Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 70/2000/QĐ-ĐC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Địa chính Người ký: Đặng Hùng Võ
Ngày ban hành: 25/02/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/2000/QĐ-ĐC

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH KỸ THUẬT SỐ HÓA BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ 1:10000, 1:25000, 1:50000 VÀ 1:100000

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 34/CP ngày 23/4/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Địa chính;

Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Đo đạc Bản đồ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản “Quy định kỹ thuật số hóa bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10 000, 1:25 000, 1:50 000 và 1:100 000”

Điều 2. Quy định kỹ thuật này có hiệu lực áp dụng sau 15 ngày kể từ ngày ký quyết định. Mọi quy định khác trái với quy định này đều bãi bỏ.

 

 

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




GS.TS. Đặng Hùng Võ

 

QUY ĐỊNH

KỸ THUẬT SỐ HÓA BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ 1:10000, 1:25000, 1:50000 VÀ 1:100000
(Ban hành theo Quyết định số 70/2000/QĐ-ĐC ngày 25 tháng 2 năm 2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính)

MỤC LỤC

1. Quy định chung....................................................................................................................

2. Quy trình kỹ thuật số hóa bản đồ...........................................................................................

3. Quy định về nội dung và phân lớp nội dung bản đồ số hóa....................................................

4. Quy định các chuẩn cơ sở....................................................................................................

5. Quy định về tài liệu dùng để số hóa.......................................................................................

6. Quy định về phương pháp số hóa.........................................................................................

7. Quy định về cơ sở toán học của bản đồ địa hình số...............................................................

8. Quy định về sai số và độ chính xác của dữ liệu bản đồ số hóa...............................................

9. Các quy định số hóa và biên tập bản đồ................................................................................

10. Quy định về ghi lý lịch bản đồ.............................................................................................

11. Nguyên tắc kiểm tra và nghiệm thu......................................................................................

12. Quy định hoàn thiện và giao nộp sản phẩm..........................................................................

13. Phụ lục 1. Tên và số hiệu các phông chữ tiếng Việt trong tệp chuẩn VNFONT.RSC................

14. Phụ lục 2. Bảng quy định phân nhóm lớp, lớp và mã số của các yếu tố nội dung bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10000 đến 1:100000..................................................................................................................................

15. Phụ lục 3-1. Bảng hướng dẫn sử dụng ký hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10000, 1:25000 trong môi trường Microstation   

16. Phụ lục 3-2. Bảng hướng dẫn sử dụng ký hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50000, 1:100000 trong môi trường Microstation 

17. Phụ lục 4-1. Bảng hướng dẫn số hóa và biên tập bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10000......................

18. Phụ lục 4-2. Bảng hướng dẫn số hóa và biên tập bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25000......................

19. Phụ lục 4-3. Bảng hướng dẫn số hóa và biên tập bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50000......................

20. Phụ lục 4-4. Bảng hướng dẫn số hóa và biên tập bản đồ địa hình tỉ lệ 1:100000.....................

21. Phụ lục 5. Lý lịch bản đồ.....................................................................................................

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Các quy định được đưa ra trong văn bản này nhằm mục đích đảm bảo sự thống nhất các dữ liệu bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10000, 1:25000, 1:50000 và 1:100000 thực hiện bằng phương pháp số hóa phục vụ cho các mục đích khai thác, sử dụng khác nhau và lưu trữ, cập nhật để quản lý sử dụng lâu dài.

1.2. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa hình số hóa tỉ lệ 1:10000, 1:25000, 1:50000 và 1:100000 phải được lưu trữ theo mô hình dữ liệu không gian (spatial data model), trong đó các đối tượng không gian tùy thuộc vào độ lớn của chúng trong không gian cũng như yêu cầu về tỉ lệ thể hiện mà được biểu thị bằng điểm, đường thẳng, đường nhiều cạnh, hoặc là vùng khép kín. Các tệp tin (file) bản đồ phải ở dạng “mở”, nghĩa là phải cho phép chỉnh sửa cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng (format) để sử dụng trong các phần mềm bản đồ thông dụng khác nhau phục vụ những mục đích khác nhau như chế bản, làm nền cơ sở cho Hệ thông tin địa lý (GIS), v.v.

1.3. Phần mềm dùng để số hóa bản đồ phụ thuộc vào điều kiện trang thiết bị, trình độ của các kỹ thuật viên, cũng như thói quen và khả năng tiếp cận với công nghệ mới của từng đơn vị sản xuất. Các phần mềm này có thể là Microstation, I/GEOVEC, CADMap, Provec, Vtrac, WinGIS, v.v. Tuy nhiên, để đảm bảo chuẩn dữ liệu thống nhất thì dữ liệu đồ họa cuối cùng phải được chuyển về khuôn dạng *.DGN. Do vậy những quy định trong văn bản này được biên soạn dựa trên cấu trúc của môi trường đồ họa Microstation. Khi sử dụng các môi trường đồ họa khác sẽ áp dụng tương tự theo cấu trúc có sẵn của môi trường đó.

1.4. Nội dung bản đồ sau khi số hóa phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, chi tiết như nội dung bản đồ gốc dùng để số hóa. Dữ liệu phải được làm sạch, lọc bỏ những điểm nút thừa, làm trơn những chỗ gãy và không có đầu thừa, đầu thiếu (Tuy nhiên làm trơn nét không được làm thay đổi hình dạng của đối tượng biểu thị so với bản đồ gốc).

Độ chính xác về cơ sở toán học, về vị trí các yếu tố địa vật và độ chính xác tiếp biên không được vượt quá hạn sai cho phép quy định tại mục 8 văn bản này.

1.5. Về hình thức trình bày, bản đồ số phải tuân thủ theo đúng các yêu cầu thể hiện nội dung đã được quy định trong qui phạm và hệ thống ký hiệu hiện hành của Tổng cục Địa chính. Do vậy khi biên tập bản đồ số phải sử dụng đúng bộ ký hiệu bản đồ địa hình số tỉ lệ tương ứng và bộ phông chữ Việt được nêu tại phụ lục 1 văn bản này. Bộ ký hiệu bản đồ địa hình số các tỉ lệ và bộ phông chữ tiếng Việt nói trên được áp dụng thống nhất cho cả các bản đồ địa hình thành lập bằng các phương pháp số khác.

1.6. Các ký hiệu độc lập trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệu dạng cell được thiết kế sẵn trong các tệp *.cell, mà không dùng công cụ vẽ hình (shape) hay vòng tròn (circle) để vẽ. Ví dụ, ký hiệu nhà độc lập phải dùng cell NHDL, mà không dùng công cụ vẽ hình chữ nhật để vẽ.

1.7. Các đối tượng dạng đường không dùng B-spline để vẽ, mà phải dùng line string, các đường có thể là polyline, linestring, chain hoặc comlex chain. Điểm đầu đến điểm cuối của một đối tượng đường phải là một đường liền không đứt đoạn và phải có điểm nút ở những chỗ giao nhau giữa các đường cùng loại.

1.8. Những đối tượng dạng vùng (polygon) của cùng một loại đối tượng có dùng kiểu ký hiệu là pattern, shape hoặc fill color phải là các vùng đóng kín, kiểu đối tượng là shape hoặc complex shape.

1.9. Bản đồ được số hóa theo từng mảnh, nhưng phải đảm bảo khả năng tiếp nối liên tục về dữ liệu của các mảnh bản đồ cùng tỉ lệ kề cạnh nhau trong toàn lãnh thổ Việt Nam. Khi lưu trữ bản đồ số cùng tỉ lệ theo một khu vực nào đó thì vẫn phải đảm bảo việc chia mảnh và trình bày trong ngoài khung theo quy định của qui phạm hiện hành. Ngoài ra còn đảm bảo khả năng ra phim chế in offset bằng công nghệ điện tử cho từng mảnh đúng như bản đồ địa chính được chế in theo công nghệ truyền thống trên giấy mà không cần biên tập lại nội dung (chỉ cho phép thêm bớt một số chi tiết phụ để ra phim chế in).

1.10. Để đảm bảo độ chính xác về cơ sở toán học, sự đúng đắn về tương quan địa lý và tương quan topology, các yếu tố nội dung bản đồ phải được số hóa theo một trình tự nhất định quy định tại mục 9.3 của văn bản này.

2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT SỐ HÓA BẢN ĐỒ

Bản đồ được số hóa theo quy trình kỹ thuật sau:

1. Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ gốc để số hóa hoặc chuẩn bị phim cho khâu quét.

2. Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ.

3. Chuẩn bị phân nhóm lớp, lớp và thư viện ký hiệu bản đồ trong môi trường đồ họa.

4. Chuẩn bị cơ sở toán học cho bản đồ.

5. Quét phim, bản đồ (nếu dùng phương án quét).

6. Nắn phim (nếu dùng phương án quét) hoặc định vị bản gốc lên bàn số hóa.

7. Số hóa, làm sạch dữ liệu.

8. Biên tập bản đồ.

9. In trên plotter, kiểm tra, sửa chữa và tiếp biên (tối đa 2 lần).

10. Ghi lý lịch bản đồ trên máy tính.

11. Nghiệm thu bản đồ trên máy tính.

12. Ghi bản đồ vào đĩa CD

13. Nghiệm thu đĩa CD và giao nộp sản phẩm.

3. QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ PHÂN LỚP NỘI DUNG BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH SỐ HÓA

3.1. Nội dung bản đồ số phải thống nhất như bản đồ địa hình in trên giấy đã được quy định trong qui phạm thành lập bản đồ địa hình ở các tỉ lệ do Tổng cục Địa chính ban hành. Toàn bộ ký hiệu được thiết kế theo ký hiệu bản đồ địa hình hiện hành tỉ lệ tương ứng, riêng nền khu vực núi đá được thay tơ-ram núi đá bằng màu nâu 10% và tơ-ram khu vực ruộng nuôi tôm được thay bằng màu lơ 7% để giảm tải trọng cho bộ nhớ của máy tính (sẽ được quy định trong bộ ký hiệu dùng cho số hóa.

