BỘ
THỦY SẢN
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số:
651/2001/QÐ-BTS
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CẤP NGÀNH
BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số 50/CP ngày 21 tháng 6 năm
1994 của Chính phủ Về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thủy sản;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ;
QUYẾT ĐỊNH:
Ðiều 1: Ban hành 05 Tiêu chuẩn cấp Ngành sau đây:
1. 28TCN167:2001: Cá nước ngọt - Cá bố mẹ các
loài : Tai tượng, Tra và Ba sa - Yêu cầu kỹ thuật
2. 28TCN168:2001 : Cá nước ngọt - Cá bột
các loài : Tai tượng, tra bà ba sa - Yêu cầu kỹ thuật
3. 28TCN169:2001 :Cá nước ngọt - Cá hương các
loài : Tai tượng, Tra và Ba sa - Yêu cầu kỹ thuật.
4. 28TCN170:2001 : Cá nước ngọt – Cá giống
các loài : Tai tượng, Tra và Ba sa - Yêu cầu kỹ thuật
5. 28TCN171:2001 : Quy trình công nghệ nuôi
thâm canh tôm sú
Ðiều 2: Các tiêu chuẩn có hiệu lực thực hiện sau 15 ngày kể từ ngày
ký.
- Các tiêu chuẩn từ thứ 1 đến thứ 4 là bắt
buộc áp dụng cho các cơ sở sản xuất cá giống trong phạm vi cả nước.
Ðiều 3: Chánh Văn phòng Bộ; Thủ trưởng các Vụ, Cục; Chánh thanh tra
Bộ; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn có quản lý thủy sản và các đơn vị nêu tại Điều 2 chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Việt Thắng
|
28 TCN 167 : 2001
CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ BỐ MẸ CÁC LOÀI: TAI TƯỢNG, TRA VÀ BA SA -
YÊU CẦU KỸ THUẬT
Freshwater fish - Broodstock of Giant gouramy, Ba sa catfish and Ba
sa bocourti - Technical requirements
1 Ðối tượng và phạm vi áp
dụng
1.1 Ðối tượng
Tiêu chuẩn này quy định chỉ tiêu chất lượng của
cá bố mẹ 3 loài sau đây:
- Tai tượng Osphronemus gouramy
(Lacèpede, 1802);
- Tra Pangasianodon hypophthalmus
(Sauvage, 1878)*;
- Ba sa Pangasius bocourti (Sauvage,
1880).
* Chú thích: Tên khoa học trước đây của cá Tra
là Pangasius hypophthalmus.
1.2 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất và
kinh doanh giống thuỷ sản trong phạm vi cả nước.
2 Yêu cầu kỹ thuật
2.1 Cá bố mẹ nuôi vỗ để cho đẻ
2.1.1 Yêu cầu quản lý đối với đàn cá bố mẹ
- Cá bố mẹ để nuôi vỗ phải có nguồn gốc rõ ràng
và thuần chủng. Cơ sở sản xuất cá giống phải có sổ theo dõi nguồn gốc đàn cá bố
mẹ đang nuôi.
- Hàng năm, đàn cá bố mẹ phải được luân phiên
chuyển đổi cá đực hoặc cá cái đến các khu vực địa lý khác nhau, không trùng lặp
để tránh tình trạng bị thoái hoá; hoặc bổ sung thay thế từng phần đàn cá bố mẹ lâu
năm bằng số cá mới từ các địa phương khác nhau.
2.1.2 Chất lượng cá bố mẹ nuôi vỗ phải theo đúng
mức và yêu cầu quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu
kỹ thuật đối với cá bố mẹ để nuôi vỗ
Chỉ tiêu
|
Tai tượng
|
Tra
|
Ba sa
|
1. Tuổi cá (năm)
- Cá cái
|
3 - 6
|
4 - 8
|
4 - 8
|
- Cá đực
|
2 - 6
|
4 - 8
|
4 - 8
|
2. Khối lượng (kg)
|
|
|
|
- Cá cái
|
1,5 - 3,0
|
5,0 - 12,0
|
5,0 - 12,0
|
- Cá đực
|
1,5 - 4,0
|
5,0 - 12,0
|
4,0 - 10,0
|
Chỉ tiêu
|
Tai tượng
|
Tra
|
Ba sa
|
3. Ngoại hình
|
Cân đối, không dị hình, vây, vẩy hoàn chỉnh,
không mất nhớt
|
4. Màu sắc cơ thể
|
Trắng xám nhạt hoặc sọc xám nhạt hoặc vàng xám
nhạt
|
Lưng xám xanh, bụng trắng bạc
|
Lưng xám nhạt, bụng trắng bạc
|
5. Trạng thái hoạt động
|
Hoạt động bình
thường
|
Bơi nhanh nhẹn
|
6. Tình trạng sức khoẻ
|
Tốt, không bị bệnh
|
|
|
|
|
|
|
2.2 Cá bố mẹ tuyển chọn cho đẻ
2.2.1 Cá bố mẹ tuyển chọn để cho đẻ phải đạt yêu
cầu về chất lượng theo quy định trong Bảng 1.
2.2.2 Ðộ thành thục của cá bố mẹ tuyển chọn cho
đẻ phải theo đúng yêu cầu quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Ðộ
thành thục sinh dục cá bố mẹ được tuyển cho đẻ
Loài cá
|
Yêu cầu
|
Cá cái
|
Cá đực
|
Cá Tai tượng
|
- Bụng to hơn so với những cá cái chưa thành
thục; lỗ sinh dục hơi hồng.
- Cơ thể chuyển màu sáng hơn; nắp mang chuyển
màu hơi hồng.
- Kiểm tra trứng: hạt trứng màu vàng tươi, đều,
rời; đường kính hạt trứng từ 1,8 đến 2,2 mm.
|
- Phần đầu có màu phớt hồng.
- Phần trước đầu gồ lên.
|
Cá Tra
|
- Bụng to, mềm, lỗ sinh dục sưng hồng.
- Kiểm tra trứng: hạt trứng đều, rời, căng
tròn; trên kính lúp thấy mạch máu ít hoặc đứt đoạn. Trên 70% số trứng đã phân
cực và có đường kính hạt từ 0,9 mm trở lên.
|
- Lỗ niệu sinh dục hơi lồi, vuốt nhẹ hai bên
lườn bụng đến hậu môn thì thấy sẹ trắng đặc chảy ra.
- Chọn cá đực có sẹ đặc.
|
Cá Ba sa
|
- Bụng mềm; lỗ sinh dục sưng hồng.
- Hạt trứng đều, rời, ít mạch máu, nhân đã
phân cực.
- Số trứng có đường kính hạt từ 1,4mm trở lên
chiếm 70 %.
|
- Lỗ niệu sinh dục hơi lồi, vuốt nhẹ hai bên
lườn bụng đến hậu môn thì thấy sẹ trắng đặc chảy ra.
