ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 51/2022/QĐ-UBND
|
Đắk
Nông, ngày 23 tháng 12 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng
6 năm 2020;
Căn cứ
Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 20/2021/TT-BYT
ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Bộ Y tế về quản lý chất thải rắn y tế trong phạm
vi khuôn viên cơ sở y tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 326/TTr-STNMT ngày 15 tháng 12 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định về
quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
10 tháng 01 năm 2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc
Công an tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Y tế, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải; Thủ trưởng các Sở, Ban,
ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa và
các tổ chức, cơ quan, đơn vị, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TN&MT, YT, XD;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Đài PT&TH tỉnh, Báo Đắk Nông;
- Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm lưu trữ - Sở Nội vụ;
- Lưu: VT, TH, KT, NNTNMT(N).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Trọng Yên
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số 51/2022/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đắk Nông)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
1. Quy định này quy định về quản lý
chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông bao gồm: Chất thải
rắn sinh hoạt, chất thải rắn trong hoạt động xây dựng, chất thải rắn y tế, chất
thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn nguy hại.
2. Các hoạt động về bảo vệ môi trường
và quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh ngoài việc thực hiện theo Quy định
này phải thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành khác có nội dung
liên quan.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan,
tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân
nước ngoài (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến quản
lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Phân loại chất thải rắn là hoạt động
phân tách chất thải nhằm chia thành các nhóm, loại chất thải rắn để có các quy
trình quản lý khác nhau.
2. Thu gom chất thải rắn là hoạt động
tập hợp, lưu giữ tạm thời chất thải rắn phát sinh từ các chủ nguồn thải, các điểm
tập kết, điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
chấp thuận.
3. Vận chuyển chất thải rắn là quá
trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo
hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải rắn và sơ chế chất thải rắn tại
điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển.
4. Xử lý chất thải rắn là quá trình sử
dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật khác nhau nhằm loại bỏ các yếu tố gây ô
nhiễm môi trường.
5. Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận
chuyển chất thải rắn là tổ chức hoặc cá nhân có đủ điều kiện và được phép thực
hiện hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải theo quy định
của pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc
chung
1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa
vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội; là nền tảng đảm bảo
cho kinh tế xã hội của tỉnh phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định
an ninh, chính trị, và thúc đẩy hội nhập kinh tế của tỉnh Đắk Nông.
2. Hoạt động quản lý chất thải rắn phải
đảm bảo theo nguyên tắc bảo vệ môi trường; cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư,
hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi có nghĩa vụ tham gia và đóng góp tài
chính cho hoạt động này; đối tượng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải chi
trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định
của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân có phát sinh chất
thải rắn có trách nhiệm tăng cường áp dụng các giải pháp tiết kiệm tài nguyên
và năng lượng; sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thân thiện môi trường,
năng lượng tái tạo; áp dụng công nghệ, chương trình sản xuất sạch hơn, kiểm
soát môi trường và các biện pháp khác để giảm thiểu phát
sinh chất thải rắn; từng bước phân loại chất thải rắn tại nguồn nhằm mục đích
tăng cường tái sử dụng, tái chế, đồng
xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng.
4. Khuyến khích việc xã hội hóa công
tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn và thu hồi
năng lượng từ chất thải rắn; việc đầu tư mới các cơ sở xử lý chất thải trên địa
bàn tỉnh theo hướng tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý thu hồi năng lượng,
hạn chế tối đa việc chôn lấp chất thải rắn.
5. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn
chỉ được chở đúng dung tích hoặc trọng tải được phép chở của phương tiện và phải
được gắn thiết bị định vị để theo dõi, giám sát lộ trình
di chuyển theo quy định.
6. Khuyến khích áp dụng các công nghệ
xử lý chất thải rắn thân thiện với môi trường. Việc sử dụng chế phẩm sinh học
trong xử lý chất thải rắn phải tuân theo quy định của pháp luật.
7. Khuyến khích áp dụng các giải pháp
chuyển đổi số, phát triển, ứng dụng các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số
để thúc đẩy giảm thiểu phát sinh, tái sử dụng, phân loại, thu gom, vận chuyển,
tái chế và xử lý chất thải rắn.
Chương II
QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT
Điều 5. Quản lý
hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
1. Việc thực hiện thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Bảo vệ
môi trường năm 2020.
2. Điều kiện tham gia hoạt động thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
a) Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực,
phương tiện và thiết bị để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt
tại những địa điểm đã quy định;
b) Thu gom, vận chuyển chất thải rắn
sinh hoạt đến điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý bằng các phương
tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; bố
trí phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển
để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc chuyển giao cùng với chất thải rắn sinh hoạt
cho đơn vị xử lý.
3. Phương tiện thu gom, vận chuyển phải
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 27 Thông
tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (viết tắt
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
4. Quy định về tuyến đường và thời
gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
a) Tuyến đường vận chuyển gồm đường
trong khu vực đô thị (đường đô thị, các đoạn tuyến quốc lộ, tỉnh lộ qua đô thị)
và đường ngoài khu vực đô thị;
b) Thời gian vận chuyển: Đối với
phương tiện vận chuyển có hành trình đi qua các tuyến đường thuộc nội thị thành
phố Gia Nghĩa, thị trấn các huyện: Thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
từ 18 giờ ngày hôm trước đến trước 05 giờ ngày hôm sau. Đối với phương tiện vận
chuyển có hành trình đi qua các tuyến đường ngoài khu vực đô thị: Chủ cơ sở dịch
vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng thời gian cho phù hợp tình hình thực tế
tại địa phương.
