Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 69/2000/QĐ-BCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 01/12/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG NGHIỆP
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số: 69/2000/QĐ-BCN

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH QUY PHẠM AN TOÀN TRONG CÁC HẦM LÒ THAN VÀ DIỆP THẠCH

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;

Với sự thoả thuận của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (công văn số 50/BLĐTBXH-TTAT ngày 23 tháng 02 năm 2000) và của Bộ Y tế (công văn số 2394/YT-DP ngày 13 tháng 4 năm 2000);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Cục trưởng Cục Kiểm tra Giám sát Kỹ thuật an toàn Công nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch” mang số hiệu TCN 14.06.2000.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 và thay thế Quyết định số 2249/BCNNg/KT1 ngày 07 tháng 7 năm 1967 của Bộ Công nghiệp nặng về việc ban hành tạm thời bản “Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch”. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy phạm này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, các tổ chức, cá nhân được phép khai thác than và diệp thạch bằng phương pháp hầm lò chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận :
-Như điều 3,
-Thứ trưởng Đỗ Hải Dũng,
-Các Bộ KHCNMT, LĐTB&XH, Y tế,
-Công báo
-Lưu VP, KTAT.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Trung Hải

 

QUY PHẠM

AN TOÀN TRONG CÁC HẦM LÒ THAN VÀ DIỆP THẠCH TCN 14.06.2000
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 69/2000/QĐ-BCN ngày 01 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch là quy phạm ngành, được áp dụng bắt buộc đối với những đối tượng:

1- Các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động khai thác than và diệp thạch được thành lập theo các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước;

2- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài hoạt động khai thác than và diệp thạch theo các quy định hiện hành của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

3- Người làm nghề mỏ trong các lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, khai thác, chế tạo, sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật liệu và làm nhiệm vụ đào tạo, học tập, thanh tra, kiểm tra, tham quan trong các hầm lò than và diệp thạch.

Điều 2. Ở mỗi mỏ nhất thiết phải có hồ sơ theo quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các tài liệu trắc địa, địa chất, kế hoạch phát triển mỏ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 3. Việc mở viả chuẩn bị các khai trường, các mức khai thác, khu khai thác hay sửa chữa lớn giếng đứng, giếng nghiêng, lò ngầm, lò thượng trung tâm và việc lắp đặt thiết bị cố định, đều phải thực hiện theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc khai thác, chống lò, điều khiển đá vách, thông gió, đào và sửa chữa lớn các đường lò... đều phải thực hiện theo hộ chiếu. Việc lắp đặt thiết bị phải theo sơ đồ bố trí thiết bị. Các hộ chiếu và sơ đồ nói trên do Giám đốc mỏ duyệt, không được trái với các quy định của Quy phạm này.

Điều 4. Trước khi đưa mỏ mới, mỏ cải tạo hoặc một mức khai thác mới vào sản xuất phải tổ chức nghiệm thu theo quy định, trong đó có sự tham gia của cơ quan quản lý kỹ thuật an toàn mỏ cấp trên.

Ở mỏ đang sản xuất cũng phải thành lập hội đồng nghiệm thu các khu khai thác, gương khấu, khu thí nghiệm áp dụng công nghệ khấu than mới, đường lò chuẩn bị quan trọng sau khi đã chuẩn bị xong. Giám đốc mỏ chỉ định các thành phần hội đồng nghiệm thu có sự tham gia của cán bộ phụ trách kỹ thuật an toàn mỏ.

Điều 5. Tất cả mọi người lao động trước khi được nhận vào làm việc tại mỏ đều phải khám sức khoẻ theo đúng các quy định hiện hành của Bộ Y tế.

Điều 6. Tất cả mọi người trước khi được nhận vào làm việc lần đầu hay chuyển từ nghề này sang nghề khác để làm việc trong hầm lò, phải được đào tạo nghề mỏ theo chương trình được cấp có thẩm quyền duyệt. Trước khi vào hầm lò làm việc phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động theo chương trình do Giám đốc mỏ duyệt. Sau khi huấn luyện phải qua sát hạch, nếu đạt yêu cầu mới được giao việc.

Điều 7. Những công nhân từ mỏ khác, xí nghiệp khác đến mỏ làm việc phải được hướng dẫn về an toàn lao động, quy định trình tự tiến hành công việc, cách xử lý về an toàn trong hầm lò, trong nhà xưởng và trên mặt bằng xây dựng. Các văn bản hướng dẫn nói trên phải được Giám đốc mỏ duyệt.

Điều 8. Mỗi năm một lần Mỏ phải tổ chức huấn luyện và sát hạch lại các kiến thức về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động cho tất cả công nhân làm việc trong hầm lò theo chương trình do Giám đốc mỏ duyệt.

Khi điều kiện sản xuất hay công nghệ thay đổi, công nhân vi phạm các quy định của quy trình quy phạm hoặc nghỉ quá 30 ngày phải được huấn luyện lại.

Kết quả huấn luyện theo các quy định trên phải được ghi vào sổ huấn luyện an toàn có chữ ký của người huấn luyện và người được huấn luyện.

Điều 9. Những người làm việc trên mặt đất, những người ngoài mỏ muốn vào hầm lò tham quan phải được phép của Giám đốc mỏ, phải được phổ biến về các quy định an toàn cần thiết và phải tuân theo hướng dẫn của cán bộ có trách nhiệm của mỏ.

Điều 10. Các cán bộ của các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, các đơn vị xây lắp, học sinh, sinh viên của các trường đào tạo nghề mỏ về tham quan, thực tập tại mỏ, chỉ được vào trong hầm lò sau khi đã được huấn luyện về kỹ thuật an toàn và phải tuân theo hướng dẫn của cán bộ có trách nhiệm của mỏ.

Điều 11. Ít nhất ba năm một lần, tất cả các cán bộ kỹ thuật, và những người làm quản lý, phòng ban, phân xưởng, các lãnh đạo Mỏ, Công ty, Tổng công ty đều phải qua thi kiểm tra kiến thức đối với bản Quy phạm này.

Điều 12. Mỗi mỏ hầm lò, hàng quý phải lập kế hoạch thủ tiêu sự cố theo quy định và thoả thuận với Trung tâm cấp cứu mỏ Tổng công ty Than Việt Nam hoặc một Trung tâm có đủ thẩm quyền ở gần mỏ.

Mỗi quý một lần mỏ phải tổ chức phổ biến cho công nhân kế hoạch thủ tiêu sự cố và làm quen với các lối rút lui khi có sự cố. Khi thay đổi lối rút lui hoặc người được chuyển sang làm việc ở khu vực khác, chậm nhất sau một ngày đêm phải tổ chức cho họ làm quen với lối rút lui mới. Việc làm quen với các lối rút lui được thực hiện bằng cách dẫn những người này đi từ chỗ làm việc đến các lối rút lui đó.

Mỗi lần phổ biến kế hoạch thủ tiêu sự cố và làm quen với lối rút lui khi có sự cố phải được ghi vào sổ huấn luyện an toàn.

Điều 13. Phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát, ghi chép để bất kỳ lúc nào cũng nắm được vị trí và số người đang làm việc trong hầm lò.

Điều 14. Cấm uống rượu, bia hay sử dụng các chất kích thích, ma tuý trước và trong khi làm việc ở trong hầm lò cũng như trong các nhà thuộc dây chuyền sản xuất của mỏ. Cấm ngủ ở trong hầm lò.

Điều 15. Cấm hút thuốc và sử dụng ngọn lửa trần ở trong hầm lò, các nhà trên miệng giếng, nhà đèn ắc quy, nhà phân loại than và ở trên mặt đất trong phạm vi 30m đối với các cửa lò có gió thải ra mặt đất hay các công trình thoát tháo khí, các ống thải gió của trạm quạt. Khi tiến hành các công việc có sử dụng ngọn lửa trần trong hầm lò hay trong các nhà trên miệng giếng phải có thiết kế do Giám đốc mỏ duyệt.

Điều 16. Trong thời gian ở trong hầm lò tất cả mọi người đều phải sử dụng mũ lò, đèn ắc quy chiếu sáng cá nhân, bình tự cứu, trang bị bảo hộ lao động phù hợp với điều kiện làm việc. Mũ lò phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành.

Cấm đi lại, làm việc trong hầm lò nếu không có đèn chiếu sáng cá nhân chuyên dùng trong các mỏ hầm lò có khí và bụi nổ.

Cấm mọi người làm việc liên tục trong hầm lò hơn 2 ca trong 1 ngày đêm.

Điều 17. Khi mang các dụng cụ sắc nhọn phải có bao che những chỗ nguy hiểm hoặc đặt trong hòm chuyên dùng.

Điều 18. Giám đốc mỏ phải trang bị cho tất cả mọi người trong hầm lò bình tự cứu cá nhân. Mỗi mỏ phải có số bình tự cứu cá nhân nhiều hơn 10% so với số lao động theo danh sách làm việc trong hầm lò.

Trong trường hợp đặc biệt khi có sự đồng ý của cơ quan quản lý kỹ thuật an toàn Bộ Công nghiệp thì không cần áp dụng.

Giám đốc mỏ phải tổ chức huấn luyện cho công nhân cách sử dụng bình tự cứu cá nhân.

Nếu hành trình rút đến chỗ an toàn mất trên 90% thời gian bảo vệ của bình tự cứu cá nhân, 6 tháng một lần trước khi thoả thuận kế hoạch thủ tiêu sự cố phải tổ chức một nhóm công nhân viên kỹ thuật đeo bình tự cứu cá nhân đi theo hành trình này để kiểm tra.

Ở các mỏ đang hoạt động, nếu chỗ làm việc ở quá xa, thời gian bảo vệ của bình tự cứu cá nhân không đủ để rút lui đến nơi an toàn thì trên đường rút lui phải đặt các trạm đổi bình tự cứu cá nhân. Việc đặt các trạm này phải thỏa thuận như quy định ở Điều 12.

Quản đốc phân xưởng có trách nhiệm kiểm tra cách sử dụng bình tự cứu cá nhân của công nhân thuộc phân xưởng khi tổ chức huấn luyện lại. Việc kiểm tra chất lượng của các bình tự cứu cá nhân do Trung tâm Cấp cứu mỏ Tổng công ty Than Việt Nam hoặc Trung tâm có đủ thẩm quyền ở gần mỏ tiến hành không ít hơn một lần trong một năm.

Điều 19. Ở những nơi làm việc và trên đường đi lại trong hầm lò cũng như ngoài mặt đất phải có các biển báo, tín hiệu theo quy định. Mọi người làm việc ở mỏ phải được làm quen với hệ thống biển báo và tín hiệu đó.

Điều 20. Phó Giám đốc kỹ thuật mỏ phải là người đã tốt nghiệp các trường Đại học hoặc Cao đẳng kỹ thuật mỏ, có trình độ và năng lực quản lý về khai thác mỏ.

Điều 21. Hàng năm Bộ Công nghiệp quyết định phân loại mỏ theo mức độ nguy hiểm về khí và bụi nổ trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Than Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Công nghiệp.

Tất cả các mỏ đang xây dựng, cải tạo, khai thác, tuỳ theo quy mô đều phải lập một đội cấp cứu mỏ bán chuyên nghiệp và phải được một đơn vị cấp cưú mỏ chuyên nghiệp phụ trách, ứng cứu kịp thời khi có sự cố.

Điều 22. Khi làm việc tại các gương lò độc đạo xa các chỗ đông người hoặc làm việc bất kỳ ở đâu trong những ca, ngày nghỉ sản xuất của mỏ đều phải phân công ít nhất 2 người có kinh nghiệm, có thâm niên trong nghề ít nhất 6 tháng và những người này phải mang theo máy đo khí. Chỉ được vào làm việc ở những chỗ nói trên sau khi đã kiểm tra và thông gió an toàn.

Điều 23. Việc phục hồi các đoạn lò sụp đổ phải do Quản đốc phân xưởng hoặc người được uỷ quyền trực tiếp chỉ huy theo biện pháp đã được Giám đốc mỏ duyệt. Công nhân phải là người có kinh nghiệm và có thâm niên trong nghề ít nhất một năm.

Điều 24. Khi bố trí những người làm việc ở những nơi xa không thường xuyên hoặc khó liên lạc với các công nhân khác thì Trưởng ca hoặc người được uỷ quyền phải đến kiểm tra nơi làm việc của họ không ít hơn một lần trong một ca.

Điều 25. Cấm đứng hay làm việc ở những chỗ lò có hiện tượng nguy hiểm đối với người, trừ những người làm việc để thủ tiêu các nguy hiểm đó. Các lối vào những chỗ nguy hiểm phải đặt vật ngăn cản và biển báo "cấm vào".

Bất cứ ai làm việc trong hầm lò hay trên mặt đất mà phát hiện thấy nguy hiểm đối với người hay đối với công trình mỏ đều phải có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp để loại trừ nguy hiểm đó và báo ngay cho Trưởng ca hoặc điều độ mỏ.

Điều 26. Cấm làm bất cứ công việc gì ở bên trong và ở bên trên các phễu, bun ke chứa than, giếng miệng hở khi không có song chắn đảm bảo an toàn, bên cạnh những chỗ dễ sụt lở hoặc có nguy cơ bị ngã từ trên cao xuống nếu không sử dụng dây an toàn.

Điều 27. Giám đốc mỏ, Phó Giám đốc kỹ thuật mỏ 2 tuần một lần, Cơ điện trưởng, Trưởng phòng kỹ thuật và an toàn hàng tuần phải định kỳ kiểm tra kỹ thuật an toàn, đặc biệt đối với các thiết bị, dụng cụ, có liên quan đến thùng cũi, skíp, giếng mỏ và các công trình xây dựng xung quanh giếng.

Quản đốc hoặc người được uỷ quyền phải kiểm tra kỹ thuật an toàn ít nhất một lần trong một ca ở các khu vực mình quản lý.

Trưởng ca phải kiểm tra ít nhất hai lần trong một ca.

Khi kiểm tra phải ghi chép và phân công người thực hiện biện pháp loại trừ các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo an toàn.cho người đi lại và làm việc.

Cấm cử người vào làm việc ở nơi có nguy cơ mất an toàn, trừ trường hợp cử người thực hiện thủ tiêu các nguy cơ mất an toàn đó dưới sự giám sát chỉ đạo của Trưởng ca.

Điều 28. Trước khi bắt đầu làm việc Quản đốc trực ca hoặc người được uỷ quyền phải ghi vào sổ giao nhận ca khi bàn giao về tình trạng vì chống so với hộ chiếu được duyệt, tình trạng các gương lò được chống, được thông gió cũng như các trang thiết bị, các phương tiện kiểm tra khí, chống bụi, chống cháy, các thiết bị bảo vệ, mạng điện, phương tiện thông tin liên lạc, tín hiệu trong phạm vi mình quản lý.

Quản đốc hoặc người được uỷ quyền phải áp dụng ngay các biện pháp khắc phục các vi phạm an toàn đã phát hiện trước khi bắt đầu làm việc và trong thời gian làm việc. Nếu không thể khắc phục được các vi phạm đó phải tạm đình chỉ công việc, cho người rút ra nơi an toàn và báo cho Quản đốc phân xưởng hay điều độ mỏ. Phải đặt vật ngăn cản và biển báo:"nguy hiểm cấm vào" ở vị trí gần đó.

Điều 29. Người chỉ huy sản xuất mỏ, hay chỉ huy sản xuất một khu vực thuộc mỏ, thấy mỏ hay khu vực đó có nguy hiểm đe doạ đến tính mạng con người, phải ra lệnh cho công nhân rút lui ra nơi an toàn theo kế hoạch thủ tiêu sự cố và báo cáo ngay cho Phó Giám đốc kỹ thuật mỏ. Người chỉ huy sản xuất của mỏ tại thời điểm đó nhanh chóng cử đội cấp cứu bán chuyên của mỏ đến kiểm tra xem xét, xử lý hiện trường, đồng thời thông báo cho đội cấp cứu chuyên trách gần mỏ nhất và báo cáo cho Tổng Giám đốc Tổng Công ty hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong mọi trường hợp đều phải ghi chép chính xác về tình trạng mỏ và về tình trạng của công nhân.

Mỏ chỉ được trở lại sản xuất sau khi có lệnh của Tổng Giám đốc Tổng Công ty hoặc của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.

Điều 30. Ở các sân ga giếng đứng, giếng nghiêng dùng để trục người lên xuống đều phải bố trí khám chờ đợi. Các khám chờ đợi phải được thông gió, chiếu sáng và có ghế để ngồi.

Điều 31. Trong các mỏ hầm lò chỉ được sử dụng các máy mỏ, thiết bị cơ giới, trang thiết bị điện, các khí cụ, vật liệu chuyên dùng cho hầm lò. Việc lắp đặt, sửa chữa, vận hành phải tuân theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Điều 32. Phải che chắn các bộ phận chuyển động của các máy móc, thiết bị có thể gây nguy hiểm cho người, trừ các bộ phận nếu che chắn sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bộ phận đó như các đầu khấu than, các hệ thống truyền động của các máy làm việc ở gương lò, băng tải, ru lô, xích, cáp kéo v.v... nhưng phải được trang bị các tín hiệu phòng ngừa, tín hiệu khởi động, các phương tiện để dừng máy hay cắt khỏi nguồn điện.

Tín hiệu đề phòng phải là tín hiệu âm thanh được phát liên tục ít nhất trong 5 giây. Tín hiệu này phải đảm bảo nghe được trên suốt chiều dài của băng tải còn đối với các thiết bị mỏ khác phải đảm bảo nghe được trong phạm vị vùng nguy hiểm của nó đối với người.

Điều 33. Tất cả trường hợp tai nạn lao động, sự cố có liên quan đến sản xuất của mỏ phải được khai báo, điều tra, thống kê theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương 2.

TIẾN HÀNH CÁC CÔNG VIỆC MỎ

II.1 BỐ TRÍ LỐI THOÁT KHỎI CÁC ĐƯỜNG LÒ

Điều 34. Ở mỗi mỏ hầm lò đang sản xuất phải có ít nhất hai lối thoát riêng biệt thông ra mặt đất, có thể để đi lại hoặc vận chuyển người. Mỗi mức khai thác cũng cần phải có ít nhất hai lối thoát thông lên mức trên hay với mặt đất để đi lại hoặc vận chuyển người. Khi xây dựng mỏ các lối lên mặt đất phải làm cách nhau ít nhất là 30m.

Trên tất cả các đường lò đi tới lối thoát dự phòng ra khỏi mỏ, cũng như ở các điểm giao nhau của các đường lò phải có biển chỉ dẫn và hướng đi tới lò thoát ra mặt đất. Các biển chỉ dẫn nói trên đặt cách nhau không lớn hơn 200m và được chiếu sáng (khi tại đó có đường điện chiếu sáng).

Điều 35. Trong trường hợp đào mới hoặc đào sâu thêm đến mức thiết kế các giếng trung tâm, trước hết phải đào các lò để nối các giếng với nhau, sau đó lắp đặt thiết bị nâng, thùng cũi cố định theo quy định của quy phạm an toàn. Việc đào các lò khác theo phải theo trình tự của thiết kế quy định.

Trong trường hợp mở các giếng xa nhau (các giếng thông gió đặt ở xa giếng chính), trước khi đào lò để có lối thoát thứ hai phải lắp đặt thùng cũi cố định hoặc tạm thời có kèm theo cơ cấu phanh dù và lắp đặt thiết bị thoát nước.

Trường hợp mở mức khai thác mới bằng một giếng hoặc bằng những lò ngầm, trước hết phải đào các lò để đảm bảo mức khai thác mới có hai lối thoát ra mặt đất hoặc thông với mức trên và được thông gió theo hạ áp chung.

Điều 36. Các giếng đứng dùng làm lối thoát lên mặt đất phải được trang bị các thiết bị nâng (một trong các thiết bị đó phải là thùng cũi) và các ngăn đặt thang. Có thể không cần đặt thang ở một trong hai giếng nếu trong giếng đó có hai hệ thống thiết bị nâng được cấp điện từ các nguồn độc lập. Cả hai giếng đều phải được trang bị, đảm bảo cho tất cả công nhân của các mức, khu khai thác có thể theo một giếng ra ngoài mặt đất.

Ghi chú: Ở các giếng đứng sâu đến 70m nếu trong cả hai giếng đều có thang thì có thể không cần đến thiết bị nâng ở một trong hai giếng đó.

Điều 37. Ngoài hai lối thoát theo quy định ở Điều 34 của Quy phạm này, các lối thoát khác không được thường xuyên sử dụng cũng phải có tay vịn, bậc đi lại nếu là lò nghiêng, thang hoặc thiết bị nâng phụ nếu là lò đứng.

Các lò nêu trên đều phải được đặt tín hiệu bảo vệ nối với trung tâm điều khiển hoặc được bảo vệ bằng cửa có khóa đảm bảo có thể mở dễ dàng từ bên trong nhưng nếu mở từ ngoài phải dùng chìa.

Điều 38. Trong các lò giếng hoặc các đường lò người đi lại có góc dốc từ 45o đến 90o thang được đặt với góc nghiêng không lớn hơn 80o và nhô ra phía trên sàn ngang 1m. Các sàn ngang được gắn chặt vào vì chống giếng và bố trí cách nhau không quá 8m.

Lỗ chui qua sàn không nhỏ hơn 0,7m theo chiều dọc thang và không nhỏ hơn 0,6m theo chiều ngang. Lỗ chui ở sàn thang trên cùng phải được đóng bằng cửa.

Khoảng cách giữa vì chống và chân thang không được nhỏ hơn 0,6m. Chiều rộng thang không nhỏ hơn 0,4m và khoảng cách giữa các bậc thang không lớn hơn 0,4m.

Nếu hai lối thoát từ trong hầm lò là các giếng nghiêng thì ở một trong hai giếng nghiêng phải được trang bị cơ giới hoá vận chuyển người. Phải có lối dùng riêng cho người đi bộ với chiều rộng không nhỏ hơn 0,7m và chiều cao không nhỏ hơn 1,8m để đề phòng trường hợp hỏng hệ thống cơ giới vận chuyển người. Yêu cầu trên cũng được áp dụng với các lò nghiêng khác được trang bị phương tiện cơ giới chở người bằng goòng chuyên dùng.

Điều 39. Ở các mỏ đang sản xuất, khi mở thêm một mức mới bằng một giếng đứng và một hoặc hai lò nghiêng nối thông mức mới với mức đang khai thác thì phải trang bị theo yêu cầu ở Điều 38.

Điều 40. Khi đào lò ngầm hay lò thượng trung tâm, phải đào lò dùng cho người đi lại song song với lò ngầm hay lò thượng đó. Trường hợp các lò ngầm hay lò thượng trên tiếp sát với lò thượng của gương lò chợ khấu theo hướng dốc từ trên xuống hoặc từ dưới lên, không phải đào lò dùng cho người đi lại. Lò dùng để đi lại không được trang bị phương tiện cơ giới vận chuyển người phải có chiều cao trong khung chống tối thiểu là 1,8m.

Cấm tiến hành các công việc khai thác ở trên khai trường mở vỉa bằng lò ngầm và lò thượng mà ở đó không có lò dành cho người đi lại đã nêu ở trên.

Ở các sàn nhận than dưới và trung gian của các giếng nghiêng, lò ngầm, lò thượng vận chuyển (trừ lò vận chuyển bằng máng cào hoặc băng tải) phải có lò vòng. Ở những chỗ giao nhau giữa giếng nghiêng, lò ngầm, lò thượng vận chuyển với các lò trung gian đang hoạt động có người đi lại cũng phải có lò vòng hoặc cầu vượt để người đi qua.

Ghi chú: Ở những lò ngầm và lò thượng vận chuyển được trang bị bằng máng cào, băng tải, đường ống hoặc máng trượt phải có lối đi riêng cho người với kích thước nối đi cao 1,8m, rộng 0,7m. Không bắt buộc phải có lò vòng cho người đi, nếu như các đường lò trên có một hay nhiều lối thoát ra tầng, mức khác.

Điều 41. Mỗi gương khấu than phải có hai lối thoát thông suốt: một lối lên lò thông gió và lối kia xuống lò vận chuyển.

Ở các vỉa nghiêng, dốc nghiêng, dốc đứng trong đó than từ lò chợ tự chảy xuống lò vận chuyển, phải có ít nhất một lối thoát lên lò thông gió và hai lối thoát xuống lò vận chuyển không dùng để đưa than xuống. Một trong hai lò thoát này phải ở vị trí trước gương khấu.

Khi khấu than bằng combai ở các vỉa dốc nghiêng, dốc đứng mà không để lại chân khay lưu than, cho phép bố trí lối thoát dự phòng xuống lò vận chuyển về phía không gian đã khai thác.

Khi khai thác các vỉa có chiều dày nhỏ hơn hoặc bằng 1m mỗi gương khấu được thông gío nối tiếp phải có lối thoát qua lò trung gian dẫn vào lò người đi lại, lò này được đào suốt chiều cao tầng khai thác và trang bị để người đi lại.

Khi khai thác các vỉa bằng lò chợ theo hướng dốc từ trên xuống (hoặc từ dưới lên) ở khu vực thuộc vỉa than có nguy cơ bục nước hoặc bùn sét thì mỗi lò khấu than phải đảm bảo có lối thoát lên mức khai thác trên.

II.2. ĐÀO VÀ CHỐNG CÁC ĐƯỜNG LÒ QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 42. Tất cả các lò phải được chống kịp thời phù hợp với thiết kế và hộ chiếu được duyệt.

Khi các điều kiện mỏ - địa chất và điều kiện sản xuất thay đổi, trong thời gian một ngày đêm phải xem xét lại hộ chiếu khai thác, hộ chiếu đào chống các đường lò. Trong khi xem xét điều chỉnh hộ chiếu phải thực hiện các biện pháp bổ sung về an toàn và ghi vào sổ nhật lệnh sản xuất.

Trước khi bắt đầu công việc Quản đốc phải hướng dẫn cho những người cấp dưới và công nhân về nội dung hộ chiếu, những thay đổi được ghi trong đó. Sau khi được hướng dẫn phải có ký nhận.

Cấm tiến hành các công việc mỏ mà không có hộ chiếu được duyệt cũng như làm sai hộ chiếu.

Ở những lò đào trong đá cứng và bền vững (có độ kiên cố f >10), liền khối không bị ảnh hưởng của việc khai thác và chỗ lò giao nhau, có thể không cần chống, nhưng phải được thể hiện trong hộ chiếu. Đối với các đường lò đào trong than nhất thiết phải chống. trừ các phỗng tháo than đào bằng máy khoan và không có người đi lại.

Điều 43. Tiết diện của các lò bằng, lò nghiêng phải phù hợp với tiết diện mẫu. Tiết diện sử dụng của lò được xác định bằng tính toán theo các yếu tố: Tốc độ gió cho phép, kích thước thiết bị vận chuyển với khoảng hở nhỏ nhất cho phép, độ lún của vì chống do tác dụng của áp lực mỏ trong cả quá trình sử dụng. Tiết diện tối thiểu trong khung chống được quy định như sau:

1. Đối với những lò vận tải và thông gió chính cũng như những lò dùng để cơ giới vận chuyển người: 6m2 và chiều cao không nhỏ hơn 1,9m tính từ đỉnh ray đến vì chống hoặc thiết bị đặt ở nóc lò.

2. Đối với các lò cái thông gió khu vực, lò trung gian, lò đặt băng tải (hoặc máng cào) hoặc vận chuyển bằng tầu điện ác quy, lò thượng và lò ngầm của khu vực: 6m2 và chiều cao không nhỏ hơn 1,8m.

3. Đối với các lò nối, các họng sáo, các cúp khác phải lớn hơn hay bằng 1,5m2.

Đối với các lò chịu ảnh hưởng của khai thác và các lò đi lại không cơ giới cho phép lớn hơn hay bằng 3,7m2 với chiều cao không nhỏ hơn 1,8m.

5. Đối với các lò đã đào và sử dụng trước khi ban hành Quy phạm này, tiết diện tối thiểu trong khung chống cho phép như sau:

- Đối với lò vận tải và thông gió chính: 4,5m2 khi chống bằng gỗ, bê tông cốt thép đúc sẵn, kim loại; 4m2 khi chống bằng đá xây, bê tông liền khối, bê tông cốt thép đổ tại chỗ, bê tông cốt thép đúc sẵn và chiều cao không nhỏ hơn 1,9m tính từ đỉnh ray đến vì chống hoặc thiết bị đặt ở nóc lò.

- Đối với các lò thông gió khu vực, lò trung gian, lò đặt băng tải (hoặc máng cào) lò người đi lại, lò thượng và lò ngầm khu vực: 3,7m2 và chiều cao không nhỏ hơn 1,8m.

Điều 44. Chiều rộng lối người đi lại trong các đường lò, khoảng hở giữa các thiết bị vận tải và vì chống cũng như giữa các thiết bị vận tải với nhau được quy định ở bảng 1.

Chiều rộng lối người đi lại cũng như khoảng hở phải được duy trì dọc theo đường lò ở chiều cao không nhỏ hơn 1,8m tính từ nền lò. Lối người đi lại phải được đặt ở một phía trên toàn bộ chiều dài đường lò. Trong một số trường hợp riêng biệt nếu có các biện pháp an toàn, bổ sung được Giám đốc mỏ duyệt có thể bố trí lối người đi lại ở các phía khác nhau.

Ở các đoạn lò hai đường xe thuộc sân giếng của các mức vận tải và thông gió các mỏ đang xây dựng và cải tạo cũng như ở tất cả các đường lò hai đường xe khác tại chỗ dồn dịch, bốc dỡ thiết bị, vật liệu từ phương tiện vận chuyển này sang phương tiện vận chuyển khác cũng như tại chỗ móc và tháo móc goòng, ở những vị trí bốc dỡ có năng suất từ 1000 tấn trở lên trong một ngày đêm, ở những lò một đường xe thuộc sân giếng có sử dụng thùng cũi, phải để lối người đi lại rộng 0,7m ở cả hai phía; cấm bố trí lối người đi lại giữa hai đường xe.

Ở những đường lò đặt băng tải, máng cào cho phép trang bị đường mô nô ray chở hàng lắp đặt phía bên trên nhưng phải bảo đảm các khoảng hở cần thiết ghi ở bảng 1 và phải có biện pháp an toàn bổ sung được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Bảng 1

Đường lò

Hình thức vận tải

Sắp đặt khoảng cách

Kích thước nhỏ nhất (m)

Ghi chú

Lối người đi lại

Khoảng hở

1. Lò bằng

Đường ray

Khoảng cách giữa vì chống hoặc thiết bị và đường ống đặt trong lò với mép ngoài cùng đoàn tàu di động

0,7

0,25

 

 

0,20

Khung chống bằng gỗ, kim loại, bê tông cốt thép và bê tông.

Bê tông, bê tông cốt thép liền khối và xây đá

2. Lò bằng

Băng và đường ray

- Khoảng cách giữa vì chống và đoàn tàu di động.

- Giữa vì chống và băng tải.

- Giữa băng tải và đoàn tàu di động.

0,7

-

 

 

0.4

0.4

 

3.Lò bằng, lò nghiêng

Đường ray

Ở vị trí người xuống khỏi toa xe chở người

1,0

 

Từ toa xe chở người xuống về cả 2 phía để lối đi rộng 1m

4.Lò bằng, lò nghiêng

Băng tải

- Giữa vì chống và băng tải

 

0,7

0,4

Khoảng cách từ phần trên băng tải đến xà vì chống không nhỏ hơn 0,5m và ở các đầu tăng và dẫn động không nhỏ hơn 0,6m.

5.Lò bằng, lò nghiêng

Mô nô ray

- Giữa vì chống và mép ngoài cùng đoàn tàu di động hoặc hàng vận chuyển với tốc độ của mô nô ray đến 1m/s.

- Giữa đáy thùng hoặc mép dưới của hàng di chuyển và nền lò hoặc thiết bị đặt ở nền lò.

0,7

 

 

 

 

-

0,2

 

 

 

 

0,4

Với tốc độ lớn hơn 1m/s chiều rộng lối người đi và khoảng hở phải được tăng lên tương ứng là 0,85 và 0,3m.

6.Lò bằng, lò nghiêng

Băng tải và mô nô ray

- Giữa vì chống và đoàn tầu di động

- Giữa vì chống và băng tải

- Giữa băng và đoàn tầu di động

0,7

-

 

0,4

 

0,4

 

7. Lò Nghiêng

Băng tải và đường ray

- Giữa vì chống và băng

- Giữa băng tải và đoàn tầu di động

- Giữa đoàn tầu di động và vì chống

0,7

-

 

0,4

 

 

0,2 ¸ 0,25

- Khi đào các đường lò này, lối người đi lại đặt về phía đoàn tàu di động.

 

- Tuỳ theo loại vì chống.

8. Lò Nghiêng

Đường cáp có ghế ngồi.

Giữa vì chống hoặc phần nhô ra của thiết bị và đường cáp có ghế.

 

0,6

Khoảng hở phải được đảm bảo ở chiều cao kẹp treo.

9. Lò Nghiêng

Đường cáp có ghế ngồi và băng tải

Giữa đường cáp có ghế ngồi và băng tải.

 

1,0

 

ĐÀO VÀ CHỐNG CÁC ĐƯỜNG LÒ BẰNG VÀ LÒ NGHIÊNG

Điều 45. Khoảng cách giữa vì chống cố định cuối cùng đến gương lò chuẩn bị phải được quy định trong hộ chiếu nhưng không lớn hơn 3m (trừ lò xây đá, bê tông hoặc bê tông cốt thép). Khi đá nóc không bền vững phải giảm khoảng cách này nhưng phải được quy định trong hộ chiếu. Ba hoặc bốn vì chống cố định cuối cùng gần gương phải được giằng, đánh văng với nhau và được chèn chắc chắn bằng các tấm chèn. Hộ chiếu cũng phải quy định khoảng cách trên cho trường hợp lò xây đá, bê tông hoặc bê tông cốt thép.

Phải sử dụng vì chống tạm thời trong khoảng không gian giữa vì chống cố định và gương lò. Việc thay thế vì chống tạm bằng vì chống cố định được tiến hành theo hộ chiếu. Các công việc dựng vì chống cố định, bốc xúc đất đá, than sau khi nổ mìn, phải được thực hiện dưới vì chống bảo vệ tạm thời có kết cấu đảm bảo an toàn.

Khi bắt đầu một chu kỳ đào lò mới, khoảng cách giữa vì chống cố định cuối cùng đến gương lò không lớn hơn bước chống của vì chống. Khi độ kiên cố của đá ³ 7 cho phép lớn hơn một bước chống nhưng không lớn hơn hai bước chống. Cho phép đào lò không sử dụng vì chống tạm thời khi chống bằng vì chống chu-bin.

 Trong những điều kiện đất đá tương đối ổn định có thể sử dụng vì neo chống tạm thời và chống cố định theo thiết kế được cấp trên có thẩm quyền của mỏ duyệt.

Phải lấp đầy hoặc phun trát tất cả các khoảng rỗng sau vì chống. Cấm sử dụng vật liệu dễ cháy để lấp đầy các khoảng rỗng ở những lò chống bằng vật liệu không bắt lửa.

Khi ngừng đào lò trong thời gian lâu hơn một ngày đêm phải có các biện pháp đề phòng tụt lở gương lò và tích tụ khí trong lò.

Điều 46. Khi đào lò chuẩn bị có cắt đá hông, mặt gương than tiến trước chỉ được cách gương đá không quá 5m .

Trong trường hợp đào lò than bằng phương pháp gương rộng nếu chiều rộng của phần gương mở thêm lớn hơn 5m thì phải tạo ra một lò thông với lò dọc vỉa (lò đầu hoặc lò chân của lò chợ) dùng làm lối thoát dự phòng và thông gió.

Trong trường hợp gương lò chuẩn bị được tạo sau gương lò chợ, gương lò đá không được chậm sau gương lò chợ quá 5m nếu gương lò chợ chống bằng cột chống đơn chiếc và 8m khi sử dụng vì chống cơ giới và 11m khi khấu than bằng máy bào.

Điều 47. Khi đào lò trong vùng đất đá yếu và không bền vững (bùng nền, cát chảy, sụt lở...), phải sử dụng vì chống bảo vệ đi trước hoặc các phương pháp đặc biệt.

Điều 48. Các lò sử dụng để vận chuyển than, đá hoặc vật liệu chèn bằng phương pháp tự chảy xuống mức vận tải dưới cần được chia ra làm hai ngăn, hoặc cũng có thể đào hai lò song song và cứ 5-10m có lò nối thông.

Chiều rộng lối người đi lại không nhỏ hơn 0,8m. Tiết diện phần để tháo than hoặc đá do hộ chiếu quy định.

Điều 49. Công nhân làm việc ở những lò nghiêng khi đào mới, đào sâu thêm hoặc sửa chữa phải được bảo vệ an toàn đề phòng goòng hoặc những dụng cụ khác rơi từ trên xuống bằng ít nhất hai lần chắn bảo vệ. Kết cấu và vị trí đặt chắn do Giám đốc mỏ duyệt.

Điều 50. Việc nối thông các lò với nhau (hoặc thông ra mặt đất) phải được thực hiện theo thiết kế đặc biệt, do Giám đốc mỏ duyệt.

ĐÀO, CHỐNG VÀ TRANG BỊ GIẾNG ĐỨNG

Điều 51. Việc đào giếng phải được thực hiện theo thiết kế.

Điều 52. Khoảng cách từ vì chống hoặc mép dưới của cốp pha phải cách gương giếng và đất đá sau nổ mìn một khoảng được quy định theo thiết kế.

Đối với đất đá mềm yếu, không vững chắc thì khoảng cách đó không lớn hơn 1,5m và thiết kế phải đề cập các biện pháp an toàn bổ sung ngăn ngừa đất đá tụt lở.

Điều 53. Khi đồng thời có nhiều đơn vị thi công đào và trang bị giếng thì đơn vị nhận thầu chính phải cùng với các đơn vị nhận thầu khác xây dựng lịch biểu thi công, các biện pháp kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trình cấp trên duyệt. Các đơn vị tham gia xây dựng giếng phải thực hiện các quy định trên.

Chủ thầu chính có trách nhiệm kiểm tra thực hiện các biện pháp nêu trên còn các đơn vị khác chịu trách nhiệm thực hiện an toàn các công việc do đơn vị đó đảm nhiệm.

Khi cần thiết phải thực hiện công việc trên mặt bằng của mỏ đang hoạt động, đơn vị tổ chức thi công và Giám đốc mỏ phải xây dựng và trình duyệt cấp trên có thẩm quyền các biện pháp đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc.

Các thiết bị đào giếng cũng như tổ hợp thiết bị di động đào giếng, trước khi bắt đầu đào phải qua kiểm định theo qui định hiện hành của Nhà nước.

Điều 54. Tất cả công nhân đào, chống và lắp đặt các trang bị giếng phải hiểu và biết phát các tín hiệu quy định.

Để đảm bảo an toàn khi lên xuống của thùng chở đá và các vật liệu khác qua lỗ sàn thi công giếng phải chỉ định người có trách nhiệm phát tín hiệu và theo dõi việc nhận, bốc dỡ, di chuyển thùng ở gương và sàn giếng.

Điều 55. Cấm tiến hành các công việc trang bị giếng và di chuyển sàn treo mà không có dây bảo hiểm.

Điều 56. Trước khi lắp sàn giếng, tại cốt "không" miệng giếng phải được bảo vệ bằng hàng rào lưới cao 2,5m. Tại vị trí người qua lại phải có cửa bằng lưới.

Điều 57. Sau khi xây dựng xong cổ giếng, tại cốt “không” miệng giếng phải được che chắn đề phòng vật rơi từ trên xuống gương công nhân làm việc.

Khi đưa đá lên bằng thùng chở đá thì giếng chỉ được mở ở chỗ thùng đi qua và chỉ mở vào lúc cho thùng qua. Kết cấu cửa nắp phải loại trừ khả năng đá hoặc các vật khác rơi xuống giếng khi tháo thùng chở đá.

Điều 58. Những lỗ trên sàn bố trí thiết bị công nghệ thuộc tháp giếng cần phải có ống loe ở chiều cao không nhỏ hơn 1600 mm và ở phía dưới sàn không nhỏ hơn 300 mm.

Sàn ở cốt "không" bố trí thiết bị công nghệ phải chiếu sáng theo tiêu chuẩn quy định.

Điều 59. Khi đào giếng mới, đào sâu thêm giếng hoặc giếng gió, công nhân làm việc ở gương phải có sàn bảo vệ đề phòng các vật rơi từ trên xuống. Giếng đào sâu thêm phải được cách ly với máy nâng đang hoạt động ở mức đang khai thác bằng cơ cấu bảo vệ (sàn giếng hoặc trụ bảo vệ) được tính cho các trường hợp sau:

1. Khi máy nâng thùng cũi có phanh dù hãm bằng cáp hoặc thùng cũi nhiều cáp với số lượng đầu cáp lớn hơn hoặc bằng bốn phải đề phòng rơi goòng với số lượng goòng phụ thuộc với số tầng của thùng cũi và mỗi goòng được tính tăng thêm 1/2 trọng lượng hàng.

2. Khi máy nâng thùng skíp nhiều cáp và số lượng đầu cáp lớn hơn hoặc bằng bốn phải đề phòng rơi khối lượng than (đá) bằng 1/2 trọng lượng hàng trong thùng skip.

3. Trong các trường hợp còn lại thì phải đề phòng rơi thùng nâng có hàng.

Trước khi bắt đầu đặt móng khung tháp giếng và thay tháp giếng phải dùng sàn che giếng. Sàn này được lắp đặt theo thiết kế do Giám đốc cấp trên trực tiếp của mỏ duyệt.

Cấm người có mặt ở gương giếng khi đào sâu thêm trong trường hợp thay hoặc kẹp lại cáp hoặc thay thùng nâng.

Điều 60. Khi tiến hành đồng thời các công việc đào giếng và dựng vì chống cố định từ trên sàn treo, sàn phải có tầng trên để bảo vệ những người làm việc trên sàn tránh những vật rơi từ trên xuống. Khe hở giữa sàn và vì chống giếng, giữa sàn với cốp pha hoặc tấm chắn bảo vệ không được lớn hơn 120mm tính từ gờ ngoài của thanh cong và trong khi làm việc khe hở phải được che kín. Kết cấu sàn treo hoặc tấm chắn bảo vệ phải có các cơ cấu đặc biệt.

Khi đào giếng theo sơ đồ hỗn hợp, khe hở giữa sàn và vì chống giếng không được lớn hơn 400 mm và trên tất cả các tầng của sàn phải có tấm lưới bảo vệ có chiều cao ít nhất 1400 mm bao quanh chu vi sàn. Phần bảo vệ dưới sàn phải được che kín bằng lớp tôn chiều cao ít nhất 300mm.

Lỗ đặt ống loe giữa các tầng của sàn phải được che lưới kim loại 40 x 40 mm. Bên dưới ống loe ở chỗ tiếp giáp lưới với sàn phải được che kín ở chiều cao ít nhất 300 mm. Chiều cao ống loe bên trên tầng trên của sàn không được nhỏ hơn 1600 mm.

Ở trên sàn thao tác phải đặt tín hiệu âm thanh để phát tín hiệu khi cho thùng xuống gương.

Trên sàn dùng để đào giếng phải có các khe hở cho phép người thợ chịu trách nhiệm cho thùng và hàng qua ống loe nhìn thấy tình hình ở gương và thiết bị bố trí ở bên dưới sàn.

Điều 61. Ở chỗ điều khiển tay gạt tín hiệu bên cạnh nút điều khiển tời đào lò cần phải đặt nút ngắt điện sự cố.

Điều 62. Các công việc di chuyển sàn, tấm chắn bảo vệ, cốp pha kim loại, ống dẫn, cáp điện phải được tiến hành theo các biện pháp được cấp trên có thẩm quyền của mỏ duyệt và phải do Trưởng ca chỉ đạo thực hiện.

Để thực hiện các công việc trên phải điều khiển bằng tín hiệu theo sơ đồ sau: Sàn công tác - mặt bằng cốt "không" - trạm điều khiển tời trung tâm.

Khi di chuyển sàn, tấm chắn bảo vệ, cốp pha kim loại, đường ống, cáp điện, cấm:

- Đồng thời phát tín hiệu máy nâng và tời.

- Tiến hành các công việc khác ở gương giếng và trên sàn giếng.

- Những người không có nhiệm vụ đứng ở giếng.

- Di chuyển thiết bị đào giếng, khi nó bị lệch so với vị trí bình thường.

 - Người đứng trên cốp pha khi cốp pha di chuyển và cả khi thả dây cáp.

 Việc phục hồi các công việc đào giếng hoặc đào sâu thêm giếng sau khi di chuyển sàn, tấm chắn bảo vệ, cốp pha kim loại và cáp điện chỉ được phép trong những diều kiện sau đây:

- Sàn giếng lệch tâm với thùng chở đá và được tháo nêm.

- Tại đồng hồ chỉ dẫn chiều sâu và ở mép tang máy nâng đã được đánh dấu vị trí mới của sàn giếng.

- Kiểm tra đảm bảo chắc chắn hệ thống đường ống và cáp điện trong giếng cũng như quan sát các khe hở theo quy định của Quy phạm này.

- Tất cả các tời khi đã được hãm phanh, các cơ cấu dừng bánh cóc được đưa về vị trí làm việc, các tời được cắt nguồn điện, cắt nguồn khí nén và đóng khoá các nhà tời.

Cấm vận hành sàn giếng mà không có quy trình vận hành

Điều 63. Trước khi bắt đầu công việc đào mới cũng như đào sâu thêm giếng, tất cả các thiết bị dụng cụ nâng cáp (dây cáp, dầm ngang, quai treo.vv..) đều phải được chế tạo tại nhà máy được phép sản xuất và phải qua thử nghiệm, kiểm định.

Khi đưa lên hoặc hạ xuống bằng cáp các vật có chiều dài lớn hoặc kích thước phi tiêu chuẩn (đường ống, thiết bị v v..) cấm các máy nâng và các tời đào lò hoạt động.

Trong tháp giếng khi cửa gió mở, cấm vận chuyển vật liệu trong thùng chở đá treo vào dây cáp cũng như móc các vật vào dây cáp.

Không được giao nhiệm vụ cho một người vừa thao tác thùng chở đá và vật liệu đi qua ống loe của sàn giếng vừa nhận thùng có tải trên sàn.

Điều 64. Khi tiến hành dựng vì chống cố định phải chèn đá và phun bê tông lấp đầy khe hở giữa vì chống và đất đá thành giếng. Cấm chèn các khe đó bằng gỗ và vật liệu dễ cháy khác.

Khi móc vào hoặc tháo các ống mềm dẫn bê tông cấm thực hiện các công việc khác ở gương giếng. Phải bảo vệ các ống mềm dẫn bê tông bằng cáp liền dọc theo suốt chiều dài đường ống.

Điều 65. Việc lắp đặt "cốt giếng" phải được thực hiện với các sàn đặc biệt cũng như các trang bị khác có kết cấu đảm bảo an toàn cho người làm việc ở giếng. Thiết kế thi công đồng thời các công việc lắp đặt "cốt giếng" cùng với lắp đặt tháp giếng hoặc thiết bị trong giếng phải có biện pháp che chắn giếng đặc biệt.

Khi lắp đặt "cốt giếng" cấm sử dụng thùng chở người để chở đá cũng như chuyển vật liệu và cấu kiện của "cốt giếng" từ trên xuống bằng thùng chở đá mà thùng này không có cơ cấu treo chuyên dùng đã được kiểm định.

Khi tiến hành công việc xây dựng vỏ chống giếng cấm :

- Để ngập nước cục bộ giếng nếu không có sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.

- Sử dụng sàn nhỏ treo làm thùng nâng.

Điều 66. Việc tháo dỡ sàn ở giếng đào sâu thêm phải tiến hành theo thiết kế đặc biệt và phải dùng vì chống tạm thời. Thiết kế này phải được cấp trên có thẩm quyền của mỏ duyệt.

II.3. KHẤU THAN

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 67. Cho phép thử nghiệm các hệ thống khai thác mới hoặc cải tiến hệ thống khai thác cũ nhưng phải tuân theo thiết kế được các cơ quan có thẩm quyền cấp trên phê duyệt.

Điều 68. Cấm tiến hành khai thác đồng thời quá hai tầng kế tiếp nhau. Việc tận thu các trụ bảo vệ cũng như khai thác cục bộ ở tầng trên cấm sử dụng phương pháp khấu buồng. Trong trường hợp đặc biệt, chỉ cho phép nếu có các biện pháp đảm bảo an toàn đặc biệt và phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

 Đối với các mỏ có khí nổ, phải khai thác theo trình tự từ trên xuống. Sau khi kết thúc khai thác hoặc huỷ bỏ những tầng khai thác có khả năng gây ra nguy hiểm về khí nổ phải được cách ly với các khu vực mỏ đang hoạt động hoặc phải được thông gió. Trong trường hợp này luồng gió phải được tách ra khỏi các lò chợ và các lò có người qua lại.

