ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3639/QĐ-UBND
|
Tiền Giang, ngày
31 tháng 12 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DỰ TRỮ, CUNG ỨNG XĂNG DẦU, KHÍ ĐỐT
QUY MÔ DƯỚI 5.000 M3 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG THỜI KỲ 2021-2030,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7
năm 2023 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng
dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4
năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch
hạ tầng dự cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1762/QĐ-TTg ngày 31 tháng
12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tiền Giang
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ
trình số 3703/TTr-SCT ngày 10 tháng 12 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Phương án Phát triển hệ thống dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt
quy mô dưới 5.000 m3 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 2. Quyết định có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành; Sở Công Thương, Tài nguyên và Môi
trường, Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông,
Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng
các đơn vị, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- VPUB: CVP và các PCVP, Phòng TC, KT;
- Công báo tỉnh; Cổng TTĐT;
- Lưu VT, P.KT (Ngân).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Trọng
|
PHƯƠNG ÁN
PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG DỰ TRỮ, CUNG ỨNG XĂNG DẦU, KHÍ ĐỐT QUY MÔ DƯỚI 5.000M3
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 3639/QĐ-UBND ngày 31/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tiền Giang)
A. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG DỰ TRỮ, CUNG ỨNG XĂNG DẦU, KHÍ ĐỐT QUY MÔ DƯỚI 5.000 M3 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH TIỀN GIANG
I. XĂNG DẦU
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 04 kho xăng dầu có
quy mô dưới 5.000m3 đang khai thác, với tổng sức chứa 11.012m3,
gồm: Kho xăng dầu Thiên Hộ, Kho Thuận Tiến, Kho xăng dầu Đồng Tâm, Kho Xăng dầu
Quang Trung.
Đến tháng 10 năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 588 cửa
hàng bán lẻ xăng dầu. Trong đó:
- Thương nhân cung cấp xăng dầu có trụ sở chính hoặc
chi chánh trên địa bàn tỉnh có 13 thương nhân.
- Các thành phần kinh tế tham gia:
+ Cửa hàng xăng dầu của doanh nghiệp nhà nước có 54
cửa hàng (trong đó: Công ty Xăng dầu Tiền Giang có 50 cửa hàng, Công ty Cổ phần
Xăng dầu Quân đội khu vực 4 có 04 cửa hàng).
+ Cửa hàng xăng dầu của doanh nghiệp tư nhân có 534
cửa hàng.
- Tổng trữ lượng xăng dầu của các cửa hàng xăng dầu
trên toàn tỉnh khoảng 23.520m3 xăng dầu, trung bình mỗi cửa hàng
xăng dầu có sức chứa khoảng 40m3 xăng dầu.
Nhìn chung, hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu trên
địa bàn tỉnh hiện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng xăng dầu của các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn tỉnh. Cụ thể theo một số chỉ tiêu phân tích về phân bổ các
cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh như sau:
STT
|
Địa bàn
|
Số lượng cửa
hàng
|
Cửa hàng/xã,
phường, thị trấn
|
Diện tích tự
nhiên/cửa hàng (km2/cửa hàng)
|
Dân số/cửa hàng
(người/cửa hàng)
|
1
|
Huyện Cái Bè
|
89
|
3,56
|
4,68
|
3.338
|
2
|
Thị xã Cai Lậy
|
48
|
3,00
|
2,94
|
2.656
|
3
|
Huyện Cai Lậy
|
63
|
3,94
|
4,68
|
3.109
|
4
|
Huyện Tân Phước
|
35
|
2,92
|
9,43
|
1.900
|
5
|
Huyện Châu Thành
|
97
|
4,22
|
2,40
|
2.761
|
6
|
Thành phố Mỹ Tho
|
75
|
4,41
|
1,10
|
3.092
|
7
|
Huyện Chợ Gạo
|
55
|
2,89
|
4,20
|
3.460
|
8
|
Huyện Gò Công Tây
|
41
|
3,15
|
4,50
|
3.150
|
9
|
Huyện Gò Công Đông
|
41
|
3,15
|
7,34
|
3.428
|
10
|
Thành phố Gò Công
|
33
|
2,75
|
3,08
|
3.069
|
11
|
Huyện Tân Phú Đông
|
11
|
1,83
|
21,91
|
3.886
|
|
Toàn tỉnh
|
588
|
3,42
|
4,35
|
3.045
|
Ghi chú:
- Toàn tỉnh đến nay có: 135 xã, 21 phường và 8 thị
trấn.
