Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 43/2019/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi Lâm Đồng

Số hiệu: 43/2019/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Đoàn Văn Việt
Ngày ban hành: 09/10/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2019/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 09 tháng 10 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHẠM VI VÙNG PHỤ CẬN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 thng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Điều 40 Luật Thủy lợi ngày 19 thng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 thng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 thng 5 năm 2015 của Chnh phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 thng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phạm vi vùng phụ cận đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2019.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Các Bộ: NN&PTNT; TN&MT;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Tổng Cục Thủy lợi;
- TTTU, TTHĐND tnh;
- Đoàn ĐBQH tnh Lâm Đồng;
- CT, các PCTUBND tỉnh;
- VPCP, Website Chính phủ;
- Như Điều 3;
- Cổng TTĐT; TT CBTH;
- Chi cục VT, LT tỉnh;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt

 

QUY ĐỊNH

PHẠM VI VÙNG PHỤ CẬN ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 43/2019/QĐ-UBND ngày 09 thng 10 năm 2019 của y ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định phạm vi vùng phụ cận, việc cắm mốc chỉ giới các công trình thủy lợi đã được xây dựng, đưa vào khai thác và những công trình chưa xây dựng thuộc phạm vi quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhưng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi

1. Vùng phụ cận của đập dâng

Đập cấp I: Phần dưới nước của thân đập (tính từ mép ngoài phần xây lắp của chân đập) và phần trên cạn của hai vai thân đập (tính từ mép ngoài phần xây lắp của chân vai đập) trở ra, phạm vi vùng phụ cận bảo vệ tối thiểu là 200 m, phạm vi không được tác động là 50 m sát chân đập và sát chân vai đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;

Đập cấp II: Phần dưới nước của thân đập (tính từ mép ngoài phần xây lắp của chân đập) và phần trên cạn của hai vai thân đập (tính từ mép ngoài phần xây lắp của chân vai đập) trở ra, phạm vi vùng phụ cận bảo vệ tối thiểu là 100 m, phạm vi không được tác động là 40 m sát chân đập và sát chân vai đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;

Đập cấp III: Phần dưới nước của thân đập (tính từ mép ngoài phần xây lắp của chân đập) và phần trên cạn của hai vai thân đập (tính từ mép ngoài phần xây lắp của chân vai đập) trở ra, phạm vi vùng phụ cận bảo vệ ti thiểu là 50 m, phạm vi không được tác động là 20 m sát chân đập và sát chân vai đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;

Đập cấp IV: Phần dưới nước của thân đập (tính từ mép ngoài phần xây lắp của chân đập) và phần trên cạn của hai vai thân đập (tính từ mép ngoài phần xây lắp của chân vai đập) trở ra, phạm vi vùng phụ cận bảo vệ tối thiểu là 20 m, phạm vi không được tác động là 5 m sát chân đập và sát chân vai đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập.

2. Tràn xả lũ

Trường hợp tràn xả lũ nằm trong thân đập, phạm vi bảo vệ thuộc vùng phụ cận của đập và hồ chứa thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Thủy lợi.

Trường hợp tràn xả lũ nằm ngoài phạm vi thân đập, phạm vi bảo vệ được tính từ phần xây đúc ngoài cùng trở ra mỗi phía tối thiểu là 20 m.

3. Trạm bơm

a) Đối với trạm bơm hiện có: Phạm vi vùng phụ cận bao gồm toàn bộ diện tích đất được nhà nước giao khi xây dựng và đưa công trình vào sử dụng, xác định bởi các mốc chỉ giới hoặc hàng rào bảo vệ công trình.

b) Đối với trạm bơm xây dựng mới: Tùy theo quy mô thiết kế nhà máy trạm bơm, phạm vi vùng phụ cận công trình đầu mối được xác định bởi các mốc chỉ giới nhưng phải đảm bảo cho công tác quản lý, sửa chữa công trình khi xảy ra sự cố (nếu có) và phải có hàng rào bảo vệ.

c) Phạm vi vùng phụ cận các hạng mục công trình đầu mối trạm bơm bao gồm cửa lấy nước, kênh dẫn vào bể hút, bể hút, trạm bơm, nhà quản lý, bể xả, được quy định như sau:

Phần dưới nước bao gồm cửa lấy nước, kênh dẫn, bể hút trạm bơm phạm vi vùng phụ cận được tính từ mép ngoài từng hạng mục công trình trở ra về phía thượng lưu và hạ lưu công trình mỗi bên tối thiểu 30 m;

Phần trên cạn, phạm vi vùng phụ cận tính từ mép ngoài của công trình (phần xây lắp) trở ra, tối thiểu là 15 m.

