ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 675/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày 27 tháng 4 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH
BẮC KẠN NĂM 2018
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai
ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 22/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật
Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP
ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự
báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg
ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về hướng dẫn thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra;
Căn cứ Kế hoạch số 107/KH-UBND
ngày 03/6/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn về thực hiện chiến lược Quốc gia phòng chống
và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh đến năm
2020;
Căn cứ Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc kiện toàn
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn tỉnh Bắc Kạn;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và
PTNT tại Tờ trình số 57/TTr-SNN ngày 27/4/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành theo Quyết định này Phương án phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn năm 2018.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với
các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện
Phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn năm 2018 theo
đúng nội dung Phương án được duyệt và quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp
và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Y tế, Giáo dục
và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc
nhà nước tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh,
Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, Giám đốc công ty TNHH MTV quản lý khai
thác công trình thủy lợi Bắc Kạn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3 (t/hiện);
- BCĐ Trung ương về PCTT;
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP;
- Lưu: VT, TH-VX, KT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Thị Minh Hoa
|
PHƯƠNG ÁN
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH BẮC KẠN
NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số 675/QĐ-UBND ngày 27/4/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
Để chủ động trong công tác phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người,
tài sản, góp phần ổn định xã hội và thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh. Với phương châm “Chủ động phòng tránh -
Đối phó kịp thời - Khắc phục hiệu quả”, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành phương
án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, với
các nội dung sau:
I. CƠ SỞ LẬP
PHƯƠNG ÁN
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai
ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định
số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ Quy định chi
tiết, hướng dẫn thi hành một số điều luật phòng chống
thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày
21/3/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày
16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg
ngày 15/8/2014 của Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo
và truyền tin thiên tai;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT- Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về hướng dẫn thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra;
Căn cứ Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày
03/6/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn về thực hiện chiến lược Quốc gia phòng chống và
giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 674/QĐ UBND ngày
27 tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc kiện toàn Ban Chỉ huy phòng,
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn;
Theo nhận định tình hình thời tiết
năm 2018 của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn.
II. NỘI DUNG
PHƯƠNG ÁN
1. Rà soát lại
các nguồn lực thực hiện công tác ứng phó thiên tai
- Giao cho Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các
cấp tham mưu cho UBND cùng cấp kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp theo quy
định tại Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 và Nghị định số
30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ.
- Kiểm tra, rà soát tiến độ xây dựng
các công trình phòng chống thiên tai, hồ chứa nước, công trình di dân tái định cư tại những khu vực sạt lở,
công trình kè chống xói lở bờ sông suối báo cáo UBND tỉnh có những điều chỉnh bổ
sung kịp thời. Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện.
- Rà soát, kiểm kê nguồn nhân lực,
các vật tư, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác ứng
phó thiên tai. Giao cho các đơn vị, địa phương thực hiện.
- Rà soát lại nguồn lực khắc phục hậu
quả thiên tai, đẩy nhanh các hoạt động thu, sử dụng quỹ phòng chống thiên tai đảm
bảo thiết thực, hiệu quả, giao cho Ban quản lý Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh
thực hiện.
2. Dự kiến một
số tình huống có thể xảy ra và biện pháp ứng phó
2.1. Một số tình huống có thể xảy
ra:
Dựa vào những hình thái thiên tai thường
xảy ra trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đặt ra một số tình huống
bất lợi để đưa ra biện pháp ứng phó phù hợp với điều kiện thực tế nhằm chủ động
phòng tránh, đối phó kịp thời, hạn chế mức thấp nhất thiệt
hại do thiên tai gây ra, cụ thể như sau:
- Tình huống 1: Lốc, sét, mưa đá;
- Tình huống 2: Bão, áp thấp nhiệt đới,
mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt;
- Tình huống 3: Sạt lở đất, sụt lún đất
do mưa lũ hoặc dòng chảy;
- Tình huống 4: Hạn hán;
- Tình huống 5: Rét hại, sương muối.
(Vị
trí các khu vực có nguy cơ cao như biểu số 01 kèm theo)
2.2. Biện pháp ứng phó:
2.2.1. Tình huống 1: Lốc, sét, mưa đá.
Khi có lốc, sét, mưa đá, xảy ra cần tập
trung thực hiện:
- Cấp cứu người bị thương (nếu có);
- Di chuyển người, tài sản tới nơi an
toàn, không để người dân bị đói, rét, không có nhà ở;
- Bảo đảm giao
thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên
tai;
- Chằng chống nhà cửa, các công trình
hạ tầng kỹ thuật trọng điểm trên địa bàn toàn tỉnh;
- Bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ tài
sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố
công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của tỉnh;
- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ
sản xuất; tập trung thu hoạch lúa đã chín, hoa màu;
- Thực hiện tốt phương châm “Bốn tại chỗ”;
- Chính quyền địa phương báo cáo tình
hình thiệt hại về Ban Chỉ huy PCTT - TKCN cấp trên để có phương án chỉ đạo khắc
phục hậu quả do lốc, sét, mưa đá gây ra;
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy
PCTT-TKCN tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và tham mưu ban hành
các công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với lốc, sét, mưa đá tới các ngành, các cấp để chủ động phòng tránh;
- Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính
chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh
chủ động chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT-TKCN các ngành, các cấp triển khai biện pháp ứng
phó phù hợp với từng tình huống cụ thể.
