Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 508/QĐ-UBND 2015 Đề án thu gom vận chuyển xử lý rác thải nông thôn 2015 2020 Bắc Giang

Số hiệu: 508/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Lại Thanh Sơn
Ngày ban hành: 31/03/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 508/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 31 tháng 03 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2015-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Giang đến năm 2020;

Quyết định số 345/QĐ-UBND ngày 13/6/2014 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ và Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 01/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 135/TTr-TNMT ngày 24/3/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2020, với nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đề án: Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2020.

2. Phạm vi đề án: Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu dân cư ở khu vực nông thôn và vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật khu vực sản xuất nông nghiệp.

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu tổng quát

Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý, thu gom, xử lý rác thải ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái, sức khỏe người dân, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội bền vững và xây dựng nông thôn mới.

3.2. Mục tiêu cụ thể

3.2.1. Đến năm 2017

- Hoàn chỉnh mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải ở khu vực nông thôn thông qua việc thành lập các Công ty, hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường do địa phương quản lý.

- Có 60/204 xã hình thành và duy trì hoạt động hiệu quả mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn xã (theo mục 1 - phụ lục 03 của Đề án chi tiết kèm theo).

- Tỷ lệ thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn các xã có mô hình thu gom, vận chuyển rác thải đạt 80% số hộ dân.

- Xây dựng cơ chế tài chính và nhu cầu đầu tư trang thiết bị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải vùng nông thôn.

3.2.2. Đến năm 2020

- Mỗi huyện, thành phố phải có ít nhất 01 bãi/khu xử lý rác thải tập trung hợp vệ sinh.

- Hình thành mới và duy trì hoạt động hiệu quả mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn đối với 85 xã, nâng tổng số xã có mô hình thu gom, xử lý rác thải nông thôn của tỉnh đến năm 2020 là 145/204 xã (theo mục 2- phụ lục 03 của Đề án chi tiết kèm theo), góp phần hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh đạt 70%.

- Tỷ lệ thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn các xã có mô hình thu gom, vận chuyển rác thải đạt 90% số hộ dân.

4. Lộ trình thực hiện

4.1. Giai đoạn 2015- 2017

- Các ngành, các cấp tổ chức ra quân tổng vệ sinh thu gom, xử lý rác thải tại các điểm tồn lưu trên địa bàn toàn tỉnh, hoàn thành xong trước ngày 31/3/2015.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn, hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn đối với các đối tượng là cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố, cán bộ môi trường của một số xã, thị trấn trên địa bàn, các đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn.

- Sở Xây dựng ban hành hướng dẫn việc lựa chọn, bố trí hạ tầng kỹ thuật đối với các điểm tập kết, khu xử lý rác thải đảm bảo khoảng cách an toàn và yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định, xong trong quý III/2015. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch chất thải rắn, báo cáo UBND tỉnh định kỳ hàng năm trước ngày 30/11.

- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức đánh giá hiệu quả về bảo vệ môi trường đối với mô hình lò đốt rác thải, thống nhất với Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh trong quý II/2015.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, thời gian hoàn thành trong quý IV/2015.

- UBND các huyện, thành phố

+ Xóa bỏ các điểm tập kết, tồn lưu rác thải không đúng nơi quy định, chấm dứt tình trạng xả rác thải bừa bãi trên địa bàn.

- Rà soát, hoàn thành phê duyệt quy hoạch các điểm, khu vực tập kết rác thải sinh hoạt và vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Đầu tư xây dựng theo lộ trình các điểm tập kết, trung chuyển đảm bảo đến năm 2017 đạt khoảng 50% ở khu dân cư nông thôn và khoảng 30% khu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã, thị trấn hoàn thành việc bố trí, đầu tư điểm, khu tập kết rác.

+ Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn hoàn thành việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của tổ, đội hoặc tổ tự quản vệ sinh môi trường ở các thôn, bản, làng, đảm bảo 100% các thôn, bản, làng của các xã, thị trấn có tổ, đội vệ sinh hoặc tổ tự quản vệ sinh môi trường hoạt động. Lựa chọn đầu tư xây dựng mô hình về thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn phù hợp điều kiện thực tế tại các xã.

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải cho các công ty, hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường trên địa bàn. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn phù hợp với quy định của Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, đảm bảo tỷ lệ thu phí đạt 80%.

+ Các huyện: Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động hoàn thành cải tạo, nâng cấp khu xử lý rác thải tập trung của huyện đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.

+ Huyện Yên Thế hoàn thành việc chứng nhận ra khỏi cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quý II năm 2015 đối với bãi chôn lấp rác thải xã Tam Tiến. Huyện Lạng Giang và huyện Tân Yên đầu tư xây dựng mới ít nhất 01 khu xử lý rác thải tập trung đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định. Thành phố Bắc Giang nghiên cứu, lựa chọn, thí điểm công nghệ xử lý liên hoàn tại bãi chôn lấp rác thải thành phố.

4.2. Giai đoạn 2018-2020

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn; kiểm tra hiệu quả hoạt động của mô hình về thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải ở khu vực nông thôn trên địa bàn, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- UBND các huyện, thành phố

+ Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn duy trì hoạt động hiệu quả các hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường hoặc tổ tự quản đã được hình thành trên địa bàn. Tổ chức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn phù hợp với quy định của Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, đảm bảo tỷ lệ thu phí đạt 90%.

+ Tiếp tục đầu tư xây dựng các điểm, khu tập kết rác thải trên địa bàn, đảm bảo đến năm 2020 đạt khoảng 75% khu dân cư nông thôn và khoảng 65% khu sản xuất nông nghiệp được bố trí, đầu tư điểm, khu tập kết.

+ Đầu tư mới các khu xử lý rác thải tập trung. Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ xử lý rác thải phù hợp, lập dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện trong các năm tiếp theo.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn phân loại rác tại nguồn trong cộng đồng. Chỉ đạo, kiểm tra UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác phân loại rác thải tại nguồn và thu gom, tập kết rác thải trên địa bàn. Tổ chức tổng kết việc thực hiện đề án, báo cáo UBND tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan phổ biến nội dung Đề án, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện; tổng hợp việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ do các ngành và địa phương được giao thực hiện; cơ quan điều phối việc hỗ trợ của tỉnh cho các địa phương; tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh việc sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm (trước 30/11) tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Xây dựng: Xây dựng quy hoạch mẫu khu xử lý rác thải; hướng dẫn các địa phương trong việc lựa chọn, bố trí, hạ tầng kỹ thuật đối với các điểm tập kết, khu xử lý đảm bảo khoảng cách an toàn và yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định. Đôn đốc, hướng dẫn theo dõi tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải của các huyện, thành phố theo quy định.

3. Sở Tài chính: Tham mưu phân bổ nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối và phân bổ kinh phí, ưu tiên vốn cho thực hiện Đề án; huy động, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện; tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

5. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh trong việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn tại các khu xử lý. Tổ chức đánh giá hiệu quả mô hình lò đốt chất thải đang áp dụng trên địa bàn, thống nhất với Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác thải hiệu quả để nhân rộng.

6. Các Sở, ban, ngành: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức triển khai các nội dung của Đề án.

7. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể tỉnh: Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền vận động, nhân dân thực hiện tốt công tác thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển rác thải và khu xử lý.

8. UBND các huyện, thành phố

- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung Đề án tại địa phương, chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn tổ chức thành lập các tổ, đội thu gom rác thải, xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển, xử lý rác thải đưa vào hoạt động theo đúng lộ trình, kế hoạch đã được phê duyệt; chỉ đạo việc thu phí vệ sinh theo đúng quy định.

- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở khu vực nông thôn trên địa bàn.

- Chỉ đạo UBND cấp xã ban hành quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường lồng ghép trong quy ước, hương ước của các làng, thôn, bản.

- Chỉ đạo, nghiêm cấm việc đổ thải chất thải từ khu vực đô thị và các khu, cụm công nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực nông thôn.

