BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3550/QĐ-BNN-TCTS
|
Hà Nội, ngày 12
tháng 8 năm 2021
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết
120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu
Long thích ứng với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định
324/QĐ-TTg ngày 02/3/2020 của của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng
thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng
sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Theo đề nghị của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2030 (Đề án chi tiết kèm theo Quyết định).
Điều 2. Chánh
Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ liên quan;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, tp trực thuộc TW vùng ĐBSCL;
- Hội nghề cá Việt Nam, Hiệp hội VASEP;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCTS (100).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến
|
ĐỀ
ÁN
PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN BỀN VỮNG
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3550/QĐ-BNN-TCTS ngày 12 tháng 8 năm 2021
của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát triển nuôi trồng
thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long bền vững, phù hợp với điều kiện từng vùng
sinh thái và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nước biển
dâng; nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm và hiệu quả sản
xuất dựa trên việc tổ chức sản xuất phù hợp, đầu tư đồng bộ và áp dụng khoa học
công nghệ tiên tiến vào toàn chuỗi giá trị sản phẩm; đưa nuôi trồng thủy sản trở
thành lĩnh vực có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp và
phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Mục tiêu cụ thể đến
năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng
giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trên 4%/năm; giá trị xuất khẩu đạt trên 9 tỷ đô
la Mỹ (giá trị xuất khẩu tôm nước lợ và cá tra đạt trên 80% giá trị xuất khẩu của
vùng).
- Diện tích nuôi trồng
thuỷ sản đạt trên 990.000 ha (nuôi nước mặn, lợ 740.000 ha, nuôi nước ngọt
150.000 ha và 1.260.000 m3 nuôi lồng trên sông). Trong đó: tôm nước
lợ đạt 720.000 ha (tôm rừng 50.000 ha, tôm lúa 250.000 ha, tôm thẻ chân trắng 90.000-95.000
ha); cá tra đạt 7.447 ha; tôm càng xanh đạt 50.000 ha; cá rô phi đạt 6.350 ha
và 1.260.000 m3 lồng bè (nuôi cá rô phi nước lợ theo hình thức kết hợp
với tôm nước lợ và nuôi luân canh đạt 4.390 ha).
- Sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản đạt trên 4.800.000 tấn. Trong đó tôm nước lợ đạt trên 1.200.000 tấn;
cá tra đạt khoảng 2.000.000 tấn; tôm càng xanh đạt trên 80.000 tấn; cá rô phi
trên 175.000 tấn; nhuyễn thể đạt trên 250.000 tấn và các loài thuỷ sản khác đạt
khoảng 1.100.000 tấn.
- 100% vùng nuôi trồng
thuỷ sản tập trung được kiểm soát môi trường, dịch bệnh và an toàn thực phẩm;
giảm tỷ lệ diện tích thiệt hại do một số bệnh nguy hiểm gây ra trên tôm nuôi nước
lợ xuống dưới 10%/năm và cá tra dưới 8%/năm.
- Diện tích và sản lượng
nuôi trồng thủy sản được sản xuất theo mô hình hợp tác và liên kết chuỗi đạt
trên 30%.
- Lao động nuôi trồng
thủy sản được tập huấn, đào tạo nghề đạt trên 30%.
- Diện tích nuôi trồng
thủy sản đạt một trong các chứng nhận GAP, hữu cơ và các chứng nhận chất lượng
khác đạt trên 20%.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng
thiết yếu, đặc biệt là hệ thống thủy lợi đáp ứng được trên 50% nhu cầu ở các
vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP
1.
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo vùng sinh thái, xây dựng các vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung thích ứng với biến đổi khí hậu
- Vùng nuôi trồng
thủy sản nước ngọt:
+ Vùng ven sông và
vùng trũng ngập nước của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An: Phát triển
nuôi cá tra theo hướng hiện đại gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển nuôi chuyên
canh, xen canh các giống loài thuỷ sản nước ngọt (cá truyền thống, các loài thuỷ
đặc sản) với sản xuất nông nghiệp, nuôi cá lồng bè trên sông, rạch. Phát triển
hệ thống sản xuất giống thủy sản nước ngọt, đặc biệt là giống cá tra ở Đồng
Tháp và An Giang.
+ Khu vực có thời
gian nhiễm mặn trong năm ngắn (dưới 3 tháng) ưu tiên phát triển nuôi chuyên
canh các đối tượng nước ngọt hoặc nuôi kết hợp với sản xuất nông nghiệp.
+ Một số huyện/thị xã
thuộc 11 tỉnh/thành phố (trừ An Giang và Cà Mau) : Phát triển nuôi trồng thủy sản
chuyên canh, xen canh các đối tượng thủy sản nước ngọt; ưu tiên phát triển nuôi
các đối tượng thủy sản có khả năng thích nghi rộng với độ mặn như tôm càng
xanh, cá rô phi, cá kèo,... ở những vùng giáp ranh mặn ngọt.
- Vùng nuôi trồng
thủy sản mặn lợ (bao gồm một số huyện/thị xã thuộc các tỉnh Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang):
+ Tập trung phát triển
nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ (tôm sú, tôm chân trắng, cua, nhuyễn thể và các giống
loài thuỷ sản mặn lợ khác).
+ Tổ chức rà soát,
đánh giá tác động và chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn sang
phát triển nuôi các đối tượng thủy sản với các hình thức nuôi phù hợp (chuyên
canh, xen canh, luân canh,…).
2.
Phát triển nuôi trồng các đối tượng thủy sản
a) Tôm nước lợ (tôm sú, tôm chân trắng)
- Tiếp tục thực hiện
Quyết định số 3475/QĐ-BNN-TCTS ngày 30/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ Việt
Nam đến năm 2030.
- Phát triển nuôi tôm
sú sinh thái ở rừng ngập mặn, nuôi hữu cơ, nuôi tôm-lúa ở khu vực ven biển, phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương, thích ứng với biến đổi
khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn. Ưu tiên ứng dụng kỹ thuật, khoa học
công nghệ mới, quản lý tốt môi trường, dịch bệnh để nâng cao năng suất tôm
nuôi.
- Phát triển nuôi tôm
chân trắng theo hướng công nghiệp, áp dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất,
chất lượng, giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Nâng cao tỷ lệ diện
tích nuôi tôm nước lợ đạt một trong những chứng nhận GAP, ASC, nuôi hữu cơ… đáp
ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
b) Cá tra
- Tổ chức thực hiện
hiệu quả Quyết định 987/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/3/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao
vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tập trung phát triển
nuôi cá tra công nghiệp ven sông Tiền, sông Hậu và các khu vực có điều kiện thuận
lợi để sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất
khẩu.