5. Nguyên tắc xây dựng lộ trình vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt
a) Lộ trình vận chuyển phải tuân thủ
các quy định của các cơ quan chức năng về giao thông tại khu vực (thời gian lưu
thông, tải trọng của cầu, đường, đường cấm, đường một chiều,...) và phải đảm bảo
tối ưu về cự ly vận chuyển và tình
hình giao thông tại khu vực;
b) Xây dựng lộ trình theo nguyên tắc
hạn chế vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các điểm tập kết về trạm trung
chuyển; ưu tiên thực hiện lộ trình thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ
các điểm tập kết để vận chuyển về các cơ sở xử lý;
c) Chủ thu gom,
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm xây dựng lộ trình vận chuyển
theo các quy định hiện hành.
6. Quy định kỹ thuật về thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt
a) Hộ gia đình, cá nhân chuyển chất
thải rắn sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển
giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong khoảng thời
gian, địa điểm, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định. Cơ sở thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng loa, chuông, kẻng hoặc hình thức thông
báo khác đã thỏa thuận, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã khi thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt, đồng thời giám sát việc
phân loại theo các nhóm chất thải rắn sinh hoạt đã phân loại tại các điểm tập kết;
b) Chủ dự án đầu tư, Chủ sở hữu, Ban
quản lý khu đô thị mới, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng phải bố trí thiết
bị, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các loại chất thải
theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định này; tổ chức thu gom chất thải rắn từ
hộ gia đình, cá nhân và chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn
sinh hoạt;
c) Không được phép thu gom chất thải
rắn sinh hoạt có lẫn chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông
thường từ các doanh nghiệp đến điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn
sinh hoạt ngoài phạm vi hợp đồng đã ký hoặc văn bản giao nhiệm vụ của Ủy ban
nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Quá trình thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt phải tuân thủ quy định kỹ thuật về thu gom chất thải rắn
sinh hoạt và các quy định về phòng, chống dịch có liên quan của địa phương.
7. Việc cung ứng dịch vụ thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường, nội
dung hợp đồng đã ký kết và tuân thủ các quy định hiện hành về kiểm tra, giám
sát, nghiệm thu, thanh toán các hoạt động cung ứng dịch vụ thu gom chất thải rắn
sinh hoạt.
Điều 6. Điểm tập
kết và trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt
1. Quy định kỹ thuật về điểm tập kết
a) Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định khoản 1 Điều 26
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ;
b) Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ
trì, phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để xác định
vị trí, thời gian tập kết, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn
sinh hoạt tại điểm tập kết phù hợp; bảo đảm an toàn giao thông; hạn chế tối đa
hoạt động vào giờ cao điểm.
2. Quy định kỹ thuật về trạm trung
chuyển
a) Trạm trung chuyển chất thải rắn
sinh hoạt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản
2 Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ;
b) Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì,
phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để xác định vị
trí, thời gian tập kết, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn
sinh hoạt tại trạm trung chuyển;
c) Các điểm tập kết, trạm trung chuyển
phải phù hợp về cự ly vận chuyển đến các khu xử lý; được thiết kế theo đúng quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; đảm bảo mỹ quan, không gây ô nhiễm môi trường
đất, không khí và nguồn nước trong quá trình vận hành.
Điều 7. Xử lý chất
thải rắn sinh hoạt và Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt
1. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh
hoạt được lựa chọn theo các tiêu chí quy định tại Điều 28 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .
2. Việc lựa chọn chủ đầu tư, chủ xử
lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện theo quy định tại Điều 59 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
3. Việc triển khai xây dựng và vận
hành các khu xử lý, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh phải tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các
quy định pháp luật liên quan.
4. Khuyến khích việc lựa chọn đầu tư
xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung; mô hình cụm xử lý liên
huyện, áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường,
ưu tiên lựa chọn công nghệ xử lý có thu hồi năng lượng và thành phần có ích
trong chất thải rắn sinh hoạt; đảm bảo giảm tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt bằng
phương pháp chôn lấp trực tiếp, không gây ô nhiễm môi trường.
5. Địa điểm lựa chọn đầu tư xây dựng
các khu xử lý, cơ sở xử lý, các điểm hoặc bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
hợp vệ sinh, phải phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn theo quy hoạch xây
dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội tỉnh Đắk Nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh.
Điều 8. Phân loại,
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cồng kềnh
1. Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải
có thể tự vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh đến điểm tập kết, trạm trung chuyển
chất thải rắn sinh hoạt hoặc tự thỏa thuận với đơn vị thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt để yêu cầu dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh.
2. Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải
phải trả chi phí dịch vụ tháo dỡ, thu gom, vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh
cho đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, mức chi phí do hai bên
tự thoả thuận.
3. Chất thải rắn cồng kềnh được vận
chuyển, xử lý như chất thải rắn sinh hoạt. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải
rắn cồng kềnh từ điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến cơ
sở xử lý chất thải do Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phối hợp
với Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định, được thực hiện định kỳ ít nhất 02 lần/tháng
và được Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa vào nội dung đấu thầu, đặt hàng cung ứng
dịch vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quản lý của Ủy ban nhân
dân cấp huyện.
