UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
70/2006/QĐ-UBND
|
Đông
Hà, ngày 15 tháng 8 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ CÁC HOẠT
ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
- Căn cứ Luật Khoáng sản ngày
20/3/1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản số:
46/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Căn cứ Nghị định số:
160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 552 /TT-STNMT ngày 29 tháng 6 năm
2006,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý tài
nguyên khoáng sản và các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Điều 2.
Quyết định này thay thế Quyết định số: 307/1999/QĐ-UB
ngày 18/3/1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định về việc quản lý tài
nguyên khoáng sản, các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và có
hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ
trưởng các Ban, Ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức,
cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TV Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư Pháp;
- Cục Địa chất và Khoáng sản VN;
- Chủ tịch, các PCT tỉnh;
- Toà án ND tỉnh, Viện KSND tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- Chánh, PVP, CV;
- Lưu VT, NN
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Lê Hữu Phúc
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ
CÁC HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số
70/2006/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này hướng dẫn và quy
định chi tiết thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản trong công
tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn
tỉnh.
2. Quy định này áp dụng đối với
cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; quản lý nhà nước về công nghiệp khai
thác, chế biến khoáng sản; Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản và tổ chức, cá
nhân khác có liên quan đến quản lý bảo vệ, tài nguyên khoáng sản.
Điều 2. Quản
lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên khoáng sản
1. Tài nguyên khoáng sản trên địa
bàn tỉnh thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, nhằm sử dụng hợp
lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên khác có
liên quan, bảo đảm quốc phòng an ninh, an toàn lao động và vệ sinh lao động
trong hoạt động khoáng sản.
2. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản
là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính
trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang và mọi
công dân.
3. Tài nguyên khoáng sản phải được
khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, tận thu khoáng sản, phù hợp với quy hoạch
và gắn với bảo vệ môi trường nhằm phát triển kinh tế xã hội bền vững.
4. Nghiêm cấm việc chôn người chết,
gia súc chết, làm bãi thải, xây dựng các công trình kiên cố trong khu vực có
khoáng sản đã được quy hoạch.
5. Tổ chức, cá nhân lập quy hoạch
xây dựng chuyên ngành và lập dự án đầu tư các công trình cố định ở khu vực có
tài nguyên khoáng sản đã được điều tra, đánh giá, thăm dò hoặc đã được quy hoạch
thăm dò khai thác phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về
khoáng sản trước khi trình duyệt quy hoạch, dự án.
Điều 3.
Chính sách về khoáng sản
Thực hiện theo quy định của Luật
Khoáng sản, ngoài ra tỉnh có một số chính sách, cụ thể là:
1. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá
nhân tham gia đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu phục
vụ cho phát triển công nghiệp.
2. Có chính sách ưu đãi, khuyến
khích đầu tư đối với các dự án khai thác gắn liền với chế biến sâu tại chỗ ở
các vùng đặc biệt khó khăn; có áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, sử dụng
nhiều lao động tại chỗ, bảo đảm môi trường, thu hồi các thành phần có ích, làm
ra các sản phẩm có giá trị phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
3. Bảo đảm ngân sách nhà nước
cho công tác quy hoạch quy về thăm dò, khai thác và sử dụng các loại khoáng sản
trên địa bàn tỉnh. Có chính sách hỗ trợ đầu tư, thăm dò một số loại khoáng sản
quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chương II
THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN
Điều 4. Thẩm
quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản của Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Thẩm quyền và trách nhiệm quản
lý Nhà nước về khoáng sản của Uỷ ban nhân dân tỉnh được quy định tại điểm b và
điểm c khoản 1 Điều 56 của Luật Khoáng sản và khoản 1 Điều 6 của Nghị định số:
160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.
2. Thẩm quyền và trách nhiệm quản
lý nhà nước về khoáng sản của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã và Uỷ ban nhân dân
xã, phường, thị trấn như sau:
a. Theo quy định tại khoản 3 Điều
6 của Nghị định số: 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.
b. Có ý kiến thoả thuận về địa
điểm, phạm vi, diện tích đề nghị hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân.
c. Tạo điều kiện cho các tổ chức,
cá nhân có giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn thực hiện các quyền và
nghĩa vụ trong hoạt động khoáng sản.
d. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động
khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Thẩm
quyền và trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường là
cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về khoáng sản, cụ thể như sau:
1. Hướng dẫn, tổ chức, tuyên
truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về khoáng sản.