2.2.2. Tình huống 2: Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), mưa
lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt.
a) Khi có Bão, ATNĐ, mưa lớn, lũ, lũ
quét, ngập lụt xảy ra cần tập trung thực hiện:
- Cấp cứu người bị thương, tìm kiếm
người mất tích (nếu có); sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an
toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương;
- Hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh,
nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm
trọng và địa điểm sơ tán;
- Nghiêm cấm việc
người dân ra sông vớt tài sản hoa màu trôi lũ, đánh cá;
- Tổ chức canh gác nghiêm ngặt ở các
ngầm tràn qua suối, có biển báo và kiên quyết không cho dân đi qua khi nước
trên ngầm ở mức báo động;
- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn
đối với nhà cửa, tài sản, công trình hạ tầng;
- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ
sản xuất; tập trung thu hoạch lúa đã chín, hoa màu, vật nuôi, khu nuôi trồng thủy
sản;
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố
công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và
an ninh, quốc phòng của tỉnh;
- Bảo đảm giao thông và thông tin
liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã
hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;
- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết
định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư,
phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng
phó với thiên tai;
- Thực hiện tốt phương châm “Bốn tại chỗ”;
- Thông báo các bản tin dự báo, cảnh
báo, công điện chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó
Bão, ATNĐ, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt thường xuyên, liên tục trên các
phương tiện thông tin đại chúng;
- Chính quyền địa phương báo cáo tình
hình thiệt hại về Ban Chỉ huy PCTT - TKCN cấp trên để có phương án chỉ đạo khắc
phục hậu quả do Bão, ATNĐ, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt gây ra.
b) Phân cấp báo động trên một số hệ
thống sông như sau:
- Lưu vực sông Cầu, sông Năng:
Hệ
thống sông/trạm
|
Mức
báo động/mực nước
|
Thời
gian báo cáo
|
Hình
thức báo động
|
1. Sông Cầu
|
|
|
|
- Trạm Cầu Phà
|
Cấp I: 132,0m
|
2 giờ một lần
|
|
Cấp II: 133,0m
|
1 giờ một lần
|
Thông báo trên Đài truyền thanh
|
Cấp III: 134,0m
|
20 phút một lần
|
Thông báo trên Đài truyền thanh lệnh
sơ tán vùng ngập lụt
|
- Trạm Chợ Mới
|
Cấp I: 56,5m
|
2 giờ một lần
|
|
Cấp II: 57,5m
|
1 giờ một lần
|
Thông báo trên Đài truyền thanh
|
Cấp III: 58,5m
|
20 phút một lần
|
Thông báo trên Đài truyền thanh lệnh sơ tán vùng ngập lụt
|
2. Sông Năng - Trạm Chợ Rã
|
Cấp I: 154,5m
|
2 giờ một lần
|
|
Cấp II: 155,5m
|
1 giờ một lần
|
Thông báo trên Đài truyền thanh
|
Cấp III: 156,5m
|
20 phút một lần
|
Thông báo trên đài truyền thanh lệnh sơ tán vùng ngập lụt
|
- Đối với các lưu vực sông khác do
chưa có hệ thống cấp báo động vì vậy căn cứ vào diễn biến mưa (mưa lớn trong thời gian ngắn hoặc mưa vừa nhưng kéo dài nhiều
ngày) để có phương án phòng tránh phù hợp với điều kiện thực
tế.
2.2.3. Tình huống 3: Sạt lở
đất, sụt lún khu dân cư do mưa lũ hoặc dòng chảy.
a) Sạt lở đất khu dân cư:
- Cấp cứu người bị thương, tìm kiếm
người bị mất tích (nếu có);
- Giám sát, hướng dẫn việc hạn chế hoặc
cấm người, phương tiện đi vào khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng
chảy;
- Di chuyển người, tài sản tới nơi an
toàn, không để người dân bị đói, rét, không có nhà ở. Nếu
phát hiện khả năng tiếp tục xảy ra sạt lở đất thì có phương án di dời người,
tài sản đến vị trí an toàn;
- Chính quyền địa phương báo cáo tình
hình thiệt hại về Ban Chỉ huy PCTT-TKCN cấp trên để có phương án chỉ đạo khắc
phục hậu quả do sạt lở, sụt lún đất gây ra;
Khi có mưa liên tục và lượng mưa đạt
mức 75mm trở lên thì nguy cơ sạt lở đất rất cao, do vậy cần có biện pháp di dân ngay tới vị trí an toàn.
b) Sạt lở đất đường giao thông:
- Cấp cứu người
bị thương, tìm kiếm người bị mất tích (nếu có);
- Triển khai việc phân luồng, hướng dẫn,
cắm biển báo nguy hiểm trên các tuyến đường sạt lở để người
tham gia giao thông chủ động phòng tránh;
- Chủ động lực lượng, phương tiện
thông xe trong thời gian nhanh nhất. Trường hợp không thể
khắc phục thông xe ngay cần cắm biển cấm để
đảm bảo an toàn cho người và phương tiện;
- Sở Giao thông vận tải xây dựng
phương án tổ chức thực hiện phối hợp với chính quyền địa phương báo cáo tình
hình thiệt hại về Ban Chỉ huy PCTT- TKCN tỉnh để có phương án chỉ đạo khắc phục
hậu quả do sạt lở gây ra;
Khi có mưa liên tục và lượng mưa đạt
mức 75mm trở lên thì nguy cơ sạt lở đất rất cao, do vậy cần chủ động lực lượng
và phương tiện để khắc phục sự cố.
c) Sạt lở, sụt lún đất do dòng chảy:
- Khi phát hiện ra địa điểm có nguy
cơ sạt lở chính quyền địa phương tiến hành ngay việc cắm biển cảnh báo vị trí
có nguy cơ sạt lở; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương thông báo cho
nhân dân cư ngụ xung quanh khu vực có nguy cơ sạt lở (hoặc phạm vi ảnh hưởng của
sạt lở) để biết và chủ động phòng, tránh, di dời đến nơi an toàn;
- Chính quyền địa phương triển khai
xây dựng rào chắn, cảnh báo không cho người, phương tiện qua lại trong khu vực
có nguy cơ sạt lở; khuyến cáo người dân sơ tán và tháo gỡ, di dời tài sản đến
nơi an toàn. Khẩn cấp tổ chức sơ tán, di dời người, tài sản ra khỏi khu vực sạt
lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm;
- Khi xảy ra sự cố sạt lở: Theo dõi
chặt chẽ diễn biến sạt lở, huy động lực lượng kịp thời ứng cứu người, trục vớt
tài sản và di dời người dân đến nơi an toàn, khoanh vùng sạt lở, cắm biển cảnh báo nguy hiểm (nếu chưa được cảnh báo), kịp thời huy động lực lượng
tại chỗ ứng trực tại hiện trường ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực
sạt lở đã được khoanh vùng; trợ giúp sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn, vận
động hoặc cưỡng chế di dời khẩn cấp;
- Chính quyền địa phương báo cáo tình
hình thiệt hại về Ban Chỉ huy PCTT-TKCN cấp trên để có phương án chỉ đạo khắc
phục hậu quả do sạt lở đất gây ra.
