Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 552/QĐ-BTNMT năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Số hiệu: 552/QĐ-BTNMT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Lê Công Thành
Ngày ban hành: 07/03/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 552/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CẢNH BÁO SỚM SẠT LỞ ĐẤT, LŨ QUÉT KHU VỰC MIỀN NÚI, TRUNG DU VIỆT NAM CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1262/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch - Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Hợp tác quốc tế; Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn; Cục trưởng các Cục: Địa chất Việt Nam, Viễn thám quốc gia, Đo đạc bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Chuyển đổi số và và Thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường; Viện trưởng các Viện: Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Khoa học Địa chất và Khoáng sản và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT, TCKTTV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Công Thành

KẾ HOẠCH CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CẢNH BÁO SỚM SẠT LỞ ĐẤT, LŨ QUÉT KHU VỰC MIỀN NÚI, TRUNG DU VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 552/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Triển khai thực hiện Quyết định số 1262/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam (Đề án), Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án với các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Làm cơ sở phân công, chỉ đạo các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1262/QĐ-TTg.

2. Tập trung xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm và hệ thống bản đồ phân vùng rủi ro tỷ lệ trung bình, tỷ lệ lớn đồng bộ, tổng thể, đồng thời cung cấp, trao đổi thông tin cảnh báo với cộng đồng dân cư; tăng cường năng lực ứng phó thiên tai của các cán bộ và người dân địa phương thông qua các hoạt động chuyển giao kết quả, tập huấn và truyền thông của Đề án.

3. Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị từ Trung ương đến địa phương trong quá trình thực hiện; Đề cao sự tham gia của cộng đồng trong công tác phối hợp cung cấp thông tin phục vụ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ; hạn chế gia tăng nguy cơ sạt lở đất, lũ quét.

4. Kế thừa, lồng ghép, triển khai Kế hoạch này với việc tổ chức thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn (Chương trình 705) và các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án đã được phê duyệt có nội dung phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ trong Quyết định số 1262/QĐ-TTg.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia phát triển về khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực, khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong phân vùng và cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét.

6. Sản phẩm của Đề án được chuyển giao đến các cấp chính quyền và người dân ở các vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét nhằm nâng cao năng lực truyền thông, sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét trong cộng đồng, giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét gây ra.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Rà soát, xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy trình, quy định kỹ thuật phục vụ triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phân vùng và cảnh báo sớm thiên tai sạt lở đất, lũ quét

a) Xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; các quy định, quy trình kỹ thuật đo đạc, điều tra khảo sát hiện trạng, lập bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do lũ quét, sạt lở đất hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.

b) Xây dựng và hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác điều tra, khảo sát chi tiết, lập bản đồ phân vùng nguy cơ và phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét ở tỷ lệ lớn.

c) Xây dựng văn bản về quy chế phối hợp, vận hành, khai thác và cập nhật hệ thống dữ liệu sạt lở đất, lũ quét; cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý - điều tra, đánh giá - chính quyền - cộng đồng dân cư địa phương trong công tác cảnh báo sớm về sạt lở đất, lũ quét.

2. Thiết lập và duy trì vận hành hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét

a) Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét.

b) Thiết lập Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm: nâng cấp, phát triển các mô hình cảnh báo sạt lở đất, lũ quét cho 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam; xây dựng hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét thời gian thực, có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan cảnh báo, dự báo và người dân trong thu nhận, phân tích, xử lý thông tin dữ liệu; vận hành thử nghiệm tại trung ương và 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.

c) Duy trì vận hành Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm: đầu tư trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành hệ thống cảnh báo sớm; xây dựng quy chế vận hành, khai thác và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung; ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát, cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét cho hệ thống thông tin - cảnh báo sớm.