3. Kè chống sạt lở bờ sông, suối

Phạm vi vùng phụ cận tính từ phần xây đúc ngoài cùng của kè tối thiểu là 05 m về phía bờ kè, 10 m về phía sông, suối.

5. Vùng phụ cận kênh tưới

a) Đối với kênh nổi

Phạm vi vùng phụ cận được tính từ chân mái ngoài bờ kênh về hai phía và được quy định theo cấp chuyển tải lưu lượng, cụ thể như sau:

Lưu lượng nhỏ hơn 0,2 m3/s: phạm vi bảo vệ từ 0,5 m đến 1,0 m đối với kênh đất, từ 0,3 m đến 0,5 m đối với kênh kiên cố.

Lưu lượng từ 0,2 m3/s đến dưới 1,0 m3/s: phạm vi bảo vệ từ 1,0 m đến 1,5 m đối với kênh đất, từ 0,5 m đến 0,8 m đối với kênh kiên cố.

Lưu lượng từ 1,0 m3/s đến dưới 2,0 m3/s: phạm vi bảo vệ từ 1,5 m đến 02 m đối với kênh đất, từ 0,8 m đến 01m đối với kênh kiên cố.

Lưu lượng từ 2,0 m3/s đến dưới 10,0 m3/s: phạm vi bảo vệ từ 02 m đến 03 m đối với kênh đất, từ 01 m đến 02 m đối với kênh kiên cố.

Lưu lượng từ 10,0 m3/s trở lên: phạm vi bảo vệ từ 03 m đến 05 m đối với kênh đất, từ 02 m đến 03 m đối với kênh kiên cố.

Đối với kênh đã kiên cố: Kênh đã kiên cố hóa phải có đường bờ kênh đi lại để quản lý, chiều rộng tối thiểu là 01 m tính từ phần xây đúc ngoài cùng của kênh trở ra.

Đối với kênh có đắp đất bờ kênh: Phạm vi vùng phụ cận được tính từ chân mái ngoài bờ kênh trở ra ứng với từng cấp lưu lượng theo quy định tại điểm a, khoản 6 Điều này.

Đối với kênh không đắp bờ kênh: Phạm vi vùng phụ cận được tính từ mép ngoài phần xây đúc cuối cùng của kênh trở ra ứng với từng cấp lưu lượng theo quy định tại điểm a, khoản 6 Điều này cộng thêm 0,5 m.

b) Đối với kênh tưới chìm

Đối với kênh đất và kênh kiên cố có bờ kênh, phạm vi vùng phụ cận được tính từ chân mái ngoài bờ kênh trở ra với phạm vi bảo vệ ứng với từng cấp lưu lượng như theo quy định tại điểm a, khoản 6 Điều này.

Trường hợp tuyến kênh gồm có những đoạn có bờ và không có bờ: Đối với đoạn kênh có bờ, phạm vi vùng phụ cận được xác định như điểm b, khoản 6 Điều này; Đối với đoạn không có bờ, phạm vi vùng phụ cận (đối với kênh đất được tính từ giao tuyến giữa mái trong kênh với mặt đất tự nhiên, đối với kênh đã kiên cố được tính từ mép ngoài cùng phần xây đúc) được xác định ứng với từng cấp lưu lượng theo quy định tại điểm a, khoản 6 Điều này cộng thêm khoảng cách bằng chiều rộng mặt bờ kênh thiết kế của đoạn kênh có bờ cùng tuyến.

Trường hợp toàn tuyến kênh không có bờ kênh, vùng phụ cận (đối với kênh đất được tính từ giao tuyến giữa mái trong kênh với mặt đất tự nhiên, đối với kênh đã kiên cố được tính từ mép ngoài cùng phần xây đúc) được xác định ứng với từng cấp lưu lượng theo quy định tại điểm a, khoản 6 Điều này và cộng thêm khoảng cách tối thiểu là 01 m.

c) Đối với kênh là đường ống

Đối với đường ống nổi trên mặt đất (một phần hoặc toàn bộ), phạm vi bảo vệ tính từ mép ngoài cùng của ống ra mỗi bên tối thiểu từ 0,5 m đến 1,0 m nhưng không nhỏ hơn 1,5 lần bán kính ống và áp dụng dọc theo chiều dài tuyến ống.