Điều 3. Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lại Thanh Sơn

 

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, thời gian qua dưới sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, kinh tế của tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển biến tích cực, trong đó có khu vực nông thôn. Đời sống của nhân dân khu vực nông thôn ngày một cải thiện và nâng lên đáng kể. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế đem lại, khu vực nông thôn đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải không được xử lý gây ra. Rác thải phát sinh ngày càng đa dạng về số lượng và chủng loại, xuất hiện ngày càng nhiều loại khó xử lý, trong khi công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, tình trạng xả rác thải không đúng nơi quy định tại các khu vực công cộng vẫn còn diễn ra phổ biến làm mất cảnh quan sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do ý thức trách nhiệm và nhận thức của người dân về công tác thu gom, xử lý rác thải còn nhiều hạn chế. Mặt khác việc phân công, phân cấp trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, thu gom xử lý rác thải nói riêng còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp và chế tài để xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Vì vậy cần đổi mới tổ chức, ban hành các cơ chế, chính sách, lựa chọn mô hình, công nghệ phù hợp để quản lý, vận hành, thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường.

Từ thực trạng trên, UBND tỉnh xây dựng “Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020”, nhằm đánh giá thực trạng công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và phân công cụ thể trách nhiệm cho các ban, ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền, địa phương và tổ chức, cá nhân để tổ chức thực hiện.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/06/2014;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; 

- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ­ưu đãi, hỗ trợ hoạt động môi trường;

- Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 01/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 02/7/2013 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 730/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc Phê duyệt đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 345/QĐ-UBND ngày 13/6/2014 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ và Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 01/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015.

III. PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu dân cư ở khu vực nông thôn và vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật khu vực sản xuất nông nghiệp.

Phần I

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Thực trạng phát sinh và công tác phân loại rác thải khu vực nông thôn

1.1. Thực trạng phát sinh rác thải khu vực nông thôn

Rác thải khu vực nông thôn (chất thải rắn sinh hoạt và vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật) phát sinh từ các nguồn: Hộ gia đình, chợ, trường học, Bệnh viện, cơ quan hành chính.

Theo số liệu tổng hợp, báo cáo của các huyện, thành phố, hiện nay tổng khối rác thải khu vực nông thôn phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 425 tấn/ngày, thể hiện ở bảng dưới đây:

TT

Huyện/thành phố

Khối lượng rác thải khu vực nông thôn (tấn/ngày)

1

TP Bắc Giang

35

2

Huyện Lục Ngạn

78

3

Huyện Lục Nam

38

4

Huyện Sơn Động

5,8

5

Huyện Yên Thế

33

6

Huyện Hiệp Hòa

73,2

7

Huyện Lạng Giang

39,5

8

Huyện Tân Yên

53

9

Huyện Việt Yên

44,5

10

Huyện Yên Dũng

25

 

Tổng

425

Nguồn: Tổng hợp từ UBND các huyện, thành phố.

1.2. Công tác phân loại

Rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn các huyện, thành phố bước đầu đã được phân loại, trong đó các loại chất thải có thể bán được như giấy, bìa các tông, kim loại, nhựa,... được thu gom, bán cho cơ sở thu mua phế liệu, lượng chất thải hữu cơ như thức ăn thừa, sản phẩm thừa sau sơ chế rau, củ, quả,... được tận dụng trong chăn nuôi. Còn các loại rác thải khác không tận dụng được, hầu như không được phân loại mà để chung với nhau.

2. Tình hình thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn:

Trên địa bàn tỉnh có 230 xã, phường, thị trấn, trong đó có 10 phường, 16 thị trấn và 204 xã. Tổng khối lượng rác thải khu vực nông thôn phát sinh khoảng 425 tấn/ngày, khối lượng thu gom, xử lý 231,96 tấn/ngày đạt tỷ lệ 54,6%; số xã đã có tổ, đội vệ sinh môi trường hoặc tổ tự quản về bảo vệ môi trường là 151/204 xã (74,01%); phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe cải tiến, xe tự chế (xe lôi kéo), xe ngựa, xe điện (Chi tiết thể hiện tại Phụ lục 01).

3. Một số hình thức xử lý rác thải khu vực nông thôn đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang áp dụng 02 hình thức xử lý rác thải khu vực nông thôn phổ biến là chôn lấp và đốt bằng lò đốt.

3.1. Đối với hình thức chôn lấp rác thải: Bao gồm chôn lấp không hợp vệ sinh và chôn lấp hợp vệ sinh.

- Hình thức chôn lấp không hợp vệ sinh đang diễn ra phổ biến trên địa bàn các xã vùng nông thôn, bãi chôn lấp không được đầu tư, chủ yếu được bố trí đơn giản như xây tường bao xung quanh, khi chôn lấp đầy thì lấp đất.

- Hình thức chôn lấp hợp vệ sinh: Hình thức này đã được triển khai áp dụng đối với bãi chôn lấp hợp vệ sinh của thành phố Bắc Giang và Bãi chôn lấp rác xã Tam Tiến, huyện Yên Thế; được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phân ô chôn lấp, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, có hệ thống chống thấm tại đáy ô chôn lấp, sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình chôn lấp để khử mùi và chôn lấp theo quy trình kỹ thuật; Ngoài ra một số huyện đang đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải theo hình thức chôn lấp hợp vệ sinh như: huyện Hiệp Hòa (20 tỷ đồng), Việt Yên (29 tỷ đồng), Yên Dũng (42 tỷ đồng), Lục Ngạn (36 tỷ đồng).

+ Về ưu điểm của hình thức chôn lấp: Có thể xử lý một lượng lớn rác thải, nhiều loại rác thải khác nhau.

+ Nhược điểm: Hiệu quả xử lý rác thải thấp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm khí thải, lãng phí đất đai, thời gian tồn tại của bãi chôn lấp ngắn, ít được người dân đồng tình,...

3.2. Đối với hình thức xử lý rác thải bằng phương pháp đốt

Hiện nay trên địa bàn tỉnh, một số huyện đang sử dụng lò đốt rác thải với một số loại, như: Lò đốt theo công nghệ Nfi Nhật Bản (đang áp dụng ở các huyện: Tân Yên, Yên Dũng, Hiệp Hoà và Lục Nam) với chi phí đầu tư mỗi lò khoảng 2,4 tỷ đồng, công suất khoảng 450 -500 kg/giờ; Lò đốt quy mô hộ gia đình do người dân tự xây dựng (thuộc địa bàn xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang) chi phí khoảng 300.000 đồng -500.000 đồng; Lò đốt theo mô hình ứng dụng của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh triển khai (đang áp dụng tại các huyện: Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên) với chi phí đầu tư từ 150 triệu- 350 triệu đồng, công suất khoảng 100 - 450 kg/giờ.

+ Ưu điểm: Đã cơ bản giải quyết được tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt phát sinh; tiết kiệm được quỹ đất chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước.

+ Nhược điểm: Chưa xử lý triệt để được một số thành phần độc hại trong khí thải (đioxin, furan) gây ô nhiễm môi trường không khí, việc xử lý rác thải chưa triệt để; chỉ xử lý được một số loại rác thải có thể đốt được.

(Một số mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai áp dụng được đính kèm theo Phụ lục 02 của Đề án này).

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

Thời gian qua, được sự quan tâm của các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, các cấp chính quyền địa phương, cùng với nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân đã được nâng lên, công tác thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn các huyện, thành phố đã có những chuyển biến. Các huyện, thành phố đã quan tâm đến công tác thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn, đã hình thành các tổ thu gom rác thải, đã bố trí bãi chôn lấp rác thải để tập kết rác thải. Một số địa phương đã đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, lò đốt rác thải; Công tác thu phí vệ sinh môi trường ở một số địa phương đã được triển khai hiệu quả (như các xã: Mỹ Hà, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hòa- huyện Lạng Giang; các xã: Đức Giang, Tư Mại, Đồng Việt, Cảnh Thụy,…huyện Yên Dũng đã thực hiện thu được 100% hộ dân trên địa bàn với mức thu từ 5.000-15.000 đồng/hộ/tháng) nhằm duy trì hoạt động của các tổ, đội vệ sinh môi trường và xử lý rác thải, đã góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra.

