ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH
HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3262/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 08 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V
PHÊ DUYỆT BỔ SUNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày
15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế
giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Văn kiện Dự án Hỗ trợ xử lý chất
thải Bệnh viện vay vốn Ngân hàng Thế giới; Công văn số 5581/BYT-VPB1 ngày
24/8/2012 của Bộ Y tế về việc đầu tư Dự án Hỗ trợ xử lý
chất thải bệnh viện;
Căn cứ Quyết định số 2126/QĐ-UBND ngày
11/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Kế hoạch quản lý
chất thải y tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số
1797/TTr-SYT ngày 23/8/2017 của Sở Y tế về việc đề nghị phê duyệt điều chỉnh, bổ
sung Kế hoạch Quản lý chất thải y tế giai đoạn 2015 - 2020 tỉnh Thanh Hóa (kèm
theo Công văn số 4485/STNMT-BVMT ngày 24/8/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường;
Công văn số 832/SKHCN-QLCN ngày 18/8/2017 của Sở Khoa học và Công nghệ),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bổ sung Kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2020, gồm những nội dung chủ yếu sau:
A. Bổ sung xây dựng công trình: Xử lý
chất thải rắn y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
1. Tên công trình: Xử lý chất thải
rắn y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
2. Loại cấp, quy mô công trình;
- Hạng mục: Hệ thống xử lý chất thải rắn
y tế lây nhiễm cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
- Loại công trình: Hạ tầng kỹ thuật.
- Cấp công trình: cấp 3.
- Quy mô xây dựng: Xây dựng nhà lưu trữ diện
tích 60m3, nhà xử lý chất thải diện tích 60m3 cho Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
- Công nghệ: Công nghệ vi sóng tích hợp
nghiền cắt chất thải trong cùng khoang xử lý.
3. Chủ đầu tư: Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa.
4. Địa điểm xây dựng: Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thanh Hóa.
5. Thời gian đầu tư: năm 2017-2018.
6. Giá trị dự toán xây dựng công
trình: 14.907.952.000 VNĐ (Bằng chữ: Mười bốn tỷ, chín trăm lẻ
bảy triệu chín trăm năm
mươi hai ngàn đồng chẵn),
Trong đó:
Hạng mục
|
Nguồn vốn đầu
tư
|
WB (VNĐ)
|
Địa phương (VNĐ)
|
Chi phí xây dựng
|
1.074.111.000
|
|
Chi phí thiết bị xử lý chất thải
|
8.500.000.000
|
|
Hậu cần nội bộ và nâng cao năng lực
quản lý
|
3.325.645.000
|
|
Chi phí quản lý khoản tài trợ
|
325.364.320
|
|
Chi phí quản lý dự án
|
|
264.532.687
|
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
|
|
552.291.563
|
Chi phí khác
|
|
292.624.502
|
Chi phí dự phòng
|
|
573.382.763
|
Cộng (làm tròn)
|
13.225.120.000
|
1.682.832.000
|
7. Nguồn vốn đầu tư:
7.1. Vốn Hỗ trợ
của ngân hàng thế giới (WB)
Vốn hỗ trợ của ngân hàng thế giới
bao gồm chi phí xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị, hậu cần nội bộ, nâng cao
năng lực quản lý, quản lý khoản tài trợ. Tổng cộng: 13.225.120.000 VNĐ. Chi tiết
vốn đầu tư ODA của dự án trình bày tại Hồ sơ dự toán kèm theo.
7.2. Vốn đối
ứng của tỉnh:
Dự kiến Tổng vốn đối ứng của tỉnh là:
1.682.832.000 VNĐ; bao gồm: chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí
khác, chi phí dự phòng.
B. Bổ sung xây dựng công trình: Hệ thống
xử lý nước thải Bệnh viện Phổi tỉnh Thanh Hóa.
1. Tên công trình: Đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tại Bệnh viện Phổi tỉnh Thanh Hóa.
2. Loại cấp, quy mô công hình:
- Hạng mục:
+ Xây lắp trạm xử lý nước thải công suất
330m/ngày, đêm cho Bệnh viện Phổi.
+ Xây dựng nhà lưu trữ chất thải rắn.
- Loại công trình: Hạ tầng kỹ thuật.
- Cấp công trình: Cấp 3.
- Quy mô xây dựng: Xây mới và
lắp đặt trạm xử lý nước thải công suất 330m3/ngày, đêm.
- Công nghệ: Công nghệ AAO + MBBR.
3. Chủ đầu tư: Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa.
4. Địa điểm xây dựng: Tại Bệnh viện Phổi
Thanh Hóa.
5. Thời gian đầu tư: năm
2017-2018.
6. Giá trị dự toán xây dựng công trình:
14.994.817.000 đồng (Bằng chữ: Mười bốn tỷ chín trăm
chín mươi tư triệu tám trăm mười bảy ngàn đồng).
Trong đó:
Hạng mục
|
Nguồn vốn đầu
tư
|
WB (VNĐ)
|
Địa phương
(VNĐ)
|
Chi phí xây dựng
|
1.521.542.771
|
|
Chi phí thiết bị xử lý chất thải
|
10.839.821.000
|
|
Hậu cần nội bộ và nâng cao năng lực
quản lý
|
866.153.750
|
|
Chi phí quản lý khoản tài
trợ
|
200.000.000
|
|
Chi phí quản lý dự án
|
|
318.923.185
|
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
|
|
602.698.844
|
Chi phí khác
|
|
208.935.116
|
Chi phí dự phòng
|
|
436.742.240
|
Cộng (làm tròn)
|
13.427.518.000
|
1.567.299.000
|
7. Nguồn vốn đầu tư:
7.1. Vốn Hỗ trợ
của ngân hàng thế giới (WB) là: 13.427.518.000 VNĐ; bao gồm chi phí xây dựng,
mua sắm, lắp đặt thiết bị, hậu cần nội bộ, nâng cao năng lực quản lý, quản lý
khoản tài trợ. Chi tiết vốn
đầu tư ODA của dự án trình bày tại Hồ sơ dự toán kèm theo.
7.2. Vốn đối ứng của tỉnh: Dự kiến là:
1.567.299.000 VNĐ; bao gồm: chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí
khác, chi phí dự phòng.
(kèm theo Kế hoạch
chi tiết)
Điều 2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính và
đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2020 theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng, Khoa học và Công
nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị
xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
-
BQL DA Hỗ trợ xử lý CTBV Bộ
Y tế (để b/c)
-
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để báo cáo);
- Lưu: VT. VXsln.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ
TỊCH
Phạm Đăng Quyền
|
BỔ SUNG
KẾ
HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CỦA TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 3262/QĐ-UBND ngày 30/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa)
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KẾ HOẠCH
PHẦN I
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI Y TẾ TỈNH THANH
HÓA
1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế
1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
y tế
1.1.1. Mô tả các cơ sở y tế
1.1.2. Khối lượng chất thải y tế phát
sinh từ các cơ
sở y
tế
1.1.3. Kế hoạch mở rộng các
cơ sở y tế trong tỉnh
1.1.4. Ước tính khối lượng
chất thải y tế phát sinh trong tương lai
1.2. Xử lý chất thải rắn y tế
1.3. Vận chuyển chất thải rắn y tế ra
ngoài cơ sở y tế
1.4. Tiêu hủy chất thải rắn y tế
2. Hiện trạng quản lý nước thải y tế
2.1. Lượng nước thải phát sinh từ các
cơ sở y tế:
2.2. Mô tả các công trình xử lý nước
thải hiện có:
2.3. Theo dõi chất lượng nước thải:
2.4. Nạo vét và tiêu hủy bùn thải
3. Hiện trạng tổ chức triển
khai và yêu cầu tuân thủ:
3.1. Hiện trạng triển khai các văn bản
pháp quy về quản lý CTYT trong tỉnh
3.2. Cơ cấu tổ chức để quản lý, giám
sát công tác quản lý CTYT trong tỉnh
4. Các dự án hỗ trợ quản lý chất thải
y tế trên địa bàn tỉnh:
PHẦN II
KẾ HOẠCH CẢI THIỆN CỦA CÁC BỆNH VIỆN
CÔNG LẬP
1. Định hướng chung
1.1. Đối với cơ sở phát sinh chất thải
y tế
1.2. Đối với cơ sở xử lý chất thải
y tế
1.3. Đối với cơ sở vận chuyển chất thải
y tế
2. Xây lắp và thiết bị:
2.1. Quản lý chất thải rắn y tế:
2.1.1. Phương tiện phân loại, thu gom,
vận chuyển, lưu giữ
a) Cho các bệnh viện (xem phụ lục 3.8.1 và 3.8.2)
2.1.2. Phương tiện vận
chuyển CTRYT nguy hại
2.1.3. Thiết bị xử lý CTRYT nguy hại
2.1.4. Hố chôn bê tông
2.2. Thu gom và xử lý nước thải y tế
2.2.1. Hệ thống xử lý nước thải bệnh
viện
2.2.2. Công trình xử lý nước thải y tế
khác
3. Tăng cường năng lực thể chế cho quản
lý CTYT kết hợp đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức
3.1. Cơ cấu tổ chức
3.1.1. Ban quản lý chất thải y tế của
tỉnh
3.1.2. Trách nhiệm và cơ chế phối hợp
của các cơ quan quản
lý
3.1.3. Hệ thống tổ chức quản lý chất
thải y tế trong các cơ
sở y tế
3.2. Nâng cao năng lực quản lý cho cơ
sở y tế kết hợp đào tạo và tuyên truyền nâng cao nhận thức
3.2.1. Đối với các bệnh viện
(xem phụ lục 3-9)
3.2.2. Đối với các cơ sở y tế khác
3.3. Theo dõi và giám sát thực thi
4. Giải pháp tài chính:
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
|
Bản đồ y tế tỉnh Thanh Hóa.
