UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 63/2011/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày 28
tháng 11 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ
SẢN TRÊN VÙNG BIỂN VEN BỜ TỈNH NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003; Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày
04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ quy định về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP; Thông tư số: 02/2006/TT-BTS
ngày 20/3/2006 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày
19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo cho người và tàu cá hoạt động thủy sản; Nghị
định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về Quản lý hoạt động khai
thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Nghệ An tại Tờ trình số 2661/TT.SNN.KHTC ngày 18/11/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thuỷ sản trên vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND
tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Giám đốc các Sở, Thủ
trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã ven biển; Chi
cục trưởng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các tổ chức, cá nhân liên quan
có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Viết Hồng
|
QUY CHẾ
QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN TRÊN VÙNG BIỂN
VEN BỜ TỈNH NGHỆ AN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 63/2011/QĐ-UBND ngày 28/11/2011 của UBND tỉnh Nghệ
An)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế Quản lý hoạt động khai thác, bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ
sản vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An nhằm cụ thể
hóa một số nội dung của Luật Thủy sản, các chính sách của Đảng và Nhà nước về
thủy sản cho phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện cụ thể của địa phương. Đồng
thời quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản vùng
biển ven bờ thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững.
2. Quy chế này quy định cụ thể về phân chia
ranh giới vùng biển ven bờ, phân công, phân cấp quản lý hoạt động khai thác bảo
vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển ven bờ; quy định quyền lợi, nghĩa vụ và
trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động khai thác, bảo
vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An.
3. Quy chế này áp dụng cho tất cả cơ quan nhà
nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến các hoạt động khai thác,
bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Nguyên tắc
chung
1. Khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản trên vùng biển ven bờ phải kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ
tài nguyên, môi trường, hài hoà lợi ích của các ngành, các địa phương.
2. Khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thuỷ sản trên vùng biển ven bờ đi đôi với tăng cường kiểm soát khai thác nguồn
lợi thủy sản tự nhiên và kiểm soát môi trường nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái
tự nhiên các thuỷ vực.
3. Khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thuỷ sản trên vùng biển ven bờ là yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài, là sự
nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và
cộng đồng dân cư.
4. Phát triển các hoạt động khai thác thuỷ
sản trên vùng biển ven bờ phải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Nông
nghiệp và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước và của tỉnh; đảm bảo hiệu
quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, tính đa
dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
5. Chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại
của thiên nhiên; bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động thuỷ sản
trên vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An.
6. Tổ chức, cá nhân gây hủy hoại và ô nhiễm vùng
biển ven bờ có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách
nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giải thích từ
ngữ
1. Vùng biển ven bờ: Là vùng biển được
giới hạn bởi mép nước biển tại bờ biển và tuyến bờ. Tuyến bờ là các đường thẳng
gấp khúc trên biển được quy định cụ thể tại Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày
31/3/2010 của Chính phủ về Quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá
nhân Việt Nam trên các vùng biển.
2. Tàu cá: Là tất cả các loại tàu, thuyền
và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế
biến và dịch vụ thuỷ sản.
3. Chà rạo: là một công trình nhân tạo
đặt dưới mặt nước, kết cấu bởi các vật nặng để cố định vị trí cội chà như: xác
vỏ tàu thuyền, xác vỏ xe, các sọt đá... lá dừa, cây tre và các vật liệu liên
kết như: dây nylon, dây sóng lá,... kết thành khối vật thể (gọi tắt là cội chà)
nhằm tạo bóng mát và nhiều khu vực trú ẩn để thu hút cá, tôm, mực và các loại
thủy sinh vật khác tới trú ẩn, sinh sản.
4. Đồng quản lý: là hình thức tổ chức,
quản lý có sự tham gia của cộng đồng; trong quy chế này, đồng quản lý được coi
như là sự phối hợp giữa ngư dân và chính quyền địa phương trong việc chia sẻ
trách nhiệm về quyền hạn trong phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên
vùng biển ven bờ.
Chương II
QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN TRONG VÙNG BIỂN VEN BỜ TỈNH NGHỆ AN
Điều 4. Phân vùng
khai thác thủy sản vùng biển ven bờ
1. Vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An được xác định
là vùng biển được giới hạn bởi mép nước tại bờ biển trên địa bàn tỉnh với tuyến
bờ thuộc phạm vi của tỉnh Nghệ An, điểm tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa nằm trên tuyến
bờ có tọa độ 105051’34’’ E và 19010’42” N. Điểm tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh nằm
trên tuyến bờ có toạ độ 106001’24” E và 18045’29” N.
2. Vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An được phân
thành 27 vùng khai thác gắn
với vị trí của các xã, phường ven biển thuộc
tỉnh. Ranh giới vùng nước biển ven bờ giữa các vùng khai thác được xác định
trên bản đồ phân vùng khai thác; tọa độ các điểm phân chia ranh giới được xác định
bởi kinh độ và vĩ độ tại phụ lục kèm theo.
Điều 5. Quy định về
tàu cá hoạt động tại vùng biển ven bờ
1. Tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế
dưới 15 mét mà không lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng công suất máy chính dưới
20 sức ngựa và đăng ký tại Nghệ An được hoạt động khai thác thủy sản tại vùng
biển ven bờ tỉnh Nghệ An.
2. Trong quá trình hoạt động khai thác trong
vùng biển ven bờ, các loại tàu cá tại khoản 1 điều này phải chấp hành các quy định
sau:
a) Phải có giấy xác nhận đăng ký tàu cá do
cấp có thẩm quyền cấp. Việc cấp giấy xác nhận đăng ký tàu cá trên địa bàn tỉnh
Nghệ An thực hiện theo Quyết định số 103/2007/QĐ-UBND ngày 11/9/2007 của UBND tỉnh
Nghệ An về việc ban hành Quy định quản lý đóng mới, cải hoán tàu cá và phân cấp
quản lý tàu cá cỡ nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
b) Đối với tàu có trọng tải từ 0,5 tấn trở
lên, ngoài việc chấp hành theo điểm a, khoản 2 điều này còn phải có giấy phép
khai thác do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp.
c) Chủ tàu cá tự chịu trách nhiệm về đảm bảo
an toàn cho người và phương tiện trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản.
3. Các loại tàu cá ngoài tàu cá quy định tại
khoản 1 điều này chỉ được phép lưu thông, không được hoạt động khai thác thủy
sản tại vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An.
Điều 6. Quy định về
các nghề cấm khai thác tại vùng biển ven bờ
1. Cấm các hoạt động khai thác thuỷ sản sử
dụng chất nổ, điện, công cụ kích điện hoặc tạo xung điện, hoá chất hoặc chất độc.
2. Cấm các nghề: Lưới kéo (trừ lưới kéo moi,
ruốc ở tầng nước mặt), nghề kết hợp ánh sáng (trừ nghề rớ, câu tay mực), nghề
te (trừ nghề te ruốc/moi).
3. Cấm các nghề sử dụng kích thước mắt lưới
nhỏ hơn quy định tại Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP (phụ lục 2 kèm theo).
4. Cấm nghề rớ (vó cất lưới bằng trục tay
quay) mà có tổng công suất các cụm chiếu sáng của mỗi đơn vị khai thác vượt quá
200W.
5. Cấm nghề câu mực mà có tổng công suất các
cụm chiếu sáng của mỗi đơn vị khai thác vượt quá 500W.
Điều 7. Quy định về đối
tượng cấm, khu vực cấm và thời gian cấm khai thác tại vùng biển ven bờ
1. Đối tượng cấm khai thác: Cấm khai thác các
loài thủy sản nằm trong danh mục cấm và các loại thuỷ sản có kích thước nhỏ hơn
quy định tại Thông tư số 02/2006/TT-BTS (phụ lục 3 và 4 kèm theo).
2. Khu vực cấm và thời gian cấm khai thác:
a) Cấm mọi hoạt động khai thác thuỷ sản tại
vùng bãi tắm Cửa Lò từ 01/4 đến 30/9 hàng năm từ bờ ra xa 1.000 mét (trừ nghề
câu tay mực); bãi tắm Cửa Lò được xác định từ bờ bắc cửa lạch Hội đến bờ nam
cửa lạch Lò;
b) Cấm khai thác thuỷ sản ở Vịnh Diễn Châu từ
01/3 đến 30/4 hàng năm; Vịnh Diễn Châu được xác định từ kinh độ:105036’ đến
105042’, vĩ độ: 18057’ đến 19003.
