ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3174/QĐ-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 05 tháng 10 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai
ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên
tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP
ngày 06/7/2021 Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng,
chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên
tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Quyết định số
18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh
báo, truyền tin và cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Kế hoạch số 2130/KH-UBND
ngày 24/9/2020 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết
định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số
155-KH/TU ngày 09/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình về triển khai
thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự
lãnh đạo của Đàng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên
tai;
Căn cứ Quyết định số 83/QĐ-BCH
ngày 21/6/2021 về ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh;
Căn cứ Căn cứ Quyết định số
1509/QĐ-UBND ngày 09/6/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Phương án ứng phó
bão mạnh và siêu bão;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2354/SNN-CCTL ngày
21/9/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn kiêm BCH PTDS tỉnh; Giám đốc các sở, ban ngành; Thủ trưởng các
cơ quan đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Chủ các đập, hồ chứa
nước trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT; (B/c)
- UB Quốc gia ƯPSCTT và TKCN;
(B/c)
- Bộ Nông nghiệp & PTNT;
(B/c)
- Thường trực Tỉnh ủy; (B/c)
- Thường trực HĐND tỉnh; (B/c)
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQVN tỉnh;
- VPUBND tỉnh;
- VPTT BCH PCTT và TKCN kiêm PTDS tỉnh;
- Lưu: VT, CVNN.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đoàn Ngọc Lâm
|
PHƯƠNG ÁN
ỨNG PHÓ
THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3174/QĐ-UBND ngày 05/10/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình)
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Điều kiện tự nhiên và dân cư - kinh tế - xã hội
1.1. Vị trí địa
lý, tổ chức hành chính
Tỉnh Quảng Bình phần đất liền nằm ở
vĩ độ từ 16°55’12” đến 18°05’12” Bắc và Kinh độ 105°36’55” đến 106°59’37” Đông.
Trong đó, điểm cực Bắc: 18°05’12” vĩ độ bắc; Điểm cực Nam 17°05’02” Vĩ độ Bắc;
Điểm cực Đông 106°59’37” kinh độ đông; Điểm cực Tây 105°36’355 kinh độ đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh và ranh giới với tỉnh này bằng đèo ngang; Phía Nam
giáp tỉnh Quảng Trị; Phía Đông giáp biển với bờ biển dài 116,04km và có diện
tích 20.000 km2 thềm lục địa; Phía Tây giáp Lào có chung đường biên
giới với tỉnh Khăm Muộn và Sạ-Vẳn-Nạ-Khệt dài 201,8 km.
Trên địa bàn tỉnh có 8 đơn vị hành
chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện với 151 đơn vị hành chính
cấp xã, gồm 8 thị trấn, 15 phường và 128 xã, 34 dân tộc anh em cùng sinh sống,
đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm khoảng 97% tổng dân số toàn tỉnh. Dân tộc ít
người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính
là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem... sống tập trung ở hai
huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng
Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố không đều, 79% sống ở vùng nông thôn và 21% sống
ở thành thị.
1.2. Địa hình
Quảng Bình là tỉnh có địa hình dài và
hẹp, nơi rộng nhất là 94,2 km, nơi hẹp nhất là 40,3 km. Gồm có 01 cụm đảo cách
bờ 1km (Đảo La, đảo Cỏ, đảo Nồm, hòn Vũng Chùa và đảo Gió
cách bờ 18km). Bị chia cắt bởi 5 hệ thống sông chính (sông Roòn, sông Gianh,
sông Lý Hòa, sông Dinh, sông Nhật Lệ) dốc và chảy xiết nên thường lũ bất ngờ.
Quảng Bình nằm phía Đông Trường Sơn
có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, hẹp bề ngang và dốc,
nghiêng từ Tây sang Đông, nơi hẹp nhất là điểm giữa ranh
giới Bố Trạch - Quảng Ninh giáp Khăm Muộn (CHDCND Lào) đến cửa Nhật Lệ dài 40,3
km. Sườn phía Đông có độ dốc ra biển lớn, dọc theo lãnh thổ đều có núi, trung
du, đồng bằng và bãi cát ven biển. Đại bộ phận lãnh thổ là vùng đồi núi (chiếm
trên 85% diện tích tự nhiên), đồng bằng nhỏ hẹp, đất lúa ít,
đất nông lâm xen kẽ và bị chia cắt bởi nhiều sông suối dốc và chảy xiết nên gây
lũ bất ngờ.