- Diện tích tự nhiên: 2.556.36m2 (theo
Niên giám thống kê năm 2023).
- Dân số: 1.790.653 người (theo Niên giám thống kê
năm 2023).
II. KHÍ ĐỐT
Trên địa bàn tỉnh hiện có 06 kho LPG/trạm chiết nạp
LPG vào chai, gồm: Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP Hồ Chí Minh
tại Tiền Giang, Chi nhánh Công ty TNHH Gas Petrolimex (Sài Gòn) tại Tiền Giang,
Công ty CP kinh doanh khí miền Nam - Chi nhánh miền Tây tại Tiền Giang, Trạm
chiết nạp Gas Tiền Giang - Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Dịch vụ Sản xuất Hồng
Mộc, Công ty TNHH Hoàng Ân Tây Ninh Chi nhánh Tiền Giang, Công ty TNHH Gas
Quang Khánh; có 19 thương nhân kinh doanh mua bán khí LPG; 688 cửa hàng bán lẻ
LPG chai, phân bổ đều trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.
Nhìn chung, hệ thống các cơ sở kinh doanh khí trên
địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh hiện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng khí đốt của
các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Cụ thể theo một số chỉ tiêu phân tích về
phân bổ các cửa hàng bán lẻ LPG chai trên địa bàn tỉnh:
STT
|
Địa bàn
|
Số lượng cửa
hàng
|
Cửa hàng/xã,
phường, thị trấn
|
Diện tích tự
nhiên/cửa hàng (km2/cửa hàng)
|
Dân số/cửa hàng
(người/cửa hàng)
|
1
|
Huyện Cái Bè
|
56
|
2,24
|
7,44
|
5.305
|
2
|
Thị xã Cai Lậy
|
36
|
2,25
|
3,92
|
3.542
|
3
|
Huyện Cai Lậy
|
66
|
4,13
|
4,47
|
2.967
|
4
|
Huyện Tân Phước
|
56
|
4,67
|
5,90
|
1.188
|
5
|
Huyện Châu Thành
|
128
|
5,57
|
1,82
|
2.092
|
6
|
Thành phố Mỹ Tho
|
93
|
5,47
|
0,88
|
2.494
|
7
|
Huyện Chợ Gạo
|
91
|
4,79
|
2,54
|
2.091
|
8
|
Huyện Gò Công Tây
|
49
|
3,77
|
3,76
|
2.636
|
9
|
Huyện Gò Công Đông
|
63
|
4,85
|
4,78
|
2.231
|
10
|
Thành phố Gò Công
|
32
|
2,67
|
3,18
|
3.165
|
11
|
Huyện Tân Phú Đông
|
18
|
3,00
|
13,39
|
2.375
|
|
Toàn tỉnh
|
688
|
4,00
|
3,72
|
2.603
|
B. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
DỰ TRỮ, CUNG ỨNG XĂNG DẦU, KHÍ ĐỐT QUY MÔ DƯỚI 5.000 M3 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TIỀN GIANG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Hệ thống kho dự trữ xăng dầu, kho dự trữ khí đốt
quy mô dưới 5.000 m3 phục vụ dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (không bao gồm hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng
xăng dầu, khí đốt cấp phát nội bộ của các lực lượng vũ trang).
II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng
xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng đảm bảo bền vững, hợp lý về kinh tế - xã hội - môi
trường - văn hóa - quốc phòng, an ninh.
2. Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng
xăng dầu, khí đốt đảm bảo tính đàn hồi, đảm bảo năng lực dự trữ, đảm bảo yêu cầu
phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ, đảm bảo phát triển bền vững gắn với
bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng
đất hiệu quả, tiết kiệm, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng trồng tự nhiên và
khu bảo tồn thiên nhiên.
3. Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng
xăng dầu, khí đốt đảm bảo hài hòa lợi ích của quốc gia, địa phương, doanh nghiệp
và người dân.
4. Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng
xăng dầu, khí đốt hiện đại; đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và
phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Tiền Giang.
5. Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng
xăng dầu, khí đốt trên cơ sở tận dụng năng lực kết nối giao thông vận tải, khai
thác mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư
nước ngoài tham gia đầu tư hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt.
