ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
37/2005/QĐ-UBND
|
Đồng Hới, ngày
28 tháng 7 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V: PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
- Căn cứ luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Quyết định số
13/2004/QĐ-TTg ngày 16/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình
bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến 2010;
- Xét đề nghị của Sở Thủy sản tại
Công văn số 199/TS, ngày 15/7/2005,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định này
“Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm
2010”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thủy sản,
Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Đồng Hới, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành
liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu VPUB, NN, VX, PPLT, NC.
|
TM.ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phan Lâm Phương
|
CHƯƠNG TRÌNH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH
QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 37/2005/QDD-UBND
ngày 28 tháng 7 năm 2005 của UBND tỉnh)
Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc
Trung bộ, vùng biển là cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ nên nguồn lợi hải sản đa dạng và
phong phú về giống loài, có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao và giá trị
xuất khẩu. Vùng nội địa, diện tích sông ngòi, hồ chứa khá lớn do vậy nguồn lợi
thủy sản nước ngọt, lợ cũng đa dạng với nhiều loài cá, tôm có giá trị kinh tế.
Do biết phát huy lợi thế nên từ năm 1990 đến nay ngành thủy sản đã có bước tăng
trưởng khá (bình quân 8% năm) góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh.
Do đó, việc bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản là công việc quan trọng và tất yếu phải tiến hành, nhằm phục
hồi và tái tạo nhanh nguồn lợi thủy sản để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh; đồng thời phù hợp với Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thuỷ sản của Chính phủ cũng như các nhiệm vụ của Bộ Thuỷ sản đã đề ra.
Phần thứ nhất
TIỀM NĂNG, THỰC
TRẠNG NGUỒN LỢI VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN TỈNH QUẢNG BÌNH
I. KHÁI QUÁT
CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Quảng Bình có diện tích tự nhiên
8.052 km2, trong đó vùng núi và đồi trung du 6.863,7 km2;
đồng bằng 866,9 km2; ven biển 321,4 km2. Tọa độ địa lý 17008'
¸ 18006' vĩ độ bắc; 105037' ¸ 106033' kinh độ
đông. Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp Quảng Trị, phía tây giáp nước
CHDCND Lào, phía đông là Biển Đông với chiều dài bờ biển 116,04 km.
Diện tích vùng biển của tỉnh trên
20.000 km2 gấp hơn 2,5 lần diện tích đất liền, có 5 cửa sông chính đổ
ra biển, trong đó có hai cửa sông lớn đó là cửa Gianh và cửa Nhật Lệ thuận lợi
cho tàu thuyền ra vào đánh bắt hải sản.
Vùng biển của tỉnh còn có 5 hòn đảo
nhỏ là: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Vũng Chùa, phía nam giáp đảo Cồn
cỏ - Quảng Trị vừa góp phần hình thành các ngư trường tốt, vừa tạo điều kiện
làm nơi tập kết, trú đậu tàu thuyền, là điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề
cá trong tương lai.
1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Quảng Bình chịu ảnh hưởng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 và gió mùa Tây
Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,5oC,
cao nhất 410C, thấp nhất 80C. Lượng mưa trung bình hàng
năm từ 2.000 ¸ 2.200 mm, mưa bắt đầu vào cuối tháng 8 và tập trung chủ yếu vào
các tháng 9, 10, 11, chiếm 65 ¸ 70% lượng mưa cả năm.
Biển Quảng Bình thuộc chế độ bán
nhật triều không đều. Có dòng hải lưu nóng vào mùa hè và dòng hải lưu lạnh về
mùa đông. Do sự hội tụ và phân kỳ của các dòng hải lưu khi chảy vào vịnh Bắc Bộ
và vòng qua các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ, cùng với nước từ các sông đổ ra biển đã
hình thành các vùng nước hội tụ, phân kỳ và vùng nước trồi tạo nên sự xáo trộn
động, thực vật phù du ven biển phát triển là nguồn thức ăn dồi dào cho cá tôm.
Độ mặn biến động theo mùa, mùa hè
vùng ven bờ từ 30¸32 o/oo, ở các cửa sông có độ mặn thấp
hơn từ 20¸25 o/oo.
2. Điều kiện kinh tế
Quảng Bình từ năm 1990 đến nay, mức
tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt từ 7- 9 %, trong đó kinh tế thuỷ sản tăng trưởng
bình quân 10-12%/năm, chiếm tỷ trọng 6,8% GDP toàn tỉnh; giá trị kim ngạch xuất
khẩu chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Thuỷ sản là một trong 4 thế mạnh
phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trong những năm đổi mới, ngành thuỷ sản đã
có những bước phát triển khá, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Quảng Bình tăng trưởng.
Có 4 huyện, 1 thành phố với 21 xã
có nghề đánh bắt và chế biến hải sản, có điều kiện phát triển nghề nuôi trồng
thuỷ sản mặn, lợ và cả 7 huyện, thành phố của tỉnh đều có điều kiện tổ chức nghề
nuôi thuỷ sản nước ngọt .
Quảng Bình hiện vẫn là một tỉnh
nghèo, mức thu nhập bình quân thấp (GDP bình quân đầu người bằng 50% so bình
quân chung cả nước). Chất lượng và hiệu quả nền kinh tế xã hội chưa cao, cơ cấu
kinh tế, cơ cấu sản xuất trong các ngành chuyển dịch chậm, sản xuất hàng hoá
còn nhỏ lẻ, chi phí cao, chất lượng thấp. Thu ngân sách hàng năm tăng nhưng thiếu
vững chắc, chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi thường xuyên. Đời sống nhân dân vùng sâu
vùng xa vẫn còn khó khăn, vấn đề vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản còn thấp, chưa ổn định.
3. Điều kiện xã hội
Năm 2004, dân số trung bình của tỉnh
khoảng 831.583 người, bình quân mức tăng dân số hàng năm là 1,31 %, những năm gần đây tỷ lệ tăng dân số có xu hướng
giảm dần, mật độ dân số bình quân 103 người/km2.
Lao động trong độ tuổi của cả tỉnh
năm 2004 có 444.234 người, lao động khu vực miền biển khoảng 40.000 người,
trong đó lao động nghề cá 25.271 người.
Ngư dân miền biển cần cù, chịu khó
trong lao động sản xuất, kiên cường bám biển; tích luỹ được nhiều kinh nghiệm,
hiểu biết về ngư trường và mùa vụ khai thác các loài hải sản, biết áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật vào đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản.