3.2. Phân lớp nội dung bản đồ số:

Các yếu tố nội dung bản đồ số hóa được chia thành 7 nhóm lớp theo 7 chuyên đề là: Cơ sở toán học, Thủy hệ, Địa hình, Dân cư, Giao thông, Ranh giới và Thực vật. Các yếu tố thuộc một nhóm lớp được số hóa thành một tệp tin riêng. Trong một nhóm lớp các yếu tố nội dung lại được sắp xếp theo từng lớp. Cơ sở của việc phân chia nhóm lớp và lớp là các quy định về nội dung bản đồ địa hình trong các quyển “Ký hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10000, 1:25000” ban hành năm 1995 và “Ký hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50000 và 1:100000” ban hành năm 1998.

a. Nội dung của các nhóm lớp và qui tắc đặt tên các tệp tin:

Như trên đã nêu, các yếu tố nội dung bản đồ thuộc các nhóm lớp khác nhau được số hóa thành các tệp tin khác nhau. Nội dung chính của các nhóm lớp quy định như sau:

1. Nhóm lớp “Cơ sở toán học” bao gồm khung bản đồ; lưới kilomet; các điểm khống chế trắc địa; giải thích, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan.

2. Nhóm lớp “Dân cư” bao gồm nội dung dân cư và các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội.

3. Nhóm lớp “Địa hình” bao gồm các yếu tố dáng đất, chất đất, các điểm độ cao.

4. Nhóm lớp “Thủy hệ” bao gồm các yếu tố thủy văn và các đối tượng liên quan.

5. Nhóm lớp “Giao thông” bao gồm các yếu tố giao thông và các thiết bị phụ thuộc.

6. Nhóm lớp “Ranh giới” bao gồm đường biên giới, mốc biên giới; địa giới hành chính các cấp; ranh giới khu cấm; ranh giới sử dụng đất.

7. Nhóm lớp “Thực vật” bao gồm ranh giới thực vật và các yếu tố thực vật.

Để tiện cho việc lưu trữ và khai thác dữ liệu, các tệp tin chứa các đối tượng của từng nhóm lớp phải được đặt tên theo một qui tắc thống nhất: các ký tự đầu là số hiệu mảnh, 2 ký tự cuối là các chữ viết tắt dùng để phân biệt các nhóm lớp khác nhau. Tuy nhiên, để tránh cho tên tệp không dài quá 8 ký tự, quy định dùng chữ A thay cho số múi 48 và chữ B thay cho múi 49. Tên tệp có thể bỏ qua số đai và số múi, nhưng tên thư mục chứa các tệp tin thành phần của 1 mảnh bản đồ thì phải đặt theo phiên hiệu đầy đủ của mảnh đó, ví dụ \FA118Cb1\118Cb1CS.dgn.

Các tệp tin được đặt tên cụ thể như sau:

1. Tệp tin của nhóm “Cơ sở toán học” được đặt tên: (phiên hiệu mảnh)CS.dgn (ví dụ 118CbCS.dgn).

2. Tệp tin của nhóm “Dân cư” được đặt tên: (phiên hiệu mảnh)DC.dgn (ví dụ 117ADC.dgn).

3. Tệp tin của nhóm “Địa hình” được đặt tên: (phiên hiệu mảnh)DH.dgn (ví dụ 117ADH.dgn).

4. Tệp tin của nhóm “Thủy hệ” được đặt tên: (phiên hiệu mảnh)TH.dgn (ví dụ 117ATH.dgn).

5. Tệp tin của nhóm “Giao thông” được đặt tên: (phiên hiệu mảnh)GT.dgn (ví dụ 117AGT.dgn).

6. Tệp tin của nhóm “Ranh giới” được đặt tên: (phiên hiệu mảnh)RG.dgn (ví dụ 117ARG.dgn).

7. Tệp tin của nhóm “Thực vật” được đặt tên: (phiên hiệu mảnh)TV.dgn (ví dụ 117ATV.dgn).

b. Lớp thông tin (level) và mã đối tượng (code):

Trong mỗi tệp, yếu tố nội dung được chia thành các lớp đối tượng. Mỗi tệp tin có tối đa 63 lớp (trong MICROSTATION) nhưng khi phân lớp không sử dụng hết toàn bộ mà dành lại một số lớp trống cho các thao tác phụ khi số hóa (xem phụ lục 2). Mỗi lớp có thể gồm một hoặc một vài đối tượng có cùng tính chất, mỗi đối tượng được gán một mã (code) riêng. Mã này thống nhất áp dụng cho toàn hệ thống bản đồ địa hình.

4. QUY ĐỊNH CÁC CHUẨN CƠ SỞ

4.1. Quy định các tệp chuẩn:

Để đảm bảo cho các dữ liệu bản đồ được thống nhất, các bản đồ phải được xây dựng và biên tập trong môi trường Microstation và các modul khác chạy trên phần mềm này, trên cơ sở các tệp chuẩn sau đây:

1. Seedfile: vn2d.dgn, vn3d.dgn (cho tệp tin 3 chiều của nhóm lớp “địa hình”).

2. Phông chữ tiếng Việt: vnfont.rsc.

3. Thư viện các ký hiệu độc lập cho các tỉ lệ tương ứng: dh10_25.cell dùng cho tỉ lệ 1:10000 và 1:25000; dh50_100.cell dùng cho tỉ lệ 1:50000 và 1:100000.

4. Thư viện các ký hiệu hình tuyến cho các tỉ lệ tương ứng: dh10_25.rsc dùng cho tỉ lệ 1:10000 và 1:25000; dh50_100.rsc dùng cho tỉ lệ 1:50000 và 1:100000.

5. Bảng chuẩn mã hóa (future table): dh10_25.tbl dùng cho tỉ lệ 1:10000 và 1:25000; dh50_100.tbl dùng cho tỉ lệ 1:50000 và 1:100000.

6. Bảng sắp xếp thứ tự in (Pen table): dh.pen (dùng trong trường hợp in bản đồ trên máy in phun bằng chương trình IPlot của Intergraph).

4.2. Chuẩn màu:

Số hiệu màu trong Microstation

Thành phần màu in trên plotter

Thành phần màu in offset

C

M

Y

10

100

100

100

Đen bẹt

11

0

0

0

Trắng

12

100

0

0

Lơ bẹt

13

15

0

0

Lơ 15%

14

10

50

100

Nâu bẹt

15

5

20

50

Nâu 30%

16

70

0

100

Ve bẹt

17

35

0

50

Ve 35%

18

12

0

25

Ve 15%

19

5

10

10

Nâu 10%

20

7

0

0

Lơ 7%

21

10

10

10

Đen 10%

(Ghi chú: Tùy thuộc vào loại máy in phun (plotter) mà thành phần màu có thể thay đổi, nhưng số liệu màu phải giữ nguyên).

4.3. Chuẩn lực nét:

Lực nét trong Microstation

Lực nét qui ra mm

Wt 0

0,08

Wt 1

0,10

Wt 2

0,15

Wt 3

0,20

Wt 4

0,25

Wt 5

0,30

Wt 6

0,35

Wt 7

0,40

Wt 8

0,45

Wt 9

0,50

Wt 10

0,60

Wt 11

0,80

Wt 12

0,90

Wt 13

1,00

Wt 14

1,10

Wt 15

1,20

Wt 16

1,30

5. QUY ĐỊNH VỀ TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ SỐ HÓA:

5.1. Tài liệu dùng để số hóa bản đồ địa hình là bản đồ gốc đo vẽ, gốc biên vẽ hoặc thanh vẽ, phim gốc chế in. Trường hợp đặc biệt khi không có các loại tài liệu trên (các loại bản đồ gốc) có thể dùng bản đồ màu hoặc lưu đồ đen để số hóa. Tuy nhiên khi chọn bản đồ màu hoặc lưu đồ đen in trên giấy để số hóa cần đo, kiểm tra kích thước và chọn mảnh bản đồ có sai số biến dạng nhỏ nhất so với kích thước lý thuyết và sai số chồng ghép màu nhỏ nhất để làm gốc số hóa. Trong trường hợp bản gốc được lập trên đế cứng không thuận tiện cho số hóa thì phải chụp ảnh, phiên lại tài liệu gốc sang phim dương để số hóa, không được dùng phương pháp can vẽ lại tài liệu để số hóa.

5.2. Kích thước các tài liệu gốc dùng để số hóa so với kích thước lý thuyết không được vượt các hạn sai sau đây:

- Sai số kích thước 4 cạnh khung trong không vượt quá 0,5 mm trên bản gốc.

- Sai số kích thước đường chéo không vượt quá 0.7 mm trên bản gốc.

5.2. Tài liệu bản đồ dùng để số hóa phải đảm bảo chính xác về cơ sở toán học, tính hiện thời về chất lượng nội dung, đủ điểm mốc để định vị hình ảnh của bản đồ (xem thêm mục 9.2) và phù hợp về hệ qui chiếu theo quy định của Tổng cục Địa chính (trừ khi có yêu cầu đặc biệt khác hoặc khi kết hợp hiệu chỉnh, cập nhật nội dung với số hóa bản đồ).

6. QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP SỐ HÓA:

Trên thực tế đang tồn tại một số phương pháp số hóa bản đồ như sau:

- Số hóa bằng bàn số hóa (Digitizing)

- Quét hình ảnh bản đồ sau đó nắn và vector hóa bán tự động (Scanning and vectorizing).

- Quét hình ảnh bản đồ sau đó nắn và vector hóa tự động.

Trong các phương pháp số hóa nói trên, phương pháp số hóa bằng bàn số cho độ chính xác không cao, khâu kiểm tra độ chính xác kết quả số hóa cũng khó khăn, đồng thời năng suất lao động cũng thấp do vậy không nên dùng để số hóa bản đồ địa hình.

Phương pháp vector hóa tự động cho độ chính xác và năng suất cao. Song phương pháp này đòi hỏi phải có thiết bị quét độ phân giải cao, ảnh quét phải sạch, rõ ràng, điều này phụ thuộc nhiều vào chất lượng tài liệu số hóa và kinh nghiệm quét. Thông thường phải làm sạch hình ảnh trước khi số hóa.