Điều 69. Trong trường hợp ngừng khấu than ở gương lâu hơn một ngày đêm thì phải có biện pháp phòng ngừa đá vách tụt xuống trong khoảng không gian gương lò, tích tụ khí, hoặc ngập nước. Giám đốc mỏ cho phép trở lại khấu than sau khi quản đốc phân xưởng đã kiểm tra đảm bảo an toàn.

Điều 70. Trong quá trình làm việc phải tiến hành kiểm tra tình trạng của đá vách và gương lò bằng cách quan sát và gõ; nếu có hiện tượng tụt lở đá vách, lở gương hoặc trượt trụ vỉa dốc, thì phải dọn bỏ lớp đá bở rời và chống tăng cường.

Điều 71. Các công việc khấu than và chống lò ở các gương khấu kể từ lò thượng cắt đến bước sập đổ đầu tiên của đá vách cơ bản phải được thực hiện theo các biện pháp qui định trong hộ chiếu chống lò và điều khiển đá vách.

Quản đốc phân xưởng phải chỉ huy việc đánh sập lần đầu tiên đá vách cơ bản dưới sự chỉ đạo của Giám đốc mỏ.

Điều 72. Đối với các vỉa than có góc dốc từ 20o trở lên, cũng như các vỉa có góc dốc nhỏ hơn mà ở đó máy khấu than có thể trượt theo trụ do trọng lượng bản thân máy thì chỉ cho phép hoạt động khi có tời bảo vệ được điều khiển từ xa.

Các tời bảo vệ hoặc các thiết bị tương ứng dùng cho máy combai di chuyển trên thành máng cào ở các vỉa có góc dốc bằng hoặc lớn hơn 9o phải được Giám đốc cấp trên trực tiếp của mỏ cho phép.

Cấm người đứng phía dưới máy combai trong lò khi:

- Máy combai luồng rộng đang di chuyển từ trên xuống ở vỉa có góc dốc lớn hơn 20o.

- Máy combai luồng hẹp, đang làm việc, hay di chuyển từ trên xuống ở các vỉa có góc dốc lớn hơn 35o. Trừ trường hợp vì chống cơ giới có trang bị bộ phận ngăn đá và than rơi vào chỗ người làm việc.

Khi khấu than bằng 2 máy combai đồng thời di chuyển trên cùng một xích kéo chỉ được phép khi có sử dụng cơ cấu phân đoạn đặc biệt để loại trừ lực kéo tổng hợp vào xích. Điểm cố định xích trên cơ cấu phân đoạn đặc biệt phải được ký hiệu rõ nét và dễ nhìn đối với tất cả những người điều khiển máy combai. Việc hoạt động đồng thời hai máy combai di chuyển bằng một xích chỉ được phép đối với các vỉa có góc dốc nhỏ hơn 9o .

Điều 73. Trong trường hợp phía trên lò vận chuyển có để lại trụ bảo vệ, chỉ được phép đưa than từ gương khấu đến họng sáo hoặc phỗng tháo than ở phía trước. Khi gương khấu tiến gần đến giới hạn kỹ thuật và trụ bảo vệ có thể cho phép vận chuyển than từ gương khấu đến họng sáo hoặc phỗng tháo than ở phía sau nhưng phải tuân theo các biện pháp do Giám đốc mỏ duyệt.

Điều 74. Chỉ được phép khấu các trụ than bảo vệ lò thông gió đồng thời với khấu than lò chợ tầng dưới trong trường hợp vỉa than có góc dốc nhỏ hơn 30o và khi có các lò bao quanh. Trường hợp đặc biệt ở mỏ không có khí, bụi nổ và góc dốc vỉa nhỏ hơn 10o cho phép khấu các trụ than bảo vệ cùng lúc với khấu gương lò chợ không có lò bao quanh nhưng chỉ với chiều dài nghiêng của trụ bảo vệ không lớn hơn 10 m.

Điều 75. Trong khi máy bào đang hoạt động cấm người di chuyển ở những vị trí sau đây:

- Giữa các cột của hàng cột đầu tiên với máng cào hoặc gương lò chợ.

- Trên khoảng cách nhỏ hơn 1m theo hướng dốc đối với dầm dẫn hướng hoặc các cơ cấu cố định đầu dẫn động.

- Ở các khám khấu than với khoảng cách nhỏ hơn 1,5m đối với xích kéo của máy bào hoặc cầu máng cào.

CHỐNG CÁC GƯƠNG KHẤU THAN

Điều 76. Việc chống các gương khấu, chủ yếu phải sử dụng các vì chống cơ giới có đặc tính phù hợp với các điều kiện mỏ - địa chất.

Trong các điều kiện mỏ địa chất phức tạp cho phép dùng vì chống kim loại đơn chiếc hoặc vì chống gỗ. Các cột chống kim loại đơn chiếc phải cùng một kiểu và cùng một đường đặc tính.

Điều 77. Ở các lò chợ cơ giới hoá đồng bộ chỉ cho phép sử dụng vì chống kim loại đơn chiếc trong khoảng không gian đoạn đầu và cuối của lò chợ và cột chống gỗ ở chỗ có dải đá chèn.

Điều 78. Kích thước lối đi cho người trong lò chợ chống bằng vì chống đơn chiếc không nhỏ hơn 0,7m còn ở các lò chợ cơ giới hoá đồng bộ thì kích thước lối người đi phụ thuộc vào kích thước chế tạo của vì chống cơ giới.

Điều 79. Trong hộ chiếu khai thác lò chợ phải ghi rõ các biện pháp đảm bảo an toàn khi di chuyển các cột chống đặc biệt ở luồng phá hoả và các cột chống kim loại. Việc di chuyển các bộ vì chống cơ giới ở các vỉa than có góc dốc lớn hơn 350 chỉ được phép tiến hành từ dưới lên trên.

Khi góc dốc vỉa lớn hơn 150 chỉ cho phép thực hiện tháo cột chống để đánh sập nóc trong lò chợ theo hướng từ dưới lên.

Cấm tiến hành các công việc khác ở dưới chỗ di chuyển vì chống, đặc biệt khi đánh sập nóc ở các vỉa nghiêng, dốc nghiêng và dốc đứng.

Điều 80. Ở các lò chợ được trang bị tổ hợp cơ giới hoá, máy com bai luồng hẹp hoặc máy bào, dọc theo máng cào phải trang bị tuyến liên lạc đàm thoại với các thiết bị nhận truyền tin bố trí cách nhau 10 m cũng như ở các lò đầu và lò chân.

Điều 81. Khi sử dụng vì chống gỗ ở gương lò chợ thì phải bố trí ở gần gương một khối lượng gỗ dự trữ không ít hơn 1 ca sản xuất.

Nếu sử dụng vì chống kim loại đơn chiếc thì phải có dự trữ ở khu khai thác ít nhất là 5%. Vì chống kim loại đơn chiếc có sức chịu tải không đổi ở trong các lò chợ phải cùng một loại, cùng một đường đặc tính.

Ở trong các gương lò chợ chống bằng vì kim loại, cho phép sử dụng xà gỗ với cột chống kim loại và những cột gỗ dùng để kiểm tra. Trong trường hợp này hộ chiếu khu vực khai thác, hộ chiếu đào và chống lò phải được Giám đốc mỏ duyệt. Trường hợp chống vì gỗ xen lẫn chỉ được phép dùng ở vị trí đất đá bị huỷ hoại và ở phần đầu, phần cuối lò chợ có dải đá chèn.

Điều 82. Cấm vận chuyển gỗ bằng máng cào nếu không có cơ cấu đặc biệt để giữ gỗ.

Điều 83. Khi đất đá bao quanh lò yếu và không bền vững, để đảm bảo an toàn phải chèn kín nóc và ở các vỉa dốc phải đặt dầm nền. Khi khai thác các vỉa bằng phương pháp chân khay, bắt buộc phải chống và chèn ở góc chân khay. Trong một chân khay cấm khấu than từ dưới lên, cũng như làm việc ở chân khay mà không có bộ phận che chắn bảo vệ.

Điều 84. Các vì chống hư hỏng do nổ mìn, di chuyển thiết bị và các nguyên nhân khác, cũng như bị biến dạng sau khi chống, hay rò rỉ dầu đều phải được phục hồi và thay thế.

Điều 85. Việc đánh sập đá vách phải được thực hiện dưới sự điều khiển của Quản đốc phân xưởng hoặc người được uỷ quyền.

Công nhân điều khiển đá vách phải đứng ở chỗ được chống đỡ chắc chắn. Ở các hàng cột chống đặc biệt ở luồng phá hoả cứ cách nhau 5 m để lại một cửa sổ có chiều rộng không nhỏ hơn 0,7 m.

Ở các lò chợ chống gỗ khi vỉa than có góc dốc không lớn hơn 150 cùng với việc đánh sập đá vách cho phép đồng thời làm các việc khác với điều kiện người phải đứng xa chỗ đánh sập đá vách ít nhất 30m (trừ công việc nổ mìn và các việc về cơ điện có tiếng ồn).

Khi đánh sập đá vách không cùng một lúc trên toàn bộ chiều dài lò chợ thì số lượng đoạn lò đánh sập vách phải là ít nhất. Việc tháo bỏ vì chống và đánh sập vách phải được tiến hành tuần tự theo một hướng. Trình tự đánh sập đá vách theo từng đoạn hay trên toàn bộ chiều dài lò chợ cũng như thực hiện các công việc an toàn khác được xác định cụ thể theo hộ chiếu khai thác lò chợ, không trái với Điều 79 của Quy phạm này.

Khi sử dụng vì chống kim loại đơn chiếc và vì chống đặc biệt ở vỉa có độ dốc đến 250, cho phép đồng thời đánh sập vách với việc khấu than và làm một số việc khác trong lò chợ ở vị trí cách chỗ đánh sập một khoảng cách do hộ chiếu quy định.

Điều 86. Việc thu hồi hoặc phá huỷ các vì chống gỗ trong khi đánh sập đá vách được thực hiện bằng phương pháp cơ giới hay nổ mìn.

Điều 87. Trong trường hợp vách không đổ mặc dầu đá vách vượt quá bước phá hoả quy định của hộ chiếu phải đánh sập vách bằng phương pháp cưỡng bức. Trong trường hợp này cấm người vào khai thác than khi vách chưa sập đổ.

Công việc chuẩn bị để đánh sập vách bằng phương pháp cưỡng bức được thực hiện theo các biện pháp do Giám đốc mỏ duyệt.

Cấm kết hợp công việc khấu than với việc đánh sập vách ở những lò chợ có chiều dài nhỏ hơn 100 m chống bằng vì đơn chiếc và vách khó điều khiển.

Điều 88. Khi khai thác theo phương các vỉa than có góc dốc lớn hơn 300 bằng các chân khay có chiều dài lớn hơn 10 m và gương thẳng, bắt buộc phải sử dụng tấm chắn bảo vệ gương chân khay. Nếu vận chuyển than bằng phương pháp tự chảy phải đặt cơ cấu giảm tốc, còn ở những chỗ uốn của lò chợ thì đặt tấm chắn. Trưởng ca phải có mặt tại chỗ để xử lý than kẹt ở phỗng, họng sáo, lỗ khoan đường kính lớn khi vận chuyển than bằng tự chảy.

Điều 89. Khi khấu than bằng máy com bai luồng hẹp hay máy bào mà sử dụng vì chống kim loại đơn chiếc phải dùng xà kiểu công son. Cho phép sử dụng các loại vì chống khác đảm bảo chống đỡ vách chắc chắn ở khoảng không gian gần gương, đặc biệt là phía sau máy com bai ở chỗ uốn của máng cào.

Chỗ giao nhau giữa lò khấu than với lò vận chuyển và thông gió cần phải chống bằng vì chống được thiết kế riêng hoặc vì chống cơ giới di động.

Ở những lò chợ chống bằng vì chống đơn chiếc, được phép sử dụng vì chống đặc biệt ở chỗ giao nhau. Kết cấu của vì chống này được Giám đốc mỏ duyệt.

BỔ SUNG ĐỐI VỚI VỈA DÀY

Điều 90. Ở các vỉa có góc dốc lớn hơn 30o áp dụng hệ thống khai thác phân tầng, điều khiển đá vách bằng phương pháp phá hoả chỉ được thực hiện theo trình tự từ trên xuống và chỉ ở bên dưới khoảng đã khai thác của phân tầng trên. Trong trường hợp này khoảng cách gương lò chợ phân tầng dưới đến giới hạn phá hoả của phân tầng trên ít nhất là 15m. Trường hợp đặc biệt phải thể hiện trong hộ chiếu được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 91. Khai thác các vỉa than bằng phương pháp chia lớp theo tuần tự từ lớp trên xuống lớp dưới, việc phá hoả hay chèn lò đều phải có lớp ngăn cách. Nếu khi có lớp đá ngăn cách bền vững và đất đá phá hoả hoặc vật liệu chèn dính kết tốt, có thể không cần làm lớp ngăn cách, nhưng phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt thiết kế.

Gương lò chợ của lớp bên dưới phải đi sau và cách giới hạn phá hoả hoặc không gian đã chèn lấp đầy của lò chợ lớp trên ít nhất là 20m. Trường hợp đặc biệt phải thể hiện trong hộ chiếu được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 92. hệ thống khai thác hỗn hợp có giàn dẻo gương lò chợ lắp đặt giàn ở lớp trên phải vượt trước gương lò chợ lớp dưới một khoảng cách ít nhất là 20m theo phương, cũng như theo hướng dốc khi khai thác đồng thời.

Cấm tiến hành khấu than dưới giàn dẻo khi đá vách trên dàn dẻo chưa sập đổ.

Điều 93. Khi khấu than theo lớp ở dưới giàn dẻo phải quy định trong hộ chiếu khoảng chậm sau của mỗi gương lò chợ lớp dưới so với gương lò chợ lớp trên. Hộ chiếu này do Giám đốc mỏ duyệt.

Khoảng cách lộ ra của giàn dẻo kim loại ở trong gương lò chợ không được vượt quá 6m.

Cấm người ở trong gương lò chợ dưới giàn dẻo khi tiến hành nổ mìn ở một trong các gương lò chợ.

Điều 94. Cấm sử dụng hệ thống khai thác cột dài theo phương phá hoả toàn phần, dùng vì chống cột đơn chiếc với chiều dầy khấu của vỉa lớn hơn 3,5m và góc dốc lớn hơn 45o.

Khi khai thác bằng cách chia lớp và ở bất kỳ góc dốc nào chiều dầy lớp không được lớn hơn 3,5m còn hệ thống khai thác có giàn dẻo thì chiều dày lớp được xác định theo thiết kế.

Trong một số trường hợp góc dốc nhỏ hơn 45o và chiều dày vỉa đến 4,5m cho phép khấu toàn bộ chiều dày vỉa, nhưng phải theo thiết kế được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

 Khi vỉa dày trên 4,5m, góc dốc đến 450 mà áp dụng giá thuỷ lực di động hay giàn chống tự hành có rải lưới thép hạ trần, có thể khấu hết chiều dày vỉa phù hợp với tính năng kỹ thuật của giá chống hay giàn chống, tuân theo thiết kế được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 95. Khi khai thác các vỉa dày chèn lò khoảng không gian gần gương phải được ngăn chắc chắn. Khi góc nghiêng chèn lò của vật liệu chèn nhỏ hơn góc trượt tự nhiên của nó, cho phép không cần ngăn chắn.

Ở các vỉa dốc khi đưa vật liệu chèn vào lò cấm người đi lại trong phạm vi không gian lò được chèn. Các họng sáo ở dưới không gian đã khai thác phải được che chắn kín cẩn thận trước khi chèn.

Điều 96. Khi chèn lò bằng khí nén, vật liệu chèn nhất thiết phải được tưới nước trước khi dẫn qua đường ống để phun vào không gian đã khai thác.

Điều 97. Khi đặt các họng sáo xuống than ở trong khối vật liệu chèn cần phải có các biện pháp hạn chế nước tràn vào lối người đi lại và lối đi than. Chỉ cho phép chèn lò khi đã có hệ thống tín hiệu hai chiều hoặc điện thoại liên lạc giữa nơi chèn và trạm trộn cung cấp vật liệu chèn.

Điều 98. các vỉa dày và dốc, được phép hạ giàn chống sau khi trang bị các phương tiện bảo hiểm (cáp, thang, lưới), sau khi lắp xong ít nhất một phần mảng của giàn chống tiếp theo và đánh sập nóc trên giàn chống để tạo ra lớp đệm an toàn có chiều cao ít nhất bằng chiều dày vỉa.

Trong trường hợp đá vách trên giàn chống chậm sập đổ hoặc đất đá đã phá hoả bị treo, cần phải đình chỉ hạ giàn và áp dụng các biện pháp chủ động đánh sập nóc. Trước lúc đánh sập nóc, người dưới giàn phải được đưa ra vị trí an toàn.

Điều 99. Các lò thượng xuống than đều phải được chống giữ. Ở các vỉa than bền vững cho phép không cần chống. Việc xác định độ bền vững của vỉa than phải theo quy định và phải được xác định khi lập hộ chiếu đào lò thượng.

Các điểm giao nhau giữa các lò thượng với các lò vận chuyển và các lò thông gió cũng như ở các vị trí lắp đặt giàn trong hệ thống khai thác giàn chống đều phải được che chắn. Các chỗ lò nối của các lò thượng đi lại phải có cửa ngăn cách.

Ở miệng các lò thượng xuống than đều phải được che bằng một sàn lưới song sắt chắc chắn treo dưới giàn chống. Ở vị trí tiếp giáp giữa lò thượng xuống than sát với trụ bảo vệ và lò nối cũng được che bằng lưới sắt sát đến nền. Các lò nối còn lại giữa thượng người đi lại và thượng xuống than đều phải được cách ly.

Việc phục hồi lò thượng xuống than, đá (trong hệ thống khai thác dàn chống) phải tiến hành theo thiết kế với các biện pháp đảm bảo an toàn kèm theo và phải được Giám đốc mỏ duyệt.

Cấm người đi lại trong những lò thượng xuống than (hoặc xuống đá) bị tắc.

Điều 100. Trong hệ thống khai thác bằng giàn chống cần phải đào lò thượng thông gió về phía vách vỉa than và được nối bằng lò nối với lò tháo than đầu tiên và thứ hai (tính từ phía đã khai thác). Để phòng ngừa lò nối bị phủ đầy than và tắc than trong thượng xuống than cần phải làm các bun ke chứa than ở cuối các thượng này. Chiều cao của bun ke được chọn sao cho có thể chứa được khối lượng than sau một lần nổ mìn.

Cốt cao của lò thượng thông gió phải cao hơn cốt cao của bun ke ít nhất 3m. Lò thượng thông gió phải được chống giữ và đặt thang.

Ở các vỉa có chiều dày nhỏ hơn 5m cho phép khoan lỗ khoan đường kính nhỏ nhất 0,7m thay cho đào lò thượng thông gió .

Điều 101. Phải có thang bằng cáp kim loại để cho người vào và ra khỏi giàn chống. Thang được treo vào giàn chống và được thả theo lò thượng tháo than đến lò nối gần nhất nối với lò thượng người đi lại.

Lối ra dự phòng dưới giàn chống được bố trí ở lò thượng xuống than gần khu vực đã khai thác. Ở lò này cũng phải được trang bị thang treo bằng cáp kim loại treo vào giàn. Thang phải có chiều dài tới được lò trung gian hoặc lò vận chuyển chính. Các phân mảng ở hai đầu của giàn chống phải được giằng bằng hai dây cáp dùng để móc dây đai bảo vệ cho người làm việc dưới giàn.

Điều 102. Trong trường hợp đặc biệt khi không tìm được hệ thống khai thác an toàn và hiệu quả cho các khu vực vỉa dày có nhiều phay có thể áp dụng hệ thống khai thác buồng (hệ thống lò phân tầng, buồng cào than) và phải được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 103. những chỗ giao nhau giữa lò bằng và lò thượng phải có lối người đi lại. Cửa thượng phải được che chắn cẩn thận và ở các cửa thượng không sử dụng phải có sàn che chắc chắn.

Điều 104. những khu vực khai thác vỉa dày có phá hoả, trước khi khấu than phải xác định vùng nguy hiểm trên mặt đất, ở đó được rào chắn và treo biển báo đề phòng nguy hiểm. Cấm sử dụng những eo đất giữa hai hố sụt lún gần nhau để làm lối đi. Các chỗ sụt cần phải được đắp bờ bảo vệ và san lấp. Chiều rộng vành đai bảo vệ trong trường hợp trên phải rộng ít nhất 3m và bờ phải thoải.

II.4. BẢO QUẢN VÀ SỬA CHỮA LÒ

Điều 105. Các lò đang hoạt động trong suốt thời gian sử dụng phải được bảo quản ở trạng thái làm việc tốt, phù hợp với các tiêu chuẩn, hộ chiếu và các yêu cầu khác của Quy phạm này.

Điều 106. Tất cả các lò bằng, lò nghiêng đang hoạt động phải được kiểm tra xem xét hàng ca do Trưởng ca, hàng ngày do quản đốc khu vực, và kiểm tra tình trạng không khí mỏ do Trưởng ca thông gió kỹ thuật an toàn thực hiện.

Phó Giám đốc kỹ thuật mỏ phải trực tiếp kiểm tra ít nhất mỗi tháng một lần tình trạng vì chống, tình trạng hoạt động thiết bị giếng đứng và giếng nghiêng. Cơ điện trưởng và Quản đốc phụ trách khu vực hoặc người được uỷ quyền, phải kiểm tra vì chống và thiết bị giếng đứng, giếng nghiêng ít nhất một lần trong tuần.

Kết quả kiểm tra và những biện pháp khắc phục phải được ghi vào sổ kiểm tra giếng.

Khi phát hiện những hư hỏng ở vì chống “cốt giếng” hoặc ở đường ray phải cho ngừng ngay việc vận chuyển ở lò đó và chỉ cho phép hoạt động trở lại sau khi đã sửa chữa an toàn.

Điều 107. Các Trưởng ca phải có biện pháp phục hồi ngay vì chống bị hư hỏng hoặc bị nén bật ra. Ở lò không chống hoặc chống vì neo phải cậy bỏ những cục đá, than ở hông và nóc lò có thể rơi.

Điều 108. những lò cần phải chống lại để mở rộng tiết diện hoặc để thay vì chống cũ, không cho phép cùng một lúc tháo quá hai vì. Các vì ở phía trước và phía sau vì bỏ đi đều phải được củng cố tạm thời bằng cột. Việc chống lại lò phải thực hiện theo hộ chiếu do Giám đốc mỏ duyệt. Những người thực hiện công việc này phải được hướng dẫn hộ chiếu.

Khi chống lại các lò giao nhau giữa lò dọc vỉa với xuyên vỉa, lò thượng, lò ngầm, hầm trạm, lối đi v.v... phải do Trưởng ca chỉ huy.

Khi chống lại và sửa chữa các lò bằng vận chuyển bằng đầu tầu thì phải có tín hiệu ánh sáng và biển báo “lò đang sửa chữa” đặt ở cả 2 phía trên chiều dài đường hãm đến chỗ làm việc không nhỏ hơn 80m. Khi công việc sửa chữa lò chưa xong thì không được bỏ tín hiệu và biển báo.

Điều 109. Việc giải quyết sự cố đổ lò nghiêm trọng trong gương khấu và gương lò chuẩn bị (không phụ thuộc kích thước chỗ đổ) phải được thực hiện theo những biện pháp đặc biệt do Giám đốc mỏ duyệt .

Điều 110. Khi tiến hành sửa chữa ở giếng, lò ngầm, lò thượng những người không có nhiệm vụ cấm đi lại trong những đường lò ấy. Ở những lò có độ dốc trên 180 cấm sửa chữa đồng thời hai vị trí cùng một lúc.

Khi nâng hoặc hạ vật liệu để sửa chữa giếng, lò ngầm, lò thượng phải có trang bị tín hiệu điều khiển giữa người nhận hàng và người điều khiển tời trục.

Điều 111. Chỉ được phép sửa chữa ở những lò nghiêng vận chuyển bằng cáp liên tục khi không có goòng ở cáp. Cho phép có goòng để sửa chữa với điều kiện goòng phải móc vào cáp chắc chắn. Còn ở lò nghiêng vận chuyển bằng cáp không liên tục phải móc goòng chắc chắn vào sợi cáp kéo.

Điều 112. Công việc đo vẽ mặt cắt ngang “cốt giếng”, đo khe hở an toàn trong giếng do trắc địa mỏ đảm nhiệm, thời gian đo vẽ do Giám đốc mỏ quy định nhưng không ít hơn một lần trong hai năm.

Khi thực hiện công việc định hình giếng và xây dựng các tài liệu cần thiết liên quan đến công tác trắc địa mỏ phải tuân theo quy định của Quy phạm kỹ thuật Trắc địa mỏ ở các mỏ than số 18TCN-01-97 do Bộ Công nghiệp ban hành theo Quyết định số 1412QĐ/CNCL ngày 3/9/1997.

Căn cứ vào kết quả khảo sát định hình giếng, Giám đốc mỏ cần phải định trên bản vẽ mặt cắt đứng giếng những biện pháp cần thiết để khắc phục những sai lệch đã phát hiện.

Điều 113. Trong thiết kế sửa chữa giếng phải có các biện pháp sau đây:

Có sàn bảo vệ cho giếng ở bên dưới chỗ sửa chữa đề phòng đất đá, vì chống và các dụng cụ có thể rơi xuống giếng.

Có sàn che chắn giếng ở phía trên vị trí làm việc với chiều cao không lớn hơn 5m đề phòng các dụng cụ rơi từ trên xuống.

Tiến hành các công việc trên sàn cố định hoặc sàn treo phải có thang treo để nối sàn này với sàn của ngăn cầu thang.

Công nhân sửa chữa ở giếng phải đeo dây an toàn.

Công việc sửa chữa giếng phải được thực hiện bởi những công nhân có kinh nghiệm và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ca. Trước khi tiến hành công việc sửa chữa giếng Trưởng ca phải huấn luyện cho công nhân làm quen với điều kiện và phương pháp tiến hành công việc.

Điều 114. Khi phục hồi giếng và giếng gió ở những mỏ cũ chỉ cho phép đưa người xuống giếng sau khi đã thông gió và kiểm tra thành phần không khí phù hợp với các tiêu chuẩn quy định.

II.5. HUỶ BỎ ĐƯỜNG LÒ

Điều 115.Việc huỷ bỏ đường lò phải tuân thủ theo những quy định hiện hành về trình tự đóng cửa và tạm ngừng các xí nghiệp khai thác khoáng sản. Các đường lò huỷ bỏ có lối thông ra mặt đất (giếng đứng, lỗ khoan đường kính 200mm trở lên...) phải được lấp bằng vật liệu không cháy (trừ đất sét) và sau đó phải được phủ bằng bê tông cốt thép. Đối với các đường lò tạm đình chỉ cần thực hiện các việc sau:

- Thông báo cho toàn bộ công nhân trong vùng lân cận khu lò tạm đình chỉ, cấm người không có trách nhiệm qua lại.

- Có biện pháp chống giữ, bảo quản đường lò, quy định chế độ thông gió, chế độ kiểm soát khí (cách ly, kiểm tra các loại khí...).

- Các biện pháp kỹ thuật an toàn để đưa đường lò vào trạng thái an toàn trước khi sử dụng lại các đường lò tạm ngừng (về khí, thông gió, thoát nước, tình trạng các vì chống, hệ thống thiết bị điện...).

Các cửa lò phải được rào chắn trong thời gian huỷ bỏ.

Việc huỷ bỏ các giếng đứng và cách ly với những lò đang hoạt động phải tiến hành theo thiết kế được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt; còn việc huỷ bỏ các phỗng, lỗ khoan đường kính lớn thì do Giám đốc mỏ duyệt.

Khi huỷ bỏ các lò nghiêng có cửa lò thông ra mặt đất thì phải xây bịt các cửa lò bằng gạch, đá hoặc bê tông.

Điều 116. Khi huỷ bỏ các lò nghiêng có thông ra mặt đất phải xây hai tường chắn cách ly bằng gạch, đá hoặc bê tông. Một trong hai tường chắn được bố trí ở chiều sâu không nhỏ hơn 10h1 (h1= chiều cao lò), tường chắn thứ 2 xây cách cửa lò 10m. Đoạn lò giữa hai tường chắn và đoạn còn lại đến cửa lò phải được lấp bằng vật liệu không cháy. Cấm thu hồi vì chống ở những đoạn lò được lấp đầy bằng vật liệu chèn. Các lò nghiêng được huỷ bỏ theo thiết kế do Giám đốc mỏ duyệt.

Điều 117. các cửa lò huỷ bỏ phải có các rãnh thoát nước bao quanh và khi cần thiết phải có biện pháp bổ sung đề phòng các đường lò đang hoạt động bị ngập nước.

Các lò huỷ bỏ phải được cập nhật vào bản đồ.

Hàng năm Ban phòng chống lụt bão của mỏ phải kiểm tra cửa các lò huỷ bỏ ít nhất 1 lần.

Điều 118. Công việc phá sập các lò phải thực hiện theo thiết kế do Giám đốc mỏ duyệt, có tính đến biện pháp cơ giới để thu hồi vì chống.

Cấm thu hồi vì chống ở giếng đứng và các lò nghiêng có góc dốc lớn hơn 30o trừ trường hợp đặc biệt phải có thiết kế được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt

Việc thu hồi các vì chống ở những lò bằng và lò nghiêng đến 150 chỉ cho phép những người có kinh nghiệm và phải được hướng dẫn các biện pháp an toàn và thực hiện theo hướng lối thoát ra cửa lò. Chỉ cho phép thu hồi vì chống ở những lò nghiêng từ 15o đến 30o theo hướng từ dưới lên trên có sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ca.

II.6. PHÒNG NGỪA NGƯỜI VÀ VẬT DỤNG

 RƠI XUỐNG LÒ

Điều 119. xung quanh miệng giếng, giếng gió cũng như các lò đứng và lò nghiêng khác có đặt thiết bị nâng phải được rào chắn cố định về phía không làm việc bằng tường chắn hoặc lưới kim loại cao ít nhất 2,5m. Còn về phía làm việc phải có cửa hoặc cửa song sắt phù hợp với yêu cầu cuả Điều 264 Quy phạm này.

Vì chống ở miệng giếng, giếng gió và các lò đứng, lò nghiêng không được trang bị thiết bị nâng phải nhô lên trên mặt đất ít nhất là 1m.

Miệng các cửa lò nói trên phải được che bằng cửa kín hoặc cửa song sắt gắn chặt với vì chống và có bản lề chắc chắn.

Rốn giếng phải được che chắn đề phòng người rơi xuống. Ở vị trí các lò đứng cắt qua lò bằng phải đào lò vòng để người đi.

Cho phép đặt lối đi lại dưới ngăn cầu thang.

Điều 120. Để tránh người rơi xuống giếng mù, thượng, phỗng đi lại, phỗng tháo than, lò nối và lỗ khoan đường kính lớn có góc nghiêng lớn hơn 25o, chỗ giao nhau giữa các lò trên với lò bằng phải được che chắn cẩn thận.

Khi huỷ bỏ các lò nói trên thì miệng lò phải che bằng sàn chắc chắn và rào ngăn lại.

Điều 121. Về phía trước cửa ra vào giếng khi nâng thùng chở hàng, ở sân nhận hàng phía trên cũng như phía dưới phải đặt các hàng rào ngăn chắc chắn làm chỗ dựa cho người điều khiển tay gạt và người sử dụng thùng chở hàng. Nếu cửa không mở bằng truyền động cơ khí thì công nhân vận hành phải đeo dây an toàn.

Điều 122. Các ngăn cầu thang của giếng phải được cách ly với các ngăn khác bằng gỗ ván hoặc tấm chắn kim loại về phía bên trong giếng trên suốt chiều dài. Các tấm chắn được ghép liền nhau hoặc so le với khoảng cách không lớn hơn 0,1m.

Chương 3:

THÔNG GIÓ HẦM LÒ VÀ CHẾ ĐỘ BỤI, KHÍ

III.1. YÊU CẦU CHUNG

III.1.1. KHÔNG KHÍ MỎ VÀ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HẦM LÒ

 Điều 123. Hàm lượng ôxy trong không khí ở các lò có và sẽ có người không được thấp hơn 20% ( theo thể tích). Hàm lượng khí cacbonic trong không khí mỏ không được vượt quá:

- 0,5% ở những nơi làm việc, ở luồng gió thải của khu khai thác và ở các lò độc đạo.

- 0,75% ở luồng gió thải của một cánh, của mức khai thác và của toàn mỏ .

- 1% khi đào và phục hồi đường lò qua chỗ sụp đổ .

Hàm lượng khí hydrô trong các buồng nạp ắc quy không được vượt quá 0,5%. Không khí trong các lò đang hoạt động không được chứa các khí độc với hàm lượng lớn hơn giới hạn cho phép nêu ở bảng 2:

Bảng 2

Khí độc

Hàm lượng giới hạn cho phép về khí độc trong lò đang hoạt động của mỏ

% theo thể tích

mg/m3

Oxit Các bon ( CO )

0,00170

20

Các Oxit Nitơ

(qui đổi theo NO2)

0,00025

5

Đioxit Nitơ (NO2)

0,00010

2

Anhidrit Sunfurơ (SO2)

0,00038

10

Sunfua hydrô (H2S)

0,00070

10

Trước khi cho công nhân vào gương lò làm việc sau khi nổ mìn, tổng số hàm lượng các khí độc nêu ra ở bảng 2 qui đổi theo Oxit các bon không được vượt qúa 0,008% theo thể tích. Việc làm loãng các khí độc này phải được thực hiện không quá 30 phút sau khi nổ mìn.

Ghi chú: Khi tính chuyển đổi thì một lít Oxit Nitơ bằng 6,5 lít Oxit các bon.

Điều 124. Khi thành phần không khí trong lò không phù hợp với hàm lượng quy định ở Điều 123 phải ngừng các công việc ở lò đó và mọi người phải ra chỗ có luồng gió sạch và phải báo ngay cho điều độ mỏ. Đồng thời phải có biện pháp để cải thiện chất lượng không khí ở lò đó.

Điều 125. Ở các mỏ hầm lò không có khí nổ, khi ngừng thiết bị thông gió chính hay phụ trong thời gian lâu hơn 30 phút, mọi người phải ra chỗ có luồng gió sạch. Mọi người chỉ được phép tiếp tục trở lại làm việc sau khi thông gió và các công nhân đo khí, đo gió đã kiểm tra gương khấu than và gương lò độc đạo đảm bảo an toàn.

Điều 126. Độ thoát khí Mê tan và khí cacbonic phải được xác định theo những quy định hiện hành theo hướng dẫn tính toán độ chứa khí, độ thoát khí, phân loại mỏ theo khí, kiểm tra, đo đạc thành phần không khí trong các hầm lò than và diệp thạch.

Điều 127. Lưu lượng không khí cần thiết để thông gió các mỏ hầm lò được xác định theo hướng dẫn công tác thông gió trong các hầm lò than và diệp thạch. Lưu lượng không khí thực tế đưa vào lò phải phù hợp với tính toán:

- Theo yếu tố về số lượng người làm việc đồng thời đông nhất phải đảm bảo không nhỏ hơn 4m3/ phút - người.

- Theo yếu tố về độ thoát khí Mê tan ở bảng 4

- Theo yếu tố nổ mìn đảm bảo hàm lượng khí độc sinh ra đạt tiêu chuẩn cho phép ở bảng 2.

- Theo yếu tố bụi sinh ra trong quá trình khấu than và đào lò theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động hiện hành của Bộ Y tế.

Điều 128. Tốc độ gió trong các lò không được vượt quá tốc độ quy định ở bảng 3:

1- Tốc độ gió trung bình ở luồng gương lò khấu và ở các gương lò độc đạo trong mỏ có khí nổ không nhỏ hơn 0,25 m/s.

2- Ở các mỏ loại 3 theo khí Mê tan và lớn hơn, tốc độ gió trung bình không được nhỏ hơn 0,5m/s ở các vị trí sau:

a- Ở các gương lò độc đạo đào theo vỉa dày thoải, hoặc vỉa dốc có chiều dày lớn hơn hoặc bằng 2m có xuất khí Mê tan.

b- Ở các gương lò độc đạo có chiều dài 100m và lớn hơn trong phạm vi cách nóc 10m có vỉa than hoặc sa thạch chứa khí.

3- Tốc độ gió trung bình khi đào giếng và đào sâu thêm giếng đứng, giếng gió, lò độc đạo của mỏ không có khí nổ và ở các gương lò còn lại được thông gió bằng hạ áp chung (trừ các loại buồng, hầm) không được nhỏ hơn 0,15 m/s.

4- Cho phép tốc độ gió không quá 8m/s khi tiến hành sửa chữa ở giếng và khi có người đi lại trong ngăn giếng có đặt thang.

Bảng 3

Vị trí trong lò

Tốc độ gió cho phép tối đa

m/s

- Các lỗ khoan thông gió.

Không hạn chế

- Các giếng và các lỗ khoan thông gió có thiết bị nâng chỉ dùng để đưa người lên khi có sự cố, các rãnh gió.

15

- Các giếng đưa hàng xuống và đưa hàng lên.

12

- Các cầu gió dạng ống và cầu đổi chiều.

10

- Các giếng chở người và hàng, lò xuyên vỉa, lò dọc vỉa vận tải và thông gió chính, lò thượng và lò ngầm trung tâm.

8

- Tất cả các lò khác đào trong than và đá.

6

- Luồng gương lò khấu than và lò độc đạo.

4

Ghi chú:

1- Ở luồng gương khấu than sử dụng tổ hợp cơ giới đựơc phép của Giám đốc mỏ cho phép tốc độ gió đến 6m/s khi không có người ở khu vực có luồng bụi do combai làm việc gây ra và ở các vỉa có độ ẩm tự nhiên của than cao hơn 8%.

2- Nếu nhiệt độ không khí thấp hơn 16o, tốc độ gió trong các gương lò khấu than và lò độc đạo đang hoạt động không được vượt quá 0,75m/s, và nếu để làm loãng các khí độc mà không yêu cầu tốc độ gió lớn .

3- Trong một số trường hợp đặc biệt cho phép thực hiện sửa chữa giếng với tốc độ gió lớn hơn 8m/s. Trong trường hợp này phải có các biện pháp đặc biệt do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Bảng 4:

Độ thoát khí Mê tan trên 1T than khai thác trong ngày đêm (m3/T- ngđ)

Lưu lượng không khí cần thiết cho 1T than khai thác trong ngày đêm (m3/phút)

Dưới 5

Từ 5 đến 10

Từ 10 đến 15

Từ 15 trở lên

1,00

1,25

1,50

Lưu lượng không khí phải tính để đảm bảo hàm lượng khí Mê tan trong luồng gió thải chung của mỏ không quá 0,75%, nhưng không được dưới 1,5m3/ phút cho 1T than khai thác trong ngày đêm

Điều 129. Nhiệt độ không khí trong các gương lò khấu than cũng như ở các gương lò khác có người đang làm việc không được quá 30oC

Điều 130. Liên hợp các mỏ thông gío độc lập thành một hệ thống thông gió chung chỉ được phép thực hiện theo thiết kế của cơ quan thiết kế mỏ chuyên ngành. Các mỏ hầm lò đã liên hợp thành một hệ thống thông gió chung phải dưới sự chỉ đạo của cùng một phân xưởng thông gió và một kế hoạch thủ tiêu sự cố.

Trong các lò nối liền hai mỏ có hệ thống thông gió độc lập nhau phải đặt các tường chắn dầy và chịu lửa.

Điều 131. Các khu khai thác và các đường lò đã tạm thời ngừng hoạt động cũng như các lò tạm thời chưa sử dụng đến đều phải được thông gió. Phải được phép của Giám đốc mỏ mới thực hiện cách ly các lò nêu ở trên và trước khi cách ly phải thu hồi hết các thiết bị và cáp điện. Ở các mỏ có khí nổ, tất cả các lỗ khoan thượng đường kính lớn độc đạo cũng phải được cách ly .

Các khu đã khai thác xong phải cách ly. Việc cách ly các khu khai thác và các lò phải làm theo quy định hiện hành.

Các lò không chống được sử dụng để dẫn khí Mê tan từ trong khoảng không gian đã khai thác đều phải được che chắn bằng lưới. Việc mở các tường chắn và tháo khí các lò cách ly đều phải được thực hiện bởi đội cấp cứu mỏ, phù hợp với những biện pháp được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt

Điều 132. Mọi công việc ở các gương đang tiến gần đến các lò mà ở đó có thể tích tụ khí cháy và độc hại, cũng như việc mở các lò ấy phải được thực hiện theo thiết kế đặc biệt có các biện pháp phòng ngừa bục khí do Giám đốc cấp trên trực tiếp phê duyệt.

Điều 133. Sơ đồ thông gió mỏ phải được lập nhằm loại trừ khả năng luồng gió thải tự đảo chiều và nhập vào luồng gió sạch đồng thời phải đảm bảo các luồng gió ít giao nhau, ít cửa và cầu gió.

Điều 134. Cấm sử dụng cùng một giếng mỏ hoặc lò khai thông để đồng thời nhận luồng gió sạch vào và đưa luồng gió thải ra. Trong thời gian đào giếng hoặc lò khai thông và các lò ở sân ga đáy giếng khi chưa nối thông với giếng khác hoặc nối với lò thông gió, cho phép áp dụng kiểu thông gió chung như trên .

Điều 135. Cấm đưa luồng gió sạch qua vùng sụp đổ cũng như dẫn luồng gió thải từ chỗ sụp đổ vào các hầm trạm đang hoạt động, các lò độc đạo và gương khấu than. Trừ trường hợp thủ tiêu sự cố, huỷ lò, cũng như áp dụng các phương pháp điều khiển thoát khí từ các khu vực đã khai thác bằng các phương tiện thông gió, tuân theo các quy định hiện hành.

Trong các trường hợp khi đánh sập lò không thể đảm bảo đưa gío sạch vào nhờ hạ áp chung của mỏ thì phải sử dụng quạt cục bộ .

Điều 136. Mỗi gương lò khấu than và các gương lò độc đạo trước nó, phải được thông gió bằng luồng gió sạch riêng biệt.

Cho phép thông gió nối tiếp các gương lò chợ (không lớn hơn hai lò chợ) trên cùng một vỉa, một tầng thuộc các vỉa than không nguy hiểm về phụt than và khí bất ngờ, phụt khí Mê tan. Ở các mỏ loại III và lớn hơn về khí Mê tan phải được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền mới được thực hiện thông gió nối tiếp.

Khi thông gío nối tiếp các guơng lò chợ phải tuân theo các điều kiện sau :

1- Tổng chiều dài các gương lò chợ không lớn hơn 400m.

2- Khoảng cách giữa các lò chợ gần kề nhau không lớn hơn 300m.

3- Phải bổ sung gió sạch từ lò dọc vỉa trung gian trước khi vào lò chợ được thông gió nối tiếp. Lưu lượng gió bổ sung phải không nhỏ hơn số liệu tính toán với tốc độ gió ở lò trung gian tối thiểu 0,15m/s. Ngoài ra, đối với mỏ có khí Mê tan thì lưu lượng gió bổ sung phải đủ để đảm bảo hàm lượng khí Mê tan trong không khí đi vào lò chợ trên không vượt quá 0,5%.

4- Khi thực hiện nổ mìn ở lò chợ dưới mà hàm lượng khí độc trong không khí mỏ đi vào lò chợ trên vượt quá 0,008% theo thể tích qui đổi ra Oxit cacbon thì phải đưa công nhân ra chỗ có luồng gió sạch.

Ở các mỏ hầm lò loại III và lớn hơn về khí Mê tan cũng như ở các vỉa nguy hiểm về bụi nổ thì với bất kỳ hàm lượng khí độc là bao nhiêu đều phải đưa công nhân ra chỗ có luồng gió sạch.

5- Trên lò dọc vỉa trung gian giữa hai lò chợ gần nhau cần phải được trang bị thiết bị làm lắng bụi lơ lửng trong không khí mỏ.

6- Mỗi lò chợ phải có liên lạc điện thoại.

Điều 137. Các buồng nạp ắc quy và các kho vật liệu nổ phải được thông gió bằng luồng gió sạch riêng. Giám đốc mỏ có thể cho phép bố trí hầm nạp mà không cần phải thông gió riêng với điều kiện đồng thời nạp nhiều nhất 3 bộ ác quy tàu điện loại có trọng lượng bám dính dưới 5 tấn hoặc một bộ ác quy cho tầu điện có trọng lượng bám dính lớn hơn 5 tấn. Tất cả các hầm máy và thiết bị khác ở mỏ có khí nổ hoặc nguy hiểm về bụi nổ đều phải được thông gió bằng luồng gió sạch. Hầm sâu đến 6m được phép thông gió bằng khuếch tán. Lối vào hầm phải có chiều rộng không nhỏ hơn 1,5m chiều cao ít nhất 1,8m và đóng bằng cửa lưới .

Khi được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt có thể xây dựng các buồng, hầm đó trong các đường lò có luồng gió thải vơí hàm lượng khí Mê tan không lớn hơn 0,5%.

III.1.2. CÁC CÔNG TRÌNH THÔNG GIÓ

Điều 138. Để ngăn ngừa hiện tượng luồng gió đi tắt và đảm bảo đổi chiều gió cần phải đặt các cổng gió, cầu gió và tường chắn dầy. Kết cấu cổng gió không cho phép cùng một lúc mở cả hai cửa.

Các cổng gió đặt trong lò dùng để nối các giếng với nhau cũng như để phòng ngừa sự đi tắt của các luồng gió vào các cánh khai thác, các khu khai thác phải được làm bằng vật liệu không bắt cháy.

Các giếng, giếng gió, các lò có đặt các thiết bị thông gió và lò dùng để vận chuyển người, vật liệu đều phải có các cổng gió. Mỗi cửa gió trong cổng đều phải có cửa chính và cửa đảo chiều tự mở theo chiều ngược lại.

Đối với các cầu gió bằng ống phải sử dụng các ống có tiết diện không nhỏ hơn 0,5m2. Các công trình thông gió đều phải được thực hiện phù hợp với thiết kế mẫu.

Điều 139. Khi lắp đặt các cửa gió, khoảng cách từ chỗ ngoài cùng nhô ra trên đoàn tầu di động đến dầm ngang của cửa không nhỏ hơn 0,5m (trừ trường hợp lò dùng mô nô ray và đường cáp treo) và đến thanh đứng của cửa không nhỏ hơn 0,25m.

Các cửa chắn có cửa sổ điều chỉnh gió có thể làm bằng gỗ ván. Khi dựng cửa chắn dùng để cách ly luồng gió phải dọn sạch các lớp đất đá lở ra.

Khi lắp đặt cửa chắn gió một cánh ở lò vận chuyển cần phải để lại ở cửa chắn gió một cửa cho người đi lại chiều rộng không nhỏ hơn 0,7m. Khi cửa có hai cánh đặt trên lò một đường xe mà không có lối đi riêng cho người thì khoảng hở giữa thanh đứng và phần nhô ra trên đoàn tầu chuyển động phải là 0,7m trừ khi có thiết bị tự động đóng mở ở cổng gió.

Khi có sự chênh áp suất ở cổng gió tới 50 DPa hay lớn hơn phải có cơ cấu để mở cửa nhẹ nhàng. Tất cả các cửa gió đều phải tự động đóng và thường xuyên đóng. Ở những lò mật độ vận chuyển lớn hơn 6 chuyến/ca cửa gió phải tự động đóng mở.

Cấm đặt cửa gió ở những khu vực lò nghiêng vận chuyển bằng đường ray cũng như bằng mô nô ray và cáp treo .

Trong trường hợp cửa gió đặt ở khu vực vận chuyển bên dưới phải có các barie bảo vệ.

Các Trưởng ca thông gió hoặc những người được chỉ định đặc trách về công tác thông gió phải kiểm tra hàng ngày hoạt động của các cửa gió tự động.

Các cửa gió và tường chắn khi không cần dùng nữa phải dỡ bỏ.

Điều 140. Chỉ có Quản đốc thông gió hoặc người được uỷ quyền mới được phép thực hiện điều chỉnh luồng gió trong hầm lò theo phương án đã được Giám đốc mỏ duyệt.

III.1.3. THIẾT BỊ THÔNG GIÓ

Điều 141. Thông gió các hầm lò phải được thực hiện bằng các thiết bị thông gió hoạt động liên tục đặt trên mặt đất. Trong trường hợp đặc biệt ở những mỏ đang hoạt động được đặt trạm quạt gió phụ dưới lò nhưng phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền cho phép. Việc dùng trạm quạt gió phụ ở dưới lò để điều khiển sự thoát khí Mê tan, phải thực hiện theo thiết kế của cơ quan thiết kế chuyên ngành.