2.2.4. Tình huống 4: Hạn hán, nắng nóng.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy
PCTT-TKCN tỉnh cập nhật kịp thời
các bản tin dự báo trung hạn, dài hạn tới các ngành, các cấp về tình hình hạn hán để từ đó có phương án điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, cơ cấu mùa vụ phù hợp với tình hình hạn hán;
- Quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng
các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người
và gia súc; có các biện pháp sử dụng tiết kiệm nguồn nước;
- Tiến hành nạo vét hệ thống kênh,
mương; tính toán lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm dã chiến tại những vị trí
thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước cho
hệ thống, linh hoạt trong công tác cấp nước đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất;
- Tăng cường công tác tuyên truyền
cho nhân dân về lợi ích của việc trồng và bảo vệ rừng đầu
nguồn;
- Ưu tiên cung cấp điện và vật tư,
nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm chống hạn.
- Có các biện pháp bảo vệ cho người,
tài sản, cây trồng ...
(Chi tiết tại Phương án số
46/PA-SNN ngày 10/01/2018 do Sở Nông nghiệp và PTNT
ban hành).
2.2.5. Tình huống 5: Rét hại, sương muối.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy
PCTT-TKCN tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và tham mưu, ban hành
các công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với rét hại, sương muối tới các ngành,
các cấp để chủ động phòng tránh;
- Triển khai đồng bộ các biện pháp chống
rét cho người, gia súc và cây trồng. Đối với người đặc biệt lưu ý đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ
em, người khuyết tật;
- Triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp, nghiên cứu đề xuất, áp dụng giống cây
trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện thời tiết khắc
nghiệt;
- Sẵn sàng triển khai phương án khắc
phục và phục hồi sản xuất sau thiên tai (chuẩn bị đủ cơ số về giống cây trồng, vật nuôi).
(Chi tiết tại Phương án số 1421/PA-SNN ngày 06/11/2017 do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành)
3. Trách nhiệm
các ngành, các cấp
Để làm tốt công tác PCTT-TKCN năm
2018, phân giao nhiệm vụ cụ thể của các cấp, các ngành như sau:
3.1. Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh:
Thực hiện Phương án PCTT-TKCN năm
2018 của UBND tỉnh đã được duyệt;
Tổng hợp báo cáo
cấp có thẩm quyền công tác chuẩn bị các biện pháp phòng tránh, mức độ thiệt hại
và biện pháp khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh;
Phối hợp với các địa phương xác định vùng trọng điểm có thể ngập úng, lũ, lũ
quét, sạt lở đất để chỉ đạo di dời dân cư đến nơi an toàn. Phối hợp với các đơn
vị có phương án tổ chức diễn tập các tình huống có thể xảy ra ở những vùng trọng
điểm nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản;
Chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa
phương trong tỉnh tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn.
3.2. Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các
ngành, các huyện, thành phố:
Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN của
ngành, của địa phương;
Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện
các phương án, quy chế phối hợp, kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai cho
ngành hoặc địa phương mình;
Tổ chức cắm biển báo, cảnh báo những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở
các khu dân cư, đường giao thông;
Trực 24/24 giờ trong mùa mưa lũ từ
ngày 15/5 đến 31/10 trong năm; trực 12/24 trong thời gian còn lại, tùy điều kiện
thời tiết có thể trực 24/24 trong điều kiện thời tiết có diễn biến phức tạp;
Phân công lãnh đạo, cán bộ phụ trách
địa bàn kịp thời chỉ đạo công tác PCTT-TKCN của từng địa phương, khắc phục hậu
quả do thiên tai;
Công tác báo cáo phải thực hiện khẩn
trương, chính xác để cấp trên chỉ đạo các biện pháp khắc phục hậu quả kịp thời.
3.3. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án
cứu hộ, cứu nạn khi thiên tai xảy ra; phương án hợp đồng tác chiến giữa tỉnh,
huyện, thành phố, và các đơn vị đóng quân trên địa bàn để
sẵn sàng huy động phương tiện, lực lượng cơ động tham gia ứng phó với thiên tai
khi có yêu cầu; rà soát lại các chủng loại, phương tiện, vật tư phục vụ tìm kiếm
cứu nạn hiện có ở các địa bàn có phương án chủ động để thực hiện tìm kiếm cứu nạn;
Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các cơ sở lập
kế hoạch, phương án tìm kiếm cứu nạn cho từng vùng, từng loại hình mưa, lũ cụ
thể. Tiến hành tập huấn, tập dượt triển khai tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị
liên quan để chủ động thực hiện có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn.
3.4. Công an tỉnh:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án
đảm bảo an ninh, trật tự khi xảy ra thiên tai; bố trí lực lượng, phối hợp với
thanh tra giao thông tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại khu vực bị
thiên tai, kiểm soát chặt chẽ phương tiện giao thông qua các đoạn đường ngập, lụt,
sạt lở đất, sụt lún;
Phối hợp với các lực lượng thực hiện
nhiệm vụ ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai.
3.5. Sở giao thông Vận tải:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án
đảm bảo giao thông thông suốt, phân luồng giao thông khi cần
thiết trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; nắm bắt thông tin, có phương án đề
phòng, xử lý các vị trí sạt lở, ngập lụt gây ách tắc giao
thông và thực hiện tốt công tác báo cáo tình hình giao thông trong mùa mưa lũ;
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án
huy động phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai và sơ tán nhân
dân khi có yêu cầu.
