Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 680/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 10/06/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 680/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ KHOÁNG SẢN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 -2030;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 334/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 2183/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 42/TTr-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2023 và Báo cáo thẩm định số 10/BC-HĐTĐQHĐTĐC ngày 04 tháng 3 năm 2023 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:

1. Quan điểm

a) Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải đi trước một bước và phải được tiến hành trên toàn bộ phần đất liền và vùng biển, thềm lục địa Việt Nam; điều tra, đánh giá đầy đủ các điều kiện địa chất, tiềm năng tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên địa chất khác. Thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra địa chất, khoáng sản phải được quản lý tập trung, thống nhất, cung cấp kịp thời, hiệu quả cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

b) Tập trung điều tra, đánh giá các khoáng sản chiến lược, quan trọng; điều tra tai biến địa chất phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, điều tra địa chất đô thị, địa chất môi trường, di sản địa chất; thống kê, kiểm kê, hạch toán đầy đủ giá trị tài nguyên khoáng sản quốc gia. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về địa chất, khoáng sản, tích hợp đồng bộ với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, cơ sở dữ liệu chung của lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đảm bảo tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường.

c) Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách và có chính sách thu hút nguồn lực đầu tư cho công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản. Huy động các nguồn lực trong nước để đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, trình độ công nghệ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, đánh giá tiềm năng khoáng sản phần đất liền; điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường, khoáng sản độc hại, phóng xạ, địa chất đô thị, di sản địa chất; điều tra, phát hiện khoáng sản tại vùng biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; cập nhật, tích hợp kịp thời thông tin, kết quả điều tra địa chất và khoáng sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

b) Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu đến năm 2025

+ Hoàn thành 80% diện tích lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; hoàn thành điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các cấu trúc có triển vọng ở các khu vực Tây Bắc, Trung Trung Bộ;

+ Điều tra, khoanh vùng cảnh báo trượt lở đất đá, lũ quét tại các tỉnh miền núi có nguy cơ cao; điều tra, lập bản đồ địa chất môi trường các khu vực chứa khoáng sản độc hại, phóng xạ;

+ Điều tra đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất công trình, địa động lực và tài nguyên, môi trường vùng biển ven bờ tỷ lệ 1:100.000; điều tra địa chất, khoáng sản một số khu vực biển đến độ sâu 300 m nước và 1.500 m tỷ lệ 1:500.000. Đánh giá tài nguyên khoáng sản phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị;

- Mục tiêu đến năm 2030

+ Hoàn thành 85% diện tích lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; hoàn thành điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các cấu trúc có triển vọng ở các khu vực Bắc Trung Bộ, Đông Bắc Bắc Bộ;

+ Hoàn thành điều tra bổ sung, cập nhật và hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chất đô thị tỷ lệ 1:25.000 phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các thành phố trực thuộc trung ương;

+ Hoàn thành điều tra, đánh giá chi tiết và khoanh vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá, lũ quét tại các tỉnh miền núi có nguy cơ cao; lập bản đồ tai biến địa chất, địa chất môi trường các tỉnh thuộc khu vực miền núi; khoanh vùng cảnh báo các khu vực có nguy cơ sụt lún vùng đồng bằng sông Cửu Long; lập bản đồ di sản địa chất toàn quốc; hoàn thành điều tra, lập bản đồ địa chất môi trường các khu vực chứa khoáng sản độc hại, phóng xạ;

+ Hoàn thành điều tra địa chất, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các khu vực biển ven bờ có triển vọng khoáng sản sa khoáng và vật liệu xây dựng; điều tra địa chất tỷ lệ 1:500.000 một số vùng biển sâu, vùng biển quốc tế liền kề, gắn với tìm kiếm, phát hiện các khoáng sản biển sâu (kết hạch sắt - mangan, khí hydrate,...);

+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về địa chất khoáng sản đồng bộ, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia; hoàn thiện hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại phục vụ có hiệu quả công tác điều tra địa chất, khoáng sản; kiện toàn và xây dựng các đơn vị địa chất tinh gọn, có năng lực chuyên môn, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ có chất lượng và hiệu quả.

- Tầm nhìn đến năm 2050

+ Hoàn thành điều tra lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, đánh giá khoáng sản tại các khu vực có triển vọng còn lại trên phần đất liền; phát hiện, điều tra các khoáng sản ở vùng biển Việt Nam;

+ Hoàn thành điều tra bổ sung, cập nhật và hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chất đô thị tỷ lệ 1:25.000 phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các thành phố;

+ Điều tra, lập bản đồ địa hóa đa mục tiêu, cảnh báo tai biến địa chất chi tiết các tỉnh thuộc khu vực miền núi và trung du, ven biển; điều tra địa chất môi trường phục vụ cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản;

+ Hoàn thành điều tra, lập bản đồ di sản địa chất, công viên địa chất trên toàn quốc;

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao về từng lĩnh vực điều tra địa chất, khoáng sản; hoàn thiện hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ điều tra địa chất, đánh giá khoáng sản đạt chất lượng, hiệu quả và độ tin cậy cao.

3. Nhiệm vụ

a) Các nhiệm vụ trọng tâm

- Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền;

- Bay đo địa vật lý;

- Điều tra di sản địa chất;

- Điều tra địa chất, đánh giá tài nguyên khoáng sản biển;

- Điều tra chi tiết tai biến địa chất (trượt lở, lũ ống, lũ quét) tại các vùng miền núi có nguy cơ cao; điều tra chi tiết địa chất môi trường tại các khu vực có khoáng sản độc hại;

- Điều tra địa chất đô thị các thành phố trực thuộc trung ương;

- Đánh giá tiềm năng khoáng sản phần đất liền các khu vực có triển vọng mới phát hiện, có quy mô lớn, cần thiết và có nhu cầu cao đối với kinh tế - xã hội, điều kiện khai thác thuận lợi gồm than (than đá, than nâu), cát sỏi lòng sông, đá làm ốp lát, cát trắng silic, đá làm vôi công nghiệp, một số khoáng sản kim loại quan trọng (urani, thori, đất hiếm và kim loại hiếm, thiếc, wolfram, đồng, vàng,...);

- Tăng cường năng lực thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ điều tra địa chất, đánh giá tiềm năng khoáng sản;

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản, chuyển đổi số và lồng ghép, tích hợp với cơ sở dữ liệu chung của lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

- Kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kỹ thuật địa chất tinh gọn, có năng lực chuyên môn cao.

Các nhiệm vụ thuộc Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định phê duyệt số 1388/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 8 năm 2013) đang thực hiện sẽ được ưu tiên để hoàn thành đến năm 2025.

b) Các nhiệm vụ khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư góp vốn

Các nhiệm vụ khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản gồm chủ yếu các nhiệm vụ thuộc nhóm các nhiệm vụ đánh giá tiềm năng khoáng sản (trừ khoáng sản urani, thori), được thực hiện theo quy định của Luật khoáng sản.