Mặt hạn chế là phần lớn dân vùng
ven biển trình độ học vấn còn thấp, ít được đào tạo có hệ thống nên việc tiếp
thu kỹ thuật mới, công nghệ cao còn có những hạn chế. Điều kiện kinh tế xã hội
vùng biển còn những khó khăn nhất định, nhất là kết cấu hạ tầng và dịch vụ nghề
cá.
II. TIỀM NĂNG
THỦY SẢN
1. Tiềm năng vùng biển
- Biển Quảng Bình dài 116,04 km chạy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ vĩ độ 17008' đến 17o56'
Bắc, diện tích khoảng 20.000 km2, trữ lượng nguồn lợi theo số liệu điều
tra trước đây khoảng 90.000 tấn hải sản các loại, khả năng có thể khai thác
42.000 tấn/năm; đặc trưng nguồn lợi hải sản biển Quảng Bình chủ yếu thuộc chủng
quần nguồn lợi Vịnh Bắc Bộ, đồng thời mang một phần nguồn lợi biển Trung Bộ và
Biển Đông. Nguồn lợi khá phong phú, đa dạng về giống loài cả tầng mặt và tầng
đáy.
1.1 Mực ống: Là loài ưa sống ở vùng biển nước ấm, nóng và có độ muối cao. Mùa vụ
khai thác chính từ tháng 4 đến tháng 8, những năm gần đây mực ống được khai thác
cả vào vụ Bắc ở làn nước khơi. Mực ống phân bố hầu khắp trên vùng biển của tỉnh,
nhất là các vùng có chất đáy là cát, cát bùn; trữ lượng ước tính khoảng 20.000
tấn, khả năng cho phép khai thác trên 9.000 tấn/năm .
1. 2. Mực nang: Nguồn lợi mực nang phân bố đều trong vùng biển toàn tỉnh. Mùa vụ khai
thác chính từ tháng 2 đến tháng 6, nhưng cũng có thể đánh bắt quanh năm; ước trữ
lượng khoảng 1.500 - 2.000 tấn, khả năng cho phép khai thác trên dưới 600 tấn/năm.
1.3. Tôm biển: Bao gồm nhiều loại sống ở biển chủ yếu như tôm Hùm, Sú, He, Rằn, Bạc,
Chì, Sắt... đặc điểm thích nghi sống ở vùng biển có nền đáy cát bùn, bùn cát, tập
trung từ làn nước 30m sâu trở vào bờ.
Từ tháng 2 đến tháng 6 là mùa khai
thác tôm sú, rằn, chì có năng suất, sản lượng cao, từ tháng 10 đến tháng 2 năm
sau là mùa khai thác tôm bạc, he, sắt.
Tôm biển là mặt hàng có giá trị
kinh tế cao, được thị trường thế giới ưa chuộng. Trữ lượng khoảng 2.000 tấn, khả
năng cho phép đánh bắt từ 800¸1.000 tấn/năm. Các ngư trường đánh bắt tốt như
bãi tôm Xuân Hòa, bãi tôm Nam Bắc cửa Nhật Lệ.
Trong đó, tôm Hùm là loài ưa sống ở
các rạn đá, ngư trường phân bố chủ yếu là các rạn đá ở Vũng Chùa, nam cửa Lý
Hòa đến của Nhật Lệ, vùng biển nam Lệ Thủy đến mũi Lay (Quảng Trị). Có năm đã
khai thác trên 250 tấn nhưng đến nay sản lượng khai thác chỉ còn 5 - 10 tấn mà
phần lớn là tôm hùm nhỏ.
1.4. Các loài cá kinh tế: Biển Quảng Bình có hầu hết các giống loài ở vịnh Bắc Bộ, nhưng các đối
tượng khai thác được khoảng 100 loài; trữ lượng các loài cá có giá trị kinh tế
ước tính khoảng 60-70 nghìn tấn, khả năng cho phép khai thác 25- 30 nghìn tấn/năm;
chủ yếu gồm các đối tượng chính sau:
- Về cá nổi: Có các
loài cá trích, cá lầm, nục, bạc má, cá cơm... là đối tượng chính của các nghề
mành, vây, rê, chụp... Các loài cá ngừ, sòng, thu, chuồn (từ Biển Đông di cư
vào) là đối tượng đánh bắt của các nghề rê khơi, câu khơi, lưới vây, rê chuồn
khơi.
Cá nổi chủ yếu phân bố theo mùa và
theo làn nước lộng và khơi, phụ thuộc vào tập tính của các đàn cá.
- Về cá đáy: Có cá đổng, phèn, mối, bánh đường, hố, hồng, mú, nhám, chim, nhỡ, lạc,
đuối,... là đối tượng chủ yếu của các nghề giã kéo, rê dầm, câu khơi.
Ngư trường cá đáy chủ yếu có bãi
cá 20 và vùng bắc cửa Gianh thuộc ngư khu Hòn Gió; bãi cá nam cửa Nhật Lệ thuộc
ngư khu Cồn Cỏ và ngư trường khơi cửa vịnh Bắc Bộ. Sản lượng cá đáy, mực nang
và nhuyễn thể chiếm 40% sản lượng khai thác trong tỉnh.
Ngoài ra biển Quảng Bình còn có
các loài hải sản khác như: ngao, ốc hương, ốc xoắn, điệp, hải sâm, cua, ghẹ...
1.5. Phân bố ngư trường đánh bắt
- Vùng ven bờ từ 20m độ sâu trở
vào chủ yếu là ngư trường đánh bắt của các phương tiện thủ công, các tàu thuyền
có công suất nhỏ chuyên hoạt động bằng các nghề ven bờ như: xăm trủ, te giã ruốc,
giã tôm, rê ba lớp, khai thác nhuyễn thể.
- Ngư trường vùng lộng từ 20-50m độ
sâu là ngư trường hoạt động chủ yếu của tàu thuyền gắn máy từ 12 đến dưới 60
CV, chuyên sản xuất các nghề mành ánh sáng, mành rút, giã kéo tôm, cá, rê cước,
câu mực.
- Ngư trường khơi từ 50m sâu trở
ra đòi hỏi trang bị tàu thuyền đánh bắt trên 60 CV, chịu được sóng gió cấp 5-6,
hoạt động chủ yếu bằng các nghề lưới vây, rê khơi, giã kéo cá, câu khơi, câu mực,
chụp mực...