3.6. Sở Thông tin và Truyền
thông:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án
đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời trong mọi tình huống từ
tỉnh đến các huyện, thành phố và các trọng điểm. Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị viễn thông, bưu chính trên địa bàn tỉnh
đảm bảo liên lạc, kịp thời chuyển thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành
việc phòng tránh, ứng phó với thiên tai;
Phối hợp với các đơn vị liên quan thực
hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng ngừa, ứng
phó thiên tai, nâng cao nhận thức cộng đồng.
3.7. Sở Công Thương:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án
dự trữ, đảm bảo cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết, nhất là lương thực
và nước uống, sẵn sàng cung cấp cho vùng bị thiên tai, ngập, lụt nhất là các vùng
có nguy cơ bị cô lập. Chỉ đạo công tác giám sát, kiểm tra quản lý thị trường,
giá vật tư, vật liệu xây dựng... tại vùng bị ảnh hưởng của thiên tai;
Chỉ đạo các chủ hồ thủy điện xây dựng
và thực hiện các phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho công trình trước, trong và sau khi thiên tai xảy
ra, xây dựng quy trình vận hành hồ chứa trong mùa mưa lũ đảm bảo vận hành an
toàn cho vùng hạ du, bố trí nhân lực, vật tư, phương tiện
để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ kịp thời, đảm bảo an toàn công trình khi gặp sự cố;
Chỉ đạo Công ty Điện lực Bắc Kạn xây
dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ an toàn hệ thống nguồn, lưới điện
trong mọi tình huống để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất và
công tác phòng chống thiên tai.
3.8. Sở Y tế:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án
cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân, vệ sinh môi trường, nguồn nước
sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý dịch bệnh...
xuất hiện sau thiên tai. Có kế hoạch phân bổ cơ số hóa chất phòng, chống dịch bệnh;
Xây dựng, thực hiện phương án sơ tán,
di dời cơ sở y tế khi xảy ra ngập lụt, sạt lở đất để nhanh
chóng cấp cứu, điều trị nạn nhân trong mọi tình huống khẩn cấp, đảm bảo điều kiện cho các cơ sở y tế hoạt động,
tuyệt đối không để người bệnh, nhân
viên y tế bị thiệt mạng do lũ, bão, thiên tai.
3.9. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Lập kế hoạch, cân đối các nguồn lực để
đầu tư xây dựng công trình phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.
3.10. Sở Tài chính:
Đảm bảo kinh phí đáp ứng kịp thời cho công tác phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả, trợ cấp
khó khăn cho vùng bị ảnh hưởng thiên tai và tu sửa công trình phòng chống lụt
bão, công trình bị hư hại do thiên tai.
3.11. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Phối hợp, đôn đốc Đài khí tượng thủy
văn tỉnh thực hiện tốt công tác dự báo, phát các bản tin dự báo, cảnh báo về
bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ cải tiến nâng cao chất lượng nội dung, hình thức
cung cấp thông tin dự báo phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận; theo dõi, quan
trắc, dự báo sớm lưu lượng lũ trên sông để chủ động ứng
phó có hiệu quả;
Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa
phương, đơn vị thực hiện các biện pháp vệ sinh, xử lý, đảm bảo môi trường trước,
trong, sau thiên tai.
3.12. Đài Phát thanh - Truyền
hình tỉnh, Báo Bắc Kạn:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án
bảo vệ thiết bị, cơ sở hạ tầng thông tin, truyền hình. Phối hợp chặt chẽ với
Đài khí tượng thủy văn tỉnh, Ban chỉ huy PCTT-TKCN các cấp, đăng tải, đưa tin kịp
thời, đúng quy định về dự báo, cảnh báo, diễn biến mưa lũ, các hình thái thiên
tai và công tác chỉ đạo, điều hành, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của các cấp, các ngành, cộng đồng
dân cư trên địa bàn tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Phối hợp với các đơn vị có liên quan
xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng về phương án, các kiến thức về PCTT - TKCN nhằm
giúp cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai có hiệu
quả.
3.13. Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án
đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo mưa, lũ, thiên tai trên địa bàn tỉnh. Thường
xuyên cập nhật thông tin về diễn biến
thời tiết, thủy văn của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, các Đài
Khí tượng thủy văn khu vực; cung cấp kịp thời các thông
tin về mực nước, lượng mưa của các trạm trên địa bàn tỉnh; tổng hợp phát hành
các bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai. Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát các bản tin thông báo, dự báo, cảnh báo về
thiên tai theo quy định.
3.14. Công ty TNHH MTV quản lý,
khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án
bảo vệ an toàn cho các hồ, đập, hệ thống công trình thủy lợi
trong phạm vi quản lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai; lập các quy trình vận hành an toàn hồ, đập theo quy định.
3.15. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
và các tổ chức đoàn thể - xã hội:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp
với Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ
tỉnh tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật về phòng chống
thiên tai; tham gia công tác vận động, cứu trợ sau rủi ro thiên tai.
3.17. Các đơn vị liên quan khác:
Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ có
trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện tốt phương án ứng phó thiên tai của
ngành, đơn vị mình và nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó thiên tai chung của toàn tỉnh.
Chấp hành nghiêm chỉnh sự điều động của cấp có thẩm quyền khi cần thiết.
4. Chế độ thông
tin, báo cáo
Theo quy định tại Thông tư liên tịch
số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT,
Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây
ra.
(Chi
tiết tại biểu số 03)
5. Phân công
trách nhiệm thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh
(Chi
tiết tại biểu số 02)
6. Nhiệm vụ và
quyền hạn của các thành viên trong Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh
6.1. Nhiệm vụ:
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các huyện,
thành phố được phân công về trong công tác PCTT-TKCN;
Khi thiên tai xảy ra, có trách nhiệm
chỉ đạo địa phương được phân công thực hiện ứng phó để giảm nhẹ những thiệt hại,
khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra;
Thường xuyên liên lạc với Văn phòng
thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh để nắm bắt diễn biến của thiên tai. Khi
có lệnh của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh thì tiến hành thực hiện theo nhiệm
vụ được giao;
Khi đi kiểm tra các địa bàn được phân
công cần thông báo cho Văn phòng PCTT-TKCN các huyện, thành phố cùng đi kiểm
tra. Báo cáo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh về mọi hoạt động của
công tác PCTT-TKCN tại địa phương được phân công, đề xuất
biện pháp giải quyết khi có sự cố.
