Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 661/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 29/07/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 661/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 1998

QUYẾT ĐỊNH

VỀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị quyết của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 1998 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính;

QUYẾT ĐỊNH:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO DỰ ÁN:

Điều 1. Mục tiêu

1. Trồng mới 5 triệu ha rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có, để tăng độ che phủ của rừng lên 43%, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học.

2. Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới.

3. Cung cấp gỗ làm nguyên liệu để sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

Điều 2. Nguyên tắc chỉ đạo

1. Nhân dân là lực lượng chủ yếu trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và hưởng lợi ích từ nghề rừng. Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi; tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; có các chính sách khuyến khích người làm nghề rừng; hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn tín dụng ưu đãi; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.

2. Kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ diện tích rừng hiện có với nhiệm vụ định canh, định cư, xoá đói, giảm nghèo.

3. Phát huy hiệu quả tổng hợp các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường của rừng bằng một hệ thống nông lâm kết hợp bền vững với cơ cấu cây trồng hợp lý, đa tác dụng, áp dụng công nghệ thâm canh gắn với công nghiệp chế biến tiên tiến.

4. Phân bổ hợp lý nhiệm vụ trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất giữa các vùng, nhưng phải tập trung cho các khu vực ưu tiên, kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán.

- Với rừng phòng hộ, ưu tiên đầu tư cho vùng phòng hộ xung yếu trọng điểm, đầu nguồn các dòng sông, các hồ chứa nước, đặc biệt là đầu nguồn các công trình thuỷ điện, các thành phố, các vùng phòng hộ ven biển và những vùng có nhu cầu cấp bách về phục hồi nhu cầu sinh thái.

- Với rừng sản xuất, phải ưu tiên phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có tác dụng phòng hộ môi trường cả cho trước mắt và lâu dài.

5. Việc trồng rừng trong từng giai đoạn được tổ chức thực hiện thông qua các dự án được xây dựng từ cơ sở, có sự tham gia của dân và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành, phải thực hiện khẩn trương, nhưng vững chắc, bảo đảm tiến độ và hiệu quả của từng dự án.

Điều 3. Nhiệm vụ

1. Bảo vệ có hiệu quả vốn rừng hiện có, trước hết phải bảo vệ diện tích rừng tự nhiên là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu, kể cả rừng phòng hộ đã trồng theo Chương trình 327, rừng sản xuất có trữ lượng giàu và trung bình. Thực hiện ngay từ giai đoạn đầu việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gắn với định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo để bảo vệ, khoanh nuôi rừng kết hợp trồng bổ sung và trồng mới.

2. Trồng rừng:

a. Trồng 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: khoanh nuôi tái sinh kết hợp bổ sung 1 triệu ha, trồng mới 1 triệu ha gắn với định canh, định cư.

b. Trồng 3 triệu ha rừng sản xuất: rừng nguyên liệu công nghiệp giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ, cây đặc sản, rừng gỗ quý hiếm... khoảng 2 triệu ha; cây công nghiệp lâu năm và cây lấy quả khoảng 1 triệu ha; đồng thời huy động các tổ chức và nhân dân triệt để tận dụng diện tích đất trống để trồng cây phân tán.

Dự án trồng rừng của từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1998-2000: trồng mới 700.000 ha (trong đó 260.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng), khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 350.000 ha.

- Giai đoạn 2001-2005: trồng mới 1,3 triệu ha (trong đó 350.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng), khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 650.000 ha;

- Giai đoạn 2006-2010: trồng mới 2 triệu ha (trong đó 390.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng).

II. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP:

Điều 4. Cơ cấu cây trồng

Cây trồng trong dự án này bao gồm các loại cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp lâu năm có tán che phủ, có tác dụng phòng hộ như cây rừng. Để nâng cao hiệu quả về bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, gắn với yêu cầu đa dạng về sinh học và hiệu quả về kinh tế - xã hội, cơ cấu cây trồng được định hướng như sau:

1. Rừng đặc dụng:

Căn cứ vào yêu cầu phục hồi sinh thái của từng loại rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng đặc dụng lựa chọn cơ cấu cây trồng cụ thể phù hợp với hệ sinh thái của vùng được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

2. Rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu:

Tuỳ yêu cầu phòng hộ của từng vùng, tuỳ khí hậu đất đai chọn lựa các loại cây trồng có tác dụng phòng hộ tốt, trồng hỗn loài, chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt, chịu đất xấu, đất dốc và đất ven biển, có khả năng chống chịu sâu bệnh và chống cháy tốt, ở nơi có điều kiện phù hợp trồng được các loại cây có giá trị kinh tế thì được khuyến khích. Cơ cấu loại cây cụ thể do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

3. Rừng sản xuất và rừng phòng hộ ở vùng ít xung yếu:

Chọn lựa các loại cây có giá trị kinh tế cao (kể cả cây công nghiệp lâu năm, cây lấy quả, các loại cây đặc sản, cây làm thuốc... có tán che tốt). Cơ cấu về từng loại cây cụ thể do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để trồng rừng quyết định theo quy hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, vừa phù hợp với điều kiện lập địa, vừa phải gắn với phát triển công nghiệp chế biến và nhu cầu của thị trường.

Điều 5. Chính sách về đất đai

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Địa chính có trách nhiệm rà soát lại quỹ đất lâm, nông nghiệp xây dựng quy hoạch sử dụng đất trống, đồi núi trọc cho dự án trồng 5 triệu ha rừng ở tỉnh, huyện, xã; xác định cụ thể rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu, xung yếu, ít xung yếu và rừng sản xuất theo quy chế của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn; chỉ đạo việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo quy định tại Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ.

1. Giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

a. Giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng được quy hoạch xây dựng rừng đặc dụng cho các Ban quản lý rừng đặc dụng để bảo vệ và xây dựng theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b. Giao đất được quy hoạch để trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu cho các Ban quản lý rừng phòng hộ. Ban quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất cho các tổ chức (kể cả lâm trường), hộ gia đình và cá nhân để trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

c. Giao đất và cho thuê đất được quy hoạch xây dựng rừng phòng hộ ở khu vực ít xung yếu để bảo vệ và trồng cây lâm, nông kết hợp với mục đích sản xuất lâm, nông sản là chính, có kết hợp làm chức năng phòng hộ theo phương thức giao, cho thuê như đối với rừng sản xuất.

2. Giao đất cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy hoạch để trồng rừng sản xuất cho các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân.

a. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ liên quan rà soát lại quỹ đất lâm, nông nghiệp đã giao cho các lâm, nông trường trước đây, đồng thời kết hợp với việc sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của các lâm, nông trường quốc doanh để xác định mức diện tích và ranh giới đất giao cho các lâm, nông trường. Phần diện tích đất lâm nghiệp còn lại phải tiến hành giao xong trước năm 2000 cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để trồng rừng.

b. Giao đất và cho thuê đất trống, đồi núi trọc cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để trồng rừng. Ưu tiên giao đất cho các hộ gia đình sống tại địa phương.

3. Hạn mức và thời hạn giao đất, cho thuê đất được quy định như sau:

a. Hạn mức giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức căn cứ vào dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hạn mức giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cá nhân do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.

b. Thời hạn giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức và giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân là 50 năm. Khi hết thời hạn quy định trên, nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vẫn có nhu cầu và sử dụng đúng mục đích thì được Nhà nước giao hoặc cho thuê thời hạn tiếp theo. Nếu trồng các loại cây có chu kỳ trên 50 năm thì sau 50 năm được nhà nước giao hoặc cho thuê tiếp đến khi thu hoạch.

4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân ngay sau khi được giao đất và cho thuê đất. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất phải sử dụng đúng mục đích và trồng rừng theo tiến độ của dự án được duyệt.

Điều 6. Chính sách đầu tư và tín dụng.

1. Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước:

a. Tiếp tục thực hiện chính sách bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu trên diện tích khoảng 2 triệu ha đã thực hiện theo Chương trình 327 với mức được phân bổ cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không quá 50.000 đồng/1ha/năm, thời hạn không quá 5 năm.

Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung không quá 1 triệu đồng/ha, thời hạn khoán 6 năm. Tỷ lệ vốn được phân bổ hàng năm theo quy trình khoanh nuôi tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

b. Trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư trực tiếp đến người trồng rừng, bình quân là 2,5 triệu đồng/ha, gồm trồng mới và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương tổ chức thí điểm đấu thầu cho các tổ chức kinh tế, kể cả lực lượng thanh niên xung phong để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng ở những nơi không có điều kiện giao khoán cho hộ gia đình.

c. Hỗ trợ bình quân 2 triệu đồng/ha cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn trồng rừng sản xuất là các loại cây gỗ đặc biệt quý hiếm có chu kỳ trên 30 năm, ưu tiên các loại cây có thể trồng được thuộc nhóm IA, IIA, quy định tại Nghị định số 18/HĐBT, ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sử dụng các nguồn vốn trên để khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, hỗ trợ trồng rừng sản xuất đối với cây gỗ đặc biệt quý hiếm, gắn với định canh, định cư và xoá đói, giảm nghèo phù hợp với tình hình địa phương.

d. Kinh phí quản lý dự án trồng rừng phòng hộ, đặc dụng được trích 8% trong tổng mức đầu tư ngân sách của Nhà nước dành cho dự án, trong đó các ngành ở Trung ương là 0,7%, tỉnh, huyện, xã là 1,3%, chủ dự án ở cơ sở là 6%.

đ. Vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng, nghiên cứu khoa học, khuyến lâm, khuyến nông, thiết kế phí, kinh phí để giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối cho các ngành và các địa phương phù hợp với yêu cầu của các dự án. Cơ chế quản lý tài chính đối với vốn đầu tư bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ và đặc dụng được quy định như sau:

- Vốn ngân sách Nhà nước cấp phát qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

- Nhà nước ứng trước tiền chuẩn bị giống cây rừng năm đầu, từ năm thứ 2 trở đi chủ dự án phải thu lại tiền giống trong đơn giá trồng rừng của năm đó để luân chuyển, chuẩn bị cây giống cho năm sau. Khi kết thúc dự án trồng rừng, chủ dự án có trách nhiệm thu hồi, trả lại ngân sách tiền ứng trước chuẩn bị giống của năm đầu.

- Hàng năm, khi các dự án được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch và có thiết kế dự toán được duyệt, Kho bạc Nhà nước tạm ứng 30% kinh phí dự án, sau khi các dự án thực hiện đạt tiến độ 50%, được ứng tiếp 40%; cuối năm, sau khi có biên bản nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thì thanh toán hết vốn cho dự án.

2. Vốn tín dụng đầu tư

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ ở vùng ít xung yếu, rừng sản xuất (kể cả trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây đặc sản và cây làm thuốc...) và phát triển các cơ sở chế biến lâm nông sản được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), được vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác, vốn ODA của các nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn vốn vay khác.

Chủ rừng là các tổ chức ngoài quốc doanh, hộ gia đình và các cá nhân được sử dụng rừng sản xuất và quyền sử dụng đất lâm nghiệp được giao làm tài sản thế chấp khi vay vốn tại ngân hàng.

Điều 7. Chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm

1. Đối với rừng đặc dụng và các rừng phòng hộ:

a. Ưu tiên khoán cho các hộ thuộc diện định canh, định cư, các hộ nghèo, hộ ở gần rừng và hộ đã nhận khoán trước đây để bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu. Khi hết thời hạn khoán nếu hộ nhận khoán có nguyện vọng và trong quá trình nhận khoán thực hiện bảo vệ rừng tốt thì được nhận khoán chu kỳ tiếp theo.

b. Hộ nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu được khai thác củi, lâm sản phụ dưới tán rừng.

c. Hộ nhận khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa, lâm sản phụ dưới tán rừng.

d. Hộ trồng rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa, nông sản và các lâm sản phụ dưới tán rừng.

2. Đối với rừng sản xuất:

a. Hộ đầu tư trồng rừng sản xuất là chủ rừng, có quyền quyết định thời điểm và phương thức khai thác rừng, nhưng phải có nghĩa vụ tái tạo lại rừng trong phạm vi không quá 2 năm sau khi khai thác.

b. Mọi sản phẩm khai thác từ rừng trồng, tre, nứa và lâm sản phụ khai thác từ rừng tự nhiên được tự do lưu thông trên thị trường.