|
Phụ lục 2:
|
Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế tỉnh Thanh
Hóa.
|
Phụ lục 3-1:
|
Đặc điểm chung của các bệnh viện.
|
Phụ lục 3-2:
|
Đặc điểm môi trường tự nhiên của các
bệnh viện.
|
Phụ lục 3-3:
|
Ước tính lượng CTYT phát sinh trong
năm 2010 và 2015.
|
Phụ lục 3-4:
|
Phương án xử lý và tiêu hủy CTYT của
các bệnh viện.
|
Phụ lục 3-5:
|
Hệ thống xử lý nước thải của các bệnh
viện.
|
Phụ lục 3-6:
|
Kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm
tra.
|
Phụ lục 3-7:
|
Các dự án hỗ trợ quản lý CTYT tại
Thanh Hóa.
|
Phụ lục 3-8:
|
Tổng hợp nhu cầu đầu tư phân loại,
thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTYT của các BV.
|
Phụ lục 3-9:
|
Tổng hợp nhu cầu nâng cao năng lực của các bệnh
viện.
|
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KẾ HOẠCH
Bệnh viện đa khoa
|
BVĐK
|
Bệnh viện
|
BV
|
Chất thải nguy hại
|
CTNH
|
Chất thải rắn y tế:
|
CTRYT
|
Chất thải y tế
|
CTYT
|
Chống nhiễm khuẩn
|
CNK
|
Phòng khám đa khoa khu vực
|
PKĐKKV
|
Trạm y tế
|
TYT
|
Trung tâm y tế
|
TTYT
|
PHẦN I
HIỆN
TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TỈNH THANH HÓA
Thanh Hóa ở khu vực Bắc Trung Bộ, Phía
Bắc giáp với 3 tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình. Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An,
phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào) có chiều dài đường
biên 192 km, phía Đông
giáp Vịnh Bắc Bộ có chiều dài 102 km. Tổng diện tích tự nhiên 11.133 Km2,
chiếm 3,37% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Địa hình Thanh Hóa chia làm 3 khu
vùng như sau: Vùng núi nằm ở phía Tây Bắc gồm 11 huyện, chiếm 72% diện tích
toàn tỉnh; vùng đồng bằng gồm 10 huyện, thị xã, thành phố; vùng ven biển bao gồm 6
huyện, thị xã, chạy dọc theo bờ biển là cửa các sông Hoạt, sông Mã, sông Yên,
sông Bạng.
Toàn tỉnh có 27 đơn vị hành chính cấp
huyện gồm 02 thành phố, 01 thị xã, 24 huyện, trong đó có 7 huyện nghèo thuộc 11
huyện miền núi; 635 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, trong đó có 239
xã khó khăn thuộc miền núi, vùng cao và bãi ngang. Dân số năm 2016 có 3.4000.239 người, mật độ
dân số trung bình 307,5 người/km2, chủ yếu sống ở nông thôn. Biểu hiện
bản đồ hành chính. Phụ lục 1.
1. Hiện trạng
quản lý chất thải rắn y tế:
1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
y tế:
1.1.1. Mô tả các cơ sở y tế
+ Hệ điều trị:
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 44
bệnh viện, trong đó có 37 bệnh viện công lập và 07 bệnh viện ngoài công lập hiện
đang hoạt động. Các bệnh viện công lập gồm: 03 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (Bệnh
viện đa khoa tỉnh, BVĐK KV Tĩnh Gia và Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc); 09
bệnh viện chuyên khoa (Y học cổ truyền, bệnh viện Tâm Thần, Bệnh viện phổi, Bệnh
viện Mắt, Bệnh viện Da Liễu, bệnh viện Nội Tiết, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ Sản,
bệnh viện Điều dưỡng và PHCN); 25 bệnh viện tuyến huyện. Bên cạnh đó, Thanh
Hóa còn có 03 Phòng khám đa khoa khu vực.
+ Hệ dự phòng:
- Tuyến tỉnh: Trung tâm chăm sóc sức
khỏe sinh sản, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm phòng chống
HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm Giám Định y khoa và 2 Chi cục là Chi cục Dân
số - KHHGĐ và Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tuyến huyện có 27 Trung tâm y tế huyện,
thị, thành phố.
+ Tuyến xã:
- Thanh Hóa có 637 TYT xã, phường, thị
trấn. Ngoài ra, còn có và 596 cơ sở hành nghề y tư nhân khác (phòng khám đa
khoa và chuyên khoa). Tổ chức hệ thống y tế tỉnh Thanh Hóa được trình bày trong
phụ lục 2.
+ Hệ đào tạo y dược có 01 Phân hiệu Đại
học Y Hà Nội, 01 trường Cao đẳng y tế công lập và 04 trường Trung cấp y ngoài
công lập.
Năm 2016, giường bệnh của các bệnh viện
công lập toàn tỉnh là: 12.736 đạt gần 18,1 GB/vạn dân; trong đó: tuyến tỉnh là
7.276, giường bệnh tuyến huyện là 5.460); Giường bệnh các bệnh viện ngoài công
lập là: 1090 GB. Công suất sử dụng giường bệnh trong các cơ sở y tế công là
134,75% trong đó tuyến tỉnh là 131,23% và tuyến huyện là 136,44%. Các bệnh viện
trong tỉnh, dù đa khoa hay chuyên khoa đều thực hiện chức năng chẩn đoán và điều
trị cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Ngoài ra, bệnh viện công còn phải thực
hiện thêm các chức năng đào tạo, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học và quản lý
kinh tế theo quy định của Bộ Y tế. Các PKĐKKV và TYT xã chủ yếu khám chữa bệnh
thông thường, khám thai, đỡ đẻ và điều trị ngoại trú. Một số cơ sở y tế dự
phòng có thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh, tiêm phòng, xét nghiệm... như TT
CSSKSS, TT YTDP, TT phòng chống HIV/AIDS và các Trung tâm y tế tuyến huyện.
Các bệnh viện đã lập đề án đánh giá
tác động môi trường và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đăng ký chủ nguồn thải chất
thải nguy hại với Sở Tài nguyên - Môi trường. Đa số các bệnh viện đều chưa đăng
ký chủ xử lý chất thải y tế nguy hại. Đặc điểm chung về quy mô và dịch vụ của
các chủ nguồn thải trong tỉnh được trình bày trong Phụ lục 3-1.
Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa khu vực đồng bằng và trung du đều có vị trí tương đối gần so với trung tâm
tỉnh (≤
60
km), địa hình bằng phẳng, giao thông tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển và xử
lý CTYT tập trung hoặc theo cụm bệnh viện. Các cơ sở y tế thuộc khu vực miền
núi (11 huyện) có vị trí cách trung tâm tỉnh từ 60 đến 280 km, địa hình phức tạp,
giao thông đi lại khó khăn do vậy chỉ phù hợp với mô hình xử lý cho từng bệnh viện:
phụ lục 3-2.
1.1.2. Khối lượng chất thải y tế phát
sinh từ các cơ sở y tế
Theo khảo sát của Sở Y tế năm 2016, mỗi
ngày các bệnh viện trong tỉnh phát sinh 7,690 kg chất thải y tế trong đó có
1,758 kg chất thải nguy hại (chiếm 22.8%). Lượng chất thải y tế phát sinh trung
bình là 1,13kg/giường
bệnh/ngày, trong đó có 0,18 kg/giường bệnh/ngày là chất thải nguy hại. Lượng chất
thải y tế nguy hại của các bệnh viện trong tỉnh thay đổi từ 0.08-0.2 kg/giường
bệnh/ngày tùy từng loại bệnh viện. Các bệnh viện có mức độ xả thải chất thải
nguy hại nhiều nhất là Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc,
Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, Bệnh viện Phụ sản (0.2 kg/giường/ngày). Nhìn chung,
khối lượng chất thải nguy hại trên giường bệnh trong ngày của các bệnh viện
trong tỉnh ở mức trung bình chung của cả nước.
Khối lượng chất thải y tế phát sinh từ các nguồn
thải nhỏ chưa được khảo sát. Nếu ước tính mỗi cơ sở y tế dự phòng tuyến tỉnh xả
thải 1 kg CTNH/ngày, mỗi Trung tâm
y tế xả 0.2 kg CTNH/ngày, mỗi phòng khám tư nhân và trạm y tế xã xả ra 0.15
kg/ngày thì tổng khối lượng CTNH phát sinh từ các nguồn thải nhỏ trong tỉnh là
198.4 kg/ngày.
Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y
tế bao gồm: chất thải lây nhiễm (sắc nhọn, không sắc nhọn, lây nhiễm cao, mô bệnh phẩm); chất thải
hóa học thường gặp trong y tế như dược phẩm bị hỏng hoặc quá hạn, hóa chất khử
trùng, hóa chất chứa kim loại nặng; và các bình chứa áp suất. Hóa chất gây độc tế
bào chưa xuất hiện do không có cơ sở y tế nào trong tỉnh áp dụng hóa trị liệu
điều trị ung thư, một khối lượng nhỏ chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động
chẩn đoán và điều trị bệnh lý khác (xem chi tiết trong phụ lục 3-3).
1.1.3 Kế hoạch mở rộng
các
cơ sở y
tế trong tỉnh:
Quy mô giường bệnh của các bệnh viện
có thể xem trong Phụ lục 3-1.
Ngày 19/11/2009, UBND tỉnh Thanh Hóa
đã ký Quyết định số 202/QĐ-UBND về quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2020. Tuy nhiên đến nay nhiều bệnh viện thực tế đã vượt mức
quy hoạch về giường bệnh như:
- Xây mới: Bệnh viện Ung Bướu Thanh
Hóa.
- Bệnh viện Phổi theo quy hoạch đến
năm 2020 là 220 giường bệnh nhưng đến nay số giường thực kê đã lên tới 550 giường.
Theo tình hình phát triển hiện nay, dự báo đến năm 2020 lên đến trên 600 giường.
- Bệnh viện ĐK tỉnh Thanh Hóa theo quy
hoạch đến năm 2020 là 650 giường bệnh nhưng đến nay số giường thực kê đã lên tới
1780 giường. Theo tình hình phát triển hiện nay, dự báo đến năm 2020 lên đến
trên 2230 giường.
- Bệnh viện ĐK Khu vực Ngọc Lặc theo
quy hoạch đến năm 2020 là 500 giường bệnh nhưng đến nay số giường thực kê đã
lên tới 972 giường. Theo tình hình phát triển hiện nay, dự báo đến năm 2020 lên
đến trên 1000 giường.
- Bệnh viện ĐK huyện Thiệu Hóa theo
quy hoạch đến năm 2020 là 140 giường bệnh nhưng đến nay số giường thực kê đã
lên tới 350 giường. Theo tình hình phát triển hiện nay, dự báo đến năm 2020 lên
đến trên 450 giường,
Ngoài ra đa số các bệnh viện khác đã vượt
mức kế hoạch, nhu cầu khám điều trị của người dân trong tỉnh là rất lớn.
Đối với Bệnh viện ĐK Khu vực Ngọc Lặc,
Bệnh viện Phổi Thanh Hóa, Bệnh viện ĐK huyện Thiệu Hóa, Bệnh viện ĐK tỉnh Thanh
Hóa theo kế hoạch có nhu cầu xin vốn hỗ trợ đầu tư các hệ thống xử lý nước thải,
vì vậy trong kế hoạch của tỉnh số liệu dự báo đến 2020 tại bảng 3.1 được lấy làm
căn cứ pháp lý để đề xuất hỗ
trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải của Ngân hàng thế giới cho hiện tại
và đáp ứng được nhu cầu phát triển giường bệnh thực kê đến năm 2020, trong đó cụ thể
Bệnh viện ĐK Khu vực Ngọc Lặc đến năm 2020 là 1.000 giường, bệnh viện Phổi
Thanh Hóa đến năm 2020 là 600 giường, Bệnh viện ĐK huyện Thiệu Hóa đến năm 2020
là 450 giường, Bệnh viện ĐK tỉnh là 2230 giường.
1.1.4. Ước tính khối lượng
chất thải y tế phát sinh trong tương lai
Việc ước tính khối lượng chất thải y tế
nguy hại phát sinh trong năm 2020 được trình bày trong bảng sau:
Cơ sở y tế
|
Quy mô giường bệnh
|
Mức độ xả thải (kg/GB/ng)
|
Khối lượng (kg/ng)
|
Khối bệnh viện huyện
|
5460
|
|
961
|
Bệnh viện đa khoa TP Thanh Hóa
|
220
|
0,2
|
44
|
Bệnh viện đa khoa thị xã Sầm Sơn
|
120
|
0,175
|
21
|
Bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn
|
200
|
0,175
|
35
|
Bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân
|
220
|
0,175
|
38,5
|
Bệnh viện đa khoa huyện Đông Sơn
|
200
|
0,175
|
35
|
Bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống
|
400
|
0,175
|
70
|
Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn
|
300
|
0,175
|
52,5
|
Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Xương
|
220
|
0,18
|
41
|
Bệnh viện đa khoa huyện Hà Trung
|
330
|
0,175
|
58
|
Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn
|
310
|
0,175
|
55
|
Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định
|
250
|
0,175
|
45
|
Bệnh viện đa khoa Thiệu Hóa
|
200
|
0,175
|
35
|
Bệnh viện đa khoa huyện Hoằng Hóa
|
370
|
0,175
|
65
|
Bệnh viện đa khoa huyện Hậu Lộc
|
360
|
0,175
|
60
|
Bệnh viện đa khoa huyện
Vĩnh Lộc
|
317
|
0,175
|
56
|
Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thành
|
290
|
0,175
|
51
|
Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Thủy
|
210
|
0,175
|
36,75
|
Bệnh viện đa khoa huyện Lang Chánh
|
120
|
0,175
|
21
|
Bệnh viện đa khoa huyện Như Xuân
|
150
|
0,175
|
26,25
|
Bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh
|
170
|
0,175
|
30
|
Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân
|
360
|
0,175
|
60
|
Bệnh viện đa khoa huyện Bá Thước
|
250
|
0,175
|
45
|
Bệnh viện đa khoa huyện Quan Hóa
|
250
|
0,175
|
43,75
|
Bệnh viện đa khoa huyện Quan Sơn
|
150
|
0,175
|
26,25
|
Bệnh viện đa khoa huyện Mường Lát
|
120
|
0,175
|
21
|
Bệnh viện đa khoa khu vực Tĩnh Gia
|
400
|
0,175
|
70
|
Khối bệnh viện tỉnh
|
|
|
|
Bệnh viện đa khoa tỉnh
|
800
|
0,25
|
200
|
Bệnh viện phụ sản
|
750
|
0,2
|
150
|
Bệnh viện chống Lao
|
250
|
0,2
|
50
|
Bệnh viện Nhi
|
900
|
0,2
|
180
|
Bệnh viện Tâm thần
|
220
|
0,12
|
26,4
|
Bệnh viện y học dân tộc
|
170
|
0,147
|
24,99
|
Bệnh viện Điều dưỡng - PHCN
|
220
|
0,08
|
17,6
|
Bệnh viện Da Liễu
|
120
|
0,1
|
12
|
Bệnh viện Mắt
|
120
|
0,15
|
18
|
Bệnh viện Nội tiết
|
200
|
0,1
|
20
|
Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc
|
750
|
0,2
|
150
|
Khối bệnh viện
ngoài công lập
|
|
|
|
Bệnh viện đa khoa Hợp Lực
|
350
|
0,2
|
70
|
Bệnh viện Mắt Bình Tâm
|
30
|
0,1
|
3
|
Bệnh viện Mắt BTN
|
30
|
0,1
|
3
|
Bệnh viện Trĩ Tâm An
|
30
|
0,1
|
3
|
Bệnh viện đa khoa Hàm Rồng
|
200
|
0,15
|
30
|
Bệnh viện Tâm Đức
|
150
|
0,15
|
22,5
|
Bệnh viện đa khoa Thanh Hà
|
300
|
0,15
|
45
|
Tổng cộng:
|
12.077
|
|
2.167
|
Đến năm 2020, khối lượng chất thải y tế
nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước tính là 2.167kg/ngày hay
790.955kg/năm. (xem chi tiết trong phụ lục 3-3).
1.2. Xử lý chất thải rắn y tế:
Thanh Hóa là một trong những tỉnh được
hưởng Dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện - Bộ Y tế”. Hiện nay trong toàn tỉnh
đang được đầu tư 9 cụm xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm đặt tại 9 Bệnh viện,
đã đi vào hoạt động, rác thải đầu ra đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường với quy
mô, công suất xử lý rác thải y tế lây nhiễm cho toàn ngành. Cụ thể như sau:
STT
|
Địa điểm
|
Vùng xử lý
|
Số giường đến năm 2020
|
Tổng số chất
thải lây nhiễm (kg/ngày)
|
|
I/ Địa điểm
đặt cụm:
|
|
|
|
Cụm 1
|
Bệnh viện
Nhi Thanh Hóa
|
- Bệnh viện Phụ Sản
- Bệnh viện Nhi
- Bệnh viện Phổi
- Bệnh viện Tâm Thần
- Bệnh viện Mắt
- Bệnh viện Da Liễu
- Bệnh viện YDHCT
- BVĐK Thành Phố
- Bệnh viện Nội Tiết
- BVĐK Quảng Xương
- BVĐK Sầm Sơn
- Bệnh viện PHCN
- Các Bệnh viện tư nhân, phòng khám
đa khoa và các Trạm Y tế.
