Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3210/QĐ-BNN-HTQT 2022 kế hoạch bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp

Số hiệu: 3210/QĐ-BNN-HTQT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành: 24/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3210/QĐ-BNN-HTQT

Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2022 TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN “BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP” DO CƠ QUAN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ HOA KỲ (USAID) TÀI TRỢ

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 56/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

Căn cứ Quyết định số 1626/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Văn kiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ;

Xét đề nghị của Trưởng ban Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2022 Dự án “Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp” tại Tờ trình số 997/TTr-DALN-KHKT ngày 02/8/2022; Xét bản giải trình của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2022 trong khuôn khổ Dự án “Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp” do Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp làm Chủ dự án theo Phụ lục đính kèm.

Điều 2. Giám đốc Ban quản lý Dự án “Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp” hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban quản lý dự án Trung ương, các tỉnh và các bên có liên quan thực hiện kế hoạch theo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng theo quy định pháp luật của Việt Nam và quy định của Nhà tài trợ.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Hợp tác Quốc tế; Tài chính; Kế hoạch; Trưởng ban Ban quản lý dự án Lâm nghiệp; Giám đốc Ban quản lý dự án “Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp” và các tỉnh tham gia dự án; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, NG; CA; CT; QP; TN&MT (để p/h);
- Các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh; các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk và Tây Ninh (để p/h và t/h);
- Tổng cục Lâm nghiệp (để p/h);
- BQL các dự án Lâm nghiệp (để th/h);
- Tổ chức WWF (để th/h);
- Lưu: VT, HTQT (TDL-25 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG NĂM 2022 DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT “ BẢO VỆ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP”
(Kèm theo Quyết định số 3210/QĐ/BNN-HTQT ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

MÃ HOẠT ĐỘNG

TÊN HOẠT ĐỘNG

NƠI THỰC HIỆN

THỜI GIAN THỰC HIỆN

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ/THỰC HIỆN

ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT(P) /HƯỞNG LỢI (B)

SẢN PHẨM ĐẦU RA

GHI CHÚ

Quý III

Quý IV

Sản phẩm trung gian không nghiệm thu

Sản phẩm nghiệm thu

A

HỢP PHẦN 1: HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG, CAM KẾT CỦA CÁC LÃNH ĐẠO, CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ ĐVHD

 

1.1

Tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo các cấp (Trung ương và địa phương) về bảo vệ các loài ĐVHD để góp phần giải quyết nạn buôn bán bất hợp pháp ĐVHD và các sản phẩm ĐVHD

 

1.1.1

Thực hiện Nghiên cứu chính trị-xã hội về tình hình buôn bán, tiêu thụ ĐVHD/buôn bán, tiêu thụ ĐVHD trái pháp luật, chia sẻ kết quả nghiên cứu và xác định lãnh đạo các cơ quan Trung ương và địa phương ủng hộ và tham gia chống buôn bán ĐVHD bất hợp pháp.

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

P. WWF

B. Các cơ quan lập pháp (UB khoa học Công nghệ và Môi trường), nhà hoạch định chính sách, Đại biểu Quốc hội, Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT

- Kế hoạch triển khai nghiên cứu, Dự thảo Báo cáo sơ bộ, kết quả nghiệm thu sản phẩm đầu ra của Tư vấn.

- Kế hoạch phối hợp, kế hoạch tổ chức hội thảo, kinh phí, biên bản cuộc họp.... với các đối tác trung ương và địa phương, các tổ chức CSO.

- Danh sách các Cơ quan, Ban, Ngành và các nhà lãnh đạo ủng hộ và tham gia chống buôn bán ĐVHD bất hợp pháp.

Báo cáo nghiên cứu về tình hình buôn bán, tiêu thụ ĐVHD bất hợp pháp và các khuyến nghị về chính sách được xây dựng và trình lên các cơ quan liên quan và các nhà hoạch định chính sách/người ra quyết định; Xác định được các Cơ quan, Ban, Ngành và các nhà lãnh đạo ủng hộ và tham gia chống buôn bán ĐVHD bất hợp pháp.

 

1.1.2.

Thiết kế và xây dựng Kế hoạch hành động vận động đối thoại chính sách phù hợp với các cấp lãnh đạo cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện.

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

B. Các cơ quan lập pháp (UB khoa học Công nghệ và Môi trường; Trung tâm nghiên cứu pháp luật hành chính nhà nước Viện Nghiên cứu Lập pháp của UBTV Quốc Hội), nhà hoạch định chính sách, Đại biểu Quốc hội, Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT

- Kế hoạch triển khai đánh giá hiện trạng chính sách do tư vấn thực hiện.

- Tài liệu tóm tắt hiện trạng khung chính sách về buôn bán ĐVHD trái pháp luật (Policy brief)

- Kế hoạch phối hợp, biên bản cuộc họp.... với các đối tác Trung ương và địa phương, các tổ chức CSO.

- Sản phẩm truyền thông, hình ảnh, thông điệp.

Kế hoạch hành động vận động đối thoại chính sách được xây dựng phù hợp với các nội dung ưu tiên của chiến lược chính sách quốc gia và được chia sẻ với các bên liên quan.

