa điểm mới (khu công nghiệp, khu
công nghiệp nhỏ,…). Ban chỉ đạo có chức năng quản lý và tham mưu cho Uỷ ban
nhân dân tỉnh về công tác di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên địa
bàn vào khu công nghiệp và khu công nghiệp nhỏ.
Các cơ sở gây
ô nhiễm môi trường có khả năng khắc phục được thì không phải di dời nhưng phải
tổ chức thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường do cơ sở mình gây ra đạt tiêu chuẩn
môi trường trong thời hạn yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường. Kiên quyết không để xuất hiện thêm các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô
nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.
b) Ô nhiễm môi
trường tại bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh:
Lập dự án đầu
tư xây dựng hệ thống thoát nước, trạm xử lý nước thải, lò đốt chất thải rắn y tế
nguy hại cho các bệnh viện cấp tỉnh, huyện.
Thực hiện việc
phân loại chất thải rắn tại nguồn đối với các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh
và thu gom, xử lý đạt 95%.
Ưu tiên đầu tư
hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viên Lao (thuộc đối
tượng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg).
c) Ô nhiễm môi
trường do hoá chất bảo vệ thực vật:
Điều tra, thống kê các kho hoá chất
bảo vệ thực vật trước đây còn tồn đọng và đang sử dụng, đề xuất phương án xử lý
nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khoẻ của cộng đồng.
+ Lập Dự án xử lý ô nhiễm hoá chất
bảo vệ thực vật tại các vùng kho.
d) Ô nhiễm chất
thải rắn sinh hoạt tại các thị trấn, thị tứ, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò:
Tổ chức triển khai nhanh Dự án xây
dựng khu liên hiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc,
phấn đấu đến năm 2009 xây dựng xong và đưa vào sử dụng.
Quy hoạch và đầu
tư xây dựng Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh cho từng huyện.
e) Đối với khai thác và chế biến
khoáng sản
Yêu cầu các đơn vị hoạt động khai
thác khoáng sản chấp hành nghiêm túc các quy định về khai thác khoáng sản, xử
lý chất thải, ký quỹ phục hồi môi trường.
Tăng cường công tác kiểm tra,
thanh tra việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ
tài nguyên nước, Luật Đất đai của các đơn vị khai thác và chế biến. Xử lý
nghiêm các sai phạm, chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, kiên quyết đình chỉ tất
cả các chủ khai thác trái pháp luật.
Triển khai thực hiện Đề án nâng
cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2007 - 2010 có tính đến năm 2020.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Trách nhiệm
của các cấp, các ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa
Lò.
- Nghiên cứu,
quán triệt các nội dung của Nghị quyết và Chương trình hành động của UBND tỉnh,
xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, các đề án ưu tiên của ngành, địa phương
mình về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
- Tổ chức triển
khai đồng bộ các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Uỷ ban nhân
dân các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
phân bổ, bố trí chi ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm
phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương, phù hợp với định hướng, mục tiêu
chung đã được xác định tại Nghị quyết. Xây dựng mô hình điểm về bảo vệ môi trường,
từ đó nhân rộng ra trên địa bàn.
Căn cứ Nghị định số 59/NĐ-CP ngày
09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn để triển khai thực
hiện việc khảo sát lựa chọn địa điểm và lập dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp
chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh của huyện mình trình UBND tỉnh trong năm
2007;
Tăng cường công tác quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường trên địa bàn; bổ sung biên chế cán bộ chuyên ngành môi trường
cho Phòng Tài nguyên và Môi trường; xử lý dứt điểm các cơ sở sản xuất kinh doanh,
khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ
chung nêu trên, Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh xây dựng đề án để đưa thành phố
Vinh trở thành “ Thành phố xanh và sạch” vào năm 2015.
Chỉ đạo Công ty Môi trường đô thị
hoặc tổ chức dịch vụ vệ sinh môi trường thực hiện tốt việc thu gom, tập kết rác
và phun thuốc diệt côn trùng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các bãi chứa
rác;
2. Sở Nội vụ
chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án kiện toàn cơ cấu
tổ chức và tăng cường cán bộ, nhiệm vụ cho hệ thống cơ quan quản lý bảo vệ môi
trường từ cấp tỉnh đến cấp xã theo quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày
23/5/2007 của Chính phủ..