- Chọn cá đực có sẹ đặc.
|
3 Phương pháp kiểm tra
1. Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá bố mẹ được quy
định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Dụng
cụ kiểm tra chất lượng cá bố mẹ
TT
|
Tên dụng cụ
|
Quy cách, đặc
điểm
|
Số lượng
|
1
|
Cân đồng hồ
|
Cân tối đa 5 kg, độ chính xác 10 g
|
1
|
2
|
Cân xách tay
|
Cân tối đa 20 kg, độ chính xác 0,1 kg.
|
1
|
3
|
ống thăm trứng
(bằng nhựa hoặc kim loại)
|
Dài 250 - 300 mm, f : 2 - 3 mm
|
1
|
4
|
Lam kính
|
Kích thước 25,4 x 76,2 x 1,0 mm
|
6
|
5
|
Ðĩa petri
|
f : 50 - 60 mm
|
6
|
6
|
Kính hiển vi hoặc kính giải phẫu (có trắc vi
thị kính)
|
Ðộ phóng đại: 10 - 100 lần
|
1
|
7
|
Băng ca
|
Bằng vải mềm kích thước:
- 400 - 600 mm
- 600 -1000 mm
|
4
4
|
8
|
Lưới cá bố mẹ
|
Bằng sợi mềm, mắt lưới 2a = 30 - 40 mm
|
2
|
9
|
Giai chứa cá bố mẹ
|
Bằng sợi mềm, mắt lưới 2a = 2 - 3 mm
|
2
|
10
|
Thước dây
|
Bằng chất liệu mềm, dài 1 - 2 m
|
1
|
11
|
Giấy kẻ ô li
|
Có vạch chia đến mm
|
1
|
12
|
Dụng cụ đánh dấu cá bố mẹ
|
Có đầu cứng, dễ cầm để gạch dấu,
dài 200 mm
|
1
|
3.2 Dung dịch để kiểm tra độ phân cực của nhân
trứng gồm 3/4 axít acetic đậm đặc và 1/4 cồn 90o hoặc dung dịch có
60% cồn 70 - 90o, 30 % formon và 10 % axít acetic đậm đặc (dung dịch
Serra vàdung dịch Bau-Kien-Tsing).
3.3 Thu mẫu
Thu ngẫu nhiên 3 - 5 cá thể cái và 3 - 5 cá thể
đực trong số cá bố mẹ nuôi vỗ hoặc tuyển chọn để cho đẻ.
3.4 Kiểm tra các chỉ tiêu 3.4.1 Tuổi cá ác định
tuổi cá bằng việc theo dõi chính xác và chặt chẽ nguồn gốc, lý lịch đàn cá nuôi
dưỡng.
3.4.2 Khối lượng cá
Bắt từng cá thể cho vào băng ca để cân xác định
khối lượng cá.
3.4.3 Ngoại hình, màu sắc và trạng thái hoạt động
Quan sát cá đang bơi trong giai chứa, kết hợp
quan sát trực tiếp số mẫu đã thu. Ðánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình, màu sắc,
trạng thái hoạt động của cá bố mẹ theo quy định trong Bảng 1.
3.4.4 Ðộ thành thục tuyến sinh dục
3.4.4.1 Cá cái
- Quan sát bụng và lỗ sinh dục cá ở nơi đủ ánh
sáng để phân biệt được màu sắc, hình dạng ngoài của bụng và lỗ sinh dục.
- Dùng ống thăm trứng lấy trứng đưa vào đĩa có
nước trong, sạch để quan sát trứng ở nơi đủ ánh sáng để phân biệt được màu sắc,
hình thái hạt trứng. Kiểm tra độ phân cực của trứng bằng các dung dịch quy định
tại Ðiều 3.2.
- Sau đó, kiểm tra trứng trên kính hiển vi hoặc
kính giải phẫu để quan sát độ phân cực, sự phân bố mạch máu của trứng.
- Ðo đường kính hạt trứng tươi trên giấy kẻ ô li
hoặc trên kính giải phẫu có trắc vi thị kính.
3.4.4.2 Cá đực
- Quan sát bụng, hậu môn, lỗ niệu sinh dục cá ở
nơi đủ ánh sáng để đánh giá được các chỉ tiêu quy định trong Bảng 2.
- Kiểm tra sẹ bằng cách vuốt nhẹ 2 bên lườn bụng
cá cho sẹ chảy ra rồi quan sát, đánh giá chất lượng của sẹ.
3.4.5 Tình trạng sức khoẻ
- Kiểm tra các chỉ tiêu cảm nhiễm bệnh theo 28
TCN 101:1997 do Bộ Thuỷ sản ban hành.
- Kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của cá bố
mẹ bằng cảm quan qua các chỉ tiêu quy định trong Bảng 1.
28 TCN 168 : 2001
CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ BỘT CÁC LOÀI: TAI TƯỢNG, TRA VÀ BA SA -
YÊU CẦU KỸ THUẬT
Freshwater fish - Larvae of Giant gouramy, Ba sa catfish and Ba sa bocourti
- Technical requirements
1 Ðối tượng và phạm vi áp
dụng
1.1 Ðối tượng
Tiêu chuẩn này quy định chỉ tiêu chất lượng của
cá bột 3 loài sau đây:
- Tai tượng Osphronemus gouramy
(Lacèpede, 1802);
- Tra Pangasianodon hypophthalmus
( Sauvage, 1878)*;
- Ba sa Pangasius bocourti ( Sauvage,
1880).
* Chú thích: Tên khoa học trước đây của cá Tra
là Pangasius hypophthalmus.
1.2 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất và
kinh doanh giống thuỷ sản trong phạm vi cả nước.
2 Yêu cầu kỹ thuật
Chất lượng cá bột phải theo đúng mức và yêu cầu
quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu
kỹ thuật đối với cá bột trước khi thả nuôi
Chỉ tiêu
|
Tai tượng
|
Tra
|
Ba sa
|
1. Khả năng bắt mồi
|
Có khả năng bắt được mồi bên ngoài
|
2. Ngày/giờ tuổi tính từ khi trứng nở
|
7 -10 ngày
(t0 :
27 - 300C)
|
28 - 30 giờ
(t0:
28 - 300C)
|
40 - 50 giờ
(t0:
28 - 300C)
|
3. Chiều dài (cm)
|
0,75 - 0,85
|
0,60 - 0,65
|
0,80 - 0,90
|
4. Ngoại hình
|
Hoàn chỉnh, số cá thể dị hình phải nhỏ hơn 5%
tổng số
|
5. Màu sắc
|
Thân còn trong, còn ít noãn hoàng
|
Cơ thể trong, có sắc tố nhạt trên thân
|
Cơ thể trong, có ít sắc tố trên thân
|
6. Trạng thái hoạt động
|
Bơi chủ động, có định hướng
|
Bơi nhanh nhẹn, hướng quang
|
7. Tình trạng sức khoẻ
|
Tốt, không có bệnh
|
3 Phương pháp kiểm tra
3.1 Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá bột được quy
định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Dụng
cụ kiểm tra chất lượng cá bột
TT
|
Tên dụng cụ
|
Quy cách, đặc
điểm
|
Số lượng
|
1
|
Vợt cá bột
|
Dùng vải hoặc lưới phù du N0 64
Ðường kính 30 - 50 cm, sâu 20 - 25 cm
|
1
|
2
|
Thước đo hoặc giấy kẻ ô li
|
Có vạch chia chính xác đến mm
|
1
|
3
|
Bát (chén) chứa cá bột
|
Bằng nhựa hoặc sứ màu trắng, dung tích 0,5 -
1,0 lít
|
3
|
4
|
Cốc đong
|
25 -100 cc
|
2
|
5
|
Panh (kẹp)
|
Loại thẳng
|
1 - 2
|
6
|
Vải màn (mùng)
|
Hình vuông, kích thước 200 x 200 mm
|
1
|
7
|
ống hút
|
2 - 5 ml
|
1
|
8
|
Kính hiển vi
|
Ðộ phóng đại đến 1000 lần
|
1
|
9
|
Lam kính
|
Kích thước 25,4 x 76,2 x 1,0 mm
|
10
|
10
|
Lammelle
|
Kích thước 20 x 20 mm
|
10
|
3.2 Thức ăn để kiểm tra khả năng
bắt mồi của cá bột: Dùng Moina hoặc nauplii của Artemia.