Chương III
QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN TỪ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Điều 9. Phân loại
chất thải rắn xây dựng
1. Chất thải rắn
xây dựng được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý như sau
a) Chất thải rắn có khả năng tái chế
được;
b) Chất thải rắn có thể được tái sử dụng
ngay trên công trường hoặc tái sử dụng ở các công trường xây dựng khác;
c) Chất thải không tái chế, tái sử dụng
được và phải đem đi chôn lấp theo quy định;
d) Chất thải rắn xây dựng có yếu tố
nguy hại được phân loại riêng và quản lý theo quy định và các văn bản pháp luật
hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hại.
2. Chất thải rắn xây dựng sau khi phân
loại không được để lẫn với các chất thải khác và phải được lưu giữ riêng theo
quy định.
3. Trong trường hợp chất thải rắn xây
dựng thông thường có lẫn với chất thải rắn nguy hại thì phải thực hiện việc
phân định, phân tách phần chất thải rắn nguy hại. Nếu không thể phân định, phân
tách được thì toàn bộ hỗn hợp phải được quản lý như đối với chất thải nguy hại.
Điều 10. Lưu giữ
chất thải rắn xây dựng
1. Khi tiến hành thi công xây dựng
công trình, Chủ nguồn thải phải bố trí thiết bị hoặc khu vực lưu giữ chất thải
rắn xây dựng trong khuôn viên công trường hoặc tại địa điểm theo quy định của
chính quyền địa phương và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Địa điểm lưu giữ chất thải rắn xây
dựng phải bố trí ở nơi tránh bị ngập nước, hoặc nước mưa
chảy tràn từ bên ngoài vào, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh khu vực lưu
giữ.
3. Thiết bị, khu vực lưu giữ chất thải rắn xây dựng phải đảm bảo không gây cản trở giao thông của
khu vực và đảm bảo mỹ quan đô thị; phải ghi hoặc dán nhãn thông tin về loại chất
thải rắn xây dựng.
4. Thời gian lưu giữ chất thải rắn
xây dựng phù hợp theo đặc tính của loại chất thải rắn và quy mô, khả năng lưu
chứa của thiết bị, địa điểm lưu giữ.
5. Các loại chất thải rắn xây dựng có
thể tái chế, tái sử dụng được phân loại phải lưu chứa trong các thiết bị hoặc
khu vực lưu giữ riêng.
Điều 11. Thu
gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng
1. Chất thải rắn xây dựng phải được
thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết và cơ sở xử lý được đầu tư xây dựng theo
quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cơ sở tái chế, công
trình khác để tái chế, tái sử dụng.
2. Việc vận chuyển phải theo thời
gian và lộ trình về tuyến đường, an toàn giao thông và tuân thủ các quy định của
cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông tại địa phương.
3. Phương tiện thu gom, vận chuyển phải
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 27 Thông
tư số 02/2022/TT-BTNMT .
4. Trong quá trình vận chuyển, phương
tiện vận chuyển phải đảm bảo không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi,
mùi.
5. Trong trường hợp chủ nguồn thải tự
vận chuyển chất thải rắn xây dựng thì phải tuân thủ các quy định tại Điều này.
Điều 12. Điểm tập
kết chất thải rắn xây dựng
1. Điểm tập kết chất thải rắn xây dựng
phải được quy hoạch tại các vị trí thuận tiện giao thông và phải bảo đảm hoạt động
chuyên chở không gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường và mỹ quan đô thị.
2. Điểm tập kết chất thải rắn xây dựng
chỉ tiếp nhận và lưu giữ chất thải rắn xây dựng thông thường, chất thải rắn xây
dựng có chứa thành phần nguy hại phải được vận chuyển trực
tiếp đến cơ sở xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
3. Điểm tập kết chất thải rắn xây dựng
phải có khả năng tiếp nhận và lưu giữ khối lượng chất thải rắn xây dựng phù hợp
với khả năng thu gom, vận chuyển trên địa bàn nhưng không vượt quá 80% khả năng
lưu chứa của điểm tập kết.
Điều 13. Tái sử
dụng, tái chế chất thải rắn xây dựng
1. Chất thải rắn xây dựng được tái sử
dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
2. Đối với các công trình xây dựng
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 của Quy định này, khuyến khích thực hiện
các giải pháp liên quan đến tái sử dụng, tái chế chất thải rắn xây dựng ngay tại
công trường trong kế hoạch quản lý chất thải rắn xây dựng, kế hoạch giải pháp
thi công, hồ sơ môi trường được duyệt (nếu có),...
3. Chất thải rắn xây dựng có khả năng
tái chế, tái sử dụng được thu gom, vận chuyển đến các cơ sở xử lý chất thải rắn
xây dựng để tái chế, tái sử dụng.
4. Các loại chất thải rắn xây dựng được
tái chế, tái sử dụng theo các mục đích sau
a) Chất thải rắn xây dựng dạng bê
tông và gạch vụn chủ yếu được tái chế thành cốt liệu thô, có thể sử dụng làm vật
liệu sản xuất gạch, tấm tường, gạch lát nền, các sản phẩm
vật liệu xây dựng khác hoặc san nền;
b) Đối với chất thải rắn xây dựng như
gỗ, giấy chủ yếu được tái chế làm nguyên liệu cho sản xuất giấy, gỗ và nhiên liệu
đốt;
c) Đối với chất thải rắn xây dựng là
vật liệu hỗn hợp nhựa đường, có thể tái chế thành vật liệu
bê tông nhựa (dạng cốt liệu);
d) Đối với phế liệu là thép và các vật
liệu kim loại khác, có thể trực tiếp tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu cho ngành
luyện kim;
đ) Các loại chất thải rắn xây dựng
khác, tùy theo tính chất và đặc điểm (thành phần), được tái sử dụng, tái chế
theo mục đích sử dụng phù hợp.
