Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3857/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đức Quyền
Ngày ban hành: 31/10/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3857/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 31 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020; số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; số 57/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ các Quyết định, Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Quyết định số 2370/2008/QĐ-BNN-KL ngày 05/8/2008 về việc phê duyệt Đề án về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008-2020; Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ;

Căn cứ các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa số 2755/2007/QĐ-UBND ngày 12/9/2007 về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa; số 2253/QĐ-UBND ngày 13/7/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi đến năm 2020; số 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2020; số 1662/QĐ-UBND ngày 01/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề cương Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 13/6/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; các Quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 165/TTr-SNN&PTNT ngày 11/9/2013 về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch Bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Kèm theo Văn bản số 1384/TCLN-BTTN ngày 03/9/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc góp ý báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, biên bản họp Hội đồng thẩm định ngày 07/6/2013 và các hồ sơ có liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, với các nội dung chính sau:

1. Phạm vi xây dựng quy hoạch: Diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 81.357ha (được xác định tại Quyết định số 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2020), gồm: 02 vườn quốc gia (Bến En, một phần diện tích của Cúc Phương); 04 khu bảo tồn (Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, Sến Tam Quy); 04 khu di tích lịch sử văn hóa (Lam Kinh, Hàm Rồng, Đền Bà Triệu, Trường Lệ Sầm Sơn).

2. Mục tiêu quy hoạch:

2.1. Mục tiêu chung: Quản lý, bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đảm bảo ổn định, bền vững; làm cơ sở để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng rừng đặc dụng; huy động sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào hoạt động bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng, góp phần nâng cao mức sống của người dân, nhất là đồng bào các dân tộc sinh sống trong vùng đệm các khu rừng đặc dụng.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2013-2015.

- Hoàn chỉnh hệ thống ranh giới các khu rừng đặc dụng, ranh giới các phân khu chức năng, làm cơ sở cho việc đóng mốc bổ sung, sửa chữa mốc, bảng nội quy... của các khu rừng đặc dụng.

- Quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng, trọng tâm là các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới; tăng cường thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo vệ đa dạng sinh học.

- Xây dựng các chương trình hoạt động, đề xuất được các giải pháp đồng bộ cho quản lý bảo vệ rừng, phục hồi sinh thái, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

- Nâng cao trách nhiệm, nhận thức của chính quyền các cấp, sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái trong các khu rừng đặc dụng.

b) Giai đoạn 2016-2020.

- Tiếp tục quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng, bảo vệ hiệu quả các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm. Thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng chuyên sâu về bảo tồn, phát triển khu hệ động vật, thực vật rừng, bảo vệ đa dạng sinh học như: Bảo tồn và phát triển loài Lim xanh tại Vườn Quốc gia Bến En; các loài Pơ mu, Sa mộc dầu, Bách xanh, các loài linh trưởng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên; các loài Lan, Bò tót tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu; loài Thông pà cò, Sến mật, Voọc mông trắng, Sơn dương tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; Sến mật tại Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy; Thông pà cò, Đỉnh tùng, Dẻ tùng sọc hẹp, Dẻ tùng sọc rộng tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm tại xã Nam Động, huyện Quan Hóa.

- Phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đệm thông qua các chương trình dự án về hỗ trợ đầu tư sản xuất, đào tạo nâng cao nhận thức, chuyển giao công nghệ, mô hình mới và thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích cho cộng đồng vùng đệm. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm các khu rừng đặc dụng về cơ chế đồng quản lý, tự nguyện tham gia bảo vệ rừng.

- Cơ bản hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng rừng đặc dụng, tạo môi trường thuận lợi thực hiện đồng bộ các chương trình hoạt động bảo tồn thiên nhiên. Phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch tâm linh, khai thác hiệu quả lợi thế đa dạng sinh học và các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa bản địa trong vùng.