6. Phương án phát triển phải phù hợp với Quy hoạch
hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Quy
hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 theo Quyết định số
1762/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu,
khí đốt đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ,
cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng,
an ninh của tỉnh Tiền Giang. Đồng thời cung ứng kịp thời trong trường hợp xảy
ra thiên tai, lũ lụt, góp phần bình ổn giá cả thị trường.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng
xăng dầu
- Phát triển mới hệ thống dự trữ xăng dầu quy mô
phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của địa phương theo từng giai đoạn tại các khu vực
có lợi thế về cảng và thuận lợi về kết nối với hệ thống cung ứng, đáp ứng nhu cầu
dự trữ thương mại của tỉnh Tiền Giang.
- Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu có
quy mô phù hợp phục vụ cho nhu cầu của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh,
có lộ trình giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không đảm bảo các tiêu chuẩn,
quy chuẩn, điều kiện an toàn theo quy định của pháp luật. Tích hợp các dịch vụ
tiện ích (nạp điện, sửa chữa bảo dưỡng xe, bán hàng tự động, ăn uống, bách hóa,
bãi đỗ xe nghỉ qua đêm,...) trong quá trình cải tạo, nâng cấp và xây mới cửa
hàng xăng dầu.
2. Định hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng
khí đốt
Phát triển các trạm cấp LPG xây dựng trong các khu,
cụm công nghiệp nơi doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu và các vị trí đảm bảo an
toàn theo quy định.
V. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN
1. Phương án phát triển phát triển hạ tầng dự trữ,
cung ứng xăng dầu
a) Giai đoạn 2021 - 2030
- Tiếp tục sử dụng có hiệu quả 04 kho xăng dầu hiện
có trên địa bàn tỉnh với tổng quy mô là 11.012m3 (Chi tiết tại Phụ
lục 1).
- Xây dựng mới 02 kho, tổng quy mô 9.650m3,
dự kiến sử dụng đất 19.258,4m2 (Chi tiết tại Phụ lục 2).
- Xây dựng mới từ 20 đến 30 cửa hàng bán lẻ xăng dầu,
vị trí, quy mô sẽ được xác định cụ thể hơn trong quá trình triển khai dự án.
b) Giai đoạn sau năm 2030 đến năm 2050
- Phát triển thêm các kho có sức chứa nhỏ hơn 5.000
m3 theo nhu cầu phát triển của thị trường. Vị trí, quy mô kho sẽ được
xác định cụ thể hơn trong quá trình triển khai dự án.
- Phát triển thêm các cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo
nhu cầu thị trường và tiêu chí quy hoạch cửa hàng xăng dầu.
2. Phương án phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng
khí đốt
Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050:
- Tiếp tục sử dụng có hiệu quả các kho LPG hiện có.
- Phát triển các trạm cấp LPG trong các khu, cụm
công nghiệp nơi doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu và các vị trí đảm bảo an toàn
theo quy định.
VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện các
chính sách về lĩnh vực xăng dầu, khí đốt nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng dự trữ, cung ứng chủ yếu là hình thức xã hội hóa, góp phần bảo đảm an
ninh năng lượng.
- Nghiên cứu, đề xuất, triển khai các quy chuẩn, định
mức kinh tế kỹ thuật về xăng dầu, khí đốt.
2. Giải pháp về sử dụng đất
Sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, không để lãng phí
đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên
trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự
nhiên và khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
3. Về nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư huy động chủ yếu từ nguồn vốn
ngoài ngân sách, vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đa dạng
hóa hình thức đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nhà đầu tư
trong và ngoài tỉnh, nhà đầu tư ngoài nước tham gia phát triển cơ sở hạ tầng dự
trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt.
4. Về khoa học và công nghệ
- Rà soát, đề xuất các quy chuẩn/tiêu chuẩn về xây
dựng các hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đối với hệ
thống cung ứng xăng dầu, khí đốt phục vụ phát triển bền vững, bảo vệ tài
nguyên, môi trường.
- Triển khai mạnh mẽ và đồng bộ giải pháp chuyển đổi
số, triển khai các hệ thống giám sát sử dụng Internet vạn vật, điện toán đám
mây, trí tuệ nhân tạo đối với quản lý, khai thác hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí
đốt để tăng cường hiệu quả quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường, phòng cháy,
chữa cháy.
5. Về bảo vệ môi trường và phòng cháy, chữa cháy
- Kiểm soát chặt chẽ quá trình lưu thông xăng dầu,
khí đốt từ khâu nhập hàng đến quá trình tồn chứa tại kho và xuất sản phẩm đi
tiêu thụ. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tồn chứa tại kho và xuất sản phẩm đi
tiêu thụ. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, các quy định về phòng cháy chữa cháy,
ứng phó sự cố tràn dầu và bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các giải pháp phòng, chống thiên tai, ứng
phó biến đổi khí hậu, các giải pháp phòng chống cháy nổ ngay từ quá trình thiết
kế, xây dựng công trình hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt.