3. Sở Kế hoạch
và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy định về
việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực
hiện các dự án phát triển trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh trong năm 2007.
4. Sở Tài
chính chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư
nghiên cứu đề xuất chủ trương biện pháp để từ năm 2008 bố trí không dưới 1% tổng
chi ngân sách của tỉnh chi cho các hoạt động sự nghiệp môi trường và tăng dần
hàng năm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình UBND tỉnh phê duyệt trong năm
2007.
5. Cục Hải
quan tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt các biện
pháp kiểm soát, ngăn chặn việc nhập khẩu bất hợp pháp các loại sinh vật lạ, hoá
chất, phế liệu, thuốc trừ sâu, phân bón thuộc danh mục cấm, các sinh vật ngoại
lai, sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường...
6. Sở Tư pháp
chủ trì phối hợp với các sở, ngành tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội
dung bảo vệ môi trường đối với các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên
quan trình UBND tỉnh trong năm 2007.
7. Công an tỉnh
chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ nghiên cứu đề xuất
phương án thành lập lực lượng cảnh sát môi trường theo hướng dẫn của Bộ Công
an; thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
8. Sở Công
nghiệp
Tham mưu trình
UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo công tác di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi
trường trong năm 2007.
Tổ chức điều
tra, thống kê và đánh giá các loại chất thải, hoá chất của ngành công nghiệp,
phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng thực hiện quy hoạch quản
lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải rắn công nghiệp nguy hại
trình UBND tỉnh trong năm 2007.
9. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở,
ban, ngành xây dựng đề án chuyển giao và ứng dụng công nghệ giảm thiểu, xử lý ô
nhiễm môi trường.
10. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên
và Môi trường, UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò điều tra, thống kê
các kho hoá chất bảo vệ thực vật trước đây còn tồn đọng và đang sử dụng, đề xuất
phương án xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trình UBND Tỉnh trong năm
2007.
Lập Kế hoạch thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn
2006 -2010, ưu tiên các vùng bị ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật.
Đẩy mạnh việc phổ biến và áp dụng
biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trên địa bàn tỉnh. Tổ chức phổ biến,
hướng dẫn áp dụng các phương thức, kỹ thuật canh tác tiên tiến nhằm ngăn chặn
tình trạng thoái hoá đất, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên rừng,
tuyên truyền nhân rộng các mô hình về vệ sinh môi trường nông thôn.
Chủ trì phối hợp
với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện tốt công tác bảo
vệ và phát triển rừng, đặc biệt đối với rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, rừng ngập mặn. Bảo vệ nghiêm ngặt các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn
quốc gia. Bảo vệ các loài động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
trong danh mục cần bảo vệ; bảo vệ và chống thất thoát các nguồn gen bản địa quý
hiếm, ngặn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen gây ảnh
hưởng xấu đến con người và môi trường.
11. Sở Xây dựng
Lập quy hoạch
quản lý chất thải rắn, nước thải cho các đô thị và khu công nghiệp trình Uỷ ban
nhân dân tỉnh trong năm 2008.
Xây dựng mô
hình tổ chức và các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động,
chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử
lý chất thải rắn.
Chủ trì và phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa
Lò quy hoạch và lựa chọn địa điểm để di dời các đơn vị sản xuất kinh doanh gây
ô nhiễm môi trường thuộc diện phải di dời; điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật
liệu xây dựng tỉnh Nghệ An đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trình Uỷ ban
nhân dân tỉnh phê duyệt trong năm 2007.
Tham gia hợp phần đô thị nghèo để
lập và thực hiện quy hoạch cải tạo môi trường các khu dân cư đô thị.
Phối hợp với UBND cấp huyện lựa chọn
địa điểm xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại các huyện.
12. Sở Y tế
Chủ trì và phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò thống kê
nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm của các bệnh viện, phòng khám đa khoa và đề
xuất biện pháp giải quyết xử lý ô nhiễm môi trường trình UBND tỉnh trong năm
2007.