- Nghiên cứu, áp dụng
công nghệ nuôi mới, tiết kiệm nước, tiết kiệm nhiên liệu để bảo vệ môi trường,
phòng ngừa dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nâng cao tỷ lệ diện
tích, sản phẩm cá tra nuôi được chứng nhận theo các tiêu chuẩn chất lượng GAP,
ASC, BAP… đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu.
c) Tôm càng xanh và
giáp xác khác
- Thực hiện các nhiệm
vụ và giải pháp tại Quyết định số 4354/QĐ-BNN-TCTS ngày 02/11/2020 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về Đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu tôm
càng xanh.
- Phát triển các hình
thức nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, bền vững trong đó: (i) các tỉnh vùng
thượng đồng bằng gồm An Giang, Đồng Tháp, Long An và một phần của Kiên Giang ưu
tiên phát triển hình thức nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh, áp dụng công nghệ
tiên tiến, tiết kiệm nước hoặc nuôi tôm càng xanh-lúa xen canh; (ii) các tỉnh
vùng giữa gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long và một phần của Tiền Giang ưu tiên
phát triển tôm càng xanh-lúa xen canh, tôm càng xanh-mương vườn; (iii) các tỉnh
ven biển gồm Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng..., vùng giáp ranh nước ngọt
- mặn lợ, ưu tiên phát triển nuôi tôm càng xanh-lúa luân canh, hướng đến xây dựng
những vùng sản xuất quy mô lớn, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
- Xây dựng, phát triển
nuôi tôm càng xanh hữu cơ, sinh thái gắn với chứng nhận chất lượng tại các vùng
nuôi tôm trọng điểm.
- Phát triển nuôi
cua, ghẹ theo hướng chuyên canh, kết hợp với nuôi tôm, nhuyễn thể,... để tạo sản
phẩm lớn, giá trị cao, định hướng xuất khẩu.
d) Cá rô phi
- Phát triển nuôi cá
rô phi tập trung áp dụng công nghệ cao, có chứng nhận để nâng cao năng suất, sản
lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm, tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ xuất
khẩu.
- Phát triển nuôi cá
rô phi lồng bè trên sông và nuôi cá rô phi trong ao đầm nước lợ để trở thành
vùng sản xuất cá rô phi trọng điểm của cả nước. Hình thành các vùng nuôi cá rô
phi tập trung tại các vùng nước lợ theo hình thức nuôi chuyên canh, xen canh hoặc
kết hợp tôm nước lợ (Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang), tạo sản
phẩm chất lượng cao, sản lượng lớn làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và
cung cấp một phần cho tiêu dùng trong nước.
đ) Nhuyễn thể
- Phát triển nuôi nghêu
ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau; nuôi
hàu ở Bến Tre và Cà Mau; nuôi sò huyết ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Ưu tiên phát triển các hình thức nuôi đạt chứng nhận
(ASC, MSC, …) theo yêu cầu thị trường.
e) Các đối tượng thủy
sản nuôi khác
Duy trì quy mô sản xuất
các loài cá truyền thống cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ nội địa. Áp dụng các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi
trường sinh thái.
3. Phát triển hệ thống
sản xuất, cung ứng giống và vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản
- Nâng cấp, mở rộng hệ
thống lưu giữ, sản xuất, ương dưỡng giống đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng
giống phục vụ nuôi thương phẩm.
- Chủ động sản xuất đủ
nguồn giống chất lượng cao phục vụ nuôi thương phẩm trong vùng và hướng tới
cung cấp con giống cho các vùng nuôi khác trên phạm vi cả nước. Hình thành các
trung tâm sản xuất giống tôm sú, tôm chân trắng chất lượng cao quy mô lớn ở khu
vực Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; hình thành 04-05 trung tâm sản xuất giống cá
tra chất lượng cao đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cho nuôi thương phẩm
ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long. Tổ chức sản xuất giống tôm càng
xanh toàn đực cho các cơ sở sản xuất giống trong vùng để đáp ứng đủ con giống đảm
bảo chất lượng phục vụ sản xuất.
- Phát triển các cơ sở
nghiên cứu, sản xuất, cung cấp vật tư đầu đầu vào gắn với trung tâm nghề cá lớn
để phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hỗ trợ phát triển
liên kết giữa sản xuất thức ăn với các vùng nuôi tập trung, tiến tới 100% nguồn
thức ăn sản xuất trong nước đáp ứng đủ nhu cầu số lượng, chất lượng phục vụ sản
xuất giống và nuôi thương phẩm.
4. Đầu tư xây dựng hệ
thống hạ tầng phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản thí ch ứng với biến đổi
khí hậu
Tiếp tục triển khai
thực hiện các đề án, dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng sử dụng đa mục
tiêu; ưu tiên nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng hiện có, chỉ đầu tư mới ở những
vùng sản xuất trọng điểm, đầu mối để phục vụ cho khu vực sản xuất tập trung.
a) Đầu tư hệ thống thủy
lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản
- Tiến hành gia cố hệ
thống đê, nạo vét kênh mương, tăng khả năng chủ động lấy nước, trữ nước, tiêu
thoát và điều tiết lũ để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ổn định, bền
vững.
- Hoàn thiện hệ thống
công trình thuỷ lợi để chủ động cấp nước; nâng cấp đê bao, bờ bao ở các vùng
nuôi trồng thủy sản tập trung. Xây dựng hệ thống cống điều tiết nước chủ động ở
các vùng tập trung để phục vụ sản xuất, đặc biệt là phục vụ các mô hình nuôi thủy
sản kết hợp với trồng lúa.
- Đầu tư xây dựng, hoàn
thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát nguồn nước để chủ động cấp nước ngọt, mặn phục
vụ nuôi trồng thủy sản; xây dựng củng cố, nâng cấp các tuyến đê biển, hệ thống
kè giảm sóng, gây bồi kết hợp với trồng rừng bảo vệ đê biển, bờ biển.
b) Đầu tư hạ tầng
vùng chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản
- Xây dựng, phê duyệt
và tổ chức triển khai các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các vùng nuôi đã
chuyển đổi nhưng chưa được đầu tư để đảm bảo phát triển bền vững. Ưu tiên đầu
tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng ở những vùng nuôi tôm nước lợ, vùng chuyển
đổi từ trồng lúa sang tôm nước lợ.
- Rà soát, đánh giá
hiện trạng và dự báo tác động của xâm nhập mặn để xây dựng kế hoạch chuyển đổi
và đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các vùng chuyển đổi từ đất sản xuất nông
nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, cấp
thoát nước phục vụ sản xuất thông qua các dự án đầu tư.
c) Đầu tư hệ thống
quan trắc, cảnh báo môi trường phục vụ nuôi trồng thuỷ sản
Xây dựng, hoàn thiện
hệ thống quan trắc môi trường nước ở các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đảm
bảo quan trắc kịp thời biến động môi trường, thông tin, cảnh báo cho cơ quan quản
lý thuỷ sản, các cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vùng.
d) Đầu tư hạ tầng sản
xuất giống
- Tập trung đầu tư,
hoàn thiện cơ sở vật chất cho Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II phục vụ
cho công tác nghiên cứu, lưu giữ, cải tạo, phát triển, quản lý nguồn giống thủy
sản bố mẹ và giống thương phẩm.
