ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4848/QĐ-UBND
|
Bình
Định, ngày 27 tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỈNH
BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số
19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường.
Căn cứ Quyết định số
90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch
mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường Quốc gia giai đoạn 2015 - 2025, tầm
nhìn đến năm 2030”;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên
và Môi trường tại Tờ trình số 2167/TTr-STNMT ngày 22/12/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh
Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung cụ thể như sau:
1. Phạm
vi thực hiện: trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2. Quan
điểm, mục tiêu
2.1. Quan điểm
- Mạng lưới quan trắc môi
trường tỉnh Bình Định được quy hoạch đảm bảo lồng ghép tối đa giữa các lĩnh vực,
có tính kế thừa, tận dụng, phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ
quan trắc viên hiện có; mạng lưới quan trắc môi trường được xây dựng tập trung,
có trọng tâm, trọng điểm nhưng phải đảm bảo tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại.
Từng bước hiện đại hóa công nghệ, máy móc và thiết bị quan trắc, nâng cao năng
lực các đơn vị tham gia mạng lưới và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội,
yêu cầu bảo vệ tài nguyên - môi trường của tỉnh.
- Mạng lưới quan trắc hiện
trạng môi trường tỉnh Bình Định là một hệ thống mở, liên tục được bổ sung, nâng
cấp, hoàn thiện, kết nối và chia sẻ thông tin với sự quản lý thống nhất của Sở
Tài nguyên và Môi trường.
- Từng bước đào tạo, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo công tác quản lý và vận hành mạng lưới
quan trắc môi trường; đáp ứng việc cung cấp số liệu cập nhật thông tin cơ bản về
môi trường của tỉnh.
- Hoạt động mạng lưới quan
trắc môi trường của tỉnh Bình Định được bảo đảm bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước,
đồng thời có cơ chế phù hợp để huy động thêm các nguồn kinh phí hợp pháp khác
theo quy định của pháp luật.
2.2. Mục tiêu
- Rà soát, hoàn thiện mạng
lưới quan trắc môi trường của tỉnh, phù hợp mạng lưới quan trắc tài nguyên môi
trường quốc gia.
- Tăng cường các điểm quan
trắc; xây dựng một số trạm quan trắc tự động đối với nước mặt, không khí, nước
biển ven bờ, với vị trí, tần suất, thông số quan trắc và các thành phần môi trường
phù hợp với hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Hoàn thiện cơ sở trang thiết
bị, nhân lực phục vụ công tác quan trắc môi trường; định hướng đầu tư trang thiết
bị đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Phương pháp quan trắc phù hợp với các quy
định của quốc gia.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu
quan trắc môi trường, bảo đảm thông tin thông suốt đồng bộ, có hệ thống và độ
tin cậy cao; tạo lập, quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu quan trắc
môi trường.
3. Thiết
kế Quy hoạch
3.1. Giai
đoạn đến năm 2025: Số điểm quan trắc môi trường: 151 điểm, bao gồm:
- Điểm quan trắc môi
trường nước mặt: 43 điểm.
- Điểm quan trắc môi trường
nước dưới đất: 33 điểm.
- Điểm quan trắc môi trường
nước biển ven bờ. 13 điểm.
- Điểm quan trắc môi trường
môi trường không khí: 33 điểm.
- Điểm quan trắc môi trường
môi trường đất: 29 điểm.
Số Trạm quan trắc tư động:
có 04 trạm
- 01 Trạm quan trắc tự động
môi trường không khí tại thành phố Quy Nhơn.
- 01 Trạm quan trắc tự động
môi trường nước mặt tại sông Hà Thanh.
- 01 Trạm quan trắc tự động
môi trường nước mặt lưu vực sông Kôn.
- 01 Trạm quan trắc tự động
môi trường nước biển ven bờ tại thành phố Quy Nhơn
3.2. Giai đoạn đến năm
2030: Bổ sung 02 trạm quan trắc tự động, bao gồm:
- 01 Trạm quan trắc tự động
môi trường không khí tại huyện Tuy Phước.
- 01 Trạm quan trắc tự động
môi trường nước dưới đất tại xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn.
4. Cơ sở
dữ liệu quan trắc môi trường: trên phần mềm Envim/Argis phục vụ
công tác quản lý dữ liệu quan trắc môi trường đất, nước, không khí.