2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được về công tác thu gom xử lý rác thải, hiện nay việc thu gom, xử lý rác thải nông thôn trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại, cần được quan tâm giải quyết:

- Tỷ lệ thu gom rác thải nông thôn trên địa bàn tỉnh còn đạt tỷ lệ thấp (trung bình đạt 54,6%), trong đó rác thải là: vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, hầu như chưa được thu gom, xử lý.

- Việc quy hoạch, đầu tư, bố trí các điểm tập kết, trung chuyển rác thải nông thôn trên địa bàn các huyện chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

- Hầu hết các bãi chôn lấp rác thải nông thôn trên địa bàn các huyện đều không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, chủ yếu là bãi chứa tạm thời.

- Chưa có mô hình quản lý, thu gom, vận chuyển và công nghệ xử lý rác thải nông thôn phù hợp.

- Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển còn thiếu, chủ yếu là phương tiện thủ công.

- Lực lượng tham gia thu gom, vận chuyển rác thải còn thiếu, chưa được đồng bộ trên địa bàn.

- Kinh phí hoạt động của tổ, đội vệ sinh môi trường còn hạn chế, chủ yếu từ nguồn thu phí vệ sinh môi trường, nhưng mức thu và tỷ lệ các hộ dân nộp phí thấp chưa đáp ứng được hoạt động thu gom, xử lý rác thải (theo Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu phí vệ sinh rác thải sinh hoạt tại địa bàn thành phố Bắc Giang từ 12.000 - 20.000 đồng/hộ/tháng; tại địa bàn các huyện từ 10.000 - 15.000 đồng/hộ/tháng; thực tế ở một số huyện thu ở mức 5.000 - 8.000 đồng/hộ/tháng). Kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ hàng năm cho các huyện, thành phố chưa hỗ trợ được nhiều cho công tác thu gom, xử lý rác thải nông thôn.

- Việc phân loại rác thải ở khu vực nông thôn cơ bản chưa được thực hiện.

- Công tác tuyên truyền về thu gom, xử lý rác thải nông thôn và bảo vệ môi trường trong những năm qua còn hạn chế, chưa nâng cao được ý thức, trách nhiệm của người dân, chưa có sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, địa phương.

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm, chưa đầu tư đúng mức đối với công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn. Chưa bố trí đầy đủ nguồn lực cho công tác thu gom, xử lý rác thải, kinh phí bố trí cho công tác thu gom, xử lý rác còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

- Nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường và thu gom, xử lý rác thải tuy đã được nâng lên nhưng không thể hiện được trách nhiệm trong việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường.

- Rác thải phát sinh ngày càng đa dạng về số lượng và chủng loại, xuất hiện ngày càng nhiều loại khó xử lý, trong khi công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, tình trạng xả rác thải không đúng nơi quy định tại các khu vực công cộng vẫn còn diễn ra phổ biến làm mất cảnh quan sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ ứng dụng xử lý rác thải chưa đầy đủ.

- Cơ chế khuyến khích, thu hút xã hội hóa còn hạn chế, chưa có cơ chế hỗ trợ công tác thu gom, xử lý rác thải nông thôn, chưa tạo động lực để các doanh nghiệp đầu tư vào xử lý rác thải.

Phần II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, LỘ TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ RÁC THẢI KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2015-2020

I. QUAN ĐIỂM

1. Quản lý rác thải là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với công tác bảo vệ môi trường của tỉnh, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới môi trường sống ngày càng xanh - sạch - đẹp.

2. Công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của chính quyền các cấp và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Việc thu gom, xử lý rác thải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền các cấp.

3. Quản lý rác thải phải từng bước hướng đến đảm bảo theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm giải quyết ô nhiễm” các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy thoái môi trường phải có trách nhiệm đóng kinh phí, khắc phục bồi thường thiệt hại đúng theo quy định pháp luật.

4. Quản lý rác thải phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp. Đa dạng hóa hình thức, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý, thu gom, xử lý rác thải nông thôn trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái, sức khỏe người dân, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội bền vững và xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2017:

- Hoàn chỉnh mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải nông thôn thông qua việc thành lập các Công ty, Hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường do địa phương quản lý.

- Có 60/204 xã hình thành và duy trì hoạt động hiệu quả mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn xã (Chi tiết số lượng các xã ở từng huyện được thể hiện theo mục 1- phụ lục 03).

- Tỷ lệ thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn các xã có mô hình thu gom, vận chuyển rác thải đạt 80% số hộ dân (Chi tiết ở từng huyện được thể hiện theo mục 1- phụ lục 03).

- Xây dựng cơ chế tài chính và nhu cầu đầu tư trang thiết bị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn.

2.2. Đến năm 2020:

- Mỗi huyện, thành phố phải có ít nhất 01 bãi rác/khu xử lý rác tập trung hợp vệ sinh của huyện.

- Hình thành mới và duy trì hoạt động hiệu quả mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn đối với 85 xã, nâng tổng số xã có mô hình thu gom, xử lý rác thải nông thôn của tỉnh đến năm 2020 là 145/204 xã (Chi tiết số lượng các xã ở từng huyện được thể hiện theo mục 2- phụ lục 03), góp phần hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt 70%.

- Tỷ lệ thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn các xã có mô hình thu gom, vận chuyển rác thải đạt 90% số hộ dân (Chi tiết ở từng huyện được thể hiện theo mục 2- phụ lục 03).

III. NHIỆM VỤ

1. Thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và thực hiện tốt công tác phân loại rác thải tại nguồn

Hàng năm UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai sâu rộng về công tác bảo vệ môi trường và công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải trong cộng đồng với nhiều hình thức phong phú, đảm bảo nhận thức của cộng đồng dân cư trên địa bàn các xã về công tác phân loại, xử lý rác thải được nâng lên, tạo ý thức tự giác phân loại rác thải tại nguồn của người dân.

2. Quy hoạch và đầu tư xây dựng hoàn thiện các điểm tập kết, khu xử lý rác thải nông thôn đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường

- UBND các huyện, thành phố thực hiện rà soát, phê duyệt quy hoạch và xây dựng các điểm tập kết, khu vực trung chuyển rác thải sinh hoạt và vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.

- Cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới các khu xử lý rác thải tập trung của các huyện, đảm bảo đủ năng lực xử lý lượng rác thải phát sinh trên địa bàn các huyện.

3. Hoàn thiện mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải nông thôn thông qua việc kiện toàn hoặc thành lập các Hợp tác xã, Công ty, tổ, đội vệ sinh môi trường có sự tham gia của người dân và tổ chức đoàn thể trên địa bàn các xã.

- UBND các huyện chỉ đạo việc kiện toàn các công ty, hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường đã có; thành lập mới các hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường; giao trách nhiệm quản lý, thực hiện vận chuyển rác thải về các bãi rác, khu xử lý rác của địa phương; chỉ đạo việc thu phí vệ sinh theo đúng quy định; hàng năm bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường hỗ trợ thêm cho hoạt động của các Công ty, Hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường.

- Đầu tư trang bị thêm các phương tiện, thiết bị phù hợp với quy trình thu gom, vận chuyển rác như: thùng rác, xe gom rác, xe chở rác chuyên dụng,...

4. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, xã hội hóa về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải khu vực nông thôn, tạo động lực để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư vào xử lý chất thải rắn.

5. Xây dựng các mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn trên địa bàn: Trên cơ sở tình hình thực tế, các địa phương lựa chọn mô hình thu gom, xử lý rác thải phù hợp (một số mô hình tham khảo tại phụ lục 04).

IV. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Từ năm 2015- 2017

- Các ngành, các cấp tổ chức ra quân tổng vệ sinh thu gom, xử lý rác thải tại các điểm tồn lưu trên địa bàn theo Kế hoạch số 3766/KH-UBND ngày 31/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh, hoàn thành xong trước ngày 31/3/2015.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn, hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn đối với các đối tượng là cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố, cán bộ môi trường của một số xã, thị trấn trên địa bàn, các đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn.

