UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
68/2010/QĐ-UBND
|
Bắc
Ninh, ngày 21 tháng 6 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU VỀ KHAI THÁC ĐẤT, ĐÁ ĐỒI NÚI; CÁT, SỎI LÒNG
SÔNG TẠI QUY ĐỊNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 96/2006/QĐ-UBND NGÀY
10/8/2006 CỦA UBND TỈNH BẮC NINH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng
12 năm 2004;
- Căn cứ Luật khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung của Luật khoáng sản
2005, Luật đất đai năm 2003, Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Luật đê điều
2006, Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004;
- Căn cứ Khoản 1 điều 61 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật khoáng sản và luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật khoáng sản;
- Căn cứ Quyết định số 96/2006/QĐ-UBND ngày 10/8/2006 của UBND về việc ban hành
quy định quản lý, khai thác đất, đá đồi núi; khai thác cát, sỏi lòng sông và sử
dụng đất làm bến bãi tạm thời để tập kết cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Căn cứ Quyết định số 71/2009/QĐ-UBND ngày 12/5/2009 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác các, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh (thay
thế cho Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 14/4/2006);
- Căn cứ Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 25/3/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc
Ninh về việc thông qua phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính thực hiện trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 27/TTr-TNMT ngày
19 tháng 5 năm 2010.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung
một số Điều về khai thác đất, đá đồi núi; cát, sỏi lòng sông của Quy định về quản
lý, khai thác đất, đá đồi núi; khai thác cát, sỏi lòng sông và sử dụng đất làm
bến bãi tạm thời để tập kết cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ban hành kèm
theo Quyết định số 96/2006/QĐ-UBND ngày 10/8/2006 của UBND tỉnh Bắc Ninh như
sau:
1. Gộp các
quy định của phần I, chương II vào phần II, chương II.
2. Phần II,
chương II được sửa đổi như sau:
“II. Khai thác cát, sỏi lòng
sông; đất, đá đồi núi.
Điều 7: Mọi hoạt động khảo sát,
thăm dò và khai thác cát sỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh của các Tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình phải tuân theo các quy định của pháp luật về tài nguyên
khoáng sản, Luật Đê Điều, Luật Đất đai và các lĩnh vực liên quan, đồng thời chịu
sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 8:
1. Nghiêm cấm các tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình tiến hành hoạt động khai thác cát, sỏi tại các khu vực chưa
được thăm dò; chưa có báo cáo tác động tới dòng chảy, tới đê điều được các cấp
có thẩm quyền phê duyệt; khu vực cấm tuyệt đối tại Phụ lục số 3 kèm theo Quyết
định số 71/2009/QĐ-UBND ngày 12/5/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt
quy hoạch thăm dò; khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh.
Nghiêm cấm mọi hoạt động khai
thác, tập kết cát sỏi lòng sông trong thời gian phòng chống lụt bão: Từ 15/5 đến
30/10 hàng năm.
2. Nghiêm cấm các tổ chức, cá
nhân khai thác trái phép đất đá đồi núi, hạ vườn đồi tùy tiện không theo quy hoạch
và không được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 9:
1. Các vị trí khai thác cát, sỏi
phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a. Thực hiện đúng theo quy hoạch,
kế hoạch (khai thác khoáng sản, sử dụng đất) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Không ảnh hưởng đến các công
trình An ninh - Quốc phòng, các công trình giao thông, cảnh quan, môi trường và
an toàn đê, kè, cống; đồng thời không làm thay đổi chế độ dòng chảy, đảm bảo ổn
định bờ bãi, lòng sông.
2. Việc khai thác đất, đá đồi
núi nhằm mục đích cung cấp nguyên vật liệu, san lấp các công trình cơ sở hạ tầng
phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển
kinh tế và để sản xuất kinh doanh được phép thực hiện trên cơ sở bảo đảm các
yêu cầu sau:
a. Khu vực khai thác nằm trong
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt theo đúng các quy định của Luật Đất đai năm 2003.
b. Khu vực khai thác không có
khoáng sản khác có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
c. Hoạt động khai thác, vận chuyển
đất đá đồi núi không gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực;
không làm hại đến các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng, di tích văn hóa, lịch
sử, các công trình liên quan đến An ninh - Quốc phòng; Đê điều và Phòng chống lụt
bão; không ảnh hưởng đến sử dụng đất lân cận.
d. Được UBND tỉnh cấp giấy phép
khai thác và quyết định cho thuê đất.