6.2. Quyền hạn:
Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN
tỉnh có quyền thay mặt đồng chí Trưởng ban quyết định mọi công việc được phân
công thuộc lĩnh vực ngành; địa bàn được giao phụ trách
trong trường hợp khẩn cấp.
7. Văn phòng thường trực
PCTT-TKCN tỉnh
Giúp việc cho Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh
thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xây dựng phương án PCTT-TKCN trình
UBND tỉnh phê duyệt;
Tổ chức thường trực tại Văn phòng
theo đúng quy định;
Phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh
theo dõi diễn biến thời tiết, cảnh báo về các nguy cơ mưa, lũ có thể xảy ra
trên địa bàn tỉnh. Tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chỉ đạo các ban,
ngành, địa phương trong tỉnh chủ động thực hiện tốt công tác PCTT-TKCN. Tổng hợp
về tình hình mưa, lũ, kết quả khắc phục báo cáo các cấp theo quy định;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh giao.
8. Giải quyết hậu
quả thiên tai
Để giải quyết hậu quả thiên tai kịp thời, ổn định đời sống
cho nhân dân vùng bị mưa, lũ. Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh
phân cấp như sau:
8.1. Cấp tỉnh:
UBND tỉnh Phê duyệt phương án phòng
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, giao Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh
chỉ đạo toàn tỉnh thực hiện;
Phân bổ ngân sách cho các công trình,
dự án, các địa phương để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra;
Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN
tỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng quy định;
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chỉ đạo
các đơn vị địa phương khẩn trương tổ chức khắc phục hậu quả, họp rút kinh nghiệm
sau những đợt thiên tai xảy ra đề ra những biện pháp giải quyết triệt để
hậu quả do thiên tai gây ra.
8.2. Cấp huyện, thành phố:
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện, thành phố
huy động lực lượng để xử lý các sự cố, khắc phục hậu quả, đánh giá mức độ thiệt
hại, đề xuất biện pháp hỗ trợ khẩn cấp, phục hồi sản xuất
sau thiên tai.
Tổng hợp thiệt hại (theo mẫu) báo cáo
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh hậu quả thiên tai với các nội dung:
- Thiệt hại về người và tài sản của nhân dân;
- Thiệt hại đối với các công trình
giao thông, thủy lợi, nước sạch, trường học... biện pháp, kinh phí khắc phục;
- Tổ chức thăm hỏi, cứu trợ đột xuất;
hỗ trợ phục hồi sản xuất; xử lý môi
trường... vùng bị thiên tai. Chủ động sử dụng ngân sách dự
phòng của địa phương để hỗ trợ, nếu vượt quá khả năng của địa phương cần báo cáo UBND tỉnh để giải quyết kịp thời;
Riêng UBND huyện Ba Bể phối hợp với
Vườn Quốc gia Ba Bể và các đơn vị liên quan xây dựng Phương án phòng chống
thiên tai trong đó có phương án đảm bảo an toàn Giao thông đường thủy trên khu
vực Hồ Ba Bể và trên sông Năng để đảm bảo an toàn cho người,
phương tiện;
UBND thành phố Bắc Kạn có phối hợp với
đơn vị quản lý dự án hồ chứa nước Nặm Cắt xây dựng chương
trình phối hợp để thuận tiện trong công tác chỉ đạo điều hành và đảm bảo an
toàn khi có sự cố.
Căn cứ Phương án
được UBND tỉnh phê duyệt, các cấp, ngành, địa phương triển khai tổ chức thực hiện
chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra./.
BIỂU 1: TỔNG HỢP DANH ĐIỂM CÓ NGUY CƠ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định
số 675/QĐ-UBND ngày 27/4/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
TT
|
Tên
danh điểm, số điểm
|
Số
điểm hộ
|
Số hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai
|
Theo nguy cơ
thiên tai
|
Theo
mức độ nguy hiểm
|
Sạt
lở đất đá
|
Lũ
ống, lũ quét
|
Ngập
úng
|
Rất
cao
|
Cao
|
Trung
bình
|
I
|
Tổng
toàn tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
Số điểm
|
317
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số hộ
|
1.639
|
1.261
|
213
|
165
|
141
|
892
|
606
|
II
|
Các địa phương
|
|
|
|
|
|
|
1
|
HUYỆN BA BỂ
|
|
|
|
|
|
|
|
Số điểm
|
90
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
hộ
|
414
|
303
|
19
|
92
|
30
|
252
|
132
|
2
|
HUYỆN CHỢ ĐỒN
|
|
|
|
|
|
|
|
Số điểm
|
20
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số hộ
|
66
|
45
|
21
|
0
|
0
|
19
|
47
|
3
|
HUYỆN NGÂN SƠN
|
|
|
|
|
|
|
|
Số điểm
|
14
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số hộ
|
41
|
40
|
1
|
0
|
0
|
17
|
24
|
4
|
HUYỆN CHỢ MỚI
|
|
|
|
|
|
|
|
Số điểm
|
68
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số hộ
|
363
|
239
|
32
|
92
|
28
|
146
|
189
|
5
|
HUYỆN PÁC NẶM
|
|
|
|
|
|
|
|
Số điểm
|
52
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số hộ
|
726
|
619
|
102
|
5
|
90
|
398
|
238
|
6
|
TP BẮC KẠN
|
|
|
|
|
|
|
|
Số điểm
|
33
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
hộ
|
277
|
202
|
30
|
45
|
9
|
167
|
101
|
7
|
HUYỆN NA RÌ
|
|
|
|
|
|
|
|
Số điểm
|
13
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
hộ
|
49
|
49
|
0
|
0
|
0
|
42
|
7
|
8
|
HUYỆN BẠCH THÔNG
|
|
|
|
|
|
|
|
Số điểm
|
27
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số hộ
|
117
|
67
|
27
|
23
|
14
|
103
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BIỂU 2: PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ HUY PCTT-TKCN TỈNH-BẮC
KẠN
(Kèm
theo Quyết định số 675/QĐ-UBND ngày 27/4/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
TT
|
Họ
và tên
|
Chức vụ cơ quan
|
Chức vụ Ban chỉ huy
|
Lĩnh
vực/địa bàn phụ trách
|
1
|
Lý Thái Hải
|
Chủ
tịch UBND tỉnh
|
Trưởng
ban
|
Phụ trách chung, chỉ đạo giải quyết
các vấn đề quan trọng về thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xảy ra trên địa bàn tỉnh.