3. Điều tra, xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 150 khu vực rủi ro cao (ưu tiên thực hiện trước cho các khu vực có nguy cơ diễn biến thiên tai sạt lở đất, lũ quét phức tạp).

a) Ứng dụng công nghệ viễn thám để điều tra, giám sát, cập nhật thông tin hiện trạng sạt lở đất, lũ quét và các lớp thông tin phục vụ cảnh báo sớm; xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét.

b) Điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin về sạt lở đất, lũ quét; thông tin cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế; thông tin về đặc điểm địa chất - khí tượng thủy văn phục vụ tính toán lập bản đồ phân vùng tính dễ bị tổn thương, mức độ phơi bày do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn.

c) Lập bản đồ hiện trạng sạt lở đất, lũ quét, bộ bản đồ thành phần địa chất, thủy văn tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét.

d) Lập bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét.

4. Điều tra, xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 37 tỉnh trung du và miền núi Việt Nam

a) Ứng dụng công nghệ viễn thám để điều tra, giám sát, cập nhật thông tin hiện trạng sạt lở đất, lũ quét và các lớp thông tin phục vụ cảnh báo sớm; xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét.

b) Điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin về sạt lở đất, lũ quét; thông tin cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế; thông tin về đặc điểm địa chất - khí tượng thủy văn phục vụ tính toán lập bản đồ phân vùng tính dễ bị tổn thương, mức độ phơi bày do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.

c) Lập bản đồ hiện trạng sạt lở đất, lũ quét, bộ bản đồ thành phần địa chất, thủy văn tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.

d) Lập bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 15 tỉnh: 03 tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ (Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên), 05 tỉnh thuộc khu vực Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), 05 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) và 02 tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai).

đ) Cập nhật bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 22 tỉnh đã thực hiện tại Chương trình 705.

5. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; nâng cao năng lực cộng đồng trong truyền thông và sử dụng thông tin cảnh báo sớm

a) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại trong dự báo, cảnh báo và xây dựng Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét.

b) Nâng cao năng lực truyền thông, sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét trong cộng đồng, giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét.

c) Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chia sẻ phương pháp, thông tin dữ liệu, kinh nghiệm trong cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét và phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét.

Danh mục cụ thể các nhiệm vụ trong Phụ lục 1 đính kèm Kế hoạch.

III. GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện thể chế, chính sách

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước, xác định, đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, theo dõi, giám sát thiên tai theo quy định của Luật Khí tượng thủy văn, Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.

2. Khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế

a) Về khoa học công nghệ: ưu tiên phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; tập trung ứng dụng công nghệ viễn thám, tin học, tự động hoá các mô hình, công nghệ hiện đại trong giám sát, quản lý, khai thác, xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm, phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai lũ quét, sạt lở đất theo thời gian thực.

b) Về hợp tác quốc tế: đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực, các đối tác quốc tế trong ứng dụng khoa học công nghệ, trao đổi thông tin dữ liệu, nâng cao năng lực phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai.

3. Phối hợp với các bộ ngành, địa phương

a) Trong quá trình thực hiện, cần rà soát, kế thừa kết quả, sản phẩm của các chương trình, đề án, dự án, đề tài có liên quan đảm bảo thực hiện tiết kiệm, hiệu quả. Các nhiệm vụ thực hiện có kết quả, sản phẩm đến đâu thì công bố , chuyển giao ngay đến đó để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.

b) Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; chủ động liên hệ, tiếp nhận, chia sẻ các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề án, dự án, đề tài có liên quan, thông tin hiện trạng sạt lở đất, lũ quét từ các bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện Đề án đảm bảo kế thừa, tiết kiệm, hiệu quả.

c) Phối hợp với các tỉnh, thành phố liên quan thống nhất danh mục các khu vực cần thực hiện và kế hoạch phối hợp, lồng ghép với các nhiệm vụ của địa phương, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan tới điều tra khảo sát, xác định, đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, tránh chồng chéo, lãng phí; chuyển giao công nghệ, sản phẩm của Đề án để phục vụ xây dựng quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, sơ tán, di dời dân cư khỏi vùng thiên tai đáp ứng các yêu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống, ứng phó với rủi ro lũ quét, sạt lở đất tại địa phương.

