Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3704/QĐ-UBND 2018 Phương án ứng phó lũ lụt Bình Định

Số hiệu: 3704/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Trần Châu
Ngày ban hành: 26/10/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3704/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 26 tháng 10 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ LŨ LỤT NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Văn bản số 325/TTr-PCTT ngày 11/10/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Phương án ứng phó lũ lụt năm 2018 trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Thường trực ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Châu

 

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ VỚI LŨ LỤT NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3704/QĐ-UBND ngày 26/10/2018 của UBND tỉnh)

Phần I

ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG

1. Sự cần thiết

a. Điều kiện tự nhiên

Bình Định là tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, diện tích tự nhiên 6.071km², với 11 đơn vị hành chính huyện, thị xã và thành phố. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 134km. Dân số 1,52 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm 31%, dân số nông thôn chiếm 69%, mật độ 250 người/km2.

Bình Định có các dạng địa hình vùng núi đồi và cao nguyên, vùng đồi, vùng đồng bằng và ven biển.

Vùng núi đồi và cao nguyên diện tích 3.860 km2 với độ cao 500 - 1.000m. Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam, sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ở sát biển, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp.

Vùng đồi tiếp giáp giữa miền núi phía Tây và đồng bằng phía Đông, có diện tích 1.431km2, có độ cao dưới 100m, độ dốc tương đối lớn từ 100 - 150.

Vùng đồng bằng khoảng 780km², được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, đồi cát hay dãy núi. Ven biển gồm các dải cồn cát, độ cao vài chục mét.

Bình Định có khá nhiều sông, độ dốc cao; có 4 sông lớn là Lại Giang, La Tinh, Kôn và Hà Thanh.

Sông Lại Giang gồm nhánh An Lão bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc An Lão và nhánh Kim Sơn từ vùng núi huyện Hoài Ân, chảy ra biển qua cửa An Dũ. Diện tích lưu vực là 1.402km2, chiều dài sông chính là 85km.

Sông La Tinh bắt nguồn từ vùng núi cao phía Tây huyện Phù Mỹ, Phù Cát chảy vào đầm Nước Ngọt rồi thông qua biển; diện tích lưu vực là 780km2, chiều dài sông chính là 52km.

Sông Kôn là sông lớn nhất, tổng diện tích lưu vực là 3.067km2, chiều dài sông chính 178km. Sông bắt nguồn từ vùng núi của dãy Trường Sơn thuộc huyện Kơ Bang (tỉnh Gia lai) và huyện Vĩnh Thạnh, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến Bình Thạnh sông chia thành hai nhánh chính. Nhánh Đập Đá chảy ra cửa An Lợi rồi đổ vào đầm Thị Nại. Nhánh Tân An có nhánh rẽ sông Gò Chàm cách ngã ba về phía hạ lưu khoảng 2km, sau khi chảy trên vùng đồng bằng rồi nhập với sông Tân An cùng đổ vào đầm Thị Nại tại cửa Tân Giảng. Các nhánh sông Đập Đá và Tân An sau khi đổ vào đầm Thị Nại và ra biển.

Sông Hà Thanh bắt nguồn từ những đỉnh núi cao phía Tây Nam huyện Vân Canh chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Khi chảy về đến Diêu Trì sông chia thành hai nhánh, nhánh Hà Thanh và Trường Úc đổ vào đầm Thị Nại qua hai cửa Hưng Thạnh và Trường Úc rồi thông ra biển qua Cảng Quy Nhơn. Diện tích lưu vực 539km2, chiều dài sông chính là 58km.

b. Đặc điểm khí hậu và thiên tai

Bình Định thuộc khí hậu duyên hải Nam Trung Bộ - miền khí hậu Đông Trường Sơn. Có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 1 - 8, mùa mưa từ tháng 9 - 12. Mùa mưa thường chịu ảnh hưởng các cơn bão, trung bình từ 1 - 2 cơn/năm.

Có ba vùng khí hậu chính: Vùng 1 là vùng núi phía Tây Bắc của tỉnh bao gồm các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, các xã phía Tây huyện Hoài Ân và các xã vùng núi phía Tây huyện Hoài Nhơn. Vùng này có tổng lượng mưa năm từ 2.200 mm trở lên, nhiệt độ trung bình năm dưới 260C. Vùng 2 là vùng núi phía Nam tỉnh bao gồm huyện Tây Sơn, Vân Canh và các xã phía Tây huyện Phù Cát, có tổng lượng mưa năm từ 1.800 - 2.100mm, nhiệt độ trung bình năm dưới 260C. Vùng 3 là vùng đồng bằng ven biển của tỉnh, có tổng lượng mưa năm dưới 1.700 - 2.200mm, nhiệt độ trung bình năm trên 260C.

Mùa mưa tập trung vào 4 tháng, từ tháng 9 - 12, chiếm 70% đến 80% tổng lượng mưa năm. Do mùa mưa ngắn, cường độ mưa lớn nên thường gây lũ lụt kéo dài, phạm vi rộng làm thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Mùa khô kéo dài từ tháng 1 - 8, lượng mưa từ 20 đến 30% tổng lượng mưa hàng năm. Vì ít mưa nên thường xảy ra khô hạn.

Bão thường tập trung vào tháng 9, 10, 11. Nhiều nhất là tháng 10 chiếm 47% tổng số cơn bão đổ bộ. Hướng gió, bão mùa Đông là hướng Tây Bắc, sau đó đổi sang hướng Bắc và Đông Bắc. Mùa Hạ là hướng Tây hoặc Tây Nam.

Do biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của con người nên thiên tai diễn ra rất phức tạp và có chiều hướng ngày càng khắc nghiệt; nắng nóng, khô hạn, xâm nhập mặn diễn biến gay gắt, kéo dài; mưa lớn, phạm vi rộng gây lũ lụt, ngập úng kéo dài; bão và áp thấp nhiệt đới ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp, khó lường; dông tố, lốc xoáy, mưa đá xuất hiện ngày càng nhiều.

c. Sự cần thiết xây dựng Phương án Ứng phó với lũ lụt:

Bình Định thường xuyên chịu tác động thiên tai. Mỗi năm chịu tác động trực tiếp của 1 - 2 cơn bão. Bão thường gây mưa từ 200 - 300mm trong 2 - 3 ngày, gây lũ lụt. Mỗi năm thường xảy ra 2 - 3 đợt lũ, trên phạm vi toàn tỉnh. Thời gian mưa gây lũ thường từ 2 - 3 ngày, có đợt lên đến 5 ngày; tổng lượng mưa từ 200 - 300mm, có đợt lên đến 400 - 750mm. Đợt lũ lịch sử từ ngày 30/10 - 05/11/2016 lượng mưa phổ biến từ 300 - 600mm.

Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt gây hậu quả rất nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường. Từ năm 1990 đến nay, năm nào cũng xảy ra bão, lụt; mỗi năm trung bình có 3 đợt lũ, 1 cơn bão tác động trực tiếp. Năm nhiều nhất có 8 đợt lũ (1999), năm ít nhất có 1 trận lũ (2006). Trong 5 năm gần đây từ 2013 - 2017, bão, lũ đã làm 115 người chết, 69 người bị thương, hơn 3.600 ngôi nhà bị sập, hư hỏng, 64 tàu thuyền bị chìm. Thiệt hại vật chất khoảng 5.700 tỷ đồng.

Năm 2009, 2013, 2016 đã xảy ra lũ quét, lũ lịch sử, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội (Phụ lục 1).

Trong bối cảnh thiên tai đang có xu hướng cực đoan hơn bởi tác động của biến đổi khí hậu, công tác phòng, chống thiên tai được xác định là một trong những nhiệm vụ ưu tiên, xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Với tác động của lũ lụt như trên, nếu không có phương án ứng phó phù hợp, khi lũ lụt xảy ra sẽ tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, cơ sở hạ tầng. Việc xây dựng Phương án ứng phó với lũ lụt là rất cần thiết.

Đặc biệt, Phương án ứng phó với lũ lụt sẽ phân cấp trách nhiệm trong phòng tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả với lũ lụt đối với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp; cập nhật, bổ sung một số nội dung về cấp độ rủi ro thiên tai; công tác dự báo, cảnh báo để các sở, ban, ngành, đơn vị và các địa phương trong tỉnh làm cơ sở triển khai thực hiện.

2. Các căn cứ xây dựng Phương án ứng phó lũ lụt

- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

- Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

- Công văn số 47/TWPCTT ngày 19/5/2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai về định hướng xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai;

- Công văn số 114/TWPCTT ngày 25/8/2016 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai về đẩy nhanh tiến độ xây dựng kế hoạch phòng chống và phương án ứng phó thiên tai;

- Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh về công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và TKCN năm 2017;

- Quyết định số 41/QĐ-PCTT ngày 17/02/2017 của UBND tỉnh Bình Định về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN năm 2017;

- Phương án PCTT và TKCN năm 2017 của các địa phương, sở, ban, ngành trong tỉnh;

- Bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão do Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam lập;

- Phương án Phòng chống lũ, lụt hạ du đập hồ chứa nước Định Bình.

- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quản lý thoát lũ một số sông không có đê khu vực miền Trung, trên cơ sở đó đề xuất cơ chế quản lý lũ các sông không có đê Lưu vực sông Lại Giang tỉnh Bình Định do Trung tâm Tư vấn KHCN Phát triển tài nguyên nước phối hợp Viện đổi mới Công nghệ Thủy lợi MeKong lập tháng 4/2017.

3. Mục đích

- Giúp chính quyền và nhân dân chủ động triển khai các hành động, biện pháp cần thiết trước, trong và sau lũ lụt nhằm hạn chế thiệt hại về tính mạng, tài sản, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng yếu.

- Nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành, xử lý tình huống; tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống lũ lụt.

4. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm: “4 tại chỗ” chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ; chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời và có hiệu quả trong ứng phó với lũ lụt.

- Tuyên truyền, phổ biến để người dân biết và chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền và cơ quan chức năng; đồng thời chủ động tham gia vào các hoạt động phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra.

Phần II

CƠ SỞ HẠ TẦNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ KỊCH BẢN

1. Cơ sở hạ tầng và nguy cơ tổn thương

a. Nhà ở, khu đô thị, kinh tế, công nghiệp

Toàn tỉnh có 392.850 nhà ở, trong đó có 246.270 nhà kiên cố, chiếm 63%; còn lại 37% là nhà bán kiên cố và đơn sơ tập trung ở nông thôn, ven biển. Nhà đơn sơ, nhà bán kiên cố chỉ chịu được gió bão cấp 6 đến cấp 8. Vùng ven biển Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn có 8.060 hộ/36.000 người cần có nhà ở kiên cố hoặc tái định cư về nơi an toàn.