|
2
|
Đỗ Thị Minh Hoa
|
Phó
Chủ tịch UBND tỉnh
|
Phó
Trưởng ban thường trực
|
Thường trực công tác PCTT và TKCN;
tham mưu Trưởng ban giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách về PCTT và TKCN; thay Trưởng Ban Chỉ huy công tác PCTT và TKCN
khi được ủy quyền
|
3
|
Nông Quang Nhất
|
Giám
đốc Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Phó
Trưởng ban phụ trách công tác phòng chống thiên tai
|
Phụ trách công tác phòng, chống
thiên tai; tổ chức công tác phòng, tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên
tai trên địa bàn tỉnh. Tổ chức và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Văn phòng
Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
|
4
|
Đỗ Văn Tuấn
|
Chỉ
huy trưởng Bộ CHQS tỉnh
|
Phó
trưởng ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn
|
Phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn thiên
tai; tổ chức tìm kiếm, cứu nạn người, cứu hộ công trình và các phương tiện gặp
sự cố do thiên tai.
|
5
|
Hà Kim Oanh
|
Phó
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Ủy
viên
|
Tham mưu cho Trưởng ban về tổ chức hoạt
động của Ban Chỉ đạo khôi phục các công trình Thủy lợi, phòng chống thiên
tai.
|
6
|
Nguyễn Ngọc Cương
|
Phó
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Ủy
viên
|
Chỉ đạo công tác khôi phục các công
trình nông thôn mới
Trưởng tiểu ban hậu phương.
Phụ trách huyện Chợ Mới.
|
7
|
Nguyễn Mỹ Hải
|
Phó
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Ủy
viên
|
Chỉ đạo công tác phục hồi sản xuất
sau thiên tai.
Phụ trách huyện Chợ Đồn.
|
8
|
Triệu Văn Thanh
|
Chi
cục trưởng Chi cục Thủy lợi và PCTT
|
Ủy
viên kiêm Chánh văn phòng
|
Tham mưu cho BCH về tổ chức hoạt động
của Ban; hội nghị, họp bất thường ...
Phụ trách Văn phòng PCTT-TKCN tỉnh.
|
9
|
Lăng Văn Hòa
|
Giám
đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Ủy
viên
|
Tham mưu công tác kế hoạch phục vụ phòng
tránh, ứng phó thiên tai.
|
10
|
Ma Trương Thiêm
|
Giám
đốc Sở Giao thông Vận tải
|
Ủy
viên
|
Phụ trách công tác đảm bảo giao
thông
Phụ trách huyện Ba Bể
|
11
|
Nguyễn Đình Học
|
Giám
đốc Sở Y tế
|
Ủy
viên
|
Phụ trách công tác y tế, dịch bệnh
sau thiên tai.
Phụ trách huyện Pác Nặm.
|
12
|
Hà Văn Tiến
|
Giám
đốc Sở Thông tin Truyền thông
|
Ủy
viên
|
Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ
cho công tác chỉ đạo điều hành của Ban chỉ huy.
Phụ trách thành phố Bắc Kạn
|
13
|
Đinh Quang Huy
|
Phó
Giám đốc Công an tỉnh
|
Ủy
viên
|
Phụ trách đảm bảo ANTT, các trường
hợp cản trở, gây rối loạn trong PCTT - TKCN.
Phụ trách huyện Ngân Sơn
|
14
|
Văn Phúc Thụ
|
Giám
đốc Sở Lao động - TB và Xã hội
|
Ủy
viên
|
Giải quyết chế độ chính sách hỗ trợ
các trường hợp rủi ro xảy ra do thiên tai
|
15
|
Vũ Đức Chính
|
Giám
đốc Sở Công Thương
|
Ủy
viên
|
Tham mưu việc dự trữ, cung cấp các
mặt hàng thiết yếu cho nhân dân vùng bị cô lập khi thiên tai xảy ra.
Phụ trách huyện Bạch Thông.
|
16
|
Nguyễn Khánh Tùng
|
Giám
đốc Sở Tài chính
|
Ủy
viên
|
Phụ trách công tác tài chính
|
17
|
Nông Văn Kỳ
|
Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Ủy
viên
|
Phụ trách công tác bảo vệ môi trường
sau khi có thiên tai xảy ra.
Phụ trách huyện Na Rì
|
18
|
Ma Đình Việt
|
Giám
đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
|
Ủy
viên
|
Phụ trách công tác tuyên truyền
phòng tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
|
19
|
Nguyễn Anh Tuấn
|
Giám
đốc Đài khí tượng thủy văn Bắc Kạn
|
Ủy
viên
|
Thực hiện công tác dự báo khí tượng
thủy văn phục vụ công tác chỉ đạo của Ban chỉ huy
PCTT-TKCN tỉnh.
|
20
|
Lèng Văn Chiến
|
Giám
đốc Sở xây dựng
|
Ủy
viên
|
Phụ trách công tác phòng tránh, ứng
phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực xây dựng. Tham mưu cho BCH các
khu nhà ở tránh, trú an toàn khi thiên tai xảy ra.