3. Nội dung quy hoạch.

3.1. Quy hoạch về diện tích.

Đến năm 2020, quy hoạch ổn định diện tích rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa 84.682,35 ha, cụ thể: Diện tích vườn Quốc gia 18.882,93 ha (Vườn Quốc gia Bến En: 13.886,63 ha và một phần diện tích Vườn Quốc gia Cúc Phương: 4.996,30 ha); diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên 64.840,8 ha (Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu: 22.688,37 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông: 17.171,53 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên: 23.815,50 ha, Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy: 518,50 ha và khu bảo tồn các loài hạt trần Nam Động: 646,95 ha); diện tích các khu bảo vệ cảnh quan, khu di tích lịch sử văn hóa 958,57 ha (Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng: 215,77 ha, Khu di tích lịch sử văn hóa Núi Trường Lệ: 138,91 ha, Khu di tích lịch sử văn hóa đền Bà Triệu: 434,39 ha và Khu di tích lịch sử Lam Kinh: 169,5 ha).

3.2. Quy hoạch các phân khu chức năng.

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 39.137,23 ha (Vườn Quốc gia Bến En: 4.371,70 ha, một phần diện tích Vườn Quốc gia Cúc Phương: 3.377,80 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu: 7.746,89 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông: 12.561,60 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên: 10.455,50 ha, Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy: 32,65 ha và Khu bảo tồn các loài hạt trần Nam Động: 591,09 ha).

- Phân khu phục hồi sinh thái: 39.478,46 ha (Vườn Quốc gia Bến En: 6.740,15 ha, một phần diện tích Vườn quốc gia Cúc Phương: 1.124,30 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu: 14.811,70 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông: 4.300,40 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên: 11.960,20 ha, Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy: 485,85 ha và khu bảo tồn các loài hạt trần Nam Động: 55,86 ha).

- Phân khu dịch vụ hành chính: 5.023,89 ha (Vườn quốc gia Bến En: 2.774,78 ha, một phần diện tích Vườn quốc gia Cúc Phương: 494,2 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu: 129,78 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông: 216,03 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên: 1.399,80 ha, Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng: 6,00 ha, Khu di tích lịch sử văn hóa Núi Trường Lệ: 1,52 ha và Khu di tích lịch sử Lam Kinh: 1,78 ha).

- Khu rừng đặc dụng cảnh quan: 949,27 ha (Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng: 209,77 ha, Khu di tích lịch sử văn hóa Núi Trường Lệ: 137,39 ha, Khu di tích lịch sử văn hóa đền Bà Triệu: 434,39 ha và Khu di tích lịch sử Lam Kinh: 167,72 ha).

- Diện tích đất khác: 93,5 ha (thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông 93,5 ha).

3.3. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái.

- Đẩy mạnh tiến độ thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái đến năm 2020 tại Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn, Khu du lịch tổng hợp văn hóa - sinh thái Hàm Rồng, Khu du lịch văn hóa lịch sử và sinh thái Lam Kinh; Khu du lịch sinh thái Bến En, Pù Luông theo Quyết định số 2218/QĐ-UBND ngày 16/7/2009; Vườn quốc gia Bến En theo Quyết định số 4775/QĐ-UBND ngày 31/12/2009; Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên theo Quyết định số 4168/QĐ-UBND ngày 12/12/2012; Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông theo Quyết định số 220, 221/QĐ-UBND ngày 20/01/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Khai thác hiệu quả các tuyến, điểm du lịch, loại hình du lịch gắn với danh thắng, di tích lịch sử văn hóa đặc thù như: Đền Cầm Bá Thước, hồ Cửa Đạt tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên; Hồ Sông Mực tại Vườn Quốc gia Bến En; Thủy điện Trung Sơn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu; du lịch leo núi, văn hóa truyền thống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; các khu văn hóa tâm linh tại Khu di tích lịch sử văn hóa Trường Lệ, Bà Triệu, Hàm Rồng, Lam Kinh.

3.4. Quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

a) Giai đoạn 2013 - 2015.

- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn cho đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ nòng cốt ở các khu rừng đặc dụng.