Diện tích ngư trường vùng lộng và
ven bờ biển Quảng Bình khoảng 5.000 km2 khả năng cho phép khai thác
11.000 tấn/năm.
Diện tích ngư trường khơi thuộc vịnh
Bắc Bộ (từ 50-90m sâu) là 15.000 km2, khả năng cho phép khai thác
31.000 tấn/năm.
Vùng nước
(m sâu)
|
Diện tích (km2)
|
Trữ lượng (T)
|
Khả
năng khai thác ( T)
|
0-50
|
5.000
|
23.000
|
11.000
|
51-90
|
15.000
|
67.000
|
31.000
|
Cộng:
|
20.000
|
90.000
|
42.000
|
2. Tiềm năng mặt nước nuôi trồng
thủy sản
Quảng Bình diện tích có khả năng
phát triển nuôi trồng thuỷ sản khoảng 19.000 ha. Trong đó, mặt nước ngọt 11.000
ha, mặt nước mặn lợ 4.000 ha, đất cát ven biển 4.000 ha; hệ thống sông ngòi khá
dày đặc với mật độ sông suối 0,8-1,1km/km2.
Do mùa mưa trùng với mùa bão, đặc
điểm sông ngòi thường ngắn và dốc, lưu tốc lớn, rừng đầu nguồn bị chặt phá nên ở
các sông thường gây nên lũ đột ngột. Dòng chảy lớn tập trung vào mùa lũ trong 3
tháng 9,10,11. Các tháng còn lại có dòng chảy nhẹ. Độ trong trung bình các sông
đạt 1,5-2m, hệ thực vật thủy sinh phát triển khá phong phú là điều kiện thuận lợi
cho phép phát triển nuôi cá lồng bè.
Trong phạm vị từ 10-15 km tính từ
cửa sông, độ mặn dao động từ 8-30 0/00, độ PH từ 6,5-8,
có điều kiện phát triển nghề nuôi tôm, cua xuất khẩu. Thủy triều vùng ven biển
và cửa sông có biên độ dao động 0,8-1,2m, thuận lợi cho việc cấp tháo nước chủ
động ở các ao, đầm nuôi tôm, cua và thuỷ sản nước lợ.
Vùng ven biển có một số vũng, vịnh
có điều kiện để nuôi tôm Hùm, cá lồng biển như Vũng Chùa và vùng biển Đức Trạch.
Quảng Bình có hệ thống hồ tự nhiên
và nhân tạo vừa cung cấp nguồn nước ngọt cho nông nghiệp vừa là điều kiện để
phát triển nuôi trồng thủy sản; toàn tỉnh có 15 hồ lớn với diện tích 296,8 km2,
diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản khá lớn; diện tích lúa một
vụ năng suất thấp có thể quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản và diện tích ao, hồ
nhỏ khá nhiều cũng là cơ sở cho việc đầu tư phát triển nghề nuôi tôm, cá nước
ngọt. Một số loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học như:
cá Chình, cá Thát lát, cá Lóc... đã bị khai thác cạn kiệt cần được bảo tồn và
khai thác theo hướng bền vững.
III. THỰC TRẠNG
SỬ DỤNG NGUỒN LỢI THUỶ SẢN THỜI GIAN QUA
1. Khai thác thuỷ sản
1.1. Khai thác biển
Toàn tỉnh hiện có 3.500 tàu thuyền
các loại với tổng công suất trên 95.000 CV, chủ yếu là các tàu thuyền có công
suất dưới 60 CV đánh bắt hải sản bằng các nghề: vây rút chì, rê các loại, câu,
giã kéo, mành chụp, mành ánh sáng, lừ bóng,...
Theo số liệu thống kê (từ năm 1990
- 2004), sản lượng thuỷ sản khai thác tăng bình quân hàng năm 8,2%.
Năm 2004 khai thác 25.000 tấn, bao
gồm :
- Cá các loại 20.164 tấn, trong đó
cá có giá trị xuất khẩu 3.500 tấn.
- Mực các loại 3.720 tấn, trong đó
mực ống 3.420 tấn, mực nang 300 tấn.
- Tôm các loại 416 tấn, trong đó:
tôm hùm 10 tấn (năm cao nhất khai thác trên 250 tấn), tôm biển 376 tấn (năm cao
nhất 1.000 tấn), tôm sông 30 tấn (năm cao nhất khi chưa đắp đập Mỹ Trung 350 tấn)
.
- Hải sản khác 700 tấn (năm cao nhất
1.290 tấn).
Nghề khai thác ven bờ và vùng lộng
đã đến mức bão hoà và có nguy cơ cạn kiệt, một số loài như tôm hùm, tôm biển,
cá trích, cá mú, điệp... một số bãi tôm cá biến động như bãi tôm Xuân Hoà và
ngư trường cá đáy. Một số loài thuỷ sản nước lợ giảm đáng kể khi hình thành các
đập ngăn mặn và hình thành các khu nuôi tập trung. Các nghề khai thác vùng khơi
mới bắt đầu chuyển đổi, đang có nhiều triển vọng.
1.2. Khai thác thuỷ sản nội địa
Việc khai thác còn tự do, chưa có
chế tài bảo vệ, một số loài bị khai thác quá mức cho phép, đặc biệt khai thác
các loài đặc sản quí hiếm có giá trị kinh tế cao. Phương pháp khai thác còn
mang tính huỷ diệt như dùng chất độc, khai thác bằng xung điện ảnh hưởng đến
nguồn lợi thuỷ sản.
2. Về
nuôi trồng thuỷ sản
Nuôi tôm, cua nước lợ phát triển mạnh,
năm 2004 đã đưa vào nuôi 1.250 ha chiếm gần 50% diện tích nuôi, sản lượng năm
2004 là 1.420 tấn, năng suất bình quân tôm nuôi 1,25 tấn/ha; nghề nuôi lồng biển
mới làm thí điểm kết quả chưa cao, mặt khác thiếu vốn đầu tư phát triển.
Nuôi cá nước ngọt với diện tích
1.250 ha (trong đó có 350 ha cá-lúa) và gần 2.000 lồng trên các sông, hồ; sản
lượng năm 2004 gần 3.000 tấn, năng suất bình quân cá nuôi ao hồ 2,45 tấn/ha;
các đối tượng nuôi chủ yếu như: Trắm cỏ, cá Mè, cá Chép, Rô phi đơn tính; các hồ
chứa lớn chưa được khai thác để đưa và nuôi; một số đối tượng nuôi còn hạn chế
như cá Lóc, cá Chình, Ba ba, Lươn, ếch.