- Sở Xây dựng ban hành hướng dẫn việc lựa chọn, bố trí hạ tầng kỹ thuật đối với các điểm tập kết, khu xử lý rác thải đảm bảo khoảng cách an toàn và yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định, xong trong quý III/2015. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch chất thải rắn vùng tỉnh Bắc Giang, báo cáo UBND tỉnh định kỳ hàng năm trước ngày 30/11.

- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức đánh giá hiệu quả về bảo vệ môi trường đối với mô hình lò đốt rác thải, thống nhất với Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh trong quý II/2015.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, thời gian hoàn thành trong quý IV/2015.

- UBND các huyện, thành phố

+ Xóa bỏ các điểm tập kết rác thải tự phát tại các khu vực công cộng (ven đường giao thông, ao, hồ, kênh, mương,...), chấm dứt tình trạng vứt rác thải bừa bãi trên địa bàn.

+ Rà soát, hoàn thành phê duyệt quy hoạch các điểm tập kết, khu vực tập kết rác thải sinh hoạt và vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Đầu tư xây dựng theo lộ trình các điểm tập kết, trung chuyển đảm bảo đến năm 2017 đạt khoảng 50% ở khu dân cư nông thôn và khoảng 30% ở khu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã hoàn thành việc bố trí, đầu tư điểm, khu tập kết rác thải trên địa bàn (trừ các khu vực miền núi thưa dân thuộc các xã có đường giao thông đi lại khó khăn trên địa bàn các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế thì UBND các huyện xem xét, chỉ đạo, hướng dẫn việc phân loại, tập kết rác thải cho phù hợp, đảm bảo không gây mất mỹ quan khu vực và ảnh hưởng đến môi trường).

+ Rà soát, kiện toàn hoạt động của các Công ty, Hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường thu gom rác thải trên địa bàn. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn hoàn thành việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của tổ, đội hoặc tổ tự quản vệ sinh môi trường ở các thôn, bản, làng, đảm bảo 100% các thôn, bản, làng của các xã, thị trấn đều có tổ, đội vệ sinh hoặc tổ tự quản vệ sinh môi trường hoạt động.

+ Rà soát thực trạng, có kế hoạch hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác cho các Công ty, Hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường trên địa bàn.

+ Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn phù hợp với quy định của Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, đảm bảo tỷ lệ thu phí đạt 80% (theo mục 1-Phụ lục 03 của Đề án)

+ Lựa chọn đầu tư xây dựng mô hình về thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn phù hợp địa bàn các xã.

- UBND các huyện: Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động hoàn thành cải tạo, nâng cấp khu xử lý rác thải tập trung của huyện.

- UBND huyện Yên Thế vận hành bãi chôn lấp rác thải xã Tam Tiến theo đúng quy định, hoàn thành việc chứng nhận ra khỏi cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quý II năm 2015.

- UBND các huyện: Lạng Giang và Tân Yên đầu tư xây dựng mới ít nhất 01 khu xử lý rác thải tập trung của huyện.

- UBND thành phố Bắc Giang nghiên cứu, lựa chọn, thí điểm công nghệ xử lý liên hoàn tại bãi chôn lấp rác thải thành phố.

2. Từ năm 2018-2020

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn; kiểm tra hiệu quả hoạt động của mô hình về thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn trên địa bàn, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- UBND các huyện, thành phố

+ Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn duy trì hoạt động hiệu quả các Hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường hoặc tổ tự quản đã được hình thành trên địa bàn.

+ Tiếp tục đầu tư xây dựng các điểm, khu tập kết trên địa bàn, đảm bảo đến năm 2020 đạt khoảng 75% khu dân cư nông thôn và khoảng 65% khu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã được bố trí, đầu tư điểm, khu tập kết rác thải.

+ Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn phù hợp với quy định của Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, đảm bảo tỷ lệ thu phí đạt 90% (theo mục 2-Phụ lục 03 của Đề án).

+ Giao và chỉ đạo đơn vị quản lý, vận hành bãi chôn lấp rác thải của huyện, thành phố đảm bảo hiệu quả, chấm dứt tình trạng rác thải không được thu gom, vứt bừa bãi tại những nơi công cộng.

+ Tiếp tục đầu tư mới các khu xử lý rác thải tập trung của huyện. Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ xử lý rác thải phù hợp, lập dự án trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện trong các năm tiếp theo.

+ Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn phân loại rác tại nguồn trong cộng đồng. Chỉ đạo, kiểm tra UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác phân loại tại nguồn, thu gom, tập kết rác thải trên địa bàn.

+ Tổ chức tổng kết việc thực hiện đề án, báo cáo UBND tỉnh.

(Một số nhiệm vụ, dự án, kế hoạch chủ yếu triển khai thực hiện Đề án tại phụ lục số 05)

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền và chỉ đạo của chính quyền các cấp

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về thu gom xử lý rác thải trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và các hộ gia đình trong công tác bảo vệ môi trường.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác tuyên truyền, chỉ đạo, xử lý vi phạm về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại các cụm dân cư của các xã để tạo ra những thay đổi trong nhận thức của nhân dân tại khu vực nông thôn trong công tác bảo vệ môi trường nâng cao tự giác thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, nộp phí vệ sinh đầy đủ, đổ rác thải đúng giờ, đúng nơi quy định, tạo điều kiện tối đa cho phương tiện, người thực hiện thu gom.

2. Giải pháp về quy hoạch - kế hoạch

Tiếp tục thực hiện đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 730/QĐ-UBND ngày 22/5/2013.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu tập kết, xử lý rác thải trên địa bàn các huyện, thành phố, lồng ghép với quy hoạch nông thôn mới, đảm bảo phù hợp với thực tế ở từng địa phương và tính khả thi.

3. Giải pháp về khoa học công nghệ

Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật về công nghệ xử lý rác thải; lựa chọn, tổ chức triển khai mô hình xử lý rác thải phù hợp, hiệu quả ở khu vực nông thôn, nhân rộng các mô hình trên địa bàn.

Định hướng trong giai đoạn hiện nay là mô hình xử lý rác thải quy mô cấp xã theo hướng sử dụng công nghệ lò đốt kết hợp ủ phân vi sinh và chôn lấp (có thể tham khảo các mô hình theo phụ lục Đề án).

Tăng cường nghiên cứu, áp dụng công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

4. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra và nhân rộng mô hình

Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các hộ dân và các tổ chức trong công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường và thu gom rác thải; đưa công tác bảo vệ môi trường và thu gom xử lý rác thải trở thành tiêu chí thi đua của các cấp, các ngành, các địa phương và các hộ gia đình.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thu gom, vận chuyển thông qua việc thành lập các tổ, đội vệ sinh trên địa bàn các xã, thị trấn kết hợp với việc hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác phân loại rác thải tại nguồn.

Đẩy mạnh công tác đôn đốc, kiểm tra hiệu quả việc triển khai thực hiện các mô hình thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn, kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình.

5. Nguồn lực tài chính và cơ chế chính sách

Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn về đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường và thu gom rác thải; đầu tư cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị để phục vụ tốt công tác thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn trên địa bàn các xã.

Tăng cường nguồn lực tài chính để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thu gom, xử lý rác thải nông thôn giai đoạn 2015 - 2020. Tranh thủ các nguồn viện trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ và các nguồn tài trợ quốc tế; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực này.

Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các lực lượng xã hội tham gia vào lĩnh vực xử lý rác thải. Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư cho công tác xử lý rác thải nông thôn. Xây dựng kế hoạch và ưu tiên phân bổ hợp lý nguồn vốn ngân sách, nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, vốn ODA và các nguồn vốn khác để đầu tư cho công tác thu gom, xử lý rác thải nông thôn.

V. Kinh phí thực hiện

1. Nguồn vốn:

- Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

- Nguồn vốn đầu tư phát triển và nông thôn mới.

- Nguồn thu phí vệ sinh.

- Các nguồn huy động khác.

2. Dự toán kinh phí đầu tư mô hình xử lý cấp xã

* Qua khảo sát, nghiên cứu thực tế một số mô hình trên địa bàn, ước tính kinh phí để đầu tư xây dựng 01 khu xử lý rác thải quy mô cấp xã khoảng 850 triệu đồng (không bao gồm kinh phí chuẩn bị, giải phóng mặt bằng và phương tiện vận chuyển), gồm:

- Kinh phí đầu tư lắp đặt lò đốt công suất 500 kg/giờ (tham khảo công nghệ lò đốt của Sở Khoa học và Công nghệ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận) khoảng: 300 triệu đồng.