Điều 142. Trạm quạt thông gió chính phải gồm có ít nhất hai tổ hợp quạt, một trong hai tổ hợp quạt đó dùng để dự phòng. Quạt gió mới hoặc cải tạo lại đều phải cùng kiểu và cùng kích thước. Trong trường hợp đặc biệt có thể cho phép khác loại nhưng phải bảo đảm đủ lưu lượng và hạ áp theo yêu cầu thông gió và phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền cho phép.

Ở những mỏ không có khí nổ cho phép có một tổ hợp thiết bị thông gió chính hoạt động với một động cơ dự phòng.

Ở mỏ loại II và lớn hơn theo Mê tan cũng như khi khai thác các vỉa nguy hiểm phụt khí bất ngờ, trạm quạt thông gió chính phải được cung cấp điện thuộc hộ loại I có nguồn cấp điện dự phòng 100%.

Phải có biện pháp đặc biệt phòng ngừa cáu bẩn ở bộ phận tạo dòng của quạt gió, ở rãnh gió và ở cơ cấu đảo chiều gió cũng như phải có biện pháp phòng ngừa đất đá rơi và nước chảy vào bộ phận tạo dòng của quạt gió. Trong rãnh gió không được có các dị vật và phải được dọn sạch bụi. Rãnh gió phải có cổng gió thông ra mặt đất.

Trong rãnh gió ở chỗ nối với giếng, giếng gió và phía trước cánh của quạt cần phải đặt lưới bảo vệ cao ít nhất 1,5m. Nếu ở các mỏ đang hoạt động, quạt dự phòng không đủ lưu lượng so với quạt chính thì Giám đốc mỏ phải qui định chế độ làm việc của mỏ phù hợp với quạt dự phòng.

Điều 143. Thiết bị thông gió chính và thiết bị thông gió phụ phải đảm bảo có khả năng đảo chiều luồng gió đi vào mỏ khi cần thiết.

Việc chuyển thiết bị quạt gió sang làm việc theo chế độ đảo chiều gió phải được thực hiện trong khoảng thời gian không quá 10 phút. Lưu lượng gió đi vào các lò ở chế độ làm việc đảo chiều phải đảm bảo ít nhất 60% lưu lượng bình thường. Trong trường hợp không đảm bảo 60% phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền cho phép với điều kiện hàm lượng Mê tan ở luồng gió thải chung của mỏ và ở các khu khai thác không vượt qúa 1,5% sau khi thông gió theo chế độ đảo chiều liên tục ít nhất hai giờ.

Điều 144. Cơ điện trưởng và Quản đốc thông gió ít nhất mỗi tháng một lần phải kiểm tra tình trạng làm việc của tất cả các cơ cấu đảo chiều và cơ cấu khác của trạm quạt gió. Kết quả kiểm tra phải được ghi vào sổ kiểm tra các thiết bị thông gió và thiết bị đảo chiều gió.

Ở tất cả các mỏ hầm lò ít nhất hai lần trong một năm vào mùa Hạ và mùa Đông hoặc khi thay đổi sơ đồ thông gió và thay quạt gió phải thực hiện đảo chiều gió trong các đường lò theo kế hoạch thủ tiêu sự cố. Khi đó, trong mỏ cấm thực hiện các công việc không liên quan gì đến việc đảo chiều gió. Trong thời gian đảo chiều gió, hàm lượng khí Mê tan ở những vị trí có thể phát sinh cháy không được vượt qúa 2%. Việc kiểm tra các cơ cấu đảo chiều và lưu lượng gió phải tiến hành theo lịch và nội dung trong hướng dẫn công tác thông gió trong các hầm lò than và diệp thạch.

Điều 145. Các thiết bị thông gió phải được kiểm tra ít nhất một lần trong một ngày đêm bởi nhân viên kỹ thuật do Cơ điện trưởng mỏ chỉ định; còn Cơ điện trưởng mỏ phải kiểm tra thiết bị thông gió ít nhất hai lần trong một tháng. Kết quả kiểm tra được ghi vào sổ kiểm tra thiết bị thông gió và thiết bị đảo chiều gió.

Ít nhất hai năm một lần phải kiểm tra và hiệu chỉnh các thiết bị thông gió do một tổ chức chuyên trách đảm nhận.

Điều 146. Thiết bị thông gió phải được trang bị các thiết bị điều khiển và thiết bị kiểm tra từ xa theo thiết kế. Các thiết bị này phải được đặt ở phòng điều độ hoặc đặt ở một trong những trạm máy cố định khác có điện thoại liên lạc liên tục . Người trực trạm phải ghi chép tất cả các thông tin đến vào trong sổ nhật ký thông gió.

Các thiết bị thông gió không được trang bị các thiết bị điều khiển từ xa phải có một người thợ máy trực vận hành.

Trong nhà đặt thiết bị thông gió phải có điện thoại với ca bin cách âm liên lạc trực tiếp với tổng đài của mỏ đặt trên mặt đất. Người thợ máy trực thiết bị thông gió hoặc người trực ở bàn điều khiển có nhiệm vụ ghi vào sổ thống kê hoạt động của thiết bị thông gió.

Điều 147. Phải có lệnh của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật mỏ mới được ngừng thiết bị thông gió hoặc thay đổi chế độ làm việc của trạm quạt, trừ những trường hợp có sự cố. Trong những trường hợp trên phải thông báo cho Quản đốc thông gió.

Khi trạm quạt gió ngừng bất ngờ do hư hỏng hoặc mất điện, người trực trạm quạt gió phải thông báo ngay cho điều độ mỏ và điều độ mỏ phải báo ngay cho Phó Giám đốc kỹ thuật mỏ, Cơ điện trưởng, Quản đốc thông gió.

Trong trường hợp tổ hợp quạt gió chính đang làm việc bị ngừng mà không thể khởi động tổ hợp quạt dự phòng thì phải mở ngay cửa cổng gió bên trên giếng hoặc mở cổng gió ở lò thông gió đặt quạt.

Điều 148. Khi nhận được thông báo về dự định cắt điện hoặc làm ngừng quạt thì điều độ mỏ phải có ngay các biện pháp đảm bảo an toàn cho người ở trong lò.

III.1.4. THÔNG GIÓ CÁC LÒ ĐỘC ĐẠO

Điều 149. Thông gió các lò độc đạo phải được thực hiện bằng hạ áp chung của mỏ hoặc dùng quạt cục bộ. Cho phép sử dụng phương pháp phun như là một phương tiện thông gió phụ. Khi thông gió bằng hạ áp chung của mỏ và đào lò theo vỉa bằng phương pháp gương hẹp phải thực hiện đào các lò song song dùng cho gió đi ra. Lò song song được nối với lò chính bằng những lò cách nhau 30m. Khi đào thông lò nối mới phải bịt những lò nối cũ bằng các tường chắn cố định được phủ bên ngoài bằng vật liệu để không khí không thể lọt qua. Cho phép lắp đặt các tường chắn tạm thời ở lò nối bằng ván gỗ, chét đất sét. Khi lò chợ đã đi qua phải thay tường chắn tạm thời bằng tường chắn cố định.

Việc thông gió các lò song song độc đạo bằng hạ áp chung của mỏ phải được thực hiện nhờ các tường ngăn hoặc đường ống thông gió có chiều dài không lớn hơn 60m tính từ lò nối cuối cùng đến gương.

Trong các mỏ hầm lò đang hoạt động, cấm đào thêm gương lò độc đạo mới từ đường lò độc đạo đang đào. Trừ trường hợp lò độc đạo mới dùng để huỷ bỏ lò độc đạo cũ và giảm chiều dài của chúng.

Điều 150. Khi thông gió bằng quạt cục bộ (QCB) thì các quạt phải làm việc liên tục. Quạt phải do người đã được đào tạo vận hành sử dụng.

Trong trường hợp QCB ngừng hoặc việc thông gió bị vi phạm thì phải ngừng mọi công việc ở đoạn lò độc đạo, cắt điện vào thiết bị, nhanh chóng đưa người ra chỗ có luồng gió sạch và phải đặt biển cấm ở vị trí vào lò độc đạo. Ở những mỏ không có khí nổ trong trường hợp này cho phép không phải ngắt điện vào hệ thống điều khiển máy bơm.

Ở các mỏ có khí nổ loại III và lớn hơn theo khí Mê tan, khi đào các gương lò độc đạo dài hơn 100 m phải trang bị QCB dự phòng và nguồn điện dự phòng. Các điều kiện cần thiết cho yêu cầu dự phòng đối với từng mỏ do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền qui định.

Điều 151. Việc lắp đặt QCB phải thực hiện theo hộ chiếu do Giám đốc mỏ duyệt.

QCB phải được đặt ở lò có luồng gió sạch và cách luồng gió thải ít nhất là 10m.

Lưu lượng QCB không được vượt quá 70% lưu lượng gió qua lò tại chỗ đặt quạt.

Cấm đặt QCB trong lò chợ trừ trường hợp phải đào lò vòng tránh phay khi lò chợ đã có lối thoát.

Khi đặt nhiều quạt trên cùng một lò mà mỗi quạt làm việc với đường ống riêng và các quạt đặt cách nhau khoảng cách nhỏ hơn 10m thì tổng lưu lượng của các quạt không lớn hơn 70% lưu lượng gió đi qua lò tại chỗ đặt quạt đầu tiên tính theo chiều gió.

Nếu khoảng cách giữa các quạt lớn hơn 10m thì lưu lượng gió mỗi quạt không lớn hơn 70% lưu lượng gió đi qua lò tại chỗ đặt quạt.

Ở các mỏ hầm lò nguy hiểm về khí nổ cấm thông gió cho hai và nhiều gương bằng một đường ống chia ra các nhánh.

Việc đặt QCB ở lò gió thải được thông gió nhờ hạ áp chung phải được phép của Giám đốc mỏ với điều kiện hàm lượng Mê tan nhỏ hơn 0,5% và thành phần không khí tại vị trí đặt quạt phù hợp với yêu cầu của Điều 123 Quy phạm này.

Ở mỏ loại III và lớn hơn, việc kiểm tra hàm lượng khí Mê tan phía trước quạt gió phải được thực hiện bằng thiết bị đo tự động cố định.

Cấm đặt QCB có động cơ điện ở những đường lò có luồng gió thải thuộc các vỉa nguy hiểm phụt than, khí bất ngờ.

Tại mỗi quạt phải có bảng ghi :

- Lưu lượng gió thực tế của lò tại vị trí đặt quạt,                       

- Lưu lượng gió thực tế của quạt,

- Lưu lượng gió thực tế tại gương lò độc đạo,

- Chiều dài tối đa cho phép quạt thông gió đoạn lò độc đạo,     

- Thời gian thông gió sau khi nổ mìn,                                         

- Ngày ghi và chữ ký của người ghi.

Ghi chú:

Khi đào hoặc đánh sập các lò thông gió liền với các gương khấu cho phép đặt QCB với năng lượng khí nén nhưng phải theo các điều kiện sau:

1- Quạt cục bộ đặt cách gương khấu không gần hơn 15m tính theo chiều gió.

2- Chiều dài đoạn lò độc đạo không lớn hơn 30m.

3- Thành phần không khí mỏ đảm bảo yêu cầu theo Điều 123 và hàm lượng khí Mê tan ở luồng gió từ đoạn lò độc đạo đi ra nhỏ hơn 1%.

4- Phải dùng quạt cục bộ không có khả năng gây cháy khí Mê tan khi cánh va đập với thân quạt.

Điều 152. Khoảng cách từ đầu tường ngăn hoặc đầu ống gió đến gương không được lớn hơn 8m đối với mỏ có khí nổ và 12m đối với mỏ không có khí nổ. Ở cuối đường ống gió mềm phải treo một đoạn ống bằng vật liệu cứng chiều dài ít nhất 2m hoặc phải có các vòng đỡ (ít nhất 2 vòng) để đảm bảo tiết diện ống gió ra. Các ống gió phải nối với QCB bằng ống kim loại có chiều dài ít nhất là 1m.

Điều 153. Cấm thông gió các gương lò độc đạo ở các mỏ có khí nổ bằng phương pháp khuyếch tán, trừ các cúp có chiều dài đến 6m. Ở những mỏ không có khí nổ, được phép sử dụng thông gió khuyếch tán cho các cúp độc đạo có chiều dài đến 10m.

Điều 154. Các giếng mỏ (giếng gió) phải được thông gió trên toàn bộ chiều sâu trong suốt thời gian xây dựng. Trạm quạt thông gió phải đặt trên mặt đất, cách giếng ít nhất 20m và phải làm việc liên tục.

Để thông gió các giếng mỏ phải dùng đường ống gió bằng vật liệu cứng và ở gương cho phép dùng ống mềm. Khoảng cách từ cuối đường ống gió đến gương giếng được xác định qua tính toán nhưng không lớn hơn 15m và lúc gầu ngoạm hoạt động không lớn hơn 20m. Các đường ống gió phải được móc vào cáp hoặc được gắn chặt vào thành giếng.

III.2- YÊU CẦU BỔ SUNG ĐỐI VỚI MỎ

NGUY HIỂM VỀ KHÍ MÊ TAN

Điều 155. Mỏ hầm lò được coi là nguy hiểm về khí nổ khi phát hiện có khí Mê tan dù chỉ ở một trong những lò của mỏ.

Ở các mỏ hầm lò có khí Mê tan đang thoát ra ( hoặc đã thoát ra) phải được chuyển hoàn toàn sang chế độ mỏ có khí nổ theo Quy phạm này.

Điều 156. Tuỳ theo độ thoát khí Mê tan tương đối và hình thức khí thoát ra, các mỏ hầm lò có khí nổ được phân thành 5 loại như chỉ dẫn ở bảng 5.

                                                                                                                        Bảng 5

 Loại mỏ theo khí Mê tan

Độ thoát khí Mê tan tương đối của mỏ. m3/T- ngày đêm

 I

 II

 III

 Siêu hạng

Nguy hiểm phụt khí bất ngờ

 <5

 Từ 5 đến <10

 Từ 10 đến <15

 ³15, những mỏ nguy hiểm xì khí

Mỏ hầm lò khai thác các vỉa nguy hiểm phụt than và khí bất ngờ

Nếu trong khi đào giếng, giếng gió hoặc những lò mở vỉa mà phát hiện khí Mê tan hoặc dự đoán khí Mê tan sẽ thoát ra phải áp dụng chế độ có khí nổ ở các lò ấy.

Điều 157. Hàm lượng khí Mê tan trong không khí mỏ hầm lò phải phù hợp với các chỉ tiêu qui định trong bảng 6.

Bảng 6

 Luồng gió

Hàm lượng khí Mê tan không cho phép theo thể tích, %

- Luồng gió thải đi ra từ gương khấu hoặc lò độc đạo, hầm, trạm, khu khai thác .

- Luồng gió thải đi ra từ một cánh, hoặc toàn mỏ.

- Luồng gió đi vào khu khai thác, gương khấu, gương lò độc đạo và hầm, trạm.

- Tích tụ khí Mê tan cục bộ ở gương khấu, lò độc đạo và các lò khác

Lớn hơn 1

Lớn hơn 0,75

Lớn hơn 0,5

Bằng hoặc lớn hơn 2

           

Điều 158. Khi phát hiện hàm lượng khí Mê tan trong các lò (không kể đến tích tụ cục bộ ở máy khoan, máy combai, máy đánh rạch) như ở Điều 157 thì mọi người phải nhanh chóng ra chỗ có luồng gió sạch. Trưởng ca phải đặt biển cấm và cắt điện vào các thiết bị điện, thông báo ngay cho điều độ mỏ và người phụ trách thông gió mỏ để có biện pháp giảm hàm lượng khí Mê tan xuống dưới mức qui định. Việc giảm hàm lượng khí Mê tan, phòng ngừa tích tụ khí Mê tan trong đường lò phải được thực hiện theo hướng dẫn tính toán độ chứa khí, độ thoát khí, phân loại mỏ theo khí, kiểm tra, đo đạc thành phần không khí trong các hầm lò than và diệp thạch.

Trong trường hợp hàm lượng khí Mê tan ở gần máy khoan, combai và máy đánh rạch lên đến 2% thì phải cho ngừng ngay máy và cắt điện. Nếu phát hiện thấy hàm lượng khí Mê tan vẫn tăng hoặc sau 15 phút hàm lượng vẫn không giảm thì phải đưa người ra chỗ có luồng gió sạch. Chỉ cho phép các thiết bị hoạt động trở lại sau khi giảm hàm lượng khí Mê tan xuống 1%.

Ghi chú: Khi đặt chế độ cho các thiết bị tự động đo khí Mê tan và tự động cắt điện ở trong luồng gió thải của lò chợ và các khu khai thác phải đặt chế độ ở mức hàm lượng khí Mê tan 1,3%.

Điều 159. những lò dọc vỉa thông gió phía trên lò chợ mà phía dưới lò này có xếp dải đá chèn, luồng gió thải từ lò chợ đi lên phải đi qua họng sáo đặt ở phía trước gương lò chợ và chúng cách nhau từ 10 đến 30m.

Khi các họng sáo này không cần dùng nữa phải xếp đá hoặc làm tường chắn cách ly.

Điều 160. Ở các mỏ hầm lò có khí nổ, khi góc nghiêng của lò lớn hơn 10o thì chuyển động của không khí trong gương khấu và hành trình tiếp theo của nó phải đi từ dưới lên trên (trừ trường hợp các lò ngắn hơn 30m).

Thông gió các gương lò chợ có góc dốc lớn hơn 10o theo hướng từ trên xuống chỉ được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền. Sơ đồ thông gió trong trường hợp này phải bổ sung gió sạch đi theo các lò nối liền với gương lò chợ ở mức khai thác dưới. Tốc độ gió ở trong gương lò chợ không được nhỏ hơn 1m/s. Sơ đồ thông gió phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền cho phép.

Ở các vỉa không nguy hiểm về phụt than và khí bất ngờ, cho phép luồng gió thải từ gương lò chợ đi ra được chuyển động từ trên xuống dọc theo các lò có góc dốc lớn hơn 10o với các điều kiện sau:

1- Tốc độ gió trong lò không nhỏ hơn 1m/s;

2- Vật liệu chống lò phải không bắt lửa hoặc khó cháy. Trừ vì chống ở các lò nối liền với gương lò chợ;

3- Trong lò không có thiết bị điện và cáp điện.

Ghi chú:

1- Khi khai thác các vỉa không nguy hiểm về phụt than khí bất ngờ bằng gương lò chợ theo hướng từ trên xuống hoặc từ dưới lên cho phép đặt thiết bị điện và cáp trong những đường lò nối liền với gương lò chợ có luồng gió thải đi từ trên xuống với các điều kiện sau đây:

a- Góc nghiêng lò không vượt quá 15o.

b- Chiều dài nghiêng của tầng không lớn hơn 1000m và hàm lượng khí Mê tan thoát ra trong khu khai thác không lớn hơn 5m3/phút.

c- Luồng gió thải đi từ gương độc đạo ra không nhập vào luồng gió sạch của khu khai thác.

d- Vì chống ở những lò có luồng gió thải đi từ trên xuống phải là vật liệu không bắt lửa hoặc khó bắt lửa. Ở trong các lò nối luồng gío thải của khu khai thác với luồng gió sạch, vì chống lò phải làm bằng vật liệu không bắt lửa và phải có ít nhất hai tường chắn phòng hoả có cửa bằng kim loại mở được về cả hai phía.

e- Cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt thiết kế mở vỉa chuẩn bị khu khai thác.

2- Giá trị góc nghiêng lò 10o và 15o là những trị số trung bình được tính căn cứ vào chênh lệch độ cao và chiều dài lò.

Điều 161. các mỏ hầm lò nguy hiểm về khí nổ, việc thông gió các lò độc đạo (không kể các gương độc đạo nối liền với gương khấu), phải đảm bảo không để luồng gió thải từ các gương lò đó đi vào gương khấu hoặc các gương lò độc đạo khác.

Ở các mỏ loại I và loại II về khí Mê tan đang khai thác, gió thải từ những gương lò độc đạo không nối liền với gương khấu có thể được đi vào gương khấu hoặc gương lò độc đạo khác nhưng phải được Giám đốc mỏ cho phép. Đối với những mỏ loại III và lớn hơn về khí Mê tan phải được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.

Chỉ cho phép thông gió nối tiếp tối đa hai gương lò độc đạo.

Ở các mỏ đang xây dựng, khi chuẩn bị các mức khai thác mới phải được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền mới được phép cho luồng gió thải nhập vào luồng gió sạch của mức khai thác đang hoạt động với điều kiện luồng gió thải đó có hàm lượng khí Mê tan không lớn hơn 0,5% và thành phần không khí mỏ phù hợp với bảng số 2 Điều 123. Trong trường hợp thực hiện biện pháp giảm khí Mê tan trong các lò ở mức mới, trước đó phải ngừng các công việc ở mức đang khai thác, đưa người ra và cắt điện vào thiết bị.

Khi đào lò dọc vỉa than ở mức khai thác mới nguy hiểm về phụt than, khí bất ngờ cấm đưa luồng gió thải nhập vào luồng gió sạch của mức khai thác đang hoạt động.

Điều 162. Trong trường hợp các trạm quạt gió chính và phụ đều ngừng hoặc thông gió mỏ bị vi phạm thì phải ngừng công việc ở các khu khai thác và các đường lò độc đạo, mọi người phải nhanh chóng đến chỗ có luồng gió sạch. Quản đốc trực ca hay Trưởng ca phải ra lệnh cắt điện vào thiết bị.

Nếu quạt gió chính ngừng lâu hơn 30 phút, mọi người phải đi về phía lò có luồng gió sạch hoặc lên mặt đất. Các hoạt động tiếp theo phải được thực hiện theo kế hoạch thủ tiêu sự cố.

Điều 163. Sau mỗi lần ngừng quạt gió chính, quạt gió phụ hoặc QCB cũng như hệ thống thông gió bị vi phạm, chỉ được phép đóng điện vào thiết bị và trở lại làm việc sau khi đã phục hồi chế độ thông gió bình thường, đo khí, đo gió đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn ở các vị trí làm việc, các máy điện, các thiết bị, các vị trí cách chỗ đặt thiết bị ít nhất 20m và trên toàn bộ các lò gần đấy.

Các yêu cầu nêu trên cũng được áp dụng trong trường hợp sau khi ngừng một ca và lâu hơn, cũng như trong trường hợp thực hiện các biện pháp làm giảm khí Mê tan ở trong lò.

Điều 164. Trong trường hợp xuất hiện xì khí từ các khe nứt hay lỗ khoan thì Giám đốc mỏ phải báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền, đồng thời phải lập các biện pháp loại trừ nguy hiểm do hiện tượng xì khí gây ra. Mỗi lần xì khí cần phải được ghi chép lại ở mỏ.

Điều 165. các mỏ hầm lò khai thác than, khi các thiết bị thông gió không đảm bảo làm giảm hàm lượng khí Mê tan trong không khí mỏ xuống giới hạn cho phép, phải thực hiện tháo khí. Công việc tháo khí phải được dự kiến trong thiết kế xây dựng, cải tạo mỏ, mở vỉa chuẩn bị mức, khoảnh khai thác, hộ chiếu khai thác và hộ chiếu đào chống lò.

III.3 - CHỐNG BỤI

Điều 166. mỗi mỏ hầm lò phải thực hiện các biện pháp tổng hợp để khử bụi trong không khí mỏ. Các biện pháp chống bụi được thể hiện trong bản thiết kế do Giám đốc mỏ duyệt và phải phù hợp với các quy định hiện hành về thông gió cho các mỏ hầm lò than và diệp thạch.

Điều 167. Các thiết kế xây dựng và cải tạo các mỏ hầm lò (kể cả xây dựng các mức khai thác mới), thiết kế mở vỉa chuẩn bị các khu, khoảnh khai thác cũng như các hộ chiếu khai thác các khu, hộ chiếu đào chống các đường lò chuẩn bị đều phải có các biện pháp chống bụi.

Điều 168. Các thiết bị mỏ trong quá trình làm việc sinh ra bụi phải có phương tiện chống bụi. Trường hợp không có trang bị phương tiện chống bụi và không có khoá liên động thì không được phép hoạt động.

Điều 169. Cấm đưa luồng gió sạch vào các giếng mỏ có trang bị trục tải, skip hoặc thùng cũi lật, các giếng nghiêng, lò ngầm, lò thượng đặt băng tải (hoặc máng cào) mà không có phương tiện chống bụi để đảm bảo giảm bụi trong không khí đến giới hạn cho phép theo các quy định hiện hành về chống bụi trong các hầm lò than và diệp thạch.

Điều 170. Mỗi mỏ đều phải đặt đường ống dẫn nước bảo đảm cung cấp nước cho mục đích chống bụi theo đúng quy định hiện hành.

YÊU CẦU BỔ SUNG CHO NHỮNG VỈA NGUY HIỂM VỀ NỔ BỤI

Điều 171. Các mỏ than được coi là nguy hiểm về nổ bụi khi chất bốc của than trong các vỉa than từ 15% trở lên cũng như các vỉa than có chất bốc thấp hơn (trừ than angtraxít) mà tính chất nổ bụi đã được các phòng thí nghiệm chuyên ngành khẳng định.

Điều 172. các mỏ hầm lò khai thác các vỉa nguy hiểm về nổ bụi phải có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế nổ bụi trên cơ sở sử dụng bụi trơ, nước hoặc nước kết hợp bụi trơ.

các mỏ hầm lò đang được xây dựng và đã được cải tạo thuộc nhóm mỏ loại III trở lên về khí Mê tan và nguy hiểm về phụt khí bất ngờ thì ở những lò nối giữa các giếng nghiêng, lò nghiêng và giữa các lò dọc vỉa chính có các luồng gió khác nhau phải được xây dựng các tường chắn chịu được nổ. Giám đốc mỏ quyết định thời hạn xây dựng và đưa vào sử dụng các tường chắn chịu được nổ. Khi tiến hành công việc nổ mìn phải có biện pháp phòng ngừa nổ bụi .

Các vị trí sau đây phải được cách ly bằng các giàn bụi trơ :

1- Các lò khấu than.

2- Các gương lò chuẩn bị đào trong than hoặc đào trong than lẫn đá

3- Các cánh khai thác của mỏ ở mỗi vỉa.

4- Các lò đặt băng tải hoặc máng cào

5- Các khu vực cháy

Các giàn bụi trơ được đặt ở trong lò có các luồng gió vào và ra của các lò được cách ly.

Để cách ly các cánh, các giàn bụi được đặt ở các đường lò dọc vỉa vận chuyển và thông gió bên cạnh các lò thượng, lò ngầm, lò xuyên vỉa và các lò khác nối liền với chúng. Để bảo vệ các lò băng tải vận chuyển than dài trên 200m phải đặt các giàn nước hoặc giàn bụi dọc theo chiều dài lò. Nếu băng tải chở đá thì không cần đặt giàn. Để cách ly các khu vực cháy các giàn bụi được đặt ở tất cả các lò nối liền với các khu đó .

Ghi chú :

1- Giàn bụi trơ đặt trong các lò bằng và lò nghiêng có góc dốc đến 18o. Khi góc dốc lớn hơn 18o phải đặt giàn bụi trơ ở lò bên cạnh trên khoảng cách cho phép ngắn nhất từ chỗ giao nhau của lò này với lò được cách ly.

2- Đối với các vỉa có chất bốc nhỏ hơn 15% không cần phải đặt giàn cách ly các cánh ruộng mỏ ở mỗi vỉa và các lò đặt băng tải hoặc máng cào.

Điều 173. Phải đặt các giàn bụi trơ ở cự ly từ 60m đến 300m, còn đối với các giàn nước là 75m đến 250m tính từ gương của lò khấu than, gương lò chuẩn bị và từ chỗ giao nhau giữa lò dọc vỉa thông gió vận tải với lò xuyên vỉa hoặc lò ngầm, lò thượng cũng như từ chỗ có tường chắn cách ly cháy.

Không cần phải đặt giàn ở lò dọc vỉa thông gió vận tải gần chỗ giao nhau với lò thượng, lò ngầm và xuyên vỉa nếu các giàn bụi trơ cách ly các gương lò khấu và gương lò chuẩn bị đã được đặt đến vị trí cách điểm giao nhau nói trên ở cự ly không lớn hơn 300m và giàn nước không lớn hơn 250m.

Ở các lò đặt băng tải, các giàn bụi trơ đặt cách nhau không lớn hơn 300m và các giàn nước cách nhau 250m.

Các lò chuẩn bị có chiều dài 40m trở lên đều phải được bảo vệ bằng các giàn bụi trơ tự động lật. Trong khi chưa có giàn bụi trơ tự động lật, cho phép sử dụng các giàn nước phân tán trên chiều dài lò. Khi đó ở đoạn lò độc đạo đặt ít nhất bốn hàng bình chứa nước. Hàng thứ nhất phải đặt cách gương gần nhất 25m và xa nhất 40m.

Ở các lò chuẩn bị có chiều dài nhỏ hơn 40m phải được cách ly bằng các giàn bụi đặt ở lò bên cạnh với khoảng cách cho phép ngắn nhất đến chỗ giao nhau 60m đối với giàn bụi trơ và 75m đối với giàn nước.

Điều 174. Cấu tạo giàn bụi trơ, kiểu bình chứa và vật liệu chế tạo, trọng lượng của nước và bụi trơ cũng như trình tự đặt các giàn bụi trơ trong mạng đường lò phải phù hợp với quy định hiện hành về thông gió cho các hầm lò than và diệp thạch.

Điều 175. Nếu trong một mỏ đồng thời khai thác các vỉa nguy hiểm và không nguy hiểm về bụi nổ thì trên các lò nối liền các vỉa nguy hiểm và không nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng ngừa nổ bụi than theo Điều 172 Quy phạm này .

Điều 176. Quản đốc thông gió hàng quí phải lập lịch biểu thực hiện các biện pháp phòng ngừa nổ bụi than để trình Giám đốc mỏ duyệt. Đội cấp cứu chuyên trách mỏ phải nhận được lịch biểu này. Căn cứ vào cường độ lắng đọng bụi và kết quả kiểm tra an toàn nổ bụi ở các đường lò để xác định chu kỳ áp dụng các biện pháp phòng ngừa nổ bụi trong các lò.

Điều 177. Việc kiểm tra an toàn nổ bụi ở các lò được thực hiện hàng ca bởi các Trưởng ca khai thác và thông gió ít nhất một lần trong ca.

Kết quả kiểm tra phải được ghi vào sổ theo dõi tình trạng chế độ bụi .

Việc kiểm tra an toàn nổ bụi có thể được thực hiện bằng mắt thường, bằng các máy đo và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.

Mỗi quí đội cấp cứu mỏ chuyên trách phải thực hiện kiểm tra an toàn nổ bụi ở các mỏ hầm lò một lần.

III.4 - KIỂM TRA TÌNH TRẠNG KHÔNG KHÍ MỎ

Điều 178. Cán bộ phụ trách thông gió của mỏ phải xây dựng kế hoạch thông gió mỏ hầm lò cùng với việc lập kỳ kế hoạch sản xuất. Thường xuyên điều chỉnh kế hoạch thông gió cho phù hợp với sự biến động của mỏ.

Kế hoạch thông gió mỏ hầm lò phải được bổ sung có hệ thống và hàng quý phải điều chỉnh để phù hợp với kế hoạch sản xuất. Quản đốc và cán bộ phụ trách thông gió của mỏ phải cập nhật kịp thời vào sơ đồ thông gió tất cả những thay đổi đã xảy ra trong việc bố trí các công trình thông gió (cửa gió, tường chắn gió, cầu gió...), quạt cục bộ, những thay đổi về hướng các luồng gió, lưu lượng gió cũng như những lò mới đào.

Các kết quả đo lưu lượng gió trong những lò và ở rãnh trạm quạt đều phải kịp thời ghi vào sơ đồ thông gió để ở phân xưởng thông gió cũng như ở văn phòng làm việc của Phó Giám đốc kỹ thuật và điều độ mỏ. Mỗi khi thay đổi mạng thông gió mỏ phải chỉnh lại sơ đồ nối mạng thông gió. Bản đồ thông gió mỏ cùng với kế hoạch thủ tiêu sự cố phải có ở văn phòng Quản đốc thông gió và ở phòng làm việc của Phó Giám đốc kỹ thuật mỏ .

Ở các mỏ hầm lò, cứ ba năm một lần phải tiến hành đo hạ áp trạm quạt, đường lò và phân tích khí để sử dụng vào tính toán thông gió và xây dựng các biện pháp đảm bảo thông gió mỏ phù hợp với kế hoạch phát triển mỏ.

Điều 179. Để đánh giá chất lượng, sự phân phối không khí trong các lò và để xác định độ thoát khí của mỏ, phải thực hiện kiểm tra định kỳ thành phần không khí mỏ, đo lưu lượng gió ở các luồng gió thải của các gương khấu, lò độc đạo, khu khai thác, cánh khai thác và toàn mỏ. Công việc này cũng phải thực hiện ở luồng gió vào khi thông gió nối tiếp các gương lò, khi khí Mê tan thoát vào luồng gió sạch, gần khu vực quạt cục bộ, trong hầm nạp ắc quy và ở các gương lò thượng độc đạo trong mỏ không có khí nổ.

Ngoài những vị trí nêu trên còn phải đo lưu lượng gió ở luồng gió chính đi vào mỏ, các nhánh của luồng gió sạch, các gương độc đạo và ở chỗ đặt quạt cục bộ.

Công việc kiểm tra và định lượng thành phần không khí phải được thực hiện một lần trong tháng ở các mỏ không có khí và có khí Mê tan loại I, loại II; hai lần trong tháng ở các mỏ có khí Mê tan loại III, các mỏ có than tự cháy; ba lần trong tháng ở các mỏ siêu hạng và mỏ nguy hiểm về phụt than và phụt khí bất ngờ. Tất cả các điểm kiểm tra thành phần không khí phải được đo tốc độ gió và nhiệt độ không khí.

Lưu lượng của quạt cục bộ phải được xác định một lần trong một tháng.

Công việc kiểm tra thành phần không khí mỏ sau khi nổ mìn phải được thực hiện ít nhất mỗi tháng một lần ở trong các giếng không kể sâu hoặc nông và ở các gương lò độc đạo khác có chiều dài 300m trở lên. Kết quả đo phải được ghi vào sổ nhật ký thông gió. Việc kiểm tra thành phần không khí mỏ khi đào giếng trong chế độ có khí nổ phải được thực hiện hai lần trong một tháng, còn đối với các giếng khác mỗi tháng một lần. Vị trí cần được kiểm tra cách gương và cách miệng giếng 20 m.

Đội trưởng đội cấp cứu mỏ chuyên trách và Quản đốc thông gió của mỏ có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra thành phần không khí, sự phân phối gió trong các đường lò và xác định độ thoát khí Mê tan của mỏ theo các quy định hiện hành về kiểm tra, đo đạc thành phần không khí mỏ.

Ghi chú : Việc kiểm tra thành phần không khí mỏ ở vị trí đặt cảm biến của thiết bị đo khí Mê tan tự động điều khiển từ xa phải được tiến hành không ít hơn một lần trong tháng.

Điều 180. Phải đặt các trạm đo lưu lượng gió trên luồng gió chính. Các đường lò khác phải đo ở những đoạn lò thẳng, vì chống sát với thành lò và không có vật chướng ngại. Tại tất cả các điểm đo phải có bảng ghi rõ ngày đo, tiết diện đường lò (trạm đo), lượng gió thực tế, lưu lượng gió tính toán và tốc độ luồng gió.

Điều 181. Mỗi vị trí làm việc ở gương lò độc đạo đang hoạt động phải có các máy đo và dụng cụ sau đây (bảng 7).

Bảng 7

Loại mỏ

Loại máy đo và dụng cụ đo

Xách tay - hoạt động thường xuyên

Xách tay tự động

Cố định tự động

CH4

CO2

CH4

CH4

- Không có khí nổ

 

+

 

 

- Loại I

+

+

 

 

- Loại II

+*

+

+

 

- Loại III trở lên

 

+

+

+ **

* Khi không có khí Mê tan trong lò.

** Lò có dùng điện.

Ở các mỏ loại III và siêu hạng về khí Mê tan cũng như ở các vỉa nguy hiểm về phụt khí bất ngờ, xì khí Mê tan từ các lỗ khoan, khe nứt thì việc kiểm tra hàm lượng khí Mê tan ở gần các máy đào lò, máy khấu than, máy đánh rạch được thực hiện bằng các máy đo tự động.

Tất cả công nhân làm việc ở các gương lò độc đạo, các gương khấu và đường lò gió thải của những mỏ trên đều phải được trang bị máy phát tín hiệu khí Mê tan tự động cá nhân. Khi điều khiển từ xa com bai, máy đánh rạch bằng đường ống khí nén, cho phép kiểm tra hàm lượng khí Mê tan bằng thiết bị tự động cố định hoặc máy đo tự động xách tay. Thiết bị đo khí Mê tan cố định tự động phải tự động ngắt nguồn cung cấp điện khi hàm lượng khí Mê tan vượt quá giới hạn cho phép. Các thiết bị này phải được đặt ở vị trí thích hợp theo thiết kế, phù hợp với tính năng hoạt động của nó. Thời hạn mỏ trang bị các máy đo tự động kiểm tra hàm lượng khí Mê tan, máy phát tín hiệu khí Mê tan tự động cá nhân và sử dụng máy đo tự động kiểm tra hàm lượng khí Mê tan phải thực hiện theo quy định hiện hành trong hướng dẫn tính toán độ chứa khí, độ thoát khí, phân loại mỏ theo khí, kiểm tra, đo đạc thành phần không khí trong các hầm lò than và diệp thạch.

Chỉ được phép sử dụng đèn bảo hiểm bằng xăng để kiểm tra thành phần không khí ở những mỏ không có khí nổ và các mỏ có khí nổ loại I và II.

Điều 182. Việc kiểm tra hàm lượng khí Mê tan trong mỏ có khí nổ phải được thực hiện ở tất cả các đường lò có thể thoát hoặc tích tụ khí Mê tan. Vị trí và chu kỳ đo do Quản đốc thông gió quy định và được Giám đốc mỏ duyệt. Việc kiểm tra phải thực hiện theo các yêu cầu sau:

1- Ở các gương lò độc đạo, các gương giếng đang hoạt động, các luồng gió thải từ gương độc đạo, gương khấu và khu khai thác nếu không có máy kiểm tra khí Mê tan tự động, đối với các mỏ loại I và II thì phải đo khí Mê tan ít nhất 2 lần trong ca, với mỏ loại III trở lên ít nhất 3 lần trong ca và trong đó 1 lần phải đo ở đầu ca. Ở tất cả các địa điểm nêu ở trên việc đo hàm lượng khí Mê tan do Trưởng ca tổ chức thực hiện. Đội chuyên trách thông gió mỏ phải tổ chức đo kiểm tra ít nhất một lần trong ca.

2- Trưởng ca thông gió phải tổ chức đo khí Mê tan ít nhất 1 lần trong ngày đêm ở luồng gió đi vào gương lò độc đạo, gương khấu không hoạt động và luồng gió thải từ các gương lò ấy đi ra nhập vào luồng gió thải của cánh khai thác hoặc của toàn mỏ,

3- Ở trong các hầm trạm đặt máy việc đo khí Mê tan phải thực hiện ít nhất một lần trong một ca, việc đo do Trưởng ca tổ chức thực hiện. Đội chuyên trách thông gió mỏ phải tổ chức đo kiểm tra ít nhất một lần trong ngày đêm.

4- Ở các gương lò độc đạo, các giếng và khu khai thác có trang bị máy đo kiểm tra Mê tan tự động cố định, các công nhân phân xưởng thông gió phải tiến hành đo kiểm tra ít nhất một lần trong ngày đêm. Khi phát hiện các chỉ số không đúng ở các máy đo tự động cố định và xách tay thì phải báo ngay cho điều độ mỏ giải quyết. Nếu chưa khắc phục được sự sai lệch đó trong ca phải thực hiện đo khí theo chu kỳ quy định cho những đường lò không được trang bị máy đo tự động.

Việc đo khí Mê tan và sử dụng máy đo tự động kiểm tra hàm lượng khí Mê tan được thực hiện theo quy định hiện hành về hướng dẫn tính toán độ chứa khí, độ thoát khí, phân loại mỏ theo khí, kiểm tra, đo đạc thành phần không khí trong các hầm lò than và diệp thạch.

Việc kiểm tra hàm lượng khí Mê tan khi tiến hành nổ mìn phải được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN - 4586: 1997 "Vật liệu nổ công nghiệp - Yêu cầu an toàn về bảo quản vận chuyển và sử dụng ".

Điều 183: Trưởng ca phân xưởng khai thác và công nhân kỹ thuật phân xưởng thông gió phải ghi lên bảng các kết quả đo hàm lượng khí Mê tan trong ca sản xuất được quy định ở Điều 182. Ngoài ra công nhân kỹ thuật thông gió cũng phải ghi kết quả đo vào sổ nhật lệnh của phân xưởng thông gió, sổ đo khí Mê tan và ghi chép về tích tụ khí có chữ ký của Quản đốc thông gió. Sổ nhật lệnh phải được lưu giữ ít nhất 6 tháng. Trước khi bắt đầu ca tiếp theo, công nhân kỹ thuật phân xưởng thông gió phải báo cáo kết quả đo cho Quản đốc thông gió hoặc người được uỷ quyền. Quản đốc thông gió phải được thông báo về các kết quả đo, các chỉ số của các máy đo tự động cố định hàm lượng khí Mê tan đã được xác nhận của Quản đốc khu vực. Các thông tin về khí Mê tan trên cũng phải kịp thời chuyển đến người ra nhật lệnh sản xuất của mỏ.

Các trường hợp sự cố tích tụ khí ở các lò không kể xảy ra trong thời gian bao lâu đều phải được điều tra (trừ các vị trí gần combai, máy khoan, máy đánh rạch). Tất cả các trường hợp đó đều phải được ghi chép vào sổ đo khí Mê tan và ghi chép về tích tụ khí.

Tất cả các trường hợp bốc cháy khí Mê tan và bụi than không kể hậu quả gây ra thế nào đều phải được điều tra và lập biên bản theo quy định.

Điều 184. Ở tất cả các mỏ hầm lò có khí nổ, mỗi quý1 lần phải lập bảng liệt kê các khu vực hầm lò có nguy hiểm về tích tụ khí Mê tan thành lớp (chiều dài lớn hơn 5 lần chiều dày). Việc kiểm tra hiện tượng tích tụ khí Mê tan thành lớp và tích tụ khí Mê tan cục bộ phải thực hiện theo quy định hiện hành về hướng dẫn tính toán độ chứa khí, độ thoát khí, phân loại mỏ theo khí, kiểm tra, đo đạc thành phần không khí trong các hầm lò than và diệp thạch.

Điều 185. Ở các gương khấu và các lò độc đạo thuộc mỏ hầm lò không có khí nổ cũng như ở các mỏ có khí nổ, khi khai thác các vỉa than có khả năng tự cháy và đào lò trong khu vực sụp đổ, Trưởng ca phải tổ chức đo hàm lượng khí Cacbonic ít nhất một lần trong ca. Kết quả đo phải ghi trên bảng. Các trường hợp hàm lượng khí cácbonic tăng quá mức quy định cần phải điều tra nguyên nhân, đề ra các biện pháp xử lý và ghi vào sổ theo dõi khí.

Điều 186. Ở các mỏ hầm lò có khí nổ, tất cả công nhân hầm lò phải được học cách đo hàm lượng khí Mê tan, khí Cacbonic, còn ở các mỏ không có khí nổ phải học cách đo khí Cacbonic. Khi vào lò, Trưởng ca phải tổ chức đo khí Mê tan và khí Cacbonic. Trong trường hợp phát hiện hàm lượng khí Mê tan hoặc khí Cacbonic vượt quá giới hạn cho phép, phải có biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn.

Điều 187. Ở tất cả các mỏ hầm lò có khí nổ, khi đào các gương lò độc đạo sử dụng năng lượng điện và sử dụng QCB (trừ đào các giếng đứng và giếng gió) cần phải sử dụng thiết bị kiểm tra tự động lưu lượng gió. Ở các mỏ loại III trở lên phải có thiết bị tự động kiểm tra sự hoạt động và thiết bị điều khiển từ xa của quạt.

Ở các mỏ có nguy hiểm phụt than, phụt khí bất ngờ cần phải kiểm tra từ xa lưu lượng gió thải của các khu vực khai thác bằng trạm đo trung tâm. Thời hạn đưa trạm vào hoạt động do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quy định.

III.5 - TỔ CHỨC VÀ NGƯỜI GIÁM SÁT CÔNG TÁC THÔNG GIÓ MỎ

Điều 188. Ở mỗi mỏ hầm lò phải có phân xưởng hoặc một bộ phận làm công tác thông gió.

Quản đốc thông gió phải là kỹ sư mỏ hoặc trung cấp kỹ thuật mỏ đã làm việc ở mỏ hầm lò ít nhất 2 năm. Đối với các mỏ loại III về khí Mê tan trở lên, Quản đốc thông gió phải là kỹ sư ngành khai thác mỏ đã làm việc ở mỏ hầm lò trên 3 năm.

Chương 4.

VẬN TẢI MỎ VÀ TRỤC TẢI

IV.1 - VIỆC ĐI LẠI, VẬN CHUYỂN NGƯỜI VÀ VẬN TẢI TRONG CÁC LÒ

Điều 189. Ở các mỏ đang sản xuất và trong thời kỳ xây dựng, khi vận chuyển nguyên vật liệu, trang thiết bị và chở người trong tất cả các lò phải đảm bảo an toàn và ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra.

IV.1.1 - VẬN CHUYỂN NGƯỜI TRONG CÁC LÒ BẰNG, LÒ NGHIÊNG

Điều 190. Để vận chuyển người trong các lò bằng, lò nghiêng phải sử dụng những phương tiện chở người chuyên dùng, phù hợp với chỉ dẫn trong quy trình vận hành của nhà máy chế tạo.

Để vận chuyển người trong đoàn tàu chở vật liệu và thiết bị ở các lò bằng, cho phép móc vào đoàn tàu một toa xe chở người. Toa xe này phải được bố trí ngay sau đầu tầu và có thiết bị tín hiệu đảm bảo truyền được tín hiệu cho lái tàu. Không cho phép móc vào toa xe chở người toa sàn có vật liệu và thiết bị cũng như các goòng chở hàng nhô ra ngoài kích thước của goòng.

Điều 191. Khi vận chuyển người trong lò nghiêng bằng toa xe chở người, đoàn xe goòng phải được trang bị các phương tiện (phanh dù) tin cậy và tác động tự động dừng được đoàn xe goòng không xô, giật mạnh trong trường hợp vượt quá tốc độ quy định 25%, đứt, tuột cáp, cơ cấu móc nối. Ngoài ra phải có khả năng làm phanh dù tác động từ bộ truyền động bằng tay.

Đoàn xe goòng phải có người phụ trách ở phía trước goòng đầu tiên theo hướng chuyển động . Tại chỗ đó phải có tay gạt bộ truyền động bằng tay của phanh dù .

Điều 192. Khi vận chuyển người trong toa xe chở người ở lò bằng, tốc độ chuyển động không vượt quá 20 km/ h, còn khi vận chuyển người trong các goòng chở hàng đã được trang bị để chở người không vượt quá 12km/ h.

Điều 193. Khi xây dựng và vận hành các đường cáp treo, mônô ray (đường ray đơn) và đường ray đặt trên nền không được rải đá balat (gọi tắt là đường ray đặt trên nền) cũng như khi dùng băng tải để vận chuyển người phải tuân theo những quy định hiện hành về an toàn.

Điều 194. Cấm :

1- Dùng goòng chở than và đất đá (gọi tắt là goòng chở hàng) để vận chuyển người trong lò.

2- Vận chuyển trong đoàn tàu có người cùng với các dụng cụ và phụ tùng nhô ra khỏi thành goòng, những vật liệu nổ, dễ cháy và hoá chất nguy hiểm.

3- Móc các goòng chở hàng vào đoàn tàu vận chuyển người, trừ 1 đến 2 goòng ở cuối đoàn tàu để chở dụng cụ đồ nghề trong lò bằng.

4- Mang các vật cồng kềnh và dài trên đường trong thời gian vận chuyển người.

5- Chở người trên đầu tàu, trong các goòng không được trang bị để chở người, trên toa sàn v. v... Khi có chỗ ngồi thứ hai, cho phép người làm công tác thanh tra hoặc tập sự lái tàu được ngồi trên đầu tàu.

Điều 195. Hàng ca, trước khi vận chuyển người, thợ lái tàu phải tiến hành xem xét các toa xe, đặc biệt phải chú ý đến những cơ cấu nối móc, thiết bị tín hiệu, hệ trục bánh goòng và phanh. Các kết quả kiểm tra phải được báo cáo cho Trưởng ca để họ ký cho phép vận chuyển người vào phiếu hành trình của thợ lái tàu.

Hàng tuần, các toa xe chở người phải được cơ điện trưởng phân xưởng xem xét, kiểm tra.