- Đầu tư hạ tầng vùng
sản xuất giống cá tra tập trung tại Đồng Tháp, An Giang; vùng sản xuất giống
tôm chân trắng tại Bạc Liêu; vùng sản xuất giống tôm sú tại Cà Mau; vùng sản xuất
giống phục vụ nuôi biển tại Kiên Giang.
5. Tổ chức, quản l ý
sản xuất
- Tổ chức triển khai
thực hiện Luật Thủy sản 2017 và các quy định hiện hành đảm bảo các cơ sở nuôi
trồng thủy sản hoạt động đúng quy định pháp luật.
- Tổ chức lại sản xuất
theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ con giống, vật tư đầu vào, nuôi thương phẩm đến
chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ
đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi sản xuất (bao gồm cả các cơ sở
nhỏ lẻ, phân tán thành các mô hình HTX, tổ hợp tác).
- Thành lập và phát
triển các hình thức tổ chức sản xuất tổ hợp tác, hợp tác xã gắn với liên kết sản
xuất theo chuỗi giá trị tại các vùng nuôi tôm sú manh mún, nhỏ lẻ, phân tán để
nâng cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát môi trường, dịch bệnh và truy xuất nguồn
gốc sản phẩm.
- Liên kết sản xuất
theo chuỗi giá trị tại các vùng nuôi nhuyễn thể trên sông, bãi bồi cửa sông ven
biển, ven các đảo thành tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp.
- Xây dựng chuỗi liên
kết sản xuất và tiêu thụ đối với tôm càng xanh.
- Xây dựng cơ chế
liên kết, phối hợp giữa các địa phương, các ngành kinh tế để sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên đặc biệt là tài nguyên nước, hệ thống hạ tầng và kết quả các đề
tài nghiên cứu, dự án đã triển khai ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Xây dựng cơ chế và tăng
cường liên kết giữa các cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát vật
tư đầu vào phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
6. Khoa học công nghệ,
khuyến ngư và đào tạo nguồn nhân lực
- Tập trung nghiên cứu,
chọn tạo, gia hóa giống tôm sú, tôm chân trắng, cá tra để chủ động cung cấp cho
nhu cầu phát triển nuôi.
- Nghiên cứu về dinh
dưỡng, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp hiện có ở Đồng bằng sông Cửu Long, hướng
tới làm chủ việc sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản;
phát triển các biện pháp kỹ thuật cải tạo môi trường, phòng trị dịch bệnh, bảo
quản sản phẩm sau thu hoạch phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm bảo
vệ môi trường, giảm giá thành, tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh tiêu
thụ sản phẩm tôm nuôi.
- Nghiên cứu, ứng dụng,
chuyển giao các quy trình công nghệ mới, thân thiện môi trường, tiết kiệm nhiên
liệu, bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Nghiên cứu, ứng dụng
các công nghệ, kỹ thuật mới, công nghệ số vào quản lý và sản xuất như: cảnh báo
môi trường, phòng ngừa dịch bệnh dịch bệnh, dự báo khí hậu thời tiết, thông tin
về thị trường,....
- Thí điểm và nhân rộng
các mô hình nuôi trồng thủy sản thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, mô
hình về kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, truy xuất nguồn gốc và liên kết
chuỗi giá trị, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp.
- Tổng kết, đánh giá
các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với từng vùng sinh thái, đặc biệt là
các vùng bị tác động của biến đổi khí hậu để phổ biến, nhân rộng. Đặc biệt các
mô hình nuôi tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, thân thiện môi trường.
- Tổ chức rà soát,
đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát
triển nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, đưa
thành một nội dung trong Đề án đào tạo nguồn nhân lực thủy sản. Tổ chức tập huấn,
đào tạo cán bộ nghiên cứu, quản lý, lao động trực tiếp dựa trên việc đánh giá
nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn lao động. Đa dạng hóa hình thức đào tạo
ngắn hạn, dài hạn, kết hợp,.... đồng thời xã hội hóa công tác đào tạo để phát
triển ngành nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bền vững.
- Xây dựng các hướng
dẫn nuôi trồng thủy sản gắn với an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn
thực phẩm, trọng tâm cho nuôi tôm nước lợ, cá tra, các loài đặc hữu của địa
phương.
- Chuyển giao, phổ biến
kỹ thuật nuôi trồng thủy sản công nghệ mới, tiên tiến tới người nuôi thông qua
tập huấn, đào tạo, tuyên truyền…
7. Xúc tiến thương mại
sản phẩm nuôi trồng thủy sản
- Đẩy mạnh công tác dự
báo thị trường, phát triển thị trường và xúc tiến thương mại thông qua các
chương trình, đề án đã được phê duyệt.
- Khuyến khích các tổ
chức, cá nhân, hội, hiệp hội chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại
để củng cố và phát triển các thị trường xuất khẩu truyền thống các sản phẩm chủ
lực, các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ, Trung Quốc) và phát triển mở rộng các thị
trường tiềm năng như Đông Âu, Trung Đông, Hàn Quốc, …
- Tạo điều kiện thuận
lợi để các doanh nghiệp tham gia vào các sự kiện triển lãm, hội chợ,... trong
khu vực và trên thế giới. Đồng thời phối hợp các cơ quan chức năng để nâng cao
năng lực trao đổi, tiếp cận với thông tin thị trường, thương mại mặt hàng thuỷ
sản cho các doanh nghiệp, các cán bộ quản lý và người sản xuất.
- Tuyên truyền, phổ
biến các quy định trong các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các nước
và khu vực trên thế giới, các rào cản thương mại,... đến các doanh nghiệp, người
nuôi trồng thuỷ sản. Hỗ trợ doanh nghiệp đấu tranh, xử lý các vụ kiện chống bán
phá giá, các rào cản kỹ thuật bất hợp lý, không để bị động về thị trường.
- Hỗ trợ hợp tác xã,
tổ hợp tác phát triển thương hiệu các sản phẩm thuỷ sản vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.
- Xây dựng và tổ chức
tốt hoạt động liên kết vùng, đặc biệt là với thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng
các kênh tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản của vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.
8. Cơ chế, chính sách
- Xây dựng chính sách
hỗ trợ chuyển đổi đất canh tác nông nghiệp nhiễm mặn, hiệu quả sản xuất thấp
sang nuôi trồng thủy sản, cho phép doanh nghiệp sử dụng một phần diện tích nhất
định để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ xây dựng cơ
chế liên kết giữa nuôi trồng thủy sản với hoạt động các ngành kinh tế khác.
- Hỗ trợ pháp lý cho
người dân có đất nuôi trồng thủy sản liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, hợp
tác xã; tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý để các doanh nghiệp, tổ chức
cá nhân nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới phát triển nuôi trồng thủy sản như
công nghệ sản xuất con giống, thức ăn, quy trình nuôi, vật tư đầu vào phục vụ
phát triển sản xuất.