- Lựa chọn, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa cán bộ theo hướng chuyên sâu. Có chính sách thỏa đáng để tăng cường đào tạo sau đại học ở trong nước và nước ngoài; đào tạo cán bộ hướng dẫn viên du lịch; bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho lực lượng kiểm lâm trong các khu rừng đặc dụng. Tăng cường tham quan học tập kinh nghiệm về chính sách đồng quản lý rừng ở các khu rừng đặc dụng trong và ngoài tỉnh.

b) Giai đoạn 2016 - 2020.

- Đào tạo cán bộ quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận; thực hiện hiệu quả kế hoạch đào tạo cán bộ và định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho giai đoạn sau năm 2020.

- Tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn theo hướng chuyên gia cho lực lượng kiểm lâm trong các khu rừng đặc dụng. Xây dựng và từng bước hoàn thiện mô hình đồng quản lý rừng.

3.5. Quy hoạch cơ sở hạ tầng.

a) Giai đoạn 2013 - 2015

- Tập trung xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm hoàn thiện khu dịch vụ hành chính: Nhà làm việc, bảo tàng, hội trường, nhà ở cho cán bộ, các công trình phụ khác tại khu rừng đặc dụng.

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống mốc ranh giới tại Vườn Quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy, Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Bà Triệu, Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng.

- Xây dựng mới và nâng cấp các trạm kiểm lâm, các chốt bảo vệ rừng, hệ thống phòng cháy chữa cháy rừng. Xây dựng và nâng cấp hệ thống đường nội bộ, đường tuần tra bảo vệ rừng và bậc leo núi,... nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng.

- Mua sắm các thiết bị thiết yếu phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng tại các ban quản lý rừng đặc dụng.

b) Giai đoạn 2016 - 2020

- Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng, mua sắm các thiết bị thiết yếu, đảm bảo phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng.

- Kiểm tra, tu sửa, cắm lại và bổ sung hệ thống mốc giới tại Khu di tích lịch sử văn hóa núi Trường Lệ, Đền Bà Triệu, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

3.6. Quy hoạch phát triển vùng đệm.

- Phạm vi, ranh giới, quy mô diện tích của vùng đệm rừng đặc dụng được qui hoạch, với tổng diện tích là 163.768,36 ha (Vườn Quốc gia Bến En 39.571,4 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu 54.098,5 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông 28.208,92 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên 36.420,6 ha, Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy 795,5 ha, khu bảo tồn các loài hạt trần Nam Động 1.773,38 ha, Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng 1.471,33 ha, Khu di tích lịch sử văn hóa Núi Trường Lệ 62,57 ha, Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Bà Triệu 1213,70 ha và Khu di tích lịch sử Lam Kinh 152,46 ha).

- Nội dung phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm: Đầu tư, hỗ trợ vùng đệm theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ phát triển rừng sản xuất; Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg, ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020; Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 26/7/2013 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Tổ chức hoạt động sử dụng bền vững và chia sẻ lợi ích tài nguyên của khu rừng đặc dụng, hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng.

3.7. Tổ chức bộ máy quản lý rừng đặc dụng.

Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia thuộc tỉnh quản lý theo quy định tại Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý rừng đặc dụng, Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ.

3.8. Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư.

a) Giai đoạn 2013 - 2015.

- Xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Tập trung đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm như: Hệ thống phòng cháy chữa cháy rừng, đường giao thông, đường tuần tra bảo vệ rừng, hệ thống trạm kiểm lâm, các chốt bảo vệ rừng, chòi canh lửa, hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc và các khu nhà làm việc đối với các khu rừng đặc dụng chưa có; xây dựng cơ sở hạ tầng các công trình phục vụ du lịch sinh thái theo quy hoạch phê duyệt phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020 đã được phê duyệt.

- Mua sắm các trang thiết bị thiết yếu, phương tiện, thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học.

- Đẩy mạnh thực hiện chương trình bảo vệ, phục hồi sinh thái, nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử và môi trường gắn với nâng cao sinh kế cho người dân sống trong và vùng đệm các khu rừng đặc dụng.

b) Giai đoạn 2016 - 2020.