Gỗ và lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên tái sinh thuộc rừng sản xuất của các chủ rừng là hộ gia đình và cá nhân, được tự do lưu thông trên thị trường (trừ những loại được ghi trong danh mục động, thực vật quý hiếm quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ). Khi khai thác và tiêu thụ, chủ rừng chỉ cần báo với cơ quan kiểm lâm gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn sở tại để trong vòng 10 ngày được cấp giấy chứng nhận các sản phẩm này là sản phẩm hợp pháp.

c. Nhà nước khuyến khích chế biến và xuất khẩu sản phẩm rừng trồng đã qua chế biến. Trong trường hợp các cơ sở chế biến trong nước không sử dụng hết nguyên liệu, hoặc chưa đủ điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thì được phép xuất khẩu sản phẩm rừng trồng dưới dạng nguyên khai.

d. Nhà nước có chính sách tiêu thụ sản phẩm rừng trồng và các chính sách khác, đảm bảo lợi ích của người trồng rừng.

Điều 8. Chính sách thuế

1. Các nhà đầu tư, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trồng rừng, trồng cây nông nghiệp lâu năm trên đất hoang hoá, đồi núi trọc, chế biến nông, lâm sản được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

2. Miễn thuế tài nguyên đối với lâm sản khai thác từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi tái sinh.

3. Miễn thuế buôn chuyến đối với lâm sản thu gom hợp pháp từ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ khai thác từ rừng tự nhiên.

Điều 9. Chính sách về khoa học và công nghệ

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu tuyển chọn, lai tạo, nhập nội các giống cây rừng có khả năng thích ghi tốt, đạt hiệu quả cao và kỹ thuật trồng rừng thâm canh, các biện pháp bảo vệ và phòng, chống cháy rừng... để phổ biến nhanh ra diện rộng.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có biện pháp khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất giống thuộc các thành phần kinh tế, hỗ trợ đầu tư công tác tạo giống, thực hiện việc cấp chứng chỉ hạt giống, kiên quyết không sử dụng giống không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Điều 10. Về hợp tác đầu tư nước ngoài

1. Khuyến khích các nhà đầu từ nước ngoài liên doanh với các tổ chức và cá nhân trong nước để đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản, tiếp tục làm thử phương thức cho thuê đất, đầu tư 100% vốn nước ngoài để trồng rừng.

Các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng chính sách ưu đãi quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài, Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

2. Giao Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan ưu tiên bố trí nguồn vốn ODA, đồng thời tranh thủ nguồn tài trợ các nước và các tổ chức quốc tế để có thêm nguồn vốn cho dự án trồng 5 triệu ha rừng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN.

Điều 11. Bộ máy quản lý dự án ở Trung ương.

1. Ban chỉ đạo dự án cấp Nhà nước đã được thành lập theo Quyết định số 07/1998/QĐ-TTg ngày 16 tháng 1 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Thành lập Ban điều hành dự án trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có sự tham gia của đại diện (cấp vụ) các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Tổng cục Địa chính, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hội nông dân Việt Nam.

Giao Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban điều hành dự án. Bộ phận thường trực giúp việc Ban điều hành dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đảm nhiệm, không tăng biên chế.

Điều 12. Bộ máy quản lý dự án ở địa phương

1. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án trồng rừng: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thực hiện dự án ở địa phương mình. Thành lập Ban điều hành dự án của tỉnh do một Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố làm Trưởng ban, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm Phó ban và các thành viên là lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Địa chính, Kho bạc Nhà nước và ngân hàng Nhà nước tỉnh.

Thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giúp việc cho ban điều hành dự án:

- ở những tỉnh, thành phố có Chi cục phát triển lâm nghiệp thì chi cục làm chức năng Ban quản lý dự án cấp tỉnh.

- ở những tỉnh, thành phố chưa có Chi cục phát triển lâm nghiệp thì thành lập Ban quản lý dự án. Biên chế và quỹ lương của ban này nằm trong biên chế và quỹ lương sự nghiệp của tỉnh.

2. ở cấp huyện không tổ chức Ban điều hành dự án, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với các dự án trên địa bàn huyện.

3. ở các xã có tham gia dự án trồng rừng với quy mô nhất định do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thì được bố trí một cán bộ lâm nghiệp chuyên trách giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo dự án trồng rừng, bảo vệ rừng và được hưởng phụ cấp từ nguồn kinh phí dự án.