- Ưu tiên mở rộng tín
dụng và đẩy mạnh cho vay theo chuỗi giá trị cho hộ nông dân, tổ chức kinh tế tập
thể, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và ứng
dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, xây dựng liên kết chuỗi giá trị
trong sản phẩm nuôi trồng thủy sản.
- Hỗ trợ cung cấp dịch
vụ bảo hiểm nuôi trồng thủy sản cho hộ nông dân, tổ chức kinh tế tập thể và
doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị của các sản phẩm
nuôi trồng thủy sản chủ lực của vùng.
9. Bảo vệ môi trường
và thích ứng với biến đổi khí hậu
- Vận hành hiệu quả hệ
thống quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh chủ động; đầu tư
và áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý và sản xuất ở những vùng nuôi tập trung, hạn
chế rủi ro, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững.
- Tổ chức phòng bệnh
và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành, đặc biệt trên
các đối tượng nuôi chủ lực. Tổ chức thông tin cảnh báo môi trường, dịch bệnh,
các hiện tượng thời tiết cực đoan và các biện pháp phòng ngừa cho các cơ sở
nuôi trồng thủy sản trong vùng để chủ động tổ chức sản xuất.
- Phối hợp với các
ngành có liên quan rà soát nhu cầu sử dụng nước cho nuôi tôm và các hoạt động sản
xuất nông nghiệp khác, hướng dẫn sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước. Hạn chế
đến mức thấp nhất xung đột, mâu thuẫn do ô nhiễm môi trường tác động đến sản xuất
nuôi trồng thuỷ sản.
- Kiểm soát chặt chẽ
nước thải, chất thải của các vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung, cơ sở chế
biến thức ăn và khu công nghiệp hỗ trợ.
10.
Hợp tác quốc tế
- Mở rộng hợp tác với
các nước trong khu vực và trên thế giới có ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển
để chia sẻ, chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển sản xuất theo hướng
bền vững; tập trung vào các mô hình tổ chức sản xuất, nghiên cứu về sản xuất giống,
thức ăn, vật tư đầu vào và đào tạo nguồn nhân lực.
- Tăng cường hợp tác
và chia sẻ hoạt động của Ủy hội sông Mê-Kông; đưa hoạt động sản xuất, kinh
doanh, đặc biệt là xây dựng và vận hành hệ thống thuỷ điện trên dòng chính và
phân lưu vào chương trình hoạt động chung để điều phối tổng thể, nhằm khai thác
sử dụng bền vững tiềm năng, giảm tác động tiêu cực đối với các nước cùng khai
thác và sử dụng dòng sông Mê Kông phục vụ cho đời sống dân sinh và hoạt động của
các ngành kinh tế.
III. NHU CẦU KINH PHÍ
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nhu cầu kinh phí
giai đoạn 2021-2030
Tổng nhu cầu kinh phí
thực hiện Đề án khoảng 3.400 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách là
1.000 tỷ đồng (29% tổng nguồn đầu tư).
- Vốn từ các nguồn
khác là 2.400 tỷ đồng.
2. Nguồn vốn thực hiện
Đề án
Nguồn vốn thực hiện Đề
án được huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn
của các thành phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư và tài trợ từ nước ngoài.
a) Nguồn ngân sách
nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) theo phân cấp
ngân sách nhà nước hiện hành; chi đầu tư phát triển ưu tiên đầu tư cho phát triển
kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ, nâng cao năng lực quản lý ngành và đào tạo
nguồn nhân lực.
b) Nguồn vốn lồng
ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án
khác.
c) Nguồn vốn vay ưu
đãi, vốn ODA.
d) Nguồn vốn huy động
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; khuyến
khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng;
hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất kinh doanh phát triển nuôi trồng thủy
sản.
3. Cơ chế tài chính
a) Đối với dự án do Bộ,
ngành quyết định đầu tư:
- Ngân sách Trung
ương: Thực hiện các dự án khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý
hoạt động nuôi trồng thủy sản; đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu
vùng sản xuất giống, vùng nuôi trồng thuỷ sản.
- Ngân sách địa
phương: Tham gia đầu tư các hạng mục công trình khác của vùng sản xuất giống,
vùng nuôi trồng thủy sản, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; duy tu, bảo
trì hàng năm các hạng mục công trình và chi phí bộ máy quản lý sau đầu tư đối với
các công trình đầu tư.
b) Đối với dự án do địa
phương quyết định đầu tư: Địa phương chủ động bố trí nguồn kinh phí do địa
phương quản lý thực hiện đầu tư theo quy định.
c) Vốn của các thành
phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư và tài trợ từ nước ngoài: Đầu tư xây dựng
các hạng mục công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh; nghiên cứu, ứng dụng khoa
học công nghệ phát triển nuôi thủy sản.
4. Các chương trình,
dự án ưu tiên
(Chi
tiết tại Phụ lục II kèm theo)
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Các đơn vị thuộc Bộ
a) Tổng cục Thủy sản
- Chủ trì, phối hợp với
các địa phương và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án; chủ động lồng
ghép các nhiệm vụ của Đề án với các nhiệm vụ của địa phương và các đơn vị khác
có liên quan.
- Tổ chức xây dựng và
tham mưu Bộ trình Thủ tướng Chính phủ các dự án ưu tiên; hằng năm, xây dựng kế
hoạch thực hiện và lập dự toán nhu cầu kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Tổ chức thực hiện, hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, 05 năm và
tổng kết 10 năm; kịp thời đề xuất, kiến nghị trình Bộ quyết định những vấn đề
phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Đề án, các dự án ưu tiên phù hợp
với điều kiện thực tiễn.
- Rà soát, hoàn thiện
các văn bản, quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật để quản
lý hiệu quả chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phù
hợp với thực tiễn và hội nhập quốc tế.
b) Cục Thú y
- Chủ trì, phối hợp với
Tổng cục Thủy sản và các địa phương triển khai phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
Triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp liên quan đến công tác kiểm dịch,
phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản theo chức năng nhiệm vụ được
giao.
- Tăng cường chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
và kiểm dịch giống thủy sản nhập khẩu và lưu thông liên tỉnh.
c) Vụ Hợp tác quốc tế: Chủ trì, phối hợp với
Tổng cục Thủy sản trong hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế có kinh
nghiệm và công nghệ tiên tiến liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản để trao đổi
thông tin, hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tăng cường hợp tác,
trao đổi, chia sẻ thông tin trong Uỷ hội sông Mê-Kông về hoạt động của các
ngành kinh tế trên dòng chính và phân lưu, để phối hợp thực hiện.
d) Vụ Khoa học Công
nghệ và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy sản đề xuất danh mục các nhiệm vụ khoa học
ưu tiên thực hiện, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ khoa học, xây dựng tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật theo chức năng nhiệm vụ đã được phân công; chủ trì xây dựng
và triển khai thực hiện Chương trình gia hóa, chọn tạo đàn tôm, cá bố mẹ.