3.3 Thu mẫu
Thu 3 lần mẫu, mỗi lần dùng ống hút hoặc vợt lấy
ngẫu nhiên (với cá Tra phải lấy ở cả tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy để thu cả
cá dị hình thường nằm dưới đáy), với số lượng khoảng 100 cá thể từ dụng cụ ấp
cá bột thả vào bát (chén) chứa sẵn nước sạch với mức nước từ 3 đến 4 cm.
3.4 Kiểm tra các chỉ tiêu
3.4.1 Khả năng bắt mồi
- Với cá Ba sa và Tai tượng: Dùng Moina
hoặc nauplii của Artemia thả vào dụng cụ ấp. Sau 10 phút, vớt cá đưa vào
cốc đong để kiểm tra xem bụng cá có thức ăn Moina hoặc nauplii của Artemia
hay không.
- Với cá Tra: Cũng dùng Moina hoặc
nauplii của Artemia để kiểm tra khả năng bắt được mồi bên ngoài của cá bột.
Thao tác kiểm tra như với cá Ba sa và Tai tượng. Khi kiểm tra, phải đưa thức ăn
ngay sau khi cá sắp hết noãn hoàng để tránh tình trạng cá ăn lẫn nhau.
3.4.2 Ngoại hình, màu sắc và trạng thái hoạt động
Quan sát trực tiếp ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá bột trong
bát hoặc cốc đong ở nơi đủ ánh sáng để phân biệt được về ngoại hình, màu sắc và
hoạt động của cá bột theo quy định trong Bảng 1.
- Vớt những cá thể dị hình của từng mẫu để tính
tỷ lệ % cá dị hình trong tổng số cá kiểm tra. Bình quân tỷ lệ % số cá thể dị
hình của 3 mẫu kiểm tra phải nhỏ hơn 5 % tổng số.
3.4.3 Chiều dài
Dùng panh gắp cá bột đặt nhẹ nhàng trên giấy kẻ
ô li hoặc thước đo kẻ li để đo chiều dài toàn thân cá (L). Số lượng đo không ít
hơn 50 cá thể. Số cá thể đạt hoặc vượt chiều dài theo quy định trong Bảng 1 phải
lớn hơn 90 % tổng số cá đã kiểm tra.
3.4.4 Tình trạng sức khoẻ
- Kiểm tra các chỉ tiêu cảm nhiễm bệnh theo 28
TCN 101:1997 do Bộ Thuỷ sản ban hành.
- Kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của cá bột
bằng cảm quan qua các chỉ tiêu quy định trong Bảng 1.
28 TCN 169 : 2001
CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ HƯƠNG CÁC LOÀI: TAI TƯỢNG, TRA VÀ BA SA -
YÊU CẦU KỸ THUẬT
Freshwater fish - Fry of Giant gouramy, Ba sa catfish and Ba sa bocourti -
Technical requirements
1 Ðối tượng và phạm vi áp
dụng
1.1 Ðối tượng
Tiêu chuẩn này quy định chỉ tiêu chất lượng của
cá hương 3 loài sau đây:
- Tai tượng Osphronemus gouramy (Lacèpede,
1802);
- Tra Pangasianodon hypophthalmus
( Sauvage, 1878)*;
- Ba sa Pangasius bocourti ( Sauvage,
1880).
* Chú thích: Tên khoa học trước đây của cá Tra
là Pangasius hypophthalmus.
1.2 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất và
kinh doanh giống thuỷ sản trong phạm vi cả nước.
2 Yêu cầu kỹ thuật
Chất lượng cá hương phải theo đúng mức và yêu cầu
quy định trong Bảng 1
Bảng 1 - Yêu cầu
kỹ thuật đối với cá hương (ương trong ao)
Chỉ tiêu
|
Tai tượng
|
Tra
|
Ba sa
|
1. Chiều dài (cm)
|
2,2 - 2,5
|
2,7 - 3,0
|
3,0 - 3,2
|
2. Khối lượng (g)
|
0,4 - 0,5
|
0,5 - 0,7
|
0,6 - 0,8
|
3. Tuổi tính từ cá bột (ngày)
|
30 - 35
|
20 - 25
|
20 - 25
|
4. Ngoại hình
|
- Cân đối, vây vẩy hoàn chỉnh, không sây sát,
không mất nhớt.
- Cỡ cá đồng đều, số cá thể dị hình nhỏ hơn 2
% tổng số.
|
- Cân đối, không sây sát, không mất nhớt.
- Cỡ cá đồng đều, số cá thể dị hình phải nhỏ
hơn 2 % tổng số.
|
5. Màu sắc
|
Xám nhạt, hoặc có sọc đen
|
Hồng, xám sáng
|
Xám sáng
|
6. Trạng thái hoạt động
|
Phản ứng nhanh nhẹn
|
Bơi nhanh nhẹn theo đàn, thường ngoi lên đớp
khí.
|
Bơi nhanh nhẹn
|
7. Tình trạng sức khoẻ
|
Tốt, không có bệnh
|
3 Phương pháp kiểm tra
3.1 Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá hương được
quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Dụng
cụ kiểm tra chất lượng cá hương
TT
|
Tên dụng cụ
|
Quy cách, đặc
điểm
|
Số lượng
|
1
|
Vợt cá hương
|
- Loại lưới mềm, không gút, mắt lưới 2a = 4 mm
- Ðường kính vợt 400 - 500 mm.
|
1
|
2
|
Thước đo hoặc giấy kẻ ô li
|
Có vạch chia chính xác đến mm
|
1
|
3
|
Cân đồng hồ
|
Loại 5 kg, độ chính xác 20 g
|
1
|
4
|
Chậu hoặc xô
|
Bằng nhựa, dung tích 5 - 10 lít
|
2
|
5
|
Lưới cá hương:
* Cá Tra, Ba sa
|
- Lưới sợi mềm, không gút, mắt lưới 2a = 3-4
mm
|
1
|
* Cá Tai tượng
|
- Lưới sợi mềm, không gút, mắt lưới 2a = 3-4
mm
(hoặc bằng sợi cước mắt lưới 2a = 2 - 3 mm).
|
6
|
Giai chứa cá hương
|
Bằng lưới mềm PA, mắt lưới 2a = 8 - 10 mm (hoặc
bằng sợi cước mắt 2a = 2 - 3 mm).
|
1
|
3.2 Thu mẫu
3.2.1 Thu mẫu kiểm tra các chỉ tiêu ngoại hình,
màu sắc, trạng thái hoạt động và chiều dài.