Xây dựng và triển khai kế hoạch
thu gom và phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn trên phạm vi toàn tỉnh trong
năm 2007.
Chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh và
Bệnh viện Lao phối hợp với các Sở, ngành hữu quan lập dự án đầu tư xây dựng
công trình xử lý nước thải bệnh viện trình UBND tỉnh trong năm 2007.
Lập kế hoạch khám bệnh cho nhân
dân vùng bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật.
13. Sở Giáo dục
và Đào tạo
Phối hợp với Sở
Tài nguyên và Môi trường xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường trong nhà trường
và cộng đồng.
14. Sở Giao
thông Vận tải
Phối hợp chặt
chẽ với chính quyền địa phương các cấp và các sở, ban ngành liên quan trong việc
xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, gắn quy hoạch
phát triển hạ tầng giao thông với bảo vệ tài nguyên môi trường; ngăn chặn việc
khai thác cát sỏi, khoáng sản trên sông, suối sai quy định.
15. Các cơ
quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng các chuyên đề,
phóng sự, bài viết...để phổ biến, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho
cộng đồng về bảo vệ môi trường, phản ánh trung thực các sự việc vi phạm pháp luật
BVMT, tạo dư luận lên án những hành động gây ô nhiễm môi trường và biểu dương
những cá nhân, đơn vị thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
16. Ban Thi
đua khen thưởng tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu
bổ sung tiêu chí bảo vệ môi trường trong công tác thi đua khen thưởng của tỉnh
và tổ chức thực hiện.
17. Sở
Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với
Ban Tuyên giáo tỉnh, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc tỉnh, các Sở, ban ngành, địa phương,
các đoàn thể tổ chức phổ biến rộng rãi nội dung Nghị quyết của Bộ chính trị và
Chương trình hành động này.
Chủ trì và phối
hợp với Uỷ ban mặt trận Tổ quốc tỉnh xây dựng Đề án phát động phong trào toàn
dân tham gia bảo vệ môi trường trong năm 2008.
Chủ trì và phối
hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An, các cơ quan thông tin đại
chúng khác đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch truyền thông về bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng quy định
về Giải thưởng Môi trường cấp tỉnh và tổ chức thực hiện khen thưởng vào Ngày
Môi trường thế giới 05/6 hàng năm trình UBND tỉnh trong năm 2007.
Tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường tại các tổ chức,
đơn vị, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Hàng năm phát hiện và
lập danh sách các đơn vị gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng trên địa bàn tỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để xử lý theo thẩm quyền
quy định.
Hàng năm lập kế hoạch bảo vệ môi
trường phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường từng giai đoạn để trình UBND tỉnh,
Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm tranh thủ tối đa ngân sách nhà nước chi thường
xuyên cho sự nghiệp môi trường quốc gia.
Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch mạng
lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh trong năm 2007.
Chủ trì và phối hợp với các cơ
quan liên quan lập dự án xử lý ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật tại: xóm Hồng Kỳ,
Vũ Kỳ, xã Đồng Thành, huyện Yên Thành; xóm I, II, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa
Đàn; xóm Mậu II, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn trình UBND tỉnh xem xét và phê duyệt
trong năm 2007.
Xây dựng Đề án
bảo vệ môi trường tại các làng nghề và khu chăn nuôi tập trung trình UBND tỉnh
trong năm 2007.
Xây dựng kế hoạch
thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ đa dạng sinh học trình UBND tỉnh
trong năm 2008.
Xây dựng cơ chế
triển khai thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất; mô
hình tự quản bảo vệ môi trường trong toàn tỉnh.
Giám sát chặt chẽ việc kê khai định
kỳ khối lượng, thành phần chất thải rắn nguy hại của các cơ ở sản xuất kinh
doanh trên địa bàn tỉnh. Triển khai ngay các biện pháp hữu hiệu buộc các cơ sở
sản xuất kinh doanh phải xử lý triệt để lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh
bằng các giải pháp thích hợp.
Trong quá
trình thực hiện Chương trình này, nếu có gì vướng mắc, các cơ quan phản ánh về
UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo) để kịp thời hướng
dẫn và giải quyết.
Giao Sở Tài
nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình
này và định kỳ hàng quý báo cáo UBND tỉnh./.