Đối với đường ống chìm dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ không nhỏ hơn khoảng cách từ tim đến điểm giao mái đào với mặt đất tự nhiên.

d) Đối với kênh đi qua đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung có nhà ở liền kề ven kênh, phạm vi bảo vệ công trình được tính từ mép ngoài của mặt bờ kênh trở ra tối thiểu là 0,5 m đối với kênh có lưu lượng nhỏ hơn 0,2 m3/s; tối thiểu 1,0 m đối với kênh có lưu lượng từ 0,2 m3/s đến dưới 1,0 m3/s; tối thiểu 1,5 m đối với kênh có lưu lượng từ 1,0 m3/s đến dưới 2,0 m3/s; tối thiểu 02 m đối với kênh có lưu lượng từ 02 m3/s đến dưới 10 m3/s và 03 m đối với kênh có lưu lượng từ 10 m3/s trở lên.

đ) Đối với những đoạn kênh, tuyến kênh kết hợp đường giao thông, phạm vi vùng phụ cận công trnh phía đường giao thông thực hiện theo quy định chung về hành lang bảo vệ công trình giao thông; đồng thời thực hiện theo quy định bảo vệ công trình thủy lợi; phía còn lại thực hiện theo quy định bảo vệ công trình thủy lợi.

6. Vùng phụ cận kênh tiêu, kênh dẫn

a) Đối với kênh có bờ kênh: Phạm vi vùng phụ cận tính từ chân mái ngoài bờ kênh, cụ thể như sau:

Lưu lượng dưới 1,0 m3/s: phạm vi bảo vệ là 1,0 m.

Lưu lượng từ 1,0 m3/s đến dưới 5,0 m3/s: phạm vi bảo vệ là 2,5 m.

Lưu lượng từ 5,0 m3/s đến dưới 10,0 m3/s: phạm vi bảo vệ là 5,0 m.

Lưu lượng từ 10,0 m3/s đến dưới 20,0 m3/s: phạm vi bảo vệ là 10,0 m.

Lưu lượng từ 20,0 m3/s trở lên: phạm vi bảo vệ là 15,0 m.

b) Đối với kênh không có bờ kênh: Phạm vi vùng phụ cận được tính từ mép kênh giao tuyến mái kênh và mặt đất tự nhiên; phạm vi vùng phụ cận được xác định ứng với từng cấp lưu lượng theo quy định tại điểm a, khoản này và cộng thêm 3,5 m.

7. Vùng phụ cận đối với các công trình trên kênh (cống, đập, xi phông, cầu máng, cụm điều tiết, tràn bên).

Lưu lượng dưới 1,0 m3/s: phạm vi vùng phụ cận là 3,0 m tính từ mép ngoài của móng công trình (kcả phần tiêu năng).

Lưu lượng từ 1,0 m3/s đến dưới 2,0 m3/s: phạm vi vùng phụ cận là 5,0 m tính từ mép ngoài của móng công trình (kể cả phần tiêu năng).

Lưu lượng từ 2,0 m3/s đến dưới 10,0 m3/s: phạm vi vùng phụ cận là 10,0 m tính từ mép ngoài của móng công trình (kể cả phần tiêu năng).

Lưu lượng từ 10,0 m3/s trở lên: phạm vi vùng phụ cận là 15,0 m tính từ mép ngoài của móng công trình (kcả phần tiêu năng).

8. Vùng phụ vận đối với cống trên sông, suối thì vùng phụ cận được tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía được quy định theo bề rộng thoát nước, cụ thể như sau:

Cống có bề rộng thoát nước từ 10 m trở lên: vùng phụ cận là 50 m;

Cống có bề rộng thoát nước từ 05 m đến dưới 10 m: vùng phụ cận là 30 m;

Cống có bề rộng thoát nước từ 02 m đến dưới 05 m: vùng phụ cận là 20 m;

Cống có bề rộng thoát nước từ 01 m đến dưới 02 m: vùng phụ cận là 10 m;

Cống có bề rộng thoát nước dưới 01 m: vùng phụ cận là 05 m.

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng đối với vùng phụ cận

1. Đối với công trình thủy lợi đã thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, mục đích sử dụng hoặc đã được gia cố với tiêu chuẩn cao hơn thì vùng phụ cận được phép điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhưng phải bảo đảm an toàn và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Công trình thủy lợi có vùng phụ cận chồng lên một phần với hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác thì phân định ranh giới phạm vi vùng phụ cận tuân theo các quy định của pháp luật về thủy lợi và các lĩnh vực khác có liên quan và theo nguyên tắc đảm bảo an toàn công trình thủy lợi và an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

3. Trường hợp công trình thủy lợi nằm trong khu vực phạm vi phụ cận của các công trình cơ sở hạ tầng khác (nếu có), bảo tồn thiên nhiên, phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa hoặc khu vực an ninh quốc phòng thì ngoài việc đảm bảo theo các quy định trên còn phải phù hp theo quy định của pháp luật về phạm vi vùng phụ cận của các công trình cơ sở hạ tầng khác (nếu có), bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và bảo vệ khu vực an ninh quốc phòng.