Dùng vợt cá hương vớt ngẫu nhiên 3 mẫu, mỗi mẫu
khoảng 100 cá thể từ giai chứa thả vào chậu hoặc xô riêng biệt chứa sẵn nước sạch.
3.2.2 Thu mẫu để kiểm tra khối lượng
Dùng vợt cá hương vớt ngẫu nhiên 3 mẫu, trong đó
có một mẫu vớt sát đáy giai, mỗi mẫu khoảng 500 g cá từ giai chứa thả vào chậu
hoặc xô riêng biệt chứa sẵn nước sạch.
3.3 Kiểm tra các chỉ tiêu
3.3.1 Ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động
- Quan sát trực tiếp ngoại hình, màu sắc, trạng
thái hoạt động của cá hương trong chậu hoặc xô chứa mẫu ở nơi đủ ánh sáng để
phân biệt được về ngoại hình, màu sắc và hoạt động của cá hương theo quy định
trong Bảng 1.
- Vớt những cá thể dị hình của từng mẫu để tính
tỷ lệ % cá dị hình trong tổng số cá kiểm tra. Bình quân tỷ lệ % số cá thể dị
hình của 3 mẫu kiểm tra phải nhỏ hơn 2 % tổng số.
3.3.2 Chiều dài
Ðặt cá hương trên giấy kẻ ô li hoặc thước đo kẻ
li để đo chiều dài toàn thân cá (L). Số lượng đo không ít hơn 50 cá thể. Số cá
thể đạt hoặc vượt chiều dài theo quy định trong Bảng 1 phải lớn hơn 90 % tổng số
cá đã kiểm tra.
3.3.3 Khối lượng
- Ngừng cho cá ăn trước khi kiểm tra ít nhất là
6 giờ đối với cá Tra, cá Ba sa và 10 - 12 giờ đối với cá Tai tượng.
- Ðặt chậu hoặc xô không chứa nước lên đĩa cân để
xác định khối lượng của bì.
- Dùng vợt xúc cá của một mẫu, để róc hết nước rồi
đổ vào chậu hoặc xô đã cân bì. Sau đó, cân xác định khối lượng của chậu hoặc xô
có cá rồi trừ đi khối lượng của bì để xác định khối lượng của cá.
- Ðếm số lượng cá thể trong mẫu đã cân và tính
khối lượng bình quân của cá thể trong mẫu.
- Tiến hành với 3 mẫu để lấy giá trị bình quân
cá thể của 3 mẫu. Khối lượng cá thể phải đạt hoặc vượt khoảng giá trị quy định
trong Bảng 1.
3.3.4 Tình trạng sức khoẻ
- Kiểm tra các chỉ tiêu cảm nhiễm bệnh theo 28
TCN 101:1997 do Bộ Thuỷ sản ban hành.
- Kết hợp đánh giá tình trạng sức
khoẻ của cá hương bằng cảm quan qua các chỉ tiêu quy định trong Bảng 1.
28 TCN 170 : 2001
CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ GIỐNG CÁC LOÀI: TAI TƯỢNG, TRA VÀ BA SA -
YÊU CẦU KỸ THUẬT
Freshwater fish - Fingerling of Giant gouramy, Ba sa catfish and Ba sa
bocourti - Technical requirements
1 Ðối tượng và phạm vi áp
dụng
1.1 Ðối tượng: Tiêu chuẩn này quy định chỉ tiêu
chất lượng của cá giống 3 loài sau đây:
- Tai tượng Osphronemus gouramy
(Lacèpede, 1802);
- Tra Pangasianodon hypophthalmus
( Sauvage, 1878)*;
- Ba sa Pangasius bocourti ( Sauvage,
1880).
* Chú thích: Tên khoa học trước đây của cá Tra
là Pangasius hypophthalmus.
1.2 Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng cho
các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thuỷ sản trong phạm vi cả nước.
2 Yêu cầu kỹ thuật
Chất lượng cá giống phải theo đúng mức và yêu cầu
quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu
kỹ thuật đối với cá giống
Chỉ tiêu
|
Tai tượng
|
Tra
|
Ba sa
|
1. Ngoại hình
|
- Cân đối, vây vẩy hoàn chỉnh; không sây sát,
không mất nhớt, màu sắc tươi sáng.
- Cỡ cá đồng đều; tỷ lệ dị hình nhỏ hơn 1%.
|
- Cân đối, không sây sát, không mất nhớt, màu
sắc tươi sáng.
- Cỡ cá đồng đều; tỷ lệ dị hình nhỏ hơn 1%.
|
2.Trạng thái hoạt động
|
Nhanh nhẹn, thỉnh thoảng ngoi lên đớp khí
|
Bơi nhanh nhẹn theo đàn, thường ngoi lên đớp
khí.
|
Bơi nhanh nhẹn
|
3. Tuổi tính từ cá hương (ngày)
- Giống nhỏ
- Giống lớn
|
25 - 40
41 - 50
|
40 - 60
61 - 80
|
40 - 60
61 - 80
|
4. Chiều dài (cm)
- Giống nhỏ
- Giống lớn
|
3,5 - 4,0
4,5 - 5,5
|
10 - 14
16 - 20
|
10 - 12
14 - 16
|
5. Khối lượng (g)
- Giống nhỏ
- Giống lớn
|
2,0 - 3,0
4,5 - 6,0
|
14 - 16
60 - 80
|
15 - 17
50 - 60
|
6. Tình trạng sức khoẻ
|
Tốt, không có bệnh
|
|
|
|
|
|
3 Phương pháp kiểm tra
3.1 Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá giống được
quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Dụng
cụ kiểm tra chất lượng cá giống
TT
|
Tên dụng cụ
|
Quy cách, đặc
điểm
|
Số lượng
|
1
|
Vợt cá giống
|
- Lưới sợi mềm, không gút, mắt lưới 2a = 8 -10
mm
- Ðường kính vợt 500 - 600 mm.
|
1
|
2
|
Thước đo hoặc giấy kẻ ô li
|
Có vạch chia chính xác đến mm
|
1
|
3
|
Cân đồng hồ
|
Loại 5 kg, độ chính xác 20 g
|
1
|
4
|
Chậu hoặc xô
|
Bằng nhựa, dung tích 10 - 15 lít
|
3
|
5
|
Lưới kéo cá
|
Lưới sợi mềm, không gút, mắt lưới 2a = 4 - 5
mm
(hoặc bằng sợi cước, mắt lưới 2a = 3 - 4 mm).
|
1
|
6
|
Giai chứa cá giống
|
Lưới sợi mềm, không gút, mắt lưới 2a = 4 - 5
mm
(hoặc bằng sợi cước mắt lưới 2a = 3 - 4 mm).
|
1
|
3.2 Thu mẫu
3.2.1 Thu mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu ngoại
hình, trạng thái hoạt động và chiều dài
Dùng vợt cá giống vớt ngẫu nhiên 3 mẫu, mỗi mẫu
khoảng 100 cá thể giống nhỏ hoặc 100 cá thể giống lớn từ giai chứa thả vào chậu
hoặc xô riêng biệt chứa sẵn nước sạch.