Điều 14. Xử lý
chất thải rắn xây dựng
1. Cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng
phải được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp huyện, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Nông được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Khuyến khích việc xử lý chất thải
rắn xây dựng tại nơi phát sinh với quy trình, công nghệ phù hợp, đảm bảo các
yêu cầu về an toàn, môi trường.
3. Công nghệ xử lý chất thải rắn xây
dựng
a) Nghiền, sàng;
b) Sản xuất vật liệu xây dựng;
c) Chôn lấp;
d) Các công nghệ khác.
4. Công nghệ xử lý chất thải rắn xây
dựng phải phù hợp với quy mô, công suất và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và hiệu
quả kinh tế xã hội.
5. Việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng
cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu
tư, xây dựng và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
Điều 15. Quy hoạch
điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải
từ hệ thống thoát nước
1. Chất thải rắn xây dựng; bùn thải từ
bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước phải được đổ thải đúng vị
trí đã được quy hoạch và được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn
công nghiệp thông thường.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách
nhiệm bố trí quỹ đất, quy hoạch vị trí, địa điểm đổ thải chất thải rắn từ hoạt
động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ
hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; ưu tiên bố trí địa điểm đổ cùng
khu vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Việc lựa chọn, quy hoạch địa điểm đổ thải
phải đảm bảo theo quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, bảo vệ môi trường.
Chương IV
QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN Y TẾ
Điều 16. Quy định
đối với hoạt động thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế
1. Việc phân định, phân loại chất thải
rắn y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 6 Thông tư số
20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản
lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế (viết tắt là Thông tư số
20/2021/TT-BYT).
2. Chất thải rắn thông thường sử dụng
để tái chế và chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế được thu gom
riêng về khu vực lưu giữ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tại Điều 33 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT , trong đó có một số yêu cầu sau:
a) Thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải
rắn thông thường phải đáp ứng các yêu cầu: Bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư
hỏng, rách vỡ vỏ; bao bì mềm được buộc kín, bao bì cứng có nắp đậy kín; Kết cấu
cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng;
b) Kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải
rắn thông thường trong nhà phải đáp ứng các yêu cầu: Có cao độ nền bảo đảm
không bị ngập lụt; Mặt sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu và
tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có mái che kín mưa cho toàn bộ khu vực
lưu giữ; nhà kho phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
xây dựng theo quy định của pháp luật;
c) Khu vực lưu giữ chất thải rắn
thông thường ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu: Có bờ bao, hệ thống thu gom,
xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ chất thải
rắn thông thường bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; nền bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu,
đủ độ bền chịu được tải trọng của phương tiện vận chuyển và lượng chất thải rắn
công nghiệp thông thường lưu giữ; có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi
lưu giữ chất thải rắn thông thường (đối với loại chất thải có phát sinh bụi).
Điều 17. Quy định
đối với hoạt động chuyển giao, vận chuyển chất thải rắn y tế
1. Việc chuyển giao chất thải rắn y tế
thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 20/2021/TT-BYT .
2. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn
y tế thông thường phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường như
quy định đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
tại Điều 34 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .
3. Vận chuyển chất thải rắn y tế nguy
hại
a) Phương tiện, thiết bị vận chuyển
chất thải rắn y tế lây nhiễm phải bảo đảm đáp ứng các quy định, yêu cầu kỹ thuật
về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 3 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ;
b) Việc vận chuyển chất thải rắn y tế
lây nhiễm từ các cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý cho cụm như sau: Cơ sở y
tế trong cụm phải thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn y
tế lây nhiễm từ cơ sở y tế đến cơ sở y tế xử lý cho cụm theo quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường, thuê đơn vị tham gia vận chuyển đã được Ủy ban nhân
dân tỉnh chấp thuận hoặc đơn vị vận chuyển đảm bảo nằm
trong kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy định về thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn phù hợp với điều kiện của tỉnh Đắk
Nông và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Phương tiện, thiết bị vận chuyển
chất thải rắn y tế nguy hại không lây nhiễm đảm bảo theo yêu cầu theo quy định
tại khoản 3 Điều 41 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .
4. Trong quá trình vận chuyển chất thải
rắn y tế từ các cơ sở y tế về cơ sở xử lý chất thải rắn y tế, khi xảy ra sự cố
phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy
định của pháp luật.
5. Người tham gia vận chuyển chất thải
rắn y tế phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế,
thực hiện theo đúng hành trình vận chuyển, khử khuẩn phương tiện sau mỗi lần vận
chuyển và các quy định khác về phòng, chống dịch bệnh.
Điều 18. Quy định
đối với hoạt động xử lý chất thải rắn y tế
1. Xử lý chất thải rắn y tế thông thường
a) Chất thải rắn y tế thông thường được
thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất được quản lý như sản phẩm, hàng
hóa;
b) Cơ sở xử lý chất thải rắn y tế
thông thường phải có các công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
môi trường và phải yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường như đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
2. Việc xử lý chất thải rắn y tế theo
hướng ưu tiên lựa chọn các tiêu chí công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường
và bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo quy định
pháp luật.