 

1.1.3

Vận động Đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan toà án, viện kiểm sát, lãnh đạo các cấp Trung ương, cấp tỉnh và thành phố ủng hộ và tham gia vào nỗ lực phòng chống buôn bán ĐVHD bất hợp pháp.

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

B. Văn phòng Quốc hội (Trung tâm nghiên cứu pháp luật hành chính nhà nước Viện Nghiên cứu Lập pháp của UBTV Quốc Hội), các Uỷ ban của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, lãnh đạo chính phủ, bộ ban ngành Trung ương và địa phương.

- Kế hoạch hành động, tiêu chí lựa chọn và Danh sách các cơ quan, lãnh đạo các cấp cam kết ủng hộ và hành động chống buôn bán ĐVHD trái pháp luật

- Kế hoạch phối hợp, kế hoạch tổ chức hội thảo, kinh phí, biên bản cuộc họp.... với các đối tác Trung ương và địa phương, các tổ chức CSO.

- Sản phẩm truyền thông, hình ảnh, thông điệp

Bộ tài liệu vận động/đối thoại chính sách được xây dựng và thiết kế phù hợp cho từng nhóm lãnh đạo các cấp; Vận động được 10 lãnh đạo đồng thuận tham gia các hoạt động chống buôn bán ĐVHD bất hợp pháp kèm theo danh sách và phân công nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể.

 

1.1.4

Hỗ trợ thành lập cơ chế và mạng lưới hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực nhằm phát động và duy trì Phong trào “Không khoan nhượng với nạn buôn bán và tiêu thụ ĐVHD trái pháp luật” ở cấp trung ương và địa phương.

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

B. Văn phòng Chính Phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Tổ chức CSO, NGO hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn và cộng đồng người dân tại các địa bàn mục tiêu.

- Kế hoạch phối hợp, kế hoạch tổ chức hội thảo, kinh phí, biên bản cuộc họp.... với các đối tác trung ương và địa phương, các tổ chức CSO.

- Tài liệu hội thảo, tài liệu kỹ thuật do Dự án phối hợp với đơn vị đối tác xây dựng

- Sản phẩm truyền thông, hình ảnh, thông điệp

Nội dung Phòng chống buôn bán ĐVHD bất hợp pháp được đưa vào chương trình nghị sự cấp trung ương và địa phương với sự tham gia tích cực từ khối tư nhân thông qua VCCI.

 

1.1.5

Thúc đẩy và tăng cường sự phối hợp liên Chính phủ giữa Việt Nam và các quốc gia cung ứng các sản phẩm ĐVHD bất hợp pháp.

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPUM

WWF-US

B. Bộ NN&PTNT-Cơ quan thẩm quyền quản lý Cục Kiểm lâm, CITES,Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Quản lý thị trường (Cục nghiệp vụ), Viện kiểm sát tối cao

- Kế hoạch thực hiện nghiên cứu khả thi ứng dụng công nghệ phát hiện ĐVHD bất hợp pháp.

- Kế hoạch phối hợp, tổ chức hội nghị, kinh phí và báo cáo hoạt động phối hợp với các đối tác liên quan.

- Tài liệu tập huấn chuyên ngành do đối tác quốc tế thực hiện

- Sản phẩm truyền thông, hình ảnh, thông điệp

Các khu vực cảng/cửa khẩu cụ thể có các hoạt động buôn bán ĐVHD bất hợp pháp được xác định và lựa chọn; Bài học kinh nghiệm về công tác triển khai được chia sẻ thường kỳ với các bên liên quan; Phản hồi về tính ứng dụng và tính khả thi của các giải pháp, và mức độ quan tâm/tham gia được tổng hợp từ các đơn vị quản lý cảng/cửa khẩu.

 

1.2

Hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và giải quyết các rủi ro liên quan đến buôn bán bất hợp pháp ĐVHD (pháp lý, tài chính, uy tín) và hỗ trợ hành động của các doanh nghiệp tham gia chống buôn bán bất hợp pháp ĐVHD

 

1.2.1

Xây dựng kế hoạch vận động khối doanh nghiệp tư nhân, xác định các lãnh đạo doanh nghiệp ủng hộ và tham gia phong trào chống buôn bán ĐVHD bất hợp pháp; xây dựng tài liệu và công cụ về chống buôn bán ĐVHD bất hợp pháp dành riêng cho các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp chủ chốt.

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

B. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khối doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp.

- Dự thảo Báo cáo kỹ thuật liên quan do đơn vị triển khai/tư vấn thực hiện

- Kế hoạch phối hợp, danh sách đối tác, kế hoạch thực hiện hoạt động, kinh phí.. với các doanh nghiệp khu vực tư nhân.

- Tài liệu, báo cáo, biên bản các cuộc họp với các đối tác liên quan.