Trên toàn tỉnh có 14 đô thị, trong đó thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 1, trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của tỉnh.

Khu kinh tế Nhơn Hội, có diện tích 12.000ha, là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực trên bán đảo Phương Mai phía Đông Bắc thành phố Quy Nhơn 6 km. Trên địa bàn tỉnh còn có 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.761ha, bao gồm KCN Phú Tài 348ha và Long Mỹ 110ha, Nhơn Hòa 272ha, Hòa Hội 275ha, Cát Trinh, Cát Khánh, Bồng Sơn, Bình Nghi - Nhơn Tân, Bình Long. Đang hình thành 37 cụm công nghiệp, diện tích 1.519ha; hiện nay, đã có 11 CCN đi vào hoạt động, 10 cụm còn lại đang xây dựng hạ tầng.

Sự phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, các khu công nghiệp và các công trình xây dựng mới không đồng bộ, chưa phù hợp làm cản trở tiêu thoát lũ, gia tăng úng ngập, gây thiệt hại về tính mạng, tài sản của dân; đáng quan tâm là thiệt hại của các doanh nghiệp trong các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp ngày càng gia tăng.

b. Cơ sở giáo dục đào tạo

Toàn tỉnh có 439 trường học, với 8.510 lớp học, 14.120 giáo viên. Trong đó, 211 trường mầm non, 2.154 lớp học, 2.797 phòng học, 3.009 giáo viên, 60.000 học sinh; 243 trường tiểu học, 4.454 lớp học, 6.286 giáo viên, 11.9591 học sinh; 146 trường Trung học cơ sở, 2.674 lớp học, 5.087 giáo viên, 92.653 học sinh; 51 trường Trung học phổ thông, 1.342 lớp học, 2.737 giáo viên, 53.558 học sinh; 2 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 52 giáo viên, 1.303 học sinh; 2 trường Cao đẳng, 162 giảng viên, 4.342 sinh viên; 2 trường Đại học, 688 giảng viên, 17.886 sinh viên. Hầu hết, cơ sở vật chất trường học khối Tiểu học, Trung học cơ sở được xây dựng kiên cố, cao tầng nên thiệt hại do lũ lụt gây ra ít nghiêm trọng. Mặt khác, cơ sở vật chất trường lớp của ngành Giáo dục có thể trưng dụng phục vụ làm chỗ tránh trú lũ lụt cho bà con nhân dân địa phương. Tuy nhiên, còn trên 22% phòng học bán kiên cố, đang xuống cấp, không an toàn trước mưa, lũ.

c. Hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế

Toàn tỉnh có 22 bệnh viện, 159 trạm y tế xã, phường, với 4.030 giường bệnh, 4.900 bác sỹ và nhân viên y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Trong các năm gần đây, các bệnh viện tuyến tỉnh, khu vực, tuyến huyện, các trung tâm y tế huyện, trạm xá xã đã được kiên cố hóa, là nơi khám chữa bệnh kết hợp tránh trú gió bão, mưa lũ cho nhân dân.

d. Hệ thống đường giao thông

Bình Định có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và đường biển.

Đường bộ có 9.437km, mật độ phân bố 0,87 km/km2. Đường quốc lộ 308 km, gồm Quốc lộ 1A, 1D, 19, 19B, 19C. Đường địa phương gồm 455 km đường tỉnh, 490 km đường huyện, 613km đường đô thị, 207km đường chuyên dùng và 7.363km đường giao thông nông thôn. Đường giao thông nông thôn cơ bản đã đạt chuẩn, được bê tông hóa 70% ở đồng bằng, 50% ở miền núi.

Một số tuyến tỉnh lộ thường bị ngập và chia cắt: Tuyến 629 Bồng Sơn - An Lão, Bồng Sơn - Hoài Hương; Tuyến 636A Đập Đá - Nhơn Hạnh; Tuyến 636B Tây Sơn - Tuy Phước; Tuyến 639 Nhơn Hội - Tam Quan; Tuyến 640 Tuy Phước - Gò Bồi - Cát Chánh. Giao thông các xã vùng cao của huyện An Lão, Vân Canh, Hoài Ân cũng bị chia cắt khi mưa lũ (Phụ lục 2). Do số lượng xe lưu thông nhiều, tải trọng lớn, lại thường xuyên bị lũ lụt tàn phá các tuyến đường bộ đang trong tình trạng bị hư hỏng, xuống cấp. Hiện nay có 12 tuyến tỉnh lộ 128 km mặt đường bị hư hỏng, 310 điểm sạt lở mái taluy, 110 cống tiêu thoát nước bị vỡ, 44 cầu bị xuống cấp.

Trong năm 2017, có 10 tuyến đường được nâng cấp, sửa chữa: tuyến ĐT 633 Chợ Gồm - Đề Gi; ĐT 639 Nhơn Hội - Tam Quan; ĐT 639B Chương Hòa - Nhơn Tân; ĐT 636B Gò Bồi - La Nghi; ĐH.11 Tam Quan - Tân Bình; ĐH.43 Vĩnh Thạnh - Vĩnh Thuận; ĐX.AN.11 Nhơn Hòa - Trường Cửu; ĐH.37 Phú Lạc - Hà Nhe; ĐX.AN.74 Thanh Giang - Tam Hòa; ĐH.HA.35 cầu Mục Kiến - Xuân Sơn.

Tỉnh đang đầu tư khôi phục 9 cầu bị sập, 67,1km đường tỉnh, 47,5km đường huyện, xã bị hư hỏng do mưa lũ 2016 từ vốn vay WB của dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung.

Đường sắt Bắc - Nam đi qua Bình Định dài 148km gồm 11 ga, trong đó ga Diêu Trì là ga lớn, là đầu mối của tất cả các loại tàu trên tuyến đường sắt.

Sân bay Phù Cát, có đường băng rộng 45m dài 3.050m, đã và đang được cải tạo, nâng cấp; có khả năng tiếp nhận các loại máy bay thông dụng; hàng ngày có các chuyến bay của các hãng hàng không đến từ Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và ngược lại.

Bình Định có 134km bờ biển với nhiều đảo, vịnh và cửa biển rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển. Cảng biển của Bình Định gồm: Cảng Quy Nhơn có thể tiếp nhận tàu 50.000 DWT (giảm tải), kết nối với QL 1, QL19; Cảng Thị Nại có thể tiếp nhận tàu 10.000 DWT.

đ. Hệ thống thủy lợi

Toàn tỉnh có 563 công trình thủy lợi, trong đó 164 hồ chứa nước, dung tích 583 triệu m3; 212 đập dâng và 186 trạm bơm, tưới 68.585ha canh tác. Nguồn nước đảm bảo tưới 115.000ha gieo trồng, trong đó lúa chiếm 90%.

Trong 164 hồ chứa, có 18 hồ dung tích lớn hơn 3 triệu m3; 30 hồ từ 1 triệu m3 đến 3 triệu m3; 116 hồ dưới 1 triệu m3. Phần lớn các hồ được xây dựng từ những năm 1980, thiếu kinh phí tu bổ và dưới tác động của mưa lũ nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Hiện nay, còn 49 hồ hư hỏng cần đầu tư sửa chữa; trong đó có 13 hồ chứa có nguy cơ cao về sự cố trong mùa lũ thấm sạt, vỡ đập đất, hư hỏng cống lấy nước, sạt lở tràn xả lũ và kênh dẫn… cần đặc biệt quan tâm Hồ Hóc Sấu, Chánh Thuận, Thiết Đính, Phú Khương, Hóc Sim, Cây Me, Đồng Dụ, Cây Thích, Hóc Cau, Hóc Quăn, Giàn Tranh, Dốc Đá, Đồng Đèo ( Phụ lục 3). Tỉnh Bình Định đang đầu tư sửa chữa, nâng cấp hồ Núi Một, dự án WB5; hồ Hội Khánh, hồ Mỹ Thuận, dự án Phát triển NTTH miền Trung; 16 hồ chứa nước thuộc dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập, dự án WB8; trong đó sửa chữa và nâng cấp trước hồ Thạch Bàn từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2019; 15 hồ còn lại thi công từ tháng 7/2019 đến tháng 12/2021.

Về hệ thống kênh, có 5.304km kênh, chủ yếu là kênh đất, đã kiên cố hóa 1.983km đạt 37%. Hàng năm lũ lụt gây sạt lở, bồi lấp kênh mương, ảnh hưởng đến sản xuất.

Toàn tỉnh có 657km đê kè, trong đó 185km đê kè trên dòng chính, 72km đê biển và đê cửa sông. Đê, kè đã được đầu tư nâng cấp, kiên cố hóa 250 km chiếm 30%. Hiện nay, có 61km đê kè sạt lở nguy hiểm cần sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn khi mưa lũ, bão. Những tuyến đê, kè trọng điểm cần quan tâm Đê Tam Quan, Đê Hoài Hương, Đê kè thị trấn Bồng Sơn, đê kề thị trấn Tây Sơn, đê đầm Đề Gi, hệ thống Đê La Tinh, Đê Đông và Đê Nhơn Lý (Phụ lục 4).

Đê Tam Quan có chiều dài 2.750m từ cửa Tam Quan đến xã Tam Quan Nam, Đê Hoài Xuân - Hoài Hương nằm bờ tả sông Lại giang đã được nâng cấp đầu tư với chiều dài 1.800m; Đê kè thị trấn Bồng Sơn có chiều dài 4.500m.

Hệ thống Đê La Tinh dài 26,4km gồm Đê La Tinh, Đê sông Cạn qua địa phận 5 xã Mỹ Tài, Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Cát Tài và Cát Minh. Mặt đê rộng từ 3,5 - 5m, cao trình đỉnh đê từ +3.20 đến +9.00, mái sông bằng đá lát khan, mái đồng trồng cỏ. Hệ thống đê có 05 tràn phân lũ chiều dài 150m, 57 cống dưới đê chiều rộng tiêu thoát 41m.

Hệ thống Đê Đông ven đầm Thị Nại thuộc 8 xã, phường của thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát. Trên toàn tuyến có 24 tràn thoát lũ dài 2.700m; 31 cống chiều rộng tiêu úng 163m. Đây là hệ thống đê ngăn mặn quan trọng của tỉnh. Cao trình mặt đê từ +1.30 đến +4.20, chiều rộng 3,0 đến 5,0m; hệ số mái đê từ 1,0 đến 2,50 được kiên cố hóa ba mặt.