|
21
|
Ma Thế Quyên
|
Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Ủy
viên
|
Phụ trách các hoạt động ứng phó và
khắc phục hậu quả thiên tai thuộc trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
|
22
|
Nguyễn Văn Đức
|
Giám
đốc công ty TNHH MTV quản lý công trình Thủy lợi Bắc Kạn
|
Ủy
viên
|
Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn hồ
chứa thủy lợi; thực hiện nhiệm vụ khắc phục sửa chữa các công trình bị hư hỏng
|
23
|
Nông Bình Cương
|
Bí
thư Tỉnh đoàn
|
Ủy
viên
|
Phụ trách công tác thanh niên tham
gia công tác phòng tránh, ứng phó thiên tai.
|
24
|
Nguyễn Văn Cường
|
Chủ
tịch Hội Chữ thập đỏ
|
Ủy
viên
|
Phối hợp công
tác cứu trợ xã hội
|
25
|
Lý Quang Vịnh
|
Chủ
tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh
|
Ủy
viên
|
Phối hợp công tác vận động cứu trợ
xã hội
|
26
|
Hà Thị Liễu
|
Chủ
tịch hội LHPN tỉnh
|
Ủy
viên
|
Phối hợp vận động trong công tác
phòng tránh và ứng phó khi có thiên tai
|
Biểu 3: CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TRONG CÔNG TÁC PCTT-TKCN
(Kèm theo Quyết định
số 675/QĐ-UBND ngày 27/4/2018 của UBND tỉnh)
1. Các loại báo cáo thống
kê, đánh giá thiệt hại
1.1. Báo cáo nhanh tình hình thiên
tai và thiệt hại (Báo cáo nhanh): Được lập ngay sau khi thiên tai xảy ra. Thời
gian báo cáo, thực hiện trước 24 giờ tính từ khi xảy ra thiên tai và được báo
cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai.
1.2. Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc thống kê, đánh giá thiệt hại,
kết thúc đợt thiên tai, áp dụng đối với những loại hình thiên tai xuất hiện
trong nhiều ngày hoặc loại thiên tai gây thiệt hại lớn phải thống kê, đánh giá
trong thời gian dài.
1.3. Báo cáo định kỳ công tác phòng,
chống thiên tai (báo cáo sơ kết sáu tháng, báo cáo tổng kết năm): Được thực hiện
khi kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng kết năm về công tác phòng, chống thiên tai.
1.4. Báo cáo đột xuất: Trong trường hợp
cần có báo cáo thống kê để thực hiện các yêu cầu công việc về quản lý nhà nước,
cơ quan yêu cầu báo cáo phải có văn bản nêu rõ mục đích, thời gian và các nội
dung cần báo cáo.
1.5. Ngoài việc báo cáo bằng văn bản,
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và các Sở, ngành
phải thường xuyên thông tin và báo cáo qua điện thoại khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
2. Nội dung báo cáo
2.1. Báo cáo nhanh:
Tùy theo diễn biến của các loại hình
thiên tai, mức độ và phạm vi ảnh hưởng, các nội dung chính được đề cập trong
báo cáo gồm:
a) Tình hình thiên tai: Loại hình
thiên tai; thời gian xuất hiện; diễn biến, cường độ và phạm vi ảnh hưởng; khu vực
bị cô lập; độ ngập sâu (nếu có); thời gian kết thúc (trường hợp thiên tai đã kết
thúc tại thời điểm báo cáo).
b) Công tác chỉ huy ứng phó: Nêu rõ
việc chỉ huy, triển khai ứng phó với thiên tai. Kết quả đạt được đến thời điểm
báo cáo, trong đó nêu rõ số dân được di dời, sơ tán (nếu có).
c) Thống kê, đánh giá thiệt hại:
- Phần trình bày: Tùy theo loại hình
thiên tai, tình hình thiệt hại để thống kê, đánh giá thiệt hại, trong trường hợp
chưa thể thống kê, đánh giá đầy đủ thì nêu rõ là thiệt hại
ban đầu. Các chỉ tiêu chính, gồm: về người; về nhà ở; về giáo dục; về y tế; về nông nghiệp; về thủy lợi; về giao thông; một số chỉ tiêu khác quy định tại các Biểu mẫu từ 01 đến 06/TKTH - Phụ lục I (nếu
có). Riêng đối với thiệt hại về các công trình: Kè, hồ đập, sạt lở, công trình
giao thông cần mô tả cụ thể: loại hư hỏng (sự cố); vị trí, địa điểm; thời gian
xuất hiện, quy mô, diễn biến sự cố đến thời điểm báo cáo. Ước giá trị thiệt hại trong trường hợp có thể.
- Phần Biểu mẫu: Thống kê các chỉ tiêu
thiệt hại theo các Biểu mẫu từ 01/TKTH đến 06/TKTH- Phụ lục I, ước
giá trị thiệt hại trong trường hợp có thể.
d) Công tác khắc phục hậu quả: Nêu
rõ kết quả khắc phục hậu quả thiên tai đến thời điểm báo cáo bao gồm:
- Công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn về
người, tài sản;
- Công tác khắc phục, sửa chữa công
trình. Đối với các công trình phòng, chống thiên tai và công trình giao thông:
Nêu rõ các hình thức xử lý; kết quả thực hiện đến thời điểm báo cáo và dự kiến
thời gian hoàn thành;
- Công tác hỗ trợ thiệt hại về người,
nhà ở, các nhu yếu phẩm thiết yếu và các hỗ trợ khắc phục hậu quả khác (nếu
có).
đ) Đề xuất, kiến nghị:
Nêu rõ các nội dung kiến nghị để ứng
phó khắc phục hậu quả thiên tai trong trường hợp vượt quá khả năng của địa
phương.