- 01 báo cáo khả thi xác định được các doanh nghiệp chủ chốt, các lãnh đạo có tầm ảnh hưởng, đề xuất chiến lược tiếp cận và kế hoạch hành động cụ thể của nhóm các lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội; Mối liên hệ giữa các doanh nghiệp về công nghệ có trụ sở tại Hoa Kỳ với Văn phòng đại diện tại Việt Nam được phân tích và làm rõ;

- 01 báo cáo về mạng lưới doanh nghiệp tư nhân và các khuyến nghị được xây dựng và chia sẻ rộng rãi với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân;

- 01 Đánh giá tính khả thi nhằm vận động sự ủng hộ và tham gia của các lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội có tầm ảnh hưởng/người nổi tiếng nhằm triển khai nền tảng chống buôn bán ĐVHD trên không gian mạng của WWF và lan toả thông điệp nhằm nâng cao nhận thức cho nhóm đối tượng gồm người hâm mộ và người theo dõi.

 

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-US

WWF-VN

B. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khối doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp.

- Dự thảo Báo cáo kỹ thuật liên quan do đơn vị triển khai/tư vấn thực hiện

- Kế hoạch phối hợp, danh sách đối tác, kế hoạch thực hiện hoạt động, kinh phí.. với các doanh nghiệp khu vực tư nhân.

- Tài liệu, nội dung chương trình OWLET (Anh- Việt) do đối tác quốc tế thực hiện

- Báo cáo kỹ thuật, biên bản các cuộc họp với các đối tác liên quan.

- Sản phẩm truyền thông, hình ảnh, thông điệp

- 01 Báo cáo về tính bền vững/tính ứng dụng và các khuyến nghị nhằm thúc đẩy triển khai Chương trình đào tạo, tập huấn và học tập trực tuyến về ĐVHD (OWLET); Các môđun tập huấn trực tuyến OWLET được Việt hoá, dễ tiếp cận và phù hợp với đối tượng là cán bộ thực thi chính sách của các doanh nghiệp công nghệ lớn.

 

1.2.2

Tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp về thương mại điện tử, dịch vụ tìm kiếm và mạng xã hội nhằm đánh giá và ngăn chặn tình trạng buôn bán ĐVHD trực tiếp được thực hiện qua các nền tảng, dịch vụ của đơn vị

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-US

WWF-VN

B. Các cơ quan thực thi pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông (VECOM), doanh nghiệp.

- Kế hoạch hoạt động, kinh phí tổ chức các hoạt động hội thảo, nâng cao nhận thức cho đơn vị liên quan.

- Tài liệu hội thảo, hội nghị, Báo cáo hoạt động

- Sản phẩm truyền thông, hình ảnh, thông điệp

Cán bộ thực thi pháp luật chủ chốt và Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp cận các môđun tập huấn về ĐVHD OWLET và hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam (thông qua Hợp phần 2); Các cuộc họp với sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước và tư nhân được tổ chức nhằm làm rõ tính cấp bách của nạn buôn bán ĐVHD trái pháp luật trên không gian mạng và tháo gỡ khó khăn, rào cản cho doanh nghiệp.

 

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-US

WWF-VN

B. Các cơ quan thực thi pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông (VECOM), doanh nghiệp.

- Dự thảo các báo cáo liên quan

- Kế hoạch hoạt động, kinh phí tổ chức các hoạt động hội thảo, nâng cao nhận thức cho đơn vị liên quan.

- Tài liệu hội thảo, hội nghị, Báo cáo hoạt động

- Sản phẩm truyền thông, hình ảnh, thông điệp

Liên minh các doanh nghiệp, hiệp hội hoạt động tại Việt Nam ủng hộ và tham gia tăng cường chính sách doanh nghiệp nhằm ngăn chặn nạn buôn bán ĐVHD bất hợp pháp; Báo cáo khả thi được xây dựng thông qua phản hồi, khuyến nghị từ doanh nghiệp và được chia sẻ cho các đối tác liên quan; Dự thảo Khung kế chính sách doanh nghiệp về chống buôn bán ĐVHD cấp quốc gia được xây dựng dành riêng cho doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

 

1.2.3

Hỗ trợ, tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính trong phát hiện và ngăn chặn tội phạm về tài chính liên quan đến buôn bán ĐVHD bất hợp pháp trên các nền tảng, dịch vụ do đơn vị cung cấp.

Hà Nội và các tỉnh

X (*)

X (*)

CPMU

WWF-VN

B. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Doanh nghiệp ngành tài chính và Ngân hàng

- Kế hoạch hoạt động, kinh phí tổ chức các hoạt động hội thảo, nâng cao nhận thức cho đơn vị liên quan.

- Tài liệu hội thảo, hội nghị.

- Sản phẩm truyền thông, hình ảnh, thông điệp

- 01 Báo cáo tập huấn thể hiện mức độ hiểu biết được nâng cao về các rủi ro từ các giao dịch tài chính giữa các nhóm tội phạm về ĐVHD với hoạt động rửa tiền và các hoạt động phạm pháp khác.

Thực hiện hoàn thiện trong năm 2022

1.2.4

Tăng cường năng lực cho khối doanh nghiệp tư nhân nhằm đánh giá và ngăn chặn tình trạng buôn bán ĐVHD được thực hiện không qua chuỗi cung ứng dịch vụ của đơn vị

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-US

WWF-VN

B. VCCI và khối doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp tư nhân.

- Tài liệu kỹ thuật do các tổ chức quốc tế soạn thảo

- Tài liệu đã được dịch sang tiếng Việt

Các mô đun tập huấn dành cho ngành vận tải hàng không được xây dựng, Việt hoá và chia sẻ với các đối tác liên quan; Các thông tin, dữ liệu liên quan đến tội phạm về tài chính và báo cáo “Red Flag” được tích hợp và cập nhật trên các mô đun tập huấn OWLET.