3.2.2 Thu mẫu để kiểm tra khối lượng
Dùng vợt cá giống vớt ngẫu nhiên 3 mẫu, trong đó
có một mẫu vớt sát đáy giai, mỗi mẫu khoảng 1000 g cá từ giai chứa thả vào chậu
hoặc xô riêng biệt chứa sẵn nước sạch.
3.3 Kiểm tra các chỉ tiêu
3.3.1 Ngoại hình, trạng thái hoạt động
- Quan sát trực tiếp ngoại hình, trạng thái hoạt
động của cá giống trong chậu hoặc xô chứa mẫu ở nơi đủ ánh sáng để phân biệt được
về ngoại hình và hoạt động của cá giống theo quy định trong Bảng 1.
- Vớt những cá thể dị hình của từng mẫu để tính
tỷ lệ % cá dị hình trong tổng số cá kiểm tra. Bình quân tỷ lệ % số cá thể dị
hình của 3 mẫu kiểm tra phải nhỏ hơn 1 % tổng số.
3.3.2 Chiều dài
Ðặt cá giống trên giấy kẻ ô li hoặc thước đo kẻ
li để đo chiều dài toàn thân cá (L). Số lượng đo không ít hơn 50 cá thể. Số cá
thể đạt hoặc vượt chiều dài theo quy định trong Bảng 1 phải lớn hơn 90% tổng số
cá dã kiểm tra.
3. Khối lượng
- Ngừng cho cá ăn trước khi kiểm tra ít nhất 6
giờ.
- Ðặt chậu hoặc xô không chứa nước lên đĩa cân để
xác định khối lượng của bì.
- Dùng vợt xúc cá của một mẫu, để róc hết nước rồi
đổ vào chậu hoặc xô đã cân bì. Sau đó, cân xác định khối lượng của chậu hoặc xô
có cá rồi trừ đi khối lượng của bì để xác định khối lượng của cá.
- Ðếm số lượng cá thể trong mẫu đã cân và tính
khối lượng bình quân của cá thể trong mẫu.
- Tiến hành với 3 mẫu để lấy giá trị bình quân
cá thể của 3 mẫu. Khối lượng cá thể phải đạt hoặc vượt khoảng giá trị quy định
trong Bảng 1.
3.3.4 Tình trạng sức khoẻ
- Kiểm tra các chỉ tiêu cảm nhiễm bệnh theo 28
TCN 101 :1997 do Bộ Thuỷ sản ban hành.
- Kết hợp đánh giá tình trạng sức
khoẻ của cá giống bằng cảm quan qua các chỉ tiêu quy định trong Bảng 1.
28 TCN 171 : 2001
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ
The procedure for intensive culture of Tiger shrimp
1 Ðối tượng và phạm vi áp
dụng
1.1 Quy trình này quy định trình tự, nội dung và
những yêu cầu kỹ thuật để nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon
Fabricus 1798).
1.2 Quy trình áp dụng cho các cơ sở nuôi thâm
canh tôm sú trong cả nước để đạt năng suất từ 3 đến 5 tấn/ha/vụ.
2 Ðiều kiện áp dụng
2.1 Ðịa điểm ao nuôi tôm
Nơi xây dựng ao nuôi thâm canh tôm sú phải theo
đúng mức và yêu cầu quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Ðiều
kiện tự nhiên ao nuôi thâm canh tôm sú
Ðiều kiện
|
Yêu cầu kỹ thuật
|
1. Nguồn nước
|
Vùng ven biển có nguồn nước mặn, lợ, ngọt
không bị nhiễm bẩn do chất thải của các ngành sản xuất nông, công nghiệp và
chất thải từ khu dân cư.
|
2. Ðộ mặn ()
|
Từ 10 đến 30 (thích hợp 15 - 25)
|
3. Ðộ trong (m)
|
0,4 - 0,5
|
4. Ðộ cứng CaCO3 (mg/l)
|
> 80
|
5. pH nước
|
7,5 - 8,5
|
6. H2S (mg/l)
|
< 0,02
|
7. NH3 (mg/l)
|
< 0,10
|
8. Chất đất
|
Ðất thịt hoặc thịt pha cát, hoặc thịt pha bùn
ít mùn bã hữu cơ có độ kết dính cao.
|
9. pH đất
|
> 5,0
|
10. Cao trình đáy ao
|
Cao triều hoặc trên cao triều.
|
2.2 Mùa vụ và thời gian nuôi
2.2.1 Thời gian nuôi một vụ: 3 - 4 tháng (nuôi từ
Pl15).
2.2.2 Số vụ nuôi trong năm: 1 - 2 vụ
2.2.3 Tuỳ điều kiện thời tiết của mỗi khu vực,
hàng năm thời gian thích hợp để nuôi thâm canh tôm sú như sau:
- Khu vực từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên-Huế: Từ
thàng 4 đến tháng 7.
- Khu vực từ Ðà Nẵng đến Bình Thuận: Từ thàng 11
năm trước đến tháng 7 năm sau.
- Khu vực từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Kiên Giang: Từ
thàng 12 năm trước đến tháng 7 năm sau.
2.3 Yêu cầu kỹ thuật đối với ao nuôi tôm
2.3.1 Hình dạng ao: Vuông, hoặc chữ nhật có tỷ lệ
kích thước dài/rộng không lớn hơn 1,5/1,0.
2.3.2 Diện tích ao : Từ 0,5 đến 1,0 ha.
2.3.3 Ðáy ao : Bằng phẵng, được đầm nén chặt; độ
dốc về phía cống tiêu từ 0,5 đến 0,8 %.
2.3.4 Bờ ao
- Yêu cầu không rò rỉ, không sạt lở.
- Chiều cao : Cao hơn mức nước lớn nhất trong ao
0,5 m.
- Mặt rộng : Từ 2,0 đến 2,5 m.
- Hệ số mái : Từ 1,0/1,0 đến 1,0/1,5.
2.3.5 Cống
- Số lượng cống : 2 cống (1 cống cấp và 1 cống
tiêu đặt ở 2 bờ đối diện).
- Khẩu độ cống : Từ 0,3 đến 0,6 m.
- Vật liệu làm cống : Xi măng, composite, nhựa
PPC.
- Cao trình đáy cống cấp : Cao hơn đáy ao 0,8 -
1,0 m.
- Cao trình đáy cống tiêu : Thấp hơn đáy ao 0,2
- 0,3 m.
2.3.6 Ðộ sâu nước ao nuôi: Từ 1,5 đến 2,0 m.
2.3.7 Mương : Có mương cấp và mương tiêu nước
riêng biệt cho ao nuôi.
2.3.8 Ao xử lý
- Ao lắng lọc xử lý nước cấp : Có tỷ lệ từ 20 đến
25 % tổng diện tích ao nuôi.
- Ao xử lý nước thải : Có tỷ lệ từ 10 đến 15 % tổng
diện tích ao nuôi.