- Các Trung tâm dự phòng tuyến tỉnh
|
3240
|
600
|
Cụm 2
|
BVĐK Hậu Lộc
|
BVĐK Hậu Lộc
|
220
|
250
(đã
bao gồm các phòng khám tư nhân và trung tâm y tế xã)
|
BVĐK Hoằng Hóa
|
250
|
BVĐK Hà Trung
|
250
|
BVĐK Nga Sơn
|
250
|
BV Thị xã Bỉm Sơn
|
200
|
Tổng giường
công lập cụm
2
|
1170
|
Cụm 3
|
BVĐK Triệu
Sơn
|
BVĐK Thiệu Hóa
|
200
|
250
(đã
bao gồm các phòng khám tư nhân và trung tâm y tế xã)
|
BVĐK Đông Sơn
|
150
|
BVĐK Yên Định
|
230
|
BVĐK Triệu Sơn
|
230
|
BVĐK Thọ Xuân
|
220
|
Tổng giường
công lập cụm 3
|
1030
|
Cụm 4
|
BVĐK huyện
Ngọc Lặc
|
BVĐK Ngọc Lặc
|
500
|
230
(đã
bao gồm các phòng khám tư nhân và trung tâm y tế xã)
|
BVĐK Lang Chánh
|
120
|
BVĐK Thường Xuân
|
230
|
Các cơ sở y tế tư nhân tại Khu thị
trấn Lam Sơn, Sao Vàng
|
50
|
Tổng giường
công lập cụm 4
|
900
|
Cụm 5
|
BVĐK huyện
Thạch Thành
|
BVĐK Thạch Thành
|
300
|
150
(đã
bao gồm các phòng khám tư nhân và trung tâm y tế xã)
|
BVĐK Vĩnh Lộc
|
220
|
BVĐK Cẩm Thủy
|
210
|
Tổng giường
công lập cụm 5
|
730
|
Cụm 6
|
BVĐK huyện
Nông Cống
|
BVĐK Nông Cống
|
220
|
120
(đã
bao gồm các phòng khám tư nhân và trung tâm y tế xã)
|
BVĐK Như Thanh
|
130
|
BVĐK Như Xuân
|
150
|
Tổng giường công lập
cụm 6
|
500
|
Cụm 7
|
BVĐK Khu vực
Tĩnh Gia
|
Bệnh viện ĐK huyện Tĩnh Gia
|
250
|
120
(đã
bao gồm các phòng khám tư nhân và trung tâm y tế xã)
|
Bệnh viện ĐK Quốc tế Nghi Sơn
|
200
|
Các cơ sở y tế trong huyện Tĩnh Gia,
khu công nghiệp Nghi Sơn, các phòng khám đa khoa ngoài công lập, các trạm y tế
xã
|
50
|
Tổng giường
công lập cụm 7
|
500
|
Cụm 8
|
BVĐK huyện
Bá Thước
|
Trong huyện Bá Thước
|
200
|
35
|
Cụm 9
|
BVĐK huyện
Quan Hóa
|
Trong huyện Quan Hóa
|
200
|
35
|
Các cụm được trang bị hệ thống xử lý
rác thải y tế lây nhiễm với công nghệ tân tiến, thân thiện với môi trường (công
nghệ không đốt) đó là hấp ướt tiệt khuẩn kết hợp nghiền cắt: tiệt khuẩn rác thải
y tế và nghiền cắt thành rác sinh hoạt sau đó xử lý như rác sinh hoạt. Hệ thống
xử lý rác thải y tế được trang bị tại các cụm sẽ không xử lý vật sắc nhọn, vật
cứng, chất thải nguy hại (theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài
nguyên & Môi trường). Cho nên việc phân loại, thu gom rác thải y tế từ đầu
nguồn là rất quan trọng,
vì vậy các đơn vị phải tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về công tác quản
lý chất thải y tế. Bên cạnh đó,
các cụm xử lý
rác thải được trang bị xe tải chuyên dụng để thu gom, vận chuyển rác y tế lây
nhiễm tại các Bệnh viện thuộc cụm theo kế hoạch về xử lý.
1.3. Vận chuyển chất thải rắn y tế ra
ngoài cơ sở y tế
Hiện tại có 07 xe chuyên dụng vận chuyển
chất thải y tế cho 7 cụm, còn 2 cục chưa có xe chuyện dụng, đang tìm kiếm nguồn
đầu tư, tài trợ.
1.4. Tiêu hủy chất thải rắn y tế
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 1 bãi rác lớn
của thành phố Thanh Hóa, và 26 bãi rác của các huyện. Hiện tại, các bãi rác
trên địa bàn tỉnh chỉ là những bãi chứa rác, rác thải được xử lý đơn giản bằng
cách phun hóa chất giảm thiểu mùi hôi và đốt tự nhiên.
2. Hiện trạng
quản lý nước thải y tế
2.1. Lượng nước thải phát sinh từ các cơ
sở y tế
Hiện nay, các bệnh viện trong tỉnh
chưa tiến hành đo lường lưu lượng nước thải phát sinh nên không có số liệu chính xác
về lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế. Giả định rằng lượng nước thải bệnh
viện là 0.65 - 0.8 m3/giường bệnh thực kê/ngày thì các bệnh viện
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện đang xả ra từ 5356 - 6592 m3 nước
thải/ngày (xem phụ lục 3-5). Chưa tính lượng nước thải
phát sinh từ các trung tâm dự phòng tuyến tỉnh không quá 50 m3/ngày,
từ các Trung tâm y tế tuyến huyện, thị, thành phố không quá 10 m3/ngày
và Trạm y tế xã và phòng khám tư nhân không quá 5 m3/cơ sở/ngày. Nước
mưa được thu gom riêng với nước bẩn.
Thành phần nước thải của các cơ sở y tế
tương tự như nước thải đô thị. Nguy cơ chủ yếu của nước thải y tế là vi sinh vật
gây bệnh, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh đường ruột. Nước thải bệnh viện có
thể chứa một lượng nhỏ dược phẩm như kháng sinh và hóa chất nguy hại. Nước thải
từ khoa y học hạt nhân của bệnh viện đa khoa tỉnh có chứa đồng vị phóng xạ.
2.2. Mô tả các công trình xử lý nước thải hiện
có
Các bệnh viện công lập: Tất cả các Bệnh
viện đều có hệ thống xử lý nước thải.
Về công nghệ các hệ thống xử lý nước
thải áp dụng tại các bệnh viện:
- 02 bệnh viện có dây chuyền công nghệ
xử lý nước thải theo sơ đồ xử lý Nước thải bậc 1, 2, 3: Hệ thống cống thu gom nước
thải từ các khoa phòng chảy vào các bể tự hoại (xử lý bậc 1) rồi tới khu xử lý
sinh học tập trung gồm bể điều
hòa, bể lắng, công trình xử lý sinh học trong điều kiện hiếu khí bằng bùn hoạt
tính (xử lý bậc 2) và cuối cùng là công rình khử trùng bằng Clo (xử lý bậc
3), bao gồm các bệnh viện: Tâm Thần, Y học dân tộc.
- 01 bệnh viện có dây chuyền công nghệ xử
lý nước thải theo sơ đồ thiết bị hợp khối dạng module chế tạo sẵn bằng vật liệu
FRP composite, gồm các bệnh viện: BV Nhi.
+ Đặc tính kỹ thuật: Công nghệ kết hợp xử lý
hóa lý, sinh học và khử trùng. Quá trình xử lý có thể là sinh trưởng lơ lửng hoặc
sinh trưởng dính bám, có thể có hoặc không có màng lọc; Thiết kế hợp khối quá
trình xử lý cơ học,
sinh học và khử trùng trong cùng một module thiết bị; Thiết bị chế tạo sẵn bằng
vật liệu FRP composite.
Sơ đồ xử lý
nước thải trong các module FRP composite chế tạo sẵn
- 09 bệnh viện đã có hệ thống xử lý chất
thải áp dụng công nghệ xử lý nước thải theo sơ đồ thiết bị hợp khối AAO, bao gồm
các bệnh viện: BVĐK tỉnh Thanh Hóa,
Hậu Lộc, Bỉm Sơn, Thường Xuân, Da Liễu, Mắt, Mường Lát, Nội Tiết, (Phụ lục 3-5 mô tả hệ thống
thu gom và xử lý nước thải của các bệnh viện).
- 02 bệnh viện đang xây dựng hệ thống
xử lý chất thải áp dụng công nghệ xử lý nước thải theo sơ đồ thiết bị
hợp khối AAO, bao gồm các bệnh viện: Vĩnh Lộc, Phục hồi chức năng tỉnh.
- 03 Bệnh viện đang triển khai các thủ
tục để lựa chọn nhà thầu
xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ xử lý AAO có sử dụng vi sinh
chuyển động dạng hạt PVA theo nguồn dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện - vốn
vay ngân hàng Thế giới.
TT
|
Tên bệnh viện
|
1
|
Bệnh viện Phổi Thanh Hóa
|
2
|
Bệnh viện đa khoa huyện Thiệu Hóa.
|
3
|
Bệnh viện đa khoa huyện Ngọc Lặc.
|
- 04 Bệnh viện đang triển khai các thủ
tục xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ xử lý AAO có sử dụng nguồn
dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện - Vốn vay ngân hàng Thế giới.