Do tác động của mưa, lũ, bão, trên các tuyến đê kè, bờ sông, bờ biển của tỉnh đã xảy ra tình trạng sạt lở khá phổ biến. Mưa lũ năm 2016 đã làm 86,6km đê kè bị sạt lở. Sạt lở nghiêm trọng đê Luật Lễ, Tuy Phước ảnh hưởng 13 hộ dân. Vỡ 60 m đê ông Ngôn xã Phước Hòa, Tuy Phước làm 2 ngôi nhà bị cuốn trôi. Vỡ 130 m đê sông Cạn, 20m đê sông La Tinh xã Mỹ Chánh, Phù Mỹ làm 5 ngôi nhà bị sập, trôi. Kè biển Tam Quan bị sóng đánh hư hỏng 200m. Tình hình sạt lở đê kè, bờ sông, bờ biển diễn biến ngày càng phức tạp do tác động của biến đổi khí hậu và việc phát triển cơ sở hạ tầng chưa hợp lý. Đang triển khai đầu tư sửa chữa, nâng cấp 49,9km đê, kè thuộc dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung, vốn vay WB.

e. Hệ thống điện

Hệ thống điện của Bình Định được kết nối với hệ thống điện Quốc gia với cấp điện áp 220KV, 110KV; và các nhà máy thủy điện trên địa bàn.

Cấp 110KV có 320km đường dây, 13 trạm biến áp (19 máy/565 MVA); cấp 35KV có 216 km đường dây; cấp 22KV có 2.343km đường dây. Đường dây hạ áp 2.556km. Có 158/159 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia.

Lũ năm 2016 đã làm hư hỏng 538 km đường điện hạ áp với 41 cột ngã đổ; 18 cột cao áp, trung áp hư hỏng; 18/45 lộ đường trung áp bị sự cố; 307/1.193 trạm biến áp bị mất điện. Sau mưa lũ, hệ thống điện được khắc phục kịp thời, cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

g. Hệ thống nước sinh hoạt

Hiện có 139 công trình cấp nước tập trung, bao gồm: Nhà máy nước Quy Nhơn; 12 nhà máy nước cho các cụm đô thị; và 126 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung. Nhà máy nước Quy Nhơn có công suất 54.300 m3/ngày đêm, đang cấp nước cho 349.400 người. Tổng công suất của 138 công trình cấp nước còn lại là 44.920 m3/ngày đêm, cấp nước sinh hoạt cho 403.910 người dân.

Ngoài ra, các hộ gia đình có 56.129 giếng khoan, 165.160 giếng đào và bể chứa nước, tự cấp nước sinh hoạt 803.240 người.

Lũ năm 2016 làm 33 công trình cấp nước sinh hoạt bị hư hỏng, 37.096 giếng nước bị ngập, ô nhiễm đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Bình Định đã sớm khôi phục các công trình cấp nước bị hư hỏng, chống ô nhiễm giếng nước bị ngập, phục vụ kịp thời nhu cầu dùng nước sạch của nhân dân.

h. Hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo

Mạng lưới trạm KTTV cơ bản tỉnh Bình Định gồm có 7 Trạm KTTV bao gồm: An Hòa (trạm Thủy văn cấp 1), Quy Nhơn, Hoài Nhơn (trạm Khí tượng cấp 1), Vĩnh Sơn, Bình Nghi (trạm Thủy văn cấp 3), An Nhơn (trạm Khí tượng nông nghiệp cấp 3) và trạm Hải văn Môi trường Quy Nhơn (cấp 3).

Các trạm đo mưa chuyên ngành: Bồng Sơn (có đo mực nước sông), Hoài Ân, Bồng Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Đề Gi, Vĩnh Hảo, Vĩnh Thạnh, Vân Canh. Ngoài ra còn có 45 trạm đo mưa nhân dân, 600 bảng thông tin vết lũ trên lưu vực sông Kôn - Hà Thanh.

Hiện nay, trong tỉnh có 38 trạm đo mưa tự động do các cơ quan chức năng quản lý. Ngoài ra còn có 09 trạm quan trắc lượng mưa, mực nước tự động do nước ngoài tài trợ lắp đặt trên lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, trong đó (i) 05 trạm của dự án Thoát nước và chống ngập úng TP. Quy Nhơn thuộc Tổ chức hợp tác Quốc tế Đức, (ii) 04 trạm của dự án Cảnh báo lũ sớm thuộc Quỹ Rockefeller (Hòa Kỳ).

i. Hệ thống thông tin liên lạc

Mạng lưới bưu chính viễn thông với đủ các loại hình dịch vụ, điện thoại cố định, điện thoại di động mạng vinaphone, mobiphone, viettel, thông tin di động sóng ngắn, thông tin chuyên dùng Inmarsat có thể đáp ứng nhanh chóng thông tin, liên lạc. Năng lực mạng lưới tại VNPT Bình Định như sau:

- Mạng truy nhập băng rộng cố định có tổng số 216 bộ thiết bị IPDSLAM, MSAN và 234 SW L2; số cổng ADSL, FE/GE và thiết bị OLT đáp ứng nhu cầu sử dụng.

- Mạng truyền tải IP có hệ thống MAN E kết nối thiết bị PE-AGG và UPE thu gom lưu lượng của các thiết bị truy nhập.

- Mạng di động với 239 trạm BTS, 134 node B, 02 BSC và 01 NRC được cáp quang hóa hơn 95% số trạm. Có 6 trạm BTS phát sóng biển đảo.

- Mạng cáp đồng 3.308km và hơn 3.500 cột bê tông.

- Mạng cáp quang 2.344km và 240km cáp quang truy nhập.

- Mạng truyền dẫn có 11 tuyến Ring trục bao gồm tuyến Ring STM-16 huawei, Ring STM-4 huawei, Ring STM-4, Ring STM-1 NEC, Ring FLX và 19 tuyến truyền dẫn quang điểm.

Mưa lũ năm 2016 làm 300 cột bê tông ngã đổ, 80 km cáp bị đứt và nhiều trang thiết bị hư hỏng. Sau mưa lũ, các đơn vị Bưu chính, Viễn thông kịp thời khôi phục lại các cột và đường dây cáp các loại, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt.

k. Các cơ sở tôn giáo

Trên địa bàn tỉnh có khá nhiều các cơ sở tôn giáo (503). Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các cơ sở tôn giáo được trùng tu, xây cất kiên cố có thể sử dụng trú tránh bão, lũ lụt của nhân dân.

Phật giáo có 283 Chùa, 21 Tịnh xá, 6 Tịnh thất, 30 Niệm Phật đường và 01 trường Trung cấp Phật học.

Công giáo có 94 Nhà thờ, tập trung ở Quy Nhơn (31), huyện Tuy phước (29), An Nhơn (16), Phù Cát (7).

Cao đài có 54 cơ sở; Tin lành có 8 cơ sở.

l. Khu neo đậu tàu thuyền

Toàn tỉnh có 6.300 tàu thuyền đánh bắt thủy sản và 42.800 ngư dân, trong đó có 3.070 tàu đánh bắt xa bờ. Có 3 khu neo đậu, tránh trú cho tàu thuyền: Tam Quan sức chứa 1.400 tàu; Đề Gi 1.500 tàu; Quy Nhơn 2.500 tàu. Các khu neo đậu chưa được đầu tư, nâng cấp nên chưa đắp ứng nhu cầu. Cửa biển Tam Quan, Đề Gi bị bồi lấp, luồng lạch không ổn định gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào cảng (Phụ lục 5).

Hiện nay, Bình Định đang đầu tư nâng cấp các cảng, khu neo đậu Tam Quan, Đề Gi, Quy Nhơn để phục vụ tàu thuyền trú tránh bão và phát triển khai thác thủy sản.

m. Vùng có nguy cơ

Các huyện miền núi An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân Canh có tổng diện tích tự nhiên 297.100ha chiếm 49% đất tự nhiên toàn tỉnh, đa số là đồi núi. Dân số 164.900 người chiếm 11% dân số cả tỉnh. Trong các đợt mưa lũ hàng năm mức độ thiệt hại so với các vùng khác ít hơn vì cơ sở hạ tầng ít, mật độ dân số thưa thớt, nhà ở đơn sơ. Tuy nhiên hậu quả đối với đời sống người dân lại nặng nề hơn vì khả năng cứu trợ và khắc phục hậu quả khó khăn.

Các huyện, thị xã, thành phố đồng bằng Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước và Quy Nhơn có tổng diện tích tự nhiên 310.000ha chiếm 51% đất tự nhiên, dân số 1.354.800 người chiếm 89% dân số cả tỉnh. Trong các đợt mưa lũ hàng năm mức độ thiệt hại so với vùng núi thường trầm trọng hơn. Đây là nơi tập trung các khu dân cư, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch, công nghiệp, các đầu mối giao thông và toàn bộ vùng đồng bằng trù phú của tỉnh.

2. Kịch bản xây dựng phương án

Giả định do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường và nhiễu động đới gió Đông trên cao, nên khu vực tỉnh Bình Định có mưa rất to. Lượng mưa phổ biến từ 250 mm đến 500 mm trong 5 ngày. Trong khi đó, các hồ chứa nước đã đầy và phải điều tiết qua tràn; ở cửa sông đang thời kỳ triều cường. Đã có lũ lớn trên lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, La Tinh, Lại Giang với diễn biến rất nhanh. Thời gian truyền lũ về hạ lưu khoảng 6 giờ. Toàn bộ nhà dân của 10 huyện, thị xã và một số phường của thành phố Quy Nhơn đều bị ngập lũ, có vùng bị ngập từ 6 - 8m. Quốc lộ 1A, 19 nước lũ tràn qua nhiều đoạn, gây sạt lở và chia cắt giao thông nhiều ngày.

Đỉnh lũ đo được tại các trạm:

a. Trên sông An Lão tại An Hòa 24,12m trên báo động III là 0,12m lúc 11 giờ ngày 15/11.

Rủi ro thiên tai cấp độ 1 (từ BĐ III đến trên BĐ III khoảng 1m ở thượng lưu).

b. Trên sông Lại Giang tại Bồng Sơn 8,40m trên BĐ III là 0,40m lúc 20 giờ ngày 15/11.

Rủi ro thiên tai cấp độ 2 (từ BĐ III đến trên BĐ III khoảng 1m ở hạ lưu).

c. Trên sông La Tinh xuất hiện lũ lớn, đạt mức lũ lịch sử ở hạ lưu, đồng thời chịu tác động của hoàn lưu gió bão cấp 8, rủi ro thiên tai cấp độ 3.

d. Trên sông Hà Thanh tại Vân Canh 44,34m trên BĐ II là 0,34 m lúc 10 giờ ngày 15/11; tại Diêu Trì 6,56m trên BĐ III là 1,06m lúc 15 giờ ngày 15/11; đồng thời còn chịu tác động của hoàn lưu gió bão cấp 8.