3. Tình hình biến động nguồn lợi
thuỷ sản và nguyên nhân suy giảm
Trong những năm gần đây, nguồn lợi
thuỷ sản của tỉnh có xu hướng bị giảm sút nhất là nguồn lợi thuỷ sản vùng ven bờ.
Số lượng tàu thuyền khai thác phát triển nhanh, trong đó lượng tàu thuyền nhỏ
công suất dưới 45cv hoạt động vùng lộng và ven bờ chiếm tỷ lệ trên 75% về số lượng
và 48% về công suất, trong khi đó lượng tàu thuyền trên 46 cv chỉ chiếm 24,3% về
số lượng và 52% về công suất. Bên cạnh đó các nghề lặn bắt tôm hùm, cá rạn san
hô có dùng chất độc, dùng chất nổ đánh bắt hải sản, các nghề khai thác sử dụng
lưới có kích thước mắt lưới nhỏ,.. vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới
nguồn lợi thuỷ sản của Tỉnh.
Trong vòng 14 năm, chỉ số sản lượng
khai thác thuỷ sản trên đơn vị công suất đã bị giảm sút nghiêm trọng từ 0,54 tấn/cv/năm
(1990), xuống 0,26 tấn/cv/năm (2004) đã chứng tỏ năng suất khai thác thuỷ sản tại
vùng biển Quảng Bình đang bị suy giảm nghiêm trọng, cụ thể:
Các loài thuỷ sản ven bờ bị khai
thác quá mức nên sản lượng giảm đáng kể như: tôm Hùm có năm khai thác trên 250
tấn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nay chỉ khai thác được 5-10 tấn mà chủ yếu là loại
nhỏ; tôm biển có năm khai thác gần 1.000 tấn, nay chỉ khai thác 300- 400 tấn; Vẹm
xanh, Điệp, hiện khai thác không đáng kể, năng suất một số nghề giảm nghiêm trọng
(mành ánh sáng trước đây năng suất 90 -100 tấn/vàng/năm, nay chỉ còn 20 - 30 tấn/vàng/năm,
giã cá đáy có năm thu hoạch trên 1.000 tấn, nay chỉ còn 200-300 tấn...). Một số
bãi rạn san hô bị khai thác làm mất nơi trưởng thành của các loài hải sản non.
Một số đối tượng nước ngọt, nước lợ suy giảm như: Cá chình, cá Lóc, cá Chép,
tôm sông đầm, tép... có tình hình trên là do những nguyên nhân căn bản sau:
- Do nhận thức của cộng đồng về bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản chưa cao, còn sử dụng một số phương tiện khai thác mang
tính huỷ diệt (chất nổ, xung điện, chất độc), không tuân thủ các quy định của
Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chỉ biết lợi ích trước mắt không thấy
tác hại lâu dài nên đầu tư phát triển sản xuất một số nghề mang tính chất huỷ
diệt nguồn lợi.
- Do đầu tư khai thác chưa hợp lý,
tàu thuyền công suất nhỏ còn nhiều, tốc độ đầu tư tàu thuyền công suất lớn thay
thế dần thuyền công suất nhỏ chậm, cơ cấu nghề chưa cân đối, các nghề khai thác
ven bờ còn nhiều, trang thiết bị ngư cụ lạc hậu, việc khai thác quá mức nguồn lợi
thuỷ sản ven bờ làm ảnh hưởng tới việc tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản,
khai thác chưa đi đôi với bảo vệ NLTS.
- Do nguồn lợi không được bổ sung,
chưa có Trại giống cấp I để sản xuất giống cung cấp cho phong trào nuôi và thả
bổ sung giống vào các thuỷ vực.
- Do đập ngăn mặn một số sông và
hình thành các vùng nuôi dẫn đến hạn chế dòng chảy làm suy giảm các bãi sinh sản
của tôm, cá.
- Một số loài thuỷ sản nước ngọt
giảm do tác động của thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt,
các hoá chất và các kháng sinh có hại sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản
- Hoạt động của công tác bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản chưa tương xứng với yêu cầu. Lực lượng cán bộ làm công tác
BVNLTS vừa thiếu lại vừa yếu về nghiệp vụ.
Phần thứ hai
CHƯƠNG TRÌNH BẢO
VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN ĐẾN NĂM 2010
I. CƠ SỞ PHÁP
LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
- Căn cứ Luật thuỷ sản đã được Quốc
hội thông qua tại kỳ họp thứ X và có hiệu lực từ 01/7/2004;
- Căn cứ Quyết định số
131/2004/QĐ-TTg ngày 6/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2010;
- Căn cứ kế hoạch công tác trọng
tâm của tỉnh năm 2005, trong đó có nội dung xây dựng và ban hành Chương trình bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh.
- Căn cứ thực trạng suy giảm nguồn
lợi nhất là nguồn lợi thuỷ sản ven bờ;
- Căn cứ xu hướng bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản trên thế giới và trong nước theo hướng :
1, Hạn
chế phát triển các nghề khai thác vùng lộng và ven bờ.
2, Cấm khai thác có thời hạn một
số đối tượng quý hiếm, có giá trị kinh tế.
3, Đầu tư phát triển các nghề
khai thác vùng khơi và khai thác có chọn lọc.
4, Đầu tư phát triển nuôi trồng
các loài thuỷ sản.
5, Thả bổ sung giống thuỷ sản
vào các thuỷ vực.
6, Hình thành các khu bảo tồn
biển.
II. MỤC TIÊU
VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chương trình
- Bảo vệ, bảo tồn đa dạng thuỷ
sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế và xuất khẩu, bảo vệ
cảnh quan môi trường và hệ sinh thái sinh vật biển.
- Phục hồi và tái tạo nguồn lợi
thuỷ sản vùng ven bờ, các cửa sông, hồ chứa.
- Nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng và giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, đồng thời
xác định vai trò, trách nhiệm của cộng đồng. Từng bước đưa quản lý nghề cá phù
hợp với luật Thuỷ sản đã được ban hành.
- Tăng cường năng lực, cải tiến
công tác quản lý môi trường, các nguồn lợi tự nhiên và hệ sinh thái vùng ven biển.
- Quản lý nguồn lợi một cách hiệu
quả hơn, sẽ làm tăng sự đóng góp của nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cho
sự phát triển một cách bền vững của nền kinh tế quốc dân.