Nên dùng phương pháp quét hình ảnh sau đó nắn và vector hóa bán tự động vì phương án này cho độ chính xác cao hơn, thời gian nhanh hơn và động tác số hóa đơn giản hơn, đồng thời khâu kiểm tra trên máy tính cũng thuận tiện hơn.

7. QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH SỐ

Cơ sở toán học của bản đồ địa hình số là cơ sở toán học quy định cho bản đồ địa hình không được áp dụng theo quy định của Nhà nước, được thể hiện trong tệp tin chuẩn Vn2d.dgn.

Cách chia mảnh, ghi phiên hiệu mảnh và tên mảnh bản đồ tuân theo quy định chung hiện nay của Tổng cục Địa chính cho các loại bản đồ địa hình in trên giấy.

Khung trong, lưới kilomet, lưới kinh vĩ độ của bản đồ phải được xây dựng bằng các chương trình chuyên dụng cho thành lập lưới chiếu bản đồ (như modul Grid Generation trong MGE của Intergraph), các điểm góc khung, các mắt lưới km không có sai số (trên máy tính) so với tọa độ lý thuyết. Không dùng các công cụ vẽ đường thẳng hoặc đường cong để vẽ lại lưới km và khung trong bản đồ theo ảnh quét. Các điểm tam giác cũng không được số hóa theo hình ảnh quét mà phải được thể hiện lên bản đồ theo đúng tọa độ thật của điểm đó (theo số liệu ghi trong lý lịch bản đồ).

Khi trình bày các yếu tố nội dung của khung trong và khung ngoài bản đồ không được làm xê dịch vị trí của các đường lưới km, khung trong hoặc các mắt lưới kinh vĩ độ của tờ bản đồ.

8. QUY ĐỊNH VỀ SAI SỐ VÀ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA DỮ LIỆU BẢN ĐỒ SỐ HÓA

8.1. Quy định về sai số định vị và nắn bản đồ:

Sai số định vị 4 góc khung bản đồ và nắn hình ảnh theo các điểm khống chế tọa độ trắc địa không được vượt quá 0.1 mm trên bản đồ; theo các điểm đối khác như mắt lưới kilomet, điểm tăng dày cũng không được vượt quá 0,15 mm.

Sai số khoảng cách từ các mắt lưới kilomet đến điểm khống chế tọa độ trắc địa gần nhất không được vượt quá 0,15 mm.

Sai số kích thước của hình ảnh bản đồ sau khi nắn so với kích thước lý thuyết quy định: các cạnh góc khung (khung trong) không vượt quá 0,2 mm; đường chéo không vượt quá 0,3 mm.

8.2. Quy định về độ chính xác số hóa các yếu tố nội dung bản đồ:

• Sai số dữ liệu về vị trí của các địa vật độc lập trên bản đồ sau khi số hóa không được vượt quá hạn sai của sai số thanh vẽ bản đồ bằng công nghệ truyền thống là 0,2 mm so với gốc biên vẽ hoặc gốc thanh vẽ chế in (có thể kiểm tra bằng đối chiếu bản đồ đã vectơ hóa với file ảnh rastơ nắn chính xác cuối cùng trước khi vectơ hóa, hoặc bằng xác định tọa độ, khoảng cách của các địa vật trên máy tính).

• Các đối tượng được số hóa phải đảm bảo đúng chỉ số lớp và mã đối tượng của chúng (quy định tại phụ lục 2 và phụ lục 4). Chỉ số lớp được thể hiện bằng số lớp (level) trong tệp (file) *.DGN. Trong quá trình số hóa, các đối tượng được gán mã (code) đã được quy định trong cột tương ứng ở phụ lục 2 và 4. Tùy theo chương trình được sử dụng để số hóa mà việc mã hóa có thể được thực hiện bằng các chương trình khác nhau. Ví dụ, các bản đồ địa hình được số hóa bằng các chương trình I/RASB, I/RASC và GEOVEC chạy trên nền Microstation thì dùng bảng chuẩn mã hóa (future table) dh10_25.tbl, dh50_100.tbl (dùng cho các tỉ lệ tương ứng) được biên tập bằng modul MSFC (của Intergraph).

• Các dữ liệu số phải đảm bảo tính đúng đắn, chuẩn xác:

- Các đối tượng kiểu đường phải đảm bảo tính liên thông, chỉ cắt và nối với nhau tại các điểm giao nhau của đường.

- Đường bình độ, điểm độ cao được gán đúng giá trị độ cao.

- Giữ đúng mối quan hệ không gian giữa các yếu tố nội dung bản đồ, ví dụ:

+ Các sông, suối, kênh, mương vẽ một nét phải bắt liền vào hệ thống sông ngòi vẽ 2 nét.

+ Đường bình độ phải hợp dáng với thủy hệ.

+ Đường giao thông không được đè lên hệ thống thủy văn trong trường hợp các đối tượng này chạy sát và song song nhau, nhưng vẫn phải đảm bảo tương quan về vị trí địa lý (ví dụ, đường ở phía bên phải hay bên trái sông).

+ Đường bình độ không cắt nhau, và phải vẽ liên tục. Trong trường hợp đường bình độ vẽ chập, trốn trên bản đồ gốc dùng để số hóa, khi số hóa phải phóng to khu vực chập, trốn bình độ để vẽ liên tục.

- Đường bao của các đối tượng kiểu vùng đảm bảo khép kín (kể cả hệ thống thủy văn, đường giao thông vẽ hai nét theo tỉ lệ có lồng màu và các khu phố đồng tính chất trong vùng dân cư; vùng dân cư có cây che phủ…).

- Kiểu, cỡ chữ, số ghi chú trên bản đồ phải tương ứng với kiểu, cỡ chữ quy định trong ký hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ tương ứng. Địa danh gắn liền với phạm vi phân bố hiện tượng, đối tượng có độ uốn lượn phải bố trí theo đúng phạm vi, góc, chiều uốn lượn của hiện tượng, đối tượng.

Các quy định đặc thù khác khi số hóa từng nội dung cụ thể của bản đồ được quy định trong mục 9.

8.3. Quy định về sai số khi tiếp biên:

• Về nguyên tắc, các bản đồ gốc được dùng để số hóa đều phải là những bản đồ chính qui (xem mục 5), do vậy sai số tiếp biên còn lại từ bản gốc số hóa phải nằm trong hạn sai cho phép như khi thanh vẽ bản đồ trên giấy: không vượt quá 0,2 mm trên bản đồ gốc. Tuy vậy, ngoài sai số kể trên, còn có các sai số gây ra do quá trình nắn, quá trình số hóa, nên độ lệch của các yếu tố ở mép biên các tờ bản đồ cùng tỉ lệ cho phép được lệch tối đa là 0,3mm tính trên bản đồ gốc. Trong trường hợp độ lệch này lớn hơn hạn sai, hoặc các yếu tố ở mép biên không khớp nhau thì phải tìm hiểu nguyên nhân để xử lý. Khi không thể xử lý được phải ghi chú “tài liệu không khớp” tại phần biên đó, sau đó ghi rõ lý do và những việc đã xử lý vào lý lịch bản đồ.

• Việc tiếp biên phải được tiến hành trên máy tính. Sau khi đã tiếp biên, trên những mảnh cùng trong một múi chiếu, các yếu tố nội dung tại mép biên bản đồ phải được tiếp khớp với nhau một cách tuyệt đối. Đối với những mảnh nằm trên hai múi chiếu liền nhau, độ lệch này cũng không được vượt quá 0,2 mm trên bản đồ số hóa.

• Các yếu tố nội dung bản đồ cùng tỉ lệ sau khi tiếp biên phải đảm bảo tiếp khớp với nhau cả về định tính và định lượng (nội dung, lực nét, màu sắc và thuộc tính)

• Tại các vùng biên khu đo, nếu không có bản đồ cùng tỉ lệ để tiếp biên mà có bản đồ địa hình chính qui khác tỉ lệ thì phải tiến hành tiếp biên nguyên tắc (tức là thu hoặc phóng về cùng một tỉ lệ để tiếp biên). Khi tiếp biên nguyên tắc với bản đồ khác tỉ lệ, nên lấy nội dung bản đồ tỉ lệ lớn hơn làm chuẩn và những yếu tố nội dung cùng loại, cùng tên (có xét tới cả việc biên tập tổng hợp nội dung bản đồ về cùng một tỉ lệ) phải đảm bảo tiếp biên khớp với nhau khi qui về tỉ lệ bản đồ số hóa. Sai số tiếp biên nguyên tắc không được vượt quá hạn sai nêu trên (0,3 mm) cộng với sai số cho phép khi tổng hợp khái quát nội dung bản đồ về tỉ lệ nhỏ hơn. Có thể tiếp biên trên máy tính nếu bản đồ khác tỉ lệ đã được số hóa hoặc in bản đồ ra giấy ở tỉ lệ cần tiếp biên để tiếp biên nếu bản đồ khác tỉ lệ chưa được số hóa.

9. CÁC QUY ĐỊNH SỐ HÓA VÀ BIÊN TẬP BẢN ĐỒ

9.1. Quét tư liệu bản đồ:

Tư liệu dùng để quét chính là các tài liệu dùng để số hóa bản đồ (xem mục 5.1). Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật đã nêu trên, các tư liệu này phải sạch, rõ nét và phải có đủ điểm mốc để nắn, cụ thể là có đủ 4 mốc trùng với 4 góc khung trong của tờ bản đồ và 36 - 50 điểm khác (điểm tam giác và giao điểm các mắt lưới kilomet; Số điểm mốc này tùy thuộc vào chất lượng phim gốc, bản gốc, vào kinh nghiệm của người thao tác quét và vào thiết bị dùng để quét trong trường hợp dùng phương án quét để số hóa). Trong trường hợp số điểm nói trên không đủ thì phải tiến hành các biện pháp tăng dày điểm nắn, như trích điểm, bình mốc v.v. như trong công nghệ truyền thống.

