Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 544/QĐ-UBND 2020 Đề án truyền thông bảo vệ môi trường nông thôn Kiên Giang

Số hiệu: 544/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Phạm Vũ Hồng
Ngày ban hành: 04/03/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 544/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 04 tháng 3 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Đề án “Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái đặc thù giai đoạn 2017 - 2020”;

Căn cứ Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Đcương và dự toán kinh phí nhiệm vụ “Xây dựng Đề án truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang tại Tờ trình số 52/TTr-STNMT ngày 12 tháng 02 năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn (đính kèm Đề án).

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức có liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3 của Quyết định;
- TT. Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- LĐVP, P.KTCN;
- Lưu: VT, dtnha.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Vũ Hồng

ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 544/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Hiện nay, trung bình mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh trên 1.200 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó lượng rác thải sinh hoạt ở nông thôn khoảng 650 tấn/ngày và ở đô thị là 550 tấn/ngày. Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom khoảng 90% lượng phát sinh và lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn chỉ được thu gom với tỷ lệ thấp khoảng 32%, phần còn lại không được thu gom, xử lý mà thải trực tiếp ra ao, hồ, biển, sông, rạch gây ô nhiễm môi trường nước... có thể thấy chất thải rắn không còn là vấn đề cấp bách của riêng đô thị mà đã trở thành vấn đề đáng báo động ở vùng nông thôn.

Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi tập trung ở khu vực nông thôn cũng đã và đang có hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí do chất thải phát sinh không được thu gom, xử lý triệt để. Trong trồng trọt, việc sử dụng ngày càng tăng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa học đang ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đất. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ các hóa chất BVTV tồn lưu là nguyên nhân chính dẫn tới hàm lượng các kim loại nặng cũng như dư lượng hóa chất BVTV trong đất ở khu vực nông thôn đã có sự gia tăng. Công tác thu gom, xử lý bao bì, chai lọ chứa hóa chất BVTV cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, các loại chất thải này chưa được thu gom triệt để, còn bị vứt bừa bãi trên đồng ruộng hoặc nguy hiểm hơn có trường hợp vứt ngay đầu nguồn nước sinh hoạt. Mặc dù, một số địa phương đã có kế hoạch thu gom xử lý nhưng việc triển khai chưa phát huy hiệu quả do hạn chế về nguồn nhân lực và kinh phí thực hiện.

Nhận thức của một số bộ phận người dân và cộng đồng đang sống và làm việc tại các khu vực nông thôn về vấn đề môi trường còn chưa cao. Việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất; việc xả nước, rác thải; sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tư các công trình phục vụ đời sống và sức khỏe (bể nước, cống rãnh thoát nước, hố xí...), việc tham gia công tác vệ sinh môi trường cộng đồng...còn hạn chế. Đặc biệt, trong hoạt động quản lý, BVMT còn nhiều bất cập. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ BVMT chưa đầy đủ, chưa thấy rõ được nguy cơ ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn sẽ có tác động tiêu cực đến đi sống kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó có sức khỏe người dân. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường ở cấp xã còn hạn chế về số lượng và bất cập về chất lượng. Cơ sở pháp lý, ngân sách đầu tư cho BVMT nước còn ít và bộc lộ một số bất cập. Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương đôi lúc chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng...

Môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện những khu vực có dấu hiệu ô nhiễm hoặc ô nhiễm cục bộ. Chính vì vậy, việc đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như kiểm soát ô nhiễm môi trường nông thôn cần được các cấp, các ngành chức năng có sự quan tâm đúng mức, đồng thời có những giải pháp phù hợp để ngăn chặn vấn đề này trước khi trở nên nghiêm trọng.

Để giảm thiểu những tác động xấu của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của người dân nông thôn hiện nay cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ cơ chế, chính sách, nguồn tài chính hỗ trợ đến công tác tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ chính môi trường mình đang sinh sống. Trong đó, truyền thông môi trường là một công cụ đặc biệt của công tác quản lý môi trường nhằm tạo ra phong trào qun chúng nâng cao nhận thức và chung tay bảo vệ môi trường về bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức để tạo lập nên văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường. Truyền thông môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất và không những chỉ tự mình tham gia mà còn lôi cuốn những người khác cùng tham gia tạo ra các kết quả có tính đại chúng. Do đó, việc xây dựng Đề án truyền thông về môi trường nông thôn là rất cần thiết, là cơ sở để thực hiện nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường cho vùng nông thôn của tỉnh Kiên Giang.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN

2.1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Bảo vệ Môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014.

- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

- Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Đề án “Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái đặc thù giai đoạn 2017 - 2020”.

- Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí nhiệm vụ “Xây dựng Đán truyền thông về môi trường nông thôn”.

- Công văn số 4927/VP-KTCN ngày 13 tháng 9 năm 2017 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc chấp thuận chủ trương cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ lập Đề án truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn.