2.4 Thiết bị và dụng cụ
Thiết bị và dụng cụ chủ yếu để nuôi thâm canh 1
ha tôm sú theo quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Thiết
bị dụng cụ cho 1 ha ao nuôi thâm canh tôm sú
TT
|
Danh mục
|
Ðơn vị
|
Quy cách
|
Số lượng
|
1
|
Chài
|
cái
|
Mắt lưới 2a = 15 mm
|
1
|
2
|
Vợt vớt bẩn trong ao
|
cái
|
Mắt lưới 2a = 10 mm
|
4
|
3
|
Sàng kiểm tra thức ăn
|
cái
|
Ðường kính 0,4 - 0,8 m
|
6 - 8
|
4
|
Máy quạt nước
|
máy
|
2,5 kw
|
4 - 8
|
5
|
Máy bơm nước
|
máy
|
8 -15 cv
|
1
|
6
|
Máy nén khí
|
máy
|
HP
|
1
|
7
|
Máy đo pH
|
máy
|
Chỉ số từ 0 đến 14
|
1
|
8
|
Máy đo oxy hòa tan
|
máy
|
|
1
|
9
|
Máy đo độ mặn
|
máy
|
Ðo từ 0 đến 100 %0
|
1
|
10
|
Thước đo độ sâu ao
|
cái
|
Vạch chia tới cm
|
1
|
11
|
Thước đo chiều dài tôm
|
cái
|
Vạch chia tới mm
|
1
|
12
|
Ðĩa secchi
|
cái
|
Ðường kính 25 cm
|
1
|
13
|
Nhiệt kế
|
cái
|
Ðo từ 0 đến 1000C
|
1
|
14
|
Cân kỹ thuật loại nhỏ
|
cái
|
Cân tối đa 500 g
|
1
|
15
|
Cân đĩa và cân treo
|
cái
|
Cân tối đa 5 kg và 100 kg
|
1
|
16
|
Thuyền
|
thuyền
|
Trọng tải 0,5 tấn
|
1
|
17
|
Thau nhựa
|
cái
|
Dung tích 5 - 10 lít
|
4
|
18
|
Xô nhựa
|
cái
|
Dung tích 10 - 15 lít
|
4
|
2.5 Thức ăn: Sử dụng thức ăn viên có chất lượng
cao, đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 102:1997 (Thức ăn hỗn
hợp dạng viên cho tôm).
2.6 Giống: Giống tôm sú nuôi thâm canh phải đạt
yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 96:1996.
3 Nội dung quy trình nuôi
tôm sú thâm canh
3.1 Chuẩn bị ao
Trước mỗi vụ nuôi tôm khoảng 16 - 20 ngày phải
hoàn thành công việc chuẩn bị ao theo trình tự và nội dung những công việc sau:
3.1.1 Cải tạo ao cũ
Tháo cạn nước trong ao, nạo vét, rửa sạch đáy ao
(có thể dùng vòi bơm xả nước, rửa thật sạch lớp mùn bã hữu cơ lắng đọng ở đáy
ao).
3.1.2 Khử chua
3.1.2.1 Ðối với ao mới xây dựng và ao ở vùng
chua, phèn, trước khi nuôi phải khử chua bằng biện pháp như sau:
- Rắc đều vôi bột trên đáy ao và mặt trong bờ
ao. Lượng vôi bột sử dụng tuỳ thuộc vào pH của đất được quy định cụ thể trong Bảng
3.
Bảng 3 - Lượng
vôi để khử độ chua của ao nuôi tôm
pH của đất ở
đáy, bờ ao
|
Lượng vôi
(kg/ha)
|
5,1 - 5,5
|
800 - 1000
|
5,6 - 6,0
|
500 - 800
|
6,1 - 6,5
|
200 - 500
|
6,6 - 7,0
|
100 - 200
|
- Giữ ao khô trong khoảng 7 -10 ngày.
- Lấy nước đã xử lý lắng lọc theo quy định tại
Ðiều 3.4.1 từ ao chứa vào ao nuôi qua lưới lọc có kích thước mắt lưới 2a = 5
mm, giữ ở mức nước ban đầu khoảng 0,5 - 0,6 m.
3.1.2.2 Ðối với ao cũ bón vôi với lượng 100 -
200 kg/ha.
3.1.3 Diệt tạp
3.1.3.1 Loại thuốc diệt tạp
Có thể dùng một trong các loại thuốc diệt tạp
sau đây để diệt tạp cho những ao không phải khử chua và bùn đáy ao đã được xử
lý:
a. Hạt bồ hòn giã nhỏ (cỡ hạt 1 - 5 mm) hoặc hạt
chè giã mịn với liều lượng 4 - 5 ppm;
b. Rotec với liều lượng 2,0 - 4,5 ppm.
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc diệt tạp trên
đây, có thể sử dụng một số loại thuốc diệt tạp thương mại khác theo hướng dẫn
ghi trên nhãn hàng hoá.
3.1.3.2 Cách diệt tạp
- Tháo bớt nước ao sau khi đã khử chua đến mức
còn khoảng 0,05 - 0,10 m.
- Rải đều thuốc diệt tạp trên đáy ao và duy trì
trong khảng thời gian 8 - 10 giờ. Sau đó, tháo cạn nước ao rồi vớt hết các loại
tôm, cá tạp chết trong ao.
- Lấy nước từ ao xử lý qua lưới lọc vào rồi lại
tháo ra 1 - 2 lần để rửa sạch đáy ao.
- Sau đó, tiếp tục lấy nước từ ao xử lý qua lưới
lọc vào ao cho tới khi đạt mức nước từ 0,5 đến 0,6 m.
3.1.4 Bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên
- Trước khi thả tôm giống 7 ngày, sử dụng phân
vô cơ để bón cho ao với liều lượng như sau:
UREA : 20 - 25 kg/ha
Phân lân : 10 - 15 kg/ha
- Cách bón: hòa tan từng loại phân vô cơ và
trong nước ngọt rồi tạt đều khắp mặt ao.
- Ðối với những ao khó gây màu nước có thể dùng
bột đậu nành với lượng 10 kg/ha để duy trì độ trong của nước ao khoảng 0,3 -
0,4 m trước khi thả tôm giống.
Sau 7 ngày, nếu chưa thả được tôm giống phải lặp
lại biện pháp bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên trên đây cho ao nuôi tôm.
3.2 Thả tôm giống
3.2.1 Mật độ giống thả: Từ 25 đến 40 con/m2.
3.2.2 Qui cỡ giống thả: PL15 - PL20
3.2.3 Phương pháp thả
- Trước khi thả tôm giống phải tiếp tục lấy nước
đã xử lý qua lưới lọc vào ao để đạt tới mức nước ao 0,7 - 0,8 m.
- Thao tác thả tôm giống theo quy định của tiêu
chuẩn ngành 28TCN 95 -1994 (Giống tôm biển - Kỹ thuật vận chuyển).
3.3 Chăm sóc
3.3.1 Cho tôm ăn
Sử dụng thức ăn viên công nghiệp được sản xuất
trong nước hoặc thức ăn nhập khẩu để cho tôm ăn. Chất lượng thức ăn phải đảm bảo
có hàm lượng đạm tổng số từ 30 đến 40 %.
3.3.1.1 Thời điểm cho ăn và lượng thức ăn mỗi lần
trong ngày cho tôm được tính theo quy định trong Bảng 4.