 

1.3

Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng, nhà báo và cộng đồng thể hiện vai trò tiên phong trong các nỗ lực chống buôn bán bất hợp pháp ĐVHD thông qua các cơ chế báo cáo và vận động chính sách

 

1.3.1

Xác định, tăng cường năng lực và thúc đẩy sự tham gia giải quyết nạn buôn bán ĐVHD trái pháp luật của các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng cấp Trung ương, cấp tỉnh và huyện nhằm giải quyết nạn buôn bán ĐVHD bất hợp pháp.

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN,

ENV

B. Các tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng và tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO)

- Kế hoạch triển khai nghiên cứu, Dự thảo Báo cáo sơ bộ, kết quả nghiệm thu sản phẩm đầu ra của Tư vấn.

- Kế hoạch phối hợp, kế hoạch tổ chức hội thảo, kinh phí, biên bản cuộc họp.... với các đối tác trung ương và địa phương, các tổ chức CSO.

- Danh sách các tổ chức CSO, CBO ủng hộ và tham gia chống buôn bán ĐVHD bất hợp pháp

- Số liệu thô thu thập từ các nguồn khác nhau do đơn vị triển khai thực hiện.

- 01 Báo cáo phân tích hiện trạng về vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội/tổ chức dựa vào cộng đồng trong nỗ lực phòng chống buôn bán ĐVHD bất hợp pháp được xây dựng và xác định nhu cầu về nâng cao năng lực cho các tổ chức CSOs

- Nâng cao hiệu quả sử dụng Hệ thống báo cáo (Cyber Spotter) và hệ thống báo cáo về buôn bán ĐVHD trực tuyến (dành cho công chúng) được đưa vào thử nghiệm và triển khai bởi ENV, TRAFFIC và WWF;

- Nhận thức của cộng đồng về hệ thống báo cáo trực tuyến các vụ buôn bán ĐVHD của ENV tăng lên.

 

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN,

ENV

B. Nhóm đối tượng mục tiêu và công chúng toàn xã hội

- Kế hoạch, kinh phí triển khai hoạt động.

- Tài liệu truyền thông, báo chí, hình ảnh

- Số liệu thô thu thập từ các nguồn khác nhau do Đơn vị triển khai thực hiện.

- Triển khai hoạt động truyền thông thông điệp về bảo vệ ĐVHD trên VOV, các nền tảng mạng xã hội.

- Báo cáo số liệu liên quan về tội phạm ĐVHD nói chung và tội phạm ĐVHD trực tuyến được xây dựng; Số liệu ban đầu về tình hình/khả năng ứng phó của lực lượng thực thi pháp luật đối với tội phạm về ĐVHD được tổng hợp.

 

1.3.2

Huy động sự tham gia của các mạng lưới tình nguyện viên đã được đào tạo bài bản nhằm thực hiện đánh giá và báo cáo về tình hình tuân thủ các quy định, chính sách về buôn bán ĐVHD của doanh nghiệp địa phương.

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

ENV

B. Mạng lưới tình nguyện viên

- Kế hoạch phối hợp, kinh phí và phương thức tổ chức hoạt động tuyển dụng tình nguyện viên

- Sản phẩm truyền thông, hình ảnh, báo chí...

- Số lượng tình nguyện viên tăng lên.

- 01 Báo cáo về huy động và tập huấn cho tình nguyện viên.

 

1.3.3

Mở rộng và phát triển mạng lưới Nhà báo điều tra về buôn bán ĐVHD bất hợp pháp

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

B. Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Dân Việt, Báo đại biểu Nhân dân, Phóng viên.

- Kế hoạch phối hợp, kinh phí và phương tổ chức hoạt động

- Sản phẩm truyền thông, báo chí...

- Số liệu ban đầu về các mạng lưới nhà báo điều tra tham gia hoạt động điều tra về buôn bán, tiêu thụ ĐVHD bất hợp pháp được xây dựng và chia sẻ.

- Có ít nhất 10 phóng viên điều tra được hỗ trợ và cung cấp thông tin về chống buôn bán ĐVHD và vận động chính sách.

 

B

HỢP PHẦN 2: HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN VỀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BUÔN BÁN BẤT HỢP PHÁP ĐVHD

 

2.1

Hỗ trợ nâng cao nguồn lực, năng lực và khuyến khích các cơ quan tư pháp tăng cường thực thi pháp luật đối với tội phạm buôn bán ĐVHD

 

2.1.1

Tiến hành đánh giá những tồn tại, hạn chế, bất cập của chính sách và pháp luật hiện hành trong quá trình thực thi pháp luật; Những khuyến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chống buôn bán động vật hoang dã

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

B. Các cơ quan thực thi pháp luật và Khối tư pháp

Báo cáo các cuộc họp kỹ thuật, tài liệu các cuộc họp kỹ thuật (cả tài liệu bản mềm và bản cứng)

- 01 Báo cáo chi tiết về những tồn tại và đề xuất giải pháp.