Điều 10: Thủ tục cấp giấy phép
khai thác
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
xin cấp giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông; đất, đá đồi núi phải gửi đến Sở
Tài nguyên và Môi trường 02 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm:
1. Đơn xin khai thác (theo mẫu
quy định).
2. Phương án khai thác, kèm
theo:
+ Bản đồ địa chính, bản đồ địa
hình tỷ lệ 1/500 - 1/2000 đối với khu vực khai thác là các bãi cát nổi ven sông
(phần không ngập nước); khai thác đất, đá đồi núi;
+ Bình đồ khu vực khai thác tỷ lệ
1/500 - 1/2000 đối với khu vực khai thác cát ngập nước và các mặt cắt ngang;
+ Vị trí khu vực bến bãi tập kết
cát sỏi (có sơ đồ);
+ Sơ đồ tuyến vận tải.
3. Văn bản phê duyệt hoặc thẩm định
báo cáo thăm dò của cơ quan có thẩm quyền.
4. Bản sao công chứng các văn bản
có liên quan:
- Quyết định thành lập doanh
nghiệp;
- Chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 11: Thời hạn thẩm định
Thời hạn thẩm định, cấp giấy
phép là mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sở Tài
nguyên và Môi trường thẩm định và trình UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác.
Điều 12: Thời hạn, diện tích và
khối lượng khai thác
1. Đối với khai thác cát, sỏi
lòng sông:
- Thời hạn của giấy phép tùy
theo quy mô khai thác, nhưng thời gian dài nhất không quá một (01) năm.
- Diện tích và khối lượng khai
thác:
+ Đối với cá nhân diện tích khai
thác không quá 10.000m2, khối lượng không quá 16.000m3/năm.
+ Đối với tổ chức diện tích
không quá 100.000m2, khối lượng không quá 160.000m3/năm.
2. Đối với khai thác đất, đá đồi
núi: Tùy theo quy mô khai thác, nhưng thời gian dài nhất không quá ba (03) năm;
Khi giấy phép khai thác chấm dứt hiệu lực thì hợp đồng thuê đất cũng chấm dứt.
Điều 13: Gia hạn giấy phép
1. Giấy phép khai thác được UBND
tỉnh gia hạn đối với các tổ chức cá nhân có đầy đủ các điều kiện sau:
a. Tại thời điểm xin gia hạn, tổ
chức, cá nhân được phép khai thác phải hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định tại
Điều 20 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 96/2006/QĐ-UBND ngày
10/8/2006 của UBND tỉnh Bắc Ninh và các quy định khác của pháp luật.
b. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
được cấp giấy phép khai thác phải có đơn xin gia hạn kèm theo bình đồ (Bản đồ)
hiện trạng khu vực khai thác; Báo cáo kết quả hoạt động và phương án khai thác
tiếp theo nộp Sở Tài nguyên và Môi trường trước ba mươi (30) ngày khi giấy phép
hết thời hạn.
c. Thời gian gia hạn không quá
06 tháng, không kể thời gian cấm khai thác quy định tại khoản 1 Điều 8 của Quy
định này.
2. Sau khi nhận đủ hồ hơ xin gia
hạn hợp lệ; Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp với các ngành có
liên quan: Sở Nông nghiệp & PTNT, Đoạn quản lý đường thuỷ nội địa số 4 và
UBND các huyện, thành phố nơi có vị trí khai thác, tập kết cát kiểm tra thực địa,
thống nhất trình UBND tỉnh những hồ sơ có đủ điều kiện để cấp gia hạn giấy phép
khai thác.
3. Thời gian thẩm định hồ sơ xin
gia hạn là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo qui định.
Điều 2: Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế phần I, phần II - chương II của
Quy định ban hành kèm theo Quyết định 96/2006/QĐ-UBND ngày 10/8/2006 của UBND tỉnh
Bắc Ninh.
Điều 3. Sở Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quyết định này.
Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các
cơ quan, Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị
xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UBND TỈNH
CHỦ TỊCH
Trần văn Túy
|