- Kinh phí đầu tư xây dựng khu tập kết, phân loại rác thải (nền bê tông, mái che bằng tôn), diện tích khoảng 150 m2 ước khoảng: 150 triệu đồng.

- Kinh phí đầu tư xây dựng khu ủ phân vi sinh dung tích khoảng 20 m3: 100 triệu đồng.

- Kinh phí đầu tư xây dựng ô chôn lấp diện tích 1.000 m2 (xây tường bao quanh), dung tích chứa khoảng 3.000 m3: khoảng 300 triệu đồng.

* Như vậy: Đến năm 2020 có 145 xã áp dụng mô hình, với tổng mức đầu tư dự kiến sẽ là: 145 xã x 850 triệu đồng/xã = 123.250 triệu đồng. Trong đó:

- Giai đoạn 2015-2017: 60 xã x 850 triệu đồng = 51 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2018-2020: 85 xã x 850 triệu đồng = 72,25 tỷ đồng.

* Nguồn vốn đầu tư:

- Nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển và nông thôn mới của tỉnh là: 200 triệu đồng/xã x 145xã = 29 tỷ đồng;

- Nguồn ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã và các nguồn khác là: 650 triệu/xã x 145 xã = 94,25 tỷ đồng.

(Trong quá trình triển khai Đề án, các địa phương có thể lựa chọn, đề xuất sử dụng lò đốt rác thải tiên tiến, tiết kiệm kinh phí, đảm bảo quy chuẩn môi trường sau khi có ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan phổ biến nội dung Đề án, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra; là cơ quan đầu mối tổng hợp việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ do các ngành và địa phương được giao thực hiện; Cơ quan điều phối trực tiếp việc hỗ trợ của tỉnh cho các địa phương hàng năm; tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh việc sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm (trước 30/11) tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Xây dựng: Xây dựng quy hoạch mẫu khu xử lý rác thải; Hướng dẫn các địa phương trong việc lựa chọn, bố trí, hạ tầng kỹ thuật đối với các điểm tập kết, khu xử lý đảm bảo khoảng cách an toàn và yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định. Đôn đốc, hướng dẫn theo dõi tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải của các huyện, thành phố theo quy định.

3. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở có liên quan cân đối và phân bổ kinh phí thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn và kinh phí lập Dự án, thực hiện Dự án đầu tư các khu chôn lấp rác thải; tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

5. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh trong việc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải tại các khu xử lý. Tổ chức đánh giá hiệu quả mô hình lò đốt chất thải đang áp dụng trên địa bàn, thống nhất với Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác thải hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang và các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác vệ sinh môi trường nông thôn; Xây dựng chương trình quảng bá bằng panô, áp phích, tờ rơi và công tác vệ sinh môi trường nông thôn tại các tuyến đường, nơi công cộng khu vực nông thôn.

7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang: Xây dựng phóng sự tuyên truyền, ghi hình, đưa tin về các hoạt động thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các Đài Phát thanh và Truyền hình cấp huyện dành thời lượng để tuyên truyền tại địa phương.

8. Đề nghị UBMTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn: Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt công tác thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, ủng hộ việc xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển rác thải và khu xử lý; tham gia tích cực vào công tác xã hội hóa về công tác thu gom, vận chuyển rác thải ở khu vực nông thôn trên địa bàn.

9. UBND các huyện, thành phố:

- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung Đề án tại địa phương, chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn tổ chức thành lập các tổ, đội thu gom rác thải, xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển rác thải đưa vào hoạt động theo đúng lộ trình, kế hoạch đã được phê duyệt; chỉ đạo việc thu phí vệ sinh theo đúng quy định.

- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở khu vực nông thôn trên địa bàn.

- Chỉ đạo UBND cấp xã ban hành quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường lồng ghép trong quy ước, hương ước của các làng, thôn, bản.

- Chỉ đạo, nghiêm cấm việc đổ thải chất thải từ khu vực đô thị và các khu, cụm công nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực nông thôn.

 

PHỤ LỤC 01

TỶ LỆ VÀ HIỆN TRẠNG THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ

Bảng 1.1. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải nông thôn trên địa bàn tỉnh (tính đến năm 2014):

TT

Huyện/thành phố

Khối lượng rác thải nông thôn phát sinh (tấn/ngày)

Khối lượng rác thải nông thôn thu gom, xử lý (tấn/ngày)

Tỷ lệ được thu gom, xử lý

(%)

1

TP Bắc Giang

35

25

71,4

2

Huyện Lục Ngạn

78

23,4

30

3

Huyện Lục Nam

38

16,5

43,4

4

Huyện Sơn Động

5,8

4,9

84,4

5

Huyện Yên Thế

33

12

36,4

6

Huyện Hiệp Hòa

73,2

51,4

70,2

7

Huyện Lạng Giang

39,5

32,06

81,1

8

Huyện Tân Yên

53

19

35,8

9

Huyện Việt Yên

44,5

34,7

78

10

Huyện Yên Dũng

25

13

52

 

Tổng

425

231,96

54,6

Nguồn: tổng hợp từ UBND các huyện, thành phố.

 

Bảng 2.2. Tổng hợp hiện trạng thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn

TT

Tên huyện, thành phố

Số xã đã có tổ, đội vệ sinh môi trường (VSMT) hoặc tổ tự quản

Phương tiện vận chuyển

Số lượng xã đã có bãi chôn lấp rác thải/lò đốt

Số lượng xã đã xây dựng điểm tập kết rác thải

Số xã tổ chức thu phí vệ sinh

Tỷ lệ thu phí vệ sinh trung bình ở các xã tổ chức thu(%)

Mức thu phí

(đồng/hộ/tháng)

1

TP. Bắc Giang

6/6 xã đã có tổ VSMT

Xe đẩy tay

Xử lý tại bãi rác tập trung của thành phố Bắc Giang

06/06 xã đã có điểm tập kết ở khu dân cư; chưa có điểm tập kết ở khu sản xuất nông nghiệp

06/6

70-80

10.000-20.000

2

Lạng Giang

18/21 xã đã có tổ VSMT.

Xe cải tiến, xe tự chế (xe lôi kéo); xe ngựa; xe điện

16/21 xã đã có khu xử lý (7 xã có lò đốt rác (01 lò đốt Sở KH&CN); 09 xã đã có bãi chôn lấp chưa hợp vệ sinh)

13/21 xã đã có điểm tập kết ở khu dân cư; chưa có điểm tập kết ở khu sản xuất nông nghiệp

16/21

50,6

5.000-10.000

3

Lục Nam

17/25 xã đã có tổ VSMT

Xe cải tiến, xe tự chế (xe lôi kéo); xe trâu; ô tô, công nông

04/25 xã đã có khu xử lý, trong đó:

- 03/25 xã đã có bãi chôn lấp rác tạm;

- 01 xã có lò đốt

- 12/25 xã đã có điểm tập kết ở khu dân cư;

- Chưa có điểm tập kết ở khu sản xuất nông nghiệp

10/25

49,3

10.000-20.000

4

Yên Dũng

17/19 xã đã có tổ VSMT

Xe cải tiến; xe đầu kéo, công nông

17/19 xã đã có khu xử lý rác, trong đó:

- 2/19 xã có lò đốt rác;

- 15/19 xã đã có bãi chôn lấp rác tạm

Chưa bố trí điểm tập kết rác thải tại khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp

17/19

95,2

1.500-15.000

5

Việt Yên

16/17 xã có tổ VSMT

Xe cải tiến, xe đẩy tay

Chưa có (huyện có 01 bãi xử lý tập trung ở thị trấn Bích Động)

12/17 xã đã có điểm tập kết ở khu dân cư; chưa có điểm tập kết ở khu sản xuất nông nghiệp

13/17

73,07

2.000– 20.000

6

Hiệp Hòa

25/25 đã có tổ VSMT

Xe cải tiến, xe tự chế (xe lôi kéo)

16/25 xã có khu xử lý rác thải, trong đó:

- 15/25 xã có lò đốt rác của Sở KH&CN ở cấp thôn;

- 01/25 xã có bãi chôn lấp rác tạm

- 23/25 xã đã có điểm tập kết ở khu dân cư;

- Chưa có điểm tập kết ở khu sản xuất nông nghiệp

23/25

78,47

5.000-20.000

7

Tân Yên

22/22 xã đã có tổ VSMT

Xe đầu kéo, xe đẩy tay, xe chuyên dụng

Chưa xây dựng khu xử lý rác thải

22/22 xã đã có quy hoạch điểm tập kết ở khu dân cư; chưa có điểm tập kết ở khu sản xuất nông nghiệp

15/22

39,33

5.000-20.000

8

Yên Thế

11/19 đã có tổ VSMT

Xe cải tiến, xe ngựa; xe ba gác.