- Tiếp tục hoàn thiện và củng cố cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng.

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng; tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu tài nguyên đa dạng sinh học thu hút các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, phát triển các khu rừng đặc dụng.

- Phát triển kinh tế vùng đệm, nâng cao thu nhập cho người dân thông qua thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích trong hoạt động bảo tồn thiên nhiên.

- Đào tạo, chuẩn hóa nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng.

- Tiếp tục đầu tư, mua sắm các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái.

4. Vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư.

- Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư dự kiến: 1.751.594,18 triệu đồng.

- Phân kỳ đầu tư:

+ Giai đoạn 2013 - 2015: 640.532,99 triệu đồng, gồm:

+ Giai đoạn 2016 - 2020: 1.111.061,19 triệu đồng.

(Chi tiết đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt cho các khu rừng đặc dụng đơn lẻ).

- Nguyên tắc huy động vốn: Chú trọng khai thác, kêu gọi vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn Trung ương đầu tư có mục tiêu và vốn huy động hợp pháp khác, đồng thời sử dụng hợp lý, hiệu quả ngân sách địa phương, đảm bảo thực hiện quy hoạch được phê duyệt và các yếu tố bí mật về quốc phòng an ninh, không gây ảnh hưởng đến khu quân sự, quy hoạch tác chiến Khu vực phòng thủ của tỉnh.

5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.

5.1. Giải pháp về tuyên truyền, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học.

- Bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra để chủ động ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Dân quân tự vệ và các lực lượng khác trong công tác bảo vệ rừng theo Nghị định số 74/NĐ-CP của Chính phủ. Tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chương trình giám sát biến động về tài nguyên động, thực vật rừng trong các khu rừng đặc dụng và cơ chế chia sẻ lợi ích từ các hoạt động bảo tồn thiên nhiên.

5.2. Giải pháp về cơ chế chính sách.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các khu rừng đặc dụng. Triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các cơ chế chính sách về bảo tồn, đất đai, đầu tư phát triển rừng đặc dụng, thuế và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP.

- Tranh thủ vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tạo cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư.

5.3. Giải pháp về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường.

Áp dụng công nghệ GIS, thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu nghiên cứu theo dõi, cập nhật diễn biến rừng và đa dạng sinh học. Ứng dụng công nghệ sinh học trong tạo giống phục vụ trồng rừng, phục hồi và nâng cao chất lượng rừng. Tiếp cận các đề án, dự án quốc gia, quốc tế về bảo tồn và phát triển loài. Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác nghiên cứu bảo tồn và bảo vệ môi trường.

5.4. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, có chính sách thu hút chuyên gia, tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo tồn cho cán bộ và nhân dân sinh sống trong vùng lõi, vùng đệm các khu rừng đặc dụng. Xây dựng và tổ chức đưa cán bộ đi đào tạo sau đại học, học ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu tại các khu rừng đặc dụng.

5.5. Giải pháp về vốn.

Tạo cơ chế hấp dẫn để thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư phát triển hệ thống các khu rừng đặc dụng trong tỉnh. Khai thác, huy động tổng hợp các nguồn: vốn Ngân sách địa phương; vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu; lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư; vốn tự có và huy động hợp pháp khác.

5.6. Giải pháp về hợp tác quốc tế.

Tìm kiếm, kêu gọi các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Công bố quy hoạch và đưa các nội dung quy hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT và đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về vốn để thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch.

- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 theo đúng các nội dung đã được phê duyệt, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, tham mưu giải quyết chuyển mục đích sử dụng đất rừng, mốc ranh giới các khu rừng đặc dụng.

- Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra các ban quản lý rừng đặc dụng trong việc tổ chức quản lý các hoạt động du lịch sinh thái, bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử trong khu vực.

- Sở Nội vụ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị có liên quan, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn tổ chức, biên chế công chức kiểm lâm, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức của các ban quản lý rừng đặc dụng.