Rủi ro thiên tai cấp độ 4 (mực nước lũ cao từ trên BĐ III khoảng 1m đến mức lũ lịch sử ở hạ lưu và chịu tác động của gió bão cấp 8 đến cấp 9).

đ. Trên sông Kôn tại Vĩnh Sơn 76,50m trên BĐ III là 2,50m lúc 15 giờ ngày 15/11; tại Bình Nghi 19,35m trên BĐ III là 1,85m lúc 22 giờ ngày 15/11; tại Thạnh Hòa 9,68 m trên BĐ III là 1,68m lúc 05 giờ ngày 16/11 (vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1987 là 0,24m). Trên lưu vực còn chịu tác động của hoàn lưu gió bão cấp 8.

Rủi ro thiên tai cấp độ 5 (mực nước lũ trên mức lũ lịch sử ở hạ lưu đồng thời có tác động của bão, áp thấp nhiệt đới cấp 8 đến cấp 9), trình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Phần III

PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI LŨ LỤT

1. Phương án chỉ đạo phòng tránh ứng phó và tìm kiếm cứu nạn

Thực hiện chỉ huy tập trung, thống nhất:

- Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp trực tiếp chỉ huy, điều hành, phân công các lực lượng có mặt trên địa bàn trong quá trình phòng tránh, ứng phó với mưa lũ.

- Các sở, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; Triển khai lực lượng tại chỗ ứng phó theo Lệnh của Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN (Phụ lục 6).

- Chủ tịch UBND cấp huyện, xã phối hợp với Chỉ huy trưởng lực lượng Bộ đội, Công an cứu hộ, cứu nạn người hoặc xử lý sự cố công trình do mưa lũ.

a. Đối với lưu vực sông Lại Giang

- Vùng rủi ro thiên tai lũ, ngập lụt cấp độ 1 thuộc huyện An Lão, Hoài Ân

Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó ngay khi lũ lụt xảy ra; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện. Chủ tịch UBND cấp xã được quyền huy động lực lượng dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức đoàn thể, cá nhân; vật tư, trang thiết bị, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để ứng phó với lũ lụt.

Trường hợp vượt quá khả năng, Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã đề nghị Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện hỗ trợ.

- Vùng rủi ro thiên tai lũ, ngập lụt cấp độ 2 thuộc huyện Hoài Nhơn.

Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Hoài Nhơn trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực để ứng phó khi lũ lụt cấp độ 1 xảy ra từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Hoài Nhơn được quyền huy động các nguồn lực trên địa bàn để ứng phó.

- Tập trung chỉ đạo ứng phó:

+ Tổ chức trực ban 24/24, theo dõi sát diễn biến của mưa lũ.

+ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện ban hành công điện cảnh báo mưa lũ, chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã:

Cập nhật và đưa tin về tình hình mưa lũ, thông tin chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, huyện về phòng chống mưa lũ, ngập lụt, nhất là nhân dân vùng ven sông suối, hạ lưu các hồ chứa để chủ động các biện pháp phòng tránh.

Kiểm tra nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân đến nơi an toàn. Bố trí lực lượng kiểm soát đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại các tràn, đường ngập nước, bến đò. Chủ động việc khơi thông dòng chảy, chống ngập úng cho khu dân cư.

Vận hành điều tiết lũ ở hồ chứa theo quy trình, bảo đảm an toàn cho đập và hạ du, nhất là đối với các hồ chứa nhỏ đã đầy nước.

Bảo vệ lương thực, vật nuôi, nông lâm thủy sản.

Phối hợp đồn Biên phòng, trạm Thủy sản kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú mưa lũ; hướng dẫn tàu thuyền neo đậu bảo đảm an toàn.

Bố trí lực lượng, phương tiện nơi xung yếu sẵn sàng ứng cứu, sơ tán dân.

b. Đối với lưu vực sông La Tinh, rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt cấp độ 3

- Trách nhiệm Trung ương, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp

+ Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực triển khai các biện pháp ứng phó.

+ Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, Phù Cát chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ ứng phó lũ lụt bảo đảm an toàn tính mạng người dân.

- Tập trung chỉ đạo ứng phó

+ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh ban hành công điện khẩn cảnh báo mưa lũ, ngập lụt; chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Phù Mỹ, Phù Cát, các sở, ban, ngành và đơn vị:

Đưa tin về tình hình mưa lũ, ngập lụt; thông tin chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về phòng chống, ứng phó mưa lũ cho nhân dân biết để chủ động ứng phó.

Triển khai phương án sơ tán dân và tài sản đến nơi an toàn. Bố trí lực lượng chốt chặn tại các tràn, đường ngập nước, bến đò không cho người và phương tiện qua lại.

Cho học sinh nghỉ học.

Cung cấp nước uống, lương khô, mì tôm và thuốc phòng bệnh cho dân.

Vận hành điều tiết lũ ở hồ chứa theo quy trình, bảo đảm an toàn cho đập và hạ du; đảm bảo an toàn công trình đang thi công.

Không cho ngư dân ở lại trên tàu thuyền; kiểm tra việc neo, chằng, buộc, khoảng cách, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền trú tránh mưa lũ, gió bão.

Bố trí lực lượng công an, dân quân tự vệ tại các công trình, cơ sở hạ tầng trọng yếu, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

c. Đối với lưu vực sông Kôn - Hà Thanh rủi ro thiên tai cấp độ 4 và 5: Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch Nước ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai tại Bình Định. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo để triển khai thi hành Lệnh của Chủ tịch Nước, áp dụng các biện pháp đặc biệt trong trình trạng khẩn cấp.

- Trách nhiệm của UBND tỉnh

+ Thông báo ngay Lệnh của Chủ tịch Nước ban bố tình trạng khẩn cấp cho UBND cấp huyện, các sở, ban ngành, đơn vị và nhân dân; các biện pháp được áp dụng và mệnh lệnh, chỉ thị của Ban Chỉ đạo;

+ Chấp hành mệnh lệnh của Ban Chỉ đạo, tổ chức nhân dân thực hiện;

+ Thi hành các biện pháp đặc biệt theo sự phân công của Ban chỉ đạo; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, các lực lượng được điều động thi hành nhiệm vụ;

+ Thực hiện phương án sơ tán dân, tài sản hạn chế thấp nhất thiệt hại;

+ Huy động lực lượng, vật tư, kinh phí khắc phục hậu quả lũ lụt;

+ Bảo đảm các ngành giao thông, nông nghiệp và PTNT, điện, nước, bưu chính, viễn thông, phát thanh, truyền hình, y tế duy trì hoạt động liên tục;

+ Tổ chức các lực lượng thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả lũ lụt;

+ Báo cáo Ban Chỉ đạo về kết quả khắc phục hậu quả lũ lụt và kiến nghị hỗ trợ tái thiết.

- Trách nhiệm UBND TP. Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, Phù Cát, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Vân Canh và thị xã An Nhơn:

+ Chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị của Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và tổ chức thực hiện;

+ Tổ chức sơ tán dân, tài sản theo phương án;

+ Phối hợp các tổ chức, lực lượng thi hành nhiệm vụ ứng phó;

+ Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, kinh phí địa phương khắc phục hậu quả lũ lụt, sớm ổn định đời sống và sản xuất;

+ Bảo đảm duy trì các hoạt động về giao thông, nông nghiệp và PTNT, điện, nước, bưu chính, viễn thông, phát thanh, truyền hình, y tế trên địa bàn;

+ Báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về kết quả khắc phục hậu quả lũ lụt và kiến nghị.

- Trách nhiệm UBND cấp xã trên lưu vực sông Kôn - Hà Thanh:

+ Phổ biến mệnh lệnh, chỉ thị của Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND huyện về ứng phó lũ lụt đến tận thôn, xóm;

+ Trực tiếp thực hiện việc sơ tán dân, tài sản theo sự chỉ đạo của UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện;

+ Thực hiện cứu trợ người dân, không để xảy ra tình trạng người dân chết vì đói, rét;

+ Thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả lũ lụt;

+ Báo cáo UBND cấp huyện về kết quả khắc phục hậu quả lũ lụt.

2. Phương án sơ tán dân:

a. Vùng bị ảnh hưởng lũ quét, ngập lụt: Người dân bị lũ quét, ngập lũ thuộc các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh theo dõi tình hình mưa, lũ lụt, thông tin chỉ đạo phòng, tránh ứng phó trên các phương tiện thông tin và chấp hành Lệnh của chính quyền địa phương.

STT

Cấp huyện

Số xã/ số dân

Xã, phường ảnh hưởng lũ lụt cần sơ tán dân

1

Quy Nhơn

5/1.794

Bùi Thị Xuân 162, Nhơn Bình 265, Nhơn Phú 367, Phước Mỹ 440, Trần Quan Diệu 569.

2

An Nhơn

14/8.989

Bình Định 278, Đập Đá 380, Nhơn An 1.108, Nhơn Phong 475, Nhơn Hạnh 793, Nhơn Hưng 121, Nhơn Thành 266, Nhơn Hậu 1.484, Nhơn Phúc 282, Nhơn Khánh 342, Nhơn Thọ 2.448, Nhơn Hòa 503, Nhơn Lộc 358, Nhơn Tân 151.

3

Hoài Nhơn

17/6.283

Hoài Sơn 450, Hoài Châu 235, Hoài Châu Bắc 240, Hoài Phú 245, Hoài Hảo 1.750, Bồng Sơn 125, Hoài Mỹ 200, Hoài Đức 400, Hoài Tân 350, Hoài Thanh Tây 200, Hoài Xuân 400, Tam Quan Nam 653, Tam Quan Bắc 120, Hoài Hương 125, Tam Quan 110, Hoài Thanh 150, Hoài Hải 500.

4

Phù Cát

10/6.199

Cát Minh 288, Cát Khánh 547, Cát Thành 218, Cát Hải 1.598, Cát Tiến 932, Cát Chánh 1.094, Cát Thắng 656, Cát Nhơn 204, Cát Sơn 250, Cát Tài 412.

5

Phù Mỹ

8/5.385

Mỹ Thành 565, Mỹ Chánh 954, Mỹ Cát 592, Mỹ Đức 259, Mỹ Thắng 823, Mỹ An 430, Mỹ Thọ 1.135, Mỹ Tài 627.

6

Tuy Phước

9/5.336

Phước Sơn 799, Phước Hòa 613, Phước Thắng 400, Phước Thuận 1.035, Phước Nghĩa 102, Phước Hiệp 3.84, Phước Lộc 1.294, TT. Tuy Phước 337, TT. Diêu Trì 392.

7

Vân Canh

5/1.536

Canh Vinh 1.024, Canh Hiển 176, TT. Vân Canh 218, Canh Thuận 81, Canh Hòa 37.