đ) Vụ Kế hoạch: Tổng hợp, đề xuất
các chương trình, dự án đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương theo thứ tự ưu
tiên để triển khai thực hiện; phối hợp Tổng cục Thủy sản và các Bộ, ngành liên
quan để tham mưu lập kế hoạch và phân bổ nguồn vốn triển khai thực hiện Đề án;
chủ trì thẩm định các chương trình, dự án đầu tư của Đề án theo thẩm quyền.
e) Vụ Tài chính: Phối hợp với Vụ Kế
hoạch bố trí vốn ngân sách cấp cho các dự án đầu tư hạ tầng, các nhiệm vụ khoa
học công nghệ và các dự án, nhiệm vụ của Đề án; thực hiện các nhiệm vụ có liên
quan theo thẩm quyền.
g) Tổng cục Thuỷ lợi
- Chủ trì, phối hợp với
Tổng cục Thủy sản và các địa phương rà soát, cụ thể hoá các giải pháp thủy lợi
phục vụ cho đề án phát triển thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hướng dẫn các địa
phương xây dựng kế hoạch đầu tư, các dự án thủy lợi cụ thể để thực hiện Đề án.
- Điều phối việc quản
lý, điều tiết nước mặn, ngọt vùng thực hiện Đề án.
h) Tổng cục Lâm nghiệp: Chủ trì, phối hợp với
Tổng cục Thuỷ sản trong công tác quản lý hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong rừng
ngập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
i ) Cục Trồng trọt
- Chủ trì, phối hợp với
Tổng cục Thủy sản xây dựng kế hoạch triển khai nuôi trồng thuỷ sản kết hợp trồng
lúa hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho phù hợp với điều kiện thực tế.
- Chỉ đạo, hướng dẫn
về mùa vụ, kỹ thuật canh tác lúa trong vùng nuôi thủy sản, kiểm soát dịch bệnh,
bảo vệ môi trường...
k) Cục Chế biến và
Phát triển thị trường nông sản: Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công
Thương và các đơn vị liên quan để nghiên cứu, đánh giá thị trường hiện tại, xây
dựng kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ mới cho các sản phẩm nuôi trồng
thuỷ sản chủ lực, tiềm năng; kịp thời thông báo tình hình thị trường tiêu thụ sản
phẩm nuôi trồng thuỷ sản cho Tổng cục Thủy sản và các đơn vị, hiệp hội liên
quan; phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến các điều ước quốc tế, rào cản kỹ
thuật và thương mại của thị trường nhập khẩu thuỷ sản đến các tổ chức, cá nhân
liên quan.
l ) Cục Quản lý chất
lượng Nông lâm sản và thuỷ sản: Triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát an
toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản theo chức
năng nhiệm vụ đã được phân công.
m) Cục Kinh tế hợp
tác và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với Vụ Tổ
chức cán bộ, Tổng cục Thủy sản, các địa phương tổ chức rà soát, đánh giá, xác định
nhu cầu đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nuôi trồng
thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030 để đưa nội dung vào Đề
án đào tạo nguồn nhân lực thủy sản và tổ chức thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với
Tổng cục Thủy sản, địa phương, doanh nghiệp, người nuôi để thành lập và phát
triển các hình thức tổ chức sản xuất (tổ hợp tác, hợp tác xã), doanh nghiệp gắn
với hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
n) Trung tâm Khuyến
nông quốc gia:
Phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường tổng kết mô
hình sản xuất hiệu quả từ thực tiễn và những tiến bộ kỹ thuật mới để phổ biến,
nhân rộng; đẩy mạnh phổ biến các kiến thức về nuôi trồng thuỷ sản vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, đặc biệt khu vực bị tác động của xâm nhập mặn.
2. Sở nông nghiệp và
Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng
sông Cửu Long
- Rà soát hiện trạng,
xác định lợi thế, tiềm năng đặc biệt là các diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng
bởi xâm nhập mặn, có thể chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản và xây dựng kế hoạch
phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương phù hợp với nội dung của Đề án,
trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ thực hiện.
- Phối hợp với các
đơn vị thuộc Bộ để xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, các dự án đầu
tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo quy định.
- Chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn xây dựng và tổng kết các mô hình sản xuất, kinh doanh nuôi trồng thuỷ
sản có hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu để phổ biến nhân rộng.
- Tổ chức và hướng dẫn
thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung Đề án, đảm bảo được
triển khai đúng tiến độ; kịp thời báo cáo đề xuất điều chỉnh, bổ sung Đề án cho
phù hợp thực tiễn sản xuất.
3. Các Hội, Hiệp hội
nghề nghiệp
- Hướng dẫn hội viên tuân
thủ nghiêm các quy định của pháp luật về nuôi trồng thuỷ sản trong vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
- Bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người dân tham gia sản xuất, kinh doanh trong chuỗi giá trị
các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản; xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các bên
liên quan trong chuỗi giá trị sản xuất với ngân hàng, cơ quan nghiên cứu, cơ
quan quản lý và người tiêu dùng. Phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia
xây dựng định hướng sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản.
- Hỗ trợ phân tích, dự
báo, cung cấp thông tin thị trường cho các tổ chức, cá nhân nuôi, chế biến và
xuất khẩu sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản./.