- Các Sở, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch liên quan đến ngành mình. Ban quản lý các khu rừng đặc dụng tổ chức xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng của mình. Thực hiện hiệu quả chính sách đầu tư phát triển vùng đệm các khu rừng đặc dụng gắn với lồng ghép các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố có rừng đặc dụng phối hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức triển khai, thực hiện quy hoạch. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã vùng lõi, vùng đệm các khu rừng đặc dụng tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng; xây dựng và thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự xâm hại rừng đặc dụng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử văn hóa và cá nhân, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

PHỤ BIỂU 01

DIỆN TÍCH CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG PHÂN THEO PHÂN KHU CHỨC NĂNG
(Kèm theo Quyết định số: 3857/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên rừng đặc dụng

Tổng

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Phân khu phục hồi sinh thái

Phân khu hành chính dịch vụ

Khu rừng đặc dụng cảnh quan

Đất khác

I

Các vườn Quốc gia

18.882,93

7.749,50

7.864,45

3.268,98

0,00

0,00

1

Vườn Quốc gia Bến En

13.886,63

4.371,70

6.740,15

2.774,78

-

-

2

Vườn Quốc gia Cúc Phương

4.996,30

3.377,80

1.124,30

494,2

-

-

II

Các khu bảo vệ cảnh quan

958,57

-

-

9,3

949,27

-

1

Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng

215,77

-

-

6

209,77

-

2

Khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh

169,5

-

-

1,78

167,72

-

3

Khu di tích lịch sử văn hóa Trường Lệ

138,91

-

-

1,52

137,39

-

4

Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Bà Triệu

434,39

-

-

-

434,39

-

III

Các khu bảo tồn thiên nhiên

63.675,40

30.763,99

31.072,30

1.745,61

0,00

93,50

1

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

23.815,50

10.455,50

11.960,20

1.399,80

-

-

2

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

17.171,53

12.561,60

4.300,40

216,03

-

93,5

3

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

22.688,37

7.746,89

14.811,70

129,78

-

 

IV

Các khu loài sinh cảnh

1.165,45

623,74

541,71

-

-

-

1

Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy

518,50

32,65

485,85

-

-

-

2

Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động

646,95

591,09

55,86

-

-

-

Tổng cộng

84.682,35

39.137,23

39.478,46

5.023,89

949,27

93,50

Tỷ lệ (%)

100,00

46,22

46,62

5,93

1,12

0,11

 

PHỤ BIỂU 02

TỔNG HỢP CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Kèm theo Quyết định số: 3857/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

STT

Nội dung

2013 - 2015

2016 - 2020

1

Xây dựng, nâng cấp trụ sở làm việc ban quản lý

x

 

2

Cải tạo rừng trồng (Trồng thay thế toàn bộ cây nhập nội bằng cây bản địa)

 

x

3

Trồng bổ sung cây bản địa thay thế cây nhập nội

 

x

4

Xây dựng khu dịch vụ hành chính

x

x

5

Xây dựng trạm Kiểm lâm;

x

 

6

Xây dựng đường nội bộ

x

x

7

Trồng cây dưới tán

 

x

8

Xây dựng hệ thống điện

x

 

9

Hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường

x

x

10

Tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học với các xã khu vực xung quanh

x

x

11

Tuyên truyền các luật pháp với cộng đồng

x

x

12

Xây dựng công trình bảo vệ rừng

x

x

13

Xây dựng trạm, chốt bảo vệ rừng và công trình phù trợ

x

 

14

Xây dựng công trình phòng cháy, chữa cháy rừng

x

 

15

Xây dựng bảng nội quy

x

 

16

Xây dựng đường băng cản lửa

 

x

17

Trồng thử nghiệm một số loài cây dược liệu và đặc sản dưới tán rừng

 

x

18

Nghiên cứu và lựa chọn loài cây bản địa và phương pháp kỹ thuật trồng cây bản địa

x

x

19

Quy hoạch vùng đệm

x

x

20

Xây dựng đường tuần tra bảo vệ rừng

x

 