8

Vĩnh Thạnh

4/748

TT. Vĩnh Thạnh 140, Vĩnh Quang 16, Vĩnh Hiệp 192, Vĩnh Thịnh 400.

9

Hoài Ân

12/3.236

Ân Hảo Tây 792, Ân Hảo Đông 320, Ân Mỹ 628, Ân Tín 280, Ân Thạnh 136, Ân Phong 36, Ân Nghĩa 80, Ân Tường Đông 92, Ân Tường Tây 220, Ân Hữu 140, Ân Đức 280, Tăng Bạt Hổ 232.

10

An Lão

3/4.266

An Hòa 3.434, An Tân 638, TT. An Lão 194.

11

Tây Sơn

11/12.149

Tây Vinh 450, Bình Hòa 543, Bình Thành 1.200, Bình Nghi 1.531, Bình Tường 2.490, Tây Phú 252, Tây Xuân 394, Tây Giang 1.367, Tây Bình 3.589, Tây An 19, Bình Thuận 314.

b. Quá trình sơ tán dân (Phụ lục 6.1):

Phát lệnh sơ tán dân

Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Đài Khí tượng Thủy văn Bình Định theo dõi sát diễn biến của mưa lũ đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh phát lệnh sơ tán dân trước khi xảy ra lũ lụt lớn vùng hạ du tối thiểu 12 giờ, kết thúc trước 2 giờ, thời gian sơ tán ít nhất 10 giờ.

- Chỉ huy công tác sơ tán dân: Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã chỉ huy công tác sơ tán dân trên địa bàn.

- Lực lượng hỗ trợ sơ tán dân:

+ Lực lượng dân quân, tự vệ, thanh niên xung kích, các hội đoàn thể, công an, bộ đội tại cấp huyện, xã là chủ yếu.

+ Các lực lượng vũ trang đã hiệp đồng với UBND cấp huyện và của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, các sở, ngành hỗ trợ.

+ Lực lượng tuần tra, bảo vệ nơi sơ tán: Sử dụng lực lượng dân quân phối hợp với công an địa phương.

- Hình thức sơ tán dân:

+ Người dân tự di dời, sơ tán vào các nhà kiên cố tại chỗ là chính. Trường hợp không đủ, sơ tán vào các trường học, trụ sở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, khách sạn, công trình công cộng, các cơ sở tôn giáo. Ưu tiên sơ tán trước cho người già, trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật. Chú ý không để sót người trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản, tàu thuyền đang neo đậu.

+ Người sơ tán phải mang theo thức ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, vật dụng cần thiết để sử dụng trong thời gian sơ tán.

+ Chính quyền nơi tiếp nhận người dân tới trú tránh mưa lũ phải chuẩn bị lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh, bảo đảm an ninh, vệ sinh môi trường.

+ Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế cấp huyện huy động các đội cấp cứu tại chỗ và lưu động sẵn sàng ứng cứu dân; phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp tại các nơi đang sơ tán dân để bố trí nhân lực, phương tiện, vật tư, thuốc chữa bệnh cho phù hợp.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán đối với các tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành.

- Nguyên tắc trong chỉ huy sơ tán dân:

+ Đảm bảo thông tin liên lạc và chế độ báo cáo: Các địa phương, đơn vị phải đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Trường hợp có sự cố về đường truyền phải nhanh chóng xử lý hoặc thiết lập kênh thông tin khác. Đồng thời phải duy trì chế độ báo cáo liên tục 2 giờ/lần để cấp chỉ huy trực tiếp chỉ đạo ứng phó kịp thời.

+ Bảo đảm tính cơ động: Công tác chuẩn bị phải được thực hiện chu đáo. Các điểm tập kết dân phải gần các tuyến đường, bến đậu ghe, sõng, ca nô và phương tiện vận chuyển phải phù hợp với thực tế, hoạt động bình thường. Tuyên truyền nhân dân ý thức tự bảo vệ, giúp đỡ nhau để việc sơ tán nhanh chóng và an toàn.

+ Bảo đảm tính tự giác, nghiêm túc: Người dân di dời, sơ tán đến các nơi trú tránh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của lực lượng bộ đội, công an và dân quân. Phải chấp hành mọi chỉ dẫn, điều động của lực lượng hỗ trợ để việc sơ tán là tự giác, an ninh và kịp thời gian quy định.

+ Bảo đảm điều kiện sinh hoạt nơi sơ tán đến: Các nhà kiên cố, cơ sở công cộng, tôn giáo, doanh nghiệp, khách sạn… phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người dân trong thời gian trú tránh mưa lũ. Phải có lương thực, nước uống, chăn màn và nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân.

c. Phương án di dân, tái định cư: Tổng số hộ dân di dời: 1.364 hộ/5.686 người, trong đó Thành phố Quy Nhơn 91 hộ/455 người, thị xã An Nhơn 233 hộ/877người, huyện Phù Cát 288 hộ/1.424 người, huyện Phù Mỹ 587 hộ/2.279 người, huyện Hoài Nhơn 90 hộ/388 người, huyện An Lão 24 hộ/80 người, huyện Hoài Ân 40 hộ/140 người, huyện Vĩnh Thạnh 11 hộ/43 người.

- Tái định cư tập trung: 920 hộ.

- Tái định cư xem ghép: 375 hộ.

- Tái định cư tại chỗ: 69 hộ.

- Tổng kinh phí: 169,24 tỷ đồng, trong đó nguồn trung ương 140,95 tỷ đồng, địa phương 28,29 tỷ đồng. (xem Phụ lục 6.2).

3. Phương án bảo đảm an toàn tàu thuyền

Bình Định hiện có 6.300 tàu thuyền và 42.800 ngư dân, trong đó đánh bắt xa bờ 3.070 tàu. Hiện nay, đã tổ chức được 686 tổ đoàn kết trên biển với 2.752 tàu; lắp đặt máy thông tin định vị vệ tinh cho 2.470 tàu.

Tình hình hoạt động tàu thuyền trên các ngư trường như sau: hoạt động khu vực ngư trường miền Trung 4.462 tàu/28.284 người; khu vực ngư trường miền Nam 1.715 tàu/13.450 người; khu vực ngư trường miền Bắc 123 tàu/1.066 người. Ngoài ra, còn có 2.840 lồng bè nuôi thủy sản, chủ yếu ở ven biển Quy Nhơn.

a. Khi có cảnh báo bão gần biển Đông, công điện chỉ đạo của Trung ương, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện ven biển, thành phố Quy Nhơn thông báo cho chủ tàu, thuyền trưởng đang hoạt động trên biển:

- Vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để thuyền trưởng chủ động phòng tránh; đồng thời hướng dẫn tàu thuyền di chuyển thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Hướng dẫn cho tàu thuyền di chuyển vào vùng cảng biển gần nhất, cụ thể:

+ Tàu thuyền khu vực Hoàng Sa, Trường Sa trên vĩ độ 13,2 di chuyển lên phía Bắc hoặc vào bờ; dưới vĩ độ 12,5 di chuyển xuống phía Nam hoặc vào bờ.

+ Tàu thuyền gần bờ từ Quảng Ngãi đến Quảng Ninh, từ Phú Yên đến Kiên Giang nhanh chóng di chuyển vào bờ.

+ Đối với tàu thuyền hoạt động gần bờ trong tỉnh di chuyển vào bờ.

- Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo đồn Biên phòng Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, thành phố Quy Nhơn bắn pháo hiệu cảnh báo bão theo quy định.

- Kiểm đếm tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển. Liên lạc với chủ các phương tiện, gia đình ngư dân để xác minh vụ việc tàu thuyền, xử lý và báo cáo cấp trên, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

b. Đài thông tin Duyên hải Quy Nhơn thông báo liên tục diễn biến mưa lũ, bão liên lạc với tàu thuyền trên biển để hướng dẫn di chuyển tránh trú.

c. Chi cục Thủy sản phối hợp với Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, thành phố Quy Nhơn:

- Kiểm đếm tàu thuyền đã về nơi trú tránh tại cảng Tam Quan, đầm Đề Gi, đầm Thị Nại; cập nhật tàu thuyền của tỉnh đang trú tránh ở các tỉnh bạn.

- Kiểm đếm tàu thuyền hoạt động trên các ngư trường, thông báo diễn biến bão và hướng dẫn tàu thuyền di chuyển trú tránh.

- Liên lạc với chủ các phương tiện, gia đình ngư dân để xác minh vụ việc tàu thuyền, thông báo cho các tàu trong tổ đội hỗ trợ, giúp đỡ và báo cáo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

d. Công an, Bộ đội Biên phòng và UBND cấp huyện, xã ven biển:

- Hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn.

- Tuyệt đối không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh khi bão ảnh hưởng đến đất liền.

- Đảm bảo an ninh tại các bến, cảng tàu thuyền neo đậu.

đ. Số lượng tàu thuyền có thể vào neo đậu: từ cầu Hàm Tử đến đường Phan Chu Trinh 850 tàu; Bắc sông Hà Thanh 430 tàu; Đông Nam xã Nhơn Hội 1.050 tàu; đầm Đề Gi 4.200 tàu; cửa Tam Quan Bắc 1.350 tàu. Đối với các tàu thuyền nhỏ thì đưa lên bờ.

e. Đối với lồng bè nuôi trồng trên biển: UBND các huyện ven biển, thành phố Quy Nhơn hướng dẫn các chủ nuôi di chuyển 2.750 lồng bè nuôi trồng thủy hải sản đến nơi an toàn (các đầm, vịnh kín gió) hoặc vận động các chủ nuôi thu hoạch, chế biến, cất giữ thủy sản.

4. Phương án đảm bảo an toàn hồ chứa nước

Bình Định có 164 hồ chứa nước (chưa kể các hồ chứa thủy điện). Công ty Khai thác CTTL Bình Định quản lý 15 hồ. Các địa phương quản lý 149 hồ chứa nhỏ. Đảm bảo an toàn hồ chứa nước và vùng hạ du là mục tiêu quan trọng hàng đầu của Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trong chỉ đạo ứng phó với mưa lũ, bão.

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phải trực tiếp đôn đốc việc kiểm tra, tổng hợp tình hình các hồ chứa lớn Vĩnh Sơn B, Vĩnh Sơn A, Trà Xom 1, Định Bình, Núi Một, Thuận Ninh, Hội Sơn, Vạn Hội để báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Trung ương. Chủ hồ phải thực hiện trực ban và báo cáo theo quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Kôn - Hà Thanh trong mùa lũ.