PHỤ
LỤC I:
HIỆN TRẠNG VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3550/QĐ-BNN-TCTS, ngày 12 tháng 08 năm 2021
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Bảng 01: Diện tích NTTS vùng ĐBSCL đến năm
2030
Đơn
vị tính: ha
TT
|
Địa
phương
|
Năm
2019
|
Năm
2025
|
Năm
2030
|
Tăng
trưởng TB
năm GĐ 2019- 2030
|
1
|
Long An
|
9.328
|
9.365
|
11.500
|
1,9%
|
2
|
Tiền Giang
|
16.106
|
15.740
|
16.000
|
-0,1%
|
3
|
Bến Tre
|
45.850
|
48.500
|
50.000
|
0,8%
|
4
|
Trà Vinh
|
56.037
|
60.000
|
65.000
|
1,4%
|
5
|
Vĩnh Long
|
2.210
|
3.140
|
3.610
|
4,6%
|
6
|
Đồng Tháp
|
5.598
|
17.612
|
17.937
|
11,2%
|
7
|
An Giang
|
3.456
|
3.500
|
3.500
|
0,1%
|
8
|
Kiên Giang
|
188.054
|
240.000
|
234.460
|
2,0%
|
9
|
Cần Thơ
|
9.954
|
10.000
|
9.500
|
-0,4%
|
10
|
Hậu Giang
|
7.981
|
8.407
|
9.740
|
1,8%
|
11
|
Sóc Trăng
|
78.968
|
88.736
|
100.000
|
2,2%
|
12
|
Bạc Liêu
|
140.510
|
150.000
|
163.753
|
1,4%
|
13
|
Cà Mau
|
305.021
|
305.000
|
305.000
|
0,0%
|
|
Tổng cộng:
|
869.073
|
960.000
|
990.000
|
1,2%
|
Bảng 02: Diện tích nuôi tôm nước lợ vùng
ĐBSCL đến năm 2030
Đơn
vị tính: ha
TT
|
Địa
phương
|
Năm
2019
|
Năm
2025
|
Năm
2030
|
Tăng
trưởng TB
năm GĐ 2019- 2030
|
1
|
Long An
|
6.611
|
6.200
|
6.500
|
-0,2%
|
2
|
Tiền Giang
|
4.295
|
4.600
|
4.600
|
0,6%
|
3
|
Bến Tre
|
36.100
|
36.420
|
36.000
|
0,0%
|
4
|
Trà Vinh
|
33.854
|
40.000
|
45.000
|
2,6%
|
5
|
Sóc Trăng
|
57.500
|
65.000
|
80.000
|
3,0%
|
6
|
Bạc Liêu
|
131.783
|
140.660
|
150.017
|
1,2%
|
7
|
Cà Mau
|
266.984
|
267.000
|
267.000
|
0,0%
|
8
|
Kiên Giang
|
127.876
|
130.000
|
130.683
|
0,2%
|
9
|
Hậu Giang
|
62
|
120
|
200
|
11,2%
|
|
Tổng cộng:
|
665.065
|
690.000
|
720.000
|
0,7%
|
Bảng 03: Diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL đến
năm 2030
Đơn
vị tính:ha
TT
|
Địa
phương
|
Năm
2019
|
Năm
2025
|
Năm
2030
|
Tăng
trưởng TB
năm GĐ 2019- 2030
|
1
|
Đồng Tháp
|
2.186
|
2.292
|
2.297
|
0,5%
|
2
|
An Giang
|
1.528
|
1.550
|
1.550
|
0,1%
|
3
|
Bến Tre
|
800
|
900
|
1000
|
2,0%
|
4
|
Cần Thơ
|
790
|
750
|
750
|
-0,5%
|
5
|
Vĩnh Long
|
454
|
500
|
660
|
3,5%
|
6
|
Sóc Trăng
|
95
|
100
|
100
|
0,5%
|
7
|
Hậu Giang
|
127
|
200
|
340
|
9,4%
|
8
|
Tiền Giang
|
135
|
150
|
150
|
1,0%
|
9
|
Long An
|
270
|
400
|
550
|
6,7%
|
10
|
Trà Vinh
|
24
|
50
|
50
|
6,9%
|
|
Tổng cộng:
|
6.409
|
6.892
|
7.447
|
1,4%
|
Bảng 04: Diện tích nuôi cá rô phi vùng ĐBSCL
đến năm 2030
TT
|
Địa
phương
|
Năm
2015
|
Năm
2020
|
Năm
2030
|
Diện tích (ha)
|
Lồng bè (m3)
|
Diện tích (ha)
|
Lồng bè (m3)
|
Diện tích (ha)
|
Lồng
bè
(m3)
|
1
|
Long An
|
760
|
|
1.990
|
|
1,000
|
|
2
|
Tiền Giang
|
100
|
150.000
|
|
150.000
|
600
|
150.000
|
3
|
Bến Tre
|
3.018
|
123.000
|
|
3.670
|
500
|
10.000
|
4
|
Đồng Tháp
|
50
|
280.050
|
50
|
280,050
|
50
|
320.000
|
5
|
Vĩnh Long
|
5
|
105.300
|
|
105.300
|
100
|
200.000
|
6
|
An Giang
|
45
|
308.394
|
43
|
308.394
|
100
|
350.000
|
7
|
Cần Thơ
|
210
|
8,000
|
210
|
8.000
|
650
|
10.000
|
8
|
Kiên Giang
|
|
|
|
|
700
|
|
9
|
Sóc Trăng
|
|
|
400
|
|
600
|
|
10
|
Trà Vinh
|
|
|
350
|
|
550
|
|
11
|
Bạc Liêu
|
|
|
400
|
|
600
|
|
12
|
Hậu Giang
|
293
|
6.000
|
200
|
6.000
|
300
|
10.000
|
13
|
Cà Mau
|
1.202
|
|
2.000
|
|
600
|
|
|
Tổng cộng:
|
5.683
|
977.008
|
6.143
|
861.414
|
6.350
|
1.050.000
|
Bảng 05: Diện tích nuôi tôm càng xanh vùng
ĐBSCL đến năm 2030
Đơn
vị tính: ha
TT
|
Địa
phương
|
Năm
2015
|
Năm
2025
|
Năm
2030
|
1
|
Long An
|
10
|
1.500
|
1.250
|
2
|
Bến Tre
|
2.100
|
6.000
|
6.000
|
3
|
Đồng Tháp
|
1.500
|
3.442
|
3.000
|
4
|
Vĩnh Long
|
|
50
|
75
|
5
|
Trà vinh
|
1.050
|
6.000
|
3.000
|
6
|
An Giang
|
250
|
1.500
|
2.000
|
18
|
Cần Thơ
|
50
|
200
|
200
|
19
|
Hậu Giang
|
8
|
100
|
100
|
10
|
Sóc Trăng
|
50
|
6.500
|
6.500
|
11
|
Bạc Liêu
|
6.800
|
6.000
|
20.000
|
12
|
Cà Mau
|
600
|
13.000
|
17.875
|
13
|
Kiên Giang
|
2.000
|
5.075
|
40.000
|
Tổng
cộng:
|
6.576
|
50.000
|
100.000
|
Bảng 06: Sản lượng NTTS vùng ĐBSCL đến năm
2030
Đơn
vị tính: tấn
TT
|
Danh
mục
|
Năm
2019
|
Năm
2025
|
Năm
2030
|
Tăng
trưởng TB
năm GĐ 2019-2030
|
1
|
Long An
|
56.402
|
56.845
|
80.000
|
3,2%
|
2
|
Tiền Giang
|
188.900
|