4. Các dự án trồng rừng cấp cơ sở có Ban quản lý dự án với biên chế gọn nhẹ gồm Giám đốc dự án, Kế toán trưởng và một số cán bộ kỹ thuật chỉ đạo hiện trường. Những thành viên trong ban quản lý dự án hiện đang được hưởng lương từ kinh phí sự nghiệp của tỉnh thì tiếp tục thực hiện như cũ; những thành viên các dự án mới thành lập thì hưởng lương từ kinh phí của Dự án. Các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc chương trình 327 được sắp xếp cho phù hợp.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban quản lý dự án các cấp.

Điều 13. Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án các cấp thuộc Chương trình 327 hoàn thành tổng kết và bàn giao trước ngày 31 tháng 12 năm 1998.

Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành dự án các cấp thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng có trách nhiệm nhận bàn giao, tiếp tục chỉ đạo các dự án 327 về rừng phòng hộ, đặc dụng chưa hoàn thành theo cơ chế chính sách quy định tại Quyết định này.

Điều 14. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 15. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 661/QD-TTg

Hanoi, July 29 1998

 

DECISION

ON OBJECTIVES, TASKS, POLICIES AND ORGANIZATION FOR THE ESTABLISHMENT OF FIVE MILLION HECTARES OF NEW FOREST

THE PRIME MINISTER

Based on:
Resolution of Session 2 of the 10th National Assembly of Socialist Republic of Vietnam on establishment of five million hectares of new forest;
Law on Forest Protection and Development dated 19 August 1991;
Law on Governmental Organization dated 30 September 1992;
Resolution of regular meeting in May 1998 of the Government;
Considering the proposal of the Ministers of Agriculture and Rural Development, Planning and Investment, Finance, Science, Technology and Environment, Labour, Invalids and

Social Affairs, Chairman of the Committee for Ethnic Minorities and Mountain Areas, Governor of the State Bank c, f Vietnam, Director o f the General Department of Land Administration;

DECIDES

I. OBJECTIVES, TASKS AND PRINCIPLES OF THE PROGRAMME

Article 1. Objectives

1. Establish five million hectares of new forest together with protection of existing forests in order to increase the forest cover to 43% of the national territory, protect the environment, decrease the severity of natural disasters, increase water availability, preserve gene resources and protect biodiversity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Provide material for construction as well as raw material for production of paper, woodbased panels, non wood products and also fuelwood, for local consumption as well as for export; develop the industry processing forest products, make forestry become an important economic sector, and contribute to improvement in the socio economic situation in mountain areas.

Article 2. Principles

1. People are the main force for establishment, protection, and regeneration of forests and are entitled to enjoy benefits from forest related activities. The State is to create a favourable legal environment; organise research and transfer technologies, issue policies which encourage people to engage in reforestation, provide funds or favorable credits, and support construction of essential infrastructure.

2. Planting of forest, assisted natural regeneration, and protection of existing forest should be closely combined with the programmes for fixed cultivation and sedentarization and for hunger elimination and poverty reduction.

3. The socio economic situation is to be improved and environmental problems are to be reduced by applying a sustainable agro forestry system for multiple purposes, with a varying cropping structure, using suitable technologies, which supplies an advanced processing industry.

4. The new forests should be appropriately distributed between protection forests and production forests and be located in different areas of the country with focus on priority areas. Establishment of forests should also be closely integrated with plantation of scattered trees.

- For protection forests priority should be given to such forests in important watersheds, especially where water is provided to hydro power plants, cities and coastal areas and also to areas in urgent need of ecological rehabilitation.

- For production forests, priority should be given to species of high economic value which also provide environmental protection in both the short and long term.

5. Over the three phases of the Programme, the creation of new forests will be implemented in the form of a number of local projects designed in close cooperation with the local people, submitted to the appropriate authorities for appraisal and approval. The projects should be implemented rapidly, forcefully, timely and efficiently.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Protection of existing forests

Highest priority will be given to protection of natural forests classified as special   use forests and very essential and essential protection forests, including protection forests established in Programme 327, as well as to production forests with rich and mediumstock. Allocation of forest land to organizations, households and individuals combined with the programmes for fixed cultivation and sedentarisation and for hunger elimination and poverty reduction should be carried out from the very beginning.

2. Planting of new forests

a) Two million hectares of protection and special use forests are to be created, of which one million through assisted natural regeneration and one million through planting in combination with fixed cultivation and sedentarisation.

b) Three million hectares of production forest are to be created, of which about two million hectares for supply of raw material for paper production, wood based panels, non wood products, logs of valuable species and about one million hectares of plantations of long-

term industrial species and fruit trees. In addition, organisations and people are encouraged

to plant scattered trees on open land.