Điều 196. Việc vận chuyển bằng cáp đầu mút để chở người lên xuống bằng toa xe chở người phải được trang bị trục tải chuyên dùng được đặt trong lò riêng biệt. Yêu cầu này không áp dụng trong khi đào và sửa chữa các lò nghiêng.

Cấm làm việc đồng thời trong cùng một lò nghiêng các phương tiện khác nhau để chở người lên xuống và phương tiện vận tải đường sắt để nâng, hạ hàng (đất đá, than, thiết bị, vật liệu).

Việc sử dụng cùng một trục tải để vận chuyển người và hàng lên, xuống chỉ được phép trong trường hợp nếu như không phải thay nối móc các thùng trục (goòng).

Điều 197. Loại ray và cách lót rải đường ray trong lò nghiêng, vận chuyển người bằng toa xe chở người, phải phù hợp với loại cơ cấu phanh dù. Ở các toa xe dùng để chở người trong lò hai đường xe và trong lò chỉ cho phép người ra vào một bên, các cửa giữa hai đường xe và phía không sử dụng phải được đóng khoá lại.

Điều 198. Trước khi kết thúc các công việc đào lò, đào sâu và sửa chữa lớn trong lò nghiêng có trang bị vận tải bằng cáp đầu mút, cho phép vận chuyển người lên, xuống trong thùng cũi hoặc toa xe chuyên dùng không có phanh dù. Kết cấu của toa xe chuyên dùng và sơ đồ công nghệ vận chuyển người trong trường hợp này phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Để đưa vật liệu đến và thải đất đá khi sửa chữa các lò có người đi lại có trang bị vận chuyển bằng cơ khí, cho phép nối móc một goòng hàng vào đoàn toa xe chở người không tải (không cần tháo các toa xe này ra). Khi đó phải tuân theo các điều kiện sau đây:

1- Tốc độ của đoàn tàu không được vượt quá 3m/ s.

2- Để móc một goòng hàng phải sử dụng cơ cấu nối móc, được chế tạo tại các nhà máy hoặc sửa chữa theo tài liệu kỹ thuật của nhà máy chế tạo các toa xe chở người được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

3- Tải trọng trên cơ cấu nối móc của toa xe chở người đầu tiên và trên trục tải không được vượt quá giá trị tính toán.

4- Không cho phép vận chuyển người trong toa xe chở người có goòng hàng móc vào. Yêu cầu này không áp dụng đối với những người có nhiệm vụ sửa chữa lò đó.

Điều 199. Phải thử nghiệm phanh dù theo hướng dẫn vận hành phanh dù của nhà máy chế tạo khi:

1- Treo và đưa vào vận hành các toa xe mới dùng để chở người trong lò nghiêng.

2- Thử nghiệm định kỳ không ít hơn một lần trong 6 tháng.

Điều 200. Hàng ca, trước khi vận chuyển người, các toa xe và thùng cũi dùng để chở người lên, xuống trong lò nghiêng cũng như những cơ cấu móc nối và kẹp cáp phải được thợ trực cơ điện và người vận hành xem xét kiểm tra, đồng thời phanh dù phải được thử tác động bằng cách đóng bộ truyền động bằng tay .

Việc kiểm tra xem xét hàng ngày phải do thợ cơ khí trục tải hoặc người chuyên trách thực hiện. Quản đốc hay người được uỷ quyền phụ trách trục tải phải kiểm tra một lần trong tháng.

Các kết quả kiểm tra xem xét phải được ghi vào sổ kiểm tra thiết bị trục tải.

Điều 201. Mỗi đoàn tàu chở người trong lò nghiêng phải có tín hiệu ánh sáng ở toa xe đầu tiên theo hướng chuyển động của đoàn tàu.

Điều 202. Trong lò nghiêng, được trang bị trục tải chở người và hàng - người, các vì chống và đường ray phải được kiểm tra xem xét hàng ngày bởi những người có trách nhiệm do mỏ quyết định, đồng thời trước ca chở công nhân lên, xuống phải chạy toa xe không tải một lần dọc theo đường lò. Các kết quả kiểm tra xem xét phải được ghi vào sổ kiểm tra thiết bị trục tải.

Điều 203. Ở các mỏ đang sản xuất và xây dựng phải có những người do mỏ quyết định, chịu trách nhiệm về việc tổ chức vận chuyển người trong lò nghiêng.

Điều 204. Các toa xe dùng để vận chuyển người trong lò nghiêng phải được nối với nhau bằng các móc kép.

IV.1.2 - VẬN TẢI VẬT LIỆU TRONG CÁC LÒ BẰNG, LÒ NGHIÊNG

Điều 205. Cấm đưa vào làm việc các goòng chở hàng cũng như các phương tiện vận tải đơn chiếc của đoàn tàu, các đường mônô ray và đường ray đặt trên nền trong các trường hợp sau đây:

1- Các hệ trục bánh goòng bị trục trặc (bánh bi rơ rão, các bu lông và chốt bắt giữ bị thiếu, trục bánh cong, có vết nứt trên trục, bánh goòng bị sứt mẻ sâu v.v... ).

2- Có các móc nối, quai treo và những phần kéo khác bị hư hỏng cũng như nối móc bị mòn bề mặt quá giới hạn cho phép.

3- Đầu đấm và phanh bị trục trặc.

4- Bộ phận khoá đáy goòng bị hỏng và đáy của goòng đóng không khít.

5- Khung (xát xi) goòng bị biến dạng hoặc hư hỏng.

6- Thùng goòng bị hỏng hoặc lồi ra lớn hơn 50 mm so với thành goòng.

7- Những tấm chắn giữa các khoang của đầu tầu bị hư hỏng.

Điều 206. Cấm:

1- Đẩy các thành phần của đoàn tàu chưa được móc nối. Móc trực tiếp vào đầu tàu, toa sàn hoặc goòng chở vật liệu kích thước dài, toa sàn và goòng chở gỗ hoặc thiết bị nhô ra khỏi thành goòng. Khi vận chuyển thiết bị và vật liệu có kích thước dài phải sử dụng goòng hoặc toa sàn chuyên dùng được nối với nhau bằng những móc nối cứng. Chiều dài của móc nối cứng phải lựa chọn sao cho giữa những vật liệu dài hoặc thiết bị trên các toa sàn lân cận giữ được khoảng cách đảm bảo cho đoàn tàu thông qua được ở những chỗ đường vòng, nhưng chiều dài này không nhỏ hơn 300 mm.

2- Móc nối và tháo các goòng bằng tay khi tàu chạy. Việc nối và tháo móc các goòng có móc khoá chỉ được làm bằng dụng cụ chuyên dùng.

3- Dùng đầu tàu đẩy đoàn goòng bằng các cột chống, tấm ván gỗ xẻ v.v...

4- Móc và tháo móc các goòng ở khoảng cách nhỏ hơn 5 m đến quang lật, cửa gió hoặc những chướng ngại khác.

5- Sử dụng các phương tiện cầm tay để hãm hoặc khống chế chuyển động của đoàn tàu.

Điều 207. Ở trạm chất tải cố định và gần quang lật phải sử dụng máy đẩy goòng hoặc tời. Việc điều khiển các thiết bị này phải thực hiện từ bảng điều khiển, được đặt trong các cúp và những vị trí đảm bảo an toàn cho người vận hành và bắt buộc có khoá liên động để ngăn cản đóng đồng thời quang lật và máy đẩy goòng hoặc tời.

Điều 208. Khi vận chuyển bằng đường ray trong lò nghiêng, goòng phải có cơ cấu bảo vệ không để goòng lăn xuống dưới khi bị đứt, tuột cáp và cơ cấu nối móc hoặc móc bị hỏng.

Khi vận chuyển bằng cáp đầu mút:

1- Tại sàn tiếp nhận trên của lò nghiêng phải có đoạn đường bằng cho goòng vào và phải đặt bộ chặn (barie).

2- Phía trên sàn tiếp nhận dưới phải đặt bộ chặn bảo hiểm được trang bị cơ cấu giảm chấn có điều khiển tự động hoặc điều khiển từ xa, thời hạn trang bị các bộ chặn trên do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quy định.

Trong các lò có thời hạn sử dụng đến 1,5 năm và với góc dốc đến 100, khi số goòng kéo không lớn hơn 2 goòng, được phép sử dụng bộ chặn loại cứng (không có cơ cấu giảm chấn).

3- Phía dưới sàn tiếp nhận trên cũng như trong đường ray rẽ nhánh của lò trung gian có thể đặt bộ chặn loại cứng. Độ bền của bộ chặn phải được xác định qua tính toán. Việc điều khiển các bộ chặn này có thể được thực hiện bằng điều khiển từ xa. Trong các lò có chiều dài đến 30 m dùng để vận chuyển những vật liệu phụ trợ và thiết bị, cho phép sử dụng bộ chặn điều khiển bằng tay.

Khi vận tải bằng cáp vô tận, trên đường của các nhánh có tải và không tải, phía dưới sàn tiếp nhận trên và phía trên sàn tiếp nhận dưới cũng như trên và dưới của tất cả các sàn tiếp nhận trung gian phải đặt mỗi nơi hai bộ cóc hãm bảo hiểm: Bộ thứ nhất cách sàn tiếp nhận 5 m và bộ thứ hai - cách bộ thứ nhất 5 m.

Ở sàn tiếp nhận dưới và trung gian, trên những đoạn bằng của lò nghiêng phải làm các cúp tránh để bảo vệ cho công nhân và đặt các bảng điều khiển và thông tin liên lạc.

Những yêu cầu của điều này không áp dụng đối với các lò nghiêng vận chuyển người trong các phương tiện chở người hay chở hàng - người.

Điều 209. Trên mỗi đầu tàu cũng như ở sân giếng và mặt bằng giao nhận của các lò nghiêng phải có kích hoặc dụng cụ nâng ray, cũng như các tấm độn và dụng cụ để móc, tháo goòng.

Điều 210. Cấm người đi lại ở lò nghiêng trong thời gian vận chuyển hàng.

Khi các lò dọc vỉa trung gian cắt qua lò thượng, lò ngầm và giếng nghiêng phải đặt bộ chặn (barie) bảo hiểm, bảng tín hiệu ánh sáng và những dấu hiệu phòng ngừa trong các lò dọc vỉa.

Điều 211. Trong thời gian thiết bị trục tải trong lò nghiêng làm việc, cấm những người không có trách nhiệm vào nơi tháo, móc goòng và phải treo dấu hiệu phòng ngừa.

Điều 212. Đẩy xe bằng tay trong hầm lò:

- Phải treo đèn sáng ở thành ngoài phía trước của goòng.

- Khoảng cách giữa các goòng khi bốc xếp bằng tay không được nhỏ hơn 10 m trên đường có độ dốc đến 0,005 và không nhỏ hơn 30 m trên đường có độ dốc lớn hơn. Khi độ dốc lớn hơn 0,01 cấm đẩy goòng bằng tay.

- Người đẩy goòng phải luôn luôn bám sát goòng. Cấm để goòng tự chạy mà không có người theo sát. Mỗi goòng phải có một cây chèn tốt để lúc cần có thể hãm goòng được ngay.

- Cấm đứng phía trước để kéo hoặc hãm goòng.

- Cấm để tay lên miệng goòng để đẩy. Goòng phải có tay cầm để đẩy.

- Cấm trèo lên goòng hay đứng trên đầu đấm kể cả lúc goòng dừng.

- Khi goòng bị cặm phải báo ngay cho người đẩy goòng phía sau biết để hãm goòng lại, đồng thời rời goòng và tránh về phía hông lò (phía dành cho người đi lại).

- Đường ray trong lò phải đặt đúng kỹ thuật, các đầu nối đường ray, tà vẹt không được cập kênh, sứt mẻ, mối nối đường ray phải có đủ bu lông. Lò phải được dọn sạch, không được để đất đá, đầu gỗ và các vật cản khác làm vướng lối tránh goòng và lối người đi lại.

Điều 213. Khi kéo các goòng, toa sàn bằng cáp vô tận và cáp đầu mút phải sử dụng các cơ cấu móc nối không cho phép tự tháo được. Khi vận tải bằng cáp vô tận trong lò có góc nghiêng lớn hơn 180, cần phải sử dụng thêm cáp, xích kiểm tra.

Điều 214. Móc goòng và cơ cấu móc nối để vận tải bằng cáp vô tận và cáp đầu mút cũng như móc của đầu tàu phải được chế tạo ở các nhà máy theo tài liệu kỹ thuật đã được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

IV.1.3 - ĐI LẠI, VẬN CHUYỂN NGƯỜI VÀ VẬT LIỆU

TRONG GIẾNG ĐỨNG

Điều 215. Việc vận chuyển người lên, xuống trong giếng đứng phải bằng thùng cũi. Khi đào giếng, đào sâu thêm giếng đứng và đào giếng gió cũng như khi đặt cốt giếng có thể chở người lên, xuống ở trong thùng trục đào giếng.

Điều 216. Các thùng cũi dùng để chở người lên, xuống, ở những mặt ngắn (mặt đầu) phải có cửa hoặc cơ cấu ngăn chắn khác, không cho người rơi ra khỏi thùng cũi.

Các cửa phải mở về phía trong thùng cũi và được khoá chắc chắn bằng then bên ngoài. Chiều cao thành trên của cửa hoặc cơ cấu ngăn chắn khác so với nền thùng cũi không được nhỏ hơn 1,2 m và của thành dưới - không lớn hơn 0,15 m.

Dọc các mặt dài (hai bên sườn) trong thùng cũi phải có tay vịn.

Các thùng cũi dùng để vận chuyển người lên xuống, các đối trọng của trục tải chở người, hàng - người phải được trang bị cơ cấu phanh dù dùng để hãm êm và dừng thùng cũi, đối trọng trong trường hợp bị đứt cáp nâng. Lò xo truyền động của phanh dù thùng cũi phải được che chắn bằng chụp bảo hiểm.

Cho phép không có phanh dù trong những trường hợp sau:

1- Ở thùng cũi và đối trọng của trục tải nhiều cáp với số cáp bằng 4 và lớn hơn.

2- Ở thùng cũi và đối trọng trục tải hai cáp với điều kiện lựa chọn và loại bỏ cáp nâng phù hợp với yêu cầu của các khoản 1 Điều 306 và khoản 1 Điều 326.

3- Ở thùng cũi và đối trọng của trục tải sự cố, sửa chữa.

4- Ở thùng cũi và đối trọng của trục tải của các giếng khác không sử dụng để vận chuyển người lên, xuống thường xuyên.

5- Đối trọng của trục tải giếng nghiêng đang vận hành.

6- Đối trọng của trục tải giếng đứng đang vận hành có điều kiện chật hẹp (điều kiện chật hẹp là điều kiện không có khả năng bố trí cho đối trọng một tiết diện có chiều dài 1,5 m và rộng 0,4 m) nếu như các khoang của thùng cũi và đối trọng được ngăn cách với nhau bằng ray hoặc cáp. Cho phép không có ngăn cách nếu chiều cao của khung đỡ đối trọng lớn hơn hai bước đặt cốt chống khi thanh định hướng đặt cả hai bên và lớn hơn một bước đặt cốt chống khi thanh định hướng đặt một bên. Đối trọng trong trường hợp này phải được trang bị các đế guốc bảo hiểm dài hơn 0,4m với khe hở tăng lên.

Gia tốc khi hãm thùng cũi không tải bằng phanh dù không được vượt quá 50 m/ s2 và khi hãm thùng cũi chở số người tối đa không được nhỏ hơn m/ s2.

Việc thử phanh dù phải được thực hiện không ít hơn một lần trong 6 tháng, phù hợp với quy trình của từng loại phanh dù.

Phanh dù phải được thay mới cùng với thùng cũi, trừ trường hợp phanh dù có cáp hãm phải được thay thế không quá 5 năm kể từ ngày treo.

Cho phép kéo dài thời hạn sử dụng của phanh dù có cáp hãm thêm 2 năm. Gia hạn sử dụng phanh dù do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quyết định trên cơ sở kết quả thử nghiệm, kiểm tra của máy dò khuyết tật, sự mài mòn của các khớp bản lề không vượt quá tiêu chuẩn của các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành và các thông số của nhà chế tạo.

Số người chuyên chở đồng thời trong một tầng của thùng cũi được quy định là 5 người trên 1 m2 sàn, còn trong các thùng trục là 4 người trên 1 m2 sàn và phải được ghi vào bản nội quy vận hành.

Điều 217. Khi chở người lên, xuống trong thùng trục đào lò:

1- Thùng trục phải được di chuyển theo các đường dẫn hướng. Cho phép các thùng trục di chuyển không có các đường dẫn hướng ở khoảng cách không quá 20 m đến mặt gương đào khi thi công các giếng đứng bằng các tổ hợp thiết bị (máy bốc xúc, gầu ngoạm) khoảng cách này có thể tăng đến 40m.

2- Cấm chở người lên, xuống trong các thùng trục không có khung dẫn hướng, không có chụp bảo hiểm ở trên để đề phòng vật lạ rơi xuống gây tai nạn.

Trong những trường hợp riêng biệt khi khắc phục sự cố và tiến hành công tác sửa chữa trong giếng cho phép chở người lên, xuống trong các thùng trục không có các khung dẫn hướng nhưng phải đảm bảo:

- Tốc độ chuyển động của thùng trục không được vượt quá 0,3 m/ s.

- Khe hở giữa các thành của thùng trục với các kết cấu bằng kim loại trong thành giếng nhô ra không nhỏ hơn 400 mm.

- Trên thùng trục nhất thiết phải có chụp bảo hiểm.

- Khung dẫn hướng phải được cố định chắc chắn trên mặt bằng dỡ tải, các cơ cấu dỡ tải phải đóng kín.

3- Người ra vào thùng trục ở sàn tiếp nhận dưới phải bằng cầu thang gấp chuyên dùng hoặc bậc của thùng trục và chỉ khi cơ cấu dỡ tải đóng kín, thùng trục đã dừng.

4- Người ra vào thùng trục ở các lò và hầm trạm trung gian phải bằng cầu thang kiểu gấp bản lề, còn ra vào ở trên sàn cứng và trên thùng trục chỉ khi mép thùng trục đã dừng ở ngang mức miệng loa hoặc ở ngang mức sàn tầng khi có cửa trong miệng loa.

5- Cấm ngồi hoặc đứng lên mép thùng trục khi lên, xuống, cấm chở người lên, xuống trong thùng trục đã chất tải.

6- Thùng trục đào giếng không được chất tải đến mức cách mép thành trên 100 mm. Cấm sử dụng thùng trục đào giếng không có cơ cấu giữ quang treo ở trạng thái thõng xuống. Chiều cao của các cơ cấu giữ quang treo không được nhỏ hơn 40mm:

Khi chở người và hàng lên, xuống trong thùng trục đào giếng, trục tải phải được trang bị các cơ cấu khoá liên động, không cho thùng trục đào giếng đi qua miệng loa xuống ngăn dưới, khi dưới miệng loa có thiết bị xúc bốc. Thời hạn trang bị khoá liên động do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quy định.

Điều 218. Trước khi hoàn thiện các công việc đào, đào sâu thêm và đào lò nối thông gió ( trừ khi đào các lò đảm bảo lối ra thứ hai và các giếng khác), khi sửa chữa lớn giếng đứng cho phép chở người lên, xuống trong thùng cũi không có phanh dù.

Điều 219. Cấm chở người lên, xuống trong thùng skip và trong thùng cũi loại chở hàng, trừ khi xem xét, kiểm tra, sửa chữa giếng, đo đạc và các trường hợp sự cố.

Cho phép chở người lên, xuống trong thùng cũi lật khi có các phương tiện đảm bảo không thể lật người vào bunke, cũng như lật thùng cũi khi chuyển động trong giếng.

Cấm chở người lên, xuống trong các thùng cũi đã chất đầy hoặc chất một phần hàng.

Trường hợp bố trí trong cùng một giếng các trục tải chở hàng - người và chở hàng, cấm dùng trục tải chở hàng để chở người lên, xuống. Trừ khi đưa người lên khi đào và đào sâu thêm giếng, trong trường hợp lưu lượng nước chảy vào đe doạ ngập giếng khi ngừng máy trục.

Điều 220. Việc sửa chữa và xem xét, kiểm tra giếng được phép tiến hành ở trên nóc của thùng cũi và thùng skíp không tải hoặc của đối trọng đã được trang bị một sàn kiểm tra chuyên dùng ở trên. Sàn phải có diện tích không nhỏ hơn 0,6 m2, một trong các kích thước không nhỏ hơn 0,4m và hàng rào không thấp hơn 1,2 m. Khi đó người kiểm tra phải đeo dây an toàn móc cố định vào cáp nâng hoặc các bộ phận của cơ cấu treo thùng trục và phải có chụp bảo vệ cố định cho người khỏi bị các vật rơi ngẫu nhiên.

Các dây an toàn phải được thử nghiệm về độ bền 6 tháng một lần.

Chỉ những người có trách nhiệm thực hiện các công việc sửa chữa mới được phép ở trên và trong thùng trục.

Để xem xét, kiểm tra và sửa chữa các phần của khung chống và của cốt giếng, ở cách xa thùng trục, cho phép sử dụng giàn kiểu bản lề ( tháo được ) được định vị chắc chắn vào thùng cũi hoặc thùng skip. Kết cấu của các giàn đó phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt

Ở những trục tải có đối trọng cho phép sử dụng tải trọng cân bằng để xem xét, kiểm tra và sửa chữa giếng.

Điều 221. Ở các mỏ đang sản xuất và trong thời kỳ xây dựng phải có những người chuyên trách cho việc tổ chức vận chuyển người và hàng trong giếng. Người này phải do Giám đốc mỏ bổ nhiệm

IV.2 - CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI MỎ

IV.2.1- QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 222. Khi thiết kế và chế tạo, cũng như đặt nhập các dạng thiết bị vận tải mỏ mới phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 223. Việc sử dụng thiết bị vận tải có truyền động bằng động cơ diezel trong mỏ phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 224. Các gara tạm thời để sửa chữa đầu tàu trên mặt bằng mỏ chỉ được phép đặt trên những đường ray cụt chuyên dùng ở khoảng cách không gần hơn 30 m đến giếng.

Trên đường ray nối gara đầu tàu với giếng, phải đặt barie (rào chắn) thường xuyên đóng.

Điều 225. Để dồn dịch và kéo goòng trong lò bằng có độ dốc đến 0,05 cho phép sử dụng tời có tốc độ 1m/s.

Để vận chuyển thiết bị, vật liệu, đất đá thải từ nơi sửa chữa và chống xén trong lò có góc dốc đến 30­0, có thể sử dụng tời khi đáp ứng được những yêu cầu sau:

1- Đường kính tang không được nhỏ hơn 20 lần đường kính của cáp cho phép quấn nhiều lớp trên tang.

2- Tốc độ chuyển dịch của cáp ở tang quấn cáp trung bình không được vượt quá 1,8 m/s.

3- Tời phải có hai phanh hãm, một trong các phanh phải tác động lên tang. Từng phanh phải đảm bảo khi ở trạng thái hãm của bộ truyền động, mômen hãm không nhỏ hơn 2 lần mô men cản tĩnh.

Đối với những tời mới chế tạo cho mục đích sử dụng trên cần phải đóng tự động phanh hãm khi mất điện.

Điều 226. Tất cả các phương tiện vận chuyển người trong hầm lò, những thiết bị bảo vệ và an toàn (phanh hãm, phanh dù, rào chắn, hãm bảo hiểm) cũng như các cơ cấu nối móc và móc khi chế tạo mới phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

IV.2.2- TRANG BỊ ĐƯỜNG RAY

Điều 227. Bề rộng của đường ray không được lớn hơn 4 mm và nhỏ hơn 2 mm so với cương cự quy định.

Điều 228. Cấm sử dụng đường ray khi:

1- Độ mòn của đỉnh ray theo phương thẳng đứng lớn hơn 12 mm đối với ray mã hiệu P-24 ; 16 mm đối với ray P-33 và 20 mm đối với ray P-38, cũng như khi mép ngoài bánh xe chạm vào mũ các đinh ốc, khi có những vết nứt dọc và ngang trong ray, tróc vỡ đỉnh ray, bong đế chân ray và các khuyết tật khác có thể làm đoàn tàu trật bánh.

2- Độ lệch của các ray so với tim đường tại những chỗ nối lớn hơn 50 mm trên chiều dài nhỏ hơn 8 m của ray.

Điều 229. Cấm sử dụng các ghi khi:

1- Lưỡi định hướng bị chệch, sứt mẻ, cong theo chiều ngang và dọc.

2- Tay ghi bị tách ra.

3- Ghi khi đóng có khe hở lớn hơn 4 mm giữa lưỡi ghi và ray khung.

4- Không có định vị các vị trí chuyển dịch ghi bằng chốt định vị hoặc cơ cấu khác.

5- Các rãnh để kéo bộ truyền động chuyển ghi để hở.

Điều 230. Các bộ truyền động chuyển ghi cơ khí và bằng tay trên đường ray phải đặt về phía người đi lại đảm bảo một khoảng cách không nhỏ hơn 0,7 m từ phần nhô ra nhiều nhất của bộ truyền động đến cạnh của đoàn tàu.

Khoảng cách từ bộ truyền động đến vì chống lò phải đảm bảo thuận tiện cho việc lắp đặt, xem xét, kiểm tra và sửa chữa.

Khi chiều rộng của lò không đủ, các bộ truyền động chuyển ghi phải đặt trong cúp.

Điều 231. Đường ray và trang bị của đường, rãnh, máng thoát nước, các bộ chuyển ghi, tín hiệu và dấu hiệu chỉ đường, các khoảng trống và lối người đi trong lò bằng và lò nghiêng vận tải bằng goòng, cũng như lưới tiếp xúc vận tải bằng đầu tàu điện phải được quản đốc hoặc người được thay thế ( cơ điện trưởng phân xưởng khu vực ) kiểm tra không ít hơn một lần trong tháng và tổ trưởng đường sắt không ít hơn hai lần trong tháng. Khi xem xét, kiểm tra phải đo cương cự đường và chênh lệch độ cao giữa các ray.

Không ít hơn 1 lần trong năm phải kiểm tra độ mòn của các ray và tiến hành đo trắc dọc các đường ray, thời hạn do Giám đốc mỏ quyết định. Các kết quả đo trắc dọc phải được phòng trắc địa mỏ ghi chép.

Ở mỗi mỏ phải có sơ đồ vận tải bằng goòng được Giám đốc mỏ duyệt. Trên sơ đồ này phải chỉ rõ: chiều dài của đường vận tải và các nhánh, sức chứa của các nhánh, các bộ chuyển ghi và những hình thức vận tải bằng goòng trên tất cả các đường lò.

Công nhân và cán bộ kỹ thuật của phân xưởng vận tải hầm lò phải được phổ biến và hiểu biết sơ đồ vận tải trên.

IV.2.3 - VẬN TẢI BẰNG ĐẦU TÀU ĐIỆN :

Điều 232. Các lò bằng vận tải bằng đầu tàu điện phải có độ dốc không lớn hơn 0,005.

Trong trường hợp khi điều kiện mỏ - địa chất không cho phép thực hiện yêu cầu trên, cho phép tăng độ dốc đến 0,05. Khi đó, việc vận tải kéo phải thực hiện theo thiết kế kèm theo những giải pháp đảm bảo vận chuyển người và hàng an toàn theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền cho phép.

Điều 233. Khoảng cách hãm an toàn trên đường ray của đoàn tàu ở độ dốc lớn nhất (bất lợi nhất) không được vượt quá 40 m khi vận tải hàng, và quá 20 m khi vận chuyển người.

Trong trường hợp đặc biệt, đối với các đường lò thẳng, có tiết diện ổn định, trong đó không có người đi lại, cho phép tăng khoảng cách hãm an toàn khi vận chuyển hàng theo thiết kế được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 234. Đầu tàu trong thời gian vận chuyển phải ở phía trước đoàn tàu. Đầu tàu chỉ được phép ở phía cuối đoàn tàu khi thực hiện các thao tác dồn dịch trong phạm vi chiều dài không lớn hơn 300 m với tốc độ chuyển động không lớn hơn 2 m/ s.

Cho phép đẩy đoàn goòng vào gương khi đào lò chuẩn bị một đường xe ở khoảng cách không lớn hơn 400 m.

Điều 235. Khi đoàn tàu chạy, ở goòng cuối cùng phải treo đèn đỏ. Trong trường hợp đầu tàu chạy không có goòng, đèn đỏ phải treo ở phía sau theo hướng chuyển động của đầu tàu khi không có đèn hậu màu đỏ.

Điều 236. Trên những đoạn đường dưới dây tiếp xúc có điện, cấm chạy các tàu điện ắc quy không có nắp trên buồng lái cũng như kéo các tàu đó khi có người trong buồng lái.

Điều 237. Khoảng cách theo chiều cao giữa thiết bị rót tải và đầu tàu không có nắp che buồng lái không được nhỏ hơn 0,4 m . Nếu đầu tàu có nắp che buồng lái hoặc chạy dưới thiết bị rót tải không có thợ lái trong buồng lái (bằng điều khiển từ xa hoặc điều khiển tự động đầu tàu), cũng như nếu đầu tàu không chạy qua dưới cửa rót tải, khoảng cách giữa thiết bị rót tải và đoàn tàu được quy định theo lý lịch máy.

Điều 238. Cấm vận hành đầu tàu khi:

1- Đầu đấm trục trặc.

2- Các cơ cấu nối móc trục trặc.

3- Phanh trục trặc hoặc không được điều chỉnh trước.

4- Cơ cấu rải cát bị trục trặc, không có cát trong thùng (trừ các đầu tàu có trọng lượng bám đến 20 KN).

5- Các đèn pha không sáng hoặc bị trục trặc.

6- Thiết bị báo tín hiệu bị trục trặc.

7- Vi phạm tính an toàn nổ của các thiết bị trên đầu tàu .

8- Chiều dầy guốc phanh bị mòn hơn 2/ 3 và đai vành bánh bị cán dẹt hơn 10 mm.

9- Thùng ắc quy của đầu tàu điện không được đậy nắp kín hoặc cơ cấu khoá liên động bị trục trặc.

10- Trục trặc thiết bị điện, cơ cấu khoá liên động và phương tiện bảo vệ.

Điều 239. Chỉ được điều khiển đầu tàu từ trong buồng lái, thợ lái không được ra khỏi buồng lái khi tàu đang chạy, không được tự tiện giao cho người khác điều khiển tàu và tháo móc bằng tay đầu tàu với đoàn goòng từ buồng lái.

Cho phép điều khiển từ xa các đầu tàu được trang bị để điều khiển từ xa trong thời gian chất tải vào goòng ở điểm chất tải và dỡ tải các goòng ở sân giếng khi đã đảm bảo có tín hiệu phòng ngừa bằng ánh sáng và âm thanh.

Điều 240. Mỗi đầu tàu hoạt động phải được xem xét, kiểm tra:

1- Hàng ca, do thợ lái thực hiện khi nhận tàu.

2- Hàng ngày, do thợ trực sửa chữa cơ điện thực hiện .

3- Hàng tuần, do Quản đốc phân xưởng vận tải thực hiện, còn nơi không có chức danh này do Cơ điện trưởng phân xưởng thực hiện.

4- Hàng quý, do Cơ điện trưởng mỏ hoặc người được uỷ quyền thực hiện.

Các kết quả xem xét, kiểm tra phải ghi vào sổ theo dõi riêng.

Hàng năm, các đầu tàu phải được đưa vào xem xét, kiểm tra kỹ thuật bởi Hội đồng được thành lập theo quyết định của mỏ. Các kết quả xem xét, kiểm tra kỹ thuật phải lập thành văn bản, được Giám đốc mỏ duyệt.

4.2.4 - MẠNG DÂY TIẾP XÚC, NẠP CÁC BÌNH ẮC QUY:

Điều 241. Để vận tải bằng các đầu tàu điện cần vẹt cho phép sử dụng điện áp một chiều không lớn hơn 600V. Mạng dây tiếp xúc một chiều trong hầm lò phải được xây dựng và vận hành theo quy định hiện hành.

Điều 242. Trong các trạm chỉnh lưu và thiết bị nạp ắc quy tàu điện phải có bảo vệ ngắn mạch cho chỉnh lưu, biến áp và khởi hành cung cấp cho lưới tiếp xúc.

Điều 243. Khi vận tải bằng tàu điện cần vẹt, để giảm điện trở, trên đường ray phải làm những "cầu nối điện”.

Điều 244. Ở những khu vực nổ mìn điện trong hầm lò, tất cả các đường ray không dùng cho vận tải bằng đầu tàu điện cần vẹt phải được cách ly điện với ray dẫn điện ở hai điểm, cách nhau một khoảng bằng chiều dài lớn nhất của đoàn tàu.

Điều 245. Chiều cao treo dây tiếp xúc không được thấp hơn 2 m tính từ đỉnh ray.

Cho phép treo dây tiếp xúc không thấp hơn 1,8 m cách đỉnh ray khi có vận chuyển người trong lò bằng phương tiện vận tải hoặc khi có các đường lò riêng (được ngăn ra) để người đi lại.

Ở các khu vực ga người lên, xuống, chất dỡ tải, cũng như tại những nơi đường lò giao nhau có người đi lại, chiều cao treo dây tiếp xúc không được thấp hơn 2 m.

Trong sân giếng, ở khu vực người đi đến ga (trạm) chở người, chiều cao treo dây tiếp xúc không được thấp hơn 2,2 m, còn trong những phần lò còn lại của sân giếng, không được thấp hơn 2 m từ đỉnh ray.

Điều 246. Tại những chỗ treo, khoảng cách từ dây tiếp xúc đến xà ngang vì chống không được nhỏ hơn 0,2 m.

Khoảng cách từ cần vẹt của đầu tàu điện đến vì chống không được nhỏ hơn 0,2 m .

Điều 247. Trong thời gian công nhân lên, xuống trong ca, dây tiếp xúc phải được cắt điện trên đoạn từ giếng đến ga chở người trong sân giếng.

Điều 248. Trong phạm vi mặt bằng sân công nghiệp, phải treo dây tiếp xúc ở chiều cao không thấp hơn 2,2 m từ đỉnh ray với điều kiện đường vận tải không cắt các đường xe cơ giới và người đi bộ.

Tại những chỗ giao nhau với các đường kể trên phải có các giải pháp treo dây tiếp xúc phù hợp để đảm bảo an toàn, được Giám đốc mỏ duyệt.

Điều 249. Mạng dây tiếp xúc phải được phân đoạn bằng máy cắt ở khoảng cách không lớn hơn 500 m. Các máy cắt phân đoạn cũng phải được đặt ở tất cả các nhánh của mạng dây tiếp xúc.

Trong mạng dây tiếp xúc hai và nhiều đường xe, cho phép nối song song các dây dẫn bằng máy cắt.

Khi chưa có máy cắt phân đoạn, cho phép sử dụng các cầu dao cách ly phân đoạn và máy cắt xoay chiều.

Trong trường hợp sử dụng một số trạm chỉnh lưu để cung cấp cho mạng dây tiếp xúc, mỗi phần của mạng phải được cung cấp riêng biệt từ mỗi trạm và phải được cách ly với nhau.

Điều 250. Dây tiếp xúc phải được cắt điện tại những nơi tiến hành các công việc sửa chữa lò, chất, dỡ vật liệu có kích thước dài và thiết bị cũng như sân ga khi người lên, xuống (ra, vào).

Tại các điểm chất tải, sân ga người lên, xuống, mặt bằng chất, dỡ tải và các đường lò giao nhau có người đi lại cũng như tại những nơi người đi ra từ lò chợ, phỗng và các lò khác phải có phương tiện để cắt điện phần đoạn dây tiếp xúc đó.

Ở những chỗ giao nhau, phải có biện pháp loại trừ khả năng dây tiếp xúc chạm vào các dây cáp thép, cáp điện và các đường ống dẫn v.v...

Các sơ đồ giao - cắt nói trên phải được Giám đốc mỏ duyệt.

Điều 251. Các bình ắc quy phải nạp trên giá nạp đặt trong phòng nạp.

Cho phép nạp các bình ắc quy trên khung giá đầu tàu điện trong phòng tạm thời khi chuẩn bị những mức khai thác mới.

Trong thời gian nạp các bình ắc quy phải mở nắp thùng ắc quy.

Các bình và thùng ắc quy chỉ được phép đóng nắp sau khi kết thúc bốc hơi từ ắc quy, nhưng không sớm hơn 1 giờ sau khi ngừng nạp.

Các thùng ắc quy trong thời gian nạp phải được tiếp đất.

Cấm nạp và sử dụng các bình ắc quy bị hư hỏng hoặc có tạp chất .

Giá trị điện trở cách điện tối thiểu cho phép của thiết bị điện, cáp điện trên đầu tàu điện và chu kỳ kiểm tra phải phù hợp với tiêu chuẩn trong quy trình được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quy định.

Trước khi đưa đầu tàu điện ắc quy an toàn nổ vào làm việc phải đo hàm lượng khí hydrô (H2) trong thùng ắc quy, hàm lượng này không được vượt quá 2,5%.

Trong phòng nạp của tất cả các mỏ hầm lò được phép sử dụng những thiết bị thử ắc quy thông dụng. Riêng trường hợp đo điện áp chỉ được thực hiện không sớm hơn 10 phút sau khi mở nắp thùng ắc quy.

Điều 252. Trong các mỏ nguy hiểm về khí và bụi, việc sửa chữa đầu tàu ắc quy cần phải mở các thiết bị điện chỉ được phép làm trong gara.

Điều 253. Cấm đưa vào trong phòng nạp ắc quy các loại đèn có ngọn lửa kể cả đèn xăng an toàn.

Để bảo vệ khỏi bỏng do chất điện phân, trong phòng nạp ắc quy phải có các dung dịch hoặc bột trung hoà được kiềm, chống tác hại ăn da.

IV.2.5 - VẬN TẢI BẰNG BĂNG TẢI VÀ MÁNG CÀO

Điều 254. Băng tải phải được trang bị:

1- Các bộ cảm biến lệch băng tải, cắt bộ truyền động băng tải khi lệch băng tải về một phía lớn hơn 10% chiều rộng băng tải.

2- Các phương tiện khử bụi ở nơi chuyển tải, nếu như nồng độ bụi của không khí tại đó vượt quá giới hạn cho phép.

3- Các cơ cấu làm sạch băng tải và tang băng tải.

4- Các cơ cấu giữ được nhánh tải khi bị đứt hoặc các thiết bị kiểm tra sự nguyên vẹn của các dải băng trong lò có góc dốc lớn hơn 100.

Thời hạn trang bị cho băng tải các cơ cấu hãm bảo hiểm và phương tiện kiểm tra sự nguyên vẹn của dải băng do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quy định.

5- Các phương tiện bảo vệ, đảm bảo cắt bộ truyền động băng tải quá tải tại những điểm chuyển tải, khi tốc độ băng tải giảm đến 92% định mức (trượt băng) và khi tốc độ băng tải vượt quá 8% định mức trong các lò thượng băng tải.

6- Các cơ cấu để cắt bộ truyền động băng tải từ một điểm bất kỳ dọc theo suốt chiều dài băng.

Điều 255. Các thiết bị điều khiển tự động hoặc điều khiển khoảng cách tuyến băng (băng tải, máng cào), ngoài yêu cầu của Điều 254 phải đảm bảo:

1- Đóng từng băng tải tiếp theo trong tuyến, chỉ sau khi bộ phận kéo của băng tải trước đó đạt được tốc độ chuyển động định mức.

2- Cắt tự động tất cả các băng tải vận chuyển hàng đổ vào băng tải đã bị dừng, còn trong tuyến máng cào khi một máng cào bị dừng thì cần phải cắt cả những máng cào đặt trước đó.

3- Không cho phép đóng điện lặp lại băng tải khi các bảo vệ về điện của động cơ bị trục trặc, phần cơ khí của băng bị hư hỏng, tác động bảo vệ do khởi động băng tải bị kéo dài, giảm tốc độ dây băng đến 92% (trượt) và vượt quá 8% tốc độ định mức của dây băng đặt trong lò thượng .

4- Có khoá liên động tại chỗ, ngăn ngừa khởi động băng tải từ bảng điều khiển.

5- Cắt truyền động điện khi quá trình khởi động bị kéo dài.

6- Có liên hệ hai chiều bằng điện thoại hoặc loa phóng thanh giữa những điểm đặt bộ truyền động băng tải và bảng điều khiển.

Việc trang bị các hệ thống mới và phương tiện kỹ thuật điều khiển mới của vận tải mỏ bằng băng tải phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 256. Trong các lò đặt băng tải, cho phép đặt đường ray và lắp đặt tời chỉ dùng để vận chuyển thiết bị và sửa chữa lò. Cấm băng tải và tời làm việc đồng thời.

Điều 257. Để cố định trong lò các bộ truyền động đầu kéo và đuôi máng cào, di chuyển cơ giới hoá máng cào trong lò chợ, điều chỉnh xích máng cào khi tháo lắp, cũng như để gỡ kẹt máng cào cần phải sử dụng trang bị của nhà máy chế tạo.

Cho phép sử dụng các dụng cụ được chế tạo ở những nhà máy cơ khí sửa chữa theo tài liệu của nhà máy chế tạo các trang bị này.

Điều 258. Trong các lò đặt băng tải phải đặt một số cầu vượt qua băng cho người đi từ bên này qua bên kia.

Điều 259. Cấm :

1- Sửa chữa, tra dầu mỡ và làm sạch các chi tiết băng tải đang chuyển động. Vận hành khi băng tải bị bám dính than và các con lăn bị trục trặc hoặc thiếu, cũng như khi dây băng chạm phải phần cố định của khung băng hoặc vì chống.

2- Vận chuyển người hoặc thiết bị, vật liệu vượt quá kích thước quy định trên các băng tải.

Điều 260. Việc kiểm tra, xem xét các băng tải, thiết bị điều khiển, con lăn, các cơ cấu căng băng, thiết bị chất tải, dải băng, chỗ nối băng cũng như các cơ cấu đảm bảo an toàn vận hành (phanh hãm, phương tiện giữ băng v.v...) phải thực hiện hàng ca do Trưởng ca hoặc người được chỉ định chuyên trách .

Việc kiểm tra, xem xét và kiểm nghiệm sự làm việc của các thiết bị điều khiển và bảo vệ (các bộ cảm biến lệch và trượt dải băng, mức chất tải, ngừng bất thường v.v...), các cơ cấu đảm bảo an toàn vận hành băng tải (phanh hãm, phương tiện giữ băng khi đứt ...) phải làm một lần trong ngày do Cơ điện trưởng phân xưởng hoặc người được chỉ định chuyên trách.

Hàng tháng, các băng tải đặt cố định phải được Cơ điện trưởng mỏ hoặc người được chỉ định thay thế kiểm tra, xem xét.

IV.3 - TRỤC TẢI MỎ

IV.3.1 - QUY ĐỊNH CHUNG:

Điều 261. Tốc độ tối đa chở người lên, xuống trong giếng đứng được xác định theo thiết kế, nhưng không được vượt quá 12 m/ s, còn trong giếng nghiêng không được vượt quá 5m/s. Khi chở người lên - xuống trong thùng trục đào lò có đường dẫn hướng, tốc độ lớn nhất không được lớn hơn 8m/ s, còn ở những nơi không có đường dẫn hướng - không lớn hơn 1m/ s .

Tốc độ tối đa khi chở hàng lên, xuống trong giếng đứng được xác định theo thiết kế, còn trong giếng nghiêng không được vượt quá 7m/s khi chở hàng lên trong thùng skip và 5m/ s khi chở hàng lên trong các goòng .

Việc đưa hàng (đối trọng) xuống bằng trục tải thùng skip nhiều cáp phải thực hiện theo chế độ kiểm tra .

Khi chở hàng lên - xuống trong thùng trục đào lò có đường dẫn hướng, tốc độ chuyển động của thùng trục không được vượt quá 12m/s, còn ở những nơi không có đường dẫn hướng - 2m/s.

Tốc độ thùng trục chở hàng treo ở phía dưới thùng trục khi lên, xuống không được vượt quá 1/3 tốc độ định mức của trục tải đó.

Điều 262. Giá trị gia tốc trung bình của trục tải khi hãm bảo hiểm cũng như khi hãm ở chế độ làm việc trong những trường hợp bất thường không được vượt quá những giá trị ghi trong bảng 8.

Giá trị gia tốc trung bình phụ thuộc vào góc dốc của đường lò:

Bảng 8

Góc dốc của đường lò, (độ)

5

10

15

20

25

30

40

50 và lớn hơn

Giá trị gia tốc hãm (m/ s2 )

0,8

1,2

1,8

2,5

3,0

3,5

4,0

5,0

Giá trị gia tốc trung bình của thiết bị nâng khi hãm bảo hiểm không được nhỏ hơn 0,75m/ s2 đối với góc dốc của lò đến 300 và không được nhỏ hơn 1,5m/ s2 đối với góc dốc của lò trên 300.

Đối với thiết bị nâng ở lò dốc đến 300 cho phép gia tốc hãm nhỏ hơn 0,75m/ s2 nếu như đảm bảo dừng được thùng trục khi chở lên trong giới hạn của đường quá nâng, còn khi chở xuống đảm bảo dừng được trên phần đoạn tự do của đường nằm ở dưới sân ga người lên, xuống.

Giá trị gia tốc hãm trung bình là tỷ số giữa tốc độ tối đa với khoảng thời gian tính từ thời điểm bắt đầu phanh đến khi dừng hoàn toàn trục tải.

Trong đường lò có góc dốc thay đổi, giá trị gia tốc hãm của thiết bị nâng đối với mỗi đoạn đường có góc dốc như nhau không được vượt quá giá trị tương ứng ghi trong bảng 8.

Giá trị gia tốc hãm đối với các góc dốc trung gian của lò nghiêng không được chỉ dẫn trong bảng 8, được xác định theo phép nội suy tuyến tính.

Đối với các thiết bị có tang ma sát, gia tốc hãm khi làm việc cũng như khi hãm bảo hiểm không được vượt quá những giá trị được xác định bởi khả năng trượt cáp trên tang.

Trong những trường hợp riêng biệt, đối với thiết bị nâng thùng skip loại 1 cáp và nhiều cáp có tang ma sát, theo điều kiện không trượt cáp cho phép khống chế giới hạn dưới của gia tốc hãm là 1,2 m/s2 với điều kiện được trang bị các bộ khoá liên động để loại trừ được khả năng hạ hàng với tốc độ lớn hơn 1m/s.

Các yêu cầu của điều này không áp dụng đối với tời đào lò và tời treo khoang cấp cứu (khi tốc độ chuyển động của cáp không lớn hơn tương ứng 0,2m/s và 0,35 m/s).

Điều 263. Để bảo vệ khỏi quá nâng và vượt quá tốc độ, trục tải mỏ phải được trang bị những cơ cấu bảo hiểm sau đây :

1- Mỗi thùng trục (đối trọng) phải có khoá ngắt giới hạn đặt trong giếng hoặc trên tháp giếng dùng để đóng phanh bảo hiểm khi nâng thùng trục cao hơn mức sàn tiếp nhận trên (vị trí bình thường của thùng trục khi tháo, dỡ tải) là 0,5 m và các khoá ngắt giới hạn dự phòng đặt trên bộ chỉ báo độ sâu (hoặc trong thiết bị kiểm tra hành trình).

Trong lò nghiêng, các khoá ngắt giới hạn phải đặt ở sàn tiếp nhận trên cao hơn vị trí làm việc bình thường 0,5 m.

Các trục tải với thùng cũi lật phải có những khoá ngắt giới hạn bổ sung đặt trên tháp giếng cao hơn mức sân ga người ra, vào thùng cũi 0,5 m. Sự làm việc của các khoá ngắt giới hạn này cũng phải được dự phòng bởi các khoá ngắt giới hạn đặt trên bộ chỉ báo độ sâu (trong thiết bị hành trình và kiểm tra). Yêu cầu này không áp dụng đối với thiết bị nâng thùng trục đào lò tự lật khi đào giếng đứng.

Cho phép đặt các khoá ngắt giới hạn dự phòng trên tháp giếng ở cùng một mức với các khoá ngắt giới hạn chính khi cung cấp điện cho 2 loại đó bằng những cáp điện riêng biệt và đặt trên bảng điều khiển máy trục những nút bấm riêng cho mỗi loại khoá ngắt (không có định vị) dùng để kiểm tra sự làm việc của các khoá ngắt. Các khoá ngắt giới hạn bổ sung (cho khoá ngắt chính và dự phòng) ở những trục tải có thùng cũi lật phải được lắp vào trong mạch bảo vệ phụ thuộc vào chế độ làm việc cho trước “ chở hàng” và “chở người”.

2- Các bộ hạn chế tốc độ làm tác động lên phanh bảo hiểm trong những trường hợp sau đây:

- Vượt quá tốc độ trong thời gian giảm tốc của máy bảo vệ tốc độ mà giá trị tốc độ tại mỗi điểm của hành trình giảm tốc được xác định từ điều kiện ngăn ngừa sự cố quá nâng thùng skip và dừng thùng cũi không êm (tốc độ lớn hơn 1m/s).