Danh mục các nhóm nhiệm vụ trọng tâm được nêu tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Quyết định này.

4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy định về quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch

- Bổ sung, hoàn thiện quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp và khả thi để thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; xây dựng bổ sung các quy định về kỹ thuật đối với nhiệm vụ điều tra địa chất đô thị, điều tra tai biến địa chất, địa chất công trình, lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 vùng đồng bằng và ven biển gắn với điều tra tai biến địa chất phục vụ ứng phó biến đổi khí hậu;

- Hoàn thiện định mức kinh tế kỹ thuật, bộ đơn giá sản phẩm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ khi thực hiện các nhiệm vụ điều tra, nhất là các dạng công việc chưa có quy định đầy đủ, phù hợp, theo hướng khuyến khích người lao động nâng cao chất lượng, tập trung điều tra chuyên môn sâu.

b) Giải pháp về cơ chế quản lý, tài chính cho các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

- Ưu tiên đầu tư nguồn vốn ngân sách trung ương cho các nhiệm vụ cấp thiết, nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo thực hiện theo tiến độ quy hoạch;

- Sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các hoạt động điều tra địa chất phục vụ cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội như: lập bản đồ địa chất, điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường, di sản địa chất, điều tra khoáng sản sơ bộ;

- Có cơ chế, chính sách phù hợp, đảm bảo quyền lợi để thu hút nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, góp vốn đối với các nhiệm vụ đánh giá khoáng sản;

- Huy động vốn của các địa phương, các ngành đầu tư cho điều tra địa chất đô thị, giao thông, điều tra khoáng sản vật liệu xây dựng, điều tra địa hóa đất phục vụ nhu cầu của địa phương.

c) Ứng dụng khoa học và công nghệ

- Tập trung đầu tư nghiên cứu, lựa chọn áp dụng các phương pháp, công nghệ tiên tiến có hiệu quả, độ tin cậy cao, nhất là trong điều tra, đánh giá khoáng sản ẩn sâu, điều tra địa chất, khoáng sản biển, điều tra tai biến địa chất phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu; điều tra địa chất phục vụ cải tạo phục hồi môi trường trong và sau khai thác khoáng sản;

- Tăng cường đổi mới công nghệ, thiết bị, phương tiện phục vụ có hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, nhất là phương tiện, thiết bị điều tra thực địa, đo địa vật lý có khả năng điều tra thu thập dữ liệu, lấy mẫu các vùng biển sâu, dự báo khoáng sản ở các cấu trúc sâu;

- Đầu tư xây dựng các phòng phân tích mẫu hiện đại, có độ chính xác cao, đảm bảo độ tin cậy, đạt chuẩn quốc tế;

- Ứng dụng công nghệ số trong việc lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản; xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; cập nhật, tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất và khoáng sản, cơ sở dữ liệu chung của lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

d) Giải pháp khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

- Sửa đổi, hoàn thiện các quy định về quản lý và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi và xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân góp vốn đầu tư; nâng cao chất lượng và tuân thủ các quy định về kỹ thuật, kinh tế trong việc triển khai các nhiệm vụ; bảo đảm nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khi góp vốn thực hiện;

- Khoanh định các khu vực theo các cấu trúc địa chất có triển vọng khoáng sản, không manh mún, có khả năng phát hiện mỏ có quy mô lớn để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng góp vốn nhằm điều tra, đánh giá có chất lượng, hiệu quả.

đ) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương) tổ chức phổ biến Quy hoạch trong đơn vị mình để thấy rõ vai trò và lợi ích của việc thực hiện quy hoạch, có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai quy hoạch;

- Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của quy hoạch, các đơn vị được giao thực hiện các nhiệm vụ của quy hoạch cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến đến người dân nơi thực hiện đề án để người dân nhận thức được lợi ích của công tác điều tra cũng như trách nhiệm, quyền lợi của người dân, để người dân đồng thuận, giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện.

e) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực

- Củng cố, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ của các tổ chức thực hiện công tác điều tra địa chất và khoáng sản;

- Có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ điều tra địa chất và khoáng sản có năng lực chuyên môn trước mắt và lâu dài;

- Tổ chức các hình thức đào tạo phù hợp với đặc thù của ngành địa chất. Chú trọng đào tạo lại, đào tạo nâng cao để duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật có kinh nghiệm; liên kết đào tạo, gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn về các phương pháp, công nghệ điều tra khoáng sản ẩn, sâu, điều tra địa chất, khoáng sản biển, công nghệ thông tin...;

- Điều chỉnh cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ, trả lương phù hợp, bổ sung phụ cấp ưu đãi nghề cho lực lượng lao động chuyên môn ngành địa chất để họ yên tâm với nghề;

- Có chính sách thu hút đội ngũ nhân lực có trình độ cao: tăng cường tuyển dụng sinh viên tại các trường đại học chuyên ngành địa chất, khoáng sản để lựa chọn, đào tạo thành chuyên gia giỏi.

g) Giải pháp về hợp tác quốc tế trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu và dự báo khoáng sản đối với các cấu trúc sâu có tiềm năng khoáng sản; điều tra địa chất khoáng sản các vùng biển; điều tra địa chất đô thị; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản; ứng dụng công nghệ số;

- Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút nguồn vốn, công nghệ của các nước tiên tiến trong điều tra địa chất, khoáng sản.

h) Giải pháp về tổ chức thực hiện Quy hoạch

- Việc thực hiện quy hoạch phải đảm bảo ưu tiên các nhiệm vụ cấp thiết, trọng tâm; đảm bảo tiến độ thực hiện quy hoạch về vốn, nhiệm vụ, mục tiêu của Quy hoạch;

- Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả trong thực hiện Quy hoạch giữa cơ quan chủ trì thực hiện, các bộ, ngành liên quan và các địa phương nơi thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

- Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện Quy hoạch: định kỳ 5 năm, lập báo cáo đánh giá về tiến độ thực hiện, mục tiêu, kết quả đạt được trình cơ quan có thẩm quyền xem xét.

5. Kinh phí thực hiện

- Kinh phí đầu tư cho thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được thực hiện từ các nguồn bao gồm:

+ Nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật liên quan.

+ Nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư góp vốn điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đối với các đề án trong danh mục thuộc diện khuyến khích đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Kinh phí từng dự án cụ thể được xây dựng trong quá trình triển khai Quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong Hồ sơ quy hoạch, bảo đảm thống nhất với nội dung của Quyết định này. Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện Quy hoạch;

- Đánh giá tiến độ, chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện các nhiệm vụ theo Quy hoạch. Công tác đánh giá giữa kỳ quy hoạch được tiến hành 05 năm một lần, báo cáo Chính phủ làm căn cứ để tiếp tục triển khai thực hiện;

- Chủ động đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch kịp thời phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ cấp thiết đột xuất;

- Căn cứ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được phê duyệt, lập danh mục bổ sung đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cá nhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Khoanh định, công bố loại khoáng sản, vị trí, tọa độ, diện tích thuộc đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cá nhân trên trang thông tin điện tử của Bộ theo quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính: Căn cứ Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước, bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Quy hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật liên quan.