195.000
|
200.000
|
0,5%
|
3
|
Bến Tre
|
281.000
|
357.000
|
405.000
|
3,4%
|
4
|
Trà Vinh
|
108.707
|
150.000
|
200.000
|
5,7%
|
5
|
Vĩnh Long
|
143.786
|
200.000
|
250.000
|
5,2%
|
6
|
Đồng Tháp
|
584.263
|
807.104
|
822.820
|
3,2%
|
7
|
An Giang
|
521.621
|
562.451
|
621.180
|
1,6%
|
8
|
Kiên Giang
|
238.192
|
280.000
|
340.000
|
3,3%
|
9
|
Cần Thơ
|
220.850
|
251.600
|
265.000
|
1,7%
|
10
|
Hậu Giang
|
71.180
|
120.000
|
146.000
|
6,7%
|
11
|
Sóc Trăng
|
211.037
|
300.000
|
400.000
|
6,0%
|
12
|
Bạc Liêu
|
250.100
|
400.000
|
500.000
|
6,5%
|
13
|
Cà Mau
|
337.650
|
470.000
|
570.000
|
4,9%
|
|
Tổng/TB
|
3.213.688
|
4.150.000
|
4.800.000
|
3,7%
|
Bảng 07: Sản lượng nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL
đến năm 2030
Đơn
vị tính: tấn
TT
|
Địa
phương
|
Năm
2019
|
Năm
2025
|
Năm
2030
|
Tăng
trưởng TB năm
GĐ 2019-2030
|
1
|
Long An
|
14.197
|
14.800
|
16.000
|
1,1%
|
2
|
Tiền Giang
|
20.050
|
23.500
|
25.000
|
2,0%
|
3
|
Bến Tre
|
58.000
|
96.740
|
119.000
|
6,8%
|
4
|
Trà vinh
|
67.768
|
75.000
|
90.000
|
2,6%
|
5
|
Sóc Trăng
|
150.350
|
180.000
|
220.000
|
3,5%
|
6
|
Bạc Liêu
|
150.230
|
194.924
|
247.040
|
4,6%
|
7
|
Cà Mau
|
188.491
|
280.000
|
350.000
|
5,8%
|
8
|
Kiên Giang
|
82.726
|
105.000
|
132.900
|
4,4%
|
9
|
Hậu Giang
|
18,6
|
36
|
60
|
11,2%
|
|
Tổng cộng
|
731.831
|
970.000
|
1.200.000
|
4,6%
|
Bảng 08: Sản lượng cá tra vùng ĐBSCL đến năm
2030
Đơn
vị tính: tấn
TT
|
Địa
phương
|
Năm
2019
|
Năm
2025
|
Năm
2030
|
Tăng
trưởng TB/ năm
GĐ 2019-2030
|
1
|
Đồng Tháp
|
479.539
|
686.016
|
687.245
|
3,3%
|
2
|
An Giang
|
449.794
|
458.984
|
482.755
|
0,6%
|
3
|
Bến Tre
|
205.790
|
225.000
|
245.000
|
1,6%
|
4
|
Cần Thơ
|
178.834
|
170.000
|
185.000
|
0,3%
|
5
|
Vĩnh Long
|
117.358
|
120.000
|
150.000
|
2,3%
|
6
|
Sóc Trăng
|
18.620
|
25.000
|
28.000
|
3,8%
|
7
|
Hậu Giang
|
35.795
|
50.000
|
82.000
|
7,8%
|
8
|
Tiền Giang
|
34.181
|
40.000
|
45.000
|
2,5%
|
9
|
Long An
|
28.555
|
50.000
|
65.000
|
7,8%
|
10
|
Trà Vinh
|
7.385
|
10.000
|
20.000
|
9,5%
|
|
Tổng cộng
|
1.555.851
|
1.835.000
|
1.990.000
|
2,3%
|
Bảng 09: Sản lượng nuôi cá rô phi đến năm
2030
Đơn
vị tính: tấn
TT
|
Địa
phương
|
Năm
2015
|
Năm
2020
|
Năm
2030
|
1
|
Long An
|
271
|
13.460
|
1.500
|
2
|
Tiền Giang
|
12.000
|
14.010
|
16.000
|
3
|
Bến Tre
|
18.470
|
4.700
|
25.000
|
4
|
Đồng Tháp
|
12.568
|
15.000
|
22.000
|
5
|
Vĩnh Long
|
8.000
|
18.000
|
25.000
|
6
|
An Giang
|
51.500
|
40.000
|
34.000
|
7
|
Cần Thơ
|
6.700
|
6.700
|
2.700
|
8
|
Kiên Giang
|
|
1.800
|
3.200
|
9
|
Sóc Trăng
|
|
1.500
|
2.700
|
10
|
Trà Vinh
|
|
1.300
|
2.400
|
11
|
Bạc Liêu
|
|
1,300
|
2.700
|
12
|
Hậu Giang
|
2.498
|
7.000
|
11.000
|
13
|
Cà Mau
|
12.000
|
26.977
|
30.000
|
|
TỔNG CỘNG
|
124.007
|
151.474
|
175.500
|
Bảng 10: Sản lượng nuôi tôm càng xanh vùng
ĐBSCL đến năm 2030
Đơn
vị tính: tấn
TT
|
Địa
phương
|
Năm
2015
|
Năm
2025
|
Năm
2030
|
1
|
Long An
|
20
|
2.250
|
2.500
|
2
|
Bến Tre
|
1.600
|
7.500
|
7.500
|
3
|
Đồng Tháp
|
2.100
|
3.958
|
3.500
|
4
|
Vĩnh Long
|
|
75
|
100
|
5
|
Trà vinh
|
555
|
7.223
|
4.000
|
6
|
An Giang
|
350
|
1.275
|
1.500
|
18
|
Cần Thơ
|
50
|
300
|
300
|
19
|
Hậu Giang
|
11
|
100
|
100
|
10
|
Sóc Trăng
|
30
|
5.222
|
5.222
|
11
|
Bạc Liêu
|
700
|
9.000
|
11.000
|
12
|
Cà Mau
|
150
|
12.267
|
18.528
|
13
|
Kiên Giang
|
1.010
|
5.000
|
24.000
|
TỔNG
CỘNG:
|
14.418
|
55.000
|
80.000
|
PHỤ
LỤC II:
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRIỂN
KHAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3550/QĐ-BNN-TCTS, ngày 12 tháng 8 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên
đề án, dự án
|
Mục
tiêu
|
Nội
dung
|
Thời gian
|
Kinh
phí
|
Đơn
vị chủ
trì
|
Đơn
vị phối
hợp
|
1. Nâng cao năng lực
và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông
Cửu Long
|
- Nâng cao năng lực
và chất lượng quản lý, chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
cho cơ quan quản lý địa phương/trung ương.
|
- Đào tạo để nâng
cao trình độ nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý.
- Xây dựng cơ sở dữ
liệu và áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.