Đài Khí tượng thủy văn Bình Định theo dõi, cung cấp kịp thời thông tin về diễn biến mưa lũ, bão để Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp chỉ đạo vận hành điều tiết hồ chứa bảo đảm an toàn đập và giảm lũ vùng hạ du.

a. Khi có tin cảnh báo mưa trong 24 giờ từ 50 - 100mm, và có tin bão gần và trên biển Đông:

Chủ hồ thực hiện ngay một số công việc sau:

- Kiểm tra và báo cáo ngay tình trạng của các hồ chứa, đập dâng, trang thiết bị vận hành, quản lý;

- Sửa chữa, gia cố hư hỏng của đập, cống, thiết bị đóng mở cửa tràn, cống;

- Vận hành thử cửa van, thiết bị đóng mở của các tràn xả lũ, cống;

- Giải phóng vật cản trên cửa vào, ngưỡng tràn, hành lang thoát lũ hạ lưu;

- Bố trí lực lượng, tập kết vật tư, phương tiện, chuẩn bị hậu cần để sẵn sàng ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”;

- Theo dõi diễn biến mưa lũ; thực hiện chế độ quan trắc dự báo mực nước hồ, dung tích, lưu lượng đến, lưu lượng xả theo quy định. Các chủ hồ thuộc lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, thực hiện quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng đến, lưu lượng xả qua đập tràn, qua nhà máy ít nhất 04 lần/ngày vào các thời điểm 01 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ. Thực hiện bản tin dự báo 01 lần vào 10 giờ. Bản tin dự báo phải bao gồm lưu lượng đến hồ, mực nước hồ thời điểm hiện tại và các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ tới; dự kiến tổng lưu lượng xả tại các thời điểm trên.

b. Khi có cảnh báo mưa trong 24 giờ từ 100 - 150mm và khả năng có lũ:

- Đối với các hồ chứa lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, khi có lệnh của Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, chủ hồ vận hành hạ mực nước hồ đón lũ theo quy trình vận hành liên hồ.

- Chính quyền địa phương thông báo ngay việc vận hành hồ chứa hạ mực nước hồ đón lũ để nhân dân vùng hạ lưu kịp thời ứng phó với lũ lụt.

- Quan trắc mực nước hồ, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả theo quy định.

- Tổ chức lực lượng thường trực, khắc phục sự số bảo đảm an toàn đập.

- Bố trí lực lượng cảnh giới, không cho người và phương tiện giao thông đi vào khu vực sẽ ngập lụt.

- Báo cáo, đề xuất ngay cấp trên những vấn đề vượt quá khả năng ứng phó.

c. Khi có tin lũ khẩn cấp:

- Chủ hồ, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các hồ chứa phải phân công trực ban 24/24 giờ; tổ chức quan trắc mưa, mực nước hồ; kiểm tra đập, tràn, cống để kịp thời phát hiện và xử lý ngay sự cố; duy trì thông tin liên lạc thông suốt và báo cáo tình hình kịp thời. Bố trí dân quân tự vệ, lực lượng xung kích tại địa điểm tập kết để sẵn sàng ứng cứu, bảo đảm an toàn hồ đập.

- Tổ chức quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, qua nhà máy ít nhất 15 phút một lần; Thực hiện bản tin dự báo lũ về hồ định kỳ 03 giờ một lần. Bản tin dự báo gồm mực nước hồ, lưu lượng đến hồ thời điểm hiện tại và các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ tới, trong đó phải dự báo thời gian xuất hiện đỉnh lũ về hồ; dự kiến tổng lưu lượng xả tại các thời điểm trên.

- Sở Nông nghiệp và PTNT phải theo dõi sát tình hình, bố trí cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm để theo dõi vận hành điều tiết hồ; hỗ trợ, hướng dẫn xử lý kịp thời các sự cố phát sinh. Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy trình vận hành liên hồ của Thủ tướng Chính phủ.

- Chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão, thời tiết tiếp tục mưa lớn, mực nước hồ lên nhanh và vượt ngưỡng tràn, chủ hồ phải báo cáo ngay diễn biến tình hình và dự báo khả năng xả lũ cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; Đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã vùng hạ du để chuẩn bị ứng phó.

- Khi mực nước hạ lưu đến mức báo động 2, mực nước trong các hồ chứa tiếp tục lên, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh với hạ lưu liên huyện, hoặc UBND cấp huyện với hạ lưu liên xã, hoặc UBND cấp xã quyết định thực hiện phương án sơ tán dân trong phạm vi hành lang thoát lũ. Việc sơ tán dân chủ yếu là dân tự di chuyển đến các địa điểm sơ tán với sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang. Lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ, công an, thanh niên xung kích hỗ trợ các hộ neo đơn, người già, phụ nữ, trẻ em; bảo đảm an ninh trật tự, tính mạng và tài sản của người dân.

- Khi mực nước hồ vượt cao trình mực nước dâng gia cường, hoặc khi thân đập có sự cố nguy hiểm không xử lý được, có nguy cơ dẫn đến vỡ đập thì phát lệnh sơ tán dân trong vùng hạ lưu đập. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đề nghị Ban Chỉ đạo huy động nguồn lực hỗ trợ ứng phó. Các lực lượng ứng cứu tại hồ thực hiện phương án đảm bảo an toàn đập. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tăng cường lực lượng hỗ trợ dân sơ tán; đồng thời triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn ở vùng hạ du. Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông thực hiện kiểm soát, hướng dẫn không để người, phương tiện đi vào khu vực nguy cơ bị ngập lũ. Tăng cường bảo vệ những tài sản, kho tàng, di sản văn hóa không thể di chuyển được.

- Cho tràn hoặc phá những đoạn đê nhất định để phân lũ vào các khu vực chậm lũ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để giảm bớt hậu quả lũ lụt.

d. Khắc phục hậu quả sau mưa lũ, bão:

- Sửa chữa ngay những hư hỏng mới phát sinh để bảo đảm an toàn hồ chứa, bảo đảm cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Xác định nhu cầu về vật chất, tài chính để khắc phục khẩn cấp, trình cấp có thẩm quyền.

- Lập kế hoạch hỗ trợ trung hạn và dài hạn để sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn đập và hạ du.

5. Phương án đảm bảo an toàn đê kè

Hệ thống đê, kè bảo vệ dân cư, sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng những khu vực xung yếu vùng trung du, vùng đồng bằng dọc theo 4 sông lớn Lại Giang, La Tinh, sông Kôn và Hà Thanh. Khi mưa lũ lớn diện rộng, kết hợp với triều cường và tác động của bão, thì vùng hạ lưu của bốn sông, vùng ven biển xảy ra ngập lụt kể cả nơi có hệ thống đê, kè bảo vệ.

Theo kịch bản, trên sông La Tinh xuất hiện lũ lớn, đạt mức lũ lịch sử ở hạ lưu, đồng thời chịu tác động hoàn lưu bão cấp 8. Trên sông Hà Thanh tại Diêu Trì trên báo động III là 1,06m. Trên sông Kôn tại Vĩnh Sơn và Bình Nghi mực nước lũ trên báo động III từ 1,9m đến 2,50m; Mực nước lũ tại Thạnh Hòa 9,68m trên báo động III là 1,68m; đồng thời trên lưu vực còn chịu tác động hoàn lưu bão cấp 8.

Toàn bộ hệ thống đê La Tinh, đê sông Kôn, đê Hà Thanh chìm ngập trong nước lũ từ 1,0m đến 1,5m. Nhân dân sinh sống ven đê và vùng thấp trũng phải thực hiện Lệnh sơ tán của chính quyền địa phương. Chỉ có một bộ phận lực lượng bộ đội, thanh niên xung kích, dân quân tự vệ ở lại bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu, bảo đảm an ninh, trật trự vùng ngập lũ.

a. Khi cảnh báo mưa lũ mức báo động 1 và bão trên biển Đông:

- Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã, Trạm Thủy lợi Hà Thanh, Trạm Thủy lợi La Tinh tổ chức lực lượng kiểm tra, gia cố đê kè theo phương án Phòng chống thiên tai và TKCN của địa phương.

- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã huy động lực lượng, phương tiện, vật liệu sửa chữa, gia cố ngay các đoạn đê kè xung yếu. Nâng cao trình mặt đê những đoạn đê có nguy cơ bị vỡ khi nước biển dâng tràn qua.

- Kiểm tra, bổ sung vật tư, vật liệu, dụng cụ, phương tiện phòng chống lụt bão tại các tuyến đê xung yếu.

b. Khi cảnh báo mưa lũ mức báo động 2 và bão gần bờ, khẩn cấp:

- Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, xã, Trạm Thủy lợi vùng tổ chức trực canh 24/24 giờ trên các tuyến đê sông, đê biển.

- Tổ chức kiểm tra, phát hiện các sự cố giờ đầu trên hệ thống đê; kịp thời xử lý sự cố bảo đảm an toàn hệ thống đê điều.

- Hạ các cửa tràn trên đê, mở cửa các cống tiêu, thu dọn vật cản để thông thoáng dòng chảy lũ kịp thời.

- Không cho người, phương tiện lưu thông trên đê.

- Duy trì thông tin liên lạc giữa các tổ đội quản lý đê, lực lượng cứu hộ đê, UBND và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.

c. Khi cảnh báo mưa lũ mức báo động 3 và chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão:

- Tăng cường lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ, thanh niên xung kích cùng lực lượng quản lý đê tổ chức ứng trực tại các điểm canh đê trọng điểm.

- Tăng cường kiểm tra đê để phát hiện kịp thời và xử lý ngay các sự cố.

- Báo cáo ngay các sự cố vượt khả năng để cấp trên kịp thời hỗ trợ.

- Duy trì thông tin liên lạc để báo cáo kịp thời tình hình và tiếp nhận các thông tin về bão lũ, chỉ đạo ứng phó của cấp trên.

d. Khắc phục hậu quả sau mưa lũ, bão:

- Sửa chữa ngay những hư hỏng để bảo đảm an toàn đê điều. Xác định nhu cầu về vật chất, tài chính để khắc phục khẩn cấp bảo đảm ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất, trình cấp có thẩm quyền.

- Lập kế hoạch hỗ trợ trung hạn và dài hạn để sửa chữa, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển.

6. Phương án đảm bảo thông tin liên lạc

Sở Thông tin và Truyền thông, Chi nhánh Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Chi nhánh Tập đoàn Viễn thông Quân đội trên địa bàn tỉnh thực hiện Thông tư số 17/2012/TT-BTTTT, ngày 05/11/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai.

a. Khi có cảnh báo mưa lũ và bão trên biển Đông

Thông tin liên lạc từ Chính phủ, Ban Chỉ đạo tình trạng khẩn cấp, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đến UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh, cấp huyện được đảm bảo chủ yếu bằng việc sử dụng dịch vụ của mạng viễn thông di động, cố định mặt đất công cộng, mạng bưu chính công cộng.