2. Nội dung chương trình:
2.1. Phục hồi và tái tạo nguồn
lợi thuỷ sản
- Kết hợp giữa điều chỉnh cường lực
khai thác với sản xuất giống nhân tạo, thả bổ sung vào môi trường tự nhiên, cải
thiện môi trường sống của các loài thuỷ sản nhằm khôi phục khả năng tái tạo,
tăng mật độ quần thể của các giống loài thuỷ sản đã bị khai thác cạn kiệt, lấy
lại cân bằng sinh thái, ổn định quần xã sinh vật trong các thuỷ vực, cụ thể:
- Điều chỉnh khai thác, quy định
vùng cấm khai thác, khai thác có thời hạn đối với các loài thuỷ sản quý hiếm
(tôm Hùm, tôm biển, Sò huyết, Yến sào, Điệp, cá Chình, Hàu). Hạn chế khai thác
nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng ven bờ như: cá Trích, cá Nục, cá Lầm, cá Cơm.
- Thả bổ sung giống các loài thuỷ
sản ven biển và các hồ chứa như: tôm Sú, tôm Hùm, cá Chình, cá Chép, cá Lóc, cá
Thát lát...
2.2. Bảo vệ bảo tồn đa dạng thuỷ
sinh vật
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động
khai thác các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, xử lý triệt để nhằm chấm dứt
các hành vi vi phạm pháp lệnh về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản như: dùng chất nổ,
chất độc, xung điện khai thác thuỷ sản; sử dụng các loại ngư cụ có mắt lưới nhỏ
hơn quy định; khai thác, vận chuyển buôn bán san hô từ biển; khai thác các loài
thuỷ sản quí hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng: Rùa biển, tôm Hùm mang trứng,
tôm Hùm non...
- Khoanh vùng bảo vệ các đối tượng
quý, hiếm như: tôm Hùm, Sò huyết, Hàu sông và các vùng rạn San hô.
- Xây dựng, quản lý khu bảo tồn biển
Hòn la - Hòn Nồm; khôi phục môi trường và quản lý, bảo vệ hệ sinh thái cỏ biển,
rạn san hô, dãy rạn từ Nam Đồng Hới đến Mũi Lay.
- Đánh giá tác động của các loại
phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất, các chất xử lý môi trường nuôi đối với nguồn
nước tự nhiên.
- Kiểm soát cường lực khai thác ở
các thuỷ vực.
2.3. Tổ chức quản lý khai thác
nguồn lợi thuỷ sản ven bờ
- Điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác
hợp lý, phù hợp với khả năng tái tạo của trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản.
- Giảm thiểu các tác động bất lợi
từ các hoạt động kinh tế, khắc phục tình trạng xuống cấp và từng bước cải thiện
chất lượng môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật.
- Tăng cường năng lực tổ chức bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản (con người, cơ sở vật chất kỹ thuật) nhằm kiểm soát tốt
các hoạt động khai thác ở các vùng trọng điểm, các khu vực cấm, hạn chế khai
thác các bãi đẻ, vùng tập trung các loài thuỷ sản non.
- Xây dựng các mô hình tổ chức quản
lý ven biển phù hợp với tập quán, truyền thống của ngư dân địa phương. Đồng thời
phát huy và nâng cao vai trò trách nhiệm của cộng đồng ngư dân trong hoạt động
quản lý, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản.
2.4. Tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức về BV&PTNLTS
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng
cao nhận thức cho cán bộ cấp huyện, xã và ngư dân về pháp luật trong lĩnh vực
thuỷ sản, về lợi ích của việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đối với đời sống của cộng
đồng dân cư.
- Xây dựng chương trình truyền
thông về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên các phương tiện thông tin
đại chúng .
- In ấn, phát hành tranh ảnh, áp
phích, tờ rơi và các cụm panô cổ động tuyên truyền về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
III. CÁC DỰ
ÁN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Dự án quy hoạch Bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thuỷ sản
* Mục tiêu: Điều tra xác định các
loài thuỷ sản cần được phục hồi, bảo vệ và phát triển; định hướng cho khai thác
và nuôi trồng thuỷ sản đảm bảo cho nghề cá phát triển bền vững.
* Nội dung dự án:
+ Quy hoạch bảo vệ nguồn lợi các
khu bảo tồn biển của tỉnh.
+ Quy hoạch Bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản mặn lợ ven sông.
+ Quy hoạch Bảo vệ vùng nước ngọt
và nội đồng toàn tỉnh.
- Dự kiến Kinh phí: 600
triệu đồng
- Thời gian thực hiện: 2006 -
2007
- Cơ quan thực hiện: Chi cục
BVNL Thuỷ sản
- Nguồn vốn : Ngân sách tỉnh
2. Dự án xây dựng quản lý khu bảo
tồn biển Hòn La - Hòn Nồm
* Mục tiêu: Xây dựng khu bảo tồn đảm
bảo tính đa dạng sinh học vùng biển, bảo vệ các loài thuỷ sản quí hiếm tránh
nguy cơ cạn kiệt và bị tuyệt chủng.
* Nội dung dự án:
- Khoanh vùng bảo vệ các loài hải
sản quý.
- Thả bổ sung các giống loài quý,
hiếm.
- Tái tạo các bãi San hô.
- Tạo sinh cảnh trên bờ, dưới nước phục vụ tham
quan du lịch.
Phạm vi khoanh vùng bảo vệ gồm toàn bộ đảo La, đảo
Nồm và các vùng rạn xung quanh đảo cách các đảo 1.000 m, diện tích khoảng 10 km2.
Đối tượng bảo vệ gồm: Tôm hùm, cá Mú, các loại San hô, Yến sào, Hải sâm ... Thả
bổ sung giống tôm Hùm, cá Mú.
- Dự kiến kinh phí: 15.000 triệu đồng
- Thời gian thực hiện : 2006 -
2010
- Cơ quan thực hiện: Sở thuỷ sản, Sở Tài
nguyên - Môi trường, Sở KH&CN.
- Nguồn vốn : Vốn ngân sách và tài trợ của
các tổ chức quốc tế.
3. Dự án Chuyển đổi nghề nghiệp khai thác ven
bờ
* Mục tiêu: Chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác một
cách hợp lý theo hướng đánh bắt khơi, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thuỷ sản, hạn chế đi đến giảm hẳn các nghề đánh bắt ven bờ, các nghề
khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi, xây dựng mô hình sau đó nhân rộng ra các
địa bàn trong tỉnh.