02/19 xã đã có bãi chôn lấp rác thải

03/19 xã đã có điểm tập kết ở khu dân cư; chưa có điểm tập kết ở khu sản xuất nông nghiệp

7/19

37,42

10.000-30.000

9

Sơn Động

07/21 xã đã thành lập HTX, tổ VSMT

Xe cải tiến, xe tải,

3/21 xã có bãi chôn lấp rác thải

Chưa xây dựng điểm tập kết khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp

4/21

9,5

15.000

10

Lục Ngạn

12/29 xã đã có HTX, tổ VSMT

Xe đẩy tay, xe tải, xe chuyên dụng

03/29 xã đã có khu xử lý, trong đó:

- 02 xã đã có bãi chôn lấp tạm thời;

- 01 xã có lò đốt

- 01/29 xã có điểm tập kết rác;

- 16 xã đã xây dựng bể thu gom rác thải nông nghiệp

12/29

15

30.000-40.000

Tổng cộng

151/204 xã

 

67/204 xã

- 70/204 xã (đối với khu dân cư);

- 16/204 xã (đối với khu sản xuất nông nghiệp)

123/204 xã

52,7%

 

Nguồn: Tổng hợp từ UBND các huyện, thành phố.

 

PHỤ LỤC 02

MỘT SỐ MÔ HÌNH THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI ĐANG ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Mô hình thu gom, xử lý rác thải đang được áp dụng tại xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (Do UBND xã quản lý, chỉ đạo thực hiện):

Xã Mỹ Hà có 7.210 nhân khẩu, với 1965 hộ dân; gồm 11 thôn, với lượng rác thải phát sinh trung bình khoảng 03 tấn/ngày

Xã đã đầu tư xây dựng bãi tập kết rác thải tập trung của xã với diện tích 500m2 có tường bao quanh (50 triệu đồng), 01 lò đốt có sân phơi, mái che do Sở Khoa học và Công nghệ chuyển giao, công suất 500 kg/giờ (chi phí đầu tư là 300 triệu đồng); 01 lò ủ phân vi sinh (đầu tư năm 2010 với kinh phí 150 triệu đồng). Tổng kinh phí đầu tư khu xử lý khoảng 500 triệu đồng (đốt và ủ phân vi sinh).

UBND xã thành lập 02 tổ vệ sinh môi trường, tổ 01 gồm 04 người chịu trách nhiệm vận hành khu xử lý, tổ 02 gồm 11 người (mỗi thôn 01 người) chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển rác thải từ các hộ dân về khu xử lý. Xã quy định mỗi hộ gia đình phải bố trí 02 xô nhựa (01 xô đựng rác hữu cơ và 01 xô đựng rác vô cơ).

Phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải: Gồm 03 xe cải tiến kéo tay (do huyện hỗ trợ) và xe đạp thồ của công nhân thu gom.

Tần suất hoạt động: 02 ngày 01 lần thu gom, vào buổi sáng các ngày chẵn tính theo lịch Dương.

Chi trả thù lao cho công nhân để duy trình hoạt động là 1 triệu đồng/người/tháng (đối với tổ thu gom) và 1,5 triệu đồng/người/tháng (đối với tổ vận hành khu xử lý).

Công tác thu phí: Giao cho trưởng thôn thu phí hàng tháng, với mức thu 5.000 đồng/hộ/tháng (đối với hộ trong ngõ); 10.000 đồng/hộ/tháng (đối với hộ ngoài mặt đường không kinh doanh); 15.000 đồng/hộ/tháng (đối với hộ ngoài mặt đường kinh doanh). Tỷ lệ thu phí đạt 100% số hộ dân trong xã.

Kinh phí chi cho hoạt động của tổ vệ sinh môi trường là 240 triệu/năm, được lấy từ 03 nguồn:

- Nguồn thu phí vệ sinh: 120 triệu đồng/năm;

- Kinh phí sự nghiệp môi trường huyện hỗ trợ 50 triệu đồng/năm;

- Xã hỗ trợ 70 triệu đồng/năm.

2. Mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đang triển khai áp dụng tại thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam (Mô hình do Công ty TNHH vệ sinh môi trường Bích Ngọc thực hiện).

UBND huyện giao cho Công ty TNHH vệ sinh môi trường Bích Ngọc chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, vận hành khu xử lý rác thải tập trung của huyện, thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải cho thị trấn Đồi Ngô (trước đây khu xử lý này xử lý rác thải cho thị trấn Đồi Ngô và một số điểm xã lân cận: Chợ Sàn, xã Phương Sơn, xã Tiên Hưng, chợ xã Tam Dị). Đồng thời giao cho Công ty quản lý, khai thác chợ Thanh Xuân. Thị trấn Đồi Ngô có 8.575 nhân khẩu, với 2.094 hộ.

Khu xử lý rác thải tập trung có diện tích khoảng 8.430 m2, gồm khu tập kết rác cũ, khu lò đốt NFi (công suất 450 kg/giờ) có sân phơi mái che, khu ủ phân vi sinh.

UBND huyện Lục Nam đầu tư trang bị lò đốt NFi (2,2 tỷ đồng), tạo mặt bằng cho Công ty TNHH VSMT Bích Ngọc đầu tư các công trình (khu ủ phân, sân tập kết, phân loại có mái che, nhà văn phòng,).

Số cán bộ, công nhân của Công ty là 09 người.

Lương của công nhân thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của Công ty trung bình khoảng 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải; Gồm 01 xe tải, trọng tải 3,4 tấn do Công ty tự trang bị.

Hình thức hoạt động: Thu gom hàng ngày trực tiếp từ các hộ dân vào buổi tối, sau đó đưa về tập kết, phân loại tại khu xử lý: Các loại vỏ chai nhựa, sắt thép,… bán phế liệu; chất thải hữu cơ (rau, củ quả thừa,…) đem ủ phân; rác vô cơ có thể đốt được thì đốt tại lò đốt, không đốt được thì đem chôn lấp.

Công tác thu phí: Thu theo tháng, với mức thu 20.000 đồng/hộ/tháng (không kinh doanh); 200.000 đồng-300.000 đồng/cơ sở/tháng (cơ sở kinh doanh). Tỷ lệ thu phí trên địa bàn thị trấn Đồi Ngô đạt 90%.

Kinh phí chi hoạt động của Công ty là 612 triệu đồng/năm (lương nhân công, sửa chữa, bảo dưỡng xe, xăng, dầu,…), trong đó thu từ các nguồn:

- Thu phí vệ sinh, phí chợ: 40 triệu/tháng = 480 triệu/năm

- Bán phân vi sinh, phế liệu sau phân loại: 05 triệu/tháng = 60 triệu/năm

- Huyện hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm:6 triệu/tháng = 72 triệu/năm.