Thông tin liên lạc cho các đoàn công tác của Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT được đảm bảo chủ yếu bằng việc sử dụng hệ thống viễn thông trên xe ô tô thông tin chuyên dùng.

Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông Viettel, Mobiphone, Vinaphone… điều chỉnh phương án PCTT và TKCN của ngành mình cho phù hợp với tình hình thực tế; kiểm tra, đánh giá chất lượng mạng lưới bưu chính, viễn thông để kịp thời sửa chữa, khắc phục các hư hỏng đảm bảo hoạt động liên tục; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt.

b. Khi cảnh báo mưa lũ mức báo động 3 và chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão

- Thông tin liên lạc từ Chính phủ, Ban Chỉ đạo tình trạng khẩn cấp, Ban Chỉ đạo

Trung ương về PCTT đến các khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ, bão của tỉnh được đảm bảo chủ yếu bằng việc sử dụng hệ thống viễn thông cố định vệ tinh (VSAT) chuyên dùng và hệ thống viễn thông vô tuyến điện chuyên dùng.

- Thông tin liên lạc cho các đoàn công tác của Chính phủ, Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT được đảm bảo chủ yếu bằng việc sử dụng hệ thống viễn thông trên xe ô tô thông tin chuyên dùng.

- Đài thông tin duyên hải Quy Nhơn chủ động phát tin cảnh báo mưa lũ khẩn cấp, bão khẩn cấp và đổ bộ theo quy định. Viễn thông Bình Định phải đảm bảo hệ thống giao ban trực tuyến phục vụ chỉ đạo trực tuyến triển khai công tác PCTT và TKCN, đồng thời triển khai mạng thông tin chuyên dùng;

- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh sử dụng mạng thông tin nội bộ phục vụ thông tin chỉ huy, điều hành công tác ứng phó. Huy động cán bộ, nhân viên cơ quan bưu chính viễn thông trực 24/24 giờ để bảo đảm thông tin thông suốt trên toàn tuyến và sẵn sàng khắc phục kịp thời các sự cố về thông tin.

- Các phương tiện thông tin, truyền thông tăng cường phát thanh, truyền hình liên tục trên các phương tiện về tình hình mưa lũ khẩn cấp, bão khẩn cấp, bão đổ bộ vào đất liền cho chính quyền và nhân dân được biết và ứng phó. Văn bản chỉ đạo ứng phó thiên tai của Chính phủ, Ban Chỉ đạo tình trạng khẩn cấp, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và Ủy ban Quốc gia TKCN được Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát tin ngay sau khi nhận được và phát lại theo yêu cầu của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

- Phải ưu tiên xử lý sự cố thông tin và duy trì thông tin liên lạc tại các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành và cơ quan quản lý công trình PCTT bằng các hệ thống điện thoại cố định, máy điện thoại di động của các mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel. Nếu các mạng không liên lạc được thì dùng các máy thông tin di động vô tuyến sóng ngắn Codan; hoặc sử dụng mạng thông tin chuyên dùng Inmarsat để phục vụ.

c. Khắc phục hậu quả lũ lụt: Các đơn vị trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông Viettel, Mobiphone, Vinaphone, … phải nỗ lực xử lý sự cố hư hỏng thiết bị truyền tin, khôi phục nhanh các hệ thống thông tin liên lạc. Tiến hành thống kê thiệt hại về người, phương tiện, trang thiết bị thông tin báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tổng hợp, đề xuất.

7. Phương án đảm bảo an toàn giao thông

Để chủ động phòng tránh, ứng phó lũ lụt cần triển khai thực hiện:

a. Khi có cảnh báo mưa lũ và bão trên biển Đông

Sở Giao thông Vận tải yêu cầu Công ty cổ phần Giao thông thủy bộ, Công ty cổ phần Quản lý xây dựng đường bộ, Ban Quản lý dự án công trình giao thông, Thanh tra giao thông và các Hạt quản lý đường bộ:

- Kiểm tra tình hình công trình giao thông đang thi công. Yêu cầu nhà thầu thu dọn hiện trường, chuyển vật liệu, trang thiết bị tới nơi an toàn; gia cố lán trại, kho tàng; tháo dỡ công trình tạm, thông thoát dòng chảy.

- Nghiêm cấm không để người và phương tiện lưu thông qua các khu vực bị ngập nước trên các tuyến đường bộ, đường thủy.

- Bố trí lực lượng trực tại các nút giao thông, cầu vượt quốc lộ, tỉnh lộ để xử lý sạt lở đất, cây cối ngã đổ, hướng dẫn người dân đi lại trật trự, an toàn.

b. Khi cảnh báo mưa lũ khẩn cấp và chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão

- Tổ chức lực lượng xung kích tại các công trình trọng yếu và duy trì chế độ trực ban 24/24 giờ.

- Các Hạt quản lý đường bộ tổ chức kiểm tra phát hiện xói lở, đất sụt, cây đổ gây hư hỏng cầu đường ách tắc giao thông, kịp thời xử lý ban đầu và báo cáo ngay cấp trên và chính quyền địa phương.

- Bố trí các tổ, đội theo dõi diễn biến an toàn giao thông tại những vị trí trọng yếu như đèo Cù Mông, đèo Bình Đê, cầu Gành hay các tuyến đường thường bị ngập lụt như ĐT.636 Đập Đá - Phước Thắng, ĐT.636B Gò Bồi - Lai Nghi, ĐT.639 Nhơn Hội - Tam Quan, ĐT.640 Ông Đô - Cát Tiến; QL. 19 cầu Bà Di - Nhơn Hội; cập nhật tình hình giao thông, ngập lụt các tuyến đường, thực hiện chế độ báo cáo khẩn cấp.

- Thanh tra giao thông phối hợp với cảnh sát giao thông kiểm soát, điều hành không cho người và phương tiện đi vào khu vực ngập lũ, gió mạnh.

- Các huyện, thị xã, thành phố bố trí tổ, đội xung kích thường trực đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn, ngăn ngừa chia cắt giao thông khi có lũ lớn.

- Gia cố, sửa chữa ngay các hư hỏng của đường và công trình để giảm nhẹ thiệt hại, bảo đảm giao thông đường bộ. Trong trường hợp sự cố xảy ra ngoài khả năng của địa phương, đơn vị mình thì phải báo cáo, đề xuất ngay về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để được hỗ trợ.

- Lực lượng tại hiện trường phải phát huy năng lực cứu người bị nạn. Trong trường hợp vượt quá khả năng phải thông báo ngay cho các lực lượng chuyên nghiệp tìm kiếm, cứu nạn hoặc cấp cứu y tế gần nhất để cứu nạn kịp thời.

- Khi xảy ra ách tắc giao thông, Sở Giao thông Vận tải phối hợp cùng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện xác định tình trạng hư hỏng, tổ chức cảnh báo và khắc phục tạm thời. Báo cáo tình hình về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, phòng tránh.

c. Khắc phục hậu quả sau mưa lũ và bão

- Triển khai phương tiện, lực lượng, vật tư khẩn trương khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông bước 1; báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để chỉ đạo, chi viện.

- Bố trí lực lượng tuần đường tại các điểm nút giao thông, các cầu vượt quốc lộ, tỉnh lộ để hướng dẫn người dân đi lại trật tự, an toàn.

- Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp đảm bảo an toàn giao thông bước 1, không để chia cắt do mưa lũ, bão.

- Tổng hợp thiệt hại trên hệ thống giao thông và báo cáo về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

8. Phương án huy động nguồn nhân lực ứng phó

Khi xảy ra mưa lũ, bão Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp chủ động huy động lực lượng tại chỗ để ứng phó.

a. Thành phần lực lượng

- Lực lượng tại địa phương

+ Lực lượng thường trực:

Cơ quan 4 phòng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;

Các tiểu đoàn, đại đội trực thuộc Bộ CHQS tỉnh, Trường QS tỉnh;

Lực lượng quân sự tại 11 huyện, thị xã, thành phố;

Lực lượng dân quân tự vệ.

+ Lực lượng dự bị động viên huy động khẩn cấp.

+ Cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Lực lượng hiệp đồng của Bộ, Quân khu: Các Sư đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn của các quân chủng trong hiệp đồng ứng phó với thiên tai.

- Lực lượng hỗ trợ của Trung ương: Các Sư đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn của các Quân khu do Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT điều động hỗ trợ phòng chống thiên tai trong tình trạng khẩn cấp (Phụ lục 7).

b. Nhu cầu về bố trí lực lượng ở vùng trọng điểm: Khi mưa lũ lớn, mức báo động 3 các lực lượng vũ trang của tỉnh và lực lượng hiệp đồng cơ động đến các địa bàn được phân công giúp đỡ nhân dân di dời theo phương án được duyệt. Các vùng trọng điểm cần tập trung di dời:

- Huyện Tây Sơn có 5.880 hộ/ 23.530 người dân phải đi sơ tán, cần bố trí 780 cán bộ chiến sĩ.

- Huyện An Nhơn có 11.570 hộ/46.272 người dân phải đi sơ tán, cần bố trí 1.540 cán bộ, chiến sĩ.

- Thành phố Quy Nhơn có 18.800 hộ/75.193 người dân phải đi sơ tán, cần bố trí 2.500 cán bộ, chiến sĩ.

- Huyện Tuy Phước có 37.680 hộ/ 150.739 người dân phải đi sơ tán, cần bố trí 5.020 cán bộ chiến sĩ.

- Huyện Phù Cát có 3.750 hộ/15.012 người dân phải đi sơ tán, cần bố trí 500 cán bộ chiến sĩ.

- Huyện Phù Mỹ có 2.430 hộ/9.705 người dân phải đi sơ tán, cần bố trí 320 cán bộ chiến sĩ

- Huyện Hoài Nhơn có 17.580 hộ/70.319 người dân phải đi sơ tán, cần bố trí 2.340 cán bộ, chiến sĩ.

- Huyện Hoài Ân có 5.820 hộ/23.271 người dân phải đi sơ tán, cần bố trí 780 cán bộ, chiến sĩ.

Cần tối thiểu 13.780 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang hỗ trợ dân di dời.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh bố trí lực lượng ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, chú ý tập trung vùng trũng, ven sông suối, vùng ven biển phía Nam tỉnh.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh bố trí lực lượng phối hợp tham gia di dời dân vùng ven biển TP. Quy Nhơn, huyện Phù Cát, Phù Mỹ và Hoài Nhơn.

Viện Quân y 13 bố trí lực lượng lưu động cấp cứu người bị nạn trong tỉnh.

Khi lực lượng tại địa phương không đủ khả năng di dời dân, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị Ban Chỉ đạo trình trạng khẩn cấp, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và UBQG Tìm kiếm cứu nạn chi viện lực lượng kịp thời di dời dân trú tránh mưa lũ, bão.