TT
1
2
3
4
|
Tên bệnh viện
Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thanh Hóa
Bệnh viện đa khoa huyện Hà Trung
Bệnh viện đa khoa huyện Quan Hóa
Bệnh viện đa khoa huyện Hoằng Hóa
|
- Các bệnh viện còn lại đã được đầu tư
xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tuy nhiên đến nay bao gồm: Sầm Sơn, Nga Sơn,
Đông Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, Nông Cống, Yên Định, Cẩm Thủy, Như
Thanh, Như Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn đã lạc hậu không đảm bảo kết quả
đầu ra theo Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 28.
- Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố,
các Phòng khám tư nhân, TYT xã và các cơ sở y tế khác chưa có hệ thống xử lý nước
thải y tế, sau khi xử lý sơ bộ được đổ vào hệ thống cống chung, đổ vào bể tự hoại hoặc
cho chảy vào ao hồ hay chảy tràn trên mặt đất.
2.3. Theo dõi chất lượng nước thải
Do Sở Tài nguyên & môi trường
(trung tâm quan trắc môi trường tỉnh) thực hiện kiểm tra, xét nghiệm định kỳ
năm 04 lần về công tác môi trường tại các bệnh viện). Bên cạnh đó, Trung tâm y
tế dự phòng tỉnh cũng lấy mẫu nước thải xét nghiệm khi có yêu cầu.
2.4. Nạo vét và tiêu hủy bùn thải
Đây là điểm yếu trong vận hành và bảo
dưỡng hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở y tế ở Thanh Hóa. Bùn thải
từ các bể tự hoại hiếm khi được nạo vét và tiêu hủy. Bùn thải của
hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cũng ít khi nào được nạo hút và tiêu hủy.
3. Hiện trạng
tổ chức triển khai và yêu cầu tuân thủ:
3.1. Hiện trạng triển khai các văn bản
pháp quy về quản lý CTYT trong tỉnh;
Nhằm triển khai các văn bản pháp quy
được Chính phủ và các Bộ ban hành, UBND tỉnh Thanh Hóa và Sở Y tế
đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chỉ thị và hướng dẫn thực thi nhằm tăng cường
công tác quản lý CTYT trong tỉnh như sau:
- Quyết định số 202/QĐ-UBND ngày
19/01/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch phát triển
hệ thống y tế tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
- Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày
18/02/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch quản
lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
- Quyết định số 4266/QĐ-UBND ngày 02/12/2009 của
UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Phê duyệt kế hoạch đầu tư hệ thống xử lý nước thải
các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và bệnh viện đa khoa khu vực.
- Quyết định 3374/QĐ-UBND ngày
30/9/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Kế hoạch quản lý chất thải
y tế tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2015.
3.2. Cơ cấu tổ chức
để quản lý, giám sát công tác quản lý CTYT trong tỉnh:
Các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ
xử lý CTYT nguy hại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chịu sự quản lý của các cơ quan
Nhà nước sau đây:
- Sở Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm: tổ chức thẩm định các báo cáo đánh giá
tác động môi trường của những dự án đầu tư có phát sinh CTYT nguy hại; cấp, điều
chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTYT nguy hại cho các bệnh viện; cấp, gia hạn,
điều chỉnh và thu hồi Giấy phép quản lý CTNH đối với chủ vận chuyển và chủ xử
lý, tiêu hủy CTYT nguy hại; tổ chức kiểm tra, tranh tra công tác bảo vệ môi trường
và quản lý CTYT nguy hại của các cơ sở y tế; phát hiện và xử lý các tổ chức, cá
nhân vi phạm các quy định về quản lý CTYT; hàng năm tiến hành thống kê tổng lượng
CTTY nguy hại bởi
các cơ sở y tế đã đăng ký chủ nguồn thải và đánh giá tình hình quản lý CTYT
nguy hại để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và môi trường.
- Sở Y tế có trách nhiệm
theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cơ sở y tế trong tỉnh. Tiến hành
khảo sát thực trạng quản lý chất thải nguy hại trong các cơ sở y tế, tổng hợp và báo
cáo cho lãnh đạo Sở Y tế, cho các vụ cục của Bộ Y tế. Tuy nhiên, chế độ báo cáo
định kỳ về quản lý chất thải nguy hại chưa hình thành trong ngành y tế. Số liệu
về thực trạng quản lý chất thải y tế chỉ được cập nhật thông qua hoạt động kiểm
tra bệnh viện hàng năm hay một số đợt thanh tra cơ sở y tế đột xuất.
- Sở Xây dựng: quy hoạch,
thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp chất
thải hợp vệ sinh; quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý các hệ thống
cấp, thoát nước, xử lý nước thải đô thị; thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng
các công trình y tế phải đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải y tế.
- Sở Tài chính: chịu trách
nhiệm bảo đảm ngân sách đã được duyệt cho công tác quản lý chất thải y tế.
- Sở Kế hoạch và
Đầu tư
chịu trách nhiệm xem xét các kế hoạch, dự án về quản lý chất thải y tế, đảm bảo
kế hoạch đầu tư cho các công trình, dự án đã được xét duyệt.
- Sở Khoa học
Công nghệ
tham gia tư vấn khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý chất thải y tế.
- Cảnh sát môi trường: có trách nhiệm
thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý chất thải nguy hại trong các cơ sở y tế,
phát hiện các sai phạm và xử phạt các vi phạm hành chính hoặc điều tra khởi tố
nếu có dấu hiệu tội phạm về môi trường, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên -
Môi trường để thanh tra chất thải y tế của các bệnh viện.
Công tác quản lý chất thải y tế liên
quan đến nhiều Sở nhưng hiện tại chưa có cơ chế phối kết hợp giữa các Sở/Ngành
trong tỉnh trong hoạt động quản lý chất thải y tế. Chưa có hội đồng/tổ công tác
liên ngành được thành lập để tháo gỡ những khó khăn trong quản lý chất thải y tế
như việc phối hợp tiêu hủy chất thải hóa học và bùn thải.
4. Các dự án hỗ trợ
quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh:
Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt các dự
án xử lý CTYT bao gồm:
- 08 dự án hỗ trợ xử lý chất thải y tế
cho 08 Bệnh viện: Bệnh viện ĐK tỉnh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, Bệnh viện Phổi
Thanh Hóa, Bệnh viện ĐK huyện Hà Trung, Bệnh viện ĐK huyện Quan Hóa, Bệnh viện
ĐK huyện Hoằng Hóa, Bệnh viện ĐK huyện Thiệu Hóa, Bệnh viện ĐK huyện Ngọc Lặc
công suất từ 100
-
600
m3/ngày
đêm, dự kiến được hoàn thành năm 2020. Nguồn vốn theo dự án Hỗ trợ xử lý chất
thải Bệnh viện
-
vốn vay Ngân hàng Thế giới.
PHẦN II
KẾ
HOẠCH CẢI THIỆN CỦA CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
1. Định hướng
chung
1.1. Đối với cơ sở phát sinh chất
thải y tế
- 100% các chủ nguồn thải phải có hệ
thống phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý an toàn; tất cả nhân viên
được tập huấn phù hợp và
có đủ phương tiện bảo hộ lao động.
- 100% chủ nguồn thải chính (bệnh viện)
phải có cơ cấu tổ chức, cán bộ chuyên trách được đào tạo, có sổ tay quản lý và
có chương trình theo
dõi giám sát.
1.2. Đối với cơ sở xử lý chất thải y tế
- Các chủ xử lý chất thải sinh hoạt là
Công ty môi trường đô thị của tỉnh, huyện, thành phố.
- Định hướng chủ xử lý chất thải rắn y
tế nguy hại bao gồm:
+ Xử lý theo mô hình cụm. Riêng Bệnh
viện ĐK tỉnh do thiết bị xử lý chất thải y tế lây nhiễm không đáp ứng được nhu
cầu trong 01 năm trở lại đây, lượng chất thải lây nhiễm lớn, công suất thiết bị
xử lý theo cụm đặt tại Bệnh viện Nhi không đủ để xử lý cho Bệnh viện ĐK tỉnh
nên rất cần đầu tư hệ thống thiết bị xử lý chất thải y tế lây nhiễm để xử lý tại
chỗ cho Bệnh viện ĐK tỉnh.
+ Quy mô nhỏ: xử lý tại chỗ
cho các Bệnh viện nằm ở huyện miền
núi, vùng sâu vùng xa;
+ Quy mô rất nhỏ: các PKĐKKV, phòng
khám tư nhân và TYT.
- Chủ xử lý nước thải y tế là tất cả
các cơ sở y tế.
- Chủ xử lý CTRYT nguy hại và nước thải
phải có hệ thống xử lý với công suất và công nghệ phù hợp; nhân viên vận hành
và bảo dưỡng hệ thống xử lý phải được đào tạo.