- Xây dựng cơ chế
điều phối chung cho hoạt động của các ngành kinh tế liên quan đến nguồn nước
vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Ưu tiên nghiên cứu
xây dựng phần mềm quản lý, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý trang trại,
cơ sở nuôi trồng thủy sản hiện đại)
- Tổ chức đào tạo
nghề, tập huấn theo chuyên đề, chủ đề cho lao động tham gia trực tiếp sản xuất
(dưới 3 tháng- đào tạo nghề và sơ cấp)
|
2021-
2030
|
50
tỷ đồng, nguồn ngân sách Nhà nước
|
Vụ
Tổ chức - Bộ NN & PTNT quản lý chung về đào tạo nguồn nhân lực của ngành
|
Tổng
cục Thuỷ sản; Sở NN & PTNT các tỉnh/thành vùng ĐBSCL
|
- Nâng cao năng lực
cho Doanh nghiệp, người lao động, sản xuất trực tiếp phục vụ sản xuất vùng Đồng
bằng sông Cửu Long
|
Cục
Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn
|
Sở
NN & PTNT các tỉnh/thành vùng ĐBSCL
|
2. Đầu tư nâng cấp
hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thích ứng với biến
đổi khí hậu; vùng chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi biến
đổi khí hậu sang nuôi trồng thủy sản (Ưu tiên các dự án về phát triển nuôi
tôm công nghiệp, nuôi tôm sinh thái, tôm lúa tại Bạc Liêu, Cà Mau, dự án phát
triển đối tượng nuôi mới thích ứng với BĐKH; Dự án cá tra 3 cấp)
|
- Đáp ứng đủ cho
nhu cầu sản xuất để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường
sinh thái;
- Đáp ứng nhu cầu mở
rộng quy mô phát triển sản xuất ở các vùng chuyển đổi từ đất sản xuất nông
nghiệp bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu sang nuôi trồng thủy sản
|
- Đánh giá nhu cầu
đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi tập trung thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đầu tư nâng cấp,
mở rộng, đào mới hệ thống kênh mương, thủy lợi phục vụ sản xuất (gắn với các
dự án, đề án phát triển tôm càng xanh, tôm nước lợ, cá tra đã và đang triển
khai).
- Đầu tư hệ thống
giao thông, điện, đê, cống ở các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng
thủy lợi; hệ thống giao thông vùng chuyển đổi; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
nuôi trồng thủy sản
|
2021-
2030
|
3.000
tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách, vốn vay ODA, vốn xã hội hoá và vốn từ các
chương trình, dự án đã phê duyệt
|
Vụ
Kế hoạch - Bộ NN & PTNT
|
Tổng
cục Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL/doanh nghiệp
|
3. Dự án về giống
các đối tượng chủ lực, tiềm năng phục vụ nuôi thương phẩm giai đoạn
2021-2030.
|
Đáp ứng đủ nhu cầu
về số lượng và chất lượng cho sản xuất trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiến
tới cung cấp cho các vùng khác trên phạm vi cả nước.
|
Nghiên cứu, sản xuất
tạo ra đàn giống bố mẹ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống trong vùng.
Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình sản xuất đối với các giống loài có tiềm năng
phát triển trong vùng
|
2021-
2030
|
100
tỷ đồng, nguồn vốn Ngân sách nhà nước (Nguồn chương trình giống theo Quyết định
703)
|
Viện
NCNTTS 2 - Bộ NN & PTNT
|
Tổng
cục Thuỷ sản, Sở NN & PTNT các tỉnh /thành vùng ĐBSCL
|
4. Dự án truy xuất,
giám sát nguồn gốc thủy sản nuôi trồng.
|
Truy xuất được nguồn
gốc sản phẩm thuỷ sản trong vùng từ nguyên liệu đầu vào đến chế biến tiêu thụ,
đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu
|
- Đánh số, kiểm
soát, cấp chứng nhận cho từng khâu trong chuỗi sản xuất; áp dụng các phần mềm
để quản lý và giám sát (block chain) và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ưu tiên
thực hiện đối với các đối tượng chủ lực và có tiềm năng xuất khẩu.
|
2021-
2025
|
200
tỷ đồng; nguồn vốn Ngân sách nhà nước và xã hội hoá
|
Cục
quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản
|
Tổng
cục Thuỷ sản, Sở NN & PTNT các tỉnh /thành vùng ĐBSCL/doanh nghiệp
|
5. Dự án xây dựng
mô hình liên kết chuỗi trong nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long
|
Xây dựng được các
mô hình liên kết phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng đối tượng (3 mô hình)
|
Đánh giá thực trạng
liên kết chuỗi trong nuôi trồng thủy sản. Xây dựng 3 mô hình liên kết, bao gồm
Liên kết trong sản xuất tôm sinh thái, tôm công nghiệp và cá tra.
|
2021-
2025
|
5
tỷ đồng, nguồn vốn Ngân sách nhà nước và xã hội hoá
|
Tổng
cục Thủy sản
|
Sở
NN & PTNT các tỉnh /thành vùng ĐBSCL/doanh nghiệp
|
6. Điều tra thực trạng
và xác định tiềm năng phát triển nuôi trồng các đối tượng thủy sản tiềm năng
vùng Đồng bằng sông Cửu Long
|
Cung cấp thông tin,
cơ sở dữ liệu và cơ sở khoa học để bố trí, sắp xếp lại các vùng nuôi trồng thủy
sản vùng ĐBSCL thích ứng Biến đổi khí hậu
|
- Điều tra thực trạng
hoạt động sản xuất NTTS theo các vùng sinh thái.
- Đánh giá tính phù
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các ngành kinh tế khác.
- Xác định tiềm
năng và ngưỡng phát triển an toàn, bền vững NTTS thích ứng với BĐKH
|
2022
|
7
tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước
|
Viện
Kinh tế và Quy hoạch thủy sản - Bộ NN&PTNT
|
Tổng
cục Thuỷ sản, Sở NN & PTNT các tỉnh /thành vùng ĐBSCL
|
7. Dự án phát triển
các vùng nuôi một số đối tượng thuỷ sản kinh tế đạt chứng nhận sản xuất hữu
cơ vùng ĐBSCL
|
Nâng cao giá trị sản
phẩm NTTS và bảo vệ môi trường sinh thái
|
- Xây dựng tiêu chuẩn,
quy chuẩn áp dụng cho các khu vực sản xuất hữu cơ vùng ĐBSCL.
- Tổ chức chứng nhận,
theo dõi, giám sát.
- Xây dựng và hoàn
thiện cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý.
|
2021-
2030
|
30
tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước
|
Tổng
cục Thủy sản
|
Sở
NN & PTNT các tỉnh /thành vùng ĐBSCL
|
8. Dự án điều tra,
đánh giá và xây dựng kế hoạch chuyển đổi diện tích nông nghiệp bị nhiễm mặn,
sản xuất kém hiệu quả sang NTTS vùng ĐBSCL
|
- Cung cấp cơ sở
khoa học cho việc chuyển đổi, xoay trục sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL
- Nâng cao hiệu quả
sử dụng đất, mặt nước nhiễm mặn, có nguy cơ nhiễm mặn trước tác động của BĐKH
vùng ĐBSCL
|
- Đánh giá hiện trạng
sản xuất vùng bị xâm nhập mặn 2019-2020.
- Xác định vùng có
nguy cơ bị tác động xâm nhập mặn.
- Xác định mô hình
sản xuất, chuyển đổi phù hợp.
- Xác định nhu cầu
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất bền vững
|
2022
|
8
tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước
|
Viện
Kinh tế và Quy hoạch thủy sản - Bộ NN&PTNT
|
Tổng
cục Thuỷ sản, Sở NN & PTNT các tỉnh /thành vùng ĐBSCL
|