Ngoài nhiệm vụ di dời dân, các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ tuần tra, canh gác, bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn xã hội tại địa phương; ngăn chặn và bắt giữ ngay người gây rối trật tự, an ninh vùng mưa lũ, bão.

9. Phương án dự trữ lương thực, trang thiết bị

a. Dự trữ lương thực, nước uống

Sở Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng chống mưa lũ, bão trước 30/8/2018.

- Công ty lương thực, doanh nghiệp thương mại dự trữ các mặt hàng chủ yếu là mì gói ăn liền, bánh tráng, gạo, nước uống đóng chai, muối, dầu ăn.

- Công ty Xăng dầu và các cửa hàng bán lẻ dự trữ xăng, dầu diesel, dầu hỏa nhằm cung ứng kịp thời khi được điều động.

- Số lượng dự trữ gạo, mì tôm gói, nước uống ở các địa phương phải đủ dùng trong 07 ngày của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ, cụ thể:

TT

Địa phương

Số người

Gạo (tấn)

Mì ăn liền
(gói)

Nước uống
(chai 0,5 lít)

1

TP. Quy Nhơn

75.193

263,18

1.052.702

1.503.860

2

Huyện Tuy Phước

150.739

527,59

2.110.346

3.014.780

3

Huyện Phù Cát

15.012

52,54

210.168

300.240

4

Huyện Phù Mỹ

9.705

33,97

135.870

194.100

5

Huyện Hoài Nhơn

70.319

246,12

984.466

1.406.380

6

Huyện Hoài Ân

23.271

81,45

325.794

465.420

7

Huyện An Lão

9.336

32,68

130.704

186.720

8

Huyện Tây Sơn

23.530

82,36

329.420

470.600

9

Thị xã An Nhơn

46.272

161,95

647.808

925.440

10

Huyện Vĩnh Thạnh

2.547

8,91

35.658

50.940

11

Huyện Vân Canh

2.677

9,37

37.478

53.540

12

Cán bộ, chiến sĩ

13.780

48,23

192.920

275.600

Tổng cộng

442.381

1.548,33

6.193.334

8.847.620

b. Kiểm tra, vận hành thử phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn.

- Khi có tin cảnh báo mưa lũ, bão gần Biển Đông, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các sở, ban, ngành chỉ đạo kiểm tra, vận hành thử phương tiện, trang thiết bị TKCN. Thay, sửa ngay phụ tùng hư hỏng, sẵn sàng hoạt động; chuẩn bị phương tiện, vật tư thiết bị tại chỗ để sẵn sàng ứng phó.

- Khi có Lệnh sơ tán của UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã chủ động huy động vật tư phương tiện, trang thiết bị của địa phương để giúp đỡ nhân dân sơ tán. Trường hợp khả năng của địa phương không đáp ứng được, báo cáo ngay với Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để được hỗ trợ.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh tập kết lực lượng, phương tiện, trang thiết bị vào các bến bãi, vị trí khi có tin cảnh báo mưa lũ, bão gần bờ, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ sơ tán dân khi có lệnh.

10. Phương án bảo vệ sức khỏe nhân dân

Khi có tin cảnh báo mưa lũ, bão gần biển Đông, Giám đốc Sở Y tế khẩn trương tổ chức công tác chuẩn bị phòng tránh nhằm đảm bảo an toàn các bệnh viện, cơ sở điều trị, kho dự trữ thuốc, trang thiết bị y tế của ngành.

- Triển khai chặt tỉa cây xanh dễ đổ ngã, chằng chống, neo buộc đối với các cơ sở y tế bán kiên cố, chuẩn bị phương án di dời bệnh nhân, thuốc, trang thiết bị đến nơi an toàn.

- Các đơn vị phải đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh, điều trị bệnh nhân. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh kiểm tra lại cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, sẵn sàng cấp cứu kịp thời các trường hợp bị nạn, cũng như dịch bệnh.

- Củng cố các Đội cấp cứu lưu động, tổ kỹ thuật với trang thiết bị, thuốc điều trị sẵn sàng cấp cứu người dân ở các địa phương khi được điều động (BVĐK tỉnh 04 đội; BVĐK khu vực Bồng Sơn, Phú Phong 02 đội/khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện: 02 đội/trung tâm; các đơn vị 01 đội/đơn vị).

- Các bệnh viện, trung tâm điều trị cử cán bộ, y bác sĩ tăng cường trạm y tế cấp xã, xã đảo Nhơn Châu và nơi nhân dân trú tránh mưa lũ, bão.

- Nắm chắc số dân, người già, phụ nữ, trẻ em nơi trú tránh. Bố trí y bác sĩ, thuốc, hóa chất điều trị người dân bị nạn. Kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh những khó khăn về nhân lực, thuốc men, phương tiện di chuyển để được hỗ trợ.

- Khi phát hiện người dân có dấu hiệu các loại dịch bệnh tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết thì tiến hành cách ly, xử lý cấp cứu theo quy định.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân tổng vệ sinh môi trường, khử trùng giếng nước, thực hiện ăn chín, uống sôi, đề phòng dịch bệnh.

Sở Y tế cần có kế hoạch, phương án đề nghị Trung ương hỗ trợ cơ số thuốc PCTT, hóa chất xử lý môi trường khi cần thiết (Phụ lục 8).

11. Phương án khắc phục hậu quả

a. Triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nhu yếu phẩm thiết yếu khác

- UBND các địa phương tổ chức ngay việc thăm hỏi, động viên và hỗ trợ đối với các gia đình có người chết, người bị thương do thiên tai; phân phát gạo cứu trợ, nhu yếu phẩm, hàng hóa cho nhân dân bị thiệt hại, không để người dân bị đói, bị rét.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp UBND cấp huyện tìm kiếm người bị nạn, sơ cấp cứu và đưa về cơ sở y tế điều trị; cùng thanh niên xung kích, dân quân tự vệ giúp nhân dân sửa chữa nhà cửa, làm nhà tạm để ổn định đời sống.

- Sở Y tế khám chữa bệnh cho nhân dân bị ảnh hưởng mưa lũ, bão; cung cấp thuốc chữa bệnh, thuốc tiêu độc, khử trùng và hướng dẫn nhân dân làm sạch nguồn nước, vệ sinh môi trường không để dịch bệnh bùng phát.

- Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất phân bổ lúa giống cho nông dân, kinh phí khắc phục sa bồi thủy phá, tu sửa hệ thống kênh tưới tiêu, hồ đập, hàn khẩu đê điều, khôi phục trạm bơm phục vụ sản xuất; thực hiện tiêu độc, khử trùng chuồng trại, chăm sóc vật nuôi, không để phát sinh dịch bệnh.

- Sở Giao thông Vận tải triển khai tu bổ những đoạn đường bị sạt lở, các cầu, cống bị hư hỏng, đảm bảo giao thông bước 1; cắm biển cảnh báo tại các vị trí nguy hiểm.

- Công ty Điện lực khắc phục ngay sự cố đường dây tải điện, trạm biến thế; vận hành hệ thống điện phục vụ đời sống và sản xuất.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với chính quyền địa phương xác định người chết, các hộ có nhà sập đổ, gia đình đói nghèo, neo đơn và phân phối lương thực cho nhân dân.

- Sở Công Thương xuất các mặt hàng thiết yếu mì gói, lương khô, dầu ăn, nước uống hỗ trợ dân vùng thiên tai.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp với UBND các cấp tổ chức thăm hỏi, cứu trợ cho người dân bị thiệt hại để sớm ổn định cuộc sống ngưới dân, chú ý các đối tượng chính sách, người có công.

b. Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra: UBND các cấp, các sở, ngành, đơn vị thống kê, đánh giá thiệt hại do mưa lũ, bão gây ra trên địa bàn và các lĩnh vực phụ trách báo cáo UBND cấp trên theo quy định của Thông tư liên tịch TT43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra. Cụ thể như sau:

- UBND cấp huyện tổ chức đánh giá, xác định thiệt hại về người, nhà cửa, giáo dục, y tế, nông lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, thủy sản, thông tin liên lạc, công nghiệp, xây dựng, nước sạch, vệ sinh môi trường và các thiệt hại khác trên địa bàn và tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, thống kê báo cáo thiệt hại về người, nhà cửa nhân dân. Rà soát, tổng hợp số người chết, mất tích, bị thương; số hộ và số người bị ảnh hưởng thiên tai; số nhà sập đổ, nhà bị hư hỏng, nhà bị ngập nước. Đề xuất UBND tỉnh cứu trợ khẩn cấp cho những gia đình bị thiệt hại, chú ý gia đình chính sách và hộ nghèo.

- Sở Nông nghiệp và PTNT đánh giá, thống kê thiệt hại về nông lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, đê kè, kênh mương, hồ chứa nước, đập dâng, trạm bơm, vật nuôi, tàu thuyền; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và đề xuất phương án hỗ trợ, khắc phục hậu quả.

- Sở Giao thông Vận tải đánh giá, thống kê thiệt hại về giao thông đường bộ, đường sắt, bến cảng, sân bay; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và đề xuất hỗ trợ khắc phục.

- Sở Xây dựng đánh giá, thống kê thiệt hại về trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, kho tàng, nhà máy, … theo lĩnh vực quản lý ngành; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và đề xuất giải pháp khắc phục.

- Các tổ chức, doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ báo cáo UBND địa phương.

- Cục Thống kê đánh giá, thống kê thiệt hại về các lĩnh vực, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Các sở, ngành, đơn vị theo lĩnh vực quản lý đánh giá, thống kê thiệt hại báo cáo UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và đề xuất hỗ trợ sau

03 ngày khi kết thúc bão lũ.

- Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổng hợp thiệt hại chung của các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh và đề xuất hỗ trợ.

- Sở Tài chính cân đối nguồn ngân sách dự phòng tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ khẩn cấp, cứu đói cho nhân dân; phân bổ kinh phí hàn khẩu đê điều, khôi phục nước sạch, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Phương án Ứng phó với mưa lũ của tỉnh các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã rà soát, bổ sung hoàn chỉnh phương án ứng phó với mưa lũ của ngành, đơn vị, địa phương mình để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

2. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trực tiếp chỉ đạo địa phương hoặc địa bàn được phân công phụ trách thực hiện Phương án để ứng phó với mưa lũ theo từng cấp độ.

3. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các sở, ngành, đơn vị thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

Trong quá trình thực hiện Phương án Ứng phó với mưa lũ, thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất) để theo dõi, chỉ đạo thực hiện./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3704/QĐ-UBND về Phương án ứng phó lũ lụt ngày 26/10/2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.140

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.219.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!