2.2. Cơ sở thực tiễn:

a) Thực trạng công tác bảo vệ môi trường ở vùng nông thôn:

Hiện nay, vấn đề vệ sinh môi trường ở vùng nông thôn đang trở thành bức xúc đối với tỉnh Kiên Giang. Do đặc thù của khu vực là min sông nước nên hu hết sinh hoạt của người dân đều diễn ra trên sông, rạch và mọi chất thải thải ra đều đổ vào sông rạch. Bên cạnh đó, do chưa nhận thức được hết các vấn đề môi trường, hầu hết người dân đều vứt rác bừa bãi ra đường, ra sông, kênh, hậu quả là khả năng tự làm sạch của các con sông đang giảm dn, môi trường sống đang ngày càng xuống cấp, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe người dân. Một số vấn đề môi trường chính ở vùng nông thôn còn tồn tại như sau:

- Rác thải: Chưa được thu gom và xử lý triệt để, hiện nay người dân vẫn còn xử lý rác bằng cách đốt, chôn sau vườn hoặc vứt bỏ xuống sông. Mặc dù ý thức được hành động này sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nhưng vì nhiều lý do như: Tại khu vực sinh sống không có tuyến thu gom rác và do thói quen nên người dân vẫn thải bỏ rác bừa bãi.

- Thiếu nước sạch sử dụng: Hiện nay đa số người dân ở khu vực nông thôn sử dụng nước giếng khoan làm nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và các hoạt động khác. Nước máy chỉ mới cung cấp cho một số khu vực trung tâm của các xã và các tuyến dân cư tập trung, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch còn thấp. Do đó, nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ở vùng nông thôn là rất lớn.

- Thu gom, xử lý vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng: Vẫn còn hạn chế, chính quyền địa phương tổ chức thu gom còn ít. Hiện nay, đa số người dân vẫn chưa thực hiện thu gom sau khi sử dụng.

- Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi: Tỷ lệ số hộ chăn nuôi có hầm ủ biogas còn rất hạn chế; phần lớn chất thải chăn nuôi chưa được thu gom xử lý mà chủ yếu được thải xuống các ao nuôi cá, hoặc để phân hủy tự nhiên ngoài sân, vườn gây mất vệ sinh.

b) Thực trạng công tác truyền thông về bảo vệ môi trường:

Trong những năm qua, công tác truyền thông về bảo vệ môi trường đã và đang được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tăng cường thực hiện cả về số lượng lẫn hình thức, nội dung luôn được đổi mới và ngày càng thu hút được sự quan tâm của người dân. Điều này đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân. Ngoài ra, có nhiều mô hình truyền thông về bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng hay bước đầu được triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, qua quá trình triển khai công tác truyền thông về bảo vệ môi trường, các sở, ngành, địa phương còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể là:

- Công tác chỉ đạo, phối hợp: Các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, sở, ban ngành, đoàn thể ở nhiều nơi chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác truyền thông về bảo vệ môi trường ở vùng nông thôn; công tác phối hợp liên ngành trong công tác truyền thông chưa thường xuyên.

- Về nguồn lực: Chính quyền các cấp địa phương chưa chủ động cân đối, bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương cho việc triển khai công tác truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn; việc huy động sự hỗ trợ để thực hiện công tác truyền thông chưa đáp ứng được so với nhu cầu; đội ngũ thực hiện công tác truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn còn hạn chế về năng lực, phương tiện truyền thông còn hạn chế.

- Phương pháp và nội dung truyền thông: Các phương pháp và nội dung truyền thông triển khai đến từng đối tượng thụ hưởng chưa chú trọng tới đc điểm địa lý, văn hóa, dân tộc của từng địa bàn.

- Kiến thức, nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân ở vùng nông thôn còn tồn tại khoảng cách rt lớn từ kiến thức tới thực hành, đặc biệt ở các nhóm đối tượng là người nghèo, người dân tộc thiểu số. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ dân trí tại các khu vực này còn hạn chế, nhiều thói quen lạc hậu còn tồn tại, thiếu thốn về kinh tế và sự ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ.

- Các mô hình truyền thông đã triển khai, tuy nhiên chưa được tổng kết, đánh giá để áp dụng phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

3.1. Phạm vi thực hiện của Đề án:

Đề án được triển khai tại các vùng nông thôn thuộc 15 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

3.2. Đối tượng của Đề án:

- Đối tượng truyền thông vận động và huy động: Lãnh đạo các cấp ủy Đảng; chính quyền các cấp; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội; các cơ quan thông tin báo chí; các doanh nghiệp, nhà tài trợ.

- Đối tượng truyền thông thay đổi hành vi: Người dân tại vùng nông thôn.

- Đối tượng hưởng lợi: Mọi người dân ở vùng nông thôn, trong đó ưu tiên người nghèo và cận nghèo, dân tộc thiểu số, người có điều kiện sống khó khăn ở vùng sâu, vùng xa.

IV. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

4.1. Mục tiêu chung:

Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về bảo vệ môi trường đối với vùng nông thôn, góp phần vào nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

4.2. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2025:

a) Nhiệm vụ 1: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể trong việc thực hiện công tác truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn.

* Mục tiêu:

- 100% cán bộ lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể cấp huyện, xã được tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác truyền thông bo vệ môi trường vùng nông thôn.