Các bản phim dương, lưu đồ đen được quét bằng máy quét đen trắng, còn các tư liệu là bản đồ màu phải được quét bằng máy quét màu. Độ phân giải quét các tư liệu đen trắng tối thiểu là 300 dpi và tối đa là 500 dpi, tư liệu màu từ 200 đến 300 dpi, tùy theo chất lượng bản gốc dùng để quét. Tùy theo phần mềm dùng để số hóa mà ảnh quét được ghi lại ở khuôn dạng (format) phù hợp.

Ảnh sau khi quét phải đầy đủ, rõ nét, sạch sẽ, không có lỗi về quét (chẳng hạn hình ảnh không bị co hoặc dãn cục bộ) để đảm bảo chất lượng cho khâu nắn và vectơ hóa.

9.2. Định vị bản đồ trên bàn số hóa hoặc nắn hình ảnh bản đồ:

Khi định vị bản đồ gốc để số hóa hoặc nắn ảnh quét, các điểm chuẩn để định vị và nắn là các mốc khung trong, các giao điểm lưới km và các điểm khống chế tọa độ trắc địa có trên mảnh bản đồ. Sai số cho phép sau khi định vị hoặc nắn phải nằm trong hạn sai của sai số định vị và nắn nêu ở mục 8.1.

Tùy thuộc vào cơ sở toán học của tài liệu được sử dụng, cũng như số điểm đối được chọn để nắn mà phương pháp nắn có thể là afine hoặc projective.

File ảnh đã nắn hoàn chỉnh phải được lưu riêng (kể cả sau khi đã số hóa xong) để sử dụng trong quá trình kiểm tra nghiệm thu.

9.3. Trình tự số hóa các yếu tố nội dung bản đồ:

Bản đồ chỉ được số hóa sau khi đã nắn ảnh quét đạt hạn sai như đã nêu trên. Các yếu tố thuộc cơ sở toán học của bản đồ phải được xây dựng tự động theo các chương trình chuyên dụng cho lưới chiếu bản đồ, điểm khống chế tọa độ trắc địa được thể hiện theo tọa độ thật, các yếu tố nội dung khác của bản đồ được số hóa theo trình tự như sau:

1. Điểm khống chế trắc địa (các điểm khống chế trắc địa khác không dùng trong quá trình định vị và nắn)

2. Thủy hệ và các đối tượng có liên quan.

3. Địa hình.

4. Giao thông và các đối tượng có liên quan.

5. Dân cư và đối tượng văn hóa, kinh tế, xã hội.

6. Ranh giới hành chính

7. Thực vật.

9.4. Điểm khống chế trắc địa (các điểm không dùng trong quá trình định vị và nắn):

Ngoài các điểm khống chế tọa độ trắc địa được xác định trên bản đồ khi định vị và nắn hình ảnh đã nêu ở mục 9.2, còn các điểm khác: điểm độ cao Nhà nước, điểm độ cao kỹ thuật, điểm khống chế đo vẽ … phải được thể hiện bằng các ký hiệu tương ứng đã thiết kế sẵn trong các tệp tin *.cell. Sai số đặt tâm ký hiệu so với vị trí trên bản gốc hoặc so với hình ảnh quét đã nắn khi số hóa không được vượt quá 0,1 mm trên bản đồ.

9.5. Dân cư và các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội:

Các khu dân cư được thể hiện theo tỉ lệ phải được số hóa thành một đối tượng kiểu vùng khép kín. Trong trường hợp khu dân cư có hình thù quá phức tạp có thể cắt thành một số vùng nhỏ hơn giáp nhau. Không số hóa khu dân cư đông đúc thành từng vùng riêng biệt theo mép đường giao thông nét đôi nửa theo tỉ lệ (nghĩa là khu dân cư phải số hóa thành vùng liên tục và đường giao thông nửa theo tỉ lệ số hóa đè qua vùng dân cư).

Các đường bao làng, nghĩa trang là hàng rào, tường vây, ranh giới thực vật v.v. phải số hóa vào các lớp có nội dung tương ứng, không số hóa vào lớp riêng.

Đường dây điện các loại ngoài khu dân cư chạy liên tục dùng linestyle để biểu thị, trong khu dân cư dùng cell để biểu thị ký hiệu cột vào những vị trí tương ứng.

9.6. Đường giao thông và các đối tượng liên quan:

Các đối tượng đường giao thông cùng một tính chất phải được số hóa liên tục, không đứt đoạn, kể cả các đoạn đường qua sông nét đôi, qua cầu, qua các chữ ghi chú hay chạy qua điểm dân cư và các địa vật độc lập khác (khi chế in sẽ phải thêm một số thủ thuật để khắc phục những vấn đề này).

Chỗ giao nhau của các đường giao thông (ngã ba, ngã tư…) vẽ nửa theo tỉ lệ được phép chồng đè ký hiệu đường, không phải tu chỉnh để đảm bảo tính liên tục của đường. Tại các điểm này phải có các điểm nút (vertex).

Đường giao thông cũng như các địa vật hình tuyến khác không được trùng lên đường bờ nước hoặc đường sông 1 nét. Trong trường hợp các ký hiệu đường này đi quá gần sông, chúng được phép dịch chuyển sao cho cách sông hoặc đường bờ nước 0,2 mm trên bản đồ.

Các đường nét đôi nửa theo tỉ lệ phải được số hóa vào giữa tâm đường và phải được biểu thị bằng linestyle, không được số hóa 2 lần theo mép đường hoặc dùng công cụ offset element hoặc copy parallel để vẽ.

Các đường 2 nét vẽ theo tỉ lệ nếu 2 mép đường song song cách đều nhau thì dùng công cụ multi-line để vẽ. Trường hợp 2 mép đường không song song cách đều nhau và các ngã ba, ngã tư có độ rộng được thể hiện theo tỉ lệ trên bản đồ thì số hóa theo các mép đường. Lòng đường là vùng khép kín đóng theo mép đường.

Các cầu thể hiện bằng ký hiệu nửa theo tỉ lệ dùng linestyle để biểu thị, còn các cầu phi tỉ lệ dùng cell để biểu thị.

9.7. Thủy hệ và các đối tượng liên quan:

Các sông suối và đường bờ nước phải được số hóa theo đúng hình ảnh đã được quét. Các sông, kênh mương 1 nét cũng phải được số hóa liên tục, không đứt đoạn. Mỗi một nhánh sông có tên riêng phải là đoạn riêng biệt, không số hóa các nhánh sông có tên khác nhau liền thành 1 nét liên tục. Đường bờ sông 2 nét khi số hóa phải vẽ liên tục không để ngắt quãng bởi các cầu phà như trên bản đồ giấy (khi ra phim chế in sẽ biên tập lại). Những đoạn bờ sông, ao, hồ là đường giao thông hay đập chắn nước, bờ dốc thì được số hóa thành các đối tượng tương ứng và được thể hiện bằng các ký hiệu tương ứng.

Các sông, suối, kênh, mương vẽ một nét phải bắt liền vào hệ thống sông ngòi vẽ 2 nét, tại các điểm bắt nối phải có điểm nút (vertex).

Nền sông vẽ nét đôi, ao hồ, các bãi cát chìm, đầm lầy là các vùng khép kín đóng theo đường bờ nước. Trường hợp các vùng nước quá lớn hoặc quá phức tạp, thì có thể chia chúng ra thành các vùng nhỏ liền kề nhau, nhưng không được chồng đè lên nhau.

Ruộng nuôi tôm trải tơ-ram như trên bản đồ giấy mà lồng (fill) màu lơ 7%.

9.8. Địa hình:

Đường bình độ phải phù hợp về dáng với thủy hệ. Các khe, mom phải được thể hiện rõ ràng trên bản đồ số hóa (nghĩa là đường bình độ khi đi qua sông phải có một điểm bắt vào sông, suối 1 nét hoặc vào đường bờ nước và điểm đó phải là điểm nhọn nhất của đường bình độ tại khu vực đó).

Đường bình độ không cắt nhau, trong trường hợp đường bình độ vẽ chập, trốn trên bản đồ gốc, khi số hóa phải phóng to các khu vực này để vẽ liên tục.

Đường bình độ, điểm độ cao phải được gán đúng giá trị độ cao (như là tọa độ thứ 3 (z) của đối tượng, ví dụ, bằng công cụ Contour Elevation của MSFC).

Các loại ký hiệu bãi cát ven bờ, cát làn sóng, cát đụn, cát cồn đều được biểu thị như bãi cát phẳng, kích thước chấm bằng nhau, màu nâu hoặc màu đen tương ứng với ký hiệu đã được quy định trong các quyển ký hiệu. Trên bản in phun và bản đồ giấy, các bãi cát, bãi đá v.v. thể hiện bằng các mẫu ký hiệu trải (pattern) nhưng không thể hiện đường viền các vùng khép kín (polygon) được dùng để trải mẫu ký hiệu. Tuy vậy, các vùng này vẫn phải được lưu giữ riêng vào một lớp (vào lớp 25 của nhóm lớp địa hình - xem phụ lục 4) để phục vụ cho việc biên tập các bản đồ khác về sau.

Khu vực núi đá và vách đá khi không có khả năng thể hiện đường bình độ vì độ dốc quá lớn, địa hình phức tạp, thì được phép thể hiện bằng sống núi kết hợp với lồng tơ-ram màu nâu 10%. Trong trường hợp trên vùng núi đá có thực phủ là rừng thì trên bản in phun thể hiện màu nền của rừng và ranh giới vùng núi đá in màu đen (lớp 16 - nhóm lớp địa hình - phụ lục 4) cùng với chữ ghi chú “núi đá”, trên bản đồ in offset sẽ in chồng tơ-ram màu núi đá lên màu nền rừng và bỏ ranh giới vùng núi đá.

Đường bình độ cũng phải được số hóa vào đúng hình ảnh đã được quét, tuy nhiên trừ những chỗ khi biên tập cần nhấn khe của địa hình thì đường bình độ có thể được số hóa lệch đi, nhưng không được vượt quá 1/3 khoảng cách giữa 2 đường bình độ tại điểm đó (1/3 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản).