1.3. Khí hậu,
thủy văn
- Khí hậu
Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam,
với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa Đông tương
đối lạnh ở miền Bắc. Vì vậy, điều kiện khí hậu ở Quảng
Bình khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, thường có bão và
mưa lớn, biến động khí hậu mạnh. Khí hậu Quảng Bình chia làm hai mùa rõ rệt:
mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm 80% tổng
lượng mưa của cả năm nên thường gây lũ lụt trên diện rộng.
Lượng mưa trung bình nhiều năm cả
tỉnh là 2.100 - 2.200 mm, số ngày mưa trung bình là 152
ngày/năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau, trùng với mùa khô hanh nắng gắt gắn với gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn nên thường xuyên
gây hạn hán, cát bay, cát chảy lấp đồng ruộng và dân cư. Nhiệt độ trung bình
toàn tỉnh là 24 - 25°C tăng dần từ Bắc vào Nam, giảm dần từ Đông sang Tây. Tổng
nhiệt độ hàng năm khoảng 8.600 - 8.700°C, số giờ nắng trung bình hàng năm
khoảng 1.700 - 1.800 giờ/năm. Độ ẩm trung bình 84%. Lượng bốc hơi trung bình
1.200mm.
Do lãnh thổ hẹp, sông ngắn và dốc nên
mùa mưa bão thường có hiện tượng nước dâng tạo ra lũ quét gây thiệt hại lớn về
người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp hàng năm.
- Thủy văn:
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh
khá lớn với mật độ 0,8 -1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh,
sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ (là hợp lưu của sông Kiến Giang và sông
Long Đại) (Sông Roòn dài 30km, chiều dài lưu vực 21km, diện tích lưu vực
261km2; Sông Gianh dài 158km, chiều dài lưu vực 121km, diện tích lưu vực
4.680km2; Sông Lý Hoà dài 22km, chiều dài lưu vực 16km, diện tích lưu vực
177km2; Sông Dinh dài 37km, chiều dài lưu vực 25 km, diện tích lưu vực 212km2;
Sông Nhật Lệ 96km, chiều dài lưu vực 59km, diện tích lưu vực 2.650km2). Có 153
hồ chứa với tổng dung tích gần 560 triệu m3.
Hệ thống sông ngòi của Quảng Bình có
đặc điểm chung là chiều dài ngắn và dốc nên khả năng điều tiết nước kém, thường
gây lũ lớn trong mùa mưa. Tốc độ dòng chảy lớn, nhất là trong mùa mưa lũ.
1.4. Hệ thống
công trình thủy lợi
Toàn tỉnh có tổng số 629 công trình
thủy lợi gồm: 208 đập dâng, 268 trạm bơm và 153 hồ chứa nước với tổng dung tích
khoảng 560 triệu m3. Trong đó Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi
quản lý 62 công trình (48 hồ chứa, 04 đập dâng, 10 trạm bơm);
các địa phương quản lý 567 công trình, trong đó 105 hồ chứa,
204 đập dâng, 258 trạm bơm.
1.5. Hệ thống
công trình phòng chống thiên tai, trạm đo các yếu tố khí tượng, thủy văn và
trạm đo mức nước lũ:
* Công trình phòng chống thiên tai:
- Các khu tránh trú bão cho tàu
thuyền: Tỉnh Quảng Bình có 04 khu neo đậu tránh trú
bão, gồm: Cửa Gianh (xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch) có sức chứa 450 tàu công
suất 300 CV; Cửa Roòn (xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch) có sức chứa 282 tàu
công suất 200 CV; Nhật Lệ (xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới) có sức chứa 270 tàu
công suất 300 CV; Khu neo đậu Chợ Gộ (huyện Quảng Ninh) có sức chứa khoảng 500
tàu dưới 90CV.
Các khu neo đậu hiện tại chỉ đáp được
1.500 tàu/6.696 tổng số tàu trên địa bàn tỉnh.
- Công trình cộng đồng phòng chống
thiên tai:
+ Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Thái
Xá, xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy
+ Trường mầm non Hải Ninh, xã Hải
Ninh, huyện Quảng Ninh
+ Trường tiểu học Duy Ninh, xã Duy
Ninh, huyện Quảng Ninh
+ Truông tiểu học Quảng Trung, xã
Quảng Trung, thị xã Ba Đồn
+ Trường tiểu học Lộc Thủy, xã lộc
Thủy, huyện Lệ Thủy
+ Trường tiểu học Quảng Minh A, xã
Quảng Minh, thị xã Ba Đồn
+ Trung tâm phục hồi chức năng nuôi
dạy trẻ khuyết tật, trẻ chất độc da cam Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh.
+ Ngoài ra còn có các nhà văn hóa
thôn, xã, nhà sinh hoạt cộng đồng, trụ sở UBND xã, trường học...