2. Đề xuất các biện pháp bảo vệ
tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và các biện pháp quản lý hoạt động
khoáng sản.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng trong tỉnh khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động
khoáng sản báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để lấy ý kiến của các cơ quan chức năng
ở Trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Phối hợp với Sở Công nghiệp,
Sở Xây dựng trong công tác lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
các loại khoáng sản, thực hiện thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khoáng
sản.
5. Thẩm định, trình Uỷ ban nhân
dân tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản,
cho phép chuyển nhượng, thừa kế hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền.
6. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan thẩm định các đề án khảo sát, thăm dò, thẩm định báo cáo thăm
dò và thẩm định đề án đóng cửa mỏ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo thẩm
quyền.
7. Lập báo cáo về hoạt động
khoáng sản trong phạm vi toàn tỉnh theo định kỳ, đột xuất cho các cơ quan cấp
trên.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản, giải
quyết hoặc tham gia giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động
khoáng sản và xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.
9. Thẩm định trình Uỷ ban nhân
dân tỉnh quyết định việc giao đất, cho thuê đất để hoạt động khoáng sản theo
quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 6. Thẩm
quyền và trách nhiệm của Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng
Sở Công nghiệp và Sở Xây dựng là
cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.
1. Sở Công nghiệp thực hiện quản
lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trừ khoáng sản làm vật
liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu xi măng bao gồm:
a. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan lập quy hoạch về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng
sản thuộc phạm vi được giao quản lý; Trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch và
kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
b. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan xác định các khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản theo
thẩm quyền, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ phê duyệt.
c. Hướng dẫn và quy định chi tiết
các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản
thuộc phạm vi quản lý.
d. Chủ trì thẩm định thiết kế cơ
sở các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định
của pháp luật về xây dựng.
đ. Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Xây dựng trong thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng
sản trên địa bàn tỉnh.
e. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng trong thanh tra, kiểm tra về công nghiệp khai
thác, chế biến khoáng sản.
2. Sở Xây dựng thực hiện quản lý
nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng và
nguyên liệu sản xuất xi măng, bao gồm:
a. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan lập quy hoạch về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng
sản làm vật liệu xây dựng và nguyên liệu xi măng; trình Hội đồng nhân dân tỉnh
thông qua và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Tổ chức triển khai thực hiện
quy hoạch và kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
b. Phối hợp với Sở Công nghiệp
xác định các khu vực đấu thầu thăm dò khai thác khoáng sản theo thẩm quyền, báo
cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ quyết định phê duyệt.
c. Hướng dẫn và quy định chi tiết
các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản
thuộc phạm vi quản lý.
d. Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Công nghiệp trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà
nước về khoáng sản trên địa bàn.
Điều 7.
Trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành liên quan
1. Phối hợp với các Sở: Tài
nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Xây dựng trong việc thực hiện các nhiệm vụ
quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn và xác định khu vực cấm, tạm thời cấm,
khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản; lấy ý kiến thống nhất của các Bộ, Ngành
chủ quản để Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Có ý kiến thoả thuận về diện
tích khu vực khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản khi cơ quan có thẩm quyền
đề nghị.
3. Trong quá trình lập quy hoạch
ngành, lĩnh vực hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình ở khu vực có tài
nguyên khoáng sản phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về
khoáng sản.
Chương III
CÁC QUY ĐỊNH TRONG HOẠT
ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 8. Tổ
chức, cá nhân hoạt động khoáng sản
1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ
theo quy định tại các Điều 22, 23, 26, 27, 32, 33 của Luật Khoáng sản. Tuân thủ
các quy định tại các Điều 17, 18, 19 của Nghị định số: 160/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ.
2. Phải gắn khai thác với chế biến,
có ý thức và biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Chấp hành tốt các quy định của
pháp luật về khoáng sản trong các lần hoạt động khoáng sản trước.
Điều 9. Khu
vực, diện tích hoạt động khoáng sản
1. Khu vực, diện tích cấp phép
hoạt động khoáng sản không được nằm trong khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động
khoáng sản theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định số:
160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ và quyết định phê duyệt khoanh
vùng cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).
2. Có ý kiến thoả thuận bằng văn
bản của các Sở, Ban, Ngành có liên quan trong trường hợp thẩm quyền cấp phép của
Uỷ ban nhân dân tỉnh; của các Bộ, Ban, Ngành có liên quan (Bộ Văn hoá - Thông
tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Cục du lịch, Bộ Quốc phòng…)
trong trường hợp thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trong trường
hợp chưa có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt
động khoáng sản).
3. Khu vực hạn chế hoạt động
khoáng sản quy định cho các khu vực thăm dò, khai thác phục vụ cho phát triển
công nghiệp của địa phương theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.