The new forests are to be created over a period of 13 years divided into three phases as follows:

- 1998-2000: plantation of 700,000 ha (of which 260,000 ha of protection and special use forests), and assisted natural regeneration of 350,000 ha

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- 2006-2010: new plantation of 2,000,000 ha (of which 390,000 ha of protection and special use forests).

II. TECHNICAL ASPECTS

Article 4. Structure of the new forests

Species to be used for reforestation will include various forest tree species and also species of long term agricultural crops that establish a canopy and are able to protect the soil like forest trees.

In order to achieve good environmental protection, reduce the severity of natural disasters and also in order to preserve biodiversity and improve the socio economic situation, the following guidelines are provided for the structure of the new forests:

1. Special use forests

Based on the need for ecological rehabilitation in different kinds of special   use forest, the

Management Boards for special use forests are to propose species structures suitable to the specific local situation and forward the proposals to the Ministry of Agriculture and Rural Development or the People's Committee of provinces and province level cities for appraisal and approval.

2. Watershed protection forests in very essential and essential areas

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The specific species structure is to be decided by the People's Committees of provinces and

provincial level cities.

3. Production forest and non essential protection forest

Species with a high economic value (including long   term industrial crops, fruit trees, plants providing non wood products, and medical plants, etc. which develop a good crown cover) are to be selected. The specific species structure is to be decided by the organizations, households and individuals who are allocated or lease land for reforestation in accordance with the general plans prepared by provinces and province level cities. Certain areas where special conditions prevail may be designated for concentrated production, where new forests and processing industry are gradually built up in close coordination in order to meet the demand from the market.

Article 5. Policy on land

Under the direction of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the General Department of Land Administration, People's Committees of provinces and provincial level cities are to review the extent of forestry and agriculture land and to make a plan for use of open land and bare hills in provinces, districts, and communes where local projects of the National Five Million Hectare Reforestation. Programme are to be established. The People's Committees are also to identify location and extent of special   use forests, watershed protection forests in very essential, essential, and non essential areas, and production forests, all in accordance with regulations by the Ministry of Agriculture and Rural Development. They are also to supervise the allocation or lease of land and the issuance of Land Tenure Certificates to organizations, households and individuals according to Decree No. 02/CP by the Government, dated 15 January 1994.

1. Allocation of forest land and forests and issuance of Land Tenure Certificates for special use and watershed protection forests.

a) Forest land and forests in areas classified as special use land are to be allocated to the respective Management Boards, to be protected and managed in accordance with plans approved by the competent authorities.

b) Land in watersheds classified as very essential and essential is to be allocated to the respective Management Boards. The Boards are subsequently to contract organisations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Land in watersheds classified as non essential is to be allocated or leased for protection, plantation of forest trees and agriculture crops, primarily for production of

forestry and agricultural products but also in order to protect the land. The procedures for allocation and lease of this land are the same as for production forests.

2. Land classified as production forest land is to be allocated or leased to organisations in different economic sectors, households and individuals. Land Tenure Certificates are to be issued for the land.

a) The People's Committees of provinces and provincial level cities in cooperation with the concerned Ministries are to make a review of the extent of forestry and agriculture land allocated to State Forest Enterprises and State Farms. After the operations of those enterprises have been revised, the area and the borders of the land to be allocated to the enterprises should be determined. The remaining forest land (after allocating to the State enterprises) should be allocated to organizations, households and individuals before the year 2000.

b) Open lane and bare hills should be allocated or leased to organisations, households and individuals for reforestation. Priority should be given to households residing in the area.

3. Area and duration of allocation and lease of land are as follows:

a) The area of land to be allocated or leased to organisations is to be as stated in the official plans or projects for the area, approved by the competent authorities. The area of land and forest to be allocated to households and individuals is to be decided by the People's Committee of provinces and provincial level cities in accordance with the specific situation in each locality.

b) The validity of the allocation or lease of land to organizations and allocation of land and forest to households and individuals is 50 years. If the organizations, households or individuals still need the land after that period has passed, and they have been using it for the correct purposes, the validity of the allocation or lease will be prolonged. If the land user has established a tree crop with a rotation period of more than 50 years, the validity of the allocation or lease will be prolonged at the 50th year, for the period remaining until the harvesting occasion.