Qua thực tế, các công trình này đã
phát huy được hiệu quả, giải quyết được khó khăn trong công tác di dời, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân khi
thiên tai xảy ra.
+ Về hệ thống đê
điều
Tỉnh Quảng Bình có 280,2 km đê, công
trình trên đê gồm 116 cống và 10 tràn. Các tuyến đê chủ yếu từ cửa sông chạy
dọc theo hai bờ các sông chính (sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Lệ kỳ,
sông Nhật Lệ, sông Kiến Giang)
- Các trạm khí tượng, thủy văn:
Có 9 trạm Thủy văn gồm: Đồng Tâm,
Kiến Giang, Lệ Thủy, Tân Mỹ, Mai Hoá, Đồng Hói, Tân Lâm, Phong Nha và Long Đại,
trong có có 4 trạm hạng I (Đồng Tâm Mai Hoá, Đồng Hói và Long Đại); 3 trạm hạng
II (Kiến Giang, Tân Lâm và Phong Nha) và 2 trạm hạng III (Lệ Thủy và Tân Mỹ).
Có 08 trạm Khí
tượng: Đồng Hới, Ba Đồn, Tuyên Hoá, Dân Hóa, Châu Hóa, Thượng Trạch, Lệ Thủy, Vĩnh
Thủy, trong đó có 2 trạm hạng I (Đồng Hới, Ba Đồn); 6 trạm hạng II (Tuyên Hoá,
Dân Hóa, Châu Hóa, Thượng Trạch, Lệ Thủy, Vĩnh Thủy).
Ngoài ra còn có trên 20 trạm đo mưa
tự động trên toàn tỉnh.
Các trạm khí tượng, thủy văn cơ bản
đã đáp ứng được yêu cầu dự báo, cảnh báo trong phòng chống thiên tai.
1.6. Giao thông
vận tải
Quảng Bình có đường sắt Bắc - Nam đi
qua; hệ thống giao thông đường bộ gồm các trục đường dọc
như: Quốc lộ 1A, hai nhánh Đông và Tây đường Hồ Chí Minh, đường Quốc phòng ven
biển và đường tránh lũ đang được đầu tư mỡ mới; mạng đường ngang như: Quốc lộ
12A, Quốc lộ 9B; các đường tỉnh lộ như: ĐT562; ĐT563; ĐT565; Ngoài ra còn có hệ
thống đường liên xã, liên thôn đi vào các trung tâm xã,
phường, thị trấn. Đường sông, có 3 sông chính như: Sông Roòn, sông Gianh, sông
Nhật Lệ. Hệ thống cảng: Cảng Gianh, cảng Nhật Lệ, cảng Hòn La.
Sân bay Đồng Hới và đường cất hạ cánh máy bay ở khe Gai.
2. Đánh giá
chung
Quảng Bình là tỉnh thuận lợi về giao
thông vận tải, kể cả đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không; bộ
máy chính quyền các cấp có khả năng điều hành nhân dân làm tốt công tác chuẩn
bị, phòng chống bão mạnh, siêu bão khi có tình huống.
Tuy nhiên do địa hình tỉnh Quảng Bình
dài và hẹp, trải dọc theo bờ biển, nằm trong khu vực thường xuyên gánh chịu hậu
quả do thiên tai gây ra, trung bình mỗi năm có 2 đến 3 cơn bão đổ bộ vào đất
liền. Khi có bão mạnh, siêu bão các vùng bị ảnh hưởng nặng là khu vực ven biển,
đồng bằng, khu vực trống trãi ít được che khuất. Gió bão kèm theo triều cường,
nước biển dâng, hoàn lưu của bão gây mưa lớn là nguyên nhân sinh lũ, lụt, ảnh
hưởng trực tiếp đến các khu vực ven biển, cửa sông, các vùng dân cư thường bị
chia cắt, cô lập, khó tiếp cận, nhất là các xã: Lâm Thủy, Kim Thủy (huyện Lệ
Thủy); Trường Xuân, Trường Sơn (huyện Quảng Ninh); Tân Trạch, Thượng Trạch
(huyện Bố Trạch); vùng Nam thị xã Ba Đồn; Cao Quảng, Văn hóa, Thuận Hoá (huyện
Tuyên Hoá) và các xã Thượng Hoá, Tân Hoá, Minh Hoá (huyện Minh Hoá).