4. Trường hợp trong một cụm công trình thủy lợi có công trình đất kết hợp với công trình xây đúc kiên cố thì phạm vi bảo vệ công trình xác định theo thứ tự như sau: công trình xây đúc kiên cố, công trình đất.

Điều 5. Cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình thủy lợi

1. Xác lập hành lang, cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình thủy lợi.

Các tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm thực hiện việc xác lập hành lang bảo vệ công trình, cắm mốc chỉ giới hoặc hàng rào bảo vệ đối với từng công trình, cụ thể.

a) Đối với các công trình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng trước khi Quyết định này có hiệu lực:

Trường hợp chưa cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình thì phải tiến hành rà soát, xác định cụ thể từng công trình để có kế hoạch cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Kinh phí cắm mốc được lấy từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác và nguồn hợp pháp khác.

Trường hợp đã được cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và quy định của UBND tỉnh đã đảm bảo an toàn thì giữ nguyên phạm vi bảo vệ đã được phê duyệt. Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp theo quy định tại Quyết định này thì cần rà soát để đảm bảo việc điều chỉnh không làm phát sinh các chi phí và đền bù giải phóng mặt bằng.

b) Đối với các công trình thủy lợi được xây dựng mới sau khi Quyết định này có hiệu lực, chủ đầu tư xây dựng công trình phải thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ và bàn giao cho tổ chức, cá nhân được giao quản lý khai thác, đồng thời thực hiện việc bàn giao công trình sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Kinh phí cắm mốc được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

c) Đối với công trình triển khai duy tu sửa chữa, nâng cấp mà sử dụng kinh phí bồi thường cho công trình, sau khi hoàn thành phải tiến hành cắm mốc chỉ giới bảo vệ để không bị lấn chiếm. Đồng thời phải tiến hành xác định diện tích đất còn lại và thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thực tế. Kinh phí cắm mốc được tính trong tổng mức đầu tư duy tu sửa chữa, nâng cấp.

d) Khi xác lập hành lang, cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình thủy lợi trong trường họp bị chồng lấn với hành lang bảo vệ công trình khác thì cần có sự tham gia của đơn vị quản lý khai thác công trình đó.

đ) Đối với các công trình đã được cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình thủy lợi hoặc mốc hành lang bảo vệ nguồn nước thì sử dụng hệ thống mốc đã được cắm để làm mốc tham chiếu và không được cắm mới.

2. Nguyên tắc áp dụng cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình thủy lợi.

a) Việc cắm mốc chỉ giới phải căn cứ vào phạm vi bảo vệ, hiện trạng công trình và yêu cầu quản lý.

b) Trường hợp không thể cắm mốc chỉ giới theo quy định thì dùng mốc tham chiếu để thay thế.

c) Trường hợp mốc chỉ giới cần cắm trùng với mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc mốc của công trình khác đã được cắm trước đó thì coi mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc mốc của công trình khác là mốc tham chiếu.

3. Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới.

a) Đập của hồ chứa nước có dung tích từ 200.000 m3 trở lên hoặc đập có chiều cao từ 05 m trở lên.

b) Lòng hồ chứa nước có dung tích từ 200.000 m3 trở lên.

c) Kênh có lưu lượng từ 0,2 m3/s trở lên hoặc chiều rộng đáy kênh từ 0,5 m trở lên.

d) Cống có tổng chiều rộng thoát nước từ 5,0 m trở lên.

đ) Tất cả các công trình trạm bơm.

e) Đập dâng từ cấp IV trở lên.

f) Tràn xả lũ nằm ngoài phạm vi thân đập.

4. Khoảng cách các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

a) Đối với đập quy định tại điểm a, khoản 3 Điều này, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 100 m; trường hợp đập gần khu đô thị, dân cư tập trung là 50 m.

b) Đối với lòng hồ chứa nước quy định tại điểm b, khoản 3 Điều này, căn cứ địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 200 m; khu vực lòng hồ có độ dốc lớn hoặc không có dân cư sinh sống khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 500 m. Mốc chỉ giới lòng hồ được cắm theo đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập hoặc bằng cao trình đỉnh tường chắn sóng (nếu có).

c) Đối với kênh quy định tại điểm c, khoản 3 Điều này, căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách hai mốc liền nhau là 200 m; trường hợp kênh ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung khoảng cách hai mốc liền nhau là 100 m. Tại các điểm chuyển hướng của đường chỉ giới phải có mốc.

d) Đối với cống quy định tại điểm d, khoản 3 Điều này, căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 20 m. Tại các điểm góc của đường chỉ giới phải có mốc.