4. Về thực hiện các nhiệm vụ của Đề án

a) Phạm vi không gian: ưu tiên thực hiện trước cho các khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét tại các địa phương, đảm bảo hiệu quả của Đề án.

b) Các nhiệm vụ thực hiện: ưu tiên thực hiện trước các nhiệm vụ hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung, thiết kế, xây dựng kiến trúc công nghệ thông tin, hệ thống thông tin- cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét và điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin về sạt lở đất, lũ quét; thông tin cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế; thông tin về đặc điểm địa chất - khí tượng thủy văn phục vụ tính toán lập bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ trung bình và tỷ lệ lớn.

IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

4.1 Tổng cục Khí tượng Thủy văn

a) Là đơn vị đầu mối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị phối hợp trực thuộc Bộ.

b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án trên cơ sở kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình 705, trong đó đề xuất các Tổ công tác kỹ thuật giúp việc Ban Chỉ đạo, bao gồm Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét.

c) Phối hợp với các đơn vị rà soát các nhiệm vụ của Đề án theo quy định.

d) Tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị, báo cáo Bộ trưởng và Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

4.2 Vụ Kế hoạch - Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổng hợp, phân bổ nguồn vốn, dự toán kinh phí hằng năm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện; đề xuất các cơ quan có liên quan kịp thời bổ sung nguồn lực để bảo đảm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch.

4.3 Vụ Khoa học và Công nghệ

Rà soát cơ chế chính sách, tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; chủ trì xây dựng các Chương trình, đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; truyền thông, sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét và chuyển giao các sản phẩm cho đề án.

4.4 Vụ Hợp tác quốc tế

Phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và các đơn vị liên quan vận động hợp tác, hỗ trợ của các đối tác quốc tế cho quá trình triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án.

4.5 Cục Địa chất Việt Nam, Cục Viễn thám quốc gia, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản và các đơn vị khác liên quan

a) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Phụ lục 1.

b) Trong quá trình xây dựng đề cương thuyết minh các nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp thống nhất nội dung, sản phẩm giữa các đơn vị, đảm bảo các nội dung và sản phẩm của các nhiệm vụ thành phần thuộc Đề án có sự kết nối, đạt mục tiêu tổng thể của Đề án Cảnh báo sớm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c) Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, chủ động phối hợp chia sẻ, bàn giao kết quả của các nhiệm vụ đã và đang thực hiện của Đề án Cảnh báo sớm và các chương trình, dự án, đề tài khác có liên quan cho các đơn vị, đảm bảo Đề án thực hiện có hiệu quả, không chồng chéo, lãng phí.

d) Các báo cáo thuyết minh nội dung thực hiện, báo cáo tổng kết nhiệm vụ theo niên độ, báo cáo kết thúc nhiệm vụ phải được lấy ý kiến Tổ công tác kỹ thuật trước khi trình và nghiệm thu kết thúc nhiệm vụ.

đ) Cục Viễn thám quốc gia tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám trong quá trình triển khai Đề án, trong đó tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ sử dụng thiết bị bay không người lái cánh bằng phục vụ công tác khảo sát đa yếu tố địa hình tại các vị trí rủi ro cao.

e) Các Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu khẩn trương hoàn thành cơ sở dữ liệu của Chương trình 705, bàn giao cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn triển khai thực hiện Đề án; phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn xây dựng hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị báo cáo, kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Tổng cục Khí tượng Thủy văn) để xem xét, xử lý./.