Các loại bờ đắp, gò đống vẽ theo tỉ lệ trên bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10 000 và 1:25 000 không biểu thị bằng cách trải nét từ mép bờ tới chân dốc như bản đồ in trên giấy, mà mép bờ cao nhất biểu thị bằng ký hiệu qui ước (bằng cách dùng linestyle với phần răng cưa quay về phía dốc xuống), chân bờ dốc được thể hiện bằng chấm ranh giới khoanh bao. Phần mái dốc được hiểu là khoảng cách từ mép bờ cao nhất đến chấm ranh giới khoanh bao.

9.9. Thực vật:

Các vùng thực vật (kể cả thực phủ của làng, nghĩa trang, công viên) phải là các vùng khép kín, được lồng (fill) màu hoặc được trải mẫu ký hiệu (pattern) phù hợp với các ký hiệu đã được quy định trong ký hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ tương ứng (xem phụ lục 3 - Bảng hướng dẫn sử dụng bộ ký hiệu bản đồ địa hình (các tỉ lệ tương ứng) trong môi trường Microstation). Trong trường hợp các vùng thực vật quá lớn, hình thù quá phức tạp thì có thể chia một vùng thực vật thành nhiều vùng con nằm cạnh nhau, nhưng không được chồng đè lên nhau hoặc để sót các khoảng trống giữa chúng.

Đối với các vùng thực vật được thể hiện bằng mẫu ký hiệu (pattern) như cây bụi, cỏ, các loại cây trồng v.v. tuy trên bản đồ giấy cũng như bản đồ số hóa chỉ thể hiện bằng các mẫu ký hiệu (pattern), nhưng vẫn cần phải giữ lại các vùng khép kín (polygon) vào một lớp (vào lớp 2 của nhóm lớp thực vật - xem phụ lục 2 và 4) để tiện cho việc biên tập các loại bản đồ chuyên đề hoặc bản đồ địa hình tỉ lệ nhỏ hơn sau này.

9.10. Biên giới, địa giới hành chính các cấp, ranh giới: (sau đây gọi chung là địa giới)

Các đường địa giới phải là những đường liên tục từ điểm giao nhau này đến điểm giao nhau khác và phải đi theo đúng vị trí thực của đường địa giới, không vẽ qui ước như trên bản đồ giấy. Ví dụ, khi đường địa giới trùng với sông 1 nét thì đoạn địa giới đó phải trùng khít với sông 1 nét mà không vẽ chéo cánh sẻ dọc 2 bên sông như trên bản đồ giấy (khi số hóa phải copy đoạn sông 1 nét đó sang lớp địa giới); nếu đường địa giới chạy giữa sông vẽ 2 nét, thì đường địa giới được số hóa thành một đường liền đi giữa sông (không đứt đoạn). Khi ra phim chế in offset, địa giới sẽ phải biên tập lại theo quy định của bản đồ trên giấy.

Các trường hợp địa giới chạy dọc theo yếu tố hình tuyến khác, ví dụ như đường giao thông, cũng áp dụng nguyên tắc như trên.

9.11. Chữ ghi chú trên bản đồ:

Kiểu chữ, cỡ chữ, số ghi chú trên bản đồ được chọn trong tệp chuẩn phông chữ tiếng Việt Vnfont.rsc và phù hợp với quy định của ký hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ tương ứng. Địa danh gắn liền với phạm vi phân bố hiện tượng, đối tượng có độ uốn lượn phải bố trí theo đúng phạm vi, góc, chiều uốn lượn của hiện tượng, đối tượng.

9.12. Biên tập bản đồ

Bản đồ sau khi số hóa phải được biên tập theo các quy định sau:

Các yếu tố nội dung bản đồ sau khi số hóa phải được biên tập theo đúng quy định về phân nhóm lớp, lớp, mã đối tượng quy định trong bảng “Phân chia nhóm lớp và lớp các yếu tố nội dung bản đồ địa hình tỉ lệ: 1:10000, 1:25000, 1:50000 và 1:100000” (xem phụ lục 2 và 4).

Màu sắc, kích thước và hình dáng của các ký hiệu dùng để thể hiện nội dung bản đồ phải tuân thủ theo các quy định hiện hành cho các loại bản đồ in trên giấy. Để cho các bản đồ số được biên tập theo những tiêu chuẩn thống nhất, các yếu tố nội dung bản đồ được thể hiện bằng các ký hiệu đã được thiết kế sẵn trong các tệp tin dh10_25.cell và dh50_100.cell cho các ký hiệu độc lập và dh10_25.rsc và 50_100.rsc cho các ký hiệu hình tuyến. Ngoài ra, mỗi một màu trên bản đồ được quy định gán một số hiệu màu duy nhất trong bảng màu và độ lớn lực nét các ký hiệu cũng được gán các số hiệu lực nét (mỗi một loại lực nét được gắn một số hiệu lực nét duy nhất - xem bảng chuẩn màu và chuẩn lực nét).

Các đối tượng trên bản đồ được thể hiện bằng ký hiệu nào và ứng với số hiệu màu và số hiệu lực nét nào được hướng dẫn cụ thể trong “Bảng hướng dẫn số hóa và biên tập bản đồ địa hình (các tỉ lệ tương ứng)” (xem phụ lục 4).

Việc trình bày các nội dung khung trong và ngoài khung bản đồ phải tuân theo quy định của ký hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ tương ứng do Tổng cục Địa chính ban hành.

9.13. Quy định về tiếp biên bản đồ số hóa:

Sau khi đã số hóa và biên tập phải tiến hành tiếp biên bản đồ. Để được thuận tiện và công việc không bị chồng chéo, thống nhất quy định tiếp biên 2 cạnh Đông và Nam mảnh bản đồ.

Đối với bản đồ cùng tỉ lệ, các biên phải tiếp khớp tuyệt đối với nhau khi nằm trong hạn sai của sai số tiếp biên (xem mục 8.3). Nếu sai số biên ≤ 0,2mm người tiếp biên được tự động dịch chuyển đối tượng trên phần mép biên bản đồ để làm trùng khớp. Nếu sai số > 0,2mm và ≤ 0,3mm phải chia đôi khoảng sai để tiến hành chỉnh sửa ở cả 2 mảnh bản đồ. Trường hợp vượt hạn sai phải tìm nguyên nhân để xử lý.

Nếu các cạnh biên khu đo không có bản đồ cùng tỉ lệ để tiếp biên nhưng có bản đồ địa hình chính qui khác tỉ lệ thì phải tiến hành tiếp biên nguyên tắc (xem thêm mục 8.3), theo quy định bản đồ tỉ lệ nhỏ hơn chỉnh sửa theo bản đồ tỉ lệ lớn hơn.

Trong trường hợp bản đồ gốc không khớp biên cần ghi chú rõ là “tài liệu gốc không khớp”.

10. QUY ĐỊNH VỀ GHI LÝ LỊCH BẢN ĐỒ

Mỗi mảnh bản đồ số phải kèm theo một tệp tin về lý lịch bản đồ trong đó ghi rõ những thông tin cơ bản về tài liệu, phương pháp số hóa, các đặc điểm về kỹ thuật khi số hóa từng mảnh bản đồ, phần mềm dùng để số hóa, phương pháp số hóa cũng như những ghi chú về tài liệu, các giải quyết kỹ thuật khác của mình theo nội dung quy định tại phụ lục 5 kèm theo văn bản này.

Trường hợp bản đồ gốc đo vẽ hoặc biên vẽ được sản xuất theo công nghệ truyền thống mà bản gốc này được số hóa để ra phim chế in thì việc ghi lý lịch phải thực hiện cả trên giấy theo quy định thông thường và phải ghi lý lịch cả cho bản đồ số theo quy định tại văn bản này.

11. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA NGHIỆM THU

11.1. Bản đồ sau khi số hóa và biên tập được kiểm tra ít nhất 1 lần trên máy tính và 2 lần trên bản in phun. Các lỗi phát hiện qua kiểm tra phải được sửa chữa triệt để sao cho bản đồ số có nội dung hoàn chỉnh như bản đồ gốc.

11.2. Công tác kiểm tra nghiệm thu chất lượng bản đồ số hóa được tổ chức thực hiện theo “Qui chế quản lý chất lượng công trình - sản phẩm đo đạc bản đồ” và “Hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu công trình - sản phẩm đo đạc bản đồ” ban hành theo Quyết định số 657 QĐ/ĐC và 658 QĐ/ĐC ngày 4 tháng 11 năm 1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính.

11.3. Nội dung kiểm tra bản đồ số hóa thực hiện trên máy tính và trên bản đồ in ra giấy sau khi số hóa như sau:

- Nội dung kiểm tra trên máy tính:

+ Kiểm tra độ chính xác nắn chỉnh bằng kiểm tra tệp tin ảnh nắn cuối cùng (đối với trường hợp số hóa bản đồ từ ảnh quét).

+ Kiểm tra tọa độ góc khung; kích thước khung và đường chéo; kiểm tra giá trị tọa độ, độ cao của các điểm khống chế trắc địa.

+ Kiểm tra tuần tự theo phân lớp nội dung bản đồ xem việc phân lớp có chính xác, đầy đủ và đúng quy định không; kiểm tra các yếu tố vùng có khép kín không; các mẫu ký hiệu có trải đầy đủ và đúng loại không; các yếu tố đường có liên tục không.

+ Kiểm tra tiếp biên các yếu tố nội dung.

+ Kiểm tra xem dữ liệu đã được làm sạch chưa, xem việc loại bỏ yếu tố thừa, làm trơn những chỗ gãy, nối những chỗ đứt, hụt đã được thực hiện chưa.

+ Kiểm tra việc ghi chép lý lịch bản đồ có đầy đủ và đúng quy định không.