 

2.1.2

Chính thức hóa bộ chương trình giảng dạy hiện có và phát triển các tài liệu bổ sung trong lĩnh vực thực thi pháp luật về tội phạm ĐVHD và chống buôn bán bất hợp pháp ĐVHD để hỗ trợ đưa vào các chương trình đào tạo, tập huấn cho các cơ sở đào tạo của cảnh sát, khối tư pháp và hải quan và Kiểm lâm.

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-US

WWF-VN

B. Học viện Cảnh sát Nhân dân, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Môi trường, Trường cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT I & II (Bộ NN&PTNT), Bộ

Nông nghiệp và PTNT (Cục Kiểm Lâm), Các cơ quan thực thi pháp luật và Khối tư pháp

Báo cáo các cuộc họp kỹ thuật, tài liệu các cuộc họp kỹ thuật (cả tài liệu bản mềm và bản cứng)

- Bộ tài liệu hoàn chỉnh được nghiệm thu chính thức để đưa vào các Chương trình giảng dạy online và offline; Xác định đối tượng tập huấn và Kế hoạch tập huấn hàng năm.

 

2.1.3

Xây dựng chương trình tăng cường năng lực toàn diện về chống buôn bán trái phép ĐVHD cho các cơ quan thực thi pháp luật các điểm nóng về buôn bán ĐVHD (ví dụ: bến cảng, sân bay, cửa khẩu) và buôn bán trực tuyến

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-US

WWF-VN

B. Tổng cục Hải quan, Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Lâm nghiệp (Cục Kiểm Lâm). các cơ quan thực thi pháp luật

Báo cáo các cuộc họp kỹ thuật, tài liệu các cuộc họp kỹ thuật (cả tài liệu bản mềm và bản cứng)

- 01 Báo cáo đánh giá về khóa đào tạo thử nghiệm về thực thi pháp luật phòng chống buôn bán ĐVHD (OWLET) cho các các cơ quan thực thi; Đề xuất những thay đổi nếu cần thiết sau khóa đào tạo thử nghiệm.

 

2.1.4

Tăng cường năng lực cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, các phòng thí nghiệm giám định được chỉ định và cải thiện chia sẻ dữ liệu quốc tế

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

B. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, Cơ quan khoa học CITES

- Các bài trình bày Power Point về CITES, nhận dạng loài (species identification), áp dụng Phụ lục và danh sách loài CITES (Using the Appendices and the Checklist of CITES Species) v.v...

Các bản dịch tài liệu có liên quan cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES và Cơ quan khoa học CITES

 

X

X

CPMU

WWF-VN

B. Bộ NN&PTNT, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, Cơ quan khoa học CITES

Báo cáo các cuộc họp kỹ thuật, tài liệu các cuộc họp kỹ thuật (cả tài liệu bản mềm và bản cứng)

- Tổ chức 02 Hội thảo khoa học chuẩn bị cho đoàn Đại biểu Việt Nam tham dự COP19 CITES;

- Hỗ trợ tham dự COP19 CITES.

- Hỗ trợ 01 sự kiện bên lề về quản lý Hổ nuôi nhốt tại COP19.

 

X

X

CPMU

WWF-VN

B. Cơ quan khoa học CITES

Báo cáo các cuộc họp kỹ thuật; tài liệu các cuộc họp

Cơ sở dữ liệu gen các loài ĐVHD: tập trung vào DNA của hổ

 

2.1.5

Khuyến khích và tạo năng lực cho hành động thực thi

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

ENV

B. Các cơ quan thực thi pháp luật

Báo cáo các chuyến công tác

- 01 Báo cáo khảo sát về hành vi tiêu thụ ĐVHD tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

 

X

X

CPMU

WWF-VN

ENV

B. Các cơ quan thực thi pháp luật

Báo cáo các cuộc họp kỹ thuật; tài liệu các cuộc họp kỹ thuật

- 01 Báo cáo đánh giá về tính hiệu quả của cơ quan thực thi pháp luật đối với những thông tin do ENV chuyển tới cơ quan chức năng

 

X

X

CPMU

WWF-VN

ENV

B. Các cơ quan thực thi pháp luật

Báo cáo các cuộc họp kỹ thuật; tài liệu các cuộc họp kỹ thuật

- 01 Bản đánh giá cuối về hiệu quả thực thi pháp luật tại những địa bàn mà ENV đã khảo sát và chuyển thông tin vi phạm tới cơ quan chức năng

 

2.2

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong bảo vệ ĐVHD, đặc biệt là chống buôn bán ĐVHD

 

2.2.1

Tăng cường phối hợp liên ngành ở cấp tỉnh

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

ENV

B. Các cơ quan thực thi pháp luật tại các tỉnh

Báo cáo các cuộc họp kỹ thuật; tài liệu các cuộc họp kỹ thuật

- 01 Báo cáo các cuộc họp phối hợp liên ngành ở cấp tỉnh

 