PHỤ LỤC 1

CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1262/QĐ-TTG NGÀY 27 THÁNG 10 NĂM 2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CẢNH BÁO SỚM SẠT LỞ ĐẤT, LŨ QUÉT KHU VỰC MIỀN NÚI, TRUNG DU VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 552/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp thực hiện

Sản phẩm chính

Thời gian thực hiện

1

Rà soát, đánh giá hiện trạng, áp dụng thực tiễn hệ thống các quy trình, quy định kỹ thuật liên quan đến lũ quét, sạt lở đất; hoàn thiện các quy trình, quy định, định mức, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phân vùng và cảnh báo sớm thiên tai sạt lở đất, lũ quét

Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

2. Cục Địa chất Việt Nam.

3. Cục Viễn thám quốc gia.

4. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

1. Báo cáo đánh giá hiện trạng, áp dụng thực tiễn hệ thống các quy trình, quy định kỹ thuật liên quan đến lũ quét, sạt lở đất.

2. Dự thảo Các quy định, quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; các quy định, quy trình kỹ thuật đo đạc, điều tra khảo sát hiện trạng, lập bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do lũ quét, sạt lở đất.

3. Dự thảo định mức kinh tế kỹ thuật công tác điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng, lập bản đồ phân vùng nguy cơ và phân vùng rủi ro sạt lở đất, đá, lũ quét tỷ lệ 1:50.000, 1:25.000, 1:10.000 và lớn hơn.

4. Dự thảo Quy chế phối hợp, vận hành, khai thác và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu sạt lở đất, lũ quét; cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý - điều tra, đánh giá - chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong công tác cảnh báo sớm về sạt lở đất, lũ quét

2024-2025

(ưu tiên thực hiện trước)

2

Thiết lập và duy trì vận hành hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét thời gian thực

Tổng cục Khí tượng Thủy văn

1. Cục Địa chất Việt Nam.

2. Cục Viễn thám quốc gia.

3. Cục Chuyển đổi số và và Thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường.

4. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

5. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

6. 37 tỉnh trung du miền núi Việt Nam.

1. Hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét.

2. Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét thời gian thực.

3. Kế hoạch duy trì vận hành hệ thống thông tin - cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất.

4. Quy chế vận hành, khai thác, cập nhật hệ thống thông tin - cảnh báo sớm và cơ sở dữ liệu dùng chung.

5. Tài liệu hướng dẫn địa phương thực hiện việc điều tra, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở đất, lũ quét, quản lý, khai thác và cập nhật thông tin cho Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét theo thời gian thực.

Giai đoạn 1: 2024 - 2025 (ưu tiên thực hiện trước)

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét

Giai đoạn 2: 2026 - 2030

Xây dựng Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét thời gian thực

3

Ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát, cập nhật thông tin hiện trạng sạt lở đất, lũ quét và các lớp thông tin phục vụ cảnh báo sớm; xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét

Cục Viễn thám quốc gia

1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

2. Cục Địa chất Việt Nam.

3. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

4. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

5. 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.

1. Các sản phẩm giải đoán từ ảnh viễn thám cung cấp thông tin về hiện trạng sạt lở đất, lũ quét và các lớp thông tin phục vụ cảnh báo sớm; xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét cho 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam tỉ lệ 1:50.000, 1:25.000 và cho 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét tỉ lệ 1:10.000 và lớn hơn.

2. Công cụ cập nhật, giám sát hiện trạng sạt lở đất, lũ quét và các lớp thông tin nền đảm bảo kết nối, làm đầu vào cho Hệ thống thông tin cảnh báo sớm.

2024-2025

4

Điều tra, xây dựng bộ thông tin dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỉ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét

(Danh sách dự kiến 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét trong Phụ lục 2 của Kế hoạch, trong quá trình thực hiện, danh mục các khu vực này có thể thay đổi căn cứ theo nhu cầu của địa phương và thực tế tình hình diễn biến thiên tai)

Cục Địa chất Việt Nam

1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

2. Cục Viễn thám quốc gia.

3. Cục Đo đạc bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.

4. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

5. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

6. 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.