Bảng 4 - Thời
điểm và lượng thức ăn mỗi lần cho tôm ăn hàng ngày
Thời điểm trong
ngày
|
Tỷ lệ % cho ăn
so với tổng khối lượng thức ăn hàng ngày
|
6 giờ
|
20
|
10 giờ
|
10
|
16 giờ
|
20
|
20 giờ
|
25
|
23 giờ
|
25
|
3.3.1.2 Lượng thức ăn tính theo ngày tuổi và khối
lượng của tôm nuôi trong ao theo quy định trong Bảng 5.
Bảng 5 - Lượng
thức ăn viên sử dụng hàng ngày tính theo khối lượng của tôm
Khối lượng tôm
(g)
|
Ngày nuôi
(ngày)
|
Khẩu phần cho
ăn theo khối lượng thân tôm (%)
|
Lượng thức ăn
cho vào sàng (%)
|
Thời gian kiểm
tra sàng sau giờ cho ăn (giờ)
|
Pl15
- Pl 25
|
1 -15
|
9,0 - 15,0
|
|
|
Pl26
- Pl 40
|
15 - 20
|
10
|
|
|
Pl41
- Pl 50
|
20 - 30
|
10
|
|
|
1,0 -1,5
|
30 - 35
|
10
|
|
|
1,5 - 3,0
|
35 - 50
|
8
|
2,0
|
2,0
|
3,0 - 5,0
|
50 - 55
|
4,5 - 6,0
|
2,2
|
2,5
|
5 -10
|
55 - 65
|
3,8 - 4.5
|
2,4
|
2,5
|
10 -15
|
65 - 75
|
3,2 - 3,8
|
2,8
|
2,5
|
15 - 20
|
75 - 85
|
2,9 - 3,2
|
3,0
|
2,0
|
20 - 25
|
85 - 95
|
2,8 - 3,0
|
3,3
|
2,0
|
25 - 30
|
95 -105
|
2,8 - 3,0
|
3,6
|
1,5
|
30 - 35
|
105 -120
|
2,5 - 2,8
|
4,0
|
1,0
|
3.3.1.3 Phương pháp cho ăn
Khi cho tôm ăn phải rải đều thức ăn khắp mặt ao.
Mỗi lần cho ăn phải kiểm tra tình hình tôm sử dụng thức ăn để điều chỉnh lượng
thức ăn lần sau cho phù hợp. Cách kiểm tra, điều chỉnh như sau:
- Mỗi ha ao nuôi tôm đặt từ 6 đến 8 khay (sàn
ăn) ở quanh bờ ao. Diện tích mỗi sàn ăn khoảng 0,4 - 0,8 m2. Sau khi
đã rải thức ăn khắp mặt ao để cho tôm ăn, phải giữ lại từ 2 đến 4 % lượng thức
ăn của một lần cho ăn để rải vào sàn ăn. Khoảng 1 - 3 giờ sau, tiến hành kiểm
tra lại các sàn ăn để tăng hoặc giảm lượng cho ăn lần sau.
- Khi thấy tôm lột vỏ, phải giảm 20 - 30 % lượng
thức ăn cho lần sau.
- Khi thấy tôm bắt mồi kém, nước ao đục hoặc vào
những ngày trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao phải giảm lượng thức ăn cho tôm.
- Vào những ngày trời mát có thể tăng lượng thức
ăn cho tôm.
3.4 Quản lý nước
3.4.1 Xử lý nước cấp cho ao nuôi
Trong quá trình chuẩn bị ao và trước khi thả tôm
giống phải lấy nước vào ao chứa lắng để xử lý sinh học. Nếu nguồn nước bị nhiếm
bẩn phải tiến hành xử lý bằng chlorin với nồng độ 15 - 30 ppm trong 12 giờ hoặc
formol nồng độ 30 ppm rồi mới được cấp vào ao nuôi. Tuyệt đối không được lấy nước
vào ao nuôi trong những ngày mưa bão.
3.4.2 Lấy nước vào ao nuôi
Ao nuôi tôm sau khi đã được hoàn tất công tác
chuẩn bị theo Ðiều 3.1 và thả giống theo Ðiều 3.2 phải lấy nước đã qua xử lý
vào để nâng mức nước của ao lên 0,8 - 1,0 m. Sau tháng thứ nhất, tăng mức nước
ao nuôi tới độ sâu 1,2 -1,5 m. Từ tháng thứ 3 trở đi phải thường xuyên duy trì
độ sâu nước ao nuôi tôm 1,5 - 2,0 m.
3.4.3 Bổ sung nước cho ao nuôi
Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ và độ mặn nước
tăng cao phải kịp thời bổ sung nước mới đã qua xử lý để ổn định nhiệt độ và độ
mặn cho ao nuôi tôm. Lượng nước mới bổ sung mỗi lần khoảng 10 - 15 % khối lượng
nước ao.
3.4.4 Thay nước cho ao nuôi
3.4.4.1 Khi nước ao nuôi bị nhiễm bẩn hoặc tôm bị
bệnh hoặc tôm khó lột xác phải tiến hành rút bớt lớp nước đáy ao khoảng 10 - 15
% khối lượng nước ao, để thay bằng nguồn nước mới đã qua xử lý cho ao.
3.4.4.2 Khi nước ao có độ mặn vượt quá 30 %0 phải
bổ sung nguồn nước ngọt để giảm độ mặn xuống dưới 30 %0.
3.4.5 Kiểm tra chất lượng nước ao nuôi
3.4.5.1 Hàng ngày theo dõi các chỉ tiêu oxy hòa
tan, pH, nhiệt độ, độ sâu, độ trong, độ sâu và màu nước ao. Nếu chất lượng nước
không đạt yêu cầu kỹ thuật có thể xử lý bằng hoá chất theo hướng dẫn ở Bảng 6.
Bảng 6 - Các
biện pháp xử lý bằng hóa chất để cải thiện chất lượng nước ao nuôi
Mục đích
|
Hóa chất
|
Liều lượng
|
Tăng độ kiềm
|
- Bột vỏ nghêu, sò
- Bột đá
|
- 100 - 200kg/ha/lần
- 50 kg/ha/ngày
|
Tăng pH
|
- Bột đá
- Vôi nước
|
- 100 - 300kg/ha/lần
- 50 -100kg/ha/lần
|
Giảm pH (nếu pH nước ao buổi sáng lớn hơn 8,3)
|
- Ðường cát
- Formol
|
- 2 - 5 ppm (khoảng 11 giờ)
- 30 ppm (khoảng 11 giờ)
|
Giảm biến động pH
|
- Formol
- Vôi nước
|
- 6 ppm (khoảng 11 giờ)
- 60 kg/ha (khoảng 23 giờ)
|
Diệt bớt tảo trong ao nuôi
|
- Formol
- BKC
|
- 10 ppm (ở một góc ao)
- 0,3 ppm (ở một góc ao)
|
Tăng cường quá trình phân giải hữu cơ
|
EDTA
|
1 - 5 ppm
|
3.4.5.2 Ðịnh kỳ quan trắc các chỉ tiêu BOD, NH3-N,
H2S, NO2-N, Chlorophyll-a để điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu
cụ thể như sau của môi trường:
- Oxy hòa tan: > 5 mg/l
- Ðộ mặn : 15 - 25
- pH : 7,5 - 8,5
- NH3-N : < 0,1 ppm
- NO2-N : < 0,25 ppm
- H2S : < 0,02 ppm
- BOD : < 10 mg oxy/l
3.4.6 Xử lý nước thải
Nước ao nuôi tôm thải ra trong quá trình thay nước
phải được xử lý trong ao xử lý nước thải rồi mơí được thải ra môi trường ngoài
ao. Xử lý nước thải bằng chlorin với nồng độ 30 ppm trong thời gian 01 ngày rồi
mới được thải ra ngoài.