2.2.2

Xây dựng hệ thống điện tử lưu giữ và quản lý hồ sơ vụ án liên quan đến ĐVHD

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-US

WWF-VN

B. Bộ NN&PTNT

- Báo cáo các cuộc họp kỹ thuật; tài liệu các cuộc họp kỹ thuật; số liệu thô về các vụ buôn bán trực tuyến trái

Hệ thống điện tử lưu giữ và quản lý hồ sơ vụ án liên quan đến ĐVHD

 

2.2.3

Tăng cường sự tham gia của Chánh án ASEAN, Hội nghị Công tố viên ASEAN và Trung Quốc về chống buôn bán ĐVHD trong khu vực (Hội nghị chia sẻ về cam kết phối hợp hành động phòng, chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD)

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

B. Tòa án Nhân dân và Viện kiểm sát Nhân dân các cấp

- Báo cáo các cuộc họp kỹ thuật;

- Báo cáo các chuyến công tác địa phương

- 01 Báo cáo Hội nghị và chia sẻ với ngành tư pháp

 

2.2.4

Thiết kế, xây dựng và phát triển hệ thống giám sát trực tuyến các chỉ số của dự án

Hà Nội

X

X

CPMU

WWF-VN

B. CPMU và WWF-VN

Hệ thống giám sát trực tuyến các hoạt động dự án

- 01 hệ thống giám sát.

 

2.3

Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ quan chức năng cấp tỉnh ở một số địa phương trong quản lý các hoạt động gây nuôi ĐVHD hợp pháp làm cơ sở cho đấu tranh chống buôn bán ĐVHD và kiểm soát an toàn dịch bệnh từ ĐVHD

 

2.3.1

Tiến hành nghiên cứu về gây nuôi ĐVHD, các cơ sở thương mại và phi thương mại ĐVHD và khả năng lây truyền bệnh truyền nhiễm tại những cơ sở này

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

B. Bộ NN&PTNT (Cục Kiểm lâm, Cục Thú Y)

- Báo cáo các cuộc làm việc với các tư vấn, các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- 01 Báo cáo về nghiên cứu về mối nguy cơ lây lan dịch truyền nhiễm tại những cơ sở nuôi nhốt ĐVHD và khả năng buôn bán ĐVHD qua những cơ sở này

 

X

X

- Tài liệu phục vụ các cuộc họp kỹ thuật

- 01 Báo cáo Hội thảo chia sẻ kết quả đánh giá

 

X

X

- Báo cáo các cuộc làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Báo cáo các chuyến công tác địa phương;

- Sau khi hoàn thành chương trình thử nghiệm lấy mẫu tại Đắk Nông, Tiếp tục lấy mẫu, chụp ảnh sọc vằn của tất cả các cơ sở có hoạt động gây nuôi hổ và các cá thể hổ là tang vật của các vụ án; lập hồ sơ quản lý bằng DNA, hình ảnh sọc vằn của hổ tại các cơ sở đã tiến hành lấy mẫu; 01 hội thảo và báo cáo kết quả tham vấn, xin ý kiến các chuyên gia về vấn đề nuôi nhốt hổ và kế hoạch quản lý hổ.

 

2.3.3

Tiến hành các hoạt động hỗ trợ triển khai lộ trình đóng cửa các trang trại nuôi hổ tại Việt Nam

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

B. Cục Kiểm lâm

- Báo cáo các cuộc làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Báo cáo các chuyến công tác địa phương;

- 01 Báo cáo về thực trạng nuôi nhốt Hổ, đề xuất giải pháp nuôi nhốt hổ trong thời gian tới.

 

X

X

- Báo cáo các cuộc làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Báo cáo các chuyến công tác địa phương;

- 01 dự thảo Kế hoạch quốc gia quản lý cơ sở nuôi nhốt hổ, giai đoạn 2023 - 2028, tiến tới loại bỏ các cơ sở nuôi không vì mục đích bảo tồn ở Việt Nam.

 

X

X

- Báo cáo các cuộc làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Báo cáo các chuyến công tác địa phương;

- 01 chương trình thử nghiệm để thu thập các mẫu mô DNA hổ và ghi lại các hình ảnh sọc vằn tại tỉnh Đắk Nông; sau thí điểm tiến hành lấy mẫu và lập hồ sơ quản lý bằng DNA, chụp ảnh sọc vằn của hổ tại các cơ sở đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép nuôi hổ thí điểm.

 

X

X

- Báo cáo các cuộc làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Báo cáo các chuyến công tác địa phương;

- 02 lớp tập huấn cấp vùng về đấu tranh ngăn chặn, xác định, giám định và nhận dạng động vật hoang dã trong năm 2022.