- Vượt quá tốc độ chạy đều 15 %.

- Đưa thùng trục đến sàn tiếp nhận trên và dưới cũng như đi vào cơ cấu dẫn hướng cứng trong trường hợp đặt cốt giếng bằng cáp với tốc độ lớn hơn 1 m/s khi chở người lên, xuống và 1,5 m/s khi nâng, hạ hàng.

Các yêu cầu của khoản 2 áp dụng đối với trục tải đang hoạt động có tốc độ chuyển động trên 3m/s và thiết kế mới trên 2m/s.

Thời hạn trang bị các bộ hạn chế tốc độ cho trục tải chở người hoạt động trong lò nghiêng do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quy định. Trước khi có bộ hạn chế tốc độ, cho phép thực hiện việc kiểm tra tốc độ tại một hoặc hai điểm trong hành trình giảm tốc.

3- Các bộ phận giảm chấn được đặt trên tháp giếng và dưới rốn giếng có trục tải nhiều cáp.

 Điều 264. Trục tải mỏ phải được trang bị những thiết bị bảo vệ và khoá liên động sau đây:

1- Khoá liên động "tránh mài mòn quá mức của các guốc phanh" tác động khi khe hở giữa vành tang và guốc phanh lớn hơn 2 mm. Yêu cầu này không áp dụng đối với các trục tải và tời đào lò.

2- Bảo vệ cực đại và bảo vệ "không".

3- Các bảo vệ tránh cáp bị vặn và võng quá làm va vào giếng (trang bị bảo vệ tránh cáp bị võng quá được thực hiện tuỳ theo kết cấu và việc chế tạo cáp).

4- Khi cửa chắn song bảo hiểm của các sàn tiếp nhận bị mở, khoá liên động phải đóng tín hiệu “dừng” cho thợ máy.

5- Khoá liên động cho phép đóng điện động cơ sau khi thùng trục bị quá nâng đã được loại trừ sự quá nâng đó.

6- Khoá liên động không cho phép nhả phanh bảo hiểm nếu như tay điều khiển của phanh công tác không ở vị trí “hãm”, đồng thời tay gạt của bộ khống chế không ở vị trí “không”.

7- Khoá liên động đảm bảo dừng thùng trục đào lò khi đến mặt bằng có cửa che ở cốt không, cũng như khoá liên động đảm bảo khi đào giếng dừng được thùng trục cách sàn công tác 5 m và khi đến gần gương giếng.

8- Các thiết bị truyền được tín hiệu cho thợ điều khiển trục tải hoặc thợ tín hiệu sân giếng khi cáp hãm trong rốn giếng bị bật ra.

9- Các thiết bị truyền được tín hiệu cho thợ điều khiển trục tải khi nâng nhánh cáp cân bằng quá mức cho phép.

10- Các bộ hạn chế tốc độ dự phòng tác động kép nếu như các bộ hạn chế tốc độ chính không có khả năng tự kiểm tra. Yêu cầu này chỉ đối với trục tải chở người và hàng- người.

11- Khoá liên động của các bệ trượt đầu cầu giếng và các tay đấm dừng của sàn tiếp nhận đóng tín hiệu "dừng"cho thợ điều khiển máy khi các bệ trượt chưa được nâng lên hoặc khi các tay đấm dừng chưa được gạt

12- Tín hiệu âm thanh tự động báo tín hiệu bắt đầu chu kỳ giảm tốc.

Điều 265. Các puli (ròng rọc) có vành đúc hoặc dập không có lớp lót phải được thay thế mới khi mép hoặc vành bị mòn 50 % bề dầy ban đầu và trong tất cả các trường hợp khi bị lòi đầu nan hoa.

Cho phép hàn đắp rãnh puli khi mức mòn theo chiều sâu không lớn hơn 50 % bề dầy ban đầu.

Điều 266. Để đề phòng trường hợp hư hỏng trục tải hoặc kẹt thùng cũi trong giếng cần phải trang bị trục tải sự cố, sửa chữa, theo quy định của “Quy phạm kỹ thuật khai thác than hầm lò QPMT18-TCN-5-85” ban hành theo Quyết định số 141/MT/KT2 ngày 21 tháng 3 năm 1985 của Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than.

Khi trong cùng một giếng có 2 trục tải hoặc một trục tải và khoang thang cấp cứu, cũng như trong các giếng được trang bị một trục tải để sử dụng trong những trường hợp sự cố và sửa chữa thì không cần trục tải sửa chữa sự cố bổ sung.

Cho phép không có trục tải sự cố- sửa chữa cố định khi đội cấp cứu mỏ được trang bị trục tải di động.

Đối với các mỏ có độ sâu đến 100 m cho phép sử dụng vào mục đích trên các tời quay tay có phanh hãm và cơ cấu chặn (dừng) kiểu bánh cóc.

Khi đào và đào sâu thêm các giếng, phòng khi sự cố thiết bị nâng, phải có thang treo cấp cứu - sự cố với chiều dài đảm bảo đứng được trên đó tất cả công nhân trong ca đông nhất. Thang này phải được bắt chặt vào cáp tời, được trang bị các phanh và có bộ truyền động kết hợp (bằng cơ khí và bằng tay), bộ truyền động bằng tay của tời phải đảm bảo nâng được thang này khi mất điện sự cố.

Tại tầng dưới của sàn công tác phải có sẵn thang sự cố kiểu cáp với chiều dài cần thiết để đưa người từ gương giếng lên mặt sàn công tác.

Khi đào giếng có độ sâu đến 100 m, các tời để treo thang cấp cứu, sự cố có thể chỉ có bộ truyền động bằng tay và phải được trang bị các phanh và cơ cấu chặn kiểu bánh cóc.

Điều 267. Cấm người đi qua các khoang nâng của giếng.

Ở tất cả các mức, trước giếng phải có cửa chắn song bảo hiểm để phòng ngừa người đi qua các khoang nâng.

Khi chở người lên xuống, cũng như khi trục tải làm việc ở chế độ “kiểm

tra”, các cơ cấu trao đổi goòng tại tất cả các sàn tiếp nhận của giếng phải được cắt điện.

Cho phép sử dụng ở sàn tiếp nhận trên các loại cửa nâng, hạ khi có hàng rào bổ sung ngăn cản người tiếp cận với giếng trong lúc thùng cũi chưa dừng hẳn.

Yêu cầu tín hiệu “dừng” ở khoản 4 Điều 264 không áp dụng đối với các trục tải được trang bị loại cửa nâng, hạ.

Điều 268. Trong các giếng mỏ không dùng để chở người, chỉ những người chuyên làm việc kiểm tra, xem xét và sửa chữa các giếng đó mới được phép sử dụng các thùng trục để đi lại.

Khi đào giếng, trong lúc chở thiết bị lên, xuống bằng tời đào giếng, trục tải chỉ được phép chở cán bộ, công nhân viên có trách nhiệm theo dõi, thực hiện các công việc này.

Điều 269. Tất cả các sàn tiếp nhận trung gian, dưới và trên của giếng đứng chở hàng lên, xuống trong goòng, cũng như các sàn trước quang lật goòng phải trang bị cơ cấu chặn để phòng ngừa các goòng tự lăn.

Điều 270. Tất cả những sáng tạo mới về phương tiện thiết bị bảo vệ và phòng ngừa (phanh hãm, phanh dù, cơ cấu treo, khoá ngắt giới hạn, bộ hạn chế tốc độ, bộ điều chỉnh áp lực v.v...) và các biện pháp điều khiển trục tải trước khi áp dụng phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Các thiết bị trục tải, thiết bị nâng, thang máy sử dụng trong mỏ hầm lò ngoài việc phải tuân theo các quy định của quy phạm này, còn phải tuân thủ đúng các quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về thiết bị nâng, thang máy hiện hành.

IV.3.2 - ĐẶT CỐT GIẾNG

Điều 271. Khe hở tổng cộng giữa những ốp đệm lót định hướng của thùng trục, đối trọng và các đường hướng khi lắp đặt phải là:

Ở mốc cơ sở:

Đối với các đường dẫn hướng bằng ray: 10 mm

Đối với các đường dẫn hướng bằng gỗ : 20 mm

Theo chiều sâu của giếng:

Đối với các đường dẫn hướng bằng ray: 10 ± 8 mm

Đối với các đường dẫn hướng bằng gỗ: 20 ± 10 mm.

Ghi chú: Mốc cơ sở là phần đoạn của các đường dẫn hướng từ chỗ dỡ tải thùng trục đến vị trí đặt khoá ngắt giới hạn trên tháp giếng dùng để đóng phanh bảo hiểm khi nâng thùng trục cao hơn 0,5 m mức mặt bằng nhận trên (vị trí bình thường khi dỡ tải). Trên đoạn mốc cơ sở phải duy trì kích thước định mức của các đường dẫn hướng.

Khi sử dụng trên thùng trục các cơ cấu định hướng làm việc có tính đàn hồi rung lắc, bắt buộc phải có ốp trượt bảo hiểm đặt trực tiếp trên kết cấu chịu lực của thùng trục và không có liên quan về kết cấu với các cơ cấu định hướng làm việc.

Khe hở tổng cộng giữa các bề mặt tiếp xúc của các ốp trượt bảo hiểm và thanh dẫn hướng khi lắp đặt phải là:

Ở mốc cơ sở:

Đối với các thanh dẫn hướng bằng ray: 20 mm

Đối với các thanh dẫn hướng tiết diện chữ nhật: 30 mm

Các ốp trượt hoặc những tấm đệm lót có thể thay thế được của nó phải được thay thế khi các bề mặt tiếp xúc về một bên mòn trên 8 mm.

Mức độ mòn tổng cộng của các đường dẫn hướng và ốp trượt về một bên không được quá:

Khi các thanh dẫn hướng bằng ray: 10 mm

Khi các thanh dẫn hướng bằng gỗ: 18 mm

Khi đó cho phép mức độ mòn cạnh tổng cộng của các bề mặt sườn của ốp trượt và thanh dẫn hướng bằng ray phân bổ về hai phía đến 20 mm.

Chiều sâu miệng mở của các ốp trượt định hướng làm việc loại hở khi lắp đặt phải là:

Đối với các thanh dẫn hướng bằng ray: 60 mm

Đối với các thanh dẫn hướng bằng gỗ: 80 mm

Chiều sâu miệng mở của các ốp trượt bảo hiểm khi lắp đặt phải là:

Đối với các thanh dẫn hướng bằng ray: 65 mm

Đối với các thanh dẫn hướng dạng hộp chữ nhật: 110 mm.

Đường kính trong của ốp đệm lót mới của cơ cấu định hướng làm việc kiểu trượt đối với đường dẫn hướng bằng cáp khi lắp đặt phải lớn hơn đường kính cáp dẫn là 10 mm, chiều sâu rãnh của các con lăn (puli) khi sử dụng gối lăn định hướng phải không nhỏ hơn 1/3 đường kính cáp dẫn. Đối với các cơ cấu định hướng bảo hiểm khi sử dụng đường dẫn hướng bằng cáp, đường kính của ốp đệm lót mới phải lớn hơn đường kính cáp dẫn là 20 mm, đồng thời mức độ mòn cho phép của ốp đệm lót định hướng là 15 mm theo đường kính.

Điều 272. Các thanh dẫn hướng phải được thay thế khi mức độ mòn về một bên lớn hơn:

Đối với loại bằng ray: 8 mm

Đối với loại bằng gỗ:15 mm

Đối với loại hình hộp: một nửa bề dầy của thành hộp.

Khi đó cho phép mức độ mòn cạnh tổng cộng của các thanh dẫn hướng bằng ray khi ray được lắp ở hai phía thùng trục đến 16 mm.

Mức độ mòn của thân ray làm thanh dẫn hướng không được phép lớn hơn 25% chiều dầy định mức của nó.

Dưới tác động bào mòn của phanh dù, các thanh dẫn hướng bằng gỗ trong giếng phải được thay thế khi mức độ mòn tổng cộng lớn hơn 20 mm.

Việc tổng kiểm tra bằng dụng cụ mức độ mòn của các thanh dẫn hướng phải do Cơ điện trưởng mỏ chỉ đạo thực hiện tại mỗi thành bậc của cốt giếng:

Đối với các thanh dẫn hướng kim loại: một năm / lần

Đối với các thanh dẫn hướng bằng gỗ: 6 tháng / lần

Điều 273. Các khe hở vận hành giữa những phần nhô ra tối đa của thùng trục, khung chống và xà ngang trong giếng đứng của trục tải cố định phải phù hợp với những giá trị ghi trong bảng 9.

Với trục tải đào giếng, giá trị khoảng cách của những cáp dẫn hướng ở giữa các thùng trục không được nhỏ hơn 300 mm. Khi chiều sâu của giếng lớn hơn 400 m buộc phải đặt các cơ cấu ngăn ngừa khả năng va chạm của các thùng trục đào lò. Các cơ cấu này không cần thiết nếu khe hở giữa những cáp dẫn hướng ở giữa bằng 250 + H/3 mm, trong đó H là chiều sâu của giếng, tính bằng mét.

Khe hở giữa thùng trục đào lò đang chuyển động và khung chống giếng hoặc những phần nhô ra của trang thiết bị đặt trong giếng (đường ống dẫn, xà chống...) không nhỏ hơn 400 mm.

Khe hở giữa các thành (cạnh) của miệng loa sàn đào lò và các phần chuyển động nhô ra của khung định hướng thùng trục đào lò không được nhỏ hơn 100 mm.

Khi đào giếng, đặt cốt giếng cùng một lúc hoặc sau đó, khe hở giữa các phần nhô ra lớn nhất của thùng trục đào lò hoặc của khung dẫn hướng và các xà ngang khi đường dẫn hướng bằng cáp đặt trong mặt phẳng thẳng góc với các xà ngang không được nhỏ hơn 350 mm; khi đường dẫn hướng bằng cáp đặt trong mặt phẳng song song với các xà ngang không được nhỏ hơn 400 mm; khi với thanh dẫn hướng cứng (ray, thép chữ nhật v.v...) giữa phần nhô ra lớn nhất của khung dẫn hướng và thanh dẫn hướng không nhỏ hơn 30 mm.

Trước khi cho chạy thùng trục, đối trọng mới hoặc đã sửa chữa, cũng như sau các công việc sửa chữa trong giếng có liên quan đến nắn cốt giếng, các thanh dẫn hướng, khung chống hoặc sau khi rơi các vật có thể gây ảnh hưởng đến cốt giếng phải tiến hành kiểm tra các khe hở.

Khe hở giữa hai thùng trục trong giếng nghiêng với góc dốc bất kỳ không được nhỏ hơn 200 mm. Khe hở giữa vì chống giếng và phần nhô ra lớn nhất của thùng trục không được nhỏ hơn 250 mm khi vì chống bằng gỗ, kim loại và vì chống bê tông cốt thép, không được nhỏ hơn 200 mm khi bằng bê tông và xây đá.

Bảng 9

Loại khung chống giếng

Loại và cách bố trí khung cốt giếng

Tên gọi của khe hở

Giá trị tối thiểu của khe hở (mm)

Ghi chú

1

2

3

4

5

1- Bằng gỗ

Bằng gỗ và kim loại với cách bố trí các thanh dẫn hướng về một phía và hai phía

Giữa thùng trục và cốt giếng

200

Đối với các mỏ đang sản xuất trong trường hợp chật hẹp bố trí các thùng trục trong giếng chống bằng gỗ cho phép khe hở không nhỏ hơn 150 mm khi bố trí các thanh dẫn về một phía cũng như hai phía nếu phần nhô ra lớn nhất của thùng trục cách tâm các thanh dẫn không lớn hơn 1 m.

2- Bằng bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn

Bằng kim loại với cách bố trí các thanh dẫn hướng về một và hai phía

Như trên

150

 

3- Như trên

Bằng gỗ, -nt-

Như trên

200

 

4- Bằng gỗ, bê tông, gạch , vì chu bin

 Các xà ngang bằng kim loại, gỗ không giữ các thanh dẫn hướng.

Giữa các thùng trục và xà ngang

150

Khi bố trí các thùng trục trong giếng đặc biệt chật hẹp, khe hở này có thể giảm nhỏ đến 100 mm

5- Như trên

Không có xà ngăn giữa các thùng trục

Giữa 2 thùng trục chuyển động

200

Khi các thanh dẫn hướng cứng

6- Bằng gỗ, bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn, vì chu bin

Bố trí các thanh dẫn hướng về một bên, hai bên sườn (cạnh) và ở mặt trước.

Giữa thùng cũi và các bộ phận của cơ cấu hạ thùng.

60

Đối với các giếng đưa vào sản xuất trước năm 1973, khe hở này có thể không nhỏ hơn 40 mm.

7- Như trên

Như trên

Giữa xà ngang và những phần nhô ra của thùng trục, cách tâm của các thanh dẫn hướng một khoảng đến 750 mm

40

Khi trên thùng trục có các con lăn dỡ tải nhô ra, khe hở giữa con lăn và xà ngang cần phải tăng thêm 25 mm.

8- Như trên

Bằng gỗ có bố trí các thanh dẫn hướng ở mặt trước.

Giữa những xà ngang không giữ thanh dẫn hướng và thùng cũi.

50

 

9- Như trên

Bằng kim loại và gỗ, không phụ thuộc vào sự bố trí của các thanh dẫn hướng

Giữa mép ngoài của ốp đệm lót định hướng thùng trục và cơ cấu để bắt các thanh dẫn hướng vào xà ngang.

15

 

10- Như trên

Bố trí các thanh dẫn hướng về một bên, hai bên và mặt trước.

Giữa những phần nhô ra nhiều nhất và xa nhất so với tâm của thùng trục và xà ngang có tính đến sự mòn của thanh dẫn hướng, ốp đệm lót định hướng và khả năng có thể quay của thùng trục.

25

Đối với mỏ thiết kế mới.

11- Bằng gỗ, gạch, bê tông, vì chu bin.

Bằng kim loại và gỗ, không phụ thuộc vào sự bố trí của các thanh dẫn hướng.

Giữa những ray của mặt bằng nhận và thùng cũi.

30

 

12- Tất cả các loại vì chống.

Có các thanh dẫn hướng bằng cáp của trục tải nhiều cáp

Giữa các thùng trục và vì chống xà ngang hoặc thanh giằng trong giếng.

Giữa những thùng trục chuyển động của một trục tải.

Giữa những thùng trục tải lân cận.

225

265

300

350

Khi giếng sâu đến 800 m.

Khi giếng sâu hơn 800m

Trong tất cả các trường hợp , các khe hở vận hành không được nhỏ hơn 0,75 các khe hở thiết kế.

13- Tất cả các loại vì chống.

Có các thanh dẫn hướng bằng cáp của trục tải một cáp.

Giữa những thùng trục chuyểnđộng của một trục tải.

Giữa những thùng trục chuyển động của các trục tải kề nhau.

Giữa những thùng trục và vì chống, xà ngang hoặc thanh giằng trong giếng.

300

350

240

Khe hở theo thiết kế.

IV.3.3 - TRỤC TẢI VÀ TỜI ĐÀO LÒ

Điều 274. Các trục tải chở người và hàng - người phải có truyền động điện được trang bị hệ thống hãm động năng. Trong trường hợp sơ đồ của hệ thống này bị hư hỏng phải tác động lên phanh bảo hiểm.

Các tời dùng để chở người lên - xuống trong thùng cũi và trong các toa goòng dọc theo lò nghiêng với góc dốc trên 180 và lò đứng phải đáp ứng tất cả những yêu cầu như đối với trục tải.

Điều 275. Trục tải và tời phải được trang bị thiết bị (bộ chỉ báo) báo được cho thợ máy vị trí của các thùng trục trong giếng.

Khi trục tải làm việc, trong trường hợp đào hoặc đào sâu thêm giếng, trên vành mép tang phải đánh dấu vị trí mặt cắt trên của miệng loa giàn treo đào lò.

Đối với tời dùng để treo các thiết bị khi đào giếng đứng, không cần có bộ chỉ báo chiều sâu.

Mỗi trục tải phải có các đồng hồ làm việc tốt sau đây:

1- Tốc độ kế tự ghi (đối với máy có tốc độ trên 3m/s, đặt trên mặt bằng).

2-Vôn kế và ampe kế.

3- Áp kế chỉ báo áp lực khí nén hoặc dầu trong hệ thống phanh hãm.

Điều 276. Mỗi trục tải và tời phải có các phanh cơ khí công tác và phanh bảo hiểm làm việc không phụ vào nhau.

Đối với các tời đào lò và tời treo treo thang cấp cứu khi tốc độ chuyển động của cáp không lớn hơn tương ứng 0,2 m/s và 0,35 m/s phải có: phanh công tác tác động lên trục động cơ hoặc trục trung gian, phanh bảo hiểm, cơ cấu chặn kiểu bánh cóc trên tang và khoá liên động để loại trừ việc khởi động động cơ điện theo chiều hạ tải trong khi đóng phanh bảo hiểm và cơ cấu chặn.

Điều 277. Trong trạng thái hãm (đứng yên) của trục tải, tời tỷ số mô men được tạo ra do hãm bảo hiểm Mh với mô men tĩnh Mt không được nhỏ hơn giá trị cho trong bảng 10.

Bảng 10

Góc nghiêng của lò, (độ)

Đến 15

20

25

30 và lớn hơn

-------

1,8

2,0

2,6

3,0

Giá trị hệ số K đối với các góc dốc trung gian không có trong bảng 10, được xác định theo phép nội suy tuyến tính.

Đối với lò có góc dốc thay đổi, mô men hãm phải được tính cho một trong các đoạn có góc dốc không đổi và lấy giá trị lớn nhất.

Khi trục tải ở trạng thái đứng yên, phanh công tác phải đảm bảo mô men không nhỏ hơn mô men do phanh bảo hiểm tạo ra.

Khi hoán vị tang quay ở trạng thái không tải, cơ cấu phanh phải sản sinh trên một tang hãm, mô men không nhỏ hơn 1,2 mô men tĩnh tạo ra bởi trọng lượng thùng rỗng, trọng lượng của cáp treo tải và cáp cân bằng. Khi hoán vị tang quay và chuyển dịch thùng trục, cấm người ở trong thùng trục và giếng.

Đối với các tời đào lò và tời treo thang cấp cứu có tốc độ chuyển động của cáp đến tương ứng 0,2 m/s và 0,35 m/s, các mô men hãm được tạo ra riêng biệt bởi phanh công tác cũng như phanh bảo hiểm không được nhỏ hơn 2 lần mô men tĩnh lớn nhất của tải trọng, đồng thời việc đóng phanh bảo hiểm phải kéo theo tác động tự động phanh công tác.

Điều 278. Khoảng thời gian chạy không tải của phanh bảo hiểm máy nâng đang hoạt động không được vượt quá:

0,5 s - đối với truyền động khí nén

0,6 s - đối với truyền động thuỷ lực

0,3 s - đối với truyền động khí nén - lò xo và thuỷ lực - lò xo, cũng như đối với tất cả cơ cấu phanh theo thiết kế mới.

Hành trình không tải là khoảng thời gian từ thời điểm cắt mạch bảo vệ đến thời điểm phát sinh lực trong cơ cấu thừa hành của phanh.

Thời gian tác động của phanh không phụ thuộc vào bất kỳ loại truyền động nào và không được vượt quá 0,8 s. Thời gian tác động của phanh là khoảng thời gian từ thời điểm cắt mạch bảo vệ đến thời điểm sản sinh lực hãm bằng giá trị tải trọng tĩnh.

Đối với các tời đào giếng, khoảng thời gian chạy không tải không được vượt quá 1,5 s.

Ở trường hợp các trục tải một đầu mút trong lò nghiêng, khi không loại trừ được sự đồng bộ về tốc độ giữa goòng và cáp bằng việc điều chỉnh hệ thống phanh công tác khi hãm bảo hiểm, phải có cơ cấu điều khiển phanh bảo hiểm khi hãm loại trừ sự không đồng bộ trên đảm bảo trong thời gian dừng tang mô men hãm có giá trị không nhỏ hơn các giá trị đã cho trong Điều 277. Thời gian tác động phanh bảo hiểm khi đó có thể vượt quá 0,8 s. Thời hạn trang bị trục tải có những cơ cấu như vậy do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quy định.

Điều 279. Sau khi thay thế các chi tiết (guốc phanh, thanh kéo, xi lanh v.v...) cần phải tiến hành thử nghiệm hệ thống phanh. Các kết quả thử nghiệm phải được lập thành biên bản.

Điều 280. Đối với trục tải chở người và hàng - người ở giếng đứng và lò nghiêng trên 600 chỉ được phép quấn 1 lớp cáp trên tang máy.

Đối với trục tải giếng đứng chở hàng đặt trên mặt đất và của trục tải chở người và hàng - người trong lò có góc dốc từ 300 đến 600 cho phép quấn 2 lớp cáp trên tang máy.

Việc quấn 3 lớp cáp trên tang được phép đối với các trục tải còn lại đang vận hành và khi đào giếng đứng và lò nghiêng.

Lớp lót của tang phải có rãnh cáp, không phụ thuộc vào số các lớp cáp quấn.

Đối với trục tải sự cố, sửa chữa và trục tải phụ trợ chở hàng (thải đất đá, nâng, hạ hàng và các vật liệu phụ trợ trong giếng và lò nghiêng khu vực v.v...) cũng như đối với tời đào lò và treo thang cấp cứu (có tốc độ tương ứng không lớn hơn 0,2 m/s và 0,35 m/s) cho phép quấn nhiều lớp cáp.

Khi có nhiều hơn 1 lớp cáp quấn trên tang, phải tuân theo các điều kiện sau đây:

1- Vành mép tang phải cao hơn lớp trên cùng bằng 2,5 lần đường kính cáp.

2- Đối với phần nguy hiểm của cáp trên chiều dài bằng 1/4 vòng cuối của lớp dưới chuyển tiếp lên lớp trên phải được tăng cường quan sát (tính các sợi bị rách, đứt ở chỗ này) và cứ 2 tháng một lần phải chuyển dịch cáp lên 1/4 vòng.

Tang của tời đào lò phải có vành mép về 2 phía, cao hơn lớp cáp quấn trên cùng không nhỏ hơn 2,5 lần đường kính cáp.

Ghi chú:

1- Đối với trục tải giếng nghiêng đang hoạt động, khi tiến hành đào tiếp các mức tầng cho phép tăng số lớp cáp đã nêu trên lên một lớp với điêù kiện thực hiện những yêu cầu của khoản 1 và khoản 2 Điều này và khi có cơ cấu để chuyển tiếp trơn tru cáp từ lớp này sang lớp khác. Còn khi cáp quấn 4 lớp trên tang, ngoài quy định trên còn phải có bảo vệ loại trừ khả năng làm việc của máy trục khi cáp cuốn lên lớp thứ 5.

2- Đối với tời đào lò, có tốc độ không lớn hơn 0,2 m/s, cho phép vành tang cao hơn lớp quấn trên cùng không nhỏ hơn 1,5 lần đường kính cáp.

3- Không bắt buộc có lớp lót và rãnh cáp trên tang của tời đào lò có tốc độ không lớn hơn 0,2 m/s và tời treo thang cấp cứu có tốc độ đến 0,35 m/s.

Trong khi xây dựng và cải tạo mỏ với sơ đồ mở vỉa theo các khoảnh và khi đào các giếng ở xa, cũng như khi cần phải đào các lò của sân ga giếng sử dụng giếng thùng skip cho phép quấn 2 hoặc 3 lớp cáp trên tang của trục chở hàng - người tại các giếng đó trong thời kỳ đào các lò bằng và nghiêng. Khi đó, ngoài những điều kiện phải tuân theo chỉ dẫn ở trên phải lập biện pháp bổ xung đảm bảo an toàn chở người lên, xuống và được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 281. Để giảm lực căng cáp tại chỗ bắt chặt cáp vào tang, trên bề mặt của tang phải còn lại không ít hơn 3 vòng ma sát với lớp lót bằng gỗ hoặc vật liệu ép, và không ít hơn 5 vòng khi tang không được lót bằng vật liệu ma sát.

Điều 282. Các tời đào lò dùng để treo sàn, lan can bảo hiểm, ván khuôn, đường ống dẫn, cáp dẫn hướng phải được trang bị những phương tiện bảo vệ quá lực căng của cáp. Thời hạn trang bị cho các tời này những phương tiện kể trên do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quyết định.

IV. 3. 4 - TRANG BỊ TÍN HIỆU VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

Điều 283. Mỗi trục tải phải được trang bị thiết bị để truyền tín hiệu từ thợ tháo móc goòng sân giếng đến thợ làm việc ở miệng giếng, từ thợ làm việc ở miệng giếng đến thợ vận hành máy trục. Phải trang bị tín hiệu sửa chữa để sử dụng khi xem xét, kiểm tra và sửa chữa giếng.

Khi xem xét, kiểm tra, sửa chữa giếng và các thùng trục chỉ được phép sử dụng hệ thống tín hiệu sửa chữa.

Điều 284. Đối với trục tải chở người và hàng - người (ở các lò có góc dốc lớn hơn 500), ngoài tín hiệu làm việc và sửa chữa ra còn phải có tín hiệu dự trữ được cấp điện từ nguồn riêng biệt bằng cáp điện riêng. Về chức năng hệ thống tín hiệu dự trữ không được khác với hệ thống tín hiệu làm việc. Khi tồn tại 2 trục tải trong cùng một giếng, mỗi trục tải đó đảm bảo chở người lên - xuống tất cả các mức tầng, có thể không có hệ thống tín hiệu dự phòng.

Thời hạn trang bị hệ thống tín hiệu dự phòng bằng các đường cáp điện riêng biệt do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quyết định.

Điều 285. Khi chở người từ dưới mỏ lên bằng thùng skip, trong các trường hợp sự cố được dự tính trước theo kế hoạch thủ tiêu sự cố, phải đảm bảo khả năng truyền được tín hiệu từ các mặt bằng sân ga đến sàn tiếp nhận trên và từ sàn tiếp nhận trên đến thợ vận hành trục tải.

Điều 286. Nếu trục tải phục vụ cho một số mức tầng thì phải có thiết bị chỉ rõ được mức tầng nào đã phát ra tín hiệu, cũng như phải có thiết bị không cho phép chuyển đến đồng thời các tín hiệu từ những điểm hay tầng khác nhau.

Điều 287. Đối với trục tải một thùng cũi chở người được trang bị thiết bị tín hiệu từ thùng cũi, chỉ có người điều khiển thùng cũi đã qua đào tạo chuyên nghiệp và được bổ nhiệm bằng quyết định của Giám đốc mỏ mới được phát tín hiệu từ thùng cũi cho thợ vận hành máy.

Đối với trục tải một cáp chở hàng - người được trang bị thiết bị tín hiệu ở thùng cũi, ngoài ra còn phải có cả tín hiệu ở các sàn tiếp nhận hàng, cũng như thiết bị không cho phép phát đồng thời tín hiệu từ thùng cũi và từ các sàn tiếp nhận hàng khác nhau đến cùng một lúc.

Hệ thống tín hiệu sửa chữa đối với các trục tải này có thể không có.

Điều 288. Các toa xe goòng chở người trong lò bằng phải được trang bị thiết bị để phát tín hiệu cho thợ lái tàu.

Đối với trục tải chở người bằng các toa xe goòng chở người trong lò có góc dốc đến 500 phải có hệ thống tín hiệu, đảm bảo cho người phụ trách đoàn goòng phát được tín hiệu từ đoàn goòng cho thợ máy trục. Hệ thống tín hiệu này có thể được sử dụng khi xem xét, kiểm tra, sửa chữa lò và đường ray cũng như để phát tín hiệu “dừng” trong các trường hợp sự cố.

Nếu đoàn goòng chở người nhiều hơn 3 toa xe, phải có hệ thống tín hiệu cho phép tất cả những người trong các toa phát được tín hiệu cho người phụ trách đoàn tàu.

Tất cả các sàn tiếp nhận hàng của lò nghiêng nói trên phải được đảm bảo thông tin liên lạc bằng điện thoại hoặc loa phóng thanh đến với thợ máy trục.

Điều 289. Mỗi trục tải được sử dụng để đào giếng và đào sâu thêm giếng phải có không ít hơn 2 thiết bị tín hiệu độc lập, một trong các thiết bị đó thực hiện chức năng tín hiệu làm việc, còn thiết bị thứ hai - tín hiệu dự phòng và sửa chữa. Thiết bị tín hiệu làm việc phải đảm bảo được khả năng phát tín hiệu từ gương giếng lên sàn đào giếng, từ sàn đào giếng đến thợ trực tín hiệu ở miệng giếng và từ thợ trực tín hiệu ở miệng giếng đến thợ vận hành máy. Còn của thiết bị dự phòng và sửa chữa, nếu như thực hiện chức năng sửa chữa thì phải phát được tín hiệu từ điểm bất kỳ của giếng.

Điều 290. Khi tồn tại trong một giếng ở giai đoạn đào lò 2 trục tải tương đương, các chức năng tín hiệu dự trữ và sửa chữa có thể được thực hiện bằng một thiết bị tín hiệu có khả năng tiếp nhận từ các thùng trục của cả 2 trục tải.

Nếu giếng được trang bị nhiều hơn một trục tải, chỉ thợ trực tín hiệu ở miệng giếng của mỗi trục tải mới được phát tín hiệu vận hành.

Điều 291. Sơ đồ hệ thống tín hiệu giếng của tất cả trục tải phải dự tính khả năng phát tín hiệu “dừng” trực tiếp cho thợ máy từ bất kỳ mức tầng nào. Mỗi một tín hiệu không hiểu phải được thợ trực tín hiệu miệng giếng, thợ trực tín hiệu sân giếng và thợ vận hành máy coi như là tín hiệu “dừng”. Thợ vận hành máy chỉ cho phép trục tải tiếp tục làm việc sau khi xác định nguyên nhân phát tín hiệu không rõ.

Điều 292. Cấm phát tín hiệu từ sân giếng trực tiếp cho thợ máy không qua thợ trực tín hiệu miệng giếng. Việc cấm này không áp dụng:

1- Đối với các thiết bị tín hiệu có khoá liên động không cho khởi động máy cho đến khi nhận được tín hiệu cho phép từ thợ trực tín hiệu miệng giếng.

2- Đối với trục tải một thùng cũi có truyền tín hiệu từ thùng cũi.

3- Đối với trục tải thùng skip.

4- Đối với trục tải có thùng cũi lật khi chỉ nâng hàng.

5- Đối với tín hiệu sửa chữa.

Điều 293. Giữa thợ vận hành máy trục và thợ trực tín hiệu miệng giếng cũng như giữa thợ trực tín hiệu miệng giếng và thợ trực tín hiệu sân giếng phải có liên lạc điện thoại trực tiếp. Sự liên lạc này cũng phải có cả đối với trục tải thùng skip, giữa thợ vận hành máy và những người thao tác chất, dỡ tải. Đối với mỏ xây dựng mới trước khi bàn giao vào sản xuất, ngoài quy định trên cần phải đặt liên lạc sản xuất bằng loa phóng thanh 2 chiều.

Điều 294. Khi đào và đào sâu thêm giếng phải trang bị liên lạc điện thoại trực tiếp 2 chiều từ mặt đất với sàn đào giếng.

IV.3. 5 - NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG TRỤC TẢI

Điều 295. Các thùng trục, phanh dù, cơ cấu hãm, cơ cấu treo, ốp đệm lót định hướng, cơ cấu ra, vào phương tiện vận tải, thiết bị chất dỡ tải, các puli dẫn hướng, đổi hướng cùng với tấm lót tang và ổ bi, hệ thống phanh và các linh kiện khác của máy trục, thiết bị bảo vệ và hệ thống điều khiển phải được xem xét và kiểm tra hàng ngày bởi Cơ khí trưởng trục tải hoặc người chuyên trách được bổ nhiệm bằng quyết định của mỏ. Ngoài ra người này còn phải xem xét hàng ngày khung cốt giếng với tốc độ di chuyển của thùng trục đến 1m/s và không ít hơn một lần trong tuần với tốc độ 0,3 m/s. Các phần của giếng đang nằm trong chương trình sửa chữa phải được xem xét hàng ngày với tốc độ 0,3 m/s.

Cho phép tiến hành đồng thời kiểm tra khung cốt giếng trong các khoang giáp nhau của giếng từ các thùng trục khi chênh lệch độ cao giữa các thùng trục này không lớn hơn 5 m.

Trước khi treo cáp mới và sau đó không ít hơn một lần trong quý, Cơ điện trưởng mỏ hoặc kỹ sư cơ điện chuyên trách phải xem xét kiểm tra các puli. Khi đó phải đo tiết diện và chiều dầy thân của rãnh qua lỗ kiểm tra và vẽ chỗ tiết diện rãnh bị mòn nhiều nhất.

Cơ điện trưởng mỏ hoặc kỹ sư cơ điện chuyên trách không ít hơn 1 lần trong 15 ngày phải tiến hành kiểm tra độ chính xác làm việc của tất cả các bộ phận còn lại đã chỉ dẫn ở trên của trục tải. Các kết quả xem xét, kiểm tra phải được ghi vào trong sổ kiểm tra trục tải.

Việc xem xét, kiểm tra các tháp giếng kim loại và bê tông cốt thép phải được tiến hành một lần trong năm, còn tháp giếng bằng gỗ và tháp tời đào lò hai lần trong năm. Kết quả xem xét, kiểm tra phải được Giám đốc mỏ xem xét ký duyệt.

Điều 296. Thợ vận hành máy trục phải là người có thời gian làm việc ở mỏ không ít hơn một năm, được qua lớp đào tạo chuyên ngành và có giấy chứng nhận, đã qua 2 tháng thực tập tại trạm máy mà họ sẽ làm việc theo quyết định của mỏ.

Thợ vận hành trục tải chở người và hàng - người, cũng như trục tải nhiều cáp phải là người được bổ nhiệm, đã làm việc không ít hơn một năm ở các máy trục tải chở hàng.

Khi đào và đào sâu thêm giếng phải bổ nhiệm thợ vận hành máy trục là người đã qua đào tạo chuyên ngành, có giấy chứng nhận, và qua 3 tháng thực tập ở trạm trục tải khi đào giếng.

Khi chuyển công việc vận hành từ trục tải này sang trục tải khác, cũng như khi nghỉ làm việc hơn một tháng, bắt buộc thợ vận hành trục tải phải thực tập điều khiển lại. Thời hạn thực tập do Cơ điện trưởng mỏ quy định.

Điều 297. Trong thời gian chở người lên xuống trong ca, ngoài thợ vận hành máy chính còn phải có thợ vận hành thứ hai có quyền điều khiển trục tải, có trách nhiệm tham gia quan sát suốt quá trình chở người lên - xuống và sử dụng những biện pháp cần thiết trong trường hợp xuất hiện sự làm việc không bình thường của trục tải và thao tác không đúng của thợ vận hành máy chính trong ca.

Điều 298. Thợ vận hành máy trục khi nhận ca, trước khi bắt đầu làm việc phải kiểm tra sự hoàn hảo của máy phù hợp với Quy trình vận hành trục tải. Chỉ được phép chở người lên, xuống sau khi đã chạy thử không tải trước cả 2 thùng trục xuống dưới và lên trên. Các kết quả kiểm tra bắt buộc thợ vận hành máy phải ghi vào sổ giao, nhận ca.

Thợ vận hành máy nâng bắt buộc phải báo cáo cho cơ khí trưởng máy nâng hoặc cơ điện trưởng mỏ và điều độ mỏ về tất cả các hư hỏng phát hiện được. Cơ khí trưởng máy nâng phải ghi nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục vào sổ giao, nhận ca.

Điều 299. Trong thời gian trục tải thùng cũi làm việc, ở sàn tiếp nhận trên của tháp giếng phải có mặt những thợ làm việc ở miệng giếng đồng thời dưới sân giếng của các mức tầng đang hoạt động phải có mặt những thợ tháo móc goòng ở sân giếng. Khi người ra, vào thùng cũi ở cả 2 phía, các thợ miệng giếng và thợ sân giếng phải có người giúp việc đứng ở bên kia thùng cũi.

Nếu đưa người ra hoặc vào đồng thời trong một số tầng của thùng cũi nhiều tầng, mỗi sàn tiếp nhận phải có một thợ trực tín hệu miệng giếng, còn trong sân giếng phải có thợ trực tín hiệu sân giếng. Các thợ trực tín hiệu miệng giếng và thợ trực tín hiệu sân giếng phải phát những tín hiệu tương ứng cho thợ trực tín hiệu miệng giếng chính và thợ trực tín hiệu sân giếng chính.

Đối với các mức tầng trung gian không thực hiện giao, nhận hàng và có trang bị tín hiệu làm việc để phát cho thợ vận hành máy và thợ trực tín hiệu miệng giếng, cũng như có liên lạc điện thoại trực tiếp với họ, cho phép chở người lên, xuống không có mặt thợ trực tín hiệu sân giếng với những điều kiện sau đây:

1- Trong thùng cũi có người phụ trách thùng cũi (thợ sân giếng).

2- Trong thùng cũi có thiết bị để truyền tín hiệu trực tiếp đến thợ tín hiệu miệng giếng và thợ vận hành máy, cũng như có liên lạc điện thoại.

Khi trục tải vận hành có người phụ trách thùng cũi thực hiện không bắt buộc có mặt thợ trực tín hiệu miệng giếng và thợ trực tín hiệu sân giếng.

Điều 300. Tại tất cả các điểm chở người lên, xuống (ga giếng) và trong buồng máy phải treo các bảng với những chỉ dẫn sau đây:

1- Họ và tên người có trách nhiệm tổ chức chở người lên, xuống an toàn.

2- Bảng giờ người lên và xuống.

3- Các tín hiệu được sử dụng.

4- Số người được chở lên và xuống cùng một lúc trong mỗi tầng của thùng cũi, thùng đào lò hoặc trong mỗi toa goòng.

Tất cả những điều cấm hoặc hạn chế sử dụng trục tải để chở người lên, xuống trong các ga giếng phải có bảng thông báo và hướng dẫn cho các thợ vận hành máy, thợ giếng và thợ trực tín hiệu miệng giếng, có giải thích nguyên nhân của các điều cấm và hạn chế đó.

Điều 301. Ở tất cả các sàn tiếp nhận phải treo bảng chỉ dẫn mức tải cho phép của thùng cũi, còn đối với trục tải có tang ma sát phải có chỉ dẫn mức tải đồng thời của cả 2 thùng cũi để ngăn ngừa nguy hiểm bị trượt. Các thợ trực tín hiệu sân giếng và phụ trách thùng cũi không ít hơn 1 lần trong quý phải được hướng dẫn về quy tắc và định mức chất tải.

Điều 302. Trước khi đưa trục tải vào vận hành và sau đó 1 lần trong năm đội hiệu chỉnh chuyên ngành phải tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh trục tải theo quy định với sự tham gia của đại diện phòng cơ điện mỏ. Yêu cầu này không áp dụng đối với tời chở thiết bị và vật liệu lên, xuống.

Các trang thiết bị của trục tải tự động phải được kiểm tra và hiệu chỉnh 6 tháng 1 lần.

Không ít hơn 1 lần trong năm, Trắc địa trưởng mỏ hoặc nhóm trắc địa chuyên môn hoá cấp trên phải tiến hành kiểm tra toàn bộ các mối liên kết hình học của trục tải mỏ và tháp giếng. Những kết quả kiểm tra phải lập hồ sơ, được Giám đốc mỏ duyệt. Một bản của hồ sơ này chuyển cho Cơ điện trưởng mỏ.

Sau khi kiểm tra và hiệu chỉnh trục tải, Cơ điện trưởng mỏ và đại diện đội hiệu chỉnh chuyên ngành tiến hành kiểm tra, thử nghiệm trục tải. Biên bản kiểm tra phải được Cơ điện trưởng cấp trên duyệt.

Cứ 6 tháng, sau khi kiểm tra và hiệu chỉnh, mỗi trục tải trong sản xuất và đào lò phải được kiểm tra kỹ thuật và thử nghiệm bởi Hội đồng do Cơ điện trưởng mỏ làm chủ tịch.

Khối lượng kiểm tra kỹ thuật và thử nghiệm trục tải được xác định theo Quy trình kỹ thuật và thử nghiệm các trục tải trong sản xuất và đào lò, do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền ban hành.

Việc kiểm tra kỹ thuật và thử nghiệm phải được lập thành văn bản.

Điều 303. Ở mỗi trục tải phải có:

1- Biểu đồ làm việc của máy trục được Giám đốc mỏ duyệt, có chỉ dẫn thời gian thực hiện việc kiểm tra hàng ngày các bộ phận của trục tải.

2- Hộ chiếu máy nâng và hộp số.

3- Sơ đồ chi tiết của hệ thống phanh có chỉ dẫn các kích thước cơ bản.

4- Các sơ đồ nguyên lý và lắp ráp về điện.

5- Sơ đồ cơ cấu phanh dù với các kích thước phải được kiểm tra.

6- Quy trình vận hành trục tải.

7- Tập các sổ sách sổ kiểm tra trục tải, sổ kiểm tra và theo dõi mức tiêu hao cáp, sổ giao, nhận ca.

Các sơ đồ cơ cấu phanh, sơ đồ điện, thiết bị phanh dù và quy trình vận hành phải được treo tại trạm trục tải.

IV. 4 CÁP THÉP MỎ

IV. 4. 1.- QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 304. Các cáp thép được sử dụng cho thiết bị vận tải nâng (tời trục, vận tải bằng cáp treo v.v ...) của mỏ than thầm lò phải phù hợp với hộ chiếu máy hoặc những chỉ dẫn kỹ thuật.

Việc sử dụng các loại cáp thép khác chỉ được phép trong trường hợp có đặc tính kỹ thuật ít nhất phải tương đương và được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền cho phép.

Điều 305. Các cáp nâng và kéo của thiết bị vận tải nâng người và hàng - người phải nằm trong các nhóm có mã hiệu riêng biệt.

Điều 306. Các cáp cho thùng trục và đối trọng của trục tải mỏ phải có dự trữ độ bền khi treo không thấp hơn:

1. 9 lần đối với trục tải chở người và trục tải sự cố, sửa chữa, trục tải 2 cáp có tang ma sát không có trang bị phanh dù để chở người và hàng người (khi tính theo số người)

2. 8 lần đối với trục tải có tang ma sát bao gồm trục tải một cáp chở người, hàng - người, hàng và trục tải nhiều cáp chở người và hàng - người.

3. 7,5 lần đối với trục tải chở hàng - người, đối với giá treo các máy xúc bốc cơ khí (máy xúc gầu ngoạm) trong giếng và cửa khoang sàn đào lò.

4. 7 lần đối với trục tải nhiều cáp chở hàng.

5. 6,5 lần đối với trục tải chở hàng.

6. 6 lần đối với trục tải sự cố di động, treo thang cấp cứu, các đường dẫn bằng cáp đang vận hành, các cáp để treo giàn đào lò, treo bơm, treo đường ống thoát nước và treo các tổ hợp đào lò.

7. 5,5 lần đối với các cáp cân bằng có lõi bằng cao su.

8. 5 lần đối với cáp của thiết bị dùng để khấu, đường dẫn hướng bằng cáp của trục tải đào lò, cáp treo thiết bị đào lò trừ những chỉ dẫn trong khoản 3 và 6 Điều này, đối với các cáp trục tải mới khi hạ 1 lần các tải trọng quá khổ (quá định mức) ở dưới thùng trục và khi treo hoặc thay thùng trục cho trục tải nhiều cáp.

9. 3 lần so với tải trọng động đối với các cáp hãm và cáp giảm chấn của phanh dù.

10. 10 lần đối với cáp buộc được sử dụng nhiều lần khi hạ các tải trọng quá cỡ và cồng kềnh dưới các thùng trục và đối với cáp thép dùng trong hệ thống tín hiệu của trục tải chở hàng - người và người.

Mối nối của cáp cân bằng có lõi cao su phải có dự trữ độ bền phù hợp với những quy định về treo và vận hành an toàn cáp cân bằng có lõi cao su chịu lửa cho trục tải thùng skíp của mỏ hầm lò.

Điều 307. Các cáp trục tải giếng đứng với chiều dài cực đại theo dây dọi lớn hơn 600 m, được treo theo tỷ lệ lực kéo đứt tổng cộng của tất cả các sợi cáp so với tải trọng đầu cáp (không kể khối lượng cáp nâng), tỷ lệ này (dự trữ độ bền) không nhỏ hơn:

1. 13 lần đối với trục tải chở người.

2. 10 lần đối với trục tải chở hàng - người.

3. 8,5 lần đối với trục tải chở hàng.

4. 11,5 lần đối với trục tải có tang ma sát, trục tải một cáp chở người, hàng - người, hàng và trục tải nhiều cáp chở người và hàng - người, trừ trục tải 2 cáp không được trang bị phanh dù.

5. 9,5 lần đối với trục tải nhiều cáp chở hàng.

