Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 630/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn đến 2020

Số hiệu: 630/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Nông Văn Chí
Ngày ban hành: 10/05/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 630/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 10 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2016;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

Căn cứ Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐND ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 96/TTr-STNMT ngày 08 tháng 5 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, định hướng đến nằm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm chỉ đạo

- Công tác quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn phải phù hợp, gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với kế hoạch bảo vệ môi trường, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực khác trong tỉnh cũng như trên cả nước.

- Bảo đảm tính ổn định của các khu bảo tồn, vườn Quốc gia trên địa bàn tỉnh.

- Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên; chú trọng khai thác giá trị dịch vụ sinh thái, môi trường, cảnh quan đa dạng sinh học.

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; góp phần kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học trên cả nước.

- Bảo đảm đa dạng các nguồn lực để thực hiện quy hoạch; tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài, nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm, kết hợp hài hòa phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống dân cư và đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020:

Đánh giá toàn diện hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn;

Bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đẩy mạnh trồng rừng và cây phân tán trên diện tích hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi đưa độ che phủ rừng đạt 72% vào năm 2020. Hạn chế tối đa các vụ xâm hại đến động vật hoang dã;

Thành lập mới Khu bảo vệ cảnh quan Thác Giềng thuộc phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn với diện tích 496 ha;

Chuyển tiếp 03 khu bảo tồn đã có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật Đa dạng sinh học, bao gồm:

Vườn Quốc gia Ba Bể: Diện tích 10.048 ha, thuộc các xã Cao Trĩ, Khang Ninh, Cao Thượng, Quảng Khê, Nam Mẫu, Hoàng Trĩ (huyện Ba Bể); xã Nam Cường (huyện Chợ Đồn). Vùng đệm ngoài có diện tích 25.309 ha;

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc: Diện tích 4.150,21 ha, thuộc các xã Bản Thi, Đồng Lạc, Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn). Vùng đệm ngoài có diện tích 16.371,53 ha;

Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ: Diện tích 15.715,02 ha, thuộc các xã Lạng San, Ân Tình, Lương Thượng, Kim Hỷ, Côn Minh (huyện Na Rì) và các xã Cao Sơn, Vũ Muộn (huyện Bạch Thông). Vùng đệm ngoài có diện tích 22.928,28 ha.

Đến năm 2030:

Thành lập 07 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học tại các Khu bảo tồn, gồm: Vườn thực vật Ba Bể với diện tích 20 ha, Trung tâm cứu hộ và bảo tồn, phát triển sinh vật với diện tích 2,55 ha, Bảo tàng thiên nhiên với diện tích 0,5 ha thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể; Vườn thực vật Lũng Lỳ với diện tích 7,13 ha, Vườn ươm Kéo Nàng với diện tích 02 ha thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc; Vườn thực vật với diện tích 220 ha, Trung tâm bảo tồn Du Sam diện tích 01 ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ;

Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của tỉnh Bắc Kạn;

Khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của các khu bảo tồn để phát triển du lịch.

3. Nhu cầu vốn và nguồn vốn thực hiện

Tổng phu cầu vốn thực hiện quy hoạch khoảng 9.000 triệu đồng, trong đó: Giai đoạn 2017 - 2020 là 1.500 triệu đồng, giai đoạn 2021 - 2030 là 7.500 triệu đồng;

Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

4. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch

4.1. Giải pháp về tuyên truyền: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Luật Đa dạng sinh học, các văn bản có liên quan về ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển bền vững đa dạng sinh học, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu bảo tồn.

4.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực: Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý cho cán bộ làm công tác bảo tồn tại các khu bảo tồn và các cơ quan quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học. Rà soát, bổ sung nguồn nhân lực tại các khu bảo tồn đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.

4.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ: Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học. Tiếp cận các công nghệ mới để bảo tồn đa dạng sinh học như bảo quản, lưu giữ nguồn gen, nuôi cấy mô tế bào, nhân giống các loài quý hiếm.

4.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách: Rà soát, bổ sung, xây dựng các văn bản quy định về quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên theo Luật Đa dạng sinh học. Tăng cường thực thi pháp luật, xử lý nghiêm các vi phạm quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. Tập trung thực hiện tốt các chính sách bảo vệ rừng, giải quyết sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Xem xét ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng địa phương tham gia công tác bảo tồn đa dạng sinh học, chính sách hỗ trợ cộng đồng và người dân sống trong vùng đệm khu bảo tồn.

4.5. Giải pháp về nguồn vốn: Đa dạng hóa các nguồn tài chính đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học và tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước. Ưu tiên lồng ghép các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4.6. Giải pháp hợp tác: Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh lân cận về bảo tồn đa dạng sinh học, phối hợp thực hiện tốt quy hoạch hành lang đa dạng sinh học Ba Bể (Bắc Kạn) - Na Hang (Tuyên Quang). Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật về đa dạng sinh học.

5. Danh mục dự án ưu tiên

(Có Danh mục chi tiết kèm theo)

Điều 2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tổ chức hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh được phê duyệt tại Quyết định này.

- Chủ trì phối hợp các ngành liên quan rà soát, bổ sung, xây dựng các văn bản quy định về quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên theo Luật Đa dạng sinh học.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu thành lập Khu bảo vệ cảnh quan Thác Giềng thuộc phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn trong giai đoạn năm 2017-2020; đánh giá toàn diện hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn năm 2017-2020; tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2021- 2030.