2.2. Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai:
a) Tình hình thiên tai: Tóm tắt tình
hình, diễn biến thiên tai từ khi xuất hiện đến khi kết thúc.
b) Công tác chỉ huy ứng phó: Tóm tắt
công tác chỉ huy ứng phó của các cấp, các ngành trong quá trình xảy ra thiên
tai.
c) Kết quả triển khai công tác chỉ
huy ứng phó:
Tóm tắt các kết quả đã thực hiện (nếu
có) bao gồm: Sơ tán, di dời dân; huy động lực lượng, phương tiện, vật tư và các
kết quả triển khai khác (nếu có).
d) Thống kê, đánh giá thiệt hại:
- Phần trình bày: Thống kê đánh giá
tình hình thiệt hại thông qua các chỉ tiêu chính gồm: về người; về nhà ở; về
giáo dục; về y tế; về nông nghiệp; về thủy lợi; về giao thông; một số chỉ tiêu khác quy định tại các Biểu mẫu từ 01 đến 06/TKTH - Phụ lục I (nếu
có). Ước giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Phần Biểu mẫu: Thống kê các chỉ
tiêu thiệt hại theo các Biểu mẫu từ 01/TKTH đến 06/TKTH- Phụ lục I và ước giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra.
đ) Công tác khắc phục hậu quả:
Tóm tắt kết quả khắc phục hậu quả bao
gồm: Tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn về người, tài sản; khắc phục sự cố công trình; hỗ trợ thiệt hại về người, nhà ở, các nhu yếu phẩm thiết yếu
và các hỗ trợ khắc phục hậu quả khác (nếu có).
e) Tồn tại, kiến nghị:
- Những nội dung còn tồn tại cần rút kinh
nghiệm đối với các cấp, các ngành trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục
hậu quả thông qua công tác phòng, chống với đợt thiên tai
trên;
- Kiến nghị những nội dung vượt quá
khả năng thực hiện của địa phương; đối với các loại thiên tai xảy ra trong thời
gian ngắn, phạm vi hẹp, báo cáo nhanh đã thể hiện đầy đủ, chính xác các thông
tin nêu trên thì được coi là báo cáo tổng hợp đợt thiên
tai.
2.3. Báo cáo định kỳ công tác phòng,
chống thiên tai (báo cáo sơ kết sáu tháng, báo cáo tổng kết
năm):
a) Tóm tắt tình
hình thiên tai đã xảy ra trên địa bàn, trong đó nêu rõ đã xuất hiện bao nhiêu đợt
thiên tai, số lần xuất hiện của từng loại thiên tai.
b) Công tác chỉ huy ứng phó: Nêu rõ
việc chỉ huy, triển khai phòng, ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả; kết quả đạt
được.
c) Thống kê, đánh giá thiệt hại:
- Phần trình bày: Thống kê đánh giá
các chỉ tiêu thiệt hại chính trong thời gian báo cáo định kỳ: Về người, về nhà ở,
về giáo dục, về y tế, về nông nghiệp, về thủy lợi, về giao thông, một số chỉ
tiêu khác (nếu có) và ước tổng giá trị thiệt hại.
- Phần biểu: Thống kê theo biểu mẫu
07/TKTH và 08/TKTH- Phụ lục I và ước giá trị thiệt hại bằng tiền đối với các chỉ
tiêu tính ra tiền.
d) Đánh giá về công tác phòng, chống
thiên tai:
- Những nội dung đã đạt được.
- Những nội dung còn tồn tại,
- Bài học kinh nghiệm.
đ) Công tác triển khai nhiệm vụ trong
thời gian tới: Nêu những nhiệm vụ chủ yếu sẽ triển khai
trong giai đoạn tới (06 tháng cuối năm, năm tiếp theo kỳ báo cáo).
e) Đề xuất, kiến nghị.
3. Chế độ, cơ quan thực hiện báo cáo
3.1. Báo cáo nhanh
a) Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã lập và gửi báo cáo nhanh lên Ủy
ban nhân dân cấp xã và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp
huyện trước 17 giờ hàng ngày.
b) Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện lập và gửi báo cáo nhanh về
tình hình thiên tai và thiệt hại lên Ủy ban nhân dân cấp
huyện và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh trước
18 giờ hàng ngày.
c) Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tổng
hợp, lập báo cáo nhanh về tình hình thiên tai và thiệt hại gửi Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên
tai trước 19 giờ hàng ngày.
d) Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai
các Sở, ngành lập báo cáo nhanh về tình hình thiên tai và thiệt hại (nếu có)
trong phạm vi quản lý gửi Ban Chỉ huy PCTT-TKCN cấp tỉnh, trước 18 giờ hàng
ngày.
đ) Ngoài ra, các cơ quan thực hiện chế
độ báo cáo có thể trao đổi bằng điện thoại, tin nhắn (SMS), thư điện tử để cập
nhật, nắm bắt tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra. Trường hợp
có tình huống thiên tai khẩn cấp xảy
ra thì Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
cấp huyện, ngành, sẽ có báo cáo bổ sung.
3.2. Báo cáo tổng hợp thiệt hại đợt
thiên tai:
Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị
Sở, ngành lập báo cáo tổng hợp đợt thiên tai gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn
phòng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chậm nhất
sau 12 ngày kể từ khi kết thúc thiên tai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm
tra, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn để tổng hợp chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết
thúc thiên tai.
3.3. Báo cáo định kỳ công tác phòng, tránh thiên tai:
Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở,
ngành đơn vị trong tỉnh lập báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai gửi
Ủy ban nhân dân cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để tổng hợp.
c) Thời gian thực hiện báo cáo:
- Báo cáo sơ kết 6 tháng: Được tính từ
ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 hàng năm. Thời gian gửi
báo cáo về tỉnh trước ngày 13/7 hằng năm;
- Báo cáo tổng kết
năm: Được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm. Thời gian
gửi báo cáo về tỉnh trước ngày 15 tháng 01 năm sau.
4. Phương thức gửi báo cáo
Báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại
do thiên tai gây ra do cơ quan có thẩm quyền lập phải có chu kỳ, đóng dấu xác nhận của thủ trưởng cơ quan và
được gửi đến cơ quan nhận báo cáo thông qua các hình thức sau:
1. Đối với báo cáo nhanh: Gửi qua
fax, thư điện tử, hoặc bằng các phương tiện nhanh nhất có thể.
2. Đối với báo
cáo tổng hợp đợt,
Báo cáo định kỳ và các báo cáo khác: Gửi qua đường bưu điện,
fax, hòm thư công vụ, thư điện tử.