- Nội dung kiểm tra bản đồ in ra giấy:

+ Kiểm tra toàn bộ các yếu tố nội dung có phù hợp và chính xác như bản gốc số hóa không. Trừ những yếu tố có thay đổi do đặc thù riêng của bản đồ số. Ví dụ: đường địa giới chạy theo giữa địa vật hình tuyến vẽ một nét trên bản đồ khi in ra giấy có thể đè lên địa vật đó; nét của yếu tố thể hiện sau có thể che yếu tố thể hiện trước v.v. Đối với những yếu tố nếu in đúng màu quy định của bản đồ địa hình mà khó kiểm tra có thể chọn màu khác rõ ràng hơn để thuận tiện cho việc kiểm tra. Ví dụ: đường bình độ cái có thể in màu tím, hệ thống thủy văn in màu đỏ.

12. QUI TRÌNH HOÀN THIỆN VÀ GIAO NỘP SẢN PHẨM

Sau khi hoàn thành kiểm tra nghiệm thu phải ghi bản đồ vào đĩa CD để lưu trữ theo cơ số 2 và giao nộp cho cơ quan quản lý, lưu trữ tư liệu.

Mặt ngoài đĩa và vỏ hộp đĩa CD phải đánh số thứ tự đĩa, ghi tỉ lệ bản đồ, tên mảnh và phiên hiệu mảnh của các tờ bản đồ được số hóa theo đúng thứ tự ghi trên đĩa; tài liệu số hóa; đơn vị thực hiện số hóa; thời gian số hóa; ngày ghi đĩa CD (ví dụ: Đĩa số 1; Bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50000: 1. Cồn Ông F-48-117-A; 2. Yên Thủy F-48-117-B…, tài liệu dùng để số hóa: bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50000- Tổng cục Địa chính, xuất bản năm 1996; Nhà Xuất bản Bản đồ số hóa tháng 4 năm 1999; Ghi đĩa CD ngày 20 tháng 6 năm 1999). Các tệp tin thành phần (7 tệp:_CS, _TH, _DH, _GT, _DC, _RG, _TV) và tệp lý lịch bản đồ *.DOC của mỗi mảnh bản đồ được lưu vào thư mục đặt tên theo phiên hiệu mảnh bản đồ (ví dụ: FA117A). Ngoài ra trong một bộ đĩa CD còn cần có 1 thư mục được đặt tên là \NGUON lưu giữ tất cả các tệp chuẩn cơ sở đã được sử dụng trong suốt quá trình số hóa và biên tập bản đồ như vn2D.dgn, vnfont.rsc, *.rsc, Color.tbl… để có thể mở được các tệp tin bản đồ trong mọi trường hợp.

Đĩa CD phải là loại đảm bảo chất lượng lưu trữ lâu dài. Đĩa CD sau khi ghi phải được kiểm tra nghiệm thu trên máy tính 100% và giao nộp theo quy định giao nộp sản phẩm hiện hành.

Điều kiện lưu trữ đĩa CD phải được đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật như lưu trữ phim ảnh. Sau thời gian lưu trữ 1 năm phải kiểm tra lại, trong trường hợp cần thiết phải ghi sao sang đĩa khác và hủy đĩa cũ. Trên mặt đĩa ghi sao cũng phải ghi rõ sao lần thứ mấy và ngày tháng năm sao (ví dụ, Đĩa số… sao lần thứ nhất 12/7/2000).

Những bản đồ thuộc loại mật phải được lưu trữ, bảo quản theo đúng quy định hiện hành về bảo mật tài liệu trắc địa, bản đồ.

 

PHỤ LỤC 1

TÊN VÀ SỐ HIỆU CÁC PHÔNG CHỮ TIẾNG VIỆT TRONG TỆP CHUẨN VNFONT.RSC

SỐ PHÔNG

TÊN PHÔNG

SỐ PHÔNG

TÊN PHÔNG

177

VnBahab

198

Vnavan

178

VHBahab

199

Vnavanb

179

RussBodoni

200

Vnavani

180

Vnarial

201

Vnavanbi

181

Vnarialb

202

VHavan

182

Vnariali

203

VHavanb

183

Vnarialbi

204

VHavani

184

VHarial

205

VHavanbi

185

VHarialb

206

Vncent

186

VHariali

207

Vncentb

187

VHarialbi

208

Vncenti

188

Vntime

209

Vncentbi

189

Vntimeb

210

VHcent

190

Vntimei

211

VHcentb

191

Vntimebi

212

VHcenti

192

VHtime

213

VHcentbi

193

VHtimeb

214

Univcd

194

VHtimei

215

Univcdb

195

VHtimebi

216

Univcdi

196

Vncour

217

Univcdbi

197

Vncouri

 

 

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG QUY ĐỊNH PHÂN NHÓM LỚP, LỚP VÀ MÃ SỐ CỦA CÁC YẾU TỐ NỘI DUNG BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỪ TỈ LỆ 1:10000 ĐẾN 1:100000
(Ô được tô màu xác định nội dung được áp dụng cho tỉ lệ ghi ở cột tương ứng)

NHÓM LỚP: CƠ SỞ TOÁN HỌC

Nội dung: Cơ sở toán học - Trình bày ngoài khung                                               Category:coso

Lớp

Code

Nội dung

Tỉ lệ

Ghi chú

1:10000

1:25000

1:50000

1:100000

1

101

Tên mảnh bản đồ

 

 

 

 

 

2

102

Phiên hiệu mảnh

 

 

 

 

 

3

103-1

Tên mảnh cạnh khung ngoài

 

 

 

 

 

3

103-2

Số hiệu mảnh cạnh khung ngoài

 

 

 

 

 

4

104

Số hiệu mảnh cạnh (giữa khung trong)

 

 

 

 

 

   5

105

Khung trong, lưới km

 

 

 

 

 

6

106

Khung tọa độ địa lý

 

 

 

 

 

7

107

Khung ngoài

 

 

 

 

 

8

108-1

Tên nước góc khung

 

 

 

 

 

8

108-2

Tên tỉnh góc khung

 

 

 

 

 

8

108-3

Tên huyện góc khung

 

 

 

 

 

9

109-1

Bảng chắp

 

 

 

 

 

9

109-2

Tên ở bảng chắp

 

 

 

 

 

10

110

Tính chất tài liệu

 

 

 

 

 

11

111-1

Thước đo góc PP’ 3o

 

 

 

 

 

11

111-2

Thước đo góc PP’ 6o

 

 

 

 

 

11

111-3

Giải thích thước đo góc PP’

 

 

 

 

 

12

112

Điểm thiên văn

 

 

 

 

 

13

113-1

Điểm tọa độ Nhà nước thường

 

 

 

 

 

13

113-2

Điểm tọa độ Nhà nước trên gò

 

 

 

 

 

13

113-3

Điểm tọa độ Nhà nước gắn trên vật kiến trúc

 

 

 

 

 

13

113-4

Điểm tọa độ cơ sở thường

 

 

 

 

 

13

113-5

Điểm tọa độ cơ sở trên gò

 

 

 

 

 

13

133-6

Điểm tọa độ cơ sở gắn trên vật kiến trúc

 

 

 

 

 

13

133-7

Điểm phương vị

 

 

 

 

 

13

133-8

Ghi chú độ cao các điểm tọa độ

 

 

 

 

 

14

114-1

Điểm độ cao Nhà nước cơ bản

 

 

 

 

 

14

114-2

Điểm độ cao Nhà nước thường, trên vật kiến trúc

 

 

 

 

 

14

114-3

Điểm độ cao Nhà nước cơ bản trên gò

 

 

 

 

 

14

114-4

Điểm độ cao Nhà nước thường trên gò

 

 

 

 

 

14

114-5

Điểm độ cao kỹ thuật

 

 

 

 

 

14

114-6

Ghi chú độ cao của các điểm độ cao

 

 

 

 

 

15

115-1

Điểm khống chế đo vẽ

 

 

 

 

 

15

115-2

Ghi chú độ cao của điểm khống chế đo vẽ

 

 

 

 

 

16

116

Số kinh vĩ độ

 

 

 

 

 

17

117

Số lưới ô vuông (km) chính

 

 

 

 

 

18

118

Số đai chính

 

 

 

 

 

19

119

Giải thích khung nam (nét), thước tỉ lệ

 

 

 

 

 

20

120

Chữ giải thích khung Nam

 

 

 

 

 

21

121

Năm in, lần xuất bản

 

 

 

 

 

22

122

Tên nước tiếp biên

 

 

 

 

 

23

123-1

Tên tỉnh tiếp biên

 

 

 

 

 

23

123-2

Tên huyện tiếp biên

 

 

 

 

 

24

124

Tên xã tiếp biên

 

 

 

 

 

25

125

Tên thôn xóm tiếp biên

 

 

 

 

 

26

126

Ghi chú đường đi tới

 

 

 

 

 

27

127

Lưới ô vuông (km) phụ

 

 

 

 

 

28

128

Số lưới ô vuông (km) phụ

 

 

 

 

 

29

129

Số đai phụ

 

 

 

 

 

30

130

Đốt khung trong tọa độ địa lý

 

 

 

 

 

32

132

Tên cơ quan xuất bản

 

 

 

 

 

33

133-1

Thước độ dốc

 

 

 

 

 

33

133-2

Giải thích của thước độ dốc

 

 

 

 

 

34

134-1

Đường PP’

 

 

 

 

 

34

134-2

Khuyên PP’

 

 

 

 

 

34

134-3

Ghi chú PP’

 

 

 

 

 

35

135-1

Góc lệch nam châm

 

 

 

 

 

35

135-2

Giải thích góc lệch nam châm

 

 

 

 

 

37

137

Các màu nền của giải thích khung nam

 

 

 

 

 

 

NHÓM LỚP: THỦY VĂN

Nội dung: Thủy văn - Thiết bị phụ thuộc                                                             Category:Thuyhe

Lớp

Code

Nội dung

Tỉ lệ

Ghi chú

1:10000

1:25000

1:50000

1:100000

1

201

Sông tự nhiên 1 nét

<5m

<12m

<25m

<50m

 

2

202

Sông tự nhiên có nước theo mùa

 

 

 

 

 

3

203

Đường bờ sông 2 nét, kênh 2 nét theo TL, ao, hồ

 