Dự trữ độ bền của cáp có tính đến khối lượng cáp không được thấp hơn 4,5 lần đối với trục tải chở hàng và 5 lần đối với trục tải chở người và hàng - người.

Điều 308. Đối với trục tải một cáp có đường dẫn hướng bằng cáp cho cả 2 thùng trục phải treo các cáp treo tải cùng một đường kính, cùng loại kết cấu và chiều bện.

Điều 309. Mỗi trục tải nhiều cáp, không phụ thuộc vào mục đích sử dụng, phải có không ít hơn 2 cáp cân bằng.

Điều 310. Các cáp kéo của đường vận tải phụ trợ phải có dự trữ độ bền khi treo không thấp hơn:

1. 6 lần đối với đường chở người bằng cáp trong hầm lò, các đường ray đơn (mônô ray) và ray đặt trên nền khi tính theo số người.

2. 5 lần đối với mônô ray và đường ray đặt trên nền khi tính theo hàng, các tời phụ trợ trong lò nghiêng.

3. 4 lần đối với các tời cào than, dồn dịch và phụ trợ (theo các lò bằng).

Dự trữ độ bền của cáp kéo các đường chở người bằng cáp treo trong hầm lò không thấp hơn 6 lần.

Điều 311. Khi vận tải bằng cáp vô tận theo lò nghiêng phải sử dụng cáp có dự trữ độ bền khi treo không thấp hơn:

1. 5,5 lần khi chiêù dài vận tải đến 300 m.

2. 5 lần khi chiều dài vận tải từ 300 đến 600 m.

3. 4,5 lần khi chiều dài vận tải từ 600 đến 900 m.

4. 4 lần khi chiều dài vận tải từ 900 đến 1200 m.

5. 3,5 lần khi chiều dài vận tải lớn hơn 1200 m.

Điều 312. Các cáp để dịch chuyển các thiết bị trong gương phải có dự trữ độ bền không thấp hơn 3 lần so với lực kéo định mức trên các tang làm việc.

Cáp bảo hiểm của các máy trong gương phải có dự trữ độ bền không thấp hơn 6 lần so với khối lượng của máy có tính đến góc dốc của vỉa.

IV.4.2 THỬ NGHIỆM CÁP

Điều 313. Các cáp mỏ phải được thử nghiệm theo đúng thời gian và nội dung quy định hiện hành về thử nghiệm cáp trục tải.

Cáp dự trữ trước khi treo có thể không phải thử nghiệm lần thứ hai, nếu như thời hạn bảo quản không quá 12 tháng.

Điều 314. Tất cả cáp nâng của trục tải mỏ giếng đứng và giếng nghiêng (trừ cáp của trục tải hàng có góc dốc dưới 300), các cáp để treo sàn, thang cấp cứu và cửa khoang sàn đào lò phải được thử nghiệm trước khi treo.

Cáp cân bằng có lõi cao su chịu lửa phải được thử nghiệm phù hợp quy định về treo và vận hành an toàn hiện hành cho trục tải thùng skip của mỏ hầm lò.

Điều 315. Các cáp đã được thử nghiệm trước khi treo, phải được thử nghiệm lặp lại (trừ cáp nâng bện 6 dảnh có lõi bằng vật liệu hữu cơ trong giếng đứng và cáp của trục tải thùng cũi chở người và hàng - người trong giếng nghiêng có góc dốc lớn hơn 600 đã được kiểm nghiệm bằng thiết bị dò khuyết tật, cáp trục tải có tang ma sát loại một cáp và nhiều cáp, cáp để treo sàn) trong các thời hạn sau đây:

1- Qua 6 tháng đối với trục tải chở người và hàng - người, cũng như đối với cáp treo khoang sàn đào lò.

2- Qua 12 tháng sau khi treo và sau đó cứ 6 tháng một lần đối với trục tải chở hàng, trục tải sửa chữa - sự cố và di động, cũng như treo thang cấp cứu.

3- Qua 6 tháng sau khi treo và sau đó cứ 3 tháng một lần - đối với cáp nâng bện nhiều dảnh không mạ kẽm xoắn nhẹ của trục tải chở hàng - người và hàng.

Thời hạn các lần thử nghiệm lặp lại cáp được tính từ thời điểm treo.

Các cáp được sử dụng để treo thang cấp cứu và treo khoang sàn đào lò có thể không phải thử lặp lại nếu như được kiểm nghiệm bằng thiết bị dò khuyết tật phù hợp với các yêu cầu trong bảng11.

Cáp nâng bện 6 dảnh của trục tải tang trống chở người và hàng - người có cơ cấu hạ thùng cứng phải được kẹp chặt lại cơ cấu móc nối không ít hơn 1 lần trong 6 tháng.

Điều 316. Cáp phải được loại bỏ và thay mới sợi khác nếu như khi thử nghiệm lặp lại:

1- Dự trữ độ bền thấp hơn 7 lần đối với trục tải chở người và trục tải sự cố, sửa chữa ; 6 lần đối với trục tải chở hàng - người và treo khoang sàn đào lò; 5 lần đối với trục tải chở hàng, trục tải di động và treo thang cấp cứu.

2- Diện tích tổng cộng của các sợi nhỏ không chịu được thử nghiệm về đứt và uốn chiếm đến 25% diện tích tổng cộng theo mặt cắt của tất cả các sợi của cáp.

Đối với cáp có chiều dài cực đại theo dây dọi lớn hơn 600 m trong giếng đứng đã được tính theo dự trữ độ bền thay đổi áp dụng theo quy định này.

Điều 317. Các cáp kéo và cáp căng của đường vận tải bằng cáp chở người trong hầm lò, cáp kéo của các đường vận tải mônô ray và đường sắt đặt trên nền phải được thử nghiệm trước khi treo.

Các cáp kéo của đường mô nô ray và đường sắt đặt trên nền được thử nghiệm trước khi treo và phải được thử nghiệm lặp lại qua 6 tháng 1 lần. Nếu như khi thử nghiệm lặp lại diện tích tổng cộng các sợi nhỏ không chịu được thử nghiệm về đứt và uốn chiếm đến 25% tổng diện tích theo mặt cắt của tất cả các sợi của cáp, cáp phải được thay.

Các cáp kéo của đường vận tải bằng cáp chở người (vận tải tời dây) trong hầm lò không phải thử nghiệm lặp lại.

IV.4.3 KIỂM TRA CÁP

Điều 318. Cấm treo hoặc cho cáp thép tiếp tục làm việc khi có các dảnh bị rách, lồi hoặc lõm, có nút và những hư hỏng khác, cũng như có độ mòn lớn hơn 10% đường kính định mức.

Việc sử dụng các cáp nối chỉ được phép để kéo hàng trong lò bằng, lò nghiêng có góc dốc đến 300 khi vận tải bằng cáp vô tận, cũng như các đường vận tải trong hầm lò bằng cáp treo chở người, mônô ray và đường sắt đặt trên nền.

Khi đào giếng, trong trường hợp để treo thiết bị mà cáp có chiều dài lớn hơn 1000 m cho phép nối các cáp bằng vòng cốt ghép đôi có đầu trấu kẹp chặt trên mỗi nhánh cáp.

Điều 319. Các cáp trục tải mỏ phải được những người chuyên trách do Giám đốc mỏ quyết định tổ chức kiểm tra theo những thời hạn sau đây:

1- Hàng ngày đối với cáp nâng thùng trục và đối trọng của trục tải giếng đứng và nghiêng, cáp cân bằng của trục tải có tang ma sát, cáp treo máy xúc bốc cơ khí (máy xúc gầu ngoạm) khi đào giếng.

Đối với trục tải nhiều cáp, khi số các sợi bị rách, đứt không vượt quá 2% tổng số sợi của cáp trên chiều dài một bước bện, cho phép một người tiến hành kiểm tra đồng thời không nhiều hơn 4 cáp treo tải. Khi trên một cơ cấu treo có 2 cáp cân bằng có lõi cao su thì một người có thể xem xét, kiểm tra các cáp đó.

2- Hàng tuần - đối với cáp cân bằng của trục tải kiểu tang trống, cáp hãm và dẫn hướng, cáp treo sàn, cáp treo cáp điện và thiết bị đào lò, cũng như cáp nâng và cáp cân bằng có lõi cao su phải có sự tham gia của Cơ khí trưởng trục tải (kỹ sư cơ điện chuyên trách).

3- Hàng tháng đối với cáp giảm chấn và cáp của thiết bị dùng để khấu, cáp nâng và cân bằng, kể cả những phần của các cơ cấu bắt chặt có sự tham gia của Cơ điện trưởng mỏ hoặc kỹ sư cơ điện chuyên trách; các cáp thường xuyên ở trong giếng có sự tham gia của Cơ khí trưởng đào giếng mỏ đang xây dựng hoặc của kỹ sư cơ điện chuyên trách.

Tất cả các cáp phải được kiểm tra trên suốt chiều dài với tốc độ không quá 0,3m/s. Các đoạn cáp bị hư hỏng cũng như các chỗ nối cáp có lõi cao su phải được kiểm tra ở trạng thái tĩnh. Các đoạn cáp có số sợi hư hỏng trên mỗi bước bện không quá 2% cho phép tiến hành kiểm tra với tốc độ không quá 1m/s. Trong trường hợp này một người tiến hành kiểm tra đồng thời không quá 2 cáp của trục tải nhiều cáp.

Điều 320. Cấm vận hành các cáp thép bện dảnh khi trên phần nào đó có các điểm đứt với số sợi bị đứt trên một bước bện so với tổng số sợi của cáp đó đến:

1. 5% đối với cáp nâng thùng trục và đối trọng, cáp treo giàn và máy xúc bốc cơ khí (máy xúc gầu ngoạm).

2. 10% đối với cáp vận tải đầu mút chở hàng trong lò nghiêng có góc dốc đến 300; các cáp cân bằng, hãm, giảm chấn, dẫn hướng và các thiết bị khấu.

Nếu đoạn cáp bị hỏng ở gần chỗ bắt chặt cáp vào cơ cấu móc nối, cho phép cắt bỏ và kẹp chặt lại cáp trong vòng cốt.

Trong sổ kiểm tra và theo dõi mức tiêu hao cáp phải ghi rõ đoạn (bước bện) bị hư hỏng nhiều nhất, trên đó số sợi bị rách, đứt vượt quá 2 % tổng số sợi của cáp.

Điều 321: Cấm vận hành các cáp nâng có kết cấu kín trong các trường hợp sau:

1- Khi các sợi của lớp ngoài bị mòn lớn hơn một nửa chiều cao.

2- Khi bị hỏng khoá móc nối định hình của các sợi bên ngoài (các sợi bị tở ra).

3- Khi có một sợi bị tuột ra khỏi khoá móc nối mà không thể nhét vào trong cáp hoặc không hàn lại được.

4- Khi có 3 sợi bị rách, đứt (kể cả các sợi đã hàn) ở tiết diện định hình của lớp ngoài trên đoạn dài bằng 5 bước bện hoặc 12 sợi bị rách, đứt trên cả chiều dài làm việc của cáp.

Cho phép sử dụng cáp có các đoạn dạng sóng (bị cong, uốn) mà không bị hỏng khoá móc nối các sợi ngoài và giữ được bề mặt nhẵn cho đến khi bị hỏng rõ rệt khoá (làm phân lớp) của các sợi ngoài hoặc một sợi bị tuột ra khỏi khoá trên đoạn đó.

Điều 322. Các cáp dẫn hướng phải thay trong trường hợp:

1- Khi bị mòn 15% đường kính định mức, nhưng không lớn hơn một nửa chiều cao hoặc đường kính của các sợi lớp ngoài.

2- Nếu trên 100 m chiều dài của cáp kết cấu kín phát hiện 2 chỗ bị đứt của các sợi bên ngoài.

Nếu các sợi ngoài của cáp kết cấu kín bị đứt bung ra khỏi khoá thì phải hàn các sợi đó lại.

Điều 323. Việc thay thế cáp theo thời gian sử dụng tới hạn phải phù hợp với bảng 11

Bảng 11

Tên gọi và kết cấu của cáp

Thời hạn sử dụng tới hạn (năm)

Trình tự và điều kiện kéo dài thời hạn sử dụng

1

2

3

A- Cáp nâng trục tải có tang ma sát

1- Cáp bện 6 dảnh có lõi hữu cơ :

 

 

+ Mạ kẽm

2

Theo kết quả kiểm tra tổn hao tiết diện kim loại bằng dụng cụ 6 tháng một lần, có thể kéo dài đến 4 năm.

+ Không mạ kẽm

1

Như trên, nhưng chỉ đến 2 năm

2- Cáp bện 6 dảnh có lõi bằng kim loại và cáp bện nhiều dảnh

1

Như trên, nhưng chỉ đến 2 năm

B-Cáp cân bằng của trục tải

 

 

1- Cáp bện 6 dảnh có lõi hữu cơ

 

2

Theo kết quả kiểm tra tổn hao tiết diện kim loại bằng dụng cụ 6 tháng một lần, có thể kéo dài đến 4 năm.

2- Cáp thép dẹt:

 + Máy loại tang trống

4

Không kéo dài

 + Máy loại tang ma sát

2

Theo kết quả kiểm tra 6 tháng một lần, có thể kéo dài đến 4 năm đối với cáp mạ kẽm.

3- Cáp nhiều dảnh bện tròn, xoắn nhẹ

2

Theo kết quả kiểm tra tổn hao tiết diện kim loại bằng dụng cụ 12 tháng một lần, có thể kéo dài đến 4 năm đối với cáp mạ kẽm.

4- Cáp có lõi cao su, từ chỗ nối này đến chỗ nối khác (hoặc đến cơ cấu bắt chặt)

5

Theo kết quả kiểm tra xác định chỗ đứt của các cáp bằng dụng cụ 2 năm 1 lần, có thể kéo dài đến 10 năm

C- Cáp hãm của phanh dù

4

Theo kết quả kiểm tra tổn hao tiết diện kim loại bằng dụng cụ12 tháng một lần, có thể kéo dài đến 7 năm.

D- Cáp giảm chấn của phanh dù thùng cũi

5

Theo kết quả kiểm tra qua 12 tháng một lần, có thể kéo dài đến 7 năm.

E- Cáp dẫn hướng và cáp của thết bị dùng để khấu.

- Đối với các mỏ trong thời kỳ sản xuất :

 

 

 + Cáp chịu lực kết cấu kín

15

Không kéo dài

 + Cáp bện dảnh

4

Theo kết quả kiểm tra tổn hao tiết diện kim loại bằng dụng cụ 6 tháng một lần, có thể kéo dài đến 7 năm.

- Đối với các mỏ trong thời kỳ xây dựng

3

Như trên, có thể kéo dài đến 5 năm

F- Cáp để treo các sàn và thiết bị đào lò (treo các ống, cáp điện v.v...)

 

 

1- Cáp bện có thể kiểm tra tổn hao tiết diện

3

Như trên, có thể kéo dài đến 7 năm

2- Cáp bện không thể kiểm tra tổn hao tiết diện kim loại ( thí dụ do điều kiện chật hẹp).

3

Không kéo dài

3- Cáp nâng có kết cấu kín

3

Theo kết quả kiểm tra hàng năm độ tổn hao tiết diện kim loại dọc theo chiều dài cáp tới 10 năm, theo kết quả cắt cáp kiểm tra tiết diện tại điểm cuối của cáp tới 7 năm.

G- Để treo máy xúc bốc cơ khí (máy xúc gầu ngoạm) khi đào giếng.

2 tháng

Không kéo dài

Ghi chú : Thời kỳ sử dụng của cáp được kéo dài theo kết quả kiểm tra, thử nghiệm phải được Cơ điện trưởng của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt

Điều 324. Nếu mức quá tải tương đối của một trong các cáp của trục tải nhiều cáp khi các thùng trục ở vị trí dưới quá 15 % hoặc ở vị trí trên quá 25%, phải dừng trục tải để điều chỉnh sự phân phối tải trọng trên cáp.

Điều 325. Các cáp vận tải phụ trợ phải được kiểm tra trong những thời hạn sau đây:

1- Kiểm tra hàng ngày bởi người chuyên trách đối với cáp của những đường chở người bằng cáp treo, chở hàng - người bằng mônô ray và đường ray đặt trên nền, cáp tời phụ trợ trong lò nghiêng.

2- Kiểm tra hàng tuần bởi Quản đốc cơ điện (khu vực, phân xưởng) đối với các cáp chở người bằng thùng cáp treo, vận tải bằng cáp vô tận, mônô ray và đường ray đặt trên nền, các cáp của tời cào than, tời điện và phụ trợ.

3- Kiểm tra 6 tháng 1 lần có sự tham gia của kỹ sư cơ điện chuyên trách đối với các cáp chở người bằng cáp treo, mônô ray và đường ray đặt trên nền.

Các cáp của những đường vận tải bằng cáp và của tời trong lò bằng và lò nghiêng phải được kiểm tra trên suốt chiều dài với tốc độ chuyển động không lớn hơn 0,3 m/s. Đối với các đường có chiều dài lớn hơn 500 m cho phép tiến hành kiểm tra cáp theo từng giai đoạn trong một số ca nhưng không quá chu kỳ kiểm tra quy định.

Việc kiểm tra cáp của những đường vận tải đang hoạt động không có tốc độ 0,3 m/s trong lò có góc dốc nhỏ hơn 100, cáp của các tời không điều chỉnh được tốc độ, cho phép tiến hành đi dọc tuyến khi cáp dừng.

Điều 326. Cấm vận hành cáp thép bện dảnh trong vận tải phụ trợ khi số lượng các chỗ bị đứt của các sợi trên một bước bện so với tổng số sợi của cáp đến:

1. 5% đối với cáp của những đường vận tải trong hầm lò chở người bằng cáp treo, mônô ray và ray đặt trên nền.

2. 15% đối với cáp tời chở hàng trong lò nghiêng.

3. 25% đối với cáp của vận tải bằng cáp vô tận trong lò nghiêng, các cáp của tời cào than, dồn dịch và phụ trợ trong lò bằng.

Điều 327. Các cáp để chuyển dịch và giữ những thiết bị khai thác (trong gương) phải được kiểm tra hàng ca trước khi bắt đầu làm việc.

Hàng tuần các Trưởng ca, Cơ điện trưởng phân xưởng phải tiến hành kiểm tra các cáp đó, xác định số sợi bị đứt tối đa của các sợi trên một bước bện.

Cáp phải được thay thế, nếu như trên một bước bện số chỗ bị đứt của các sợi đến 10% tổng số sợi của cáp.

IV. 4. 4- KIỂM TRA BẰNG DỤNG CỤ

Điều 328. Các cáp nâng bện dảnh vận hành trong giếng đứng và ở trục tải thùng cũi chở người và hàng - người trong giếng nghiêng có góc dốc trên 600, phải được kiểm tra bằng dụng cụ để xác định độ mòn tiết diện kim loại trên toàn bộ chiều dài. Thời hạn tiến hành kiểm tra theo quy định tại bảng 12.

Các cáp cân bằng, hãm, giảm chấn của phanh dù thùng cũi, cáp dẫn hướng và cáp của thiết bị dùng để khấu có kết cấu bện dảnh, cáp để treo giàn và thiết bị đào lò phải được kiểm tra khi cần kéo dài thời hạn sử dụng trong bảng 12.

Bảng 12

Công dụng của cáp

Góc nghiêng đường lò (độ)

Chu kỳ (tháng)

Đến lần kiểm tra đầu tiên

Giữa những lần kiểm tra tiếp sau khi mòn tiết diện kim loại , %

Đến 12

Đến 15

Trên 15

Cáp nâng :

 Tráng kẽm

90

12

6

1

0,5

-Không có lớp phủ

90

6

2

1

0,5

Cáp nâng

Lớn hơn 60

6

2

1

0,5

Cáp để treo thang cấp cứu và cửa khoang đào lò

90

6

2

1

0,5

Điều 329. Các cáp phải được thay thế khi mòn tiết diện kim loại đến:

1. 10% đối với cáp nâng trong giếng đứng có chiều dài treo lớn hơn 900m được treo tải trọng phù hợp với Điều 307 về tỷ số giữa lực kéo đứt tổng cộng của tất cả các sợi với tải trọng cáp treo tải; đối với cáp nâng của trục tải 2 cáp chở người và hàng - người không có trang bị phanh dù, cũng như đối với cáp hãm của phanh dù.

2. 15% đối với cáp nâng có lõi bằng kim loại, cáp bện 3 cạnh có những dảnh tròn được ép dẻo và được treo với dự trữ độ bền theo điều 306, cũng như đối với các cáp có kết cấu bất kỳ trong giếng đứng có chiều dài treo đến 900 m được treo phù hợp với Điều 307.

3. 18% đối với cáp bện dảnh tròn có lõi hữu cơ của trục tải giếng đứng và nghiêng chở người và hàng - người, cũng như cáp bện dảnh tròn có đường kính 45 mm và nhỏ hơn của trục tải chở hàng được treo với dự trữ độ bền theo Điều 306, cũng như đối với cáp định hướng khi mỏ đang xây dựng và sản xuất và cáp để treo thiết bị đào lò.

4. 20% đối với cáp bện dảnh tròn đường kính lớn hơn 45 mm có lõi hữu cơ của trục tải chở hàng giếng đứng, được treo với dự trữ độ bền không thấp hơn 6,5 lần đối với cáp thiết bị khấu và cáp để treo giàn đào lò.

5. 24% đối với cáp cân bằng.

Điều 330. Các cáp cân bằng có lõi cao su phải được kiểm tra bằng dụng cụ và thay thế theo quy định hiện hành về treo và vận hành an toàn cáp cân bằng có lõi cao su chịu lửa cho trục tải thùng skip của mỏ hầm lò.

Điều 331. Các kết quả kiểm tra cáp phải được ghi trong cùng ngày vào sổ kiểm tra và theo dõi mức tiêu hao cáp. Trong sổ này cũng phải ghi tất cả, không loại trừ những trường hợp hư hỏng cáp và bộ phận kẹp cáp.

Điều 332. Nếu trong quá trình vận hành, các cáp chịu những tải trọng bất thường lớn hơn định mức thì cần phải nhanh chóng dừng trục tải để xem xét, kiểm tra cáp. Các kết quả xem xét, kiểm tra phải được ghi vào trong sổ kiểm tra và theo dõi mức tiêu hao cáp. Trong trường hợp cáp không phù hợp với các yêu cầu quy định trong Quy phạm này, phải được thay.

IV. 5. CÁC CƠ CẤU TREO VÀ MÓC NỐI

Điều 333. Các thùng cũi của trục tải chở người và hàng - người phải có 2 cơ cấu treo độc lập: một làm việc và một phòng ngừa.

Cho phép không có cơ cấu treo phòng ngừa đối với trục tải nhiều cáp không phụ thuộc vào công dụng, với điều kiện là các thùng trục và đối trọng được bắt chặt vào cáp không ít hơn ở 2 điểm. Đối trọng của trục tải 1 cáp không cần trang bị cơ cấu treo bảo hiểm.

Cáp cân bằng bện tròn phải được bắt chặt vào thùng trục bằng cơ cấu khớp khuyên.

Điều 334. Các cơ cấu treo và móc nối khi treo, độ bền dự trữ (so với tải trọng tĩnh tính toán) không được nhỏ hơn:

1. 13 lần đối với các cơ cấu treo và móc nối của trục tải chở người cũng như đối với cơ cấu móc nối và quai treo của thùng trục đào lò.

2. 10 lần đối với các cơ cấu treo và móc nối thùng trục của trục tải giếng đứng và của trục tải giếng nghiêng có cáp vô tận không phụ thuộc vào công dụng; đối với các đường mônô ray và ray đặt trên nền, các cơ cấu móc nối của trang thiết bị đào giếng (giàn, ván khuôn v.v...) và cáp cân bằng của trục tải. Dự trữ độ bền của cơ cấu móc nối cáp cân bằng phải được xác định theo tỷ số với trọng lượng của chúng. Các cơ cấu treo và móc nối của trục tải chở hàng - người phải đảm bảo dự trữ độ bền 13 lần, tính theo khối lượng của số người chở xuống đông nhất.

3. 6 lần đối với cơ cấu móc nối của các cáp dẫn hướng và cáp thiết bị khấu, cơ cấu nối móc goòng và cơ cấu móc nối khi vận tải bằng cáp vô tận.

4. 4 lần với giới hạn chảy của vật liệu - đối với cơ cấu móc nối dạng “móc sừng dê” khi vận tải bằng cáp vô tận.

Điều 335. Mỗi loại cơ cấu móc nối bắt chặt cáp phải đảm bảo độ bền không nhỏ hơn 85% độ bền tổng cộng của cáp mới nối nào đó.

Đối với các thiết bị nâng - vận tải trong sản xuất, thời hạn sử dụng của các cơ cấu treo và móc nối không được quá 5 năm còn của cơ cấu móc nối và quai treo thùng trục đào lò - không quá 2 năm. Qua biên bản của Hội đồng chuyên ngành, dưới sự chủ trì của Cơ điện trưởng mỏ, trên cơ sở những kết quả kiểm tra bằng dụng cụ theo phương pháp kiểm tra không phá huỷ, thời hạn sử dụng các cơ cấu treo và móc nối có thể kéo dài, đối với thiết bị sản xuất là 2 năm và quai treo thùng trục đào lò là 1 năm. Biên bản của Hội đồng phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

 Quai treo thùng trục đào lò phải được thay hoặc sửa chữa khi lỗ tai quai hoặc ống lót thay thế bên trong tai quai mòn hơn 5% đường kính trục.

Độ mòn tổng cộng của lỗ tai quai hoặc ống lót của quai và trục, liên kết quai với thùng trục đào lò không được vượt quá 10% đường kính trục.

Các cơ cấu móc nối của thùng trục đào lò phải có bộ phận đóng được chắc chắn miệng của móc trong thời gian thùng trục đào lò chuyển động và loại trừ khả năng tự tháo móc.

Tất cả các loại cơ cấu treo và móc nối phải có nhãn hiệu, có số và ngày chế tạo.

Cấm chế tạo các xích sử dụng làm giá treo phòng ngừa bằng phương pháp hàn rèn và hàn điện thủ công.

Điều 336. Khi đào các lò nghiêng hoặc đứng có trang bị chở người và hàng lên xuống, các cơ cấu treo trước khi treo phải được thử nghiệm với tải trọng bằng 2 lần tải trọng đầu mút, cũng như phải thử lặp lại không ít hơn 1 lần trong 6 tháng, trừ cơ cấu treo của các thiết bị đào lò.

Các cơ cấu kẹp chặt cáp có vỏ bọc che chắn khi vận tải bằng cáp vô tận trong lò nghiêng phải được thử nghiệm sau mỗi lần kẹp chặt lại bằng cách nâng, hạ tải trọng cực đại.

Các kết quả thử nghiệm phải được ghi vào sổ kiểm tra trục tải.

Chương 5.

TRANG BỊ KỸ THUẬT ĐIỆN

V.1 - QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 337. Các thiết bị điện mỏ trên mặt bằng phải tuân theo những quy định thuộc các Quy phạm hiện hành của Nhà nước sau:

- Quy phạm trang bị điện,

- Quy phạm kỹ thuật an toàn khai thác thiết bị điện các nhà máy điện và lưới điện,

- Quy phạm kỹ thuật vận hành nhà máy điện và lưới điện,

- Quy phạm kỹ thuật khai thác than hầm lò,

- Những quy phạm về kỹ thuật và an toàn vận hành thiết bị điện của các hộ tiêu thụ.

Các thiết bị điện mỏ trong hầm lò cũng phải tuân theo những yêu cầu của các quy phạm chỉ dẫn trên, trừ những quy định trái với Quy phạm này. Các thiết bị điện sử dụng trong mỏ hầm lò có nguy hiểm về khí và bụi nổ phải được kiểm định theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 338. Việc cấp điện cho các mỏ xây dựng mới và cải tạo phải được thực hiện theo sơ đồ tách riêng biệt cho các hộ nhận điện hầm lò.

Trường hợp ngoại lệ phải được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền cho phép.

Điều 339. Cấm sử dụng trong hầm lò lưới điện có tiếp đất trung tính máy biến áp, trừ những máy biến áp dùng để cấp cho các bộ biến đổi của lưới tiếp xúc vận tải bằng đầu tàu điện. Cấm đấu các hộ tiêu thụ và thiết bị điện khác vào những máy biến áp này và lưới của chúng, trừ những trường hợp được quy định trong Quy phạm này.

Điều 340. Để bảo vệ cho người khỏi bị điện giật phải sử dụng tiếp đất bảo vệ, trong các thiết bị điện hầm lò có điện áp đến 1140V ngoài tiếp đất bảo vệ phải có rơ le rò cắt tự động lưới điện bị hư hỏng.

Tổng thời gian cắt lưới bị hư hỏng có điện áp 380V, 660V và lưới tiếp xúc không được vượt quá 0,2s; với điện áp 1140V là 0,12s. Đối với các lưới có điện áp 127V và 220V cũng như lưới điện nạp ắc quy thời gian tác động của rơ le rò được quy định trong hướng dẫn của nhà máy chế tạo.

Điều 341. Tại các máy biến áp đặt trên mặt bằng và cung cấp cho lưới điện hầm lò phải được trang bị rơ le rò, có thể không đặt cầu chì đánh thủng.

Điều 342. Việc điều khiển từ xa và tự động các phụ tải có điện áp trên 1140V, chỉ được phép khi có khoá liên động, không cho phép đóng đường dây và các phụ tải có điện trở cách điện với đất thấp. Yêu cầu này không áp dụng đối với các đường dây cung cấp cho những trạm biến áp trung tâm và phân phối trong hầm lò.

Điều 343. Mỗi mỏ hầm lò phải có các sơ đồ cung cấp điện sau:

1- Sơ đồ nguyên lý chung cung cấp điện của mỏ.

2- Sơ đồ cung cấp điện của mỗi khu khai thác, vẽ trên bản đồ lò tương ứng.

3- Sơ đồ cung cấp mạng điện kéo và lưới tiếp xúc của mỏ, vẽ trên bản đồ kế hoạch khai thác của mỗi vỉa (mỗi khu) hoặc trên bản đồ hệ thống các lò của mỏ.

4- Sơ đồ tiếp địa chung cho toàn mỏ.

Tất cả các sơ đồ cung cấp điện trên phải được thiết lập phù hợp với thiết kế mẫu các sơ đồ cung cấp điện của mỏ hầm lò.

Sơ đồ cung cấp điện cho các thiết bị điện hầm lò thuộc phạm vi quản lý của các tổ chức nhận thầu, phải được duyệt theo quy định của mỏ.

Điều 344. Khi lắp đặt và sửa chữa các thiết bị điện trong mỏ hầm lò nguy hiểm về khí nổ, phải tiến hành kiểm tra hàm lượng của khí Mê tan tại nơi tiến hành công việc.

Điều 345. Mỗi thiết bị chuyển mạch, thiết bị phân phối trọn bộ, đầu ra của các trạm điều khiển cần phải đánh dấu bằng chữ rõ ràng được đóng cho thiết bị hoặc từng khu vực cũng như trị số đặt tác động của bảo vệ dòng cực đại.

Các hộp trong đó có đặt các bảo vệ điện, cơ cấu khoá liên động và điều chỉnh, phải được kẹp chì có tên người đặt dấu.

Điều 346. Cấm:

1- Thao tác (đóng, cắt) thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1140V không có các phương tiện bảo hiểm (găng tay cách điện, ủng hoặc giá được cách ly).

2- Thao tác và điều khiển thiết bị điện có điện áp đến 1140V, không được bảo vệ bằng rơ le rò mà không có găng tay cách điện, trừ trường hợp thiết bị có điện áp 42V trở xuống cũng như thiết bị điện có mạch an toàn tia lửa và thiết bị thông tin - liên lạc (TTLL).

3- Sửa chữa mà không cắt điện các bộ phận của thiết bị điện và cáp điện, nối và tháo thiết bị không an toàn tia lửa và đồng hồ đo điện. Trừ trường hợp thiết bị có điện áp đến 42V trong mỏ không nguy hiểm về khí hoặc bụi và cũng như vậy đối với thiết bị có các mạch an toàn tia lửa trong mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ.

4- Sử dụng thiết bị điện khi bị trục trặc các phương tiện bảo vệ nổ, khoá liên động, tiếp đất và các thiết bị bảo vệ vi phạm sơ đồ điều khiển, bảo vệ và cáp bị hư hỏng.

5- Đóng điện vào lưới điện không sử dụng, trừ trường hợp làm chức năng dự phòng.

6- Mở nắp của thiết bị điện an toàn nổ trong mỏ có khí Mê tan mà không cắt điện trước khi định mở và đo trước hàm lượng khí Mê tan.

7- Thay đổi cấu tạo và sơ đồ đấu nối của thiết bị điện, các sơ đồ điều khiển, bảo vệ và kiểm tra, cũng như khắc lại độ các thiết bị bảo vệ tại mỏ, trừ trường hợp khi những thay đổi này được nhà máy chế tạo đồng ý hoặc cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền cho phép.

Những người không có trách nhiệm tháo gỡ khỏi thiết bị các ký hiệu, chữ ghi và kẹp chì.

V.2- PHẠM VI VÀ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN

Điều 347. Trong các hầm lò (lò, hầm trạm v.v...), trong các giếng có luồng gió thải và trong các công trình trên mặt bằng được nối với giếng đó của mỏ có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, cũng như trong các giếng có luồng gió sạch và trong các công trình trên mặt bằng được nối thông với các giếng đó của mỏ có nguy hiểm về phụt than, đất đá và khí bất ngờ, nếu như không có biện pháp loại trừ không khí mỏ thâm nhập vào các công trình này, phải sử dụng các thiết bị điện có mức độ bảo vệ nổ không thấp hơn mức "an toàn nổ" ExdI (PB), hệ thống tín hiệu giếng và đèn ắc quy cá nhân có mức độ bảo vệ nổ không thấp hơn mức ExeI (PP) - mức có độ tin cậy tăng cường.

Ký hiệu của các thiết bị điện mỏ có mức bảo vệ nổ các cấp theo tiêu chuẩn quốc tế và một số nước xem trong bảng 13.

Điều 348. Trong các lò khai thác và chuẩn bị các vỉa dốc đứng có nguy hiểm về phụt bất ngờ than, đất đá và khí cũng như trong đường lò có luồng gió thải từ các vỉa đó phải sử dụng:

- Thiết bị điện có mức độ bảo vệ nổ "đặc biệt"ExdsI (PO).

- Thiết bị điện có mức độ bảo vệ nổ ExdI(PB) nếu như có hệ thống tự động cắt nhanh và đồng thời làm ngắn mạch các nguồn sức điện động trong tổng thời gian không lớn hơn 2,5 ms khi có ngắn mạch trong mạch lực giữa các pha với nhau và với đất hoặc pha nào đó với đất.

- Các đèn ắc quy cá nhân có mức độ bảo vệ không thấp hơn ExeI (PP).

Bảng 13:

Phạm vi và điều kiện sử dụng các thiết bị điện có mức độ bảo vệ nổ ExdI (PB) thực hiện theo quy định hiện hành về cung cấp và sử dụng các thiết bị điện ở mỏ có nguy hiểm về phụt khí bất ngờ, khai thác các vỉa dốc đứng. Thiết kế cung cấp điện cho các mỏ có vỉa dốc đứng phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. Phải dự tính việc tự động cắt điện bằng các thiết bị cố định kiểm tra tự động hàm lượng Mê tan. Số lượng và nơi đặt các bộ cảm biến kiểm tra hàm lượng Mê tan được xác định phù hợp với quy định về đo hàm lượng các khí trong mỏ và sử dụng các thiết bị kiểm tra tự động hàm lượng Mê tan.

Điều 349. Đối với vỉa thoải và dốc có nguy hiểm về phụt bất ngờ than và khí, trong sơ đồ cung cấp điện cho các máy khai thác và các tổ hợp phải được dự tính việc cắt sự cố từ xa cho các hộ nhận điện và cáp điện lò chợ từ bảng điều khiển các máy, tổ hợp đó. Thiết bị điện trong lò có luồng gió thải phải được cắt bởi các thiết bị cố định kiểm tra tự động hàm lượng Mê tan.

Điều 350. Khi sử dụng thiết bị điện trong các lò cụt được thông gió cục bộ của mỏ nguy hiểm về khí, phải thực hiện những yêu cầu bổ sung về an toàn phù hợp với quy định hiện hành về cung cấp và sử dụng thiết bị điện trong các lò cụt được thông gió cục bộ của mỏ có nguy hiểm về khí.

Điều 351. Trong tất cả các lò của mỏ có nguy hiểm về khí hoặc bụi, phải sử dụng đầu tàu điện có mức độ bảo vệ nổ ExdI (PB). Khi đó, trong lò có gió thải và lò cụt được thông gió cục bộ của mỏ loại III, siêu hạng về khí và nguy hiểm về phụt bất ngờ, trên các đầu tàu điện phải có thiết bị kiểm tra tự động hàm lượng Mê tan loại xách tay.

Cho phép sử dụng các đầu tàu ắc quy có mức độ bảo vệ nổ ExeI (PP) trong các trường hợp sau đây:

1- Trong tất cả các lò vận tải của mỏ loại I và II về khí hoặc nguy hiểm về bụi, cũng như trong lò vận tải có luồng gió sạch của mỏ loại III, siêu hạng về khí và ở các vỉa không có nguy hiểm về phụt bất ngờ trong mỏ có nguy hiểm về phụt bất ngờ.

2- Trong các lò có luồng gió thải và lò cụt được thông gió cục bộ của các mỏ loại III và siêu hạng, khi có giấy phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền cho phép, và trên các đầu tàu điện có thiết bị kiểm tra tự động hàm lượng Mê tan xách tay và hàm lượng Mê tan trong luồng gió thải không lớn hơn 0,75%.

3- Trong các lò có luồng gió sạch ở mỏ có nguy hiểm về phụt bất ngờ than và khí, và có thoát khí dưới dạng xì khí, với điều kiện là các đầu tàu đến cách lò chợ không gần hơn 50 m.

Vận tải bằng các tầu điện mỏ loại tiếp xúc và ắc quy có cấu tạo “điện mỏ thông thường" ExI (PH) được phép trong tất cả các lò của mỏ không nguy hiểm về khí hoặc bụi ; trong các lò có luồng gió sạch của mỏ loại I và II về khí hoặc nguy hiểm về bụi.

Điều 352. Trong các công trình hầm lò của mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi, cho phép sử dụng các thiết bị đo điện xách tay có mức bảo vệ nổ ExeI (PP), cũng như cấu tạo loại ExI (PH) hoặc thông dụng công nghiệp, nếu như các thiết bị này bình thường không có các phần phát sinh tia lửa và không chế tạo chuyên dùng cho mỏ. Để đấu các thiết bị như vậy vào lưới hoặc tháo ra phải đo trước hàm lượng Mê tan tại nơi đấu (tháo), ngoài ra trên suốt chiều dài đường lò tiến hành đo các tham số phải được thông gió bình thường. Chỉ được phép sử dụng các bộ chuyển mạch của thiết bị đo trước khi đấu vào lưới.

Điều 353. Trong các lò vận tải có luồng gió sạch của mỏ loại I, II, III về khí và siêu hạng hoặc nguy hiểm về bụi, trừ các lò có xì khí Mê tan, được phép sử dụng thiết bị điện có mức độ bảo vệ nổ ExeI (PP). Trong các lò tương tự của mỏ loại I, và II về khí hoặc nguy hiểm về bụi được phép sử dụng thiết bị điện cấu tạo ExI (PH) khi có giấy phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.

Điều 354. Trong buồng nạp ắc quy được thông gió riêng biệt của các mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi, trong số đó có nguy hiểm về phụt bất ngờ, phải sử dụng thiết bị điện có mức độ bảo vệ nổ không thấp hơn ExeI (PP).

Điều 355. Trong giếng, các lò sân giếng có luồng gió sạch và hầm trạm (buồng đặt thiết bị cố định) được thông gió bằng gió sạch do hạ áp chung của mỏ có nguy hiểm về khí hoặc bụi được phép sử dụng thiết bị điện có cấu tạo mỏ thông thường ExI (PH) và tạm thời sử dụng thiết bị điện thông dụng công nghiệp, trừ những trường hợp trong đó và các lò nối với chúng đưa gió sạch vào có xì khí hoặc khi mỏ được xếp vào nguy hiểm về phụt bất ngờ.

Điều 356. Trong tất cả các lò của mỏ không nguy hiểm về khí, nhưng nguy hiểm về nổ bụi than hoặc bụi của diệp thạch cháy phải sử dụng thiết bị điện có mức độ bảo vệ nổ không thấp hơn ExeI (PP). Trong các lò được thông gió bằng luồng gió sạch do hạ áp chung của mỏ, nếu được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền được phép sử dụng thiết bị điện mỏ cấu tạo ExI (PH) và tạm thời sử dụng thiết bị điện thông dụng công nghiệp.

Điều 357. Sử dụng các thiết bị điện có cấu tạo ExI (PH) và thông dụng công nghiệp trong mỏ có nguy hiểm về khí hoặc bụi, được quy định bởi Quy trình sử dụng thiết bị điện mỏ thông thường và thiết bị điện thông dụng công nghiệp trong mỏ nguy hiểm về khí hoặc bụi.

Điều 358. Khi đào giếng đứng của mỏ có nguy hiểm về khí hoặc bụi, trước khi có động cơ điện cấu tạo ExdI (PB) cho bơm treo và thiết bị trộn bê tông, khi có giấy phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt tạm thời cho phép sử dụng:

1- Các động cơ điện thông dụng công nghiệp cho bơm treo và các đèn chiếu sáng đào lò có mức độ bảo vệ nổ ExeI (PP) với điều kiện hàm lượng Mê tan tại nơi đặt không lớn hơn 1%.

2- Thiết bị điện thông dụng công nghiệp cho máy trộn bê tông, được đặt trong khoang sát với giếng và được cắt điện bởi thiết bị tự động kiểm tra Mê tan khi hàm lượng 1%. Các bộ cảm biến kiểm tra Mê tan phải đặt thấp hơn khoang 1,5 - 2m.

Điều 359. Ở các mỏ có nguy hiểm về khí hoặc bụi, trong buồng trạm quạt được phép sử dụng thiết bị điện thông dụng công nghiệp với điều kiện là trong các buồng trạm này không khí mỏ và bụi than không lọt vào.

Cũng với những điều kiện như trên cho phép sử dụng thiết bị điện thông dụng công nghiệp trong phòng máy điện của trục tải đặt trên tháp giếng có luồng gió thải của mỏ có nguy hiểm về khí hoặc bụi.

Ở các mỏ có nguy hiểm về phụt bất ngờ cũng phải có những cơ cấu loại trừ không khí mỏ và bụi than lọt vào giếng có luồng gió sạch.

Điều 360. Trong tất cả các đường lò của mỏ không nguy hiểm về khí và bụi, phải sử dụng thiết bị điện có cấu tạo chuyên dụng cho mỏ. Tạm thời, khi có giấy phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền cho phép sử dụng thiết bị điện thông dụng công nghiệp.Việc sử dụng các đèn thông dụng công nghệp cũng như các bóng đèn không có bao chụp (lốp) chỉ được phép khi điện áp không lớn hơn 24V để chiếu sáng gương lò.

Các thiết bị đo thông dụng công nghiệp được phép sử dụng trong tất cả các lò của mỏ không nguy hiểm về khí hoặc bụi.

Điều 361. Thời hạn thay thế các thiết bị điện trong các mỏ có cấu tạo không phù hợp với những điều quy định về phạm vi sử dụng này do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quy định.

V. 3 - DÂY DẪN ĐIỆN

Điều 362. Để truyền dẫn hoặc phân phối năng lượng điện trong hầm lò phải sử dụng cáp có vỏ bọc và được phủ lớp bảo vệ không lan cháy được dùng trong các điều kiện mỏ hầm lò, quy định cụ thể cho các trường hợp sau đây:

1- Đối với cáp mới cố định dọc theo giếng chính và lò nghiêng trên 450 và giếng khoan (các lỗ khoan có đường kính lớn để dẫn điện v.v... xuống hầm lò) phải đặt cáp bọc thép với các băng thép bọc ngoài vỏ chì hoặc vỏ policlovinyl có cách điện bằng policlovinyl, cao su hoặc giấy tẩm dầu “nghèo”. Đối với các lò bằng và nghiêng đến 450, cho phép sử dụng cáp bọc thép với các băng thép có cách điện bằng giấy tẩm bình thường.

Cho phép đấu các động cơ điện đặt cố định vào thiết bị khởi động bằng cáp mềm, nếu như hộp đầu vào của các động cơ này chỉ để cho cáp mềm.

2- Để đấu các trạm biến áp khu vực di động và các trạm phân phối khu vực phải đặt cáp bọc thép có màn chắn với độ mềm dẻo và bền tăng cường. Cho phép sử dụng cáp bọc thép bằng các dây thép và băng thép, trừ trong các lò có gió thải nối liền trực tiếp với các gương khai thác ở vỉa có nguy hiểm về phụt bất ngờ. Những cáp như vậy phải đặt ở khoảng cách không gần hơn 150 m từ gương lò chuẩn bị và 50 m từ gương lò chợ.

Được phép đấu các trạm phân phối bằng cáp mềm có màn chắn.

3- Để đấu cáp vào các máy và cơ cấu di động, cũng như đối với lưới chiếu sáng phải dùng cáp mềm có màn chắn.

Tạm thời đối với lưới chiếu sáng trong tất cả các mỏ, trừ trong lò chợ và lò chuẩn bị ở các vỉa có nguy hiểm về phụt bất ngờ, cho phép sử dụng cáp mềm không có màn chắn.

4- Để đấu cáp vào các máy khấu than ở vỉa dốc đứng có sử dụng cơ cấu cuốn và rải cáp điện phải dùng cáp mềm có màn chắn với kết cấu đặc biệt tăng cường độ bền.

5- Đối với đoạn cáp điện giữa khoan điện cầm tay và múp nối phải dùng cáp đặc biệt mềm có màn chắn.

6- Đối với lưới chiếu sáng cố định phải dùng cáp bọc thép trong có vỏ chì hoặc vật liệu dẻo, cáp mềm có hoặc không có màn chắn.

Đối với lưới chiếu sáng các gương khấu của mỏ không nguy hiểm về khí và bụi, khi điện áp dây không lớn hơn 24V, cho phép sử dụng dây dẫn trần trên sứ cách điện. Trong trường hợp này, để đưa điện áp 24V từ máy biến áp lên lưới phải sử dụng cáp mềm, đồng thời các cuộn dây cao và hạ áp của biến áp chiếu sáng phải được ngăn cách bằng màn chắn kim loại có tiếp đất.

Điều 363. Đối với các mạch kiểm tra và điều khiển khi đặt mới cố định dọc theo lò đứng và nghiêng trên 450 phải sử dụng loại cáp kiểm tra bọc dây thép, nếu đặt tạm thời có thể dùng loại bọc băng thép; trong lò bằng phải dùng cáp kiểm tra bọc băng thép, cáp kiểm tra và cáp lực mềm. Đối với máy di động phải sử dụng cáp mềm hoặc các lõi phụ của cáp lực mềm.

Điều 364. Đối với các mạng liên lạc điện thoại toàn mỏ, điều độ và sự cố, cũng như liên lạc cục bộ của thiết bị trục tải phải sử dụng cáp điện thoại mỏ. Đối với những đường liên lạc cục bộ trong gương khấu, cho phép sử dụng cáp kiểm tra mềm, cũng như các lõi phụ của cáp lực mềm có màn chắn.

Điều 365. Đối với các mạch an toàn tia lửa của điều khiển, tín hiệu hoá, kiểm tra từ xa và điều độ hoá cho phép sử dụng cáp điện thoại mỏ riêng biệt và những lõi tự do trong đường cáp thông tin.

Cho phép sử dụng các dây trần (trừ các dây nhôm) đối với các tuyến tín hiệu hoá và dừng sự cố của thiết bị điện khi điện áp không lớn hơn 24 V. Trong các mỏ có nguy hiểm về khí hoặc bụi, điều kiện bổ sung cho việc sử dụng dây trần là phải đảm bảo an toàn tia lửa.

Điều 366. Những lõi phụ trong các cáp lực được phép sử dụng cho các mạch điều khiển, thông tin, tín hiệu và chiếu sáng cục bộ. Việc sử dụng những lõi phụ của cáp lực đối với các mạch an toàn tia lửa chỉ được phép trong những cáp có màn chắn. Việc sử dụng những lõi phụ trong cùng một cáp cho các mạch không an toàn tia lửa và mạch an toàn tia lửa là không được phép nếu như những lõi này không được ngăn cách bằng những màn chắn. Khi sử dụng tạm thời các cáp mỏ không có màn chắn, ngoài việc sử dụng những lõi phụ cho điều khiển khoảng cách, cấm dùng vào những mục đích khác.

Điều 367. Các cáp thông dụng công nghiệp chỉ được phép sử dụng trong mỏ trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.