 

PHỤ LỤC 03

1. Chỉ tiêu thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn các huyện, thành phố đến năm 2017

TT

Tên huyện, thành phố

Số xã có tổ, đội vệ sinh môi trường hoặc tổ tự quản

Số lượng xã xây dựng mới mô hình thu gom, xử lý rác thải giai đoạn 2015-2017

Số lượng xã có điểm tập kết rác thải

Số xã tổ chức thu phí vệ sinh

Tỷ lệ thu phí vệ sinh trung bình ở các xã tổ chức thu(%)

1

TP. Bắc Giang

Duy trì 6/6 xã đã có tổ, đội VSMT

Xử lý tại bãi rác tập trung của thành phố Bắc Giang

- 06/06 xã có điểm tập kết rác thải ở khu dân cư;

- 04/6 xã có điểm tập kết rác thải khu vực nông nghiệp

06/6

95

2

Lạng Giang

Hoàn thành các tổ, đội VSMT trên địa bàn 21/21 xã

08/21 xã có khu xử lý rác thải theo mô hình hỗ trợ

- 15/21 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 05/21 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

18/21

90

3

Lục Nam

Hoàn thành các tổ, đội VSMT trên địa bàn 25/25 xã

06/25 xã có khu xử lý rác thải

- 15/25 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư (trong đó bổ sung 03 xã);

- 05/25 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

15/25

80

4

Yên Dũng

Hoàn thành các tổ, đội vệ sinh môi trường trên địa bàn 19/19 xã

08/19 xã có khu xử lý rác thải.

- 5/19 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 05/19 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

19/19

96

5

Việt Yên

Hoàn thành các tổ, đội VSMT trên địa bàn 17/17 xã

08/17 xã có khu xử lý rác thải

- 15/17 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 05/17 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

17/17

85

6

Hiệp Hòa

Hoàn thành các tổ, đội VSMT trên địa bàn 25/25 xã

07/25 xã có khu xử lý rác thải.

- 25/25 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 05/25 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

25/25

85

7

Tân Yên

Hoàn thành các tổ, đội VSMT trên địa bàn 22/22 xã

08/22 xã có khu xử lý rác thải

- 08/22 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 05/22 xã có khu tập kết ở khu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn

22/22

74

8

Yên Thế

Hoàn thành các tổ, đội VSMT, tự quản trên địa bàn 19/19 xã

05/19 xã có khu xử lý rác thải.

- 5/19 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 05/19 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

10/19

65

9

Sơn Động

Hoàn thành các tổ, đội VSMT, tổ tự quản trên địa bàn 21/21 xã

05/21 xã có khu xử lý rác thải.

- 5/21 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 05/21 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

10/21

65

10

Lục Ngạn

Hoàn thành các tổ, đội VSMT, tự quản trên địa bàn 29/29 xã

05/29 xã có khu xử lý rác thải

- 05/29 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 18/29 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

15/29

65

Tổng cộng

204/204 xã có tổ, đội VSMT, tổ tự quản về môi trường

60/204 xã xây dựng mô hình thu gom, xử lý rác thải

- 104/204 xã (đối với khu dân cư);

- 62/204 xã (đối với khu sản xuất nông nghiệp);

157/204 xã tổ chức thu phí

80%

2. Chỉ tiêu thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn các huyện, thành phố đến năm 2020

TT

Tên huyện, thành phố

Số xã có tổ, đội vệ sinh môi trường hoặc tổ tự quản

Số lượng xã xây dựng mới mô hình thu gom, xử lý rác thải giai đoạn 2018-2020

Số lượng xã có điểm tập kết rác thải

Số xã tổ chức thu phí vệ sinh

Tỷ lệ thu phí vệ sinh trung bình ở các xã tổ chức thu(%)

1

TP. Bắc Giang

Duy trì 6/6 xã đã có tổ, đội VSMT

06 xã xử lý tại bãi rác tập trung của thành phố Bắc Giang

06/06 xã có điểm tập kết rác thải ở khu dân cư và khu vực nông nghiệp

06/6

100

2

Lạng Giang

Duy trì hoạt động ổn định các tổ, đội VSMT trên địa bàn 21/21 xã

08 /21 xã

- 21/21 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 15/21 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

21/21

95

3

Lục Nam

Duy trì hoạt động ổn định các tổ, đội VSMT trên địa bàn 25/25 xã

08/25 xã

- 20/25 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 10/25 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

25/25

90

4

Yên Dũng

Duy trì hoạt động ổn định các tổ, đội VSMT trên địa bàn 19/19 xã

09/19 xã

- 15/19 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 10/19 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

19/19

97

5

Việt Yên

Duy trì hoạt động ổn định các tổ, đội VSMT trên địa bàn 17/17 xã

08/17 xã

- 17/17 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 15/17 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

17/17

95

6

Hiệp Hòa

Duy trì hoạt động ổn định các tổ, đội VSMT trên địa bàn 25/25 xã

12/25 xã

- 25/25 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 15/25 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

25/25

95

7

Tân Yên

Duy trì hoạt động ổn định các tổ, đội VSMT trên địa bàn 22/22 xã

10/22 xã

- 20/22 xã có điểm tập kết ở khu dân cư;

- 15/22 xã có khu tập kết ở khu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn

22/22

88

8

Yên Thế

Duy trì hoạt động ổn định các tổ, đội tự quản, VSMT trên địa bàn 19/19 xã

10/19 xã

- 10/19 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 10/19 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

19/19

80

9

Sơn Động

Duy trì hoạt động ổn định các tổ, đội VSMT, tổ tự quản trên địa bàn 21/21 xã

10/21 xã có khu xử lý rác thải..

- 10/21 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 10/21 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp

21/21

80

10

Lục Ngạn

Duy trì hoạt động ổn định các tổ, đội VSMT, tự quản trên địa bàn 29/29 xã

10/29 xã có khu xử lý rác thải.

- 10/29 xã có điểm tập kết rác thải khu vực dân cư;

- 22/29 xã có điểm tập kết rác thải khu sản xuất nông nghiệp.

29/29

80

Tổng cộng

204/204 xã có tổ, đội VSMT, tổ tự quản về môi trường

85/145 xã xây dựng mới mô hình thu gom, xử lý rác thải

- 154/204 xã có điểm tập kết rác thải (đối với khu dân cư);

- 133/204 xã có điểm tập kết khu sản xuất nông nghiệp

204/204 xã tổ chức thu phí vệ sinh

90%

 

PHỤ LỤC 04

MỘT SỐ MÔ HÌNH THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI KHU VỰC NÔNG THÔN ĐỀ NGHỊ THAM KHẢO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Mô hình thứ nhất: Áp dụng đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn tập trung lân cận bãi xử lý rác thải tập trung của huyện, thành phố.

UBND các huyện, thành phố kiện toàn các Công ty, Hợp tác xã vệ sinh môi trường (đơn vị dịch vụ) của huyện, thành phố để thực hiện nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, quản lý bãi xử lý rác thải tập trung.

Đơn vị dịch vụ thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác thải phát sinh theo lịch hàng tuần (sau khi thống nhất với UBND các xã, thị trấn) từ các điểm/khu tập kết rác thải của các xã, thị trấn về bãi xử lý rác thải tập trung của huyện, thành phố để xử lý theo quy định.

UBND các xã, thị trấn xây dựng các điểm/khu tập kết rác thải sinh hoạt tạm thời tại khu vực dân cư, đồng thời thành lập các tổ, đội vệ sinh môi trường trên địa bàn để thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải từ khu dân cư về điểm/khu tập kết của xã, thị trấn.

Kinh phí chi cho hoạt động của đơn vị dịch vụ do ngân sách nhà nước chi trả bằng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm và các nguồn khác của huyện, thành phố. Kinh phí chi cho hoạt động của các tổ, đội vệ sinh môi trường do UBND xã, thị trấn thành lập được lấy từ nguồn thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn để chi trả và các nguồn hỗ trợ khác.

2. Mô hình thứ hai: Áp dụng đối với cụm xã lân cận 06 xã, thị trấn đã được đầu tư lò đốt và phương tiện thu gom năm 2014 (thị trấn Vôi thuộc huyện Lạng Giang, thị trấn Nhã Nam thuộc huyện Tân Yên, thị trấn Tân Dân thuộc huyện Yên Dũng, xã Bảo Đài thuộc huyện Lục Nam, xã Tăng Tiến thuộc huyện Việt Yên và xã Đoan Bái thuộc huyện Hiệp Hòa). Hoặc áp dụng đối với cụm xã vùng nông thôn khác trên địa bàn. Cách thức thực hiện mô hình như sau:

UBND các huyện, thành phố giao cho 01 Hợp tác xã hoặc tổ vệ sinh môi trường chịu trách nhiệm tiếp quản và vận hành lò đốt và phương tiện thu gom, thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn các xã trong cụm xã. Việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ở các xã trong cụm xã có thể thực hiện theo 02 hình thức sau:

Hình thức thứ nhất: Mỗi xã trong cụm xã đều phải bố trí, đầu tư xây dựng các điểm tập kết rác thải sinh hoạt, giao tổ vệ sinh môi trường của xã thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn về điểm tập kết của xã để Hợp tác xã/Tổ vệ sinh môi trường quản lý dự án lò đốt đến vận chuyển, xử lý theo lịch thống nhất hàng tuần.