 

 

 

 

4

204

Nền sông 2 nét, kênh 2 nét theo TL, ao, hồ

 

 

 

 

 

5

205

Bình độ sâu

 

 

 

 

 

6

206

Ghi chú bình độ sâu

 

 

 

 

 

7

207

Bờ sông 2 nét, ao hồ có nước theo mùa

 

 

 

 

 

8

208

Nền sông, ao, hồ có nước theo mùa

 

 

 

 

 

9

209

Đường bờ biển

 

 

 

 

 

10

210

Nền biển

 

 

 

 

 

11

211

Đường mép nước

 

 

 

 

 

12

212

Đoạn sông suối khó xác định (nét)

 

 

 

 

 

13

213

Đoạn sông suối khó xác định (vùng)

 

 

 

 

 

14

214

KH đoạn sông suối mất tích, chảy ngầm

 

 

 

 

 

15

215

Đường mép nước khi có lũ và triều kiệt

 

 

 

 

 

16

216

Sông, suối, hồ khô cạn (nét)

 

 

 

 

 

17

217

Sông, suối, hồ khô cạn (nền)

 

 

 

 

 

18

218-1

Độ cao mực nước

 

 

 

 

 

18

218-2

Thời gian đo mực nước

 

 

 

 

 

18

218-3

Độ rộng, sâu, chất đáy và tốc độ chảy

 

 

 

 

 

18

218-4

Mũi tên độ rộng cho sông 2 nét lớn

 

 

 

 

 

18

218-5

Mũi tên độ rộng cho sông 2 nét nhỏ và 1 nét

 

 

 

 

 

18

218-6

Hướng dòng chảy

 

 

 

 

 

19

219-1

Hướng dòng chảy và hướng thủy triều

 

 

 

 

 

19

219-2

Hướng dòng chảy và hướng thủy triều không rõ nét

 

 

 

 

 

20

220

Cột đo nước - trạm thủy văn

 

 

 

 

 

21

221-1

Giếng nước

 

 

 

 

 

21

221-1

Giếng nước xây phi tỉ lệ

 

 

 

 

 

21

221-2

Giếng nước xây theo tỉ lệ

 

 

 

 

 

21

221-3

Mạch nước khoáng

 

 

 

 

 

21

221-4

Giếng nước không xây phi tỉ lệ

 

 

 

 

 

21

221-5

Giếng nước không xây theo tỉ lệ

 

 

 

 

 

22

222-1

Đường bờ mương đắp cao xây 1

 

 

 

 

 

22

222-2

Đường bờ mương đắp cao xây 2

 

 

 

 

 

22

222-3

Đường bờ mương đắp cao xây 3

 

 

 

 

 

22

222-4

Đường bờ mương đắp cao đất 1

 

 

 

 

 

22

222-5

Đường bờ mương đắp cao đất 2

 

 

 

 

 

22

222-6

Đường bờ mương đắp cao đất 3

 

 

 

 

 

23

223-1

Đường bờ mương xẻ sâu xây 1

 

 

 

 

 

23

223-2

Đường bờ mương xẻ sâu xây 2

 

 

 

 

 

23

223-3

Đường bờ mương xẻ sâu đắp đất 1

 

 

 

 

 

23

223-4

Đường bờ mương xẻ sâu đắp đất 2

 

 

 

 

 

24

224

Ranh giới các bãi: bùn, cát, san hô, rong, đá dưới nước…

 

 

 

 

 

25

225

Bãi bùn ven bờ

 

 

 

 

 

26

226

Đầm lầy nước ngọt

 

 

 

 

 

26

226-1

Đầm lầy nước ngọt khó qua

 

 

 

 

 

26

226-2

Đầm lầy nước ngọt dễ qua

 

 

 

 

 

26

226-3

Độ sâu đầm lầy nước ngọt

 

 

 

 

 

27

227

Bãi cát ven bờ

 

 

 

 

 

28

228

Bãi đá, sỏi, vỏ sò ốc ven bờ

 

 

 

 

 

29

229

Đầm lầy nước mặn

 

 

 

 

 

29

229-1

Đầm lầy nước mặn khó qua

 

 

 

 

 

29

229-2

Đầm lầy nước mặn dễ qua

 

 

 

 

 

29

229-3

Độ sâu đầm lầy nước mặn

 

 

 

 

 

30

230-1

Bãi san hô nổi

 

 

 

 

 

30

230-2

Bãi san hô chìm

 

 

 

 

 

31

231

Máng dẫn nước

 

 

 

 

 

31

231-1

Máng dẫn nước lên trụ xây

 

 

 

 

 

31

231-2

Máng dẫn nước ở mặt đất

 

 

 

 

 

32

232

Bãi rong tảo

 

 

 

 

 

33

233-1

Đá dưới nước: chìm, nổi cụm, khối

 

 

 

 

 

33

233-2

Đá dưới nước: chìm, nổi đứng lẻ

 

 

 

 

 

34

234-1

Thác

 

 

 

 

 

34

234-2

Ghềnh

 

 

 

 

 

35

235-1

Bờ dốc TN đất, sỏi, cát không có bãi

 

 

 

 

 

35

235-2

Tỉ cao bờ dốc đất, sỏi, cát không có bãi

 

 

 

 

 

37

237-1

Bờ cạp xây bê tông dưới chân có bãi

 

 

 

 

 

37

237-2

Bờ cạp xây bê tông dưới chân không có bãi

 

 

 

 

 

37

237-3

Bờ cạp xếp đá hộc dưới chân có bãi

 

 

 

 

 

37

237-4

Bờ cạp xếp đá hộc dưới chân không có bãi

 

 

 

 

 

37

237-5

Bờ cạp tre, gỗ

 

 

 

 

 

37

237-6

Tỉ cao bờ cạp

 

 

 

 

 

38

238

Cống điều tiết nước trên kênh mương

 

 

 

 

 

38

238-1

Cống trên kênh mương có thiết bị theo TL

 

 

 

 

 

38

238-2

Cống trên kênh mương không có thiết bị theo TL

 

 

 

 

 

38

238-3

Cống tháo nước vào đồng

 

 

 

 

 

38

238-4

Cống trên kênh mương có thiết bị phi TL

 

 

 

 

 

38

238-5

Cống trên kênh mương không có thiết bị phi TL

 

 

 

 

 

38

238-6

Trạm bơm

 

 

 

 

 

39

239

Kênh đào 2 nét nửa tỉ lệ

từ 3-5m

từ 8-12m

 

 

 

40

240

Kênh đào 1 nét

<3m

<8m

 

 

 

40

240-1

Kênh đào 1 nét 0.35 mm trên bản đồ

 

 

8-25m

8-50m

 

40

240-2

Kênh đào 1 nét 0.1-0.15 mm trên bản đồ

 

 

<8m

<8m

 

41

241-1

Kênh mương đang đào 1 nét 0.35-0.4 mm trên bản đồ

3-5m

8-12m

8-25m

8-50m

 

41

241-2

Kênh mương đang đào 1 nét 0.1-0.2 mm trên bản đồ

<3m

<8m

<8m

<8m

 

41

241-3

Kênh mương đang đào 2 nét theo TL (viền)

>5m

>12m

>25m

>50m

 

42

242

Kênh mương đang đào 2 nét theo TL (nền)

>5m

>12m

>25m

>50m

 

43

243-1

Đập xây ô tô qua được

 

 

 

 

 

43

243-2

Đập xây ô tô không qua được

 

 

 

 

 

43

243-3

Đập đất ô tô qua được

 

 

 

 

 

43

243-4

Đập đất ô tô không qua được

 

 

 

 

 

43

243-5

Đập tràn

 

 

 

 

 

43

243-6

Đập chắn sóng xây theo TL

 

 

 

 

 

43

243-7

Đập chắn sóng xây phi TL

 

 

 

 

 

43

243-8

Đập chắn sóng xếp đá hộc theo TL

 

 

 

 

 

43

243-9

Đập chắn sóng xếp đá hộc phi TL

 

 

 

 

 

43

243-10

Đập chắn sóng

 

 

 

 

 

43

243-11

Đập giữ nước

 

 

 

 

 

44

244

Đê

 

 

 

 

 

44

244-1

Đê con chạch

 

 

 

 

 

44

244-2

Đê nhiều tầng

 

 

 

 

 

44

244-3

Đê xây

 

 

 

 

 

44

244-4

Đê kè đá

 

 

 

 

 

44

244-5

Đê kè tre gỗ

 

 

 

 

 

44

244-6

Điếm canh đê

 

 

 

 

 

44

244-7

Ghi chú tỉ cao con chạch

 

 

 

 

 

45

245-1

Tên vịnh, eo biển, cửa biển, hồ lớn cấp 1

 

 

 

 

 

45

245-2

Tên vịnh, eo biển, cửa biển, hồ lớn cấp 2

 

 

 

 

 

46

246-1

Tên sông chạy được tàu thủy cấp 1

 

 

 

 

 

46

246-2

Tên sông chạy được tàu thủy cấp 2

 

 

 

 

 

47

247-1

Tên sông chạy được ca nô, tàu gỗ cấp 1

 

 

 

 

 

47

247-2

Tên sông chạy được ca nô, tàu gỗ cấp 2

 

 

 

 

 

48

248-1

Tên suối, mương, hồ nhỏ cấp 1

 

 

 

 

 

48

248-2

Tên suối, mương, hồ nhỏ cấp 2

 

 

 

 

 

48

248-3

Tên suối, mương, hồ nhỏ cấp 3

 

 

 

 

 

48

248-4

Tên suối, mương, hồ nhỏ cấp 4

 

 

 

 

 

49

249

Ghi chú điểm độ sâu

 

 

 

 

 

50

250-1

Tên quần đảo, đảo, mũi đất cấp 1

 

 

 

 

 

50

250-2

Tên quần đảo, đảo, mũi đất cấp 2

 

 

 

 

 

50

250-3

Tên quần đảo, đảo, mũi đất cấp 3

 

 

 

 

 

50

250-4

Tên quần đảo, đảo, mũi đất cấp 4

 