4. Diện tích khu vực hoạt động
khoáng sản phải phù hợp quy hoạch đã được phê duyệt; phù hợp với trữ lượng, chất
lượng khoáng sản; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và
không vượt diện tích theo quy định tại các Điều 24, 25, 26, 27 của Nghị định số:
160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.
Điều 10.
Tài chính và quyền tài sản trong hoạt động khoáng sản
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí
cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động
khoáng sản phải nghiêm chỉnh chấp hành các nghĩa vụ đóng góp ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật.
3. Mức ký quỹ phục hồi môi trường
và đất đai trong khai thác khoáng sản được xác định trong dự án đầu tư khai
thác, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi
trường và thiết kế mỏ đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Mức
ký quỹ phải đảm bảo đủ để chi phí cho phục hồi môi trường và đất đai. Tiền ký
quỹ phục hồi môi trường được gửi tại Quỹ Bảo vệ môi trường hoặc vào tài khoản
phong toả tại một tổ chức tín dụng trong tỉnh. Tổ chức, cá nhân ký quỹ có quyền
rút tiền ký quỹ khi đã thực hiện xong việc phục hồi môi trường, đất đai và đã
được cơ quan quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường thẩm định và xác nhận.
4. Khi giấy phép hoạt động
khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì tổ chức, cá nhân phải chuyển toàn bộ tài sản của
mình ra khỏi khu vực đã được cấp phép và tiến hành phục hồi môi trường và đất
đai theo quy định.
Điều 11. Thẩm
định phê duyệt đề án, báo cáo trong hoạt động khoáng sản
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định đề án khảo sát, thăm
dò khoáng sản và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép theo thẩm quyền đã được
quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản.
2. Sở Công nghiệp thẩm định thiết
kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản. Thiết kế mỏ thuộc các
dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải phù hợp với thiết kế cơ sở đã được cơ
quan có chức năng thẩm định.
3. Việc thẩm định và phê duyệt dự
án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ theo quy định của pháp luật về xây
dựng, có ý kiến thoả thuận của Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi phê duyệt.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì thẩm định các đề án đóng cửa mỏ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt
theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định.
5. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt
động khoáng sản có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động chính xác, trung thực,
đúng biểu mẫu và thời gian quy định tại Nghị định số: 160/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ và Thông tư số: 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
6. Bản đồ hiện trạng mỏ được
khoanh định trên nền bản đồ địa hình hệ toạ độ vuông góc VN2000 có tỷ lệ không
nhỏ hơn 1/5.000 và được nộp kèm theo báo cáo định kỳ về hoạt động khoáng sản
khi cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản yêu cầu hoặc sau khi giấy phép hết hạn
khai thác.
Điều 12. Sử
dụng đất, nước và cơ sở hạ tầng trong hoạt động khoáng sản
1. Việc sử dụng đất trong hoạt động
khoáng sản của các tổ chức, cá nhân tuân thủ theo quy định tại Điều 17 của Luật
Khoáng sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản số:
46/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và Luật Đất đai năm 2003.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước
trong hoạt động khoáng sản phải chấp hành các quy định của pháp luật về tài
nguyên nước, phải được cấp phép khai thác nước và xả nước thải vào nguồn nước
theo quy định.
3. Tổ chức, cá nhân phải có
trách nhiệm đầu tư cải tạo, nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới các cơ sở hạ tầng
trong khu vực hoạt động khoáng sản và phải được ghi rõ trong dự án đầu tư và
thoả thuận với cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở hạ tầng.
Chương IV
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
KHOÁNG SẢN
Điều 13.
Các trường hợp khai thác, chế biến khoáng sản không phải xin giấy phép
1. Khai thác khoáng sản vật liệu
xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư công trình
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Những sản phẩm khai thác chỉ
sử dụng cho xây dựng công trình đó không vì mục đích kinh doanh. Trong trường hợp
này trước khi khai thác, tổ chức được quyền khai thác phải đăng ký khu vực,
công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Sở Tài
nguyên và Môi trường và không ảnh hưởng môi trường sinh thái, cảnh quan trong
khu vực.
2. Việc khai thác các loại đất
nhằm mục đích cung cấp vật liệu san lấp trong xây dựng công trình không nằm
trong dự án, phải đảm bảo các điều kiện sau:
a. Được Sở Tài nguyên và Môi trường
xác nhận là không nằm trong vùng quy hoạch tài nguyên khoáng sản.
b. Hoạt động khai thác không tác
động xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực, các công trình công cộng,
cơ sở hạ tầng, di tích văn hoá lịch sử, công trình quốc phòng.
c. Được Uỷ ban nhân dân xã và Uỷ
ban nhân dân huyện chấp thuận bằng văn bản.