Chương III
BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN VEN BỜ
Điều 8. Bảo vệ, bổ
sung tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
1. Khuyến khích các cộng đồng ngư dân được ủy
quyền cho khai thác thủy sản trong vùng biển ven bờ, tự quy định và bảo vệ các
khu vực nhỏ để làm nơi sinh sản, sinh trưởng, dự trữ nguồn lợi thủy sản.
2. Khuyến khích việc thả giống bổ sung, tái
tạo, làm phong phú nguồn lợi thuỷ sản tại vùng biển ven bờ.
3. Việc xã hội hoá bổ sung tái tạo nguồn lợi
thuỷ sản được đặc biệt khuyến khích. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
UBND các huyện, thị ven biển có kế hoạch tái tạo nguồn lợi hàng năm, để huy động
sự tham gia của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức ngư dân, các cơ sở sản xuất
giống.
Điều 9. Quy định về
thả chà rạo nhân tạo tại vùng biển ven bờ
Khuyến khích các tổ chức ngư dân địa phương
tự xây dựng các chà rạo, rạn nhân tạo trong vùng nước được uỷ quyền để làm nơi
trú ẩn và sinh sản của thuỷ sản. Mọi tổ chức, cá nhân được phép thả chà rạo,
rạn nhân tạo làm nơi trú ngụ cho các loài thuỷ sản trên các vùng biển của Nghệ
An, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên biển.
Điều 10. Đồng quản lý
trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ
1. Khuyến khích cộng đồng ngư dân, chính quyền
địa phương các xã, phường tổ chức quản lý các hoạt động nghề cá tại vùng nước
ven bờ được phân công quản lý với sự tham gia của cộng đồng; gắn trách nhiệm và
quyền lợi cuả người dân trong việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và bảo
vệ môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng ngư dân thành lập Hợp tác
xã, tổ nhóm, hội và phối hợp với chính quyền địa phương quản lý việc khai thác,
nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên vùng nước ven bờ.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phối hợp với UBND các huyện, thị ven biển hướng dẫn, xây dựng, nhân rộng và
phát triển các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng đối với việc quản
lý nguồn lợi thuỷ sản ở vùng biển ven bờ.
3. UBND các huyện, thị ven biển căn cứ các
quy hoạch đã được phê duyệt tiến hành giao quyền sử dụng mặt nước cho cộng đồng
ngư dân để thực hiện các mô hình đồng quản lý trong khai thác, nuôi trồng thủy
sản nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, gắn kết sinh kế cộng đồng ở
vùng nước ven bờ; ưu tiên phát triển các mô hình gắn kết phát triển thủy sản và
du lịch, bảo vệ hệ sinh thái và môi trường.
Điều 11. Nguồn tài
chính để tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ
1. Kinh phí do UBND tỉnh bố trí hàng năm để
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2. Nguồn lực xã hội hoá.
a) Đóng góp của tổ chức, cá nhân trực tiếp
khai thác, nuôi trồng, chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản;
b) Đóng góp của tổ chức, cá nhân hoạt động
trong các ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản;
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong
nước và nước ngoài;
d) Vốn ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước dành cho các hoạt động nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy
sản;
đ) Tiền đền bù thiệt hại về nguồn lợi thủy
sản, khắc phục hậu quả sự cố môi trường sống của các loài thủy sinh vật theo quy
định của pháp luật;
e) Phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
g) Các nguồn tài chính khác theo quy định của
pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm
của Sở Nông nghiệp & PTNT
1. Xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản, kế
hoạch phát triển tàu cá, cơ cấu nghề nghiệp nhằm khai thác, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản theo hướng bền vững; phối hợp với cơ quan, cá nhân và
tổ chức nước ngoài có liên quan điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
2. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế,
chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp khai thác ven bờ, nghề cấm
khai thác sang các nghề khác; hướng dẫn và nhân rộng các mô hình tổ đoàn kết
sản xuất trên biển, hướng dẫn thực hiện mô hình đồng quản lý đối với vùng biển
ven bờ có sự tham gia quản lý của cộng đồng.
3. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND
các huyện, thị xã ven biển, Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi
trường trong quản lý các hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển, thanh
tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuỷ sản; tìm kiếm cứu
nạn người và phương tiện hoạt động thuỷ sản; tuyên truyền phổ biến các quy định
của pháp luật liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Điều 13. Trách nhiệm
của các Sở, ban ngành cấp tỉnh
Trong phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của
mình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tuyên truyền phổ
biến giáo dục pháp luật thuỷ sản; thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuỷ sản; tạo điều kiện thuận lợi để
tổ chức, cá nhân (trong nước và ngoài nước) thực hiện các hoạt động khai thác
thuỷ sản trong vùng biển.