Là tỉnh thường xuyên ảnh hưởng bởi
thiên tai, nguồn thu ngân sách còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn; đa phần thu nhập người dân ở mức trung bình và thấp do đó còn nhiều nhà
chưa đảm bảo về chống lũ, bão, khi có bão mạnh, siêu bão gây ra sập đổ, tập
trung ở các khu vực vùng ven biển, cửa sông, vùng hạ lưu các hồ, đập, các vùng
trũng thấp, các khu vực dân cư ven sườn đồi núi, khe suối.
Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
tình hình thời tiết xảy ra cực đoan hơn, bão mạnh, bão rất mạnh và siêu bão đã
và đang có chiều hướng gia tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân
dân tỉnh Quảng Bình. Để chủ động phòng tránh bão mạnh, siêu bão, hạn chế tối đa
thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất của nhân dân;
UBND tỉnh ban hành Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai
nhằm chủ động nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai của chính quyền và cộng
đồng dân cư theo phương châm “chủ động phòng tránh - ứng phó kịp thời - khắc
phục có hiệu quả”, trong đó lấy phòng là chính.
3. Đặc điểm và tình hình thiên tai trên địa bàn
3.1. Tình hình chung.
Do vị trí địa lý, đặc điểm về khí hậu
và địa hình rất phức tạp, đặc biệt là dưới tác động của biến đổi khí hậu, Quảng
Bình là một trong các tỉnh thường chịu các loại hình thiên tai với tần suất và
mức độ lớn nhất trong cả trong nước. Trong đó, nhiều nhất là bão, ATNĐ, lũ lụt,
ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại.
Hàng năm, thiên tai làm ảnh hưởng đến
hàng nghìn người, gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản xã hội và của nhân dân.
Theo số liệu thống kê, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn
tỉnh từ năm 2010 - 2020 là:
- Về người: Chết: 169 người;
- Bị thương: 1.042 người.
- Về tài sản: Khoảng trên 27.008 tỷ
đồng.
3.2. Tình hình thiên tai năm 2020.
Năm 2020, có 14 cơn bão và 02 ATNĐ
hoạt động trên Biển Đông, trong đó Quảng Bình bị ảnh 06 cơn bão, riêng cơn bão
số 13 có tâm đổ bộ trực tiếp vào Quảng Bình gây gió mạnh cấp 10 giật cấp 12; 03
trận dông, lốc xoáy; 12 đợt gió mùa và KKL; 15 đợt nắng nóng, 03 đợt lũ trên
Báo động II và 02 đợt lũ trên báo động III, trong đó đáng chú ý là từ ngày 17
đến 22/10/2020 trên địa bàn Quảng Bình đã xuất hiện 01 trận lũ đặc biệt lớn gây
ngập sâu trên diện rộng tại tại hầu hết các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt là
tại vùng đồng bằng 02 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, vùng hạ du sông Gianh. Đỉnh lũ
trên sông Kiến Giang tại trạm Lệ Thủy lên tới 4.88m vượt lũ lịch sử năm 1979 là
0.97m. Mực nước lớn nhất tại trạm thủy văn Đồng Hới đạt 2.64m, trên báo động
III 0.64m, lớn hơn đỉnh lũ lịch sử 0.47m.
Ước tính tổng giá trị thiệt do thiên
tai toàn tỉnh năm 2020 là 3.676 tỷ đồng (25 người chết; 197 người bị thương;
113 ngôi nhà sập; 125.881 ngôi nhà ngập, trên 100 ngàn ngôi nhà bị ngập lụt,
tốc mái, tài sản trong dân bị hư hỏng cuốn trôi; nhiều trường học, trạm y tế bị
hư hỏng; hàng trăm ngàn m3 đất đá bê tông bị cuốn trôi; hàng ngàn hecta lúa,
hoa màu bị hư hỏng; hàng trăm ngàn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi...).
4. Đánh giá rủi ro thiên tai
theo cấp độ RRTT
4.1. Đánh giá thiên tai theo cấp
độ rủi ro thiên tai.
4.1.1. Đối với bão, áp thấp nhiệt
đới:
Cấp
độ rủi ro thiên tai
|
Vị
trí hoạt động của bão, ATNĐ
|
Khu
vực ảnh hưởng
|
3
|
ATNĐ cấp 8, bão mạnh cấp 10, cấp 11
hoạt động trên biển Đông, vùng biển ven bờ, trên đất liền tỉnh Quảng Bình và
các tỉnh lân cận (Hà Tỉnh, Quảng Trị)
|
- Tùy theo vị trí của bão, các
huyện có thể bị ảnh hưởng trực tiếp gồm: thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn,
huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy. Các
huyện có thể bị ảnh hưởng gián tiếp: Minh Hóa và Tuyên Hóa.