 

X

X

- Điều khoản tham chiếu; Báo cáo các cuộc làm việc với các tư vấn, các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Báo cáo các chuyến công tác địa phương;

Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về vấn đề nuôi nhốt hổ tại Việt Nam và đề xuất phương pháp khoa học để quản lý việc nuôi nhốt hổ

 

C

HỢP PHẦN 3: GIẢM NHU CẦU TIÊU THỤ BẤT HỢP PHÁP CÁC LOÀI ĐVHD VÀ SẢN PHẨM ĐVHD

 

3.1

Giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Động vật hoang dã bất hợp pháp của nhóm người tiêu dùng trong nước dựa trên cơ sở bằng chứng cụ thể

 

3.1.1

Tiến hành “Khảo sát thực trạng và khảo sát người tiêu dùng sản phẩm động vật hoang dã” và xây dựng

'Chiến lược Truyền thông thay đổi hành vi”

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

TRAFFIC

B. Các cơ quan và tổ chức Trung ương và địa phương có liên quan

- Điều khoản tham chiếu

- Quy trình chấm điểm và lựa chọn nhà thầu

- Họp khởi động với đơn vị khảo sát được chọn, kế hoạch triển khai

- Họp tiến độ hàng tuần

- Bảng câu hỏi phỏng vấn

- Báo cáo sơ bộ

- 01 Báo cáo Khảo sát và phân tích thực trạng qua các nghiên cứu, dự án triển khai hoạt động Truyền thông thay đổi hành vi trước đây; xác định mức độ nhận thức, thái độ, hành vi của nhóm người tiêu dùng sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép.

 

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

TRAFFIC

B. Các cơ quan và tổ chức Trung ương và địa phương có liên quan

- Điều khoản tham chiếu

- Quy trình chấm điểm và lựa chọn nhà thầu

- Họp khởi động với đơn vị khảo sát được chọn, kế hoạch triển khai

- Họp tiến độ hàng tuần

- Bảng câu hỏi phỏng vấn

- Báo cáo sơ bộ.

- 01 Báo cáo kết quả khảo sát người tiêu dùng sản phẩm từ ĐVHD.

 

Hà Nội và các tỉnh liên quan

 

 

CPMU

TRAFFIC

B. Các cơ quan và tổ chức Trung ương và địa phương có liên quan

- Điều khoản tham chiếu

- Quy trình chấm điểm và lựa chọn nhà thầu

- Họp khởi động với đơn vị đánh giá được chọn, kế hoạch triển khai

- Họp tiến độ hàng tuần

- Bảng câu hỏi phỏng vấn

- Báo cáo sơ bộ

Báo cáo đánh giá chiến lược truyền thông; xác định thông điệp và các kênh truyền thông và cơ chế triển khai hiệu quả.

Hoạt động này sẽ chuyển sang năm 2

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

TRAFFIC

B. Các cơ quan và tổ chức Trung ương và địa phương có liên quan

- Tài liệu báo cáo liên quan

- Bài trình bày

- Danh sách khách mời, thư mời

- Dự toán kinh phí tổ chức hội thảo

- Tài liệu hội thảo, hội nghị, Báo cáo hoạt động

- Sản phẩm truyền thông, hình ảnh, thông điệp

- 01 Hội thảo chia sẻ kết quả khảo sát.

 

3.1.2

Triển khai và quản lý thích ứng chiến lược Truyền thông thay đổi hành vi hướng tới đối tượng người tiêu dùng nói chung và nhóm Y học cổ truyền

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1.3

Huy động sự tham gia từ lĩnh vực công và lĩnh vực tư trong truyền thông thay đổi hành vi

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

TRAFFIC

B. Các cơ quan và tổ chức Trung ương và địa phương có liên quan

- Họp tham vấn

- Chương trình cuộc họp

- Danh sách đại biểu quốc hội

- Biên bản cuộc họp

- 01 Báo cáo về mức độ quan tâm của các thành viên Quốc hội với việc tham gia hoạt động chống buôn bán ĐVHD và các hoạt động đầu mối hợp tác lồng ghép thông điệp truyền thông.

 

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

TRAFFIC

B. Các cơ quan và tổ chức Trung ương và địa phương có liên quan

- Họp tham vấn

- Chương trình cuộc họp

- Danh sách đại biểu quốc hội

- Biên bản cuộc họp

- 01 Báo cáo ý kiến của đại biểu về sản phẩm và kênh lồng ghép thông điệp Truyền thông thay đổi hành vi. Danh sách các ấn phẩm, tài liệu và các sự kiện, hội nghị tiềm năng để tích hợp thông điệp truyền thông đã xác định.

 

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

TRAFFIC

B. Các cơ quan và tổ chức Trung ương và địa phương có liên quan

- Họp tham vấn với Ban Tuyên giáo Trung ương xác định các đầu mối hợp tác

- Chương trình cuộc họp

- Danh sách cán bộ Ban

- Biên bản cuộc họp

- 01 Kế hoạch phối hợp hoạt động.

 

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU WWF-VN TRAFFIC

B. Các cơ quan và tổ chức Trung ương và địa phương có liên quan

-Họp với các bên liên quan về việc hợp tác quảng bá các thông điệp “nói không với việc buôn bán và tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD”

- Chương trình họp

- Danh sách cơ quan, tổ chức

- Biên bản cuộc họp

- 01 Báo cáo tổng hợp phương án hợp tác khả thi với các đối tác.

 

3.1.4

Hợp tác với các đơn vị truyền thông quốc gia lồng ghép thông điệp truyền qua các chương trình truyền hình, truyền thanh

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

TRAFFIC

B. Các cơ quan và tổ chức Trung ương và địa phương có liên quan

- Họp với Cơ quan truyền hình truyền thanh quốc gia

- Chương trình Họp

- Biên bản Họp

- Thỏa thuận hợp tác phát sóng thông điệp Truyền thông thay đổi hành vi qua các kênh quốc gia.