21

Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng

x

x

22

Xây dựng chòi canh lửa

 

x

23

Mốc bảo vệ, biển báo, bảng niêm yết

x

 

24

Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

x

x

25

Mua sắm thiết bị phục vụ du lịch

x

x

26

Biển chỉ dẫn

x

x

27

Đóng biển tên cây những loài cây quý hiếm, dọc theo các trục đường, các tuyến du lịch phục vụ phát triển du lịch

 

x

 

28

Đường nội bộ, công trình kiến trúc, hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái kết hợp giáo dục môi trường

x

x

29

Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã

 

x

 

PHỤ BIỂU 03

PHÂN KHU CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG
(Kèm theo Quyết định số: 3857/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên rừng đặc dụng

Các phân khu chức năng

Diện tích

(ha)

Phân bố

Chức năng

1

Vườn Quốc gia Bến En

Bảo vệ nghiêm ngặt

4.371,70

Xuân Quỳ, Xuân Hòa, Bình Lương, Xuân Thái, Hóa Quỳ

Bảo vệ nghiêm ngặt các HST điển hình, khu cư trú thường xuyên các loài động thực vật

Phục hồi sinh thái

6.740,15

Tân Bình, Bình Lương, Xuân Thái, Hải Long, Hải Vân và Xuân Phúc

Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái rừng

Dịch vụ hành chính

2.774,78

Diện tích mặt nước và xã Hải Vân

Khu trụ sở hành chính và dịch vụ du lịch

2

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Bảo vệ nghiêm ngặt

12.561,6

15 tiểu khu (27, 30, 52, 74, 74A, 250, 251, 252, 254, 257, 259, 261, 262, 263)

Bảo vệ nghiêm ngặt các HST điển hình, khu cư trú thường xuyên các loài động thực vật

Phục hồi sinh thái

4.300,4

21 tiểu khu (41, 53, 65, 75, 84, 96, 115, 136, 145, 156, 158, 254, 255, 256, 258, 259B, 260, 264, 269, 271)

Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái rừng

Dịch vụ hành chính

216,03

Lâm Xa - Bá Thước và Thành Sơn

Khu trụ sở hành chính và dịch vụ du lịch

Đất khác

93,5

Rải rác

Đường, sông suối..

3

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Bảo vệ nghiêm ngặt

7746,89

Hiền Chung, Nam Tiến, Phú Sơn, Trung Thành và Trung Lý

Bảo vệ nghiêm ngặt các HST điển hình, khu cư trú thường xuyên các loài động thực vật

 

 

Phục hồi sinh thái

14.811,70

Hiền Kiệt, Hiền Chung, Nam Tiến, Thanh Xuân, Phú Sơn, Phú Thanh, Trung Thành, Trung Sơn

Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái rừng

Dịch vụ hành chính

129,78

Hiền Chung, Nam Tiến, Phú Sơn, Trung Thành, Trung Lý

Khu trụ sở hành chính và dịch vụ du lịch

4

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Bảo vệ nghiêm ngặt

10.455,50

Bát Mọt

Bảo vệ nghiêm ngặt các HST điển hình, khu cư trú thường xuyên các loài động thực vật

Phục hồi sinh thái

11.960,20

Lương Sơn, Yên Nhân

Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái rừng

Dịch vụ hành chính

1.399,80

Vạn Xuân và Xuân Cẩm

Khu trụ sở hành chính và dịch vụ du lịch

5

Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm tại xã Nam Động, huyện Quan Hóa

Bảo vệ nghiêm ngặt

591,09

Xã Nam Động

Bảo vệ nghiêm ngặt các HST điển hình, khu cư trú thường xuyên các loài động thực vật

Phục hồi sinh thái

55,86

Xã Nam Động

Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái rừng

6

Khu BT loài Sến Tam Quy

Bảo vệ nghiêm ngặt

32,65

Hà Lĩnh

Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái rừng

Phục hồi sinh thái

485,85

Hà Lĩnh, Hà Đông, Hà Tân

Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3857/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.109

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.17.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!