- Mô hình xử CTRYT nguy hại (giai đoạn
đến năm 2020):
Thanh Hóa là một trong những tỉnh được
hưởng Dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện - Bộ Y tế”. Hiện nay trong toàn tỉnh
đang được đầu tư 9 cụm xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm đặt tại 9 Bệnh viện,
đã đi vào hoạt động, rác thải đầu ra đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường với quy
mô, công suất xử lý rác thải y tế lây nhiễm cho toàn ngành. Cụ thể như sau:
STT
|
Địa điểm
|
Vùng xử lý
|
Số giường đến năm 2020
|
Tổng số chất
thải lây nhiễm (kg/ngày)
|
|
I/ Địa điểm
đặt cụm:
|
|
|
|
Cụm 1
|
Bệnh viện Nhi Thanh
Hóa
|
- Bệnh viện Phụ Sản
- Bệnh viện Nhi
- Bệnh viện Phổi
- Bệnh viện Tâm Thần
- Bệnh viện Mắt
- Bệnh viện Da Liễu
- Bệnh viện YDHCT
- BVĐK Thành
Phố
- Bệnh viện Nội Tiết
- BVĐK Quảng Xương
- BVĐK Sầm Sơn
- Bệnh viện PHCN
- Các Bệnh viện tư nhân, phòng khám
đa khoa và các Trạm Y tế.
- Các Trung tâm dự phòng tuyến tỉnh
|
3240
|
600
|
Cụm 2
|
BVĐK Hậu Lộc
|
BVĐK Hậu Lộc
|
220
|
250
(đã
bao gồm các
phòng
khám tư nhân và trung tâm y tế xã)
|
BVĐK Hoằng Hóa
|
250
|
BVĐK Hà Trung
|
250
|
BVĐK Nga Sơn
|
250
|
BV Thị xã Bỉm Sơn
|
200
|
Tổng giường
công lập cụm 2
|
1170
|
Cụm 3
|
BVĐK Triệu Sơn
|
BVĐK Thiệu Hóa
|
200
|
250
(đã
bao gồm các các phòng khám tư nhân và trung tâm y tế xã)
|
BVĐK Đông Sơn
|
150
|
BVĐK Yên Định
|
230
|
BVĐK Triệu Sơn
|
230
|
BVĐK Thọ Xuân
|
220
|
Tổng giường
công lập cụm 3
|
1030
|
Cụm 4
|
BVĐK huyện Ngọc Lặc
|
BVĐK Ngọc Lặc
|
500
|
230
(đã
bao gồm các phòng khám tư nhân và trung tâm y tế xã)
|
BVĐK Lang Chánh
|
120
|
BVĐK Thường Xuân
|
230
|
Các cơ sở y tế tư nhân tại Khu thị
trấn Lam Sơn, Sao Vàng
|
50
|
Tổng giường
công lập cụm 4
|
900
|
Cụm 5
|
BVĐK huyện Thạch
Thành
|
BVĐK Thạch Thành
|
300
|
150
(đã
bao gồm các phòng khám tư nhân và trung tâm y tế xã)
|
BVĐK Vĩnh Lộc
|
220
|
BVĐK Cẩm Thủy
|
210
|
Tổng giường
công lập cụm 5
|
730
|
Cụm 6
|
BVĐK huyện Nông Cống
|
BVĐK Nông Cống
|
220
|
120
(đã
bao gồm các phòng khám tư nhân và trung tâm y tế xã)
|
BVĐK Như Thanh
|
130
|
BVĐK Như Xuân
|
150
|
Tổng giường
công lập cụm 6
|
500
|
Cụm 7
|
BVĐK Khu vực Tĩnh
Gia
|
Bệnh viện ĐK huyện Tĩnh Gia
|
250
|
120
(đã
bao gồm các phòng khám tư nhân và trung tâm y tế xã)
|
Bệnh viện ĐK Quốc tế Nghi Sơn
|
200
|
Các cơ sở y tế trong huyện Tĩnh Gia,
khu công nghiệp Nghi Sơn, các phòng khám đa khoa ngoài công lập, các trạm y tế
xã
|
50
|
Tổng giường
công lập cụm 7
|
500
|
Cụm 8
|
BVĐK huyện Bá Thước
|
Xử lý tại chỗ
|
200
|
35
|
Cụm 9
|
BVĐK huyện Quan Hóa
|
Xử lý tại chỗ
|
200
|
35
|
- Bệnh viện ĐK tỉnh Thanh Hóa đang thực
hiện mô hình xử lý tại chỗ theo Kế hoạch quản lý chất thải y tế của tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2016-2020. Vào khoảng 01 năm trở lại đây, hệ thống xử lý chất thải của bệnh
viện đã bị hỏng, xuống cấp, các chất thải y tế lây nhiễm đang tồn đọng cục bộ,
gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.
- Chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thanh Hóa nếu không được quản lý, xử lý sẽ là nguồn ô nhiễm lớn đối với
con người và môi trường sống, đây là bệnh viện lớn nhất tỉnh tập trung và tiềm ẩn
nhiều nguy cơ phơi nhiễm cao, dễ lan truyền, bùng phát bệnh dịch ra thành phố
Thanh Hóa và diễn biến
khó lường.
- Thời điểm Bệnh viện Nhi lập dự án mô
hình cụm trong thành phố thì hệ thống xử lý chất thải của BVĐK tỉnh đang hoạt động
bình thường nên
công suất không tính lượng chất thải BVĐK tỉnh.
- Hiện nay vẫn áp dụng tại BVĐK tỉnh
là xử lý theo mô hình tại chỗ do lượng chất thải y tế phát sinh rất lớn nên xử lý
ngay sớm ngay tại nguồn, hạn chế vận chuyển ra bên ngoài, dễ lây lan ra xã hội.
- Nhu cầu cấp thiết của BVĐK tỉnh
Thanh Hóa là cần đầu tư hệ thống xử lý tiên tiến sớm và triệt để, ngăn chặn dịch
bệnh lây lan. Bên cạnh đó, bệnh viện không có nhà lưu trữ, các hệ thống thu
gom, vận chuyển chất thải còn thiếu, cần đào tạo và cải thiện nâng cao.
- Tại thời điểm lập và triển khai dự
án hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện vay vốn Ngân hàng thế giới (giai đoạn 2,
năm 2014-2015), thiết bị xử lý chất thải y tế lây nhiễm bằng công nghệ không đốt
của Bệnh viện vẫn đang hoạt động nên khi tính toán lượng chất thải y tế lây nhiễm
cần xử lý cho thành phố Thanh Hóa đặt thiết bị xử lý tại Bệnh viện Nhi đã không
tính lượng chất thải phát sinh của Bệnh viện ĐK tỉnh. Thực tế lượng chất thải
YTLN của Bệnh viện ĐK tỉnh là rất lớn, khoảng 400kg/ngày hiện tại và khoảng
500kg/ngày đến năm 2020. Công suất của thiết bị xử lý đặt tại Bệnh viện Nhi
không đủ để xử lý thêm CTYTLN cho Bệnh viện ĐK tỉnh.
- Trong hơn 1 năm qua, thiết bị xử lý
CTRYTLN của Bệnh viện ĐK tỉnh không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Bệnh viện
đang gặp rất nhiều khó khăn và chưa có phương án xử lý đối với CTRYTLN của Bệnh viện. Do
vậy Bệnh viện ĐK tỉnh xin được áp dụng mô hình xử lý tại chỗ để xử lý sớm ngay
tại nguồn lượng chất thải phát sinh rất lớn này, hạn chế vận chuyển ra bên
ngoài, dễ lây lan ra xã hội. Vì vậy đề nghị được đầu tư tại chỗ cho:
1. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
- Mô hình xử lý tại chỗ áp dụng cho bệnh
riêng lẻ áp dụng cho các chủ xử lý quy mô nhỏ và rất. Do tỉnh Thanh Hóa diện
tích tự nhiên rộng (huyện xa nhất là Mường Lát cách TP gần 300 km, hay huyện
Quan Hóa, huyện Bá Thước, huyện Quan Sơn, địa hình miền núi nên mô hình xử lý
chất thải rắn tập trung hoặc theo cụm không khả thi đối với các khu vực này hoặc
chi phí vận chuyển tốn kém, vì vậy đề nghị được đầu tư tại chỗ cho:
1. Bệnh viện ĐK huyện Mường Lát,
2. Bệnh viện ĐK huyện Quan Sơn.
1.3. Đối với cơ sở vận chuyển
chất thải y tế:
- Chủ vận chuyển chất thải sinh hoạt:
Công ty môi trường đô thị của tỉnh, huyện, thành phố.
- Chủ vận chuyển CTRYT nguy hại là các
chủ xử lý CTRYT nguy hại theo mô hình
cụm bệnh viện. Các chủ xử lý này đã có xe vận chuyển CTNH chuyên dụng đảm bảo
tiêu chuẩn chung.
2. Xây lắp và
thiết bị:
2.1. Quản lý chất thải rắn y tế:
2.1.1. Phương tiện phân loại, thu gom,
vận chuyển, lưu giữ
a) Cho các bệnh viện (xem phụ lục 3.8.1 và 3.8.2)
- Mua sắm khoảng 604.531 túi nilon đựng
CTRYT nguy hại đúng quy cách cho 08 bệnh viện để dùng trong một năm.
- Mua sắm 1.117 hộp đựng vật sắc nhọn
đúng quy cách cho 08 bệnh viện dùng trong một năm
- Mua sắm 2.837 thùng đựng CTRYT nguy
hại đúng quy cách cho 08 bệnh viện.