 

3.1.5

Thiết kế, xây dựng và phát triển website dự án

Hà Nội

X

X

CPMU

WWF-VN

B. WWF-VN

Website dự án

- 01 trang Website của dự án về tuyên truyền phòng, chống ĐVHD

 

3.2

Giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Động vật hoang dã bất hợp pháp của nhóm khách du lịch trong nước và quốc tế dựa trên cơ sở bằng chứng cụ thể

 

3.2.1

Tổ chức sự kiện cấp tỉnh, thành phố truyền thông điệp đấu tranh chống lại hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã trái phép hướng tới đối tượng khách du lịch quốc tế.

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

TRAFFIC

B. Sở Du lịch, các công ty và đại lý du lịch tại các thành phố trọng điểm

- Họp với các bên liên quan (Tổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch)

- Chương trình cuộc họp

- Danh sách các cơ quan tổ chức

- Biên bản cuộc họp

- 01 Báo cáo đánh giá sự quan tâm và ưu tiên của các thành viên trong ngành đối với việc tham gia triển khai hoạt động chống buôn bán động, thực vật hoang dã.

 

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

TRAFFIC

B. Các Sở Du lịch, các công ty và đại lý du lịch tại các thành phố trọng điểm

- Bài trình bày

- Danh sách khách mời, thư mời

- Dự toán kinh phí tổ chức hội thảo

- Tài liệu hội thảo, hội nghị, Báo cáo hoạt động

- Sản phẩm truyền thông, hình ảnh, thông điệp

- 01 Hội thảo đánh giá với các bên liên quan trong ngành, đồng tổ chức cùng VCCI.

 

3.2.2

Triển khai và quản lý thích ứng chiến lược Truyền thông thay đổi hành vi hướng đến đối tượng khách du lịch

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

TRAFFIC

B. Các bên liên quan

- Điều khoản tham chiếu

- Quy trình chấm điểm và lựa chọn nhà thầu

- 01 Hồ sơ mời thầu phát triển bộ sản phẩm truyền thông hướng tới đối tượng khách du lịch

 

3.2.3

Triển khai Chiến dịch “Nói không với việc mua và tiêu thụ các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã trái phép”

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

TRAFFIC

B. Đối tượng mục tiêu của dự án và các bên liên quan

- Họp với đại diện ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh và Đà Nẵng

- Chương trình cuộc họp

- Danh sách tham gia

- Biên bản cuộc họp

- 01 Kế hoạch đánh giá mức độ quan tâm của các bên liên quan và cơ hội hợp tác triển khai các hoạt động quảng bá chiến dịch “Nói không với việc buôn bán và tiêu thụ các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã trái phép” trong ngành du lịch

 

3.2.4

Tận dụng cơ hội truyền thông giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã hướng tới đối tượng khách du lịch

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

TRAFFIC

B. Đối tượng mục tiêu của dự án và các bên liên quan

- Họp các bên liên quan

- Chương trình cuộc họp

- Danh sách tham gia

- Biên bản cuộc họp

- 02 Thỏa thuận hợp tác trưng bày tài liệu Truyền thông thay đổi hành vi tại ít nhất 2 địa điểm du lịch trọng điểm

 

Hà Nội và các tỉnh liên quan

X

X

CPMU

WWF-VN

TRAFFIC

B. Đối tượng mục tiêu của dự án và công chúng

Đánh giá về những yếu tố có thể ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng thông qua các cách tiếp cận sử dụng công nghệ, hỗ trợ việc thay đổi hành vi thông qua ứng dụng trực tuyến và công viên thực tế ảo

- 01 Báo cáo khả thi về việc xây dựng ứng dụng online và công viên ảo nhằm nâng cao nhận thức và giảm cầu tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD.

 

3.2.5

Sản xuất các ấn phẩm truyền thông (video, tin bài, radio,..)

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

B. Đối tượng mục tiêu của dự án và công chúng

Video, tin bài truyền thông

- Các tin, bài được đăng trên các phương tiện truyền thông.

 

3.3

Đánh giá tác động và chuẩn bị các hành động quản lý thích ứng của dự án

 

3.3.1

3.3.1. Thực hiện đánh giá tổng hợp về thị trường buôn bán sản phẩm từ ĐVHD có sự phối hợp với các đối tác dự án

Hà Nội và các tỉnh

X

X

CPMU

WWF-VN

TRAFFIC

B. Các bên liên quan và các đơn vị/tổ chức làm truyền thông thay đổi hành vi

- Hai đợt khảo sát thị trường trực tuyến (Tháng 11-12/2021 và tháng 5-6/2022).

- Phân tích số liệu

- Lấy ý kiến các bên.

- 01 Báo cáo kết quả khảo sát.

 

Ghi chú: X (*) hoạt động hoàn thành trong năm 2022; X các hoạt động sẽ được tiếp tục thực hiện trong năm 2023

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3210/QĐ-BNN-HTQT phê duyệt kế hoạch hoạt động ngày 24/08/2022 trong khuôn khổ Dự án "Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp" do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.272

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.72.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!