* Nội dung dự án:
- Nghiên cứu mô hình chuyển đổi một số nghề ven
bờ sang nghề rê cá Hố hoặc nuôi trồng các loài cá có giá trị kinh tế (nuôi lồng
biển theo công nghệ NaUy, nuôi Vẹm xanh, Rong sụn, nuôi Hàu...)
- Nghiên cứu làm thí điểm chuyển đổi nghề mành
lùi có sử dụng chất nổ ở xã Nhân Trạch sang nghề thích hợp (dự kiến 10 mô hình
x 50 triệu = 500 triệu đồng).
- Chuyển một số nghề khai thác sang nuôi trồng
thuỷ sản ở 4 xã : Quảng Đông, Quảng Phú, Nhân Trạch, Đức trạch gồm:
+ Nuôi cá lồng theo công nghệ NaUy: (dự kiến 5
mô hình x 300 triệu = 1.500 triệu đồng).
+ Nuôi hàu: (dự kiến 5 mô hình x 40 triệu = 200
triệu đồng).
+ Nuôi Vẹm xanh, rong sụn: (dự kiến 6 mô hình x
50 triệu = 300 triệu đồng).
- Làm thí điểm mô hình chuyển đổi nghề sang rê
cá hố ở 3 xã Nhân Trạch, Ngư thuỷ Trung, Hải Ninh (dự kiến 10 mô hình x 50 triệu
= 500 triệu đồng).
- Tổng kinh phí dự án : 3.000 triệu
đồng
- Thời gian thực hiện : Từ năm 2006
- 2007
- Địa điểm thực hiện : Các xã: Nhân Trạch,
Hải Ninh, Ngư Thuỷ Trung;
Quảng Đông, Quảng Phú, Đức Trạch.
- Cơ quan thực hiện: UBND các huyện
và UBND các xã có liên quan.
- Nguồn vốn : * Ngân sách hỗ trợ
1.000 triệu đồng.
* Dân tự lo hoặc nguồn tài trợ 2.000 triệu đồng.
4. Dự án thả giống nhân tạo về biển và các hồ
chứa
* Mục tiêu: Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
đã bị khai thác cạn kiệt, bằng cách tăng cường nguồn giống bổ sung cho tự
nhiên.
* Nội dung dự án :
+ Thả giống tôm sú: mỗi năm thả 2-3 triệu tôm giống
nhân tạo về biển có sự hỗ trợ tài chính của tỉnh (và hình thức huy động các trại
sản xuất tôm đóng góp 5-10% lượng tôm giống sản xuất thực tế đối với các trại
do nhà nước đầu tư) .
+ Sản xuất một số đối tượng cá nước ngọt như
trôi, trắm, mè, rô phi đơn tính... mỗi năm thả 50 vạn - 1 triệu cá hương giống
các loại vào các hồ chứa và sông.
+ Nghiên cứu xây dựng Trung tâm giống cấp I của
tỉnh để tăng cường năng lực sản xuất giống trên địa bàn chủ động nguồn giống,
lai tạo giống mới, lưu giữ giống gốc và các loài gen quí hiếm của các loài thuỷ
đặc sản, chủ động nguồn giống bố mẹ phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh.
- Dự kiến kinh phí: 1.000 triệu đồng.
- Thời gian thực hiện : 2006 -
2010
- Địa điểm thực hiện : Các cửa biển, các
hồ chứa và sông.
- Cơ quan thực hiện : Chi cục BVNL thuỷ sản,
các trại giống.
5. Dự án khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
ven bờ
* Mục tiêu: Bảo vệ, phát triển và khai thác một
cách hợp lý nguồn lợi tôm Hùm, Sò Huyết có giá trị kinh tế cao đang bị khai
thác cạn kiệt.
*Nội dung dự án:
+ Khoanh các vùng rạn có tôm Hùm sinh sống, bảo
vệ và cấm khai thác trong thời gian nhất định, nghiêm cấm đánh bắt mùa tôm đẻ
trứng, tôm hùm non.
+ Khảo sát các vùng rạn, kiểm tra, kiểm soát bảo
vệ các vùng rạn.
+ Nghiên cứu thả thêm một số vùng rạn nhân tạo.
+ Khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi Sò Huyết khu vực
sông Ròon địa phận xã Quảng Châu - Quảng Kim.
+ Thả bổ sung nguồn giống tôm Hùm, Sò Huyết.
- Kinh phí thực hiện : 2.500 triệu đồng
- Thời gian thực hiện : Năm 2006 - 2010
- Địa điểm thực hiện: Dãy rạn từ Nam Đồng
Hới đến Ngư Thuỷ Nam,
khu vực cửa Roòn; sông Ròon địa phận xã Quảng
Châu - Quảng Kim.
- Cơ quan thực hiện: Chi cục BVNL Thuỷ sản,
các huyện, xã.
- Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học - Công
nghệ.
- Nguồn vốn: Ngân sách
6. Dự án Xây dựng cộng đồng thôn, xã tham gia
quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
*Mục tiêu: Cải tiến công tác quản lý nghề cá, từng
bước đưa công tác quản lý nghề cá về cho cộng đồng ngư dân vùng ven biển, vừa
khai thác hợp lý vừa bảo vệ phát triển nguồn lợi gắn với lợi ích của cộng đồng.
* Nội dung dự án :
+ Xây dựng một số điểm về mô hình cụm cộng đồng
dân cư tham gia quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (chọn các xã có các hoạt động
xâm hại nguồn lợi) tiến hành tổ chức tập huấn, tuyên truyền các văn bản pháp
quy về Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; tổ chức các tổ tự quản, tổ quản
lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo các địa bàn thôn, xã; nâng cao cao trách
nhiệm của các cộng đồng.
- Kinh phí dự kiến : 500 triệu đồng
- Thời gian triển khai: Năm 2006 -
2008
- Địa điểm thực hiện : Các xã: Quảng
Đông, Cảnh Dương, Nhân Trạch, Bảo
Ninh, Hải Ninh, Ngư Thuỷ Bắc.
- Cơ quan thực hiện: Chi cục BVNL Thuỷ sản,
UBND các huyện và UBND
các xã có liên quan.
- Nguồn vốn: Ngân sách.