 

 

 

 

50

250-5

Tên quần đảo, đảo, mũi đất cấp 5

 

 

 

 

 

50

250-6

Tên quần đảo, đảo, mũi đất cấp 6

 

 

 

 

 

50

250-7

Tên quần đảo, đảo, mũi đất cấp 7

 

 

 

 

 

52

252

Tên riêng

 

 

 

 

 

53

253

Ghi chú thuyết minh (bơm, C.đê…)

 

 

 

 

 

54

254-1

Tên đầm lầy cấp 1

 

 

 

 

 

54

254-2

Tên đầm lầy cấp 2

 

 

 

 

 

54

254-3

Tên đầm lầy cấp 3

 

 

 

 

 

54

254-4

Tên đầm lầy cấp 4

 

 

 

 

 

55

255

Tháng sông, suối có nước (thời gian theo mùa)

 

 

 

 

 

56

256

Ghi chú thủy hệ dạng phân số

 

 

 

 

 

 

NHÓM LỚP: ĐỊA HÌNH

Nội dung: Dáng đất                                                                                         Category:Diahinh

Lớp

Code

Nội dung

Tỉ lệ

Ghi chú

1:10000

1:25000

1:50000

1:100000

1

301

Đường bình độ cơ bản

 

 

 

 

 

2

302

Đường bình độ cái

 

 

 

 

 

3

303

Đường bình độ nửa khoảng cao đều

 

 

 

 

 

4

304

Đường bình độ phụ

 

 

 

 

 

5

305

Đường bình độ vẽ nháp

 

 

 

 

 

6

306

Ghi chú đường bình độ

 

 

 

 

 

7

307

Chấm điểm độ cao thường

 

 

 

 

 

8

308

Ghi chú điểm độ cao thường

 

 

 

 

 

9

309-1

Chấm điểm độ cao khống chế

 

 

 

 

 

9

309-2

Ghi chú điểm độ cao khống chế

 

 

 

 

 

10

310-1

Khe rãnh xói mòn >1mm trên bản đồ

>10m

>25m

 

 

 

10

310-2

Khe rãnh xói mòn 0.5-1mm trên bản đồ

5-10m

12-25m

 

 

 

10

310-3

Khe rãnh xói mòn <0.5 mm trên bản đồ

<5m

<12m

 

 

 

10

310-4

Khe rãnh xói mòn đang hình thành

 

 

 

 

 

10

310-5

Khe rãnh đã phát triển ổn định

 

 

 

 

 

10

310-6

Khe rãnh đang phát triển

 

 

 

 

 

11

311-1

Sườn đất dốc đứng

 

 

 

 

 

11

311-2

Tỉ cao sườn dốc đứng

 

 

 

 

 

12

312-1

Sườn đất sụn, đứt gãy

 

 

 

 

 

12

312-2

Tỉ cao sườn đất sụn, đứt gãy

 

 

 

 

 

13

313-1

Sườn sụn lở đất, cát

 

 

 

 

 

13

313-2

Sườn sụn lở đá, sỏi

 

 

 

 

 

14

314-1

Bờ sườn đất trượt (KH castơ)

 

 

 

 

 

14

314-2

Ranh giới vùng đất trượt (KH Rgthvata)

 

 

 

 

 

14

314-3

Vùng sườn đất trượt (KH bình độ phụ)

 

 

 

 

 

15

315

Vách đá không biểu thị được bằng bđ

 

 

 

 

 

16

316

Các vùng núi đá, bãi đá, bãi cát…

 

 

 

 

 

17

317

Tơ-ram núi đá

 

 

 

 

 

18

318-1

Lũy đá

 

 

 

 

 

18

318-2

Đá độc lập

 

 

 

 

 

18

318-3

Suối đá sỏi

 

 

 

 

 

18

318-4

Bãi đá phân bố đều

 

 

 

 

 

18

318-5

Bãi đá cụm khối

 

 

 

 

 

19

319-1

Miệng núi lửa theo TL

 

 

 

 

 

19

319-2

Miệng núi lửa phi TL

 

 

 

 

 

20

320

Cửa hang động

 

 

 

 

 

21

321-1

Hố castơ theo tỉ lệ

 

 

 

 

 

21

321-2

Hố castơ phi tỉ lệ

 

 

 

 

 

22

322-1

Gò, đống tự nhiên theo TL

 

 

 

 

 

22

322-2

Gò, đống tự nhiên phi TL

 

 

 

 

 

22

322-3

Gò, đống nhân tạo theo TL

 

 

 

 

 

22

322-4

Gò, đống nhân tạo phi TL

 

 

 

 

 

23

323-1

Hồ nhân tạo theo TL (hồ TN thể hiện bằng bình độ)

 

 

 

 

 

23

323-2

Hồ nhân tạo phi TL

 

 

 

 

 

23

323-3

Hồ tự nhiên phi tỉ lệ

 

 

 

 

 

24

324

Địa hình bậc thang

 

 

 

 

 

25

325

Ranh giới bãi cát các loại

 

 

 

 

 

26

326

Bãi cát phẳng, cát làn sóng, cát đụn, cát cồn

 

 

 

 

 

29

329

Nét chỉ dốc

 

 

 

 

 

30

330-1

Bờ dốc tự nhiên đất, sỏi, cát dưới chân có bãi

 

 

 

 

 

31

331-2

Tỉ cao của bờ dốc đất, sỏi, cát dưới chân có bãi

 

 

 

 

 

31

331-1

Bờ dốc tự nhiên đá dưới chân có bãi

 

 

 

 

 

31

331-2

Tỉ cao của bờ dốc đá dưới chân có bãi

 

 

 

 

 

36

336-1

Tên cao nguyên cấp 1

 

 

 

 

 

36

336-2

Tên cao nguyên cấp 2

 

 

 

 

 

36

336-3

Tên cao nguyên cấp 3

 

 

 

 

 

36

336-4

Tên cao nguyên cấp 4

 

 

 

 

 

39

339-1

Tên giải núi, dãy núi cấp 1

 

 

 

 

 

39

339-2

Tên giải núi, dãy núi cấp 2

 

 

 

 

 

39

339-3

Tên giải núi, dãy núi cấp 3

 

 

 

 

 

39

339-4

Tên giải núi, dãy núi cấp 4

 

 

 

 

 

42

342-1

Tên ngọn núi cấp 1

 

 

 

 

 

42

342-2

Tên ngọn núi cấp 2

 

 

 

 

 

42

342-3

Tên ngọn núi cấp 3

 

 

 

 

 

42

342-4

Tên ngọn núi cấp 4

 

 

 

 

 

52

352

Tên riêng

 

 

 

 

 

53

353

Ghi chú thuyết minh

 

 

 

 

 

 

NHÓM LỚP: GIAO THÔNG

Nội dung: Giao thông- Thiết bị phụ thuộc                                                      Category:Giaothong

Lớp

Code

Nội dung

Tỉ lệ

Ghi chú

1:10000

1:25000

1:50000

1:100000

1

401

Đường sắt kép hiện có

 

 

 

 

 

2

402

Đường sắt kép đang làm

 

 

 

 

 

3

403

Đường sắt lồng 1,0m và 1,435m hiện có

 

 

 

 

 

4

404

Đường sắt lồng 1,0m và 1,435m đang làm

 

 

 

 

 

5

405

Đường sắt rộng 1,435m, 1m hiện có

 

 

 

 

 

6

406

Đường sắt rộng 1,435m, 1m đang làm

 

 

 

 

 

7

407

Đường sắt hẹp, đường gòong hiện có

 

 

 

 

 

8

408

Đường sắt hẹp, đường gòong đang làm

 

 

 

 

 

9

409

Đường sắt có bánh răng hiện có

 

 

 

 

 

10

410

Đường sắt có bánh răng đang làm

 

 

 

 

 

11

411

Ga lớn vẽ theo TL

 

 

 

 

 

11

411-1

Đường sắt trong ga: chỗ cuối đg, chỗ quay đầu máy, cầu trên không, lối ngầm

 

 

 

 

 

11

411-2

Sân ga theo TL

 

 

 

 

 

12

412

Trạm ghi

 

 

 

 

 

13

413-1

Cột tín hiệu

 

 

 

 

 

13

413-2

Cột tiếp nước

 

 

 

 

 

14

414

Đường cáp treo và trụ

 

 

 

 

 

15

415-1

Đường ôtô có trục phân tuyến theo TL (viền)

 

 

 

 

 

15

415-2

Đường ôtô có trục phân tuyến nửa theo TL (viền)

 

 

 

 

 

16

416

Đường ôtô có trục phân tuyến (nền)

 

 

 

 

 

17

417-1

Đường ô tô nhựa, bê tông theo TL (viền)

 

 

 

 

 

17

417-2

Đường ô tô nhựa, bê tông nửa theo TL (viền)

 

 

 

 

 

18

418

Đường ô tô nhựa, bê tông (nền)

 

 

 

 

 

19

419-1

Đường ô tô nhựa, bê tông đang làm (viền)

 

 

 

 

 

19

419-2

Đường ô tô có trục phân tuyến đang làm (viền)

 

 

 

 

 

20

420-1

Đường ô tô nhựa, bê tông đang làm (nền)

 

 

 

 

 

20

420-2

Đường ô tô có trục phân tuyến đang làm (nền)

 

 

 

 

 

21

421-1

Đường rải gạch, đá, cấp phối theo TL

 

 

 

 

 

21

421-2

Đường rải gạch, đá, cấp phối phi TL

 

 

 

 

 

22

422

Đường rải gạch, đá, cấp phối đang làm

 

 

 

 

 

23

423

Đường đất lớn

 

 

 

 

 

23

423-1

Đường đất lớn đang làm

 

 

 

 

 

24

424

Đường đất nhỏ

 

 

 

 

 

25

425

Đường mòn

 

 

 

 

 

26

426-1

Khuyên số đường ô tô, đường QL, TL

 

 

 

 

 

26

426-2

Số đường ô tô, đường QL, TL

 

 

 

 

 

26

426-3