- Hướng dẫn và hỗ trợ các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức đoàn thể xây dựng và thực hiện công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học; là đơn vị đầu mối điều phối, tổng hợp chung các hoạt động liên quan đến đa dạng sinh học và định kỳ báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố quản lý và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong Quy hoạch; Chủ trì thành lập 04 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học tại thuộc Khu bảo tồn Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ trong giai đoạn năm 2021-2030 (Vườn thực vật Lũng Lỳ với diện tích 7,13 ha, Vườn ươm Kéo Nàng với diện tích 02 ha thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc; Vườn thực vật với diện tích 220 ha, Trung tâm bảo tồn Du Sam diện tích 01 ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Kỷ).

- Điều phối các nhiệm vụ được giao liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học thuộc đối tượng đang quản lý.

- Tham mưu việc quản lý và bảo vệ khu vực Thác Giềng, thuộc phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn.

- Quản lý, kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen trên địa bàn tỉnh theo quy định.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học. Tiếp cận các công nghệ mới để bảo tồn đa dạng sinh học như bảo quản, lưu giữ nguồn gen, nuôi cấy mô tế bào, nhân giống các loài quý hiếm.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện quy hoạch; phối hợp với các đơn vị liên quan huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để bố trí thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả.

5. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát, bổ sung, xây dựng các văn bản quy định về tài chính; bố trí kịp thời nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp bảo vệ môi trường cho việc thực hiện các hoạt động ưu tiên của Quy hoạch; hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện nội dung hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

6. Sở Y tế

Chủ trì tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý, sử dụng hiệu quả đối với vườn thuốc tại các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý; định hướng, tuyên truyền người dân trong việc bảo vệ các loài dược liệu quý hiện có tại địa phương.

7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Phát triển du lịch sinh thái, xây dựng các loại hình du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh; đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tác động tiêu cực của loại hình du lịch đối với đa dạng sinh học.

8. Sở Công Thương

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường quản lý thị trường trong việc kinh doanh và sử dụng tài nguyên sinh vật, đặc biệt là động - thực vật hoang dã.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng tập trung tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, góp phần vào việc bảo vệ, sử dụng, quản lý an toàn đa dạng sinh học.

10. Vườn Quốc gia Ba Bể

- Chủ trì, thành lập Vườn thực vật Ba Bể với diện tích 20 ha, Trung tâm cứu hộ và bảo tồn, phát triển sinh vật với diện tích 2,55 ha, Bảo tàng thiên nhiên với diện tích 0,5 ha theo quy định trong giai đoạn năm 2021-2030.

- Quản lý, bảo vệ rừng, phục hồi rừng tự nhiên, rừng trồng và bảo tồn các hệ sinh thái, vùng đất ngập nước, các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu của khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn và các Đoàn thể của tỉnh

Phối hợp thực hiện tốt các nội dung, chương trình, hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học; vận động sự tham gia của cộng đồng trong việc triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn đảm bảo hiệu quả, bền vững; tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan của tỉnh tổ chức thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Thực hiện lồng ghép các nội dung về bảo tồn đa dạng sinh vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo định hướng phát triển bền vững. Tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực đa dạng sinh học. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn quản lý.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Các phòng: TH, KT, CN;
- Lưu: VT, CN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nông Văn Chí

 

DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

TT

Tên các chương trình dự án ưu tiên

Nội dung, kết quả

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Năm thực hiện

Nguồn kinh phí

Ghi chú

I

Giai đoạn 2017-2020

 

 

 

 

 

 

1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu suy giảm đa dạng sinh học

Sở Tài nguyên & Môi trường

Các Sở: Thông tin và Truyền thông: Tài chính, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan

2017-2020

Sự nghiệp môi trường

 

2

Lập dự án thành lập Khu bảo vệ cảnh quan Thác Giềng-Xuất Hóa.

Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng các hệ sinh thái tự nhiên; diện tích đất, mặt nước; đo đạc lập bản đồ khu vực (bao gồm: diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính; ranh giới vùng đệm); Tổ chức thực hiện quản lý và sử dụng khu bảo vệ cảnh quan theo luật Đa dạng sinh học

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan

2018-2020

Sự nghiệp môi trường

 

II

Giai đoạn 2021-2030

 

 

 

 

 

 

1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu suy giảm đa dạng sinh học

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở: Thông tin và Truyền thông; Tài chính, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan

2021-2030

Sự nghiệp môi trường

 

2

Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của tỉnh Bắc Kạn

Tăng cường năng lực giám sát, sử dụng và kết nối thông tin đa dạng sinh học của các khu bảo tồn giữa các đơn vị có liên quan trong và ngoài tỉnh Bắc Kạn.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các đơn vị liên quan

2021-2022

Sự nghiệp môi trường

 

3

Dự án đầu tư xây dựng 07 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học tại các Khu bảo tồn

Bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm, có giá trị dược liệu, kinh tế.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Vườn Quốc gia Ba Bể

- Các Sở: Tài nguyên & Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ và các đơn vị, địa phương có liên quan.

- Tổ chức quốc tế.

2021-2030

Sự nghiệp kinh tế

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 630/QĐ-UBND ngày 10/05/2017 về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


922

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.209.101
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!