đ) Đối với trạm bơm quy định tại điểm đ, khoản 3 Điều này, trường hp chưa xây dựng được hàng rào bảo vệ thì cắm mốc tại các điểm góc theo phạm vi đất được thu hồi; trường hợp đã xây hàng rào bảo vệ thì không cần cắm mốc.

e) Đối với đập dâng quy định tại điểm e, khoản 3 Điều này, căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 20 m. Tại các điểm góc của đường chỉ giới phải có mốc.

f) Đối với tràn xả lũ quy định tại điểm f, khoản 3 Điều này, căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 20 m. Tại các điểm góc của đường chỉ giới phải có mốc.

5. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại khoản 3 Điều này thực hiện theo Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số Điều của Luật Thủy lợi và các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tham mưu giúp y ban nhân dân tỉnh tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh;

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Quy định này và tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh;

c) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi lập phương án bảo vệ công trình, tổ chức triển khai cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo quy định, định kỳ hằng năm báo cáo y ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện;

d) Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình trên địa bàn tỉnh;

đ) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan tham mưu y ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép đối với các hoạt động phải có giấy phép trong phạm vi bảo vệ công trình theo quy định;

e) Xây dựng lộ trình và dự toán kinh phí thực hiện công tác cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi do tỉnh quản lý gửi Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp vào dự toán ngân sách, báo cáo y ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Hướng dẫn y ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác công trình thủy lợi rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình; tổng hợp, báo cáo đề xuất xử lý các nội dung có liên quan theo quy định hiện hành.

b) Tham mưu giúp y ban nhân dân tỉnh giao đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền, phối hợp với y ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan thực hiện việc quản lý và sử dụng đất theo quy định.

3. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và y ban nhân dân cấp huyện và các ngành có liên quan trong việc tham mưu quy hoạch mạng lưới giao thông thủy, giao thông bộ, xác định lộ giới, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có kết hp giao thông; thực hiện cắm biển báo, chỉ giới đảm bảo an toàn giao thông theo quy định hiện hành.

4. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, y ban nhân dân cấp huyện; các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi thực hiện Quy định này.

Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

1. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Quy định này để nhân dân biết, thi hành.

2. Tham gia, phối hợp với tổ chức, cá nhân khai thác công trình trong việc xây dựng phương án bảo vệ công trình, phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình và trong việc thực hiện cắm mốc chỉ giới trên thực địa; thực hiện các biện pháp phối hợp quản lý, bảo vệ chặt chẽ các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo phân cấp, không để xảy ra tái vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.

3. Giải quyết theo thẩm quyền các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình tại địa phương theo quy định của pháp luật và nội dung của Quy định này.

4. Căn cứ vào Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan, y ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc xử lý đối với công trình xây dựng không phép, trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương. Trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo y ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý.

5. UBND cấp huyện chỉ đạo xây dựng lộ trình và dự toán kinh phí thực hiện công tác cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đối với các công trình do cấp huyện quản lý vào dự toán chi ngân sách của huyện, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách.

6. Định kỳ (hàng quý, 6 tháng và cả năm) y ban nhân dân cấp xã và y ban nhân dân cấp huyện tổng hợp tình hình vi phạm và công tác xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ vùng phụ cận công trình thủy lợi trên địa bàn báo cáo cấp trên trực tiếp.

Điều 8. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi

1. Lập, trình thẩm định, phê duyệt phương án bảo vệ công trình và phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định.

2. Tổ chức cắm mốc và quản lý các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình theo quy định hiện hành; kinh phí cho việc cắm mốc được lấy từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác và nguồn hợp pháp khác.

3. Chủ trì, phối hợp với y ban nhân dân cấp xã nơi có công trình và các đơn vị liên quan rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.

4. Lập và bàn giao hồ sơ quản lý phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình cho y ban nhân dân cấp xã để phối hợp quản lý.

5. Chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, quản lý mốc giới bảo vệ công trình. Trường hợp phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình bị lấn chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu y ban nhân dân cấp xã nơi có công trình để xử lý vi phạm.

6. Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình vi phạm phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy lợi với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

7. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy lợi; phối hợp các Sở, ngành, y ban nhân dân các cấp tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Quy định này trên địa bàn.

Điều 9. Điều khoản thi hành

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan kịp thời phản ánh đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo y ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 43/2019/QĐ-UBND ngày 09/10/2019 quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.171

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.118.20
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!