3. Chất thải rắn y tế lây nhiễm được
xử lý tại các cơ sở xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm theo mô hình cụm cơ sở y
tế trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau
a) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông (Cụm
1 ): Xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố
Gia Nghĩa;
b) Trung tâm Y tế huyện Krông Nô (Cụm
2): Xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm cho các cơ sở y tế trên địa bàn huyện
Krông Nô;
c) Trung tâm Y tế huyện Cư Jút (Cụm
3): Xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm cho các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Cư
Jút;
d) Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil (Cụm
4): Xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm cho các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Đắk
Mil;
e) Trung tâm Y tế huyện Đắk Song (Cụm
5): Xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm cho các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Đắk
Song;
g) Trung tâm Y tế huyện Đắk R’lấp (Cụm
6): Xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm cho các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Đắk
R’lấp;
h) Trung tâm Y tế huyện Tuy Đức (Cụm
7): Xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm cho các cơ sở y tế trên địa bàn huyện
Tuy Đức;
i) Trung tâm Y tế huyện Đắk Glong (Cụm 8): Xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm cho các cơ sở y tế trên
địa bàn huyện Đắk Glong.
4. Các cơ sở y tế không thuộc phạm vi
thu gom, xử lý của mô hình cụm hoặc cơ sở y tế thuộc phạm vi thu gom, xử lý
theo mô hình cụm đã được đầu tư công trình, thiết bị xử lý chất thải rắn y tế
lây nhiễm và đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường thì được phép tự xử lý chất
thải rắn y tế lây nhiễm phát sinh trong khuôn viên cơ sở khi đáp ứng yêu cầu
quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm
2022 của Chính phủ.
5. Các cơ sở y tế nằm ngoài phạm vi
thu gom, xử lý của mô hình cụm chưa đầu tư các công trình, thiết bị xử lý chất
thải rắn y tế lây nhiễm đảm bảo quy định bảo vệ môi trường thì phải chuyển giao
cho các đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp, đảm bảo quy định
pháp luật.
6. Các cơ sở y tế thuộc phạm vi thu
gom, xử lý chất thải rắn lây nhiễm theo mô hình cụm được phép phối hợp, chuyển
giao với các cụm xử lý chất thải rắn lây nhiễm khác trên địa bàn tỉnh hoặc chuyển
giao cho đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp theo quy định
pháp luật để xử lý trong trường hợp hệ thống xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm
tại cụm xử lý bị hỏng hoặc gặp sự cố...
7. Xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
không lây nhiễm thực hiện bởi cơ sở có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp
theo quy định pháp luật.
Chương V
QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG, CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI
Điều 19. Quy định
về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải
rắn nguy hại
Thực hiện theo quy định tại Luật Bảo
vệ môi trường năm 2020 (Điều 81, Điều 82, Điều 83, Điều 84, Điều 85) và tại Nghị
định số 08/2022/NĐ-CP Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của
Chính phủ (từ Điều 65 đến Điều 73).
Điều 20. Quy định
về phương tiện vận chuyển
1. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn
công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải rắn nguy hại phải đáp ứng các
yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Điều 34, Điều 37 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT .
2. Phải được lắp đặt thiết bị định vị
(hay được hiểu là thiết bị giám sát hành trình) phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian
phương tiện tham gia giao thông. Dữ liệu, thông tin từ thiết bị giám sát hành
trình phải được chia sẻ với Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông, Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Đắk Nông và các cơ quan chức năng để phục vụ công tác quản
lý nhà nước về hoạt động vận tải và công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao
thông.
Điều 21. Quy định
về tuyến đường và thời gian vận chuyển
1. Tuyến đường vận chuyển gồm đường
trong khu vực đô thị (đường đô thị, các đoạn tuyến quốc lộ, tỉnh lộ qua đô thị)
và đường ngoài khu vực đô thị.
2. Thời gian vận chuyển:
a) Đối với phương tiện vận chuyển có hành
trình đi qua các tuyến đường thuộc nội thị thành phố Gia Nghĩa, thị trấn các
huyện: Thời gian vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý,
chất thải rắn nguy hại từ 22 giờ ngày hôm trước đến trước 05 giờ ngày hôm sau;
b) Đối với phương tiện vận chuyển có
hành trình đi qua các tuyến đường ngoài khu vực đô thị: Chủ cơ sở dịch vụ thu
gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải rắn
nguy hại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng
thời gian cho phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.