- Mua sắm 267 bộ trang phục bảo hộ lao
động cho nhân viên tham gia thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRYT nguy hại trong
các bệnh viện,
- Xây lắp nhà lưu giữ chất thải diện
tích nhỏ cho cụm các Trung tâm y tế tuyến tỉnh: TTYTDP tỉnh, TT CSSKSS, TT Kiểm
nghiệm dược phẩm - Mỹ phẩm, TT phòng chống HIV/AIDS...
2.1.2. Thiết bị xử lý CTRYT nguy hại
Tiêu chí lựa chọn áp dụng công nghệ xử
lý: xử lý triệt để lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh đồng thời phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương:
+ Thành phần, tính chất chất thải rắn
y tế nguy hại;
+ Khả năng phân loại, cô lập chất thải
rắn y tế tại nguồn thải;
+ Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại
cần xử lý;
Dựa trên các tiêu chí như trên chọn công
nghệ không đốt cho xử lý CTRYTLN của Bệnh viện ĐK tỉnh Thanh Hóa như sau: Đầu
tư mua mới, vận hành, bảo dưỡng 02 hệ thống thiết bị xử lý CTRYT nguy hại quy
mô lớn (công suất trên 400 kg/ngày) cho bệnh viện ĐK tỉnh.
2.1.3. Hố chôn bê tông
Đầu tư xây dựng các hố chôn bê tông
trong khuôn viên của các bệnh viện để cô lập chất thải loại D nếu dùng công nghệ
không đốt. Cụ thể Bệnh viện đa khoa tỉnh xây 08 hố chôn bê tông;
2.2. Thu gom và xử lý nước thải y tế
2.2.1. Hệ thống xử lý nước thải
bệnh viện
Tiếp tục triển khai xây lắp 03 hệ thống
xử lý nước thải theo nguồn vốn hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện - vốn vay
ngân hàng thế giới đã được ký thỏa thuận tài trợ, cụ thể:
TT
1
2
3
|
Tên bệnh viện
Bệnh viện đa khoa huyện Thiệu Hóa
Bệnh viện Phổi Thanh Hóa.
Bệnh viện đa khoa huyện
Ngọc Lặc
|
Và các bệnh viện còn lại chưa có nguồn đầu tư xây
dựng Hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên đến nay bao gồm: Sầm Sơn, Nga Sơn, Đông Sơn,
Quảng Xương, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, Nông Cống, Yên Định, Cẩm Thủy, Như Thanh, Như
Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn.
2.2.2. Công trình xử lý nước thải y tế
khác
- Xây mới, vận hành và bảo dưỡng Hệ thống
xử lý nước thải công suất 10 m3/ngày cho các Trung tâm y tế tuyến
huyện.
- Xây mới, vận hành và bảo dưỡng Hệ thống
xử lý thải công suất không quá 5 m3/ngày cho TYT xã/phường/thị trấn.
3. Tăng cường
năng lực thể chế cho quản lý CTYT kết hợp đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận
thức
Đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm tăng cường
năng lực thể chế cho quản lý chất thải y tế trong tỉnh Thanh Hóa. Đó là: (1)
Tăng cường cơ cấu tổ chức ở tuyến tỉnh và ở các cơ sở y tế; (2) Đào tạo và
tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý chất thải y tế; (3) Cải thiện hệ thống
theo dõi và giám sát thực thi.
3.1. Cơ cấu tổ chức
3.1.1. Ban quản lý chất thải y tế của
tỉnh
Quản lý chất thải y tế đòi hỏi sự phối
kết hợp nhiều ban ngành. Một hội đồng quản lý chất thải y tế của tỉnh được đề
xuất thành lập. Thành phần của ban bao gồm: Chủ tịch hội đồng (là lãnh đạo UBND
tỉnh), phó chủ tịch hội đồng (giám đốc Sở Y tế), thư ký hội đồng
(cán bộ phụ trách quản lý chất thải y tế của Sở Y tế), đại diện của các ban
ngành liên quan như Sở Tài
nguyên môi trường, Sở Xây dựng, Sở Khoa học công nghệ, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở
Tài chính v.v.
Hội đồng quản lý chất thải y tế của tỉnh
họp 3 tháng một lần. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản lý chất thải y tế tỉnh
dự kiến là: (i) Xem xét, đề xuất, tư vấn cho lãnh đạo tỉnh xây dựng, sửa đổi, bổ
sung các quy định về quản lý chất thải y tế sao cho phù hợp với quy định của
pháp luật và điều kiện thực tế của tỉnh; (ii) Tư vấn cho lãnh đạo tỉnh về xây dựng,
chỉnh sửa và bổ sung kế hoạch quản lý chất thải y tế trong tỉnh; (iii) tư vấn
sửa chữa, thiết kế, xây dựng, lắp đặt các công trình xử lý chất thải y tế; (iv)
tư vấn cho lãnh đạo tỉnh đề ra các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc trong quá
trình triển khai hoạt động quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.
3.1.2. Trách nhiệm và cơ chế phối hợp
của các cơ
quan
quản lý
Trách nhiệm của các cơ quan quản
lý nhà nước tham gia vào quản lý chất thải y tế dự kiến như sau:
a) Sở Y tế
- Căn cứ vào Quyết định số 4266/QĐ-UBND ngày
02/12/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Phê duyệt kế hoạch đầu tư hệ thống xử
lý nước thải các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và bệnh viện đa khoa khu vực. Kế
hoạch số 68/KH-UBND ngày 01/8/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch Triển
khai thực hiện Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025.
Chịu trách nhiệm quản lý phê duyệt kế hoạch xử lý chất thải y tế của các bệnh
viện trên địa bàn. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Trực tiếp điều hành, kết hợp với các
ban ngành liên quan trong tỉnh, bảo đảm tiến độ thực hiện theo đúng theo kế hoạch.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế trong tỉnh
xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu kế hoạch đề
ra.
- Giao cho người đứng đầu các cơ sở y
tế những nhiệm vụ sau;
+ Chịu trách nhiệm về quản lý chất thải
y tế từ khi phát sinh tới khâu tiêu hủy cuối cùng.
+ Mua và cung cấp đủ các phương tiện
chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải; phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải của địa
phương để xử lý và tiêu hủy chất thải y tế theo quy định.
+ Thực hiện các biện pháp làm giảm lượng
chất thải phải tiêu hủy thông qua các hoạt động giảm thiểu, thu gom, tái chế và
tái sử dụng sau khi xử lý đúng quy định.
- Quản lý tốt việc xử lý chất thải tại
các cơ sở hành nghề y tế tư nhân.
- Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế quản lý và xử lý chất
thải y tế.
- Ngành y tế tổ chức đánh giá kết quả
thực hiện đề án quản lý và xử lý chất thải mỗi 6 tháng và cả năm.
b) Sở Tài nguyên và
Môi trường:
- Hỗ trợ về chuyên môn trong việc xây
dựng và trang bị Hệ thống xử lý chất thải y tế rắn và lỏng, thẩm định và thanh
kiểm tra các việc xử lý chất thải tại các cơ sở y tế.
- Hỗ trợ nguồn kinh phí cho quản
lý chất thải y tế từ ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường.
- Chức năng thẩm định, cấp phép, theo
dõi và giám sát môi trường của Sở.
c) Công ty môi trường
đô thị:
- Chỉ đạo các đơn vị thu gom chất thải
kiên quyết không thu gom chất thải y tế nguy hại chung với chất thải thông thường,
- Hỗ trợ Ngành y tế trong việc thu gom
và vận chuyển chất thải y tế nguy hại (ở các địa phương không có xe chở chất thải
y tế chuyên dụng) cũng như xử lý và tiêu hủy sau cùng các chất thải nguy hại
bao gồm tro lò đốt và bùn thải của hệ thống xử lý nước thải.
d) Cảnh sát môi trường:
Thanh kiểm tra và xử lý các cơ sở gây
ô nhiễm môi trường, các cơ sở không thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
e) UBND các cấp:
Đưa chỉ tiêu quản lý và xử lý chất thải
y tế vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương và thông qua
cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp để xem xét quyết định và chỉ đạo thực hiện
có hiệu quả từng nội dung cụ thể đã nêu trong đề án.
Đẩy mạnh và tăng cường quản
lý nhà nước về công tác quản lý và xử lý chất thải y tế trên địa bàn.
3.1.3. Hệ thống tổ chức quản lý chất
thải y tế trong các cơ sở y tế.
a) Đối với các nguồn thải
chỉnh:
Giám đốc bệnh viện là chủ nguồn thải
chất thải nguy hại, ngoài ra có thể chủ vận chuyển và chủ xử lý chất thải nguy
hại nếu bệnh viện có vận chuyển và xử lý CTNH tại chỗ. Trách nhiệm của giám đốc
bệnh viện, chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH được quy định trong Quy
chế quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên &
Môi trường, quy định các hoạt động cơ bản trong quá trình quản lý chất thải y tế
từ quá trình phân định, phân loại, thu gom đến vận chuyển, xử lý chất thải y tế,
chế độ báo cáo, biểu mẫu sổ giao nhận chất thải y tế, hồ sơ quản lý chất thải y
tế và trách nhiệm người đứng đầu cơ sở y tế) và trong Thông tư số
12/2006/TT-BTNMT về Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng
ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại, Giám đốc bệnh viện phải
thiết lập một hệ thống quản lý chất thải y tế trong bệnh viện, bao gồm hội đồng,
cán bộ chuyên trách và mạng lưới ở các khoa/phòng. Hệ thống quản lý chất thải y
tế có thể lồng ghép vào hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc hệ thống bảo hộ lao
động hiện có trong bệnh viện. Chức năng nhiệm vụ của các cán bộ tham gia vào hệ
thống quản lý chất thải y tế phải được mô tả rõ ràng.