1. Số liệu điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin về hiện trạng sạt lở đất, lũ quét, thông tin cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế và đặc điểm địa chất - khí tượng thủy văn phục vụ lập bản đồ phân vùng rủi ro do lũ quét, sạt lở đất tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét.

2. Bản đồ hiện trạng sạt lở đất, lũ quét; bộ bản đồ thành phần địa chất, thủy văn; bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét.

2024-2025

5

Điều tra, xây dựng và cập nhật bộ thông tin dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỉ lệ 1:50.000 và tỉ lệ 1:25.000 cho 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam

Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

2. Cục Viễn thám quốc gia.

3. Cục Địa chất Việt Nam.

4. Cục Đo đạc bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.

5. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

6. Viện Khoa học KTTV và Biến đổi khí hậu.

7. 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.

1. Số liệu điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin về hiện trạng sạt lở đất, lũ quét, thông tin cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế và đặc điểm địa chất - khí tượng thủy văn phục vụ lập bản đồ phân vùng rủi ro do lũ quét, sạt lở đất tỉ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 15 tỉnh chưa thực hiện tại Chương trình 705 gồm: 03 tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ (Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên), 05 tỉnh thuộc khu vực Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), 05 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) và 02 tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai).

2. Số liệu điều tra, khảo sát thực địa, thu thập, cập nhật thông tin về hiện trạng sạt lở đất, lũ quét, thông tin cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế và đặc điểm địa chất - khí tượng thủy văn phục vụ lập bản đồ phân vùng rủi ro do lũ quét, sạt lở đất tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 22 tỉnh đã thực hiện tại Chương trình 705.

3. Bản đồ hiện trạng sạt lở đất, lũ quét; bộ bản đồ thành phần địa chất, thủy văn; bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỉ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 15 tỉnh chưa thực hiện tại Chương trình 705 gồm: 03 tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ (Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên), 05 tỉnh thuộc khu vực Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), 05 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) và 02 tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai)

4. Bản đồ cập nhật hiện trạng sạt lở đất, lũ quét; bộ bản đồ cập nhật thành phần địa chất, thủy văn; bản đồ cập nhật phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỉ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 22 tỉnh đã thực hiện tại Chương trình 705.

2024-2025

6

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; nâng cao năng lực cộng đồng trong truyền thông và sử dụng thông tin cảnh báo sớm.

-

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại trong dự báo, cảnh báo và xây dựng Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét

Vụ Khoa học và Công nghệ

1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

2. Cục Viễn thám quốc gia.

3. Cục Địa chất Việt Nam.

4. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

5. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

Sản phẩm của các Đề tài thuộc các Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2021- 2025 liên quan đến cảnh báo lũ quét, sạt lở đất.

2024-2030

-

Nâng cao năng lực truyền thông, sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét trong cộng đồng, giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét

Tổng cục Khí tượng Thủy văn

1. Cục Địa chất Việt Nam.

2. Cục Viễn thám quốc gia.

3. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

4. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

5. 37 tỉnh trung du miền núi Việt Nam.

Các tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm của Đề án; các tài liệu tập huấn, nâng cao năng lực truyền thông cho cộng đồng trong sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét;

2024-2030

-

Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chia sẻ phương pháp, thông tin dữ liệu, kinh nghiệm trong cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét và phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét.

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

1. Vụ Hợp tác quốc tế.

2. Tổng cục Khí tượng Thủy văn

3. Cục Địa chất Việt Nam.

4. Cục Viễn thám quốc gia.

5. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

Các Hội thảo quốc tế về nghiên cứu, chia sẻ phương pháp, thông tin dữ liệu, kinh nghiệm trong cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét và phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro.