4. Issuance of Land Tenure Certificates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Investment and credit policy

1. Non reimbursable State funds are to be used as follows:

a) For the continued protection of two million hectares of special   use forests and protection forests located in very essential and essential watersheds until now protected through Programme 327. The payment for protection per hectare is to be no more than 50,000 VND/year over a period not exceeding 5 years.

For contracts for assisted natural regeneration, at a cost of no more than 1 million VND/ha. The payment is to be distributed over a period of 6 years in accordance with decisions by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

b) For reforestation and tending of the new forest in very essential and essential watersheds, the person responsible will be compensated by an amount of up to 2.5 million VND/ha, in accordance with the technical standards established by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

The Ministry of Agriculture and Rural Development is to guide local authorities in organising trial bidding among economic organisations, including youth associations, for undertaking protection, assisted natural regeneration or other forms of reforestation in areas which are not suitable for allocation or contracting to households.

c) For support with an average amount of 2 million VND/ha to organisations, households or individuals who use their own funds to create production forests with especially valuable species (with rotation periods of more than 30 years). Priority is to be given to species belonging to groups IA and IIA as specified in Decree 18/HBDT by the Council of Ministers (now the Government), dated 17 January 1992.

The People's Committees of provinces and provincial level cities are to guide the use of the funds mentioned above for protection, assisted natural regeneration and supplementary planting of protection forests and special use forests as well as in support of those who create production forests with especially valuable species, so that complementarity in accordance with the local conditions is achieved with efforts in the programmes for fixed cultivation and sedentarization and for hunger elimination and poverty reduction.

d) Expenditures for management of projects for afforestation on watershed protection forest land and in special use forests may amount to a total of 8% of the amount of State funds for the entire project, of which the central level may use 0.7%, the provincial, district and commune level 1.3% and the project owners 6%.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Management of the funds for protection, assisted natural regeneration and plantation of protection and special use forest is to be as follows

- The State funds are allocated through State Treasury system

- The State pays in advance for supply of tree seedlings for the first year. From the second year, the project owners have to recover the costs for seedlings from the units carrying out plantation during that year and prepare seedlings for the following year. When the project ends, the project owners have to recover the advance paid to seedlings for the first year and return it to the State.

- When the annual plans for the local projects have been approved by the competent authority, the State Treasury pays 30% of the annual project budget as an advance. An additional 40% is paid when the project has implemented 50% of its targets for the year. By the end of the year, the State pays the remainder after receiving a report by the provincial Evaluation and Approval Team (under the authority of the Department of Agriculture and Rural Development) certifying that the project has been correctly managed.

2. Credits are to be used for the following purposes:

Organizations, households and individuals who plant forests, assist natural regeneration, and protect non essential watershed protection forests and production forest (including plantations of long   term industrial crops, fruit trees, plants yielding non wood products, and medical plants) as well as for those who develop facilities for processing of agricultural and forest products have the right to credits on favourable terms as regulated in the Law (revised) on encouragement of domestic investment, the right to borrow from national investment support funds, from other favorable sources of credits, from ODA funds of foreign countries, international organisations as well as other sources.

Forest owners who are non state organizations, households and individuals can use their production forest and Land Tenure Certificates as collateral when borrowing in the bank.

Article 7. Policy on rights and benefits and on marketing

1. For special use and watershed protection forests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Households contracted for protection of very essential and essential protection forests have the right to exploit fuelwood and minor forest products growing under the tree canopy.

c) Households contracted for assisted natural regeneration in protection forests have the right to all products from thinning as well as minor forest products growing under the tree canopy.

d) Households who have planted protection forests have the right to all products from thinning as well as agricultural products and minor forest products growing under the tree canopy

2. For production forests

a) A household who has invested in the creation of a forest plantation on production forest land is considered as the owner and has the right to decide when and how to harvest the forest. However, the area has to be reforested within two years after harvesting

b) All products harvested in planted forests as well as bamboo and minor forest products harvested in natural forests can be freely marketed.