Theo Hướng dẫn Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh
viện (ban hành kèm theo Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ trưởng Bộ
Y tế), tất cả bệnh viện trong tỉnh phải thiết lập hệ thống tổ chức kiểm soát
nhiễm khuẩn. Hệ thống này bao gồm Hội đồng (ban) kiểm soát nhiễm khuẩn; Khoa (tổ)
kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm những nhân viên tham gia thu gom, vận chuyển, xử
lý CTYT rắn và lỏng; Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa.
Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của
hệ thống làm công tác bảo hộ lao động trong các cơ sở y tế (Quyết định số:
3079/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế), các cơ sở y tế phải
thành lập Hệ thống làm công tác bảo hộ lao động. Hệ thống này bao gồm Hội đồng
bảo hộ lao động (áp dụng cho cơ sở có 60 người trở lên); cán bộ phụ trách công
tác bảo hộ lao động (do hội đồng BHLĐ đề cử); Y tế cơ quan; Mạng lưới an toàn vệ
sinh viên.
b) Đối với các nguồn
thải thứ yếu:
Các cơ sở y tế khác (không phải bệnh
viện) phải có cán bộ phụ trách về quản lý chất thải y tế và phân công người thực
hiện thu gom, vận chuyển, xử lý trong cơ sở y tế. Hệ thống quản lý chất
thải y tế trong các nguồn thải thứ yếu có thể lồng ghép vào hệ thống kiểm soát
nhiễm khuẩn hoặc hệ thống bảo hộ lao động hiện có trong bệnh viện. Chức năng
nhiệm vụ của các cán bộ tham gia vào hệ thống quản lý chất thải y tế phải được
mô tả rõ ràng.
3.2. Nâng cao năng lực quản lý cho cơ
sở y tế kết hợp đào tạo và tuyên truyền nâng cao nhận thức
Các giải pháp nâng cao năng lực quản
lý cho các cơ sở y tế bao gồm: (i) Đào tạo về quản lý chất
thải y tế cho cán bộ y tế có liên quan; (ii) Xây dựng sổ tay quản lý
chất thải bệnh viện; (iii) Thiết lập chương trình theo dõi và giám sát quản lý
chất thải trong bệnh viện; (iv) Thực hiện chương trình tuyên truyền nâng cao nhận
thức của bệnh nhân và cộng đồng. Các giải pháp sẽ được áp dụng cho bệnh viện
(nguồn thải chính) và các cơ sở y tế khác (nguồn thải thứ yếu).
3.2.1. Đối với các bệnh viện (xem phụ
lục 3-9)
a) Đào tạo
- Đào tạo về quản lý chất thải y tế:
+ Hình thức đào tạo tập trung
+ Thời gian đào tạo 3 ngày
+ Đối tượng: Trưởng ban, trưởng
khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, trưởng phòng hành chính quản trị hoặc trưởng phòng
điều dưỡng
- Đào tạo về quản lý, vận hành và bảo
dưỡng các công trình xử lý rác thải và nước thải y tế
+ Hình thức đào tạo tập trung
+ Thời gian đào tạo 3 ngày
+ Đối tượng: cán bộ vận hành và bảo đưỡng
các công trình xử lý chất thải bệnh
viện.
- Đào tạo nâng cao nhận thức cho tất cả
nhân viên bệnh viện
+ Hình thức đào tạo tại chỗ (trong bệnh
viện)
+ Thời gian đào tạo: 1 ngày/lớp
+ Đối tượng: 4 nhóm đối tượng gồm bác
sĩ, điều dưỡng, hộ lý và nhân viên môi trường, thành viên hội đồng CNK.
b) Sổ tay quản lý
chất thải bệnh viện
- Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng sổ tay quản
lý chất thải bệnh viện
- Số lượng sổ tay: 5 sổ tay/bệnh viện
c) Chương trình theo
dõi và giám sát quản lý chất thải bệnh viện:
Chương trình theo dõi giám sát tuân thủ
quy trình liên quan đến chất thải y tế và quan trắc chất lượng mỗi bệnh viện,
định kỳ 01 Quý/lần.
d) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của bệnh
nhân và cộng đồng
- Sử dụng tờ rơi, tranh ảnh, pano… để tuyên truyền
và nâng cao nhận thức.
- Đối tượng: bệnh nhân và cộng đồng
- Số lượng chương trình tối thiểu 01 lần/năm.
3.2.2. Đối với các cơ sở y tế khác
a) Đào tạo tập trung
- Đào tạo ở tuyến tỉnh
+ Thời gian đào tạo 1 ngày
+ Nội dung: các quy định về quản lý chất
thải y tế
+ Đối tượng: cán bộ tham gia quản lý
CTYT của các Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh và huyện, số lượng 37 người của
37 trung tâm.
- Đào tạo ở tuyến xã
+ Thời gian đào tạo: 1 ngày
+ Nội dung: các quy định về quản lý chất
thải y tế
+ Đối tượng: cán bộ tham gia quản lý
CTYT trong TYT, số lượng 637 cán bộ của 637 TYT, chia làm 10 lớp.
b) Đào tạo trong cơ sở y tế
- Cơ sở y tế tổ chức đào tạo cho tất cả
nhân viên
- Số lớp đào tạo: 1 lớp/cơ sở y tế
3.3. Theo dõi và giám sát thực thi
- Chế độ báo cáo định kỳ: các cơ sở y
tế trong tỉnh phải thực hiện chế độ báo cáo với Sở Y tế về tình hình hoạt động
quản lý CTYT sáu tháng một lần. Sở Y tế sẽ thiết kế và ban hành biểu mẫu báo
cáo về quản lý chất thải y tế thống nhất trong toàn tỉnh.
- Theo dõi và giám sát: Sở Y tế tổ chức
kiểm tra hoạt động tất cả các bệnh viện ít nhất một lần trong năm. Trung tâm y
tế dự phòng tỉnh, huyện thực hiện kiểm tra giám sát và quan trắc môi trường nước
trong tất cả bệnh viện và TTYT có giường bệnh trên địa bàn tỉnh. Thanh tra Sở Y
tế phối hợp với thanh tra môi trường, cảnh sát môi trường tiến hành thanh tra
các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý CTYT nguy hại và xử lý các vi phạm
theo quy định hiện hành.
4. Giải pháp
tài chính:
Sở Y tế huy động các nguồn vốn hợp
pháp (như vốn ngân sách, vốn ODA v.v) để thực hiện cải thiện công tác quản lý
CTYT tỉnh.
Giai đoạn đến hết năm 2020: đầu tư xây
dựng mới hệ thống xử lý nước thải cho 03 bệnh viện và xây dựng 01 hệ thống xử
lý chất thải rắn cho 01 bệnh viện (BVĐK tỉnh), cụ thể như sau:
Đơn vị tính:
Triệu đồng
TT
|
Tên bệnh viện
đầu tư
|
Tổng kinh
phí đầu
đề
nghị đầu tư (ước tính)
|
Trong đó
|
Đề nghị WB
đầu tư (ước tính)
|
Kinh phí đối
ứng (ước tính)
|
1
|
Bệnh viện Phổi Thanh Hóa
|
18.394
|
15.665
|
2.729
|
2
|
BVĐK huyện Thiệu Hóa
|
12.333
|
10.449
|
2.006
|
3
|
BVĐK Khu vực Ngọc Lặc
|
27.213
|
23.303
|
3.910
|
4
|
BVĐK tỉnh Thanh Hóa
|
16.194
|
13.740
|
2.454
|
|
Cộng
|
74.134
|
63.157
|
11.099
|
TT
|
Tên bệnh viện
đầu tư
|
Tổng kinh
phí đầu
đề
nghị đầu tư (ước tính)
|
Trong đó
|
Đề nghị WB
đầu tư (ước tính)
|
Kinh phí đối
ứng (ước tính)
|
1
|
Bệnh viện Phổi Thanh Hóa
|
17.621
|
14.959
|
2.661
|
2
|
BVĐK huyện Thiệu Hóa
|
11.897
|
9.939
|
1.958
|
3
|
BVĐK Khu vực Ngọc Lặc
|
26.406
|
22.586
|
3.819
|
4
|
BVĐK tỉnh Thanh Hóa
|
15.679
|
13.225
|
2.454
|
|
Cộng
|
71.603
|
60.709
|
10.892
|
Tổng mức đầu tư sẽ được tính toán chi tiết dựa
trên nhu cầu đầu tư của từng Bệnh viện và tuân theo các yêu cầu và hướng dẫn của
chính phủ, dự án và
nhà tài trợ.
Nơi nhận:
-
UBND tỉnh (để BC);
-
Bộ Y tế (để BC);
-
Lưu VP.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ
TỊCH
Phạm
Đăng Quyền
|