2024-2030


PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH DỰ KIẾN 150 KHU VỰC RỦI RO CAO VỚI SẠT LỞ ĐẤT, LŨ QUÉT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 552/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TT

Tỉnh

Huyện

Xã/khu vực

Diện tích

1

Điện Biên

Điện Biên Phủ

Thanh Minh

24.61

2

Sơn La

Phù Yên

Suối Bau

42.5

3

Lào Cai

Lào Cai

Pom Hán

1.72

4

Lào Cai

Bắc Hà

Nậm Lúc

60.69

5

Lào Cai

Bảo Thắng

Trì Quang

33.52

6

Lào Cai

Bắc Hà

Bản Cái

31.82

7

Lào Cai

Bắc Hà

Nậm Khánh

25.55

8

Lào Cai

Bắc Hà

Bắc Hà

1.56

9

Lào Cai

Bắc Hà

Tà Chải

5.17

10

Lào Cai

Si Ma Cai

Mản Thẩn

12.83

11

Lào Cai

Bắc Hà

Bản Phố

16.75

12

Lào Cai

Si Ma Cai

Cán Hồ

5.78

13

Lào Cai

Lào Cai

Cam Đường

15.42

14

Lào Cai

Bắc Hà

Lùng Phình

23.5

15

Lào Cai

Bắc Hà

Na Hối

23.27

16

Lào Cai

Sa Pa

Sử Pán

9.13

17

Lào Cai

Bát Xát

Tòng Sành

5.2

18

Lào Cai

Bắc Hà

Nậm Đét

42.56

19

Lào Cai

Mường Khương

Tả Gia Khâu

27.82

20

Yên Bái

Nghĩa Tâm

Nghĩa Tam

44.56

21

Yên Bái

Nam Cường

Nam Cuong

4.04

22

Yên Bái

Minh An

Minh An

32.68

23

Yên Bái

Yên Bái

Nguyễn Phúc

1.4

24

Yên Bái

Yên Bái

Nguyễn Thái Học

1.79

25

Yên Bái

Yên Bình

Phú Thịnh

11.77

26

Yên Bái

Văn Yên

Ngòi A

37.01

27

Yên Bái

Văn Yên

Viễn Sơn

42.25

28

Yên Bái

Văn Chấn

An Lương

67.82

29

Yên Bái

Mù Cang Chải

bản Sáng Nhù

64,7

30

Yên Bái

Mù Cang Chải

Hổ Bốn

53,69

31

Yên Bái

Yên Bình

Đại Đồng

35,86

32

Hoà Bình

Mai Châu

Đồng Bảng

26.54

33

Hoà Bình

Tân Lạc

Bắc Sơn

14.09

34

Hoà Bình

Tân Lạc

Nam Sơn

20.41

35

Hoà Bình

Tân Lạc

Quyết Chiến

26.19

36

Hoà Bình

Tân Lạc

Lũng Vân

21.33

37

Hoà Bình

Mai Châu

Vạn Mai

35.03

38

Thái Nguyên

Thái Nguyên

Tân Thịnh

3.16

39

Thái Nguyên

Thái Nguyên

Tân Long

2.17

40

Thái Nguyên

Thái Nguyên

Tân Thành

2.38

41

Thái Nguyên

Sông Công

Cải Đan

5.1

42

Hà Tĩnh

Hồng Lĩnh

Thuận Lộc

7.17

43

Hà Tĩnh

Can Lộc

Kim Lộc

5.98

44

Hà Tĩnh

Đức Thọ

Đức Thủy

4.83

45

Hà Tĩnh

Đức Thọ

Thái Yên

4.19

46

Hà Tĩnh

Thạch Hà

Thạch Lưu

6.98

47

Hà Tĩnh

Đức Thọ

Đức Thanh

5.76

48

Hà Tĩnh

Đức Thọ

Đức Thịnh

3.88

49

Hà Tĩnh

Đức Thọ

Trung Lễ

4.2

50

Hà Tĩnh

Thạch Hà

Thạch Hương

6.02

51

Hà Tĩnh

Cẩm Xuyên

Cẩm Nam

9.2

52

Hà Tĩnh

Can Lộc

Song Lộc

5.14

53

Hà Tĩnh

Đức Thọ

Đức Lâm

6.18

54

Hà Tĩnh

Can Lộc

Sơn Lộc

8.79

55

Hà Tĩnh

Thạch Hà

Phù Việt

6.8

56

Hà Tĩnh

Thạch Hà

Thạch Thắng

8.73

57

Hà Tĩnh

Thạch Hà

Thạch Đài

10.5

58

Hà Tĩnh

Thạch Hà

Thạch Vĩnh

11.31

59

Hà Tĩnh

Cẩm Xuyên

Cẩm Yên

8.4

60

Hà Tĩnh

Thạch Hà

Thạch Tân

9.3

61

Hà Tĩnh

Cẩm Xuyên

Cẩm Bình

11.32

62

Hà Tĩnh

Cẩm Xuyên

Cẩm Phúc

7.93

63

Cao Bằng

Nguyên Bình