Điều 14. Trách nhiệm
của UBND các huyện, thị ven biển
1. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển tàu
cá, cơ cấu nghề nghiệp trong khai thác thuỷ sản của tỉnh để xây dựng kế hoạch cụ
thể cho địa phương, đồng thời làm tốt công tác quản lý các hoạt động khai thác
và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn.
2. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
thuỷ sản cho nhân dân, nhất là nhân dân, cá nhân và tổ chức nước ngoài tham gia
hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, các Sở, ngành liên quan trong việc quản lý đăng ký, đăng kiểm tàu cá
theo phân cấp tại Quyết định số 103/2007/QĐ-UBND ngày 11/9/2007 của UBND tỉnh
Nghệ An.
Điều 15. Trách nhiệm
của UBND các xã, phường thuộc các huyện, thị ven biển
1. Đối với UBND các xã, phường có vùng biển
ven bờ được phân chia:
a) Căn cứ vùng biển ven bờ được phân chia, tổ
chức xây dựng kế hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ của địa
phương, có kế hoạch phát triển các mô hình quản lý vùng khai thác ven bờ, nuôi
trồng thủy sản trong vùng biển ven bờ có sự tham gia của cộng đồng (mô hình đồng
quản lý).
b) Chỉ đạo việc xây dựng các mô hình tổ chức
khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản gắn với việc quản lý hoạt động khai thác
và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn.
c) Triển khai các biện pháp nhằm quản lý tốt
các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên phạm vi được phân
công quản lý; lập kế hoạch và chủ động phối hợp với các lực lượng của tỉnh,
huyện để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản trong vùng biển ven bờ được phân công quản lý; Xây dựng phương án phòng
chống lụt bão và thiên tai khác, phương án cứu hộ, cứu nạn,…
d)Tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân về bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
đ) Hàng năm, lập kế hoạch phát triển chà rạo
nhân tạo trên vùng biển ven bờ được phân cấp quản lý, nguồn kinh phí hỗ trợ
phát triển chà rạo nhân tạo trích từ nguồn kinh phí tái tạo nguồn lợi thủy sản
hàng năm.
e) Thực hiện nhiệm vụ quản lý tàu cá nếu được
UBND cấp huyện phân cấp.
2. Đối với UBND các xã, phường không có vùng
biển ven bờ nhưng có cộng đồng ngư dân làm nghề khai thác thủy sản.
a) Tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân về bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý tàu cá nếu được
UBND cấp huyện phân cấp.
Điều 16. Trách nhiệm,
quyền lợi của các tổ chức, cá nhân khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản trên vùng biển ven bờ
1. Quyền lợi của tổ chức, cá nhân
a) Được khai thác thuỷ sản theo những nội
dung ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản.
b) Được cơ quan chuyên môn thông báo về tình hình
diễn biến thời tiết, nguồn lợi thuỷ sản, thông tin về thị trường, các hoạt động
thuỷ sản và hướng dẫn kỹ thuật về khai thác thuỷ sản.
c) Được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp do thành quả lao động và kết quả đầu tư hoạt động khai thác thuỷ sản mang
lại.
d) Được tham gia vào công tác bảo vệ và sử
dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản; bảo đảm tái tạo nguồn lợi thủy sản và phát
triển nuôi trồng thủy sản.
2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân
a) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định ghi
trong Giấy phép khai thác thuỷ sản.
b) Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định
của pháp luật.
c) Đánh dấu ngư cụ đang sử dụng theo quy định
của pháp luật.
d) Tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soát của các
lực lượng, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
đ) Phải cứu hộ khi gặp người, tàu thuyền bị
tai nạn.
e) Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi
vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
g) Tuân thủ theo các quy định về quản lý hoạt
động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại quy chế này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Điều 17. Triển khai
thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có
trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã ven biển tổ chức phổ biến, thực hiện Quy chế và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
2. Các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã ven
biển và xã, phường, các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm
vụ được giao và trách nhiệm của mình, tăng cường phối hợp, thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác được quy định trong Quy chế này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh
những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét quyết định./.