Chương VI
TRÁCH NHIỆM VÀ
QUYỀN HẠN CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
Điều 22. Trách
nhiệm và quyền hạn của Chủ nguồn thải
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện phân loại, lưu giữ và
chuyển giao chất thải rắn cho đơn vị thu gom, vận chuyển đúng thời gian, phương
thức theo Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Thực hiện hợp đồng dịch vụ thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải và các quy định về quản lý cung ứng dịch vụ
thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn và các quy định hiện hành liên quan;
c) Chi trả phí dịch vụ thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng giữa
chủ nguồn thải và tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn;
d) Giữ gìn vệ sinh
nơi công cộng, sử dụng thiết bị lưu chứa đúng quy định; thu gom, tập kết chất
thải rắn đúng thời gian, đúng nơi quy định; không được vứt, thải, đổ, bỏ chất
thải rắn ra môi trường không đúng nơi quy định;
đ) Dọn dẹp vệ sinh môi trường trong
khu đất do mình sử dụng; giữ gìn vệ sinh môi trường vỉa hè trước và xung quanh
nhà, cơ sở và hoặc trụ sở làm việc. Không được vứt, thải, đổ, bỏ chất thải rắn
trước nhà, vỉa hè không có thùng lưu giữ rác, trên lòng lề đường, miệng hố ga,
ao hồ, sông, suối, kênh hoặc các nơi công cộng khác;
e) Tham gia các lớp tuyên truyền, tập
huấn về bảo vệ môi trường; tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường khu phố,
đường làng, bản, ngõ, xóm, nơi công cộng do chính quyền địa phương, các tổ chức
đoàn thể phát động;
g) Phối hợp cơ quan quản lý nhà nước
trong công tác điều tra, khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn
(như khối lượng, thành phần chất thải,...);
h) Giám sát và phản ánh các vấn đề
liên quan đến chất lượng cung ứng các dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn, các vi phạm đối với Quy định này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy
ban nhân dân cấp xã;
i) Tái chế, tái
sử dụng chất thải, hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm từ nhựa
dùng một lần;
k) Đối với Chủ nguồn thải chất thải rắn
sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường tự xử
lý chất thải phải đảm bảo an toàn và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường
theo quy định pháp luật. Trường hợp Chủ nguồn thải có hồ sơ bảo vệ môi trường,
thực hiện theo hồ sơ bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và các quy định pháp
luật về quản lý chất thải.
2. Quyền hạn:
a) Được đảm bảo việc thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn khi đã thanh toán đầy đủ chi phí dịch vụ theo quy
định;
b) Được khen thưởng, tuyên dương khi
tham gia thực hiện tốt phong trào, chương trình hoặc hiến kế, góp ý nhằm góp phần
bảo vệ môi trường;
c) Giám sát và phản ánh các vấn đề
liên quan đến giá dịch vụ hợp đồng, đánh giá chất lượng cung ứng các dịch vụ
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định với các cơ quan chức
năng tại địa phương (Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài
nguyên và Môi trường, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
Điều 23. Trách
nhiệm và quyền hạn của đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất
thải rắn xây dựng, chất thải rắn y tế, chất thải rắn công nghiệp thông thường,
chất thải rắn nguy hại
1. Trách nhiệm
a) Lập phương án giá dịch vụ thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định,
phê duyệt theo quy định của pháp luật và quy định của tỉnh; công khai thông tin
về đơn giá, ký hợp đồng cung ứng dịch
vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn không phải là chất thải rắn sinh hoạt với
Chủ nguồn thải;
b) Quản lý, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh
môi trường trên địa bàn được giao; theo dõi, phát hiện các trường hợp vi phạm
quy định về quản lý chất thải rắn, kịp thời báo cáo chính quyền địa phương và
các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định;
c) Phải sử dụng thiết bị, phương tiện
thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải rắn đã được phân loại, đáp ứng yêu
cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; thiết bị, phương
tiện thực hiện thu gom, vận chuyển đảm bảo tiêu chuẩn kỹ
thuật, an toàn theo quy định.
d) Thực hiện nghĩa vụ liên quan đến
giá dịch vụ thu gom chất thải rắn tại nguồn, vận chuyển chất thải rắn theo quy
định do cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định hiện hành liên quan;
đ) Cung cấp lộ trình và thời gian vận
chuyển cho cơ quan quản lý đường bộ địa phương;
e) Phối hợp với các cơ quan quản lý
nhà nước trong công tác kiểm tra, giám sát cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển
chất thải rắn;
g) Thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến
thu gom chất thải rắn trên địa bàn.
h) Thông báo rộng rãi về thời gian,
phương thức, tần suất thu gom các loại chất thải rắn quy định tại các điểm b
khoản 4 Điều 5, khoản 3 Điều 8, điểm a khoản 2 Điều 21 của Quy định này cho tất
cả các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải được biết. Nhắc nhở Chủ nguồn thải
không giao chất thải rắn đúng thời gian và phương thức quy định, kịp thời trao
đổi thông tin với trưởng thôn, bản, khối phố để phối hợp đôn đốc, yêu cầu thực
hiện đúng quy định;
i) Phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị liên quan tuyên truyền vận động hộ gia
đình, chủ nguồn thải về trách nhiệm quản lý chất thải rắn và nghĩa vụ nộp tiền
giá dịch vụ;
k) Chịu trách nhiệm về tình trạng rơi
vãi chất thải rắn, gây phát tán bụi, mùi,... gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
trong quá trình thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết, khu vực xử lý;
l) Đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ
lao động cho công nhân thu gom chất thải rắn;
m) Tổ chức khám bệnh định kỳ, bảo đảm
các chế độ cho người lao động tham gia thu gom chất thải rắn theo quy định;
n) Định kỳ trước ngày 05 tháng 01 năm
sau, chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn báo cáo thống kê danh sách số lượng
Chủ nguồn thải, khối lượng chất thải rắn thu gom, vận chuyển; số lượng, loại
phương tiện thu gom, địa bàn thu gom, địa điểm tiếp nhận xử lý chất thải rắn
trong báo cáo công tác môi trường của năm, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy
ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã để quản lý hoặc báo cáo đột xuất
theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Quyền hạn
a) Được thu phí thu gom, vận chuyển
chất thải rắn theo phương án giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn do
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hoặc theo hợp đồng đã ký với chủ nguồn thải;
b) Đề xuất các biện pháp hỗ trợ hoặc
thay thế nhằm làm giảm chi phí cũng như nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường,
đảm bảo các biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế này không trái với các quy định hiện
hành;
c) Được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ đối
với lĩnh vực hoạt động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định
của tỉnh;
d) Được thực hiện các quyền khác theo
quy định của pháp luật.