Thành Công

81.5

64

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Chiến Phố

30.01

65

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Đản Ván

17.14

66

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Tụ Nhân

25.93

67

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Bản Phùng

17.41

68

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Thèn Chu Phìn

20.4

69

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Pố Lồ

26.67

70

Hà Giang

Xín Mần

Bản Díu

17.77

71

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Nàng Đôn

13.2

72

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Nậm Dịch

17.23

73

Hà Giang

Xín Mần

Chế Là

26.67

74

Hà Giang

Xín Mần

Trung Thịnh

13.23

75

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Bản Nhùng

17.24

76

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Vinh Quang

5.05

77

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Bản Péo

12.88

78

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Tân Tiến

18.3

79

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Thông Nguyên

40.92

80

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Nậm Tỵ

43.92

81

Hà Giang

Xín Mần

Ngán Chiên

16.83

82

Hà Giang

Xín Mần

Thu Tà

27.52

83

Hà Giang

Xín Mần

Cốc Rế

14.96

84

Hà Giang

Bắc Mê

Yên Phong

36.85

85

Hà Giang

Xín Mần

Bản Ngò

19.55

86

Hà Giang

Xín Mần

Tả Nhìu

19.5

87

Hà Giang

Bắc Mê

Đường Âm

44.83

88

Hà Giang

Cốc Pài

Coc Pai

16.95

89

Hà Giang

Niêm Tòng

Niem Tong

30.62

90

Hà Giang

Niêm Sơn

Niem Son

56.07

91

Hà Giang

Giàng Chu Phìn

Giang Chu Phin

25.59

92

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Bản Luốc

27.35

93

Hà Giang

Vị Xuyên

Thanh Đức

23.16

94

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Bản Máy

30.43

95

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Ngàm Đăng Vài

12.96

96

Hà Giang

Xín Mần

Nàn Xỉn

25.26

97

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Hồ Thầu

52.93

98

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Tả Sử Choóng

24.36

99

Hà Giang

Vị Xuyên

Xín Chải

23.59

100

Hà Giang

Xín Mần

Bản Díu

17.77

101

Hà Giang

Xín Mần

Quảng Nguyên

100.73

102

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Sán Xả Hồ

13.94

103

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Nậm Khòa

41.97

104

Hà Giang

Hoàng Su Phì

Nam Sơn

30.89

105

Hà Giang

Xín Mần

Nấm Dẩn

39.22

106

Hà Giang

Bắc Mê

Phú Nam

43.88

107

Hà Giang

Quang Bình

Tiên Nguyên

98.96

108

Hà Giang

Quang Bình

Xuân Minh

68.6

109

Tuyên Quang

Sơn Dương

Hào Phú

14

110

Tuyên Quang

Sơn Dương

Tam Đa

15.37

111

Tuyên Quang

Nà Hang

Hồng Thái

16.15

112

Tuyên Quang

Nà Hang

Thượng Giáp

28.6

113