- 100% Ủy ban nhân dân cấp huyện có kế hoạch và tổ chức các hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong đó, có 80% cấp huyện có triển khai truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn.

* Trách nhiệm thực hiện:

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các lớp tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phổ biến thông tin về thực trạng ô nhiễm môi trường, những kiến thức cơ bản về môi trường cho cán bộ thuộc các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp huyện và cấp xã.

- Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang, Báo Kiên Giang và các cơ quan báo chí ở các địa phương phối hợp Ủy ban nhân dân các địa phương, cơ quan môi trường địa phương xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn.

- Căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động xây dựng kế hoạch truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn, trong đó có địa bàn nông thôn.

b) Nhiệm vụ 2: Nâng cao nhận thức và năng lực truyền thông của cán bộ phụ trách môi trường và lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt làm công tác truyền thông về môi trường ở cấp huyện và cấp xã.

* Mục tiêu:

- 100% các huyện, thành phố trong tỉnh có tổ chức tập huấn về phương pháp và kỹ năng truyền thông thay đổi nhận thức về các vấn đề cơ bản về bảo vệ môi trường nông thôn (thu gom, xử lý rác quy mô hộ gia đình; xử lý nước giếng khoan; xây dựng hố xí hp vệ sinh; cách xử lý chất thải trong chăn nuôi; cách xúc rửa, thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng,...) cho cán bộ phụ trách môi trường; lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt và cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể các cấp có liên quan.

- 80% lực lượng tuyên truyền viên tại các huyện, xã được tập huấn về phương pháp, kỹ năng truyền thông và được cung cấp tài liệu truyền thông các vấn đề cơ bản về môi trường để có thể thực hiện công tác truyền thông đến cộng đồng.

* Trách nhiệm thực hiện:

- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban ngành cấp tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể các cấp có liên quan.

c) Nhiệm vụ 3: Thành lập, triển khai các mô hình truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn.

* Mục tiêu:

Có ít nhất 70% xã thành lập và triển khai mô hình truyền thông và quản lý môi trường dựa vào cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trong đó, có ít nhất 80% ấp của mỗi xã có mô hình truyền thông về bảo vệ môi trường được triển khai và duy trì thường xuyên trên địa bàn.

* Trách nhiệm thực hiện:

- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp huyện (bộ phận chuyên môn về môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu).

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã; các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể các cấp có liên quan.

d) Nhiệm vụ 4: Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân nông thôn về các vấn đề cơ bản bảo vệ môi trường.

* Mục tiêu:

- 80% các huyện, thành phố trong tỉnh hàng năm có tổ chức các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường tại vùng nông thôn nhân hưởng ứng các ngày về môi trường như: Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường (29/4 - 06/5), Ngày Môi trường thế giới (05/6), Ngày vệ sinh yêu nước (02/7) và Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn (tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm).

- 70% các huyện, thành phố trong tỉnh xây dựng và phổ biến các tài liệu truyền thông về bảo vệ môi trường qua các kênh truyền thông cho từng nhóm đối tượng mục tiêu phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- 80% người dân sống trên địa bàn nông thôn được tuyên truyền các vấn đề cơ bản về môi trường (thu gom, xử lý rác quy mô hộ gia đình; xử lý nước giếng khoan; xây dựng hố xí hp vệ sinh; cách xử lý chất thải trong chăn nuôi; cách xúc rửa, thu gom bao gói thuc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng,...) thông qua các kênh truyền thông phù hợp, như: Các cuộc họp tnhân dân tự quản; thông qua thành viên các câu lạc bộ; đài phát thanh; đài truyền thanh...Trong đó, 50% người dân được tuyên truyền thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen sinh hoạt hàng ngày góp phần bảo vệ và phục hồi môi trường vùng nông thôn.

* Trách nhiệm thực hiện:

- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp huyện (bộ phận chuyên môn về môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu).

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã; các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể các cấp có liên quan.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong phạm vi trách nhiệm quản lý chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả; định kỳ hàng năm và 05 năm, gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

5.2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện, hướng dẫn, theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ; định kỳ hàng năm và 05 năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

5.3. Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố bố trí kinh phí để thực hiện Đề án theo quy định về quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.

Các cơ quan được phân công chủ trì thực hiện nhiệm vụ trong Đề án chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách được phê duyệt và huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật đthực hiện có hiệu quả Đề án.

5.4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường ở nông thôn; chđộng phối hợp, vận động đoàn viên, hội viên đăng ký cam kết thực hiện sản xuất an toàn, không gây ô nhiễm môi trường; thu gom và xử lý rác thải trong sản xut nông nghiệp theo quy định.

5.5. Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang; Báo Kiên Giang chủ động phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan để đưa tin, xây dựng các phóng sự, chuyên mục về các hoạt động của các địa phương trong việc thực hiện Đề án đtuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.

Trên đây là Đề án truyền thông về môi trường nông thôn của tỉnh Kiên Giang, đề nghị các sở, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện tốt Đề án này./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 544/QĐ-UBND ngày 04/03/2020 phê duyệt Đề án truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn do tỉnh Kiên Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


311

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.104.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!