Điều 24. Trách
nhiệm và quyền hạn của chủ đơn vị xử lý chất thải rắn
1. Trách nhiệm
a) Xây dựng, lập phương án thu giá dịch
vụ trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định, phê duyệt làm cơ sở ký hợp đồng
dịch vụ công ích theo quy định pháp luật và quy định của tỉnh;
b) Thực hiện các công trình bảo vệ
môi trường tại cơ sở xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản
lý theo quy định;
c) Thực hiện chương trình quản lý,
giám sát môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép
môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp phép;
d) Quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất
thải rắn theo đúng quy trình công nghệ. Thực hiện xử lý chất thải theo đúng quy
định này và quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định pháp luật có liên
quan; tái sử dụng tối đa chất thải, giảm thiểu chất thải phải chôn lấp, không
được để lẫn các loại chất thải đã phân loại để xử lý;
đ) Phối hợp, thông báo kịp thời với
đơn vị giám sát để ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực quản lý
chất thải rắn sinh hoạt hoạt thuộc phạm vi hoạt động của mình;
e) Có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước, các bên có liên quan trong trường
hợp ngừng dịch vụ xử lý để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hạ tầng, thiết bị xử lý
chất thải rắn. Nội dung thông báo phải nêu rõ lý do, thời gian tạm dừng, thời
gian tiếp tục xử lý;
g) Khi phát hiện sự cố môi trường phải
có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và
tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và xây dựng các biện pháp khắc phục; kịp thời
thông báo với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý tài nguyên, môi trường và
các cơ quan có liên quan để phối hợp xử lý;
h) Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý
báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn
theo quy định;
i) Trường hợp phân rã, phân loại chất
thải rắn cồng kềnh, phân loại chất thải rắn sinh hoạt nếu phát hiện chất thải
có yếu tố nguy hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại tại cơ sở xử lý chất thải
rắn sinh hoạt thì phải quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và
thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định hiện
hành;
k) Phối hợp với chính quyền địa
phương giữ gìn an ninh trật tự, an toàn khu vực xử lý và xung quanh cơ sở xử lý
chất thải rắn được giao quản lý, vận hành;
l) Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường,
báo cáo công tác xử lý chất thải rắn định kỳ hàng năm theo quy định, hoặc đột
xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Quyền hạn
a) Được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ đối
với lĩnh vực hoạt động trên địa bàn tính theo quy định của pháp luật và quy định của tỉnh;
b) Được quyền kiểm tra các chất thải
trước khi tiếp nhận, từ chối tiếp nhận các loại chất thải rắn không đúng với hợp
đồng đã ký;
c) Được thanh toán đúng và đủ giá dịch
vụ xử lý chất thải rắn theo hợp đồng đã ký;
d) Được quyền đề nghị cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật và các
định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến hoạt động xử lý chất thải rắn.
Điều 25. Trách
nhiệm của các cơ quan liên quan
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Là cơ quan đầu mối tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa
bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra,
giám sát việc thực hiện Quy định này;
b) Phối hợp với Sở Tài chính hàng năm
rà soát nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ, hỗ trợ cho công tác thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh;
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan
tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động bảo
vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý
hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường liên quan đến thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn theo thẩm quyền
trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Xây dựng
a) Hướng dẫn thủ tục đầu tư xây dựng
các địa điểm, khu xử lý chất thải rắn đảm bảo phù hợp với khối lượng được thu
gom, phân loại và tình hình thực tế;
b) Tổ chức thẩm định quy hoạch, thiết
kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng khu xử lý, điểm tập kết,
xử lý chất thải rắn theo thẩm quyền;
3. Sở Y tế
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện quản lý chất thải rắn y tế theo quy định Thông tư số 20/2021/TT-BYT
và các quy định khác có liên quan trên địa bàn tỉnh;
b) Tổ chức tập huấn, phổ biến, truyền
thông các quy định về quản lý chất thải rắn y tế, bảo vệ môi trường cho các cơ
sở y tế thuộc phạm vi quản lý;
c) Chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc
lập và thực hiện kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế;
d) Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất
phân bổ kinh phí đầu tư, nâng cấp, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử
lý chất thải rắn y tế đối với các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý các chất ô nhiễm liên
quan đến các vấn đề bệnh tật và sức khỏe con người trên địa bàn tỉnh theo quy định;
e) Báo cáo kết quả quản lý chất thải
rắn y tế theo quy định.
4. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
a) Hướng dẫn thực hiện thủ tục đầu tư
đối với các dự án xử lý chất thải rắn theo phương thức xã hội hóa và các hình
thức đầu tư khác;
b) Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt danh mục các dự án xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh cần kêu gọi
đầu tư;
c) Đối với các dự án xử lý chất thải
rắn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, tham mưu cân đối, bố trí vốn đầu tư
để bảo đảm dự án được thực hiện theo đúng quy định và tiến độ dự án; đối với
các dự án xã hội hóa, dự án kêu gọi đầu tư, tham mưu bố trí vốn để triển khai
công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng theo quy định (nếu có);
d) Tham mưu xây dựng cơ chế chính
sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích việc thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử
lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
5. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp cơ quan có liên
quan tổ chức thẩm định phương án giá đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh;
b) Tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ,
giao dự toán ngân sách kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm để thực hiện các
nhiệm vụ liên quan đến quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo quy
định, theo phân cấp;
c) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác thu, chi, quản lý nguồn kinh phí thu giá
dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; tổ chức thanh tra,
kiểm tra việc sử dụng, quyết toán kinh phí theo quy định;
d) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh
xem xét, cân đối bố trí nguồn kinh phí thực hiện công tác xử lý chất thải rắn y
tế, bảo vệ môi trường phù hợp điều kiện, nguồn lực địa phương.
6. Sở Giao thông vận tải
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường, Công an tỉnh và các cơ quan đơn vị liên quan trong việc quản lý, giám
sát các phương tiện vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, xử lý
các vi phạm theo quy định;
b) Triển khai, hướng dẫn thực hiện
quy định về phương tiện, tuyến đường, thời gian vận chuyển đến các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn
tỉnh;
c) Chia sẻ thông tin kế hoạch cấm đường,
sửa chữa đường và thông tin các tuyến đường mật độ lưu thông đông đúc, thường
xuyên tắc nghẽn giao thông cần hạn chế xe vận chuyển chất thải rắn cho Ủy ban
nhân dân cấp huyện đối với các tuyến đường do Sở Giao thông Vận tải quản lý và
được ủy thác quản lý.
7. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Chủ động triển khai các biện pháp kiểm
soát, giám sát các hoạt động phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
xây dựng trong các khu công nghiệp; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh
nếu để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn xây dựng trong khu
công nghiệp.
8. Công an tỉnh
Chỉ đạo các phòng chuyên môn, nghiệp
vụ và Công an các huyện, thành phố Gia Nghĩa tăng cường công tác phòng, chống, xử
lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường đối với hoạt động
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tuần tra,
kiểm soát, xử lý các trường hợp phương tiện vận chuyển chất thải rắn vi phạm theo quy định.
9. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội để vận động toàn thể hội viên,
đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường
trong việc thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn theo quy định; xây dựng và
phát triển các phong trào tự quản bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới,
nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
10. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân
dân tỉnh về quản lý nhà nước đối với chất thải rắn và công tác bảo vệ môi trường
trên địa bàn;
b) Chỉ đạo xây dựng tuyến thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phù hợp tình hình thực tế của địa
phương, đảm bảo tối ưu về cự ly vận chuyển và tình hình giao thông tại khu vực;
chỉ đạo hoạt động của các điểm tập kết, trạm trung chuyển và các cơ sở thu gom,
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo tuyến đường thời gian và công tác vệ
sinh môi trường;
c) Tổ chức đấu thầu, giao nhiệm vụ, đặt
hàng lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt theo quy định và phù hợp với thực tế tại địa phương;
d) Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố có cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô liên huyện tạo điều kiện hỗ
trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các huyện liên quan để phối hợp quản lý
nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt theo quy định và thỏa thuận giữa các bên. Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc phạm vi vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt về xử lý tại cơ sở xử lý quy mô liên huyện có trách nhiệm phối hợp Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố có cơ sở xử lý thống nhất về nội dung phối hợp quản
lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;
đ) Trực tiếp xem xét, giải quyết các
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cung ứng dịch vụ thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn, trường hợp vượt quá thẩm quyền
báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh biện pháp xử lý theo quy định;
e) Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm
tra, giám sát công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn;
g) Chủ động bố trí kinh phí để thực
hiện công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn;
h) Định kỳ trước ngày 31 tháng 01 của
năm sau báo cáo kết quả triển khai thực hiện quản lý chất thải rắn trên địa bàn
trong nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng
năm, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
đồng thời báo cáo Hội đồng nhân dân cấp huyện.
11. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân
dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn; thực hiện các quy định
tại khoản 3 Điều 63 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của
Chính phủ;
b) Phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền,
giáo dục kiến thức pháp luật, vận động nhân dân thực hiện nghiêm Quy định này
và các quy định bảo vệ môi trường đối với hoạt động quản lý chất thải rắn;
c) Kiểm tra, phát hiện, xử lý hoặc
báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về môi trường đối với hoạt động thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
trên địa bàn; giám sát, phát hiện và báo cáo cơ quan chức năng theo thẩm quyền
các hành vi đổ thải trái phép gây ô nhiễm môi trường; giám sát các tổ chức, cá
nhân trong việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có
thẩm quyền;
d) Yêu cầu hộ gia đình, cá nhân ký bản
cam kết thực hiện về thực hiện công tác quản lý chất thải rắn để làm cơ sở khi
tiến hành xử phạt, biểu dương, khen thưởng;
đ) Định kỳ hàng năm trước ngày 31
tháng 12, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả hoạt động quản lý chất thải
rắn trên địa bàn.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 26. Điều
khoản thi hành
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện
và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quy định này. Định kỳ tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện
theo quy định.
2. Các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân
dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao
có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này và giám sát, kiểm tra
nội dung thực hiện.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc phát sinh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về
Sở Tài nguyên và Môi trường để hướng dẫn hoặc tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.