3. Các bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trong Quy hoạch; kịp thời phản ánh với Bộ Tài nguyên và Môi trường về chất lượng, hiệu quả, nhu cầu sử dụng các kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo Quy hoạch để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Quy hoạch.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm cho việc triển khai công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo Quy hoạch trên phạm vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố;

- Bố trí ngân sách địa phương để thực hiện Quy hoạch và có phương án huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

PHỤ LỤC I

NHÓM CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ƯU TIÊN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số: 680/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Danh mục nhiệm vụ

Cơ sở đề xuất

Mục tiêu, nhiệm vụ

Ghi chú

I

Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền

Hoàn thành đến năm 2025

1.

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đồng Văn (Hà Giang) 1.200 km2

Thuộc Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (QH 1388), đang thực hiện

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 kết hợp với điều tra tai biến địa chất, địa chất thủy văn,..., tìm kiếm phát hiện khoáng sản.

2.

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Tú Lệ (Lào Cai, Yên Bái) 2.400 km2

Thuộc QH 1388, đang thực hiện

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 kết hợp với điều tra tai biến địa chất, địa chất thủy văn,..., tìm kiếm phát hiện khoáng sản.

3.

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Kan Nack (Gia Lai) 2.410 km2

Thuộc QH 1388, đang thực hiện

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 kết hợp với điều tra tai biến địa chất, địa chất thủy văn,..., tìm kiếm phát hiện khoáng sản.

4.

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Ia Meur (Gia Lai) 4.174 km2

Thuộc QH 1388, đang thực hiện

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 kết hợp với điều tra tai biến địa chất, địa chất thủy văn,..., tìm kiếm phát hiện khoáng sản.

Hoàn thành đến năm 2030

5.

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 vùng đồng bằng sông Cửu Long (37.700 km2)

Thuộc QH 1388. Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Quyết định số 287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 kết hợp với điều tra tai biến địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn, điều tra sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún bề mặt,..., tìm kiếm phát hiện khoáng sản.

6.

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 các diện tích còn lại vùng đồng bằng sông Hồng (10.490 km2), Hải Dương - Uông Bí, Ninh Bình - Thanh Hoá

Thuộc QH 1388; Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ về phát triển đồng bằng sông Hồng; Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 kết hợp với điều tra địa chất thủy văn, tai biến địa chất,..., tìm kiếm phát hiện khoáng sản.

7.

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Tu Mơ Rông (Kon Tum) 1.500 km2

Có triển vọng phát hiện khoáng sản vàng, đá quý, khoáng chất công nghiệp. Thuộc QH 1388, chưa thực hiện

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 kết hợp với điều tra tai biến địa chất, địa chất thủy văn,..., tìm kiếm phát hiện khoáng sản.

8.

Biên tập, cập nhật, thành lập bản đồ khoáng sản từng tỉnh

Bản đồ khoáng sản cho từng tỉnh là rất cần thiết và phải được cập nhật những thông tin, số liệu về hiện trạng điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản để phục vụ công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản và quy hoạch phát triển KTXH địa phương. Bản đồ khoáng sản gần đây nhất được thành lập là năm 2007 và có tỷ lệ nhỏ (từ 1:100.000 đến 1:700.000), chỉ mang tính khái quát, nhiều thông tin về khoáng sản không chính xác và đã thay đổi. Do vậy, rất cần cập nhật, biên tập lại và thành lập mới ở mức độ chi tiết để tăng độ chính xác và tính cập nhật số liệu mới.

Điều tra, đánh giá bổ sung để thành lập bản đồ địa chất, khoáng sản cho từng tỉnh, kèm theo sổ mỏ, điểm quặng mô tả từng mỏ, điểm quặng, hiện trạng điều tra, thăm dò, khai thác và báo cáo (có tọa độ, ranh giới của các mỏ, điểm mỏ kèm theo). Số liệu cập nhật đến 2024, để các địa phương quản lý và tra cứu. Ưu tiên các tỉnh có tài nguyên khoáng sản phong phú.

II

Bay đo địa vật lý

Hoàn thành đến năm 2025

1.

Bay đo từ - trọng lực tỷ lệ 1:250.000 biển và hải đảo Việt Nam (giai đoạn I)

Thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg. Đang thực hiện

Xác định các dị thường từ, trọng lực có khả năng liên quan đến khoáng sản

2.

Bay đo từ phổ gamma và trọng lực khu vực Lào Cai -Yên Bái, tỷ lệ 1:50.000- 1:25.000

Thuộc QH 1388. Đang thực hiện

Xác định các dị thường xạ, trọng lực có khả năng liên quan đến khoáng sản

Hoàn thành đến năm 2030

3.

Bay đo từ phổ gamma và trọng lực khu vực Tây Nghệ An, tỷ lệ 1:50.000 - 1:25.000 (6.800 km2)

Khu vực có cấu trúc địa chất thuận lợi cho tạo khoáng, đã phát hiện nhiều mỏ, điểm quặng thiếc, vàng, sắt,... nhưng chưa được đánh giá triển vọng quặng ẩn sâu. Bay đo từ, phổ gamma và trọng lực khu vực này giúp phát hiện các cấu trúc sâu thuận lợi cho tích tụ khoáng sản, phát hiện trực tiếp một số loại khoáng sản. Thuộc QH 1388. Chưa thực hiện

- Thành lập các bản đồ trường từ và phổ gamma tỷ lệ 1:50.000.

- Khoanh định các cấu trúc địa chất có triển vọng khoáng sản theo tài liệu địa vật lý (từ, phổ gamma).

- Dự báo các diện tích có triển vọng khoáng sản dưới sâu theo tài liệu địa vật lý để điều tra, đánh giá.

III

Điều tra địa chất đô thị

Hoàn thành giai đoạn 2021 - 2030

Điều tra bổ sung, cập nhật và hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chất đô thị tỷ lệ 1:25.000 phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các thành phố trực thuộc trung ương

Thông tin, dữ liệu địa chất đô thị là rất quan trọng và cần thiết để giúp cho việc quy hoạch, xây dựng các công trình trong đô thị thông minh, hiện đại. Tuy nhiên, hầu hết các đô thị ở nước ta đều chưa có các thông tin, dữ liệu đầy đủ, đồng bộ. Do vậy, cần thiết phải thu thập, tổng hợp, điều tra để thành lập cơ sở dữ liệu thống nhất, phục vụ có hiệu quả cho việc quy hoạch, xây dựng thành phố. Nội dung này đã được nêu trong Chiến lược phát triển KTXH quốc gia; Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050

Điều tra bổ sung, tổng hợp, biên tập, cập nhật, hoàn thiện bản đồ địa chất, khoáng sản, ĐCCT, ĐCTV, không gian ngầm đô thị... tỷ lệ 1:25.000

IV

Điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường

Hoàn thành đến năm 2025

1.

Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ tại một số khu vực có dị thường phóng xạ trên địa bàn các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác hại của môi trường phóng xạ

Đang thực hiện các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, tiếp tục thực hiện tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.

Đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ khu vực có dị thường phóng xạ một số khu vực thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và đề xuất các giải pháp phòng ngừa tác hại của chúng

2.

Thành lập bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1/250.000 giai đoạn II (2018 - 2023) cho các tỉnh biên giới và ven biển phía Bắc; giai đoạn III (2023 - 2025) cho các tỉnh ven biển phía Nam; Giai đoạn IV (2026 - 2030) các tỉnh còn lại.

Quyết định 1216/QĐ-TTg , Nghị quyết 24-NQ/TW, Nghị quyết 06/NQ-CP. Đang thực hiện giai đoạn II; tiếp tục thực hiện giai đoạn III, giai đoạn IV.

Thành lập bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1/250.000 cho các tỉnh biên giới và ven biển phía Bắc; các tỉnh ven biển phía Nam và các tỉnh còn lại; xác định phông bức xạ tự nhiên khu vực nhằm phát hiện các dị thường phóng xạ nhân tạo nếu có.

3.

Điều tra, đánh giá và thành lập bộ bản đồ môi trường khoáng sản độc hại trên lãnh thổ Việt Nam phần đất liền - giai đoạn I (2021 - 2025); giai đoạn II (2026 - 2030)

Quyết định 1216/QĐ-TTg , Nghị quyết 24-NQ/TW, Nghị quyết 06/NQ-CP. Đang thực hiện

Điều tra, đánh giá môi trường khoáng sản độc hại tỷ lệ 1:25.000 và chi tiết một số vùng tỷ lệ 1:5.000; thành lập bộ bản đồ môi trường khoáng sản độc hại phần đất liền các khu vực có khoáng sản độc hại.

4.

Điều tra, đánh giá đặc điểm karst ngầm nhằm giảm thiểu thiên tai và phục vụ quản lý quy hoạch phát triển dân cư vùng Đông Bắc Việt Nam

Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản. Đang thực hiện

Điều tra, đánh giá đặc điểm karst ngầm trong các thành tạo đá vôi và các tai biến địa chất liên quan (sụt lún, mất nước,...); đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Hoàn thành đến năm 2030

5.

Điều tra, đánh giá chi tiết và khoanh vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá, lũ quét tại các tỉnh miền núi có nguy cơ cao (giai đoạn II)

Đề án Chính phủ.

Đang triển khai xây dựng đề án

Khoanh định chi tiết các khu vực có nguy cơ xảy ra trượt lở đất đá, lũ quét khu vực các tỉnh miền núi có nguy cơ cao; xây dựng CSDL cập nhật và hệ thống cảnh báo nhằm giảm thiểu thiệt hại.

6.

Điều tra, đánh giá, phân vùng cảnh báo các khu vực sụt lún bề mặt, sạt lở bờ sông vùng đồng bằng sông Cửu Long

QĐ số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020.

Xác định đặc điểm, biên độ, quy mô của các quá trình địa chất gồm sụt lún, nâng hạ các khối cấu trúc địa chất, xói lở bờ sông, bờ biển,... tại một số khu vực xung yếu ở đồng bằng sông Cửu Long.

7.

Quan trắc thường xuyên môi trường các mỏ khoáng sản khoáng sản

Đang thực hiện

Xác định các chỉ số môi trường tại một số khu vực mỏ khoáng sản nhằm thông báo, cảnh báo đến các cơ quan quản lý và người dân để có các biện pháp phòng tránh, khắc phục ô nhiễm môi trường.

8.

Điều tra, nghiên cứu, phân định các cấu trúc địa chất sâu có khả năng lưu giữ an toàn chất thải phóng xạ, CO2 và các chất thải độc hại khác

Chuyển tiếp từ QH 1388. Quyết định 1216/QĐ-TTg , Nghị quyết 24-NQ/TW, Nghị quyết 06/NQ-CP

Xác định các cấu trúc địa chất sâu có khả năng lưu giữ an toàn chất thải phóng xạ, CO2 và các chất thải độc hại khác

V

Điều tra di sản địa chất

Hoàn thành giai đoạn 2021 - 2030

Điều tra, đánh giá tiềm năng di sản địa chất trên lãnh thổ Việt Nam

Thuộc Quy hoạch 1388. Chưa thực hiện.

Điều tra, đánh giá di sản địa chất nhằm phát hiện, khoanh định các khu vực di sản địa chất phục vụ bảo tồn, phát huy giá trị của di sản địa chất phục vụ phát triển kinh tế xã hội, du lịch, văn hóa...

Điều tra, đánh giá giá trị các di sản địa chất, lập bản đồ di sản địa chất và công viên tiềm năng tỷ lệ 1:200.000; đề xuất thành lập các công viên địa chất, các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản địa chất.

VI

Đánh giá tiềm năng khoáng sản

Hoàn thành đến năm 2025

1.

Điều tra tổng thể về khoáng sản và hoàn thiện nền bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 vùng Tây Bắc phục vụ quy hoạch phát triển bền vững kinh tế xã hội

Thuộc QH 1388. Đang thực hiện

Hoàn thiện lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 trên diện tích 13.081 km2; đánh giá tiềm năng tài nguyên các loại khoáng sản, các tài nguyên địa chất khác; phát hiện 30 đến 35 mỏ mới.

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

2.

Đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản vùng Trung Trung Bộ phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Thuộc QH 1388. Đang thực hiện

Đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản vùng Trung Trung Bộ, trọng tâm là các nhóm khoáng sản kim loại, quặng urani, khoáng chất công nghiệp, đá khối làm ốp lát; phát hiện, đánh giá 40 - 45 mỏ

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

3.

Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng đá hoa trắng trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Yên Bái, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang

Thuộc QH 1388. Đang thực hiện

Phát hiện, đánh giá tài nguyên các mỏ đá hoa trắng trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Yên Bái, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

4.

Điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản cát trang trên địa bàn các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam

Thuộc QH 1388. Đang thực hiện

Điều tra, đánh giá tài nguyên các mỏ cát trắng trên địa bàn các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam

5.

Đánh giá tiềm năng các diện tích có triển vọng nhất vùng quặng thiếc Lâm Đồng - Khánh Hòa

Thuộc QH 1388. Đang thực hiện

Đánh giá tài nguyên các khu vực có quặng thiếc có triển vọng thuộc vùng quặng thiếc Lâm Đồng - Khánh Hòa

6.

Điều tra, đánh giá tiềm năng magnesit, dolomit và wolastonit vùng Tây Sơ Ró, huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai

Thuộc QH 1388. Đang thực hiện

Đánh giá tài nguyên quặng magnesit, dolomit và wolastonit vùng Tây Sơ Ró, huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai

7.

Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 02 tháng 7 năm 2022 thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với UBND tỉnh Sóc Trăng

Đánh giá tài nguyên cát biển làm vật liệu xây dựng thông thường khu vực biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, đáp ứng kịp thời về nguồn vật liệu san lấp và cát xây dựng cho các dự án đường cao tốc, hạ tầng giao thông, đô thị, cảng biển, cụm công nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu tài nguyên cấp 333 là 1,4 tỷ m3 cát

8.

Điều tra, đánh giá tiềm năng cát, cuội, sỏi lòng sông phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội

Nghị định 23/NĐ-CP, Nghị quyết 24-NQ/TW, Nghị quyết 39-NQTW, Quyết định 957/QĐ-TTg .

Cát cuội sỏi ở các lưu vực sông ở nước ta có tài nguyên, trữ lượng lớn, có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, quốc phòng. Việc khai thác không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy, gây mất trật tự xã hội,... Đánh giá tài nguyên và đề xuất phương pháp khai thác, quản lý phù hợp sẽ góp phần giảm thiểu các tiêu cực nêu trên, sử dụng lâu dài và ổn định nguồn tài nguyên này.

Đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên cát, cuội, sỏi lòng sông các lưu vực sông chính phục vụ quy hoạch quản lý, bảo vệ, khai thác đảm bảo phát triển bền vững.

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

9.

Thống kê, kiểm kê tài nguyên, trữ lượng khoáng sản rắn giai đoạn 2006 - 2020

Đang thực hiện

Thống kê, kiểm kê tài nguyên, khoáng sản định kỳ, phục vụ xây dựng kế hoạch phát triển KTXH quốc gia, vùng kinh tế.

Hoàn thành đến năm 2030

10.

Điều tra tổng thể về khoáng sản và hoàn thiện nền bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 vùng Bắc Trung Bộ phục vụ quy hoạch phát triển bền vững kinh tế xã hội

Thuộc QH 1388. Khu vực Bắc Trung Bộ có nhiều cấu trúc địa chất thuận lợi cho việc tích tụ các khoáng sản sắt, đồng, thiếc, vàng, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng. Đã phát hiện và đánh giá tài nguyên nhiều mỏ. Tuy nhiên, các mỏ ẩn, sâu hầu như chưa được phát hiện và điều tra, đánh giá tài nguyên. Đồng thời, hoàn thiện nền bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Hương Sơn (Hà Tĩnh), Đông Thọ (Hà Tĩnh - Quảng Bình), Khe Cát - Lệ Thủy (Quảng Bình - Quảng Trị)

Đánh giá tổng thể tiềm năng các khoáng sản tại các khu vực có triển vọng. Trọng tâm là thiếc, đồng, vàng, khoáng chất công nghiệp và khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 kết hợp điều tra tai biến địa chất, địa chất thủy văn... kết hợp tìm kiếm khoáng sản các nhóm tờ: Hương Sơn (Hà Tĩnh) 1.400 km2, Đông Thọ (Hà Tĩnh - Quảng Bình) 2.450 km2, Khe Cát - Lệ Thủy (Quảng Bình - Quảng Trị) 2.870 km2. Điều tra, đánh giá địa chất môi trường các khu vực tập trung khoáng sản vùng Bắc Trung Bộ

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

11.

Điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản vật liệu xây dựng vùng biển ven bờ độ sâu lớn hom 20 m nước

Điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản, khoanh định diện phân bố, xác định tài nguyên cát xây dựng trên một số diện tích có triển vọng thuộc vùng biển ven bờ độ sâu lớn hơn 20 m nước phục vụ san lấp, hạ tầng giao thông.

Điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản, khoanh định diện phân bố, xác định tài nguyên cát xây dựng trên một số diện tích có triển vọng thuộc vùng biển ven bờ độ sâu lớn hơn 20 m nước.

12.

Điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản thay thế cát, cuội, sỏi lòng sông

Cát, cuội, sỏi lòng sông sử dụng làm vật liệu xây dựng ngày càng cạn kiệt. Trong khi đó một số thành tạo địa chất có các tập đá hạt thô cuội sạn kết, cát kết... có thể sử dụng để thay thế cát, cuội, sỏi lòng sông, cần điều tra, đánh giá để sử dụng dần thay thế cát, cuội, sỏi lòng sông

Đánh giá đặc điểm phân bố, chất lượng, khả năng sử dụng một số thành tạo địa chất có các tập đá hạt thô khá dày (cuội sạn kết, cát kết) làm vật liệu xây dựng thay thế cát sỏi xây dựng.

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

13.

Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược (uran, thori, đất hiếm, kim loại hiếm)

Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia

Đánh giá tiềm năng khoáng sản chiến lược toàn quốc phục vụ chiến lược phát triển năng lượng quốc gia (uran, thori, đất hiếm, kim loại hiếm)

14.

Đánh giá tiềm năng khoáng sản ẩn sâu trong một số cấu trúc có triển vọng vùng Đông Bắc Bắc Bộ

Thuộc QH 1388. Nghị quyết 39-NQ/TW, Quyết định 2427/QĐ-TTg. Các kết quả điều tra, đánh giá khoáng sản trong những năm gần đây đã phát hiện một số cấu trúc có triển vọng khoáng sản dưới sâu nhưng chưa có điều kiện đánh giá chi tiết, phát hiện và xác định tài nguyên các thân quặng ẩn sâu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn,... cần được đầu tư đánh giá xác định tài nguyên, phục vụ cho thăm dò, khai thác, sử dụng.

Đánh giá tiềm năng quặng ẩn sâu tại các cấu trúc có tiềm năng khoáng sản

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

15.

Thống kê, kiểm kê tài nguyên, trữ lượng khoáng sản rắn định kỳ 5 năm

Nghị quyết 39-NQ/TW

Thống kê, kiểm kê tài nguyên, khoáng sản định kỳ, phục vụ xây dựng kế hoạch phát triển KTXH quốc gia, vùng kinh tế.

VII

Điều tra địa chất, khoáng sản biển

Hoàn thành đến năm 2025

1.

Điều tra, đánh giá đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất công trình, đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng lãnh thổ, phục vụ xây dựng và phát triển hạ tầng dải ven bờ biển Việt Nam

Thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” QĐ số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01/3/2006. Đang thực hiện

Lập bản đồ địa chất, địa chất công trình toàn bộ dải ven bờ biển Việt Nam tỷ lệ 1:100.000 và một số khu vực chi tiết tỷ lệ 1:25.000; đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng lãnh thổ, phục vụ xây dựng và phát triển hạ tầng

2.

Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Hải Phòng - Nga Sơn từ 0 - 30 m nước, tỷ lệ 1:100.000 (14.580 km2)

Thuộc QH 1388. Đang thực hiện

Điều tra, lập bản đồ địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất tỷ lệ 1:100.000 và một số khu vực tỷ lệ 1:50.000 vùng biển Hải Phòng - Nga Sơn từ 0 - 30 m nước

3.

Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Bình Thuận - Cà Mau (độ sâu đến 300 m nước), tỷ lệ 1:500.000 (116.050 km2)

Thuộc QH 1388. Đang thực hiện

Điều tra, lập bản đồ địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Bình Thuận - Cà Mau độ sâu đến 300 m nước, tỷ lệ 1:500.000

4.

Nghiên cứu, điều tra, đánh giá, khoanh định các cấu trúc địa chất có tiềm năng và triển vọng khí hydrate ở các vùng biển Việt Nam (150.000km2)

Thuộc QH 1388. Đang thực hiện

Nghiên cứu, lập bản đồ địa chất, điều tra phát hiện tiềm năng, khoanh định các khu vực có triển vọng khí hydrate ở các vùng biển Việt Nam

Hoàn thành đến năm 2030

5.

Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Quảng Thái - Diễn Châu từ 0 - 30 m nước, tỷ lệ 1:100.000 (5.694 km2)

Thuộc QH 1388. Chưa thực hiện

Điều tra, lập bản đồ địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất tỷ lệ 1:100.000 vùng biển Quảng Thái - Diễn Châu từ 0 - 30 m nước

6.

Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Diễn Châu (Nghệ An) đến Quảng Trị từ 0 - 30 m nước vùng biển tỷ lệ 1:100.000 - 1:50.000 (17.000 km2)

Thuộc QH 1388. Chưa thực hiện

Điều tra, lập bản đồ địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất tỷ lệ 1:100.000 và một số khu vực tỷ lệ 1:50.000 vùng biển Diễn Châu (Nghệ An) đến Quảng Trị từ 0 - 30 m nước

VIII

Các nhiệm vụ đầu tư

Hoàn thành đến năm 2025

1.

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất, khoáng sản giai đoạn I (2021 - 2025); giai đoạn II (2026 - 2030)

Thuộc QH 1388. Đang thực hiện thuộc dự án “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường”

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản trên toàn quốc, tích hợp với CSDL tài nguyên và môi trường.

2.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật địa chất thực hiện các nhiệm vụ Quy hoạch

Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ địa chất, quản lý tinh gọn, có năng lực chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu.

Kiện toàn và xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật địa chất tinh gọn, có năng lực chuyên môn cao, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ Quy hoạch có chất lượng và hiệu quả

Hoàn thành đến năm 2030

3.

Tăng cường năng lực thiết bị công nghệ phục vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản (vận tải, địa vật lý, phân tích thí nghiệm, trắc địa - viên thám, địa chất khoáng sản biển, khoan, công nghệ thông tin)

Nâng cao chất lượng, độ tin cậy, hiệu quả của công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; năng lực điều tra, đánh giá khoáng sản ẩn sâu; nâng cao hiệu quả của hoạt động điều tra địa chất, khoáng sản.

Mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại, chuyển giao công nghệ về vận tải, địa vật lý, phân tích thí nghiệm, trắc địa - viễn thám, địa chất khoáng sản biển, khoan, công nghệ thông tin tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực

4.

Tăng cường năng lực thiết bị công nghệ của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

Phục vụ nghiên cứu cơ bản địa chất về khoáng sản

Mua sắm bổ sung các thiết bị phân tích chính xác, hiện đại phục vụ nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, định hướng cho điều tra địa chất, khoáng sản

5.

Xây dựng Bảo tàng địa chất chi nhánh miền Trung

Phục vụ trưng bày, nghiên cứu, tham quan, du lịch

Xây dựng Bảo tàng địa chất khu vực miền Trung phục vụ trưng bày, tham quan, nghiên cứu khoa học.

6.

Tăng cường năng lực và hiện đại hóa hệ thống trưng bày mẫu vật của hai cơ sở Bảo tàng Địa chất

Phục vụ trưng bày, nghiên cứu, tham quan, du lịch

Hiện đại hóa Bảo tàng địa chất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

PHỤ LỤC II

NHÓM CÁC NHIỆM VỤ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số: 680/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Danh mục nhiệm vụ

Cơ sở đề xuất

Mục tiêu, nhiệm vụ

Ghi chú

I

Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền

1.

Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 khu vực Tây Nguyên (từ Gia Lai - Bình Phước (14.030 km2), đã trừ đề án Iamer (4.174 km2) và đề án bauxit (11.884 km2)

Có triển vọng phát hiện khoáng sản vàng, barit, đá quý, sét chịu lửa, đá ốp lát, kaolin. Thuộc phần còn lại của khu vực Tây Nguyên sau khi hoàn thành đề án đánh giá tổng thể tiềm năng quặng bauxit Nam Việt Nam. Thuộc QH 1388, Chưa thực hiện

Lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 kết hợp với các điều tra tai biến địa chất, địa chất thủy văn,..., tìm kiếm phát hiện khoáng sản.

2.

Hiệu đính, lắp ghép bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 toàn quốc

Đến năm 2030, sẽ cơ bản hoàn thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, do thi công trong thời gian khác nhau (từ 1975 đến nay) nên nội dung không thống nhất giữa các nhóm tờ bản đồ (khoảng 150 nhóm tờ). Mặt khác, các thông tin về hiện trạng điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản có nhiều thay đổi. Do vậy, cần thiết phải biên tập bản đồ địa chất thống nhất, cập nhật các thông tin về khoáng sản phục vụ nhu cầu của các địa phương, bộ, ngành trong việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương.

- Hiệu đính, lắp ghép hoàn thiện nền bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 vùng miền núi phía Bắc.

- Cập nhật hiện trạng điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản.

- Biên tập, hiệu đính, thống nhất bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 toàn quốc.

3.

Lập bản đồ địa hóa đa mục tiêu (các khu vực: miền núi và trung du: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ)

Đặc điểm địa hóa đất và vỏ phong hóa các khu vực miền núi và trung du có vai trò quan trọng đối với các ngành nông, lâm nghiệp. Phân bố, chiều dày và đặc điểm vỏ phong hóa là yếu tố quan trọng gây ra trượt lở đất đá. Các kết quả điều tra địa hóa đất và vỏ phong hóa hiện có rất hạn chế, không đáp ứng nhu cầu của các bộ, ngành, địa phương. Cần thiết phải có điều tra địa hóa đất và vỏ phong hóa các khu vực miền núi và trung du để có các thông tin đầy đủ để phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp vùng, lãnh thổ.

- Lập bản đô địa hóa đất và vỏ phong hóa tỷ lệ 1:50.000 cho các khu vực.

- Xác định bề dày, diện phân bố, đặc điểm địa hóa, địa chất công trình của các loại vỏ phong hóa, lớp đất phủ trên các thành tạo địa chất khác nhau tại các khu vực miền núi và trung du.