5. Giải
pháp thực hiện Quy hoạch
5.1. Giải pháp về cơ chế,
chính sách
- Xây dựng cơ chế, quy định về
việc thu thập, chia sẻ số liệu, thông tin giữa tỉnh và Trung ương.
- Xây dựng, hoàn thiện, ban
hành và áp dụng thực hiện các văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình, quy phạm
liên quan đến việc quan trắc. Thu thập, xử lý, quản lý và cung cấp thông tin, số
liệu điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
5.2. Giải pháp về phát
triển nhân lực
- Tham gia các chương trình
đào tạo, tập huấn và trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường.
- Tham gia các chương trình
quan trắc cấp quốc gia với các vấn đề môi trường của khu vực, góp phần giải quyết
các vấn đề môi trường của khu vực.
5.3. Giải pháp về khoa học
công nghệ
- Đầu tư trang thiết bị quan
trắc hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm hiện đại đáp ứng được nhu cầu
quan trắc các thông số môi trường theo các QCVN và TCVN.
- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật
chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại cho hoạt động quan trắc,
truyền nhận số liệu, xử lý, quản lý và cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ
bản môi trường.
5.4. Về nguồn vốn đầu tư
- Kinh phí tổ chức thực hiện
chương trình quan trắc môi trường được sử dụng từ nguồn chi sự nghiệp môi trường
hằng năm của tỉnh.
- Nguồn vốn đầu tư trang thiết
bị, trạm quan trắc môi trường tự động: từ nguồn sự nghiệp môi trường, sự nghiệp
kinh tế, đầu tư phát triển của tỉnh và hỗ trợ của Trung ương, vốn ODA, nguồn xã
hội hóa và các nguồn vốn khác.
- Kinh phí để thực hiện nội
dung Quy hoạch được xác định trên cơ sở tổng hợp kinh phí của từng dự án, nhiệm
vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
6. Kinh
phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện
6.1. Danh mục
dự án ưu tiên: Chi tiết tại Phụ lục 1.
6.2. Phân kỳ
và tiến độ thực hiện
- Tổng kinh phí thực hiện
các chương trình, dự án ưu tiên phục vụ quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường
tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030: 39,6 tỷ đồng. Trong đó,
phân kỳ theo các giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn đến năm
2025: 23,6 tỷ đồng.
+ Giai đoạn đến năm
2030: 16 tỷ đồng.
- Nguồn vốn: Dự kiến từ nguồn
vốn sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, vốn ODA, vốn đầu tư phát triển nguồn
ngân sách nhà nước của tỉnh Bình Định, xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp
khác. Ước tính:
+ Kinh phí sự nghiệp
môi trường: 16,6 tỷ.
+ Vốn đầu tư phát triển,
sự nghiệp kinh tế của tỉnh: 7 tỷ.
+ Vốn Trung ương: 9 tỷ.
+ VỐN ODA: 7 tỷ.
7. Tổ chức
thực hiện
7.1. Sở Tài
nguyên và Môi trường:
- Chủ trì tổ chức thực hiện
các nội dung của Quy hoạch đã được phê duyệt; theo dõi diễn biến chất lượng môi
trường của tỉnh để kịp thời đề xuất UBND tỉnh các giải pháp tổ chức thực hiện,
ngăn ngừa ô nhiễm, đảm bảo chất lượng môi trường của tỉnh.
- Định kỳ hàng năm tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
- Nâng cao năng lực quan trắc
môi trường cho Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ
- Có trách nhiệm quản lý các
trạm quan trắc môi trường tự động đã đầu tư.
7.2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
Căn cứ vào các nội dung của
Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh đã được phê duyệt, trên cơ sở đề
xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn để
thực hiện Quy hoạch.
7.3. Các sở,
ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố.
Phối hợp với Sở Tài nguyên
và Môi trường triển khai thực hiện một số vấn đề có liên quan trong quá trình
thực hiện các nội dung của Quy hoạch này.
Điều
2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện theo quy định hiện
hành của Nhà nước.
Điều
3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở Tài nguyên và Môi trường Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố.và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Châu
|
PHỤ LỤC 1.