- Hạn chế tối đa việc phát triển hạ tầng dự trữ,
cung ứng xăng dầu, khí đốt tại những vị trí có nguy cơ ảnh hưởng đến rừng tự
nhiên, di tích và di sản văn hóa đã được xếp hạng, phù hợp với phân vùng bảo vệ
môi trường quốc gia trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến
kiến thức về an toàn, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường đến mọi cán bộ quản
lý và nhân viên.
6. Về phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt
trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng, vận hành hệ thống dự trữ và cung ứng (hệ thống
kho, hệ thống vận tải,...) đảm bảo hiệu quả, an toàn.
- Đào tạo, đào tạo lại kiến thức về an toàn, phòng
cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý và nhân viên.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị
có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh
thực hiện các nội dung của phương án phát triển hệ thống cung ứng xăng dầu, khí
đốt trên địa bàn tỉnh.
b) Thực hiện các thủ tục hành chính theo thẩm quyền
được giao theo quy định hiện hành về kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG.
c) Tham mưu gửi Bộ Công Thương để tổ chức lấy ý kiến
các bộ, ngành, các cơ quan có liên quan đối với việc đầu tư xây dựng hạ tầng dự
trữ, cung ứng xăng dầu chưa xác định địa điểm cụ thể nhưng thuộc định hướng
phát triển theo vùng cung ứng (nếu có phát sinh) để đảm bảo phù hợp, thống nhất
với các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có liên quan.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố rà soát chỉ tiêu sử dụng đất trong đề xuất đầu tư xây dựng kho xăng dầu,
khí đốt đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
b) Hướng dẫn lập hồ sơ môi trường của kho xăng dầu,
khí đốt theo quy định của pháp luật (báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy
phép môi trường, đăng ký môi trường,...); kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ
môi trường tại các kho xăng dầu, khí đốt thuộc phân cấp quản lý theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cập nhật, rà soát đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa
quy hoạch tỉnh và các quy hoạch.
b) Hướng dẫn thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định
của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên
quan hướng dẫn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia/tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết
kế, điều kiện bảo đảm môi trường, đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ đối với các công trình xăng dầu, khí đốt (nếu có) sau khi được ban
hành.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, hướng dẫn thực hiện chuyển đổi số, triển
khai các hệ thống giám sát sử dụng Internet vạn vật, điện toán đám mây, trí tuệ
nhân tạo đối với quản lý, khai thác hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt.
6. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng
dẫn, kiểm tra, có ý kiến về điều kiện phòng cháy, chữa cháy của các dự án đầu
tư kho xăng dầu, khí đốt.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường
rà soát chỉ tiêu sử dụng đất đầu tư kho xăng dầu, khí đốt, kiểm tra việc đầu tư
kho xăng dầu, khí đốt phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch đô thị, quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
b) Chủ trì, hướng dẫn tổ chức, cá nhân đầu tư kho
xăng dầu, khí đốt thực hiện các quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù
hợp theo quy định.
8. Các thương nhân kinh doanh xăng dầu, các cơ sở
kinh doanh khí
a) Khi có nhu cầu xây dựng, đầu tư mới kho xăng dầu,
kho khí đốt thì liên hệ Sở Công Thương để thực hiện các thủ tục hành chính về
kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG theo quy định hiện hành.
b) Chấp hành các quy định hiện hành về đất đai, môi
trường, phòng cháy và các quy định có liên quan đến đầu tư kho xăng dầu, kho
khí đốt.
c) Thiết kế, đầu tư theo quy chuẩn/tiêu chuẩn về
xây dựng các hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt, ứng dụng công nghệ đối với hệ
thống cung ứng xăng dầu, khí đốt phục vụ phát triển bền vững, bảo vệ tài
nguyên, môi trường. Tăng cường chuyển đổi số quản lý, khai thác hạ tầng.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó
khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố trên địa bàn tỉnh, thương nhân kinh doanh xăng dầu, cơ sở kinh doanh khí
trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cơ quan có liên quan phản ánh kịp thời về Sở
Công Thương để được hướng dẫn hoặc để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy định pháp luật và tình hình thực tế./.