Cấm sử dụng các loại cáp (cáp điện lực, kiểm tra v.v...) có lõi bằng nhôm hoặc trong vỏ nhôm ở trong hầm lò và giếng mỏ, cũng như trong các gian phòng nguy hiểm nổ trên mặt bằng mỏ.

Điều 368. Cấm đặt cáp lực dọc theo giếng nghiêng, lò thượng và ngầm dẫn gió sạch vào có trang bị vận tải bằng ray với các goòng chất liệu (chở than) trừ trường hợp khi phương tiện vận tải này chỉ để đưa thiết bị, vật liệu và thực hiện những công việc sửa chữa. Việc cấm này cũng áp dụng đối với giếng đứng chống bằng gỗ.

Trong những trường hợp riêng biệt, khi có giấy phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền cho phép bỏ các yêu cầu đã nêu trong Điều này.

Điều 369. Trong trường hợp sử dụng ở các mỏ đang hoạt động và ở các mức tầng cáp bọc thép có lớp dây đay dễ cháy bọc ngoài phải bóc bỏ lớp dây đay khỏi phần của cáp nằm trong buồng trạm, đồng thời phải sơn chống rỉ vỏ sắt bọc. Việc sơn phủ tiếp theo tuỳ theo mức độ cần thiết.

Điều 370. Cho phép không nhiều hơn 4 mối nối chín (đã lưu hoá) trên mỗi 100 m chiều dài cáp mềm.

Cho phép nối cáp bằng múp nối an toàn nổ nếu như chiều dài của mỗi đoạn cáp không ngắn hơn 100 m cũng như nối tạm thời bằng múp nối trên khi cáp bị hỏng, không phụ thuộc vào chiều dài của các đoạn nối, trong thời gian không quá 1 ngày.

Cho phép nối với nhau các đoạn cáp mềm khi có nhu cầu tách ra trong quá trình làm việc bằng múp nối đường dây kiểu phích cắm với điều kiện sử dụng các mạch an toàn tia lửa có bảo vệ ngắn mạch điều khiển từ xa.

Các phích nối điện khi cắt mạch, trừ các mạch an toàn tia lửa có điện áp không lớn hơn 42 V phải không có điện. Các phích nối điện đó phải được lắp trên cáp về phía phụ tải điện (động cơ điện).

Điều 371. Đối với đường cáp cung cấp có điện áp đến 1140 V mang dòng tổng cộng của các phụ tải phải sử dụng các cáp có cùng tiết diện. Cho phép đối với những đường cáp này sử dụng các cáp có tiết diện lõi khác nhau với điều kiện đảm bảo cho tất cả các phần của tuyến có bảo vệ dòng ngắn mạch.

Tại chỗ phân nhánh từ đường cung cấp trục chính, nơi tiết diện lõi cáp nhỏ đi phải đặt thiết bị bảo vệ dòng ngắn mạch của nhánh. Cho phép không cần đặt thiết bị bảo vệ này cho các nhánh có chiều dài đến 20 m nếu như đảm bảo được bảo vệ dòng ngắn mạch bằng thiết bị của đường trục chính.

Việc sử dụng hộp phân phối mà không đặt thiết bị bảo vệ trên các nhánh đến động cơ điện chỉ được phép đối với truyền động nhiều động cơ với điều kiện nếu cáp của mỗi nhánh được bảo vệ dòng ngắn mạch bằng thiết bị bảo vệ nhóm.

Điều 372. Các cáp đặt trong lò chợ, phải được bảo vệ khỏi bị hư hỏng do va đập cơ khí bởi các bộ phận nằm trong thành phần của tổ hợp khai thác. Cho phép có những phương tiện bảo vệ do va đập cơ khí khác cho cáp, được dự tính qua thiết kế cấp điện khu vực của mỏ.

Cáp mềm cung cấp cho các máy di động có thể đặt trên nền lò không quá 30 m đến máy.

Đối với các máy có bộ phận cuốn (rải) cáp điện hoặc cơ cấu tương tự, cho phép đặt cáp mềm dọc trên nền lò.

Khi làm việc với máy liên hợp hoặc máy đánh rạch ở mỏ có chiều dầy đến 1,5 m, cho phép đặt cáp mềm trên nền lò chợ, nếu như kết cấu của các máy không có bộ phận cuốn (rải) cáp.

Ở các mỏ diệp thạch, việc đặt cáp trên nền lò chợ được phép đối với các vỉa có chiều dầy đến 1,9 m.

Điều 373. Các cáp mềm có mang điện phải được trải dài và treo. Cấm để cáp mềm có điện dưới dạng cuốn và nút hình số 8.

Việc cấm trên không áp dụng đối với các cáp mềm có màn chắn với vỏ bọc không lan cháy, mà theo điều kiện vận hành phải ở trong tình trạng cuộn hoặc trên tang. Trong trường hợp này, phụ tải trên cáp phải giảm 30 % so với định mức.

Điều 374. Cáp thông tin liên lạc và tín hiệu, cũng như dây trần dọc theo lò phải đặt cách cáp lực không ít hơn 0,2 m. Các dây trần phải đặt trên sứ cách điện.

Cấm đặt chung về một bên lò cáp điện và ống gió.

V.4 - MÁY ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN

Điều 375. Để cung cấp cho máy điện và thiết bị điện phải sử dụng các cấp điện áp sau đây:

- Đối với các thiết bị điện cố định, trạm biến áp di động, máy biến áp và thiết bị khi đào giếng - không lớn hơn 6000V. Trong những trường hợp riêng biệt khi sử dụng điện áp 10.000V phải được phép của Bộ Công nghiệp.

- Đối với các thiết bị điện di động - không lớn hơn 1140V. Trong những trường hợp riêng biệt được phép của Bộ Công nghiệp sử dụng điện áp 6000 V.

- Đối với các máy và dụng cụ cầm tay - không lớn hơn 220V.

- Đối với các mạch điều khiển khoảng cách và tín hiệu của thiết bị phân phối trọn bộ - không lớn hơn 60V, nếu như một trong những dây dẫn của mạch này không được nối với đất.

- Đối với các mạch điều khiển khoảng cách các máy, cơ cấu di động và cố định - không lớn hơn 42V.

Điều 376. Công suất ngắn mạch trong lưới điện hầm lò của mỏ phải được giới hạn bởi giá trị phù hợp với các đặc tính định mức của thiết bị điện đặt trong mỏ và tiết diện cáp, nhưng không được vượt quá 50 MVA.

Đối với các mỏ xây dựng mới và cải tạo, công suất ngắn mạch có thể nâng cao đến 100 MVA nếu như phù hợp với những đặc tính của thiết bị điện và tiết diện cáp.

Công suất cắt của máy cắt trong thiết bị phân phối trọn bộ thông dụng công nghiệp khi đặt trong hầm lò phải lớn hơn 2 lần công suất ngắn mạch của lưới.

Điều 377. Các đầu cáp vào của thiết bị điện phải được đệm kín, chắc chắn. Các đầu cáp vào không được sử dụng phải có nắp (nút, bích), phù hợp với mức độ bảo vệ nổ của thiết bị điện.

Điều 378: Việc đấu cáp vào cọc đấu dây của thiết bị điện phải bằng đầu cáp, vòng đệm đặc biệt hoặc các phương tiện kẹp chặt tương đương khác ngăn ngừa các lõi bị bẹp toè ra.

Cấm đấu một số lõi cáp vào cùng một cọc đấu dây, nếu như không được dự tính trước trong kết cấu của cọc đấu.

V.5 - BUỒNG MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP

Điều 379. Cấm sử dụng trong hầm lò các thiết bị chuyển mạch, khởi động và biến áp lực có dầu hoặc chất lỏng dễ cháy khác. Yêu cầu này không áp dụng đối với các thiết bị phân phối trọn bộ đặt trong hầm trạm chống bằng vật liệu có tính chịu lửa cao.

Cấm xây dựng các hầm trạm đặt thiết bị phân phối trọn bộ có dầu giữa các lò song song.

Điều 380. Đối với tất cả các hầm trạm đặt thiết bị điện ngoài những cửa phòng cháy dầy, kín hoàn toàn, phải có các cửa chấn song có khoá. Các cửa hầm trạm không có người vận hành thường xuyên phải khoá. Trước lối vào hầm trạm phải treo bảng hiệu “Cấm người không có trách nhiệm vào”, còn bên trong hầm trạm ở chỗ dễ trông thấy phải treo, gắn vào tường những bảng vẽ phòng ngừa phù hợp.

Đối với hầm trạm đặt thiết bị điện không có dầu có thể không cần các cửa phòng chống cháy dầy, kín.

Điều 381. Trong các hầm trạm biến áp và máy điện có chiều dài lớn hơn 10 m phải có 2 đường ra (lối thoát), được bố trí cách nhau ở những chỗ xa nhau nhất của hầm trạm.

Điều 382. Giữa các máy và thiết bị trong hầm trạm phải để lối đi, đủ để vận chuyển máy và thiết bị khi sửa chữa và thay thế, nhưng không nhỏ hơn 0,8 m.

Về phía tường buồng trạm, phải để lối đi dùng cho lắp ráp với chiều rộng không nhỏ hơn 0,5 m.

Nếu như không cần phải đưa đến các máy và thiết bị từ phía sau và phía bên hông để bảo quản, lắp ráp và sửa chữa, có thể đặt chúng gần nhau và gần tường hầm trạm.

Điều 383. Các trạm biến áp di động, các thiết bị phân phối trọn bộ phải đặt ở những nơi được gia cố tốt và thuận tiện cho công việc bảo dưỡng, không bị dột nước và hư hỏng do va đập, không cản trở sự làm việc của phương tiện vận tải và đi lại của người. Khoảng cách từ các thiết bị điện đến đoàn tàu chuyển động hoặc băng tải không được nhỏ hơn 0,8 m. Trong trường hợp đặt thiết bị điện ở những đường rẽ, phải đặt rào chắn (barie) loại trừ đoàn tàu đi vào chỗ đặt thiết bị.

Trong những trường hợp riêng biệt, khi được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền, trong tổ hợp cơ giới hoá lò chợ cho phép đặt trạm biến áp và trạm phân phối khu vực ở phía trên các máng cào. Khe hở giữa các thiết bị điện với nóc lò trong trường hợp này phải đủ rộng cho công việc bảo dưỡng, nhưng không nhỏ hơn 0,5 m, còn giữa mép của máng cào và giàn đặt thiết bị điện không nhỏ hơn 0,4 m.

V.6 - CÁC TRẠM NÉN KHÍ VÀ ỐNG DẪN KHÍ NÉN

Điều 384. Việc xây dựng, lắp đặt và vận hành các trạm nén khí và đường ống dẫn khí trên mặt bằng và trong hầm lò phải tuân theo những yêu cầu của Quy phạm này và các quy định hiện hành về xây lắp và vận hành an toàn các thiết bị nén khí cố định, các đường ống dẫn khí nén và dẫn hơi.

Điều 385. Để đặt trạm nén khí di động trong hầm lò phải có thiết kế, trong đó phải có các biện pháp an toàn chung và phòng chống cháy, được Giám đốc mỏ duyệt.

Các máy nén khí di động trong hầm lò phải có bảo vệ nhiệt để cắt máy nén khí khô khi nhiệt độ của không khí nén cao hơn 1820C, và đối với máy nén khí có dầu - khi nhiệt độ cao hơn 1250C.

Áp suất làm việc của khí nén của các máy nén khí không được vượt quá 0,6 MPa. Các van bảo hiểm phải được chỉnh định ở áp suất tác động 0,66 MPa và có kẹp chì. Trường hợp riêng biệt phải được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.

 Các máy nén khí có dầu phải có bảo vệ để phòng ngừa khả năng bốc cháy dầu.

Điều 386. Các trạm nén khí di động hầm lò phải được đặt thăng bằng ở nơi có luồng gió sạch và chống bằng vật liệu không cháy. Khoảng dài của lò chống bằng vật liệu không cháy không được nhỏ hơn 10 m về cả 2 phía trạm nén khí. Khoảng cách đến chỗ chất tải (rót) than không được nhỏ hơn 30 m, các cặp bánh xe của trạm phải được chặn.

Về cả 2 phía của trạm phải có các thùng cát hoặc bụi trơ với dung tích không nhỏ hơn 0,4 m3, có xẻng và 2-5 bình chống cháy. Điện thoại phải đặt ở khoảng cách cho phép đàm thoại khi máy nén khí làm việc.

Điều 387. Trạm nén khí di động hầm lò phải được thợ chuyên nghiệp vận hành, phù hợp với quy trình vận hành

Điều 388. Cấm đóng điện và cho trạm nén khí di động hầm lò làm việc khi :

1- Hàm lượng khí Mê tan tại nơi đặt thiết bị ở luồng gió sạch lớn hơn 0,5%.

2- Không có hoặc bảo vệ nhiệt bị trục trặc.

3- Trục trặc bộ điều chỉnh năng suất, các van bảo hiểm, các đồng hồ đo áp suất và nhiệt độ.

4- Chảy dầu.

5- Quay ngược các trục vít (đối với máy nén khí trục vít).

Điều 389. Cho phép sử dụng các máy nén khí lắp trên đầu tàu và trên các máy khác để cung cấp năng lượng khí nén cho các phanh, rải cát, thiết bị tín hiệu phòng ngừa và những cơ cấu phụ trợ khác khi được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.

Điều 390. Để làm kín khít các mối nối mặt bích của ống dẫn khí nén phải sử dụng paronit (cao su amiăng), amiăng hay cao su chịu nhiệt có nhiệt độ cháy âm ỉ không dưới 3500C. Khả năng sử dụng các vật liệu khác để làm kín khít các mối nối, mặt bích của ống dẫn khí do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quyết định.

V.7 - BẢO VỆ CÁP ĐIỆN, ĐỘNG CƠ ĐIỆN

VÀ MÁY BIẾN ÁP

Điều 391. Trong lưới điện hầm lò điện áp trên 1140 V phải có bảo vệ các dòng ngắn mạch và bảo vệ rò (chạm đất) cho các tuyến, máy biến áp và động cơ điện.

Ở các mỏ xây dựng mới và cải tạo, việc bảo vệ chạm đất cũng phải có cả trên các tuyến cung cấp cho trạm biến áp ngầm trung tâm (TBANTT).

Trên các khởi hành của TBANTT và trạm phân phối ngầm 6 KV (TPPN-6) bảo vệ các dòng ngắn mạch và bảo vệ rò (chạm đất) phải tác động tức thời (không trễ thời gian).

Trên các tuyến cung cấp cho TBANTT, cho phép sử dụng bảo vệ dòng cực đại có hạn chế thời gian trễ và tác động cắt tức thời, phạm vi tác động của bảo vệ cực đại bao gồm cả thanh cái của TBANTT cho phép bảo vệ chạm đất có thời gian trễ đến 0,7 s.

Đối với các động cơ điện phải được dự tính bảo vệ dòng quá tải và bảo vệ “không”.

Trong tất cả các trường hợp, việc cắt lưới do các bảo vệ, được phép sử dụng đóng tự động lặp lại (ĐTĐLL) tác động 1 lần, cũng như sử dụng thiết bị đóng tự động dự phòng (ĐTĐDP) với điều kiện sử dụng thiết bị có khoá liên động và không cho đóng điện vào lưới và thiết bị điện khi hỏng cách điện với đất và ngắn mạch.

Việc lựa chọn các thiết bị cắt, các rơ le bảo vệ, ĐTĐLL và ĐTĐDP, tính và kiểm nghiệm các tham số tác động của những thiết bị đó phải phù hợp với quy định hiện hành về lựa chọn và kiểm nghiệm các thiết bị điện có điện áp 3KV và 6KV.

Thời hạn trang bị cho lưới điện hầm lò điện áp lớn hơn 1140 V các dạng bảo vệ rơ le liệt kê chưa đầy đủ trong mục này do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quyết định.

Điều 392. Đối với điện áp đến 1140V phải có bảo vệ:

1- Cho các máy biến áp và mỗi khởi hành khỏi dòng ngắn mạch bằng máy cắt tự động có bảo vệ dòng cực đại.

2- Cho các động cơ điện và cáp cung cấp cho nó khỏi:

- Dòng ngắn mạch tác động tức thời hoặc chọn lọc trong giới hạn đến 0,2s.

- Dòng quá tải hoặc quá nhiệt.

- Bảo vệ “không”.

- Không cho đóng điện khi giảm điện trở cách điện với đất.

3- Cho các mạch không an toàn tia lửa, đi ra từ các cuộn dây thứ cấp của máy biến giảm áp (biến áp điều khiển) lắp trong thiết bị khỏi dòng ngắn mạch.

4- Cho lưới khỏi dòng rò nguy hiểm ra đất bằng các máy cắt tự động trọn bộ với một rơ le rò cho tất cả lưới có liên quan về điện (được đấu vào một hoặc nhóm các máy làm việc song song). Khi tác động rơ le rò phải cắt tất cả lưới được đấu vào máy biến áp nói trên, trừ đoạn cáp có chiều dài không lớn hơn 10 m nối máy biến áp với máy cắt tự động chung của lưới.

Chiều dài tổng cộng của các cáp đấu vào một hoặc các biến áp làm việc song song, phải được giới hạn bởi giá trị điện dung với đất không lớn hơn 1 mF trên pha.

Khi cung cấp điện cho các phụ tải điện hầm lò từ trên mặt đất qua các lỗ giếng khoan, cho phép đặt máy cắt tự động với rơ le rò dưới đáy giếng khoan ở khoảng cách không lớn hơn 10 m. Trong trường hợp này, khi rơ le rò tác động các phụ tải điện trên mặt bằng và cáp trong giếng khoan có thể không bị cắt điện nếu như trên mặt bằng có thiết bị kiểm tra cách điện của lưới đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sự làm việc của rơ le rò cũng như các phụ tải điện có liên quan trực tiếp đến hoạt động của mỏ (quạt gió, tời v.v ...) được đấu vào bằng cáp.

Việc bảo vệ rò có thể không áp dụng đối với mạch có điện áp không lớn hơn 42V, các mạch điều khiển từ xa và khoá liên động của thiết bị phân phối trọn bộ (TBPPTB), cũng như đối với mạch chiếu sáng cục bộ của các trạm di động được cung cấp từ máy biến áp chiếu sáng lắp bên trong, với điều kiện biến áp chiếu sáng nối cứng về kim loại hoặc mềm bên ngoài với thân của trạm, có máy cắt trong mạch chiếu sáng và viết trên các đèn “Khi mở phải cắt khỏi lưới !”.

Yêu cầu bảo vệ rò không áp dụng đối với các hệ thống an toàn tia lửa.

Trong tất cả các trường hợp cắt bảo vệ, cho phép ĐTĐLL một lần với điều kiện sử dụng thiết bị có khoá liên động không cho đóng điện vào lưới và thiết bị điện có điện trở cách điện so với đất thấp và sau khi bảo vệ dòng cực đại tác động.

Thời hạn trang bị thiết bị bảo vệ dòng quá tải do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quyết định.

Điều 393. Giá trị đặt dòng tác động của rơ le dòng cực đại trong các máy cắt tự động, khởi động từ và trạm điều khiển, cũng như dòng định mức của dây chảy cầu chì phải được lựa chọn phù hợp với quy định hiện hành về xác định các dòng ngắn mạch, lựa chọn và kiểm nghiệm trị số đặt của bảo vệ dòng cực đại trong lưới điện có điện áp đến 1140V.

Cấm sử dụng các cầu chì không có vỏ và đặt dây chảy không định cỡ.

V.8 - CUNG CẤP ĐIỆN CHO CÁC KHU VỰC

VÀ ĐIỀU KHIỂN MÁY

Điều 394. Để cấp điện cho các khu vực phải sử dụng các trạm biến áp di động được đấu vào lưới phân phối bằng thiết bị phân phối trọn bộ. Trong những trường hợp riêng biệt, để cấp điện cho khu vực có thể sử dụng các trạm biến áp khu vực cố định. Cho phép cấp điện cho khu vực từ trên mặt đất qua giếng khoan. Trong trường hợp này nếu đặt các trạm biến áp di động hầm lò trên mặt đất phải có các biện pháp bảo vệ chống sét (quá điện áp thiên nhiên).

Việc cấp điện cho các trạm biến áp di động đặt trong lò có luồng gió thải nối liền kề với gương khấu của các vỉa dốc thoải và nghiêng có nguy hiểm về phụt bất ngờ, được thiết kế không có bảo vệ về phụt bất ngờ, phải từ mạng riêng biệt có bảo vệ rò.

Điều 395. Để đấu vào lưới trạm biến áp di động và máy biến áp, đặt trong lò có luồng gió thải của mỏ hạng III về khí và siêu hạng, phải sử dụng tủ phân phối trọn bộ có khoá liên động với rơ le rò và điều khiển từ xa bằng các mạch an toàn tia lửa. Các tủ phân phối trọn bộ phải được đặt trong hầm trạm có luồng gió sạch.

Cho phép đấu vào một tủ phân phối trọn bộ một số biến áp di động hoặc biến áp để cung cấp điện cho các máy trong dây chuyền công nghệ của khu vực.

Để đóng điện cho trạm phân phối ngầm của khu vực và các thiết bị điện khác đặt ở trong lò có luồng gió thải, phải sử dụng các thiết bị chuyển mạch (đóng, cắt) có khoá liên động với rơ le rò, đảm bảo cắt bảo vệ và kiểm tra tự động giá trị an toàn của điện trở mạng tiếp đất.

Điều 396. Tất cả các máy trong gương phải được đấu vào lưới điện bằng khởi động từ hoặc trạm từ chuyên dùng (trạm điều khiển).

Việc điều khiển các khởi động từ và trạm từ trên phải được thực hiện từ xa bằng các bảng điều khiển đặt trên chính các máy hoặc gần các máy.

Các máy có truyền động nhiều động cơ, để điều khiển các động cơ riêng biệt phải lắp các trạm từ hoặc bộ đóng cắt bằng tay trên các máy đó, cũng như phải đấu vào lưới bằng khởi động từ có điều khiển từ xa.

Điều 397. Để đóng điện cho các máy trong gương của mỏ có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, phải sử dụng khởi động từ (trạm từ) có sơ đồ điều khiển an toàn tia lửa.

Điều 398. Sơ đồ điều khiển các máy trong gương và các cơ cấu phải đảm bảo có:

- Bảo vệ “không”.

- Kiểm tra liên tục giá trị điện trở cách điện của thân máy.

- Bảo vệ không cho thiết bị tự đóng khi ngắn mạch trong các mạch điều khiển ngoài.

Cấm sử dụng các hộp có một nút bấm để điều khiển khởi động từ, trừ trường hợp khi các trạm này chỉ được sử dụng để cắt.

Điều 399. Cấm sử dụng các sơ đồ cho phép khởi động hoặc đóng điện cho máy đồng thời từ hai hoặc nhiều hơn các bảng điều khiển. Yêu cầu này không áp dụng đối với sơ đồ điều khiển quạt gió cục bộ.

Điều 400. Trước khi thực hiện công việc sửa chữa, công việc phụ trợ trên các phần chuyển động của máy phải cắt điện và phải có biện pháp loại trừ khởi động máy bất ngờ.

Điều 401. Trong lò chợ phải dự tính khả năng dừng được máng cào từ bảng điều khiển trên máy khấu than và từ các bảng chuyên dùng đặt trong lò chợ.

Điều 402. Các múp nối thuỷ lực trên máy chỉ được phép vận hành khi có bảo vệ hoàn hảo, được thực hiện bằng các rơ le nhiệt hoặc các nút định cỡ nóng chảy bảo hiểm chuyên dụng, các rơ le nhiệt phải được kẹp chì.

V.9 - LIÊN LẠC ĐIỆN THOẠI VÀ TÍN HIỆU HOÁ

Điều 403. Mỗi một mỏ đều phải được trang bị hệ thống liên lạc điện thoại tuân theo thiết kế.

Các máy điện thoại phải được đặt ở tất cả các khu khai thác, các điểm chính vận tải xe goòng và vận tải hàng hoá, ở tất cả các điểm người lên - xuống phương tiện vận tải, trong tất cả các hầm trạm máy điện, ở trạm biến áp trung tâm, các trạm phân phối điện áp lớn hơn 1140V, bên cạnh giếng, kho vật liệu nổ, trạm y tế, trong các lò chuẩn bị các mức tầng, tại những nơi được dự tính trong kế hoạch thủ tiêu sự cố.

Điều 404. Tất cả các tuyến điện thoại hầm lò phải có 2 dây dẫn.

Điều 405. Để cung cấp điện cho các thiết bị liên lạc điện thoại hầm lò phải sử dụng điện áp dây không lớn hơn 127V, từ lưới của các bình ắc quy hoặc thiết bị chỉnh lưu.

Để cung cấp cho thiết bị tín hiệu, cho phép sử dụng điện áp không lớn hơn 220V khi có bảo vệ rò.

Để cung cấp cho các thiết bị tín hiệu vận tải, cho phép sử dụng từ lưới tiếp xúc có điện áp không lớn hơn 275V với điều kiện là các thiết bị tín hiệu phù hợp về điện áp và được đấu vào dây tiếp xúc bằng cáp (trong những trường hợp cần thiết sử dụng cả các cơ cấu đấu nối chuyên dụng) và có bảo vệ dòng bằng cầu chì.

Lưới tiếp xúc có thể được sử dụng để liên lạc cao tần (thông tin cao tần) nếu như thiết bị thông tin không làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của các thiết bị bảo vệ lưới và không làm hỏng các điểm cách ly giữa các phần của lưới.

Để cung cấp cho các mạch loa phóng thanh và tín hiệu hoá phòng ngừa trong hầm lò phải sử dụng các nguồn an toàn tia lửa có điện áp không lớn hơn 60 V.

V.10 - TIẾP ĐẤT

Điều 406. Phải tiếp đất những phần kim loại của thiết bị điện bình thường không có điện, nhưng có thể có điện trong trường hợp hư hỏng cách điện, cũng như những đường ống dẫn, dây cáp thép tín hiệu v.v..., đặt trong lò có thiết bị và dây dẫn điện.

Trong các mỏ có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ, để bảo vệ khỏi sự tích tụ điện tích cần phải tiếp đất các chi tiết kim loại, các chi tiết được chế tạo từ vật liệu nhiễm điện của ống gió, cũng như ống dẫn khí nén kim loại.

Các yêu cầu của điều này không áp dụng đối với vì chống kim loại, các đường ray cũng như vỏ cáp nối ray trong mạng điện kéo, các cơ cấu kim loại để treo cáp điện.

Điều 407. Trong các công trình hầm lò của mỏ phải thiết lập lưới tiếp đất chung, trong đó phải nối tất cả những đối tượng cần được tiếp đất vào lưới này.

Việc tiếp đất cần phải thực hiện phù hợp với quy định về thiết lập, kiểm tra và đo điện trở tiếp đất mỏ.

Điều 408. Lưới tiếp đất chung phải được tạo nên bằng cách nối liên tục về điện với nhau giữa tất cả các vỏ bọc kim loại của cáp và giữa tất cả các lõi tiếp đất của cáp không phụ thuộc vào giá trị điện áp và sau đó nối cả vào các vật tiếp đất chính (trung tâm) và cục bộ.

Ngoài ra, ở gần trạm chỉnh lưu của vận tải bằng đầu tàu điện cần vẹt, các ray được sử dụng như là dây dẫn trở về của dây tiếp xúc phải được đấu vào lưới tiếp đất chung.

Khi trong mỏ có một số mức tầng, phải nối lưới tiếp đất chung của mỗi tầng vào các vật tiếp đất chính. Để làm việc này, cho phép sử dụng vỏ bọc thép của các cáp lực đặt giữa các mức tầng. Khi không có các cáp đó để nối lưới tiếp đất chung của tầng với các vật tiếp đất chính phải thực hiện bằng dây dẫn tạo riêng.

Điều 409. Các vật tiếp đất chính trong mỏ phải được đặt trong rốn giếng hoặc các bể thu nước của trạm bơm thoát nước ngầm trung tâm.

Trong trường hợp cấp điện cho hầm lò bằng cáp đặt theo lỗ giếng khoan, các vật tiếp đất chính có thể bố trí trên mặt đất hoặc trong các bể thu nước của mỏ. Khi đó có thể sử dụng ống kim loại chống lót giếng khoan làm một trong các vật tiếp đất chính.

Trong tất cả các trường hợp phải xây dựng không ít hơn 2 vật tiếp đất chính đặt ở các chỗ khác nhau để dự phòng cho nhau trong thời gian kiểm tra làm sạch hoặc sửa chữa chúng.

Khi cung cấp điện riêng biệt cho các khu khai thác và không có trạm bơm thoát nước trung tâm, các vật tiếp đất chính phải đặt trong rốn giếng hoặc trong giếng chuyên dụng (giếng đào nhỏ, bể nước v.v...) được đổ đầy nước.

Điều 410. Để tiếp đất cục bộ phải làm các vật tiếp đất nhân tạo trong các máng (rãnh) thoát nước lò dọc vỉa hoặc trong những chỗ khác thích hợp.

Ở mỏ khai thác bằng sức nước, để làm các vật tiếp đất cục bộ, cho phép sử dụng các máng kim loại vận tải thuỷ lực.

Điều 411: Mỗi múp nối cáp, trừ nối các cáp mềm cung cấp cho các máy di động, phải có tiếp đất cục bộ và được nối với lưới tiếp đất chung của mỏ.

Cho phép đối với lưới chiếu sáng cố định không làm tiếp đất cục bộ đối với mỗi múp hoặc mỗi đèn, mà qua mỗi 100 m lưới cáp mới làm.

Đối với các thiết bị và các múp nối cáp của điện thoại liên lạc dùng các cáp không có vỏ bọc thép, cho phép tiếp đất cục bộ không cần đấu vào lưới tiếp đất chung.

Khi vận tải bằng đầu tàu điện cần vẹt, việc tiếp đất cho các thiết bị điện một chiều ở sát gần đường phải thực hiện bằng cách nối tiếp đất vào các ray sử dụng làm dây dẫn trở về của dây tiếp xúc.

Điều 412.  

Hai đầu lõi tiếp đất phải được đấu vào các cọc tiếp đất bên trong của múp nối cáp và cơ cấu đầu vào của thiết bị.

Đối với các máy di động và máng cào trong gương phải dự tính việc kiểm tra liên tục tiếp đất.

Điều 413. Tổng điện trở của lưới tiếp đất đo ở bất kỳ vật tiếp đất nào không được vượt quá 2 W.

V.11- CHIẾU SÁNG MỎ

V.11.1 CHIẾU SÁNG BẰNG CÁC ĐÈN DÙNG ĐIỆN LƯỚI

Điều 414. Trên mặt bằng công nghiệp của mỏ phải được chiếu sáng tất cả các nơi làm việc, mặt bằng nhận của giếng, thang cấp cứu, lối người đi, nơi đặt các thiết bị cơ điện, các đường vận tải ô tô, đường sắt và các đường khác.

Điều 415. Trong phòng máy nâng, quạt gió chính, máy nén khí, các gian phòng trên mặt giếng, buồng tời thải đất đá, đường dây cáp trục, buồng thiết bị khử khí độc nồi hơi, các buồng phòng của máng ga than, tổ hợp nhà hành chính - sinh hoạt phải được dự tính đến việc chiếu sáng sự cố từ nguồn cung cấp độc lập .

Trong tất cả các buồng phòng đã nêu ở trên, trừ phòng máy nâng, cho phép sử dụng để chiếu sáng sự cố bằng các đèn ắc qui cá nhân.

Điều 416. Các đèn được cung cấp từ lưới điện, trong những điều kiện hầm lò, phải được chiếu sáng cho các đối tượng sau:

1. Các buồng phòng máy điện, tời và điều độ, trạm điện ngầm trung tâm, ga ra đầu tầu, trạm y tế, phòng nhận - phát vật liệu nổ, xưởng sửa chữa ngầm.

2. Các lò vận tải trong phạm vi sân giếng.

3. Mặt bằng nhận của các lò thượng và lò ngầm, những chỗ giao nhau của các đường lò vận tải kéo sân giếng và khu vực, phần của lò thực hiện chuyển tải than, các điểm người ra vào trong những phương tiện vận tải và đường đi vào những nơi đó.

4. Vùng gương giếng, buồng liền kề khi đào giếng và các giàn treo đào giếng.

5. Lò khai thác ở các vỉa thoải và nghiêng, được trang bị các tổ hợp cơ giới hoá và máy bào bằng các đèn nằm trong thành phần của tổ hợp hoặc máy bào.

6. Các trạm máy điện, trạm biến áp di động và các điểm phân phối điện thường xuyên và các lối vào.

7. Các lò đặt băng tải để vận chuyển người.

8. Các lò được trang bị vận chuyển người cơ giới hoá.

Vùng gương lò của các lò chuẩn bị có sử dụng các tổ hợp hoặc máy liên hợp đào lò phải được chiếu sáng bằng các đèn chiếu lắp trong tổ hợp hoặc máy liên hợp đó.

Điều 417. Để cung cấp điện cho chiếu sáng hầm lò phải sử dụng điện áp không lớn hơn 220V.

Đối với các đèn chiếu sáng cầm tay được cung cấp từ lưới, cho phép sử dụng điện áp không lớn hơn 42V.

Khoảng cách đèn chiếu sáng trong hầm lò được quy định trong bảng 14.

Bảng 14.

Số TT

Tên các hầm lò

Khoảng cách

( mét)

Công suất của đèn (Watt)

1

Nơi bốc dỡ than

2 - 3

60 - 100

2

Trong các hầm lò vận chuyển chính:

a)- Vận chuyển bằng dây vô tận

b)- Vận chuyển bằng các TB khác

6 - 10

12 - 20

60 - 100

60 - 100

3

Đầu tầng và các ga

2 - 3

60 - 100

4

Các lò vận chuyển khác

7 - 10

60 - 100

5

Các buồng

4 - 6

60 - 100

6

Trong các giếng đang đào

15 - 20

100 - 150

7

Chiếu sáng các lò chuẩn bị

Cách gương 6-8 mét

150 - 200

V.11.2 CHIẾU SÁNG BẰNG ĐÈN ẮC QUY CÁ NHÂN

Điều 418. Ở mỗi hầm lò, số lượng đèn ắc quy tốt, kể cả các đèn kết hợp với các bộ truyền báo tín hiệu khí Mê tan, phải lớn hơn 10% số lao động trong danh sách biên chế làm việc trong hầm lò .

Điều 419. Các đèn ắc quy phải ở trong tình trạng tốt, được kẹp chì với dây có đường kính không nhỏ hơn 1mm và phải đảm bảo sáng bình thường liên tục trong khoảng thời gian không ít hơn 10h. Trường hợp riêng biệt không có cơ cấu kẹp chì phải có biện pháp niêm phong, đảm bảo không tuỳ tiện mở đèn ra được. Biện pháp này phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Cấm mở đèn trong hầm lò.

Các đèn và trạm nạp phải được kiểm tra không ít hơn một lần trong tháng bởi Cơ điện trưởng mỏ hoặc người được chỉ định.

Điều 420. Mỗi đèn ắc quy phải được giao cố định cho người lao động và được đánh số thẻ trên đèn .

V.11. 3 NHÀ ĐÈN ẮC QUY

Điều 421. Trên mặt bằng công nghiệp của mỗi mỏ hoặc nhóm mỏ phải xây dựng nhà đèn dùng để nạp, sửa chữa, phát đèn ắc quy cá nhân cho công nhân mỗi khi vào mỏ và thu lại mỗi khi ra khỏi mỏ. Nhà đèn phải xây dựng bằng vật liệu chống cháy và đặt ở vị trí phù hợp với điều kiện đi lại và làm việc của công nhân.

Điều 422: Nhà đèn ắc quy phải gồm những phòng sau đây :

1. Phòng chuẩn bị chất điện phân và rót dung dịch vào ắc quy.

2. Phòng bảo dưỡng và sửa chữa đèn ắc quy.

3. Phòng đặt giá nạp đèn, phát và nhận đèn ắc quy.

Cấm: Trong cùng một phòng đặt các giá nạp cho các loại đèn ắc quy có chất điện phân khác nhau và pha chế các chất điện phân khác nhau.

V.12. THANH TRA, KIỂM TRA

Điều 423. Các thiết bị điện chỉ được phép mở và sửa chữa bởi những người có trình độ phù hợp và có quyền được làm những việc đó.

Điều 424. Tất cả các máy và thiết bị điện, máy biến áp và trang bị điện khác, các vỏ thiết bị an toàn nổ, cáp điện, tiếp đất phải được kiểm tra đình kỳ bởi:

Công nhân vận hành các máy và thiết bị cũng như thợ điện thường trực khu vực (phân xưởng) tiến hành hàng ca ;

2. Cơ điện trưởng khu vực hoặc người được uỷ quyền tiến hành hàng tuần;

Cơ điện trưởng mỏ hoặc những người đưọc Cơ điện trưởng mỏ chỉ định tiến hành không ít hơn một lần trong quý;

4. Theo lịch, được Giám đốc mỏ duyệt, cũng như trước khi đưa vào trong hầm lò, thiết bị điện phải được kiểm tra và kiểm nghiệm về tính an toàn nổ và phải phù hợp với quy định về cung cấp điện trong các hầm lò than và diệp thạch. Việc này phải do nhóm thợ điện chuyên trách dưới sự kiểm tra của Cơ điện trưởng mỏ hoặc người được Cơ điện trưởng mỏ chỉ định.

Điều 425. Việc lắp ráp, điều chỉnh, thí nghiệm, sửa chữa, kiểm tra và tháo thiết bị điện đang hoạt động phải tuân theo các quy định hiện hành về cung cấp và sử dụng điện trong các hầm lò than và diệp thạch.

Việc chuyển mạch linh hoạt khi làm các công việc sửa chữa và điều chỉnh ở lưới cung cấp và các tủ phân phối trọn bộ của trạm biến áp ngầm trung tâm và các tủ phân phối có điện áp lớn hơn 1140V, phải được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Cơ điện trưởng mỏ hoặc người được uỷ quyền .

Điều 426. Các công việc hiệu chỉnh và chuyên môn đặc biệt khác, khi thực hiện các công việc đó không cắt điện, mà phải làm sát gần và trên những phần mang điện phải được Giám đốc mỏ cho phép với điều kiện:

Có lệnh viết cho làm các công việc đó với chỉ dẫn biện pháp kỹ thuật an toàn, trong đó có biện pháp loại trừ tiếp xúc trực tiếp phần dẫn điện của các mạch nguy hiểm về tia lửa điện áp lớn hơn 42V;

Chỉ những người có giấy chứng nhận đủ trình độ mới được thực hiện những công việc đặc biệt này.

Việc thực hiện những công việc như vậy trong mỏ có nguy hiểm về khí, bụi nổ chỉ được phép trong lò có luồng gió sạch, được thông gió do hạ áp chung của mỏ. Khi đó, cần phải đảm bảo kiểm tra hàm lượng khí Mê tan bằng thiết bị tự động xách tay hoạt động liên tục và được thoả thuận bằng lệnh viết với người phụ trách an toàn thông gió khu vực (phân xưởng).

Trong các công trình hầm lò ở các vỉa có nguy hiểm về phụt bất ngờ than và khí, trừ trạm biến áp ngầm trung tâm và các đường lò sân giếng, khi tiến hành những công việc nêu ở trên phải thực hiện những yêu cầu bổ sung sau đây:

1- Nơi tiến hành công việc phải ở không gần hơn 600m các gương khấu than của vỉa có nguy hiểm về phụt bất ngờ than và khí;

2- Công việc phải được thực hiện trong các ca khi không khấu than và đào lò, cũng như không tiến hành những biện pháp chống phụt và không trước 4h sau khi nổ mìn;

3- Việc kiểm tra liên tục hàm lượng khí Mê tan phải do người chuyên trách về kỹ thuật an toàn thông gió khu vực (phân xưởng) thực hiện. Khi hàm lượng khí Mê tan lớn hơn 0,5%, phải dừng việc và cắt điện.

Người phụ trách các công việc hiệu chỉnh và đặc biệt khác phải có trình độ nghiệp vụ bậc 5 về kỹ thuật, còn những nhân viên của đội - không thấp hơn bậc 4.

Điều 427. Bảo vệ dòng cực đại trong tất cả các thiết bị, trước khi đấu vào lưới và trong vận hành, phải được kiểm nghiệm theo quy định hiện hành về kiểm nghiệm bảo vệ dòng cực đại của các thiết bị mỏ hầm lò.

Điều 428. Các rơ le rò phải được thử tác động trước khi bắt đầu mỗi ca bởi cán bộ kỹ thuật khu vực (phân xưởng) hoặc các thợ điện được cán bộ đó chỉ định. Các rơ le rò có bộ phận tự kiểm tra hoàn hảo có thể chỉ phải thử một lần trong ngày vào ca sửa chữa.

Các kết quả kiểm tra phải ghi vào bảng (tấm, biển) riêng, để ở nơi đặt rơ le rò.

Tổng thời gian cắt lưới có điện áp 380V, 660V và 1140V, do tác động của rơ le rò, phải được kiểm nghiệm không ít hơn 1 lần trong 6 tháng. Kết quả kiểm nghiệm rơ le rò phải được ghi vào trong sổ ghi tình trạng thiết bị điện và tiếp đất.

Điều 429. Điện trở cách điện với đất của thiết bị điện và cáp ở các điện áp định mức xoay chiều từ 127V đến 1140V, làm việc trong hầm lò, không được thấp hơn tiêu chuẩn sau:

1- Các động cơ điện của máy khai thác (khấu than) và đào lò: 0,5 MW

2- Các động cơ điện của máy mỏ hầm lò khác, biến áp chiếu sáng, tổ hợp biến áp khoan ( tổ hợp khởi động ) và khoan điện cầm tay: 1 MW

3- Các thiết bị khởi động và phân phối, các cáp bọc thép và cáp mềm có chiều dài bất kỳ: 1 MW trên pha.

Điều 430. Việc đo điện trở cách điện của thiết bị điện và cáp điện trước khi đóng điện phải được thực hiện sau khi lắp ráp và vận chuyển đến, sau khi cắt bảo vệ có sự cố, sau thời gian ngừng hoạt động lâu, nếu như rơ le rò không cho phép đóng lưới, còn đối với các thiết bị điện cố định cũng phải như vậy và định kỳ, không ít hơn 1 lần trong năm.

Thiết bị điện, cáp điện có điện trở cách điện không đảm bảo tiêu chuẩn và gây tác động rơ le rò phải tháo ra khỏi lưới để tiến hành các biện pháp nâng cao điện trở cách điện hoặc sửa chữa.

Điều 431. Việc sửa chữa lớn thiết bị điện mỏ có liên quan đến thay thế các chi tiết hoặc thành phần của sơ đồ, để đảm bảo tính an toàn nổ, chỉ được phép thực hiện ở xí nghiệp có giấy phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền. Việc sửa chữa thiết bị điện có vỏ không xuyên nổ phải tuân theo quy định hiện hành về cung cấp và sử dụng điện trong các hầm lò than và diệp thạch.

Khi sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng định kỳ được làm ở mỏ, trừ số các chi tiết đảm bảo tính an toàn nổ, được phép thay thế cọc đấu dây xuyên, tiếp điểm lực, bảng đấu dây cách điện, vòng đệm khít chặt, cơ cấu ép và nút của đầu cáp vào, múp đầu cáp trọn bộ, cũng như các bulông bắt chặt vỏ thiết bị điện .

Điều 432. mỏ, không ít hơn 1 lần trong quý, những người được đào tạo và chuyên trách phải đo toàn bộ điện trở tiếp đất của hệ thống theo quy định hiện hành về cung cấp và sử dụng điện trong các hầm lò than và diệp thạch.

Điện trở tiếp đất cũng cần phải đo trước khi đưa các thiết bị mới lắp đặt xong hoặc chuyển đến đưa vào vận hành.

Các kết quả xem xét và đo tiếp đất phải được ghi vào sổ ghi tình trạng thiết bị điện và tiếp đất.

Chương 6.

ĐỀ PHÒNG VÀ DẬP CHÁY

VI.1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 433. Số lượng và vị trí đặt các phương tiện, thiết bị, dụng cụ dập cháy, các bể chứa nước, các vật liệu chống lò phải tuân theo các quy định hiện hành.

Thiết kế hệ thống đường ống dẫn nước trong các đường lò mỏ phải làm theo quy định hiện hành.

Trong thiết kế mỏ mới hoặc phục hồi, cũng như trong thiết kế phòng chống cháy của các mỏ đang hoạt động và trong kế hoạch phát triển mỏ cần phải đề cập tới:

1- Áp dụng các phương pháp mở vỉa chuẩn bị khai trường và hệ thống khai thác cho các vỉa than có tính tự cháy đảm bảo an toàn và cách ly chắc chắn các khu vực đã khai thác xong cũng như nhanh chóng cách ly hoặc dập cháy trong trường hợp xảy ra cháy;

2- Áp dụng các sơ đồ và phương pháp thông gió đảm bảo ngăn chặn hình thành môi trường cháy nổ và điều khiển được các luồng gió khi có sự cố nhằm đảm bảo an toàn cho người rút lui ra khỏi mỏ hoặc đến chỗ có luồng gió sạch;

3- Sử dụng các loại thiết bị, các sơ đồ cung cấp điện an toàn về cháy;

4- Sử dụng hệ thống thuỷ lực có chất lỏng không cháy hoặc khó cháy. Yêu cầu này không bắt buộc đối với các hệ thống thuỷ lực của phanh, bộ phận truyền lực của các máy tự hành, mô nô ray,vận chuyển bằng cáp, truyền động diesel, thiết bị trao đổi goòng trong thùng cũi, quang lật ở các trạm bốc rót và các trường hợp khác đã được quy định trong tiêu chuẩn an toàn đối với thiết bị ở gương và các tổ hợp thiết bị;

5- Áp dụng các công nghệ khấu than và đào lò chuẩn bị hạn chế tối đa công việc khoan nổ mìn trong hầm lò;

6- Ưu tiên sử dụng các vật liệu không cháy làm vật liệu chống lò.

Áp dụng các phương pháp và phương tiện đặc biệt nhằm giảm hoạt tính hoá học của than, giảm rò gió vào khoảng trống đã khai thác, nâng cao độ kín các công trình cách ly, đảm bảo kiểm tra các dấu hiệu về cháy khi khai thác các vỉa than có tính tự cháy.

Điều 434. Tất cả mọi người khi vào mỏ làm việc phải được huấn luyện cách sử dụng các phương tiện dập cháy và thực tập dập cháy trên bãi tập. Mọi người phải biết rõ nơi đặt các phương tiện dập cháy ở phạm vi làm việc của mình.

Cứ 2 năm một lần phải huấn luyện lại cho tất cả cán bộ, công nhân viên của mỏ theo nội dung trên. Mỗi lần huấn luyện đều phải ghi vào sổ huấn luyện an toàn.

Điều 435. Cấm sử dụng trong hầm lò các máy móc thiết bị, vật liệu mới mà chưa được các cơ quan có trách nhiệm xác định mức độ an toàn về cháy của các máy móc thiết bị vật liệu đó.

VI.2- ĐỀ PHÒNG CHÁY MỎ DO THAN TỰ CHÁY

Điều 436. Việc xếp loại mỏ có nguy hiểm về than tự cháy do Bộ Công nghiệp quyết định theo đề nghị của Tổng Giám đốc Tổng Công ty hoặc Giám đốc Sở Công nghiệp.

Ở các mỏ than có khả năng tự cháy cần phải:

1- Đảm bảo thông gió như qui định trong Chương III thuộc Quy phạm này;

2- Có đường ống dẫn nước áp lực đặt tất cả các đường lò chính;

3- Có đầy đủ vật liệu cần thiết ở mỏ để có thể xây dựng tường chắn được ngay;

4- Có các dụng cụ, phương tiện hay thiết bị dùng cho các nhân viên kiểm tra;

5- Kiểm tra mỏ trước khi trở lại làm việc sau những ngày nghỉ, nhằm phát hiện mọi hiện tượng đầu tiên của sự cháy bằng các phương tiện thiết bị chuyên dụng;

6- Tiến hành khai thác các vỉa than theo thiết kế được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 437. Trình tự, phương pháp và thời hạn thực hiện các biện pháp phòng cháy khi khai thác các vỉa than có tính tự cháy phải tuân theo các quy định hiện hành về phòng cháy trong các mỏ hầm lò than và diệp thạch. Biện pháp phải được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 438. Cấm để lại trụ than và lớp than trong khoảng không gian đã khai thác ở những vỉa than có tính tự cháy nếu không được quy định trong thiết kế. Trong trường hợp cần thiết phải để lại các trụ than ở những chỗ địa chất bị phá huỷ và ở những chỗ đã được đề cập trong thiết kế, các trụ than đó phải được xử lý bằng chất chống cháy hay phải được cách ly. Khi phải để lại lớp than vách (hay trụ) hay ở giữa các lớp theo thiết kế phải dự kiến các biện pháp đề phòng than tự cháy, đã được quy định cho từng vùng than cụ thể.