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Kèm theo Quyết định số 4848/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)
Stt
|
Tên dự án
|
Nội dung thực hiện
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian (năm)
|
Kinh phí dự kiến (Đồng)
|
Ghi chú
|
1
|
Báo cáo quan trắc hiện
trạng môi trường
|
1.1
|
Báo cáo quan trắc hiện trạng
môi trường trên địa bàn tỉnh
|
Tổ chức đo đạc, lấy mẫu
phân tích hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh
|
Sở TN&MT
|
Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Đến năm 2020
|
1.590.000.000
|
Kinh phí sự nghiệp môi trường
|
1.2
|
Báo cáo quan trắc hiện trạng
môi trường trên địa bàn tỉnh
|
Tổ chức đo đạc, lấy mẫu
phân tích hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh
|
Sở TN&MT
|
Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2021-2025
|
5.000.000.000
|
1.3
|
Báo cáo quan trắc hiện trạng
môi trường trên địa bàn tỉnh
|
Tổ chức đo đạc, lấy mẫu
phân tích hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh
|
Sở TN&MT
|
Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2026-2030
|
5.000.000.000
|
2
|
Tăng cường năng lực
trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường
|
2.1
|
Tăng cường đầu tư trang
thiết bị phụ trợ và phương tiện khảo sát ngoài thực địa
|
Đầu tư mua sắm các loại thiết
bị lấy mẫu, bảo quản tại hiện trường và phương tiện khảo sát thực địa
|
Sở TN&MT
|
Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính
|
2018-2025
|
3.000.000.000
|
Kinh phí sự nghiệp môi trường
|
2.2
|
Đầu tư bổ sung hóa chất phục
vụ phân tích
|
Đầu tư mua sắm hóa chất
phòng thí nghiệm
|
Sở TN&MT
|
Sở Tài chính
|
2026-2030
|
2.000.000.000
|
3
|
Đầu tư lắp đặt, vận
hành và chuyển giao các trạm quan trắc môi trường tự động cố định
|
3.1
|
Đầu tư xây dựng, lắp đặt
trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định
|
Đầu tư xây dựng, lắp đặt,
vận hành và chuyển giao 01 trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định
tại Ngã 5 Đống Đa - Quốc lộ 19B, TP.QN
|
Sở TN&MT
|
Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, UBND thành phố Quy Nhơn
|
2020-2021
|
4.000.000.000
|
Kinh phí sự nghiệp kinh tế và đầu tư phát triển
|
Đầu tư xây dựng, lắp đặt,
vận hành và chuyển giao 01 trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định
Khu vực cầu Ghềnh giao Quốc lộ 1D và Quốc lộ 1A), huyện Tuy Phước
|
|
Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, UBND thành phố Quy Nhơn
|
2026-2027
|
4.000.000.000
|
Đề xuất ODA hỗ trợ
|
3.2
|
Đầu tư xây dựng, lắp đặt
trạm quan trắc môi trường nước mặt sông Kôn tự động cố định
|
Đầu tư xây dựng, lắp đặt,
vận hành và chuyển giao 01 trạm quan trắc môi trường nước mặt sông Kôn tự động
cố định
|
Sở TN&MT
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND huyện Tây Sơn
|
2022-2023
|
3.000.000.000
|
Kinh phí sự nghiệp kinh tế và đầu tư phát triển
|
Đầu tư xây dựng, lắp đặt,
vận hành và chuyển giao 01 trạm quan trắc môi trường nước mặt sông Hà Thanh tự
động cố định
|
Sở TN&MT
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Quy
Nhơn
|
2023-2024
|
3.000.000.000
|
Đề xuất ODA hỗ trợ
|
3.3
|
Đầu tư xây dựng, lắp đặt
trạm quan trắc môi trường nước biển ven bờ tự động cố định
|
Đầu tư xây dựng, lắp đặt, vận
hành và chuyển giao 01 trạm quan trắc môi trường nước biển ven bờ tự động cố
định
|
Sở TN&MT
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Quy
Nhơn
|
2024-2025
|
4.000.000.000
|
Đề xuất Trung ương hỗ trợ
|
3.4
|
Đầu tư xây dựng, lắp đặt
trạm quan trắc môi trường nước dưới đất tự động cố định
|
Đầu tư xây dựng, lắp đặt,
vận hành và chuyển giao 01 trạm quan trắc môi trường nước dưới đất tự động cố
định
|
Sở TN&MT
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Quy
Nhơn
|
2028-2030
|
5.000.000.000
|
Đề xuất Trung ương hỗ trợ
|