Logs and other forest products (except precious and rare species listed in Decree 18MBT by the Council of Ministers, now the Government, dated 17 January 1992) exploited from natural production forest regenerated by households and individuals can be freely marketed. Before harvesting and marketing, however, the forest owner must inform the closest forest inspection unit or the People's Committee of his commune or town; within 10 days of submitting the information, the forest owner is to receive a certificate that the products are legally harvested.

c) The State encourages the processing and export of processed products from plantation forests. In cases when processing units in the country are not able to process all the raw material available or are unable to invest in processing facilities, un processed products harvested in plantation forests can be exported.

d) The State will issue policies on sale of products from planted forests and other policies aimed at ensuring that those who invest in reforestation receive adequate benefits.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. Investors, organizations, households and individuals who plant forests and long   term agricultural crops on open land and bare hills as well as process agricultural and forest products are to enjoy favourable tax treatment as provided in the Law on encouragement of domestic investment (revised).

2. Exemption from payment of natural resource tax is granted for products harvested in natural production forest rehabilitated by assisted natural regeneration.

3. Exemption from payment of trade tax is granted for forest products legally harvested in planted forests and for non wood products harvested in natural forests.

Article 9. Policy on science and technology

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development in cooperation with the Ministry of Science, Technology and Environment is to direct research on selection, breeding and import of tree seeds with good adaptability and high productivity. Research is also needed on suitable planting methods and on methods for forest protection and fire prevention that can easily be widely disseminated.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development in cooperation with People's Committees of provinces and provincial level cities are to develop ways to encourage the development of seed production units belonging to different economic sectors, support investments in seed production, issue seed certificates and prevent utilization of bad quality seeds.

Article 10. Foreign investment

1. Foreign investors are encouraged to set up joint ventures with domestic organizations and individuals for reforestation and processing of forest products. Trials with lease of land will be continued. 100% foreign   owned investments are allowed for reforestation. Foreign investors are accorded favourable treatment as regulated in the Foreign Investment Law, Decree no. 10/1998/ND CP dated 23 January 1998 by the Government.

2. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Agriculture and Rural

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

III. ORGANIZATION AND MANAGEMENT.

Article 11. Management at the Central level

1. The National Steering Committee was established in accordance with Decision No.

07/1998/QD TTg by the Prime Minister, dated 16 January 1998.

2. An Executive Committee is to be established under the Ministry of Agriculture and

Rural Development with representatives (from departments) of the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the State Bank of Vietnam, the Committee for Ethnic Minorities and Mountain Areas, the General Department of Land Administration the Ministry of Science, Technology and Environment, and the Farmers' Association of Vietnam.

The Minister of Agriculture and Rural Development is to determine the specific functions, responsibilities and working regulations for the Executive Committee. Personnel supporting the Executive Committee is to be provided by the Ministry of Agriculture and Rural Development without increasing its number of staff

Article 12. Management at the local level

1. In provinces and provincial level cities where local projects are being implemented, the Chairman of the People's Committee is responsible for the overall result of projects implementation in his locality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Project Management Boards are to be established under the Department of Agriculture and

Rural Development to assist the provincial Executive Committees, as follows:

• In provinces and provincial level cities which have a Forestry Development Branch, that

Branch will perform the function as Project Management Board at the provincial level.

In provinces and province level cities where there is no Forestry Development Branch, a Project Management Board will be established. Salaries for staff in the Board is to come from the provincial funds for salaries.

2. No Executive Committee is to be established at the district level. In districts, the

Chairman of the People's Committee is responsible for state management of projects in the district.

3. For communes where local projects are implemented, the People's Committees of provinces and provincial level cities will decide whether to engage a full time forester to assist the Chairman of the Commune People's Committee to direct the implementation of

the reforestation or protection activities. His allowance is to be paid from the project management budget.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Agriculture and Rural Development is to determine the specific functions, responsibilities and working regulations for Project Management Boards at different levels.

Article 13.

The Steering Committees and Management Boards for projects at different levels under

Programme 327 have to finalise their activities and transfer them to this programme before 31 December 1998.

The Steering Committees and the Executive Committees at different levels for the National Five Million Hectare Reforestation Programme are to take over the responsibility from the corresponding units of Programme 327 and direct the implementation of unfinished

projects within that programme in special use and protection forests as given in this decision.

Article 14.

This Decision comes into effect 15 days after the date of signing. All previous decisions which are contrary to this decision are hereby abrogated.

Article 15.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Thủ tướng Chính Phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


31.194

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.219.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!