3.5 Quản lý ao nuôi
Nội dung quản lý ao nuôi bao gồm các công việc
sau đây:
3.5.1 Hàng ngày kiểm tra bờ ao, cống, mương,
phát hiện và kịp thời xử lý những chỗ rò, hổng, sạt lở.
3.5.2 Thường xuyên vệ sinh lưới chắn rác, lưới lọc
nước, sàn ăn, vớt các rác bẩn, rong tảo quanh bờ, góc ao, cửa cống, quạt nước.
Ðịnh kỳ 5 -7 ngày/lần, tiến hành vệ sinh làm sạch mùn bã hữu cơ lắng đọng ở đáy
ao.
3.5.3 Thường xuyên đảm bảo hàm lượng oxy hoà tan
trong nước lớn hơn 5 mg/lít theo yêu cầu kỹ thuật nuôi bằng các biện pháp sau:
3.5.3.1 Mỗi ao phải có 1 máy nén thổi khí sục từ
đáy ao lên để tăng lượng oxy hoà tan và phân bố đều oxy trong nước.
3.5.3.2 Mỗi ao phải đặt ít nhất 2 dàn quạt nước
để tăng lượng oxy hoà tan và tạo dòng chảy thu gom chất thải vào giữa đáy ao.
3.5.3.3 Thời gian, chế độ hoạt động của các máy
trên phụ thuộc vào lượng oxy hoà tan trong nước, vào mật độ và kích cỡ tôm
nuôi. Nói chung, số giờ hoạt động tăng từ vài giờ mỗi ngày trong tháng nuôi đầu
tiên đến 14 - 16 giờ mỗi ngày khi đến gần thời điểm thu hoạch. Những ngày thời
tiết xấu có thể cho máy hoạt động liên tục cả ngày.
Trong quá trình sử dụng, phải thường xuyên kiểm
tra hệ thống quạt nước, máy sục khí để sửa chữa, điều chỉnh kịp thời những chỗ
hỏng hóc.
3.5.4 Ðịnh kỳ 10 ngày 1 lần lấy mẫu tôm nuôi (30
con/mẫu) để kiểm tra tốc độ sinh trưởng. Hai tháng đầu lấy mẫu bằng vó, từ
tháng thứ 3 trở đi lấy mẫu bằng chài.
3.5.5 Thường xuyên kiểm tra ao, nếu phát hiện có
cá tạp phải kịp thời dùng thuốc diệt tạp để xử lý.
3.6 Quản lý sức khoẻ tôm
3.6.1 Thường xuyên quan sát hoạt động của tôm, đặc
biệt vào ban đêm để kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường trong ao
nuôi.
3.6.2 Ðịnh kỳ 10 ngày lấy mẫu 1 lần để quan sát
phần phụ, màu sắc thân tôm, thức ăn trong dạ dày, ruột, mang, gan tụy.
3.6.3 Khi thấy tôm có biểu hiện bất thường hoặc
có dấu hiệu bệnh lý phải xác định rõ nguyên nhân để xử lý theo hướng dẫn ở Bảng
7.
Bảng 7 - Một số
hiện tượng bệnh thường gặp của tôm nuôi, nguyên nhân và cách xử lý
Hiện tượng
|
Nguyên nhân
|
Cách xử lý
|
Tôm chuyển sang màu sẫm, chậm lớn
|
Dấu hiệu bị nhiễm MBV
|
Thay nước, giảm pH bằng formol nồng độ 20 - 30
ppm.
|
Màu đỏ hồng
|
Dấu hiệu nhiễm virus đốm trắng
|
Dùng formol nồng độ 30 ppm để giảm pH xuống
7,5 - 8,0
|
Phần phụ bị gẫy, đứt; có vết đen và phồng bóng
nước.
|
Dấu hiệu nhiễm khuẩn
|
Cải thiện chất lượng nước.
Thay nước kết hợp dùng hóa chất diệt khuẩn.
|
Mang mầu nâu, đen hoặc hồng
|
Tôm yếu do đáy bẩn
Tôm bị thiếu oxy
|
Thay nước kết hợp dùng formol diệt khuẩn
|
Vỏ tôm mềm kéo dài
|
Ðộ mặn dưới 5; nước có dư lượng thuốc trừ sâu
cao; thức ăn bị mốc, chất lượng kém; pH trong đất và hàm lượng Phosphat thấp
|
Thay nước có độ mặn thích hợp.
Nâng pH lên 7,5-8,5 cho thức ăn có chất lượng
cao
|
Màu nước ao:
a. Trong
b. Vàng
c. Nâu đen
d. Xanh đậm
|
a. Ðất chua phén, ít tảo
b. Tảo vàng phát triển mạnh làm giảm pH.
c. Tảo giáp phát triển mạnh gây bẩn nước ao
nuôi.
d. Tảo lam phát triển mạnh
|
a. Dùng vôi bón cho ao
b. Thay nước cho ao
c. Thay nước cho ao
d. Thay nước cho ao
|
3.7 Thu hoạch
3.7.1 Kiểm tra tôm trước khi thu hoạch
Dùng chài thu mẫu để bắt kiểm tra khối lượng
trung bình và các biểu hiện bệnh lý của tôm nuôi. Nếu tôm đã đạt kích cỡ quy định
bình quân trên 25 g/cá thể phải tiến hành thu hoạch ngay.
3.7.2 Phương thức thu hoạch
Nếu tôm đạt kích cỡ đồng đều, có thể tiến hành
thu toàn bộ tôm trong ao nuôi. Khi tôm trong ao có kích cỡ không đồng đều, hoặc
giá tôm trên thị trường đang tăng, có thể tiến hành thu tỉa những cá thể lớn hoặc
thu một phần khối lượng tôm trong ao.
3.7.3 Thời gian, biện pháp và dụng cụ thu hoạch
3.7.3.1 Thời gian thu hoạch tôm tốt nhất là vào
lúc tối trời (khi tôm đã lột vỏ xong) và vào lúc thời tiết mát.
3.7.3.2 Dùng các loại dụng cụ sau đây để thu hoạch
tôm:
a. Thu tỉa bằng chài, vó, đó.
b. Thu toàn bộ bằng lưới kéo, lưới xung điện, đọn.
3.8 Bảo quản
Tôm thu xong phải được rửa sạch,
phân cỡ và ướp lạnh để bảo quản tạm thời trước khi đưa đi tiêu thụ. Hoặc dùng
xe bảo ôn chuyển ngay tôm vừa thu hoạch đến các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ trực
tiếp sản phẩm.