3. Khai thác khoáng sản làm vật
liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhân được
sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai mà sản phẩm khai thác chỉ nhằm
phục vụ cho việc xây dựng của hộ gia đình, cá nhân đó.
Điều 14. Hồ
sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng, cho phép tiếp tục hoạt động
khoáng sản
1. Hồ sơ được lập theo quy định
tại các Điều 59, 60, 61, 62 của Nghị định số: 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của
Chính phủ và Thông tư số: 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
2. Có văn bản thoả thuận của Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã nơi có khu vực
đề nghị hoạt động khoáng sản.
3. Có ý kiến bằng văn bản của
các cơ quan có liên quan đến khu vực cấm , tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
theo quy định (nếu chưa có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về khu vực cấm và
tạm thời cấm hoạt động khoáng sản).
4. Có thiết kế cơ sở và văn bản
thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 15.
Trình tự thực hiện việc cấp giấy phép theo thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh:
1. Thực hiện theo quy định tại
Điều 63 của Nghị định số: 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
là cơ quan tiếp nhận hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân theo cơ chế “1 cửa” tại
phòng tiếp nhận và bàn giao hồ sơ theo lịch đã được công khai tại nơi làm việc.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
là cơ quan trao giấy phép cho tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép hoạt động
khoáng sản sau khi đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định với điều kiện tổ chức,
cá nhân đã nộp lệ phí cấp phép theo quy định.
4. Sau khi có giấy phép hoạt động
khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đến đăng ký hoạt động tại Sở Tài nguyên và
Môi trường và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật trước khi
hoạt động khoáng sản.
Điều 16.
Trình tự hoạt động khoáng sản đối với các trường hợp được cấp giấy phép thuộc
thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh có văn bản thoả thuận
với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ có liên quan.
2. Sau khi được Bộ Tài nguyên và
Môi trường cấp phép hoạt động khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải báo cáo kế hoạch
hoạt động cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân
dân huyện kèm theo đề án hoặc dự án hoạt động khoáng sản.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
phối hợp với các cơ quan liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã bàn giao tại
thực địa mốc giới, diện tích khu vực hoạt động khoáng sản theo giấy phép đã cấp.
4. Tổ chức, cá nhân phải thực hiện
các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong quá trình triển khai và kết thúc
hoạt động khoáng sản.
Chương V
THANH TRA, GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM, KHEN THƯỞNG
Điều 17.
Thanh tra chuyên ngành về khoáng sản
1. Cơ quan thanh tra Sở Tài
nguyên và Môi trường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khoáng sản
trên địa bàn tỉnh.
Nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền
của thanh tra chuyên ngành về khoáng sản được quy định tại Luật Thanh tra, Luật
Khoáng sản, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số: 150/2004/NĐ-CP
ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
khoáng sản.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp
xã có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật
về khoáng sản tại địa phương mình quản lý. Thực hiện theo thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. Có các biện pháp hoặc đề xuất các biện
pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản tại địa bàn.
3. Trong quá trình hoạt động
thanh tra kiểm tra, thanh tra chuyên ngành sẽ phối hợp với thanh tra các ngành,
các cấp trong hoạt động thanh tra về khoáng sản.
Điều 18. Giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
1. Việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo được thực hiện theo quy đinh tại Điều 62 Luật Khoáng sản và theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Việc giải quyết tranh chấp về
hoạt động khoáng sản, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực khoáng sản do
Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 19.
Khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành
tích trong bảo vệ tài nguyên khoáng sản thì được khen thưởng theo quy định của
Luật thi đua khen thưởng và các văn bản pháp luật có liên quan, nếu vi phạm thì
bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức có hành vi
sách nhiễu, dung túng, bao che, không thực hiện đúng các quy định của nhà nước
về quản lý tài nguyên khoáng sản sẽ chịu hình thức kỷ luật theo quy định của
pháp luật về cán bộ công chức và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Tổ
chức thực hiện
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
phối hợp với các Sở: Công nghiệp, Xây dựng đôn đốc, hướng dẫn tổ chức thực hiện
và kiểm tra việc thi hành quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật về
khoáng sản.
2. Trong quá trình thực hiện nếu
có những phát sinh, vướng mắc; các tổ chức, cá nhân cần phản ánh kịp thời lên Uỷ
ban nhân dân tỉnh để xem xét, xử lý./.