Kon Tum

Tu Mơ Rông

Tu Mơ Rông

56.86

114

Kon Tum

Tu Mơ Rông

Đắk Hà

95.65

115

Kon Tum

Đắk Glei

Đắk Nhoong

164.74

116

Kon Tum

Đắk Glei

Đắk Choong

126.73

117

Kon Tum

Đắk Glei

Đắk Pék

89.76

118

Kon Tum

Đắk Glei

Xốp

139.36

119

Kon Tum

Kon Plông

Đắk Ring

98.62

120

Kon Tum

Đắk Glei

Đắk KRoong

86.46

121

Kon Tum

Tu Mơ Rông

Tê Xăng

45.96

122

Kon Tum

Đắk Glei

Đắk Glei

93.39

123

Kon Tum

Tu Mơ Rông

Ngok Yêu

134.14

124

Kon Tum

Kon Plông

Đắk Nên

132.12

125

Kon Tum

Tu Mơ Rông

Ngọk Lây

92.42

126

Kon Tum

Đắk Glei

Đắk Long

280.87

127

Kon Tum

Đắk Glei

Đắk Man

121.84

128

Kon Tum

Đắk Hà

Đắk Ui

97.34

129

Kon Tum

Kon Rẫy

Đắk Tơ Lung

124.47

130

Kon Tum

Tu Mơ Rông

Đắk Sao

87.79

131

Kon Tum

Tu Mơ Rông

Măng Ri

44.68

132

Kon Tum

Kon Plông

Măng Buk

143.14

133

Kon Tum

Đắk Glei

Ngọc Linh

75.36

134

Kon Tum

Tu Mơ Rông

Đắk Rơ Ông

69.38

135

Gia Lai

Đăk Đoa

Hà Đông

195.67

136

Bình Định

An Lão

An Nghĩa

37.44

137

Bình Định

Hoài Ân

Dak Mang

125.05

138

Bình Định

Hoài Ân

Ân Sơn

62.88

139

Bình Định

Vĩnh Thạnh

Vĩnh Hiệp

83.93

140

Bình Định

An Lão

An Vinh

86.02

141

Khánh Hòa

Khánh Vĩnh

Sơn Thái

62.59

142

Lâm Đồng

Đà Lạt

Tà Nung

46.19

143

Lâm Đồng

Đà Lạt

Phường 5

34.36

144

Lâm Đồng

Đà Lạt

Phường 10

13.71

145

Lâm Đồng

Di Linh

Sơn Điền

120.07

146

Lâm Đồng

Lâm Hà

Đông Thanh

34,24

147

Đăk Nông

Gia Nghĩa

Nghĩa Thành

3,11

148

Đăk Nông

Tuy Đức

Quảng Trực

559,81

149

Đăk Nông

Tuy Đức

Quảng Tâm

69,95

150

Đăk Nông

Đắk Glong

Quảng Sơn

454,22

Ghi chú: danh sách 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét được kế thừa kết quả điều tra, phân vùng của Đề tài TNMT.2021.02.08 “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí và xác định các khu vực rủi ro cao về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản chủ trì (lựa chọn các khu vực có: đồng thời trên 60% diện tích có nguy cơ sạt lở và 30% diện tích có nguy cơ lũ quét hoặc trên 70% diện tích có nguy cơ sạt lở hoặc trên 60% diện tích có nguy cơ lũ quét và bao gồm cả các khu vực có nguy cơ cao, rất cao đã liên tiếp xảy ra hiện tượng sạt lở, sụt lún đất, lũ quét trong tháng 6, tháng 7 đến nay tại Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Đăk Nông, Lâm Đồng). Trong quá trình thực hiện, căn cứ theo nhu cầu của địa phương và thực tế tình hình diễn biến thiên tai có thể điều chỉnh các khu vực (xã) nêu trên nhưng không vượt quá 150 khu vực (xã).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 552/QĐ-BTNMT ngày 07/03/2024 về Kế hoạch thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.006

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.1.63
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!