Điều 439. Việc thông gió các khu khai thác phải được thực hiện bằng sơ đồ thông gió nghịch (sơ đồ khấu dật). Trong trường hợp cần thiết có bổ sung gió sạch vào luồng gió thải từ lò khấu than ra thì được phép dùng sơ đồ thông gió thuận cho các khu vực khấu than nhưng phải đảm bảo cách ly tốt khoảng không gian đã khai thác.

Điều 440. Khi khai thác các vỉa than tự cháy phải mở vỉa bằng các đường lò đá (lò dọc vỉa, xuyên vỉa, lò nghiêng) và áp dụng hệ thống khai thác chia cột. Trường hợp cá biệt phải được thể hiện trong thiết kế được Tổng giám đốc Tổng công ty hoặc Giám đốc Sở Công nghiệp duyệt.

Điều 441. Khi thực hiện sơ đồ mở vỉa chuẩn bị theo tầng để khai thác các vỉa than dầy, giữa lò dọc vỉa vận chuyển của mức trên và lò dọc vỉa thông gió của mức dưới phải để lại trụ than hoặc xếp một dải đá chèn bằng vật liệu không cháy. Việc khai thác than phải tiến hành bằng cách chia ra từng khu vực khấu riêng có để lại trụ than ngăn cách giữa các khu.

Điều 442. Cấm để lại các đống than vỡ vụn trong khoảng không gian đã khai thác và ở trong các đường lò. Khi có than vụn ở trong khoảng không gian đã khai thác mà không thể lấy ra được hoặc nếu lấy sẽ nguy hiểm phải cách ly chỗ đó hoặc xử lý bằng các chất chống cháy.

Cấm dùng các loại vật liệu có khả năng tự cháy để chèn lấp lò.

Điều 443. Tại các vị trí lò xuyên vỉa chính cắt qua vỉa than có khả năng tự cháy và trong khoảng 5 m về cả 2 phía tiếp giáp với than phải chống bằng vật liệu không cháy.

Đoạn lò vòng kể từ lò xuyên vỉa đến vỉa dầy chỉ được đào trong đá.

Điều 444. Khi khai thác các vỉa than dầy, dốc, có khả năng tự cháy phải dùng phương pháp chèn lò toàn phần để điều khiển đá vách.

Khi khai thác các vỉa than có chiều dày mỏng, trung bình, dốc đứng có khả năng tự cháy nếu vách hay trụ không ổn định và chứa các lớp kẹp cũng phải dùng phương pháp chèn lò để điều khiển đá vách.

Điều 445. Trong các lò dọc vỉa vận tải thông gió và các lò xuyên vỉa trung gian ở các vỉa than có khả năng tự cháy cũng như trong các khai trường nằm ở phía dưới đám cháy đã được dập tắt, trước khi bắt đầu các công việc khấu than phải làm các khung cửa chắn cách ly bằng đá, gạch hay bê tông nhưng không được giảm tiết diện lò.

Các khung cửa này phải đặt cách chỗ các đường lò cắt nhau không nhỏ hơn 5 m.

Dọc đường lò có khung cửa chắn không quá 30 m phải chứa vật liệu (gạch, cát) với số lượng đủ để xây bịt tường chắn.

Điều 446. Ở các mỏ khai thác các vỉa than tự cháy, phải tổ chức kiểm tra liên tục tự động để phát hiện sớm các dấu hiệu than tự nóng lên (tự cháy) bằng các máy đo chuyên dùng. Khi không có các máy đo trên, phân xưởng thông gió kỹ thuật an toàn mỏ phải kiểm tra phát hiện sớm dấu hiệu than tự cháy. Khi kiểm tra mà phát hiện thấy có dấu vết khí Oxit các bon (CO) phải tiến hành phân tích không khí mỏ.

Vị trí và thời gian kiểm tra định kỳ trên cũng như việc kiểm tra nhằm phát hiện các dấu hiệu bề ngoài của hiện tượng than tự cháy do Giám đốc mỏ quy định có thoả thuận với trung tâm cấp cứu mỏ.

Điều 447. Ở các vị trí kiểm tra cần phải xác định khí Oxit các bon và Hyđrô (H2) và theo dõi sự thay đổi của nó. Khi hàm lượng Oxit các bon hoặc Hyđrô tăng lên, phải ngừng các công việc ở khu vực có khả năng tích khí và mọi người phải ra nơi an toàn. Đồng thời Giám đốc mỏ và đội trưởng cấp cứu mỏ phải có biện pháp ngăn chặn.

Điều 448. Các đường lò bị sập đổ hay ngừng hoạt động tạm thời mà có lối thông lên mặt đất và tất cả các chỗ sụt lở ở trên mặt đất do khai thác hầm lò hoặc lộ thiên tạo nên đều phải được san lấp và cách ly bằng vật liệu không cháy. Phải kiểm tra những chỗ cách ly trong lò ít nhất mỗi tháng 1 lần và trên mặt đất mỗi quý 1 lần do Giám đốc mỏ, Trắc địa trưởng, Quản đốc thông gió mỏ tiến hành.

Cấm khấu than ở phía dưới các chỗ sụt lở mà không được san lấp và dưới những chỗ khai thác lộ thiên của các vỉa than có tính tự cháy.

VI. 3 - PHÒNG CHÁY DO NGUYÊN NHÂN TỪ BÊN NGOÀI

Điều 449. Những công việc có sử dụng ngọn lửa trần ở trong hầm lò và các công trình xây dựng trên miệng giếng phải tuân theo quy định hiện hành về phòng chống cháy, sử dụng các ngọn lửa trần trong các hầm lò than và diệp thạch.

Khi làm các công việc có sử dụng ngọn lửa trần ở những công trình khác trên mặt mỏ, phải sử dụng các biện pháp an toàn về cháy thì phải thực hiện các biện pháp an toàn theo quy định hiện hành.

Điều 450. Các băng tải, các ống gió, các vỏ bọc cáp điện dùng trong hầm lò và các công trình xây dựng trên miệng giếng, cửa lò phải được chế tạo bằng vật liệu không cháy, khó cháy, khó bắt lửa hay ngọn lửa không cháy lan trên mặt.

Trị số điện trở bề mặt của vật liệu làm ống gió và băng tải không được vượt quá 3.108 W. Cấm dùng gỗ và các vật liệu có thể cháy được để lót các tang trống và các con lăn của băng chuyền, để định vị đầu và đuôi băng, làm bộ phận định hướng băng, đệm lót ở phía dưới băng, làm cầu vượt qua băng.

Cho phép dùng gỗ đã được ngâm tẩm chất chống cháy để làm dầm đặt phía dưới băng tải và máng cào (trừ đầu truyền động), để làm sàn ở chỗ người lên xuống băng và kê kích các trang thiết bị.

Điều 451. Trong các hầm lò, cấm rửa các máy móc, thiết bị, rót dầu vào đèn dầu xăng an toàn và tàng trữ các vật liệu dễ cháy.

Khi sử dụng các hệ thống thuỷ lực và các thiết bị có dầu phải có biện pháp tránh dầu rò rỉ.

Điều 452. Trong hầm lò và các công trình xây dựng trên miệng giếng, dầu mỡ, dẻ lau phải được đựng trong thùng có nắp đậy kín và chỉ được chứa số lượng mỗi một loại không quá nhu cầu dùng trong một ngày đêm. Muốn bảo quản dầu mỡ với số lượng lớn hơn, phải đựng trong các thùng đậy kín đặt trong các buồng riêng, các buồng này phải chống bằng vật liệu không cháy và có cửa chống cháy bằng kim loại.

Điều 453. Trong các lò đang hoạt động cần phải lắp đặt đường ống dẫn nước chống cháy có các điểm kiểm tra tự động áp lực nước do Cơ điện trưởng và Đội trưởng đội cấp cứu mỏ xác định.

Các đường ống chống cháy mỏ phải luôn đầy nước đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng, áp lực để dập tắt bất cứ điểm cháy nào ở trong mỏ.

Đường kính ống dẫn nước được xác định theo tính toán nhưng không nhỏ hơn 100 mm.

Cấm sử dụng đường ống dẫn nước chống cháy vào mục đích khác trừ trường hợp dùng để chống bụi.

VI. 4 . DẬP CÁC ĐÁM CHÁY MỎ

Điều 454. Cấm tiến hành các công việc dập cháy bằng phương pháp trực tiếp trong hầm lò có hàm lượng khí Mê tan từ 2% trở lên.

Điều 455. Kể từ lúc phát hiện được đám cháy đến lúc kết thúc việc dập cháy, phải kiểm tra thành phần không khí mỏ trong khu vực đám cháy và khu vực có ảnh hưởng cũng như những chỗ có tiến hành công tác cấp cứu mỏ. Khi dập các đám cháy nội sinh ở những chỗ không thể tới để kiểm tra cũng phải đo thành phần không khí mỏ và đo nhiệt độ của than.

Vị trí và trình tự kiểm tra thành phần không khí mỏ và đo nhiệt độ trong các hầm lò trong quá trình dập cháy do người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố của mỏ quy định.

Việc kiểm tra thành phần không khí mỏ do các đội viên cấp cứu mỏ thực hiện. Kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ kiểm tra khu vực bị cháy và kiểm tra tình trạng của các tường chắn cách ly.

Các kết quả kiểm tra thành phần không khí phải được lưu giữ cho đến khi tổng kết kết quả thủ tiêu sự cố.

Điều 456. Tất cả các tường chắn cố định phải có số thứ tự và được đánh dấu lên trên bản sơ đồ các đường lò mỏ, ngay sau khi lập biên bản nghiệm thu các tường chắn này. Các biên bản này được lưu giữ ở phân xưởng thông gió mỏ.

Các kết quả kiểm tra tường chắn và danh mục các công việc đã thực hiện để sửa chữa các sai sót đã phát hiện được khi kiểm tra phải được ghi vào sổ kiểm tra khu vực bị cháy và kiểm tra tình trạng của các tường chắn cách ly.

Điều 457. Mỗi một trường hợp xảy ra cháy mỏ, không phụ thuộc vào thời gian dập cháy dài hay ngắn và mức độ nghiêm trọng của sự cố, đều phải được điều tra theo quy định hiện hành.

Vị trí nguồn cháy và giới hạn của khu vực cháy phải được ghi lên bản đồ các lò của mỏ. Phải đánh số thứ tự cho mỗi vụ cháy theo thứ tự phát hiện được ở mỏ (hay vùng than).

Các đám cháy không dập tắt được bằng phương pháp trực tiếp phải được cách ly bởi các tường chắn vật liệu không cháy. Đối với mỏ có khí nổ tường chắn phải chịu được nổ.

Mỗi lần cách ly đám cháy Giám đốc mỏ phải lập phương án dập cháy và biện pháp phòng ngừa đảm bảo hạn chế khối lượng lò phải cách ly và đám cháy nhanh chóng tắt, bảo vệ được trữ lượng than. Phương án phải được thoả thuận với trung tâm cấp cứu mỏ chuyên nghiệp và được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

VI. 5. XÁC ĐỊNH ĐÁM CHÁY ĐÃ ĐƯỢC DẬP TẮT VÀ MỞ CÁC KHU VỰC CÓ ĐÁM CHÁY ĐÃ TẮT.

Điều 458. Chỉ sau khi đã tổng kết sự cố cháy mới được phép tiến hành các công tác phục hồi và khai thác trong các khu vực đã cháy.

Việc xác định đám cháy đã được dập tắt do tổ công tác được thành lập theo quyết định của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền. Thành phần tổ công tác, danh mục các tài liệu cần thiết, thời gian và phương pháp kiểm tra tình trạng khu vực cháy phải thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 459. Kế hoạch thăm dò và mở khu vực cháy đã được dập tắt do chỉ huy đơn vị cấp cứu mỏ lập và cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch này phải có:

1- Trình tự xem xét khu vực trước lúc mở.

2- Các biện pháp đề phòng khi mở tường chắn.

3- Phương pháp mở khu vực đã cách ly.

4- Chế độ thông gió cho khu vực được mở.

5- Hành trình di chuyển của các đội cấp cứu mỏ trong hầm lò có kèm theo bản đồ trắc địa khu vực cháy của mỏ.

6- Vị trí kiểm tra thành phần không khí mỏ và đo nhiệt độ.

Các công việc mở, thăm dò và thông gió ở giai đoạn đầu do các đội viên cấp cứu mỏ thực hiện.

Điều 460. Luồng gió thải từ khu vực bị cháy được mở có thể hoà trực tiếp vào luồng gió thải chung của mỏ. Mọi người ở trên đường gió thải dẫn từ khu vực đã bị cháy ra phải được rút đến chỗ có luồng gió sạch đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Trong thời gian phục hồi thông gió ở khu vực bị cháy, phải xác định hàm lượng khí ôxit cacbon và Mê tan ở luồng gió thải. Khi phát hiện thấy khí ôxitcacbon trong luồng gió thải không giảm, phải ngừng ngay việc thông gió ở khu vực đó và đóng lại tường chắn.

VI.6. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNHCÔNG VIỆC TRONG PHẠM VI KHU VỰC CHÁY

Điều 461. Chỉ được tiến hành khấu than ở gần khu vực cháy cũng như khu vực sản phẩm cháy có thể xâm nhập và có những yếu tố nguy hiểm khác do cháy khi có để lại trụ than bảo vệ hoặc những dải ngăn cách gió xâm nhập bởi vật liệu không cháy theo thiết kế được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. Ở mỏ có khí Mê tan, khu vực cháy phải được cách ly bằng tường chắn chịu được nổ.

Điều 462. Cấm khai thác dưới các khu vực đang cháy ở các vỉa gần nhau cũng như cấm khấu than ở tầng dưới khu vực đang cháy của vỉa này.

Các công việc về mỏ trên cùng một vỉa ở phía dưới khu vực cháy đã được kết luận là tắt, cũng như ở vỉa dưới trong cụm vỉa gần nhau phải thực hiện theo thiết kế do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 463. Cho phép đào các lò dọc vỉa chính ở tầng dưới khu vực đang cháy trên cùng một vỉa cũng như ở các tầng dưới của các vỉa khai thác lân cận.

Chỉ khi được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt mới được đào lò dọc vỉa thông gió ở tầng dưới khu vực đang cháy trên cùng một vỉa cũng như ở tầng dưới của các vỉa khai thác lân cận.

Chương 7.

NGĂN NGỪA NGẬP NƯỚC CÁC ĐƯỜNG LÒ ĐANG HOẠT ĐỘNG

VII.1. THOÁT NƯỚC

Điều 464. Các trạm bơm thoát nước chính và thoát nước khu vực phải có các hầm chứa nước gồm 2 hoặc nhiều lò. Đối với trạm bơm thoát nước khu vực, nếu được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền, hầm chứa nước có thể chỉ có một lò. Dung tích hầm nước của trạm bơm chính phải được tính không nhỏ hơn 4 giờ lưu lượng cực đại và đối với hầm chứa nước của trạm bơm khu vực không nhỏ hơn 2 giờ không kể đến sự lắng đọng của bùn. Hầm chứa nước phải luôn ở trạng thái làm việc với dung tích bùn lắng đọng không vượt quá 30%.

Điều 465. Hầm đặt bơm của trạm thoát nước chính phải được nối với:

- Giếng mỏ bằng một lò nghiêng đi lại thông với giếng ở vị trí không thấp hơn 7m so với nền trạm bơm;

- Sân ga giếng bằng một lò đi lại có cửa đóng kín;

- Hầm chứa nước bằng một kết cấu cho phép điều chỉnh nước vào và đóng kín hầm bơm;

- Khi lưu lượng nước nhỏ hơn 50m3/h, cho phép lắp đặt thiết bị bơm thoát nước khu vực không cần có các hầm riêng biệt;

- Hầm bơm của trạm thoát nước chính phải được trang bị nâng cơ giới và nếu trọng lượng một thiết bị lớn hơn 3 tấn phải có dầm cẩu. Nền của trạm bơm phải đặt cao hơn 0,5m so với nền sân ga giếng.

Điều 466. Khi đào giếng những hầm bơm trung gian phải có lối thông ra giếng với chiều rộng không nhỏ hơn 2,5m và chiều cao không nhỏ hơn 2,2m. Lối vào hầm bơm phải đóng bằng cửa song sắt chắc chắn.

Điều 467. Trạm bơm thoát nước chính và khu vực phải trang bị các tổ máy làm việc và tổ máy dự phòng. Trạm bơm thoát nước chính của mỏ và các trạm bơm có lưu lượng nước lớn hơn 50m3/h phải được trang bị không ít hơn 3 tổ hợp máy bơm.

Năng lực bơm của mỗi tổ hợp hay nhóm tổ hợp máy làm việc không kể dự phòng phải đảm bảo thoát hết lưu lượng nước cực đại trong một ngày đêm không quá 20 giờ.

Khi đào hoặc đào sâu thêm giếng, không phụ thuộc vào lưu lượng nước, cho phép sử dụng một máy bơm treo nhưng bắt buộc phải có một máy bơm dự phòng để gần giếng.

Điều 468. Trạm thoát nước chính cần được trang bị ít nhất hai đường ống đẩy trong đó có một dự phòng. Khi có tới ba đường ống làm việc thì phải có một đường ống dự phòng, còn nếu lớn hơn 3 phải có 2 đường ống dự phòng. Đối với trạm thoát nước khu vực cho phép có một đường ống. Khi đấu nối các đường ống đẩy trạm bơm phải đảm bảo thoát hết lưu lượng nước trong một ngày đêm cũng như khi sửa chữa bất kỳ bộ phận nào của hệ thống bơm.

Điều 469. Cấm đặt ở trong giếng các đường ống dẫn áp lực cao hơn 6,4 MPa (64kg/cm2) đối diện với phía mặt thùng cũi.

Với mỏ được thiết kế mới, chỉ được phép đặt đường ống dẫn áp lực cao hơn 6,4MPa đối diện với phía mặt thùng cũi, nếu thực hiện các biện pháp sau đây:

- Che chắn các chỗ nối ống bằng những tấm kim loại.

- Ngăn mặt cũi nói trên bằng cửa kín có chiều cao bằng chiều cao cũi.

- Che kín đường ống tại những vị trí người ra vào thùng cũi.

Điều 470. Đường ống áp lực của trạm bơm nước chính kể từ khi lắp đặt xong cứ sau 5 năm vận hành phải tiến hành thử áp lực, áp lực này phải bằng 1,25 lần so với áp lực làm việc.

Điều 471. Tất cả các trạm bơm thoát nước phải được Cơ điện trưởng mỏ cử người đi kiểm tra hàng ngày, trạm bơm thoát nước chính phải được kỹ sư cơ điện có kinh nghiệm kiểm tra 1 lần trong 1 tuần và Cơ điện trưởng kiểm tra 1 lần trong 2 tuần; kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ kiểm tra hoạt động của trạm bơm.

Mỗi năm ít nhất một lần phải kiểm tra và hiệu chỉnh thiết bị trạm bơm chính. Biên bản kiểm tra và hiệu chỉnh phải do Giám đốc mỏ duyệt.

VII.2. NGĂN NGỪA BỤC NƯỚC KHÍ TỪ CÁC ĐƯỜNG LÒ NGẬP NƯỚC VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỨA NƯỚC KHÁC

Điều 472. Để đề phòng nguy hiểm bục nước vào các lò của mỏ đang hoạt động:

1- Trắc địa trưởng và Địa chất trưởng mỏ phải đưa lên bản đồ hiện trạng mỏ tất cả các lò ngập nước, các phay chứa nước, hồ ao, sông suối có liên quan và các đối tượng chứa nước khác, cùng với vành đai nguy hiểm bục nước của nó.

2- Giám đốc mỏ phải tính toán xác định các trụ bảo vệ bao quanh ngăn chặn vùng ngập nước.

Trắc địa trưởng mỏ phải đưa các trụ bảo vệ lên bản đồ công tác mỏ.

3- Nếu không xác định chuẩn xác vành đai nguy hiểm bục nước thì các công tác mỏ phải dừng lại ở cách đối tượng chứa nước hoặc nghi ngờ chứa nước 200m.

Việc xác định ranh giới vành đai nguy hiểm bục nước từ các lò ngập nước, cũng như thiết kế các trụ bảo vệ, công tác chuẩn bị đào lò, công tác khoan trong các vùng đó phải được thực hiện phù hợp với quy định hiện hành về an toàn khai thác mỏ ở vùng có các lò ngập nước.

Điều 473. Các công tác mỏ tiến hành ở khoảng cách nhỏ hơn 200m đối với các lò ngập nước nằm trong hay ngoài biên giới khai trường mỏ, đều phải thực hiện theo thiết kế được duyệt, trong đó phải có các biện pháp ngăn ngừa bục nước và khí độc vào các lò đang hoạt động.

Các thiết kế xác định ranh giới vùng nguy hiểm đối với rốn giếng bị ngập nước, các hầm chứa nước, các điểm tụ nước khác có thể tích nhỏ hơn 200 m3 và áp suất nước nhỏ hơn 0,1MPa cũng như ở nơi có phay phá cắt qua các lò ngập nước, vùng có các lỗ khoan thăm dò chưa lấp (hoặc lấp không tốt) phải do Giám đốc mỏ phê duyệt; còn nếu thể tích lớn hơn 200 m3, áp suất nước lớn hơn 0,1MPa (1kg/cm2) thì phải do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Các thiết kế xác định ranh giới vùng nguy hiểm phải được phê duyệt trước khi duyệt kế hoạch phát triển mỏ hàng năm. Thiết kế đào lò trong các vùng nguy hiểm này phải được phê duyệt bởi chính người đã duyệt thiết kế xác định ranh giới nguy hiểm cho vùng đó.

Điều 474. các vỉa có đường biên rõ ràng cho các lò ngập nước, nguy cơ bục nước chính là vùng trụ ngăn, còn ở các vỉa có đường biên không rõ ràng, nguy cơ bục nước là vùng giữa đường biên đó và ranh giới an toàn khai thác mỏ.

Ở các vỉa nằm dưới hoặc nằm trên vỉa có lò ngập nước, vùng nguy hiểm bục nước chính là vùng để lại trụ bảo vệ.

Điều 475. Phải để lại các trụ ngăn cách giữa các mỏ khi các mỏ liền kề nhau cùng đồng thời khai thác các vỉa.

Chỉ được phép khai thác toàn bộ hoặc từng phần các trụ ngăn giữa các mỏ và các trụ bảo vệ khác ở vùng có lò ngập nước sau khi đã tháo nước từ các lò ngập nước vào các lò đang hoạt động.

Việc đào các lò chuẩn bị trong ranh giới vùng trụ ngăn giữa các mỏ, việc khai thác toàn bộ hoặc từng phần các trụ đó chỉ được phép theo thiết kế do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 476. Chỉ được phép khai thác trong vùng nguy hiểm mà đường biên của các lò ngập nước không chuẩn xác, sau khi đã khoanh sơ bộ khu vực định khai thác bằng các lò chuẩn bị hay bằng các lỗ khoan tuân thủ Điều 477. Nếu không thể khoanh được khu vực định khai thác theo cách trên, phải khoan các lỗ khoan vượt trước về phía lò ngập nước với một khoảng cách đảm bảo thường xuyên vượt trước gương không nhỏ hơn chiều rộng trụ ngăn.

Điều 477. Khi đào các lò chuẩn bị theo vỉa hoặc trong đá để thoát nước ở khu vực giữa ranh giới an toàn khai thác mỏ và các lò ngập nước phải tuân thủ các điều kiện sau:

1- Các lò này phải mở gương hẹp với hệ thống lỗ khoan vượt trước ở gương và hông lò để kiểm tra có các lò ngập nước hay không, với chiều dài lỗ khoan không nhỏ hơn chiều rộng trụ ngăn.

2- Ở các vỉa có góc dốc ³ 250 cần phải đào lò đôi.

3- Đường kính lỗ khoan vượt trước không được lớn hơn 76mm. Miệng lỗ khoan cần phải có van để điều chỉnh lưu lượng nước. Sau khi lắp đặt xong các van và các bộ phận giảm áp cần phải được thử nghiệm dưới áp lực gấp 1,5 lần áp lực dự kiến đã ghi trong thiết kế.

Để phòng ngừa bục nước bất ngờ vào các lò đang hoạt động, trong trường hợp cần thiết phải đặt tường chắn trong lò chuẩn bị. Trong trường hợp tường chắn đặt cách xa gương lò, tường chắn phải được trang bị cánh cửa mở về phía sẽ có dòng nước chảy ra, còn nếu tường chắn đặt sát gương lò để khoan các lỗ khoan xuyên qua tường chắn, tường chắn phải được xây kín.

Điều 478. Việc tháo nước từ mức trên vào hệ thống thoát nước của các lò đang hoạt động phải được thực hiện theo thiết kế đặc biệt do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 479. Khi huỷ bỏ các lỗ khoan thì nhất thiết phải lấp kín các lỗ khoan đó do tổ chức thăm dò khoan các lỗ khoan ấy tiến hành.

Ở các lỗ khoan không được lấp hoặc lấp không đảm bảo yêu cầu mà cắt qua lò ngập nước hoặc vùng đất đá ngập nước phải xác định vùng nguy hiểm cho tất cả các vỉa than có lỗ khoan cắt qua cũng như ở các vỉa nằm cách đáy lỗ khoan một khoảng cách tiêu chuẩn được xác định theo quy định hiện hành về tiến hành công tác mỏ ở vùng các lò ngập nước.

Khi các công việc về mỏ đến gần các lỗ khoan ở khoảng cách còn lớn hơn bán kính tính toán vùng nguy hiểm, Trắc địa trưởng mỏ phải viết bằng văn bản báo cho Giám đốc mỏ và Quản đốc khu vực đó biết.

Điều 480. Trắc địa trưởng mỏ nhất thiết phải đưa ranh giới vùng nguy hiểm đã được duyệt vào bản đồ cập nhật các lò, hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản cho Giám đốc mỏ và Quản đốc khu vực biết sự tiến gần của các lò vào vùng nguy hiểm, điểm bắt đầu và điểm kết thúc công việc khai thác mỏ trong vùng đó.

Điều 481. Giám đốc mỏ nhất thiết phải hướng dẫn bản thiết kế đã được duyệt về việc tiến hành các công tác mỏ trong vùng nguy hiểm cho tất cả những người làm việc trong vùng đó đồng thời phải kiểm tra sự đảm bảo an toàn cho họ trong suốt quá trình thực hiện công việc.

Điều 482. Nếu gương lò đang tiến gần đến vùng nguy hiểm bục nước mà xuất hiện các hiện tượng có thể bục nước (đọng giọt ở guơng, nhỏ giọt tăng dần), lập tức phải đưa người ra khỏi gương đó và ra khỏi tất cả lò khác có nguy cơ ngập nước. Sau đó báo cáo hiện tượng trên cho quản đốc phân xưởng và Giám đốc mỏ để xử lý tiếp.

Điều 483. Việc bơm nước từ các lò ngập nước phải thực hiện theo thiết kế do Giám đốc mỏ duyệt. Khi bơm nước phải đặc biệt chú ý kiểm tra thành phần không khí ở trên mặt nước cũng như các biện pháp phòng ngừa bục khí vào nơi có người và thiết bị điện.

Công việc kiểm tra thành phần khí Ôxit các bon, Cacbonic (CO2), Mê tan, Sunfuahyđrô (H2S) và Ôxy (O2) trong không khí mỏ phải do phân xưởng thông gió mỏ tiến hành.

Điều 484. Phương án đánh ngập các lò chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt và theo thiết kế do cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Khi đánh ngập các đường lò cách biên giới kỹ thuật với mỏ liền kề dưới 200m, nhất thiết Giám đốc mỏ phải thông báo bằng văn bản cho Giám đốc mỏ liền kề biết, còn khi đã có phương án đánh ngập phải chuyển cho mỏ liền kề một bản thiết kế được duyệt.

Điều 485. Khả năng khai thác than an toàn dưới các dòng chảy, các vùng chứa nước, các tầng chứa nước, các vùng ngậm nước phải được xác định phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường do ảnh hưởng có hại của khai thác than các mỏ hầm lò.

Những sụt lở trên mặt đất ở dạng rãnh, khe tạo ra do quá trình khai thác cần được lấp kín bằng đất sét, đầm chặt và đặt máng dọc theo lòng khe để dẫn nước. Các suối cạn có nước chảy về mùa mưa cũng được coi như sông suối.

Điều 486. Miệng giếng đứng, giếng nghiêng, phỗng, lò bằng và các lỗ khoan đường kính lớn phải được xây dựng sao cho nước mặt không chảy vào mỏ.

VII.3. NGĂN NGỪA PHỤT ĐẤT SÉT VÀ BÙN VÀO LÒ ĐANG HOẠT ĐỘNG

Điều 487. Những khu vực mà ở đó phát hiện thấy nước hoặc bùn thì được coi như là vùng có các lò ngập nước.

Trước khi bắt đầu công việc khấu than ở khu vực nằm dưới vùng tích đọng bùn, nước trong cùng một vỉa, hoặc nằm dưới vùng tích đọng nước ở khoảng cách trung bình từ chỗ khấu đến nơi tích đọng nhỏ hơn 5M (M là chiều dày vỉa dưới), Giám đốc mỏ nhất thiết phải tổ chức thăm dò khu vực chứa bùn, nước bao gồm việc kiểm tra tường chắn cách ly khu vực cũng như kiểm tra trên mặt đất để xác định độ chứa nước của khu vực và khối lượng nước trong các chỗ sụt do quá trình khai thác gây ra.

Thăm dò được thực hiện bằng các lỗ khoan đường kính 75 ¸100mm hoặc bằng đào lò từ các vỉa lân cận hoặc từ những lò thông gió của khu vực được khai thác. Kết quả thăm dò phải lập thành văn bản.

Thăm dò khu vực khai thác để sau đó mở các tường chắn cách ly cần được thực hiện theo kế hoạch do Giám đốc mỏ duyệt và có sự thoả thuận của đội cấp cứu mỏ chuyên trách.

Khi trong các lò ở mức khai thác trên có nước hoặc bùn sét phải có biện pháp làm khô bùn và tháo hết nước trước khi khai thác.

Điều 488. Khi khai thác tầng đầu tiên bằng phương pháp phá hoả, nguy cơ phụt bùn sét thường xảy ra ở các khu vực vỉa dốc, dầy trên 2,5m có phủ sét nằm dưới các hào, khe suối, chỗ trũng đầy nước hoặc nằm dưới các khu vực đã khai thác của mỏ lộ thiên và hầm lò khi độ ẩm của đất đá dạng sét vượt quá giới hạn dẻo của nó (lớn hơn 3%).

Khi khai thác bằng phương pháp phá hoả ở tầng thứ hai trở xuống của vỉa dày có góc dốc lớn hơn 55o và khi khấu cả chiều dầy hoặc khấu chia lớp mà chiều dày lớn hơn 3,5m phải tính đến nguy cơ phụt bùn sét khi thấy một trong những hiện tượng dưới đây:

1- Lớp đất đá đầu tiên dạng bột sét phủ trên bề mặt lộ vỉa có chiều dày từ 10m trở lên.

2- Khi chiều dầy lớp đất phủ 5 ¸10m và có các sụt lún bị phủ đầy sét do khai thác các tầng trên tạo ra.

3- Khối lượng đất sét đưa vào mỏ để trát, bịt hoặc để dập cháy ở khoảng không gian đã khai thác tầng trên nằm trên khu vực đang chuẩn bị vượt quá 10% so với khối lượng than đã lấy ra.

Điều 489. Khi khai thác vỉa dày trung bình bằng phương pháp phá hoả nằm dưới khu vực vỉa dày đã khai thác có nguy hiểm phụt bùn sét, phải tính tới nguy cơ phụt bùn sét của vỉa trên xuống vỉa dưới nếu như khoảng cách giữa hai vỉa nhỏ hơn 5 lần chiều dày vỉa dưới.

Điều 490. Giám đốc mỏ phải xác định được nguy cơ bục bùn sét vào khu vực chuẩn bị khai thác dựa trên cơ sở các tài liệu địa chất, trắc địa, các số liệu thu thập được về chiều dầy lớp đất phủ, khối lượng bùn sét dùng trong lò, độ ổn định đất đá vây quanh, độ ẩm đất sét nằm trong lớp đất phủ, trong đáy những chỗ sụt có chiều sâu tới 10m và những vị trí, ở đó đất đá bị nhão ra do nước mặt hoặc nước ngầm trong không gian đã khai thác cũng như những nơi đã bị phụt bùn sét ở mức trên.

Khai thác các khu vực có nguy cơ phụt bùn sét và khai thác các vỉa dưới thuộc vùng nguy hiểm này cũng như nổ mìn buồng phòng ngừa phụt bùn sét, chỉ được phép thực hiện theo hộ chiếu đặc biệt lập cho từng khu vực và được cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 491. Khi xuất hiện trong gương lò chợ hoặc trong các lò nối với nó những hiện tượng báo hiệu khả năng phụt sét (nước thấm đọng thành giọt tăng áp lực đột ngột, xuất hiện dung dịch đất sét khi thăm dò qua tường chắn...) cũng như trong trường hợp có sét xâm nhập vào gương lò đang khai thác, nhất thiết phải đưa mọi người ra khỏi gương lò đến vị trí an toàn và báo ngay cho quản đốc phân xưởng hoặc Giám đốc mỏ. Các công việc ở gương đó chỉ được trở lại làm việc khi được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

 Chương 8.

VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

VIII.1. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG

Điều 492. Ở mỗi mỏ hầm lò phải áp dụng tổng hợp các biện pháp về kỹ thuật, vệ sinh, y tế đảm bảo điều kiện lao động bình thường và ngăn ngừa bệnh mghề nghiệp.

Điều 493. Mỏ hầm lò phải có hồ sơ thuyết minh tình trạng điều kiện lao động về vệ sinh lao động. Trong các tài liệu thiết kế sản xuất mỏ hầm lò, trong các hộ chiếu khai thác và đào chống lò phải có các giải pháp ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm độc hại xuất hiện. Mỏ phải sử dụng các phương tiện bảo vệ phòng hộ tập thể và cá nhân để tránh các nguy hiểm độc hại đó.

Điều 494. Ở mỗi công đoạn công nghệ sản xuất chính và phụ trợ phải sử dụng các phương tiện cơ giới và bán cơ giới để loại trừ hoặc giảm đến mức tối đa lao động thủ công nặng nhọc.

Ở những mỏ hầm lò đã đưa vào sản xuất phải trang bị các phương tiện chở người nếu:

1- Khoảng cách tới nơi làm việc lớn hơn 1 km đối với lò bằng.

2- Độ cao chênh lệch giữa điểm đầu và điểm cuối lớn hơn 25 m đối với giếng nghiêng và giếng đứng.

3- Chở người trong mỏ hầm lò phải sử dụng phương tiện vận tải chuyên dùng.

Điều 495. Bảo quản các lò, các vị trí làm việc phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về vệ sinh lao động.

Điều 496. Các lò ở sân giếng, lò vận tải, thông gió chính, trạm biến thế và trạm thiết bị phải được quét vôi trắng ít nhất 6 tháng 1 lần.

Những lò phải quét vôi ở mỏ nguy hiểm về khí, bụi nổ phải thực hiện theo lịch biểu đã quy định.

Điều 497. Trong giếng mỏ phải bố trí các điểm thu nước, trong các thùng cũi phải chống nước nhỏ giọt, tại những lối ra vào thùng cũi phải có biện pháp ngăn ngừa nước chảy vào người.

Các lò và những nơi làm việc phải thực hiện các biện pháp chống dột.

Tại các lò có nước dột, nước chảy thành dòng người lao động phải được trang bị bảo hộ chống ướt.

Điều 498. Để phun nước chống bụi phải sử dụng nước có chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành về nước công nghiệp của Bộ Y tế qui định.

Chỉ được sử dụng nước mỏ sau khi đã được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn nước công nghiệp.

Điều 499. Khi đào các lò trong đá, thiết bị khoan đá bắt buộc phải có nước khử bụi.

Điều 500. Mức độ ồn tại nơi làm việc và khu vực làm việc không được phép vượt quá 85 đềxiben. Riêng ở những nơi phải tập trung sự chú ý thì không được vượt quá 60 - 65 đềxiben.

Điều 501. Các công việc liên quan đến chất phóng xạ và nguồn bức xạ, ion hoá, kể cả các dụng cụ đo dựa trên nguyên lý tác động bức xạ ion phải được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

VIII.2. KHÔNG KHÍ MỎ

Điều 502. Không khí mỏ phải có thành phần, nhiệt độ và độ ẩm đảm bảo sự sống bình thường của con người trong suốt cả thời gian họ ở trong hầm lò và phải phù hợp với quy định hiện hành của Bộ Y tế.

Điều 503. Nếu nồng độ bụi trong không khí khu vực làm việc vượt quá giới hạn nồng độ cho phép ở bảng 15 phải áp dụng các biện pháp bổ sung loại trừ những tác động độc hại đến con người như: Đưa người ra khỏi khu vực bụi hoặc dùng phương tiện chống bụi cá nhân.

Bảng 15

Đặc tính bụi

Hàm lượng Đioxit silíc tự do chứa trong bụi, %

Giới hạn nồng độ bụi chung, mg/m3

Đá, đá kẹp

 Từ 10 đến 70

2

Than và than kẹp

Từ 5 đến 10

4

Than Antraxit.

Đến 5

6

Bụi than đá

đến 5

10

CÁC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN

Điều 504. Mỏ phải có phòng để bảo quản kiểm tra sửa chữa làm sạch các phương tiện phòng hộ cá nhân. Công việc bảo dưỡng chúng phải làm theo đúng hướng dẫn của nhà máy sản xuất. Không cho phép bảo quản các phương tiện phòng hộ cá nhân ở bên ngoài phạm vi mỏ.

Điều 505. Đèn lò cá nhân, mũ lò, bình tự cứu, các trang bị phòng hộ cá nhân khác phải thoả mãn các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước, phải được kiểm định bởi các cơ quan kiểm định có trách nhiệm.

Điều 506. Cấu tạo của đèn lò cá nhân phải đảm bảo độ chiếu sáng trong suốt 10 tiếng đồng hồ làm việc liên tục, cũng như không rò rỉ dung dịch điện phân ra quần áo người lao động.

Điều 507. Để bảo vệ mắt phải sử dụng kính mầu hoặc tấm chắn không bị hơi nước làm mờ.

Điều 508. Cấm vận hành máy khoan khí nén, điều khiển tời chạy bằng khí nén, vận hành máy nén khí mà không có phương tiện phòng hộ cá nhân chống tiếng ồn.

VIII.4 . BẢO ĐẢM Y TẾ, VỆ SINH

Điều 509. Mỏ hầm lò phải có trạm y tế trên mặt đất.

Trạm y tế dưới đất phải bố trí ở sân ga giếng trong khám riêng biệt có đủ gió sạch đi qua. Ở những lò dài thì trạm y tế phải đặt ở nơi có nhiều người tập trung nhất.

Điều 510. Tất cả những người lao động trong mỏ phải được huấn luyện những điều cần biết về sơ cứu ban đầu, phải được trang bị cuộn băng cấp cứu cá nhân bọc trong bao không thấm nước và mang theo người.

Điều 511. Ở các phân xưởng trên mặt mỏ cũng như các phân xưởng khai thác và đào lò, ở các hầm trạm thiết bị máy móc phải có tủ thuốc cấp cứu ban đầu, cáng cứu thương kết cấu cứng. Cáng cứu thương phải thuận tiện để có thể đặt ngay lên phương tiện vận tải cấp cứu y tế.

Điều 512. Mỏ hầm lò bắt buộc phải có xe ô tô cấp cứu thường trực suốt ngày đêm. Cấm sử dụng xe cấp cứu vào việc khác.

Điều 513. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, mỏ phải đảm bảo chất lượng nước uống theo tiêu chuẩn hiện hành do Bộ Y tế quy định.

Trong trường hợp đặc biệt được sử dụng nước mỏ đã được làm sạch có sự kiểm tra và cho phép của cơ quan thanh tra y tế địa phương.

Điều 514. Mỏ hầm lò phải có nhà tắm nước nóng cho người lao động. Nhà tắm phải được xây dựng xong trước khi đưa mỏ vào khai thác. Nước nóng cho công nhân tắm phải được đun bằng thiết bị chuyên dùng. Đường ống dẫn nước nóng phải được bao bọc cách nhiệt, chống rỉ và được đặt ở chiều cao ít nhất 2m so với nền nhà tắm. Mỗi vòi tắm phải có van điều chỉnh nóng lạnh. Các van điều chỉnh nóng lạnh phải có ký hiệu riêng biệt. Nhiệt độ cho phép không được nóng quá 650C và lạnh dưới 370C.

Nhà tắm phải được tính toán để năng lực thông qua của nó trong vòng 45 phút giải phóng hết số ngươì tắm. Phải có ống mềm dẫn nước rửa nền. Nền phải lát vật liệu chống trơn. Nhà tắm phải có phòng để quần áo sạch riêng.

Điều 515. Giám đốc mỏ phải tổ chức bảo quản, giặt sấy quần áo bảo hộ lao động cũng như sửa chữa thay thế hàng ngày cho người lao động.

Điều 516. Giám đốc mỏ phải thực hiện các quy định về trang bị bảo hộ lao động, chế độ chăm sóc sức khoẻ cho công nhân mỏ hầm lò theo các tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều 517. Giám đốc mỏ phải tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra sức khoẻ định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho công nhân:

- Sáu tháng 1 lần với công nhân khấu than và đào lò.

- Một năm 1 lần đối với công nhân làm việc khác.

- Đối với những công nhân làm việc ở những chỗ tiếp xúc nhiều với bụi trong hầm lò bắt buộc chụp X quang phổi mỗi năm một lần.

Những người bị phát hiện có bệnh nghề nghiệp phải được điều trị theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Những người không qua kiểm tra y tế, không được làm việc.

Điều 518. Mỗi công nhân hầm lò phải được cung cấp nước 0,5 - 0,75 lít/ca, đựng trong bình cá nhân. Bình phải có quai đeo .

Những người làm công việc cấp nước uống phải được định kỳ kiểm tra sức khoẻ và không có bệnh truyền nhiễm.

Điều 519. Những phân xưởng làm việc ngoài trời ở mỗi khu vực làm việc phải có nhà hoặc mái che tạm thời tránh mưa nắng.

Phải có biện pháp chống say nắng cho người lao động.

Điều 520. Mỗi khu vực làm việc đông người trên mặt mỏ phải xây dựng nhà xí, nhà vệ sinh phụ nữ đúng tiêu chuẩn vệ sinh hiện hành, có đủ nước sạch, có bể tự hoại chứa nước thải, có người trông giữ dọn dẹp hàng ngày.

Ở dưới hầm lò tại các sân ga giếng, những nơi chờ đợi đông người, các phân xưởng khai thác và đào lò phải có hố xí vệ sinh. Các hố xí dưới hầm lò phải được đưa lên mặt đất 2 lần một tuần đổ vào nơi được khử trùng.

VIII.5. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Điều 521. Khi tiến hành các công tác mỏ hầm lò phải có những giải pháp đặc biệt để bảo vệ nguồn nước và bảo vệ mặt đất. Các vùng đất bị sụt lở phải được phục hồi hoàn nguyên.

Điều 522. Nước thải, rác thải và các chất gây ô nhiễm môi trường trong mỏ phải được quản lý tuân thủ các quy định của cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường và chính quyền địa phương, tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Nước thải từ mỏ thoát ra phải được kiểm tra thành phần hoá học và vi trùng tối thiểu là 2 lần trong 1 năm. Kết quả phân tích phải báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường ở địa phương.

Trường hợp phát hiện thấy nước mỏ thoát ra có chất độc hại, Giám đốc mỏ phải thực hiện các biện pháp khử độc và báo cáo với cơ quan quản lý môi trường địa phương.

Điều 523. Cấm để chảy vào mỏ hầm lò cũng như trên mặt mỏ các sản phẩm dầu lửa, dung dịch nhũ tương và những hoá chất, các chất ô nhiễm khác.

Điều 524. Để ngăn ngừa các chất thải xâm nhập vào không khí vượt quá giới hạn cho phép phải có các giải pháp đặc biệt, có sự đóng góp ý kiến của cơ quan quản lý môi trường địa phương.

Điều 525. Khi thiết kế mỏ hầm lò phải tính tới phương án sử dụng công nghệ không thải bằng việc đổ đá thải ngay dưới hầm lò hoặc sử dụng nó cho các nhu cầu kinh tế, công nghiệp khác.

Điều 526. Ở các bãi thải đang hoạt động phải có biện pháp ngăn ngừa các bãi thải tự cháy và xói mòn do gió và nước.

Cấm sử dụng bãi thải đang bị cháy. Đất đá thải bị nung nóng muốn thải phải có biện pháp làm nguội trước khi thải.

Điều 527. Các bãi thải có chiều cao ≥ 10m phải xác lập vùng bảo vệ. Trong vùng này phải đặt biển báo "cấm vào". Cấm bố trí nhà ở và các công trình khác có người thường xuyên hay tạm thời (trừ các công trình phục vụ bãi thải) ở trong vùng cấm đó.

Trong vùng bảo vệ chỉ cho bố trí các công trình giao thông kỹ thuật không được gần hơn 50m so với vành đai thiết kế bãi thải.

Điều 528. Chiều cao tối đa của bãi thải đá được xác định theo góc trượt tự nhiên của đất đá và khả năng chịu lực của nền bãi thải. Nếu bãi thải có chiều cao vượt quá 100m phải được phép của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.

Điều 529. Bãi thải phải được san phẳng. Bãi thải tốt nhất là đổ vào các khe, những nơi trũng, các đáy mỏ lộ thiên đã khai thác nhưng phải giải quyết tốt thoát nước và không cho nước mưa xung quanh chảy vào.

Điều 530. Khi bố trí bãi thải mới và xây dựng cơ sở chữa bệnh, công trình văn hoá, nhà ở phải để một vành đai bảo vệ vệ sinh có chiều rộng không nhỏ hơn 500m. Khoảng cách từ bãi thải đá đến giếng mỏ không được nhỏ hơn 200m.

Bãi thải phải bố trí có hướng không làm ảnh hưởng đến khu nhà ở, các công trình công cộng và miệng giếng.

Điều 531. Cấm đổ thải lên các lộ vỉa than mà chiều dầy lớp đất phủ nhỏ hơn 5m, cũng như ở những nơi mà dưới đó đã khai thác tạo ra sụt lún lên mặt đất. Cho phép đổ thải lên vùng có sụt lún nếu các sụt lún được lèn chặt một lớp sét không nhỏ hơn 5m.

Điều 532. Trong thời gian dập cháy bãi thải phải đo nồng độ khí ôxitcacbon, sunfuahyđrô ở vị trí làm việc vào đầu mỗi ca. Khi nồng độ các khí độc vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải áp dụng các biện pháp để tiến hành các công việc an toàn.

Điều 533. Cấm:

1- Đổ vào bãi thải : xỉ tro chưa nguội, các vật liệu dễ cháy (gỗ, giấy, mùn cưa, giẻ lau dầu mỡ ...).

2- Đổ bãi thải hình chóp nón mà không có thiết bị chuyên dùng.

3- Tiến hành công tác dập cháy, đổ đá thải vào ban đêm mà không có chiếu sáng phù hợp với thiết kế quy định.

4- Tiến hành bất kỳ công việc gì có người ở bãi thải trong thời gian mưa to gió lớn.

5- Đổ nước vào các kẽ nứt nẻ, lỗ hổng đang bị cháy trên bãi thải không có những biện pháp an toàn thích hợp.

6- Thực hiện công việc dập cháy chỉ có 1 người.

Điều 534. Tất cả các bãi thải phải được trồng cây phủ xanh. Ở các bãi thải dạng phẳng đang hoạt động việc trồng cây phải được tiến hành song song với việc đổ thaỉ không được chậm quá 1 tầng thải cũng như không được chậm quá 1 năm ở nơi đã kết thúc đổ thải.

Điều 535. Khi vận tải than bằng các phương tiện tàu điện, ô tô, tàu hoả, băng tải, cấm đổ và dỡ tải vào những nơi không được quy định.

Chương 9.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 536. Trong quá trình thực hiện Quy phạm này, nếu phát hiện những điều chưa phù hợp, những vấn đề Quy phạm chưa quy định cần bổ sung, yêu cầu tổ chức, cá nhân báo cáo, phản ảnh về Bộ Công nghiệp để xem xét, nghiên cứu sửa đổi.

Điều 537. Những người vi phạm các điều quy định của bản Quy phạm này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 538. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, các tổ chức, cá nhân đã được quy định trong Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quy phạm này. Cục Kiểm tra Giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp, Vụ Quản lý Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Vụ Pháp chế, Tổng Công ty Than Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn Quy phạm này.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 69/2000/QĐ-BCN ngày 01/12/2000 về Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch do Bộ trưởng Bộ công nghiệp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.650

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.150.163
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!