- Xác định các dị thường địa hóa trong môi trường đất và vỏ phong hóa cung cấp thông tin cho các ngành, địa phương.

II

Bay đo địa vật lý

1.

Bay đo từ phổ gamma và trọng lực khu vực Đăk Glei - Khâm Đức, tỷ lệ 1:50.000 - 1:25.000 (3.700 km2)

Khu vực thuộc cấu trúc Kon Tum có đặc điểm địa chất phức tạp, có triển vọng về các khoáng sản đồng, vàng, thiếc,... Nhưng chưa được đánh giá dưới sâu. Bay đo từ, phổ gamma và trọng lực khu vực này giúp phát hiện các cấu trúc sâu thuận lợi cho tích tụ khoáng sản và các dị thường liên quan đến một số loại khoáng sản. Thuộc QH 1388. Chưa thực hiện

- Thành lập các bản đồ trường từ và phổ gamma tỷ lệ 1:50.000.

- Khoanh định các cấu trúc địa chất có triển vọng khoáng sản theo tài liệu địa vật lý (từ, phổ gamma).

- Dự báo các diện tích có triển vọng khoáng sản dưới sâu theo tài liệu địa vật lý để điều tra, đánh giá.

2.

Bay đo từ-trọng lực tỷ lệ 1:250.000 biển và hải đảo Việt Nam (giai đoạn II: 370.000 km2)

Thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biên đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg. Đã hoàn thành giai đoạn I trên diện tích 277.000 km2.

Xác định các dị thường từ, trọng lực có khả năng liên quan đến khoáng sản trên phần diện tích còn lại

III

Điều tra địa chất đô thị

Điều tra bổ sung, cập nhật và hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chất đô thị tỷ lệ 1:25.000 phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các thành phố khác

Thông tin, dữ liệu địa chất đô thị là rất quan trọng và cần thiết để giúp cho việc quy hoạch, xây dựng các công trình trong đô thị thông minh, hiện đại. Tuy nhiên, hầu hết các đô thị ở nước ta đều chưa có các thông tin, dữ liệu đầy đủ, đồng bộ. Do vậy, cần thiết phải thu thập, tổng hợp, điều tra để thành lập cơ sở dữ liệu thống nhất, phục vụ có hiệu quả cho việc quy hoạch, xây dựng thành phố. Nội dung này đã được nêu trong Chiến lược phát triển KTXH quốc gia; Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050

Điều tra bổ sung, tổng hợp, biên tập, cập nhật, hoàn thiện bản đồ địa chất, ĐCCT, ĐCTV, không gian ngầm đô thị... tỷ lệ 1:25.000

IV

Điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường

Điều tra địa chất môi trường, tai biến địa chất tại khu vực có dự án khai thác, chế biến khoáng sản. Đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường trong và sau khi khai thác khoáng sản

Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 Ban hành Chương trình hành động tiếp tục thi công Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2011 Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường đến năm 2020, Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Điều tra tổng thể địa chất môi trường, tai biến địa chất khu vực có dự án khai thác, chế biến khoáng sản có quy mô lớn, đánh giá tác động đến môi trường; đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường trong và sau khi kết thúc dự án khai thác, chế biến khoáng sản

V

Điều tra di sản địa chất

1.

Điều tra, đánh giá tiềm năng di sản địa chất khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên theo hướng bảo tồn và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2014 phê duyệt Đề án “Bảo tồn di sản địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam”. Tại khu vực các tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang và một số tỉnh trong vùng có các di sản địa chất có giá trị, cần được điều tra, bảo tồn và phát huy giá trị.

Phát hiện, đánh giá giá trị về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ của các di sản địa chất; đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản địa chất trong khu vực.

2.

Điều tra, đánh giá cấu trúc hệ thống các hang động, miệng núi lửa và kiểu địa hình đầm hồ liên quan đến phun trào dung nham núi lửa Neogen - Đệ tứ khu vực Đông Nam Bộ

Các hang động núi lửa là cơ sở để hình thành công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông. Khu vực Đông Nam Bộ cũng đã phát hiện các hang động, miệng núi lửa và kiểu địa hình đầm hồ liên quan đến phun trào dung nham núi lửa Neogen - Đệ tứ, cần được nghiên cứu, điều tra đặc điểm và giá trị khoa học, thẩm mỹ. Thuộc QH 1388. Chưa thực hiện.

Phát hiện, đánh giá giá trị về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ của các di sản địa chất; đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản địa chất trong khu vực.

VI

Đánh giá tiềm năng khoáng sản

1.

Đánh giá tiềm năng khoáng sản các khu vực có triển vọng thuộc các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đăk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai)

Thuộc QH 1388. Các tỉnh thuộc các khu vực này có tiềm năng về khoáng sản như thiếc đới Đà Lạt, dị thường sắt Ga Lăng Bình Thuận, khoáng chất công nghiệp, đá ốp lát tại các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai nhưng chưa được đánh giá đầy đủ.

Đánh giá tổng thể tiềm năng các loại khoáng sản tại các khu vực có triển vọng thuộc các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trọng tâm là các khoáng sản: Sn, W, Au, Fe, Sb; thạch anh, quazit, bentonit, kaolin, felspat, sericit; đá ốp lát và khoáng sản làm vật liệu xây dựng khác

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

2.

Điều tra, đánh giá tiềm năng đá carbonat (trừ đá hoa trắng) toàn quốc, định hướng sử dụng hiệu quả tài nguyên

Thuộc QH 1388. Đá carbonat ở nước ta có diện phân bố lớn, nhiều khu vực có chất lượng tốt, có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác ngoài làm đá vôi xi măng, xây dựng, ốp lát. Việc đánh giá đúng chất lượng, tài nguyên đá vôi để có định hướng sử dụng phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí và dự trữ cho mai sau là rất cần thiết.

Xác định đặc điểm phân bố, chất lượng, định hướng sử dụng tài nguyên đá carbonat toàn quốc phục vụ quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng và quy hoạch dự trữ.

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

3.

Điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản khoáng chất công nghiệp toàn quốc

Dải đá biến chất có tiềm năng lớn về khoáng chất công nghiệp. Các tài liệu điều tra gần đây đã phát hiện thêm nhiều điểm khoáng chất công nghiệp có triển vọng ngoài các khu vực đã cấp phép thăm dò, khai thác. Chúng cần được đánh giá chất lượng và xác định tài nguyên.

Phát hiện, đánh giá chất lượng, xác định tiềm năng tài nguyên khoáng chất công nghiệp toàn quốc

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

4.

Đánh giá tiềm năng khoáng sản nickel-đồng, platin thuộc khu vực phân bố các khối magma-bazơ, siêu bazơ vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ

Tại các khu vực phân bố các khối magma- baza, siêu baza thuộc vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ đã phát hiện quặng Ni-Cu, một số nơi có chứa platin. Tuy vậy, hầu hết công tác tìm kiếm, đánh giá, thăm dò và khai thác, mới chỉ tập trung đánh giá từ trên mặt địa hình đến chiều sâu khoảng 200 - 250 m. Trong khi đó, đây là loại quặng thường phân bố ở dưới sâu, phần dưới các khối magma-baza, siêu baza. Do vậy, cần thiết được điều tra.