Hình thức thứ hai: UBND các xã trong cụm xã không xây dựng điểm/khu tập kết tạm thời rác thải sinh hoạt ở khu dân cư, mà thống nhất lịch thu gom hàng tuần với các thôn và nhân dân để Hợp tác xã/tổ vệ sinh môi trường quản lý vận hành bãi rác đến vận chuyển trực tiếp từ các hộ dân về khu xử lý.

Kinh phí chi cho hoạt động của Hợp tác xã/tổ vệ sinh môi trường quản lý và vận hành dự án lò đốt do nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của huyện, nguồn thu phí vệ sinh và các nguồn khác chi trả.

Kinh phí chi cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải từ khu dân cư về điểm tập kết rác thải của xã sẽ do nguồn thu phí vệ sinh môi trường chi trả (đối với hình thức thứ nhất).

3. Mô hình thứ ba: Áp dụng đối với các xã tự thu gom, xử lý, gồm 02 loại:

* Loại thứ nhất: Áp dụng đối với các xã có đầu tư bãi xử lý rác thải, cách thức thực hiện như sau:

UBND xã đầu tư xây dựng bãi xử lý rác thải và các phương tiện trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải. Giao cho 01 tổ, đội vệ sinh được thành lập quản lý, vận hành bãi rác và hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn.

UBND các xã chỉ đạo các thôn, xóm trên địa bàn thống nhất lịch thu gom rác thải hàng tuần với tổ, đội vệ sinh môi trường của xã; đồng thời quy định. Tổ, đội vệ sinh môi trường của xã chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển rác thải trực tiếp từ khu dân cư (không xây dựng điểm tập kết tạm thời rác thải sinh hoạt ở các xã) để đưa về bãi xử lý rác thải của xã.

Kinh phí chi cho hoạt động của tổ, đội vệ sinh môi trường vận hành bãi xử lý rác thải của xã và kinh phí vận chuyển, xử lý rác thải được lấy từ nguồn thu phí vệ sinh trên địa bàn và nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm của các huyện, thành phố hỗ trợ.

* Loại thứ 2: Áp dụng đối với các xã nông thôn miền núi ở khu vực thưa dân, không thuận tiện về đường giao thông và chưa có điều kiện thành lập các tổ, đội vệ sinh môi trường: Thành lập tổ tự quản tại các thôn để thực hiện nhiệm vụ sau:

- Đối với các thôn, bản ở xã khu trung tâm của xã, thưa dân: Hướng dẫn người dân thu gom, phân loại, tự xử lý tại gia đình, tái sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón phục vụ nông nghiệp hoặc tự xử lý bằng biện pháp phù hợp.

- Đối với các khu đông dân cư tập trung ở xã (trung tâm xã): Tổ tự quản thực hiện thu gom về bãi rác thải của xã để xử lý bằng biện pháp phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.

4. Mô hình thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật: Các xã vùng nông thôn tổ chức xây dựng các điểm/khu tập kết vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở khu vực sản xuất nông nghiệp, tại những vị trí thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng đem bỏ vào, đồng thời hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại.

 

PHỤ LỤC 05

MỘT SỐ NHIỆM VỤ, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH CHỦ YẾU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG ĐỀ ÁN QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2015-2020

TT

Tên nhiệm vụ/dự án/kế hoạch

Sản phẩm

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian Thực hiện

1

Hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác thải tại nguồn cho Phòng TN&MT các huyện, thành phố và các xã quy hoạch nông thôn mới, đơn vị thu gom rác thải trên địa bàn; Xem xét, hỗ trợ trang, thiết bị, phương tiện phục vụ thu gom, phân loại, vận chuyển rác thải của Hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường trên địa bàn các xã.

Kế hoạch

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố

2015-2020

2

Hướng dẫn việc lựa chọn, bố trí, hạ tầng kỹ thuật đối với các điểm tập kết/khu trung chuyển rác thải trên địa bàn các xã đảm bảo khoảng cách an toàn và yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch được phê duyệt và việc xây dựng hạ tầng các khu tập kết, xử lý rác thải của các huyện, thành phố.

Nhiệm vụ

Sở Xây dựng

Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố

Quý III năm 2015 (đối với việc ban hành hướng dẫn); 2015-2020 (đối với nội dung kiểm tra, đôn đốc)

3

Ban hành quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

Quyết định

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố

Quý IV năm 2015

4

Kiểm tra hiệu quả hoạt động các mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác thải triển khai trên địa bàn; xem xét đề xuất UBND tỉnh lựa chọn mô hình hiệu quả để nhân rộng

Nhiệm vụ

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ và cơ quan liên quan

2015-2020

5

Tổ chức đánh giá hiệu quả về bảo vệ môi trường đối với mô hình lò đốt rác thải đang áp dụng trên địa bàn, làm căn cứ quyết định việc nhân rộng trên địa bàn; chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của lò đốt rác thải do Sở Khoa học và công nghệ đã chuyển giao

Nhiệm vụ

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và UBND các huyện, thành phố

Quý II/2015

6

Rà soát, đầu tư xây dựng các điểm, khu tập kết rác thải trên địa bàn các xã và khu sản xuất nông nghiệp

Kế hoạch

UBND các huyện, thành phố

Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính

2015-2020

7

Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ thu gom, lưu giữ tạm thời rác thải tại các điểm thu gom, tập kết, trung chuyển rác thải trên địa bàn các xã.

Kế hoạch

UBND các huyện, thành phố

Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2015-2020

8

Đầu tư trang bị mua xe thu gom rác chuyên dụng cho các huyện để vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn (đảm bảo mỗi huyện bố trí ít nhất 01 xe loại 10 tấn)

Nhiệm vụ

UBND các huyện

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng

2015-2020

9

Nghiên cứu, lựa chọn và đưa vào hoạt động ổn định mô hình thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn; chịu trách nhiệm đối với hoạt động của các lò đốt rác thải

Nhiệm vụ

UBND các huyện

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ

2015-2020

10

Thành lập và duy trì hoạt động của các công ty, HTX, tổ, đội hoặc tổ tự quản vệ sinh môi trường tại các thôn, xóm

Nhiệm vụ

UBND huyện; UBND các xã

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, đoàn thể

2015-2017

11

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, phổ biến công tác thu gom, phân loại rác thải đối với cộng đồng; chịu trách nhiệm quản lý đối với hoạt động của các mô hình lò đốt rác thải trên địa bàn, hàng năm báo cáo kết quả hoạt động của các lò đốt rác thải

Nhiệm vụ

UBND các huyện, thành phố

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng

2015-2020

12

Thu, gom, quản lý và hợp đồng với đơn vị chức năng để xử lý chất thải là vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật khu vực sản xuất nông nghiệp theo quy định về quản lý chất thải nguy hại

Nhiệm vụ

UBND các huyện, thành phố

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Khoa học vả Công nghệ

2015-2020

13

Nghiên cứu, lựu chọn, đầu tư dây chuyền chế biến phân hữu cơ và lò đốt chất thải tại bãi rác thành phố Bắc Giang

Dự án

UBND thành phố Bắc Giang

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính

2015-2020

(Kinh phí của từng nhiệm vụ, dự án, kế hoạch nêu trên do cơ quan chủ trì xây dựng dự toán chi tiết, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện theo đúng lộ trình)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 508/QĐ-UBND ngày 31/03/2015 phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn giai đoạn 2015-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.036

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.197.198
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!