7. Dự án xây dựng Chương trình
truyền thông bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
* Mục tiêu: Nhằm nâng cao nhận thức
cho cán bộ cấp huyện, thị, thành phố, xã, phường và ngư dân về pháp luật trong
lĩnh vực thuỷ sản, lợi ích của việc bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các
loài thuỷ sản đối với chính cộng đồng ngư dân cũng như toàn xã hội, từng bước
xã hội hoá công tác BVNLTS.
* Nội dung dự án :
+ Xây dựng các chuyên mục BVNL thuỷ
sản trên đài phát thanh, truyền hình và đăng tải trên báo địa phương.
+ Xây dựng các cụm Panô tuyên truyền
ở các vùng trọng điểm.
+ In tranh cổ động, tờ rơi tuyên
truyền rộng rãi trong nhân dân về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
+ Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ
thuật và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thuỷ sản cho cán bộ, ngư dân đến thôn, xã.
+ Nghiên cứu một số nội dung cần
thiết về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đưa vào chương trình học tập tại
các bậc học thích hợp.
- Kinh phí thực hiện : 1.000 triệu đồng
- Thời gian thực hiện : Năm 2006 - 2010
- Cơ quan thực hiện: Chi cục BVNL Thuỷ sản,
Trung tâm Khuyến ngư
- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục đào tạo,
Sở Văn hoá thông tin
- Nguồn vốn: Ngân sách
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải pháp về quy hoạch và đầu tư
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu và tiến
hành quy hoạch các vùng cần bảo tồn, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Xây
dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản cụ thể từng địa bàn để
triển khai cho các huyện, thành phố và xã, phường vùng ven sông, ven biển.
- Khảo sát, nghiên cứu các nghề cần chuyển đổi
và tiến hành quy hoạch để chuyển đổi các nghề khai thác vùng ven bờ cho các xã
ven biển, nhất là các xã bãi ngang.
2. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Tăng cường du nhập nghề mới có năng suất cao,
các nghề đánh bắt có chọn lọc, ứng dụng công nghệ và trang thiết bị ngư cụ tiên
tiến của các nước phù hợp với nghề cá của địa phương nhằm tăng hiệu quả khai
thác, giảm bớt cường độ lao động và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để đầu tư khai thác
và sản xuất các loài giống thuỷ sản có chất lượng để phát triển nuôi trồng thuỷ
sản và thả bổ sung giống vào các thuỷ vực; ứng dụng công nghệ vật liệu mới
trong việc xây dựng các khu rạn nhân tạo để tập trung các loài thuỷ sản chủ động
cho đánh bắt có chọn lọc, giảm thiểu chi phí nâng cao hiệu quả khai thác.
- Tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao
công nghệ, đặc biệt công nghệ sản xuất giống và nuôi trồng đảm bảo phát triển bền
vững, chuyển tải các tiến bộ kỹ thuật về ứng dụng ở cơ sở. Từng bước xã hội hoá
công tác sản xuất giống một số đối tượng nuôi phổ biến.
- Nghiên cứu, áp dụng và hoàn thiện các công nghệ
mới về xử lý môi trường, chẩn đoán, phòng trừ dịch bệnh, công nghệ sản xuất thức
ăn cho các đối tượng thuỷ sản nuôi, công nghệ lưu giữ bảo quản sống, vận chuyển
sống, công nghệ bảo quản sản phẩm nuôi trồng sau thu hoạch.
- Tăng cường hoạt động quan trắc, giám sát môi
trường nước. Nâng cao năng lực quản lý vùng nước ven bờ. Phòng ngừa sự cố tràn
dầu và hạn chế ô nhiễm từ các hoạt động đánh bắt cá, khai thác khoáng sản, giao
thông đường thủy, rác thải công nghiệp và dân sinh. Nâng cao nhận thức cộng đồng
về bảo vệ môi trường vùng bờ.
3. Giải pháp về quản lý và huy động sự tham
gia của nhân dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
- Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước cho ngành
thuỷ sản các địa phương và các xã, phường miền biển. UBND tỉnh giao trách nhiệm
cho các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường thông qua cộng đồng ngư dân tổ
chức quản lý tốt nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh và các nghề
khai thác phù hợp theo quy định.
- Thực hiện sự phân cấp mạnh mẽ trong quản lý
nghề cá, UBND huyện, thành phố và các xã, phường có trách nhiệm đăng ký và quản
lý các hoạt động của tàu cá dưới 20cv, thuyền không lắp máy có chiều dài dưới 15
mét, các lồng bè NTTS và các hoạt động liên quan đến bảo vệ và phát triển NLTS
trên địa bàn.
- Tăng cường sự phối hợp kiểm tra kiểm soát các
hoạt động nghề cá trên biển, tăng cường năng lực cho Chi cục BVNLTS, nhất là kiểm
soát các hoạt động có tính huỷ diệt môi trường sống các loài thuỷ sinh; tổ chức
tốt công tác đăng ký đăng kiểm tàu cá, có biện pháp xử lý đối với các tàu cá
không có đăng ký, đăng kiểm.
- Đưa Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thuỷ sản vào Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng cơ sở.
- Tiến hành phân vùng và phân cấp quản lý cho
các cấp chính quyền địa phương ven biển; tổ chức quản lý nguồn lợi và môi trường
sống của các loài thuỷ sinh vật gắn với phát triển nuôi trồng thuỷ sản và các
ngành nghề dịch vụ khác, trước hết đối với vùng biển ven bờ.
- Huy động các tổ chức: Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến
binh, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi... tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
4. Đào tạo nguồn nhân lực - Giáo dục nâng cao
ý thức cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
- Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo
chuyên ngành thuỷ sản như Trường Đại học thuỷ sản Nha Trang, Viện nghiên cứu
nuôi trồng thuỷ sản I, Trường trung cấp thuỷ sản Hải Phòng, các Trung tâm dạy
nghề trong tỉnh tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho nghề cá trong tỉnh từ đội
ngũ cán bộ kỹ thuật đến công nhân lành nghề, thuyền máy trưởng ưu tiên phát triển
nguồn nhân lực phục vụ cho nghề khai thác thuỷ sản xa bờ, với mục tiêu đào tạo
được một lực lượng lao động đánh bắt, nuôi trồng trình độ cao, tiếp thu được những
công nghệ mới trong đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.
- Trung tâm Khuyến ngư, Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi
Thuỷ sản tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp huyện, xã
và ngư dân về pháp luật trong lĩnh vực thuỷ sản, lợi ích của việc bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản trong cộng đồng ngư dân cũng như toàn xã hội.
- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên Khuyến ngư kết
hợp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, tuyên truyền viên về bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thuỷ sản ở tất cả các xã phường biển trong tỉnh.
- Xây dựng các chương trình truyền thông về công
tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo,
đài phát thanh, đài truyền hình; in ấn phát hành Panô, áp phích, tờ rơi tuyên
truyền cổ động về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
5. Các chính sách khuyến khích
- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước đầu tư chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực bảo vệ
nguồn lợi và được hưởng lợi từ kết quả đầu tư theo quy định.
- Tổ chức cá nhân tham gia thiết lập và quản lý
khu bảo tồn được khai thác giá trị khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.
- Ưu tiên ngân sách tỉnh cho việc quy hoạch bảo
vệ các khu bảo tồn biển.
- Hỗ trợ vốn cho chuyển đổi nghề nghiệp 10%; sản
xuất giống thuỷ sản có giá trị kinh tế để thả vào các thuỷ vực hỗ trợ 50% kinh
phí lượng giống thả .
- Miễn giảm thuế cho một số nghề mới.
- Giảm lãi vay cho các hộ vay vốn chuyển đổi nghề.
- Được trích một phần thuế tài nguyên để tái tạo
nguồn lợi theo quy định.
6. Giải pháp vốn đầu tư
- Vốn đầu tư chương trình : 23.600 triệu đồng
- Kinh phí quản lý chỉ đạo : 600 triệu đồng
Tổng nhu cầu : 24.200 triệu đồng
- Dự kiến nguồn vốn :
+ Ngân sách Tỉnh và Trung ương hỗ trợ 12.200 triệu
đồng.
+ Doanh nghiệp, nhân dân tham gia 2.000 triệu đồng.
+ Vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế 10.000 triệu
đồng.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở thuỷ sản: Có trách nhiệm chủ trì, tham
mưu giúp UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện chương trình. Phối hợp với
các ban ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng và tổ chức
thực hiện các đề án về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại địa phương,
đề xuất lựa chọn các dự án ưu tiên để tổ chức thực hiện và nhân rộng, đề xuất
nguồn vốn thực hiện dự án. Định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo UBND tỉnh kết quả
thực hiện chương trình .
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối
hợp với Sở Thuỷ sản và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch ngân sách và
các nguồn khác đảm bảo kinh phí thực hiện chương trình, tham mưu cho UBND tỉnh
có các giải pháp để thu hút nguồn vốn và sự hỗ trợ về kỹ thuật.
3. Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Tài nguyên
- Môi trường, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Văn hoá thông tin phối hợp với các
ngành và địa phương có liên quan, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thuỷ sản.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, BCH Biên
phòng tỉnh, các đồn Biên phòng phối hợp quản lý và triển khai chương trình Bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
5. Sở Nội vụ phối hợp với sở Thuỷ sản và
UBND các huyện, thành phố không ngừng củng cố và tăng cường năng lực hoạt động
của các cơ quan, tổ chức liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
6. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
có trách nhiệm xây dựng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án cụ thể đã
được phân công.
7. Các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
chí Minh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Làm vườn, Hội Cựu chiến binh và các tổ
chức cá nhân có liên quan có kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện chương
trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh đạt hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Thuỷ sản (b/c);
- Cục KT & BVNL TS;
- Thường vụ Tỉnh uỷ (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ngành có liên quan;
- UBND các Huyện, Thành phố;
- Lưu VP, VT.
|
TM.UỶ BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phan Lâm Phương
|
CÁC PHỤ LỤC
1- Các sông trong tỉnh
TT
|
Tên sông
|
Diện tích
lưu vực
|
Chiều dài
|
Độ rộng
trung bình lưu vực (km)
|
Mật độ sông
suối b.quân (km/km2)
|
Độ dốc bình
quân lưu vực (m)
|
1
|
Sông Roòn
|
261
|
30
|
12,6
|
0,8
|
17,2
|
2
|
Sông Gianh
|
4.680
|
158
|
38,6
|
1,04
|
19,2
|
3
|
Sông Lý Hòa
|
177
|
22
|
10,7
|
0,7
|
|
4
|
Sông Dinh
|
212
|
37
|
8,5
|
0,93
|
16,0
|
5
|
Sông Kiến Giang
|
2.647
|
96
|
45
|
0,84
|
20,7
|
Cộng:
|
7.977
|
343
|
|
0,8-1,1
|
|
2- Diện tích
có khả năng phát triển nuôi thủy sản mặn, lợ :
TT
|
Loại mặt nước
|
ĐVT
|
Tổng số
|
Quảng Trạch
|
Bố Trạch
|
Đồng Hới
|
Quảng Ninh
|
Lệ Thuỷ
|
1
|
Trong đê Quốc gia
|
ha
|
820
|
350
|
313
|
121
|
36
|
|
2
|
Ngoài đê Quốc gia
|
ha
|
1.580
|
960
|
414
|
102
|
104
|
|
3
|
Ruộng 1 vụ năng suất thấp
|
ha
|
1.100
|
300
|
450
|
250
|
100
|
|
4
|
Vũng, vịnh ven biển
|
ha
|
500
|
400
|
100
|
|
|
|
5
|
D.T cát ven biển
|
ha
|
4.000
|
570
|
400
|
250
|
1.300
|
1.480
|
Tổng cộng:
|
ha
|
8.000
|
2.580
|
1.677
|
723
|
1.540
|
1.480
|
3- Tình hình
khai thác và nuôi trồng thuỷ sản qua các năm :
TT
|
Danh mục
|
ĐVT
|
1990
|
1995
|
2000
|
2004
|
|
Tổng sản lượng
|
Tấn
|
8.373,5
|
13.260
|
19.150
|
29.043
|
1
|
Khai thác hải sản
|
tấn
|
8.300
|
12.420
|
17.160
|
25.005
|
|
- Tôm sông biển
|
tấn
|
424
|
575
|
615
|
416
|
|
- Mực
|
tấn
|
617
|
1.510
|
4.590
|
3.720
|
|
- Cá các loại
|
tấn
|
6.280
|
9.045
|
11.025
|
20.169
|
|
- Hải sản khác
|
tấn
|
979
|
1.290
|
930
|
700
|
2
|
Thuỷ sản nuôi
|
tấn
|
73,5
|
840
|
1.990
|
4.038
|
|
- Tôm nuôi
|
tấn
|
1,5
|
117
|
206
|
1.310
|
|
- Cua nuôi
|
tấn
|
-
|
92
|
120
|
110
|