Phát hiện, đánh giá tài nguyên quặng đồng, nickel và bạch kim đi kèm khu vực phân bổ các khối magma-baza, siêu baza thuộc vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, tập trung đánh giá triển vọng quặng ẩn sâu.

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

5.

Điều tra, đánh giá phân loại, định hướng sử dụng hiệu quả các nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên phục vụ du lịch, nước uống giải khát, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nghị quyết 39-NQ/TW; Quyết định 147/QĐ-TTg. Nước ta có số lượng nguồn nước nóng, nước khoáng rất lớn. Tuy nhiên, mức độ điều tra, đánh giá còn hạn chế. Hiện mới có một số nguồn được đánh giá, thăm dò và khai thác, sử dụng. Do vậy, cần thiết phải có sự điều tra, đánh giá chất lượng, trữ lượng và công dụng của chúng để phục vụ cộng đồng.

Đánh giá tiềm năng, phân loại chất lượng và giá trị sử dụng các nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội, du lịch sinh thái, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

6.

Điều tra, đánh giá tài nguyên than bể Sông Hồng giai đoạn II

Thuộc QH 1388. Nghị quyết 55-NQ/TW, Nghị quyết 140/NQ-CP. Kết quả đánh giá giai đoạn I bể than Sông Hồng (265 km2 khu vực Tiên Hải, Thái Bình) cho thấy các vỉa than có xu hướng kéo dài và dày lên ở phía ngoài thêm lục địa. Cần thiết mở rộng đánh giá trên các diện tích còn lại, nhất là đánh giá ở phần biển ven bờ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, vịnh Bắc Bộ.

Đánh giá tiềm năng, xác định tài nguyên và khả năng khai thác, sử dụng than nâu trên khu vực bế Sông Hồng, bao gồm cả khu vực vịnh Bắc Bộ.

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

7.

Điều tra, đánh giá tiềm năng khí đá phiến

Các nghiên cứu ở Việt Nam cho đến nay cho thấy ở nước ta có tiền đề địa chất và một số dấu hiệu về tiềm năng khí đá phiến ở Lai Châu, Lào Cai,... Nghị quyết 55- NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược năng lượng cũng đề ra yêu cầu tìm kiếm khí đá phiến

Tìm kiếm, phát hiện các khu vực có tiềm năng khí đá phiến; đánh giá, xác định tài nguyên ở các khu vực có triển vọng.

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

8.

Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng địa nhiệt

Thuộc QH 1388. Nghị quyết 55-NQ/TW, Nghị quyết 140/NQ-CP. Nước ta có khoảng 400 nguồn nước nóng, nước khoáng và nhiều khu vực có tiềm năng về địa nhiệt. Tuy nhiên, mức độ điều tra, đánh giá theo hướng địa nhiệt chưa nhiều. Điều tra, đánh giá tiềm năng địa nhiệt sẽ góp phần cung cấp nguồn năng lượng sạch, góp phần giải quyết nhu cầu năng lượng của nước ta hiện nay cũng như về lâu dài.

Đánh giá tổng thể tiềm năng địa nhiệt Phục vụ Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Ngân sách nhà nước; vốn góp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

9.

Kiểm tra dị thường địa vật lý hàng không nhằm phát hiện khoáng sản liên quan

Thuộc QH 1388; Quyết định: 2427/QĐ-TTg. Kết quả đo địa vật lý trong những năm qua đã phát hiện hành trăm dị thường. Trong đó có nhiều dị thường liên quan tới khoáng sản nhưng chưa được kiểm tra, phát hiện khoáng sản. Do vậy, việc xử lý, xác định các dị thường có khả năng liên quan khoáng sản để kiểm tra nhằm phát hiện, đánh giá tài nguyên khoáng sản liên quan là rất cần thiết, nhất là khoáng sản dưới sâu.

Kiểm tra, đánh giá các dị thường bay đo địa vật lý, phát hiện khoáng sản mới, khoáng sản ẩn sâu.

VII

Điều tra địa chất, khoáng sản biển

1.

Điều tra địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:100.000 - 1:50.000 vùng biển 0-30 m nước vùng Kiên Giang (32.520 km2) và vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia (9.000 km2)

Thuộc QH 1388. Chưa thực hiện

Điều tra, lập bản đồ địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất tỷ lệ 1:100.000 và một số khu vực tỷ lệ 1:50.000 vùng biển Sóc Trăng đến Kiên Giang từ 0 - 30 m nước

2.

Đánh giá tiềm năng khoáng sản làm VLXD và sa khoáng titan, zircon trên một số diện tích có triển vọng thuộc vùng biển ven bờ (0 - 30 m nước) tỷ lệ 1:10.000

Thuộc QH 1388. Kết quả điều tra ĐCKS biển 0 - 30 m nước đã phát hiện các khu vực có triển vọng sa khoáng titan và cát xây dựng. Chưa thực hiện.

Điều tra, khoanh định diện phân bố, xác định tài nguyên quặng sa khoáng titan, zircon và cát xây dựng trên một số diện tích có triển vọng thuộc vùng biển ven bờ từ 0 - 30 m nước

3.

Điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản biển sâu (lớn hơn 300 m nước) các vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông của Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 - 1:1.000.000 và điều tra chi tiết các khu vực có triển vọng khoáng sản (360.000 km2)

QĐ số 28/QĐ-TTg và thuộc QH 1388. Các kết quả nghiên cứu gàn đây đã dự báo khu vực trũng sâu Biển Đông có triển vọng khoáng sản kết hạch sắt mangan và vỏ sắt mangan. Đã khoanh định được 9 khu vực có triển vọng về khoáng sản vỏ sắt mangan và kết hạch sắt mangan với diện tích hơn 8.700 km2

Điều tra địa chất, phát hiện và khoanh định các khu vực có triển vọng khoáng sản kết hạch, vỏ sắt - mangan, băng cháy,... ở khu vực biển sâu (lớn hơn 300 m nước); điều tra chi tiết các khu vực có triển vọng khoáng sản

Ghi chú: Các nhiệm vụ thuộc Quy hoạch thi công trên phạm vi rộng (toàn quốc hoặc theo vùng) trong quá trình triển khai thi công có thể chia thành các nhiệm vụ thành phần theo khu vực hoặc theo cấu trúc địa chất, tùy thuộc vào đặc điểm địa chất, tiềm năng khoáng sản và nhu cầu sử dụng thông tin phục vụ phát triển kinh tế của trung ương, địa phương.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 680/QÐ-TTg ngày 10/06/2023 phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.756

DMCA.com Protection Status
IP: 3.23.101.75
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!