- Tàu thuyền và ngư dân hoạt động
trên biển Đông.
|
4
|
- Bão mạnh cấp 12 đến cấp 15 hoạt
động trên vùng biển ven bờ, trên đất liền tỉnh Quảng Bình và các tỉnh lân cận
(Hà Tỉnh, Quảng Trị)
- Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt
động trên biển Đông.
|
- Tùy theo vị trí của bão, các
huyện có thể bị ảnh hưởng trực tiếp gồm: thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh
và huyện Lệ Thủy. Các huyện có thể bị ảnh hưởng gián tiếp: Minh Hóa và Tuyên
Hóa.
- Tàu thuyền và ngư dân hoạt động
trên biển Đông.
|
5
|
Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt
động trên vùng biển ven bờ, trên đất liền tỉnh Quảng Bình và các tỉnh lân cận
(Hà Tỉnh, Quảng Trị)
|
- Tùy theo vị trí của bão, các
huyện có thể bị ảnh hưởng trực tiếp gồm: thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn,
huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy. Các
huyện có thể bị ảnh hưởng gián tiếp: Minh Hóa và Tuyên Hóa.
- Tàu thuyền và ngư dân hoạt động
trên biển Đông.
|
Tùy thuộc vào vị trí bão đổ bộ hoặc
ảnh hưởng trực tiếp mà các huyện, thành phố, thị xã bị ảnh hưởng nhiều hay ít, khi đó sẽ xác định cụ thể để phục vụ chỉ huy, chỉ đạo, triển
khai biện pháp ứng phó phù hợp.
4.1.2. Đối với lốc, sét, mưa đá:
- Rủi ro thiên tai cấp độ 1 xảy ra
khi cảnh báo lốc, sét, mưa đá xảy ra trên phạm vi dưới 1/2 số huyện, xã trong
phạm vi 1 tỉnh hoặc nhiều tỉnh không liền kề.
Rủi ro thiên tai cấp độ 2 xảy ra khi
cảnh báo lốc, sét, mưa đá xảy ra trong phạm vi từ 1/2 số huyện,
xã của 1 tỉnh.
4.1.3. Đối với lũ, ngập lụt:
|
Gianh
|
Nhật Lệ
|
Kiến
Giang
|
Cấp
độ 1
|
BĐ1
đến <BĐ2
|
BĐ1
đến <BĐ2
|
BĐ1
đến <BĐ2
|
cấp
độ 2
|
BĐ2
đến <BĐ3, BĐ3 đến <BĐ3+1m
|
BĐ3
đến <BĐ3+1m
|
BĐ2
đến <BĐ3, BĐ3 đến <BĐ3+1m
|
Cấp
độ 3
|
BĐ3
đến BĐ3+>1m
|
BĐ3
đến BĐ3+>1m
|
BĐ3
đến BĐ3+>1m
|
- Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các
trường hợp sau:
Dự báo mực nước lũ cao từ báo động 1
đến dưới báo động 2 tại trạm thủy văn Đồng Hới, Kiến Giang, Lệ Thủy, Đồng Tâm,
Mai Hóa, Tân Mỹ.
- Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các
trường hợp sau:
Dự báo mực nước lũ cao từ báo động 2
đến dưới báo động 3 tại các trạm thủy văn Kiến Giang, Lệ Thủy, Đồng Tâm, Mai
Hóa, Tân Mỹ.
Dự báo mực nước lũ cao từ báo động 3
đến dưới báo động 3 cộng 1,0 m tại các trạm thủy văn Đồng Hới, Kiến Giang, Lệ
Thủy, Đồng Tâm, Mai Hóa, Tân Mỹ
- Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các
trường hợp sau:
Dự báo mực nước lũ cao từ báo động 3
cộng 1,0 m trở lên tại các trạm thủy văn Đồng Hới, Kiến Giang, Lệ Thủy, Đồng
Tâm, Mai Hóa, Tân Mỹ
4.1.4. Cấp độ
rủi ro thiên tai lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
- Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các
trường hợp sau:
Cảnh báo tổng lượng mưa từ 100 mm đến
200 mm trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó từ 1 ngày đến 2 ngày tại vùng có
nguy cơ cao.
Cảnh báo tổng lượng mưa từ trên 200
mm đến 400 mm trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày tại vùng có
nguy cơ trung bình.
Cảnh báo tổng lượng mưa trên 400 mm
trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày tại vùng có nguy cơ thấp.
- Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các
trường hợp sau:
Cảnh báo tổng lượng mưa từ 100 mm đến
200 mm trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó từ 1 ngày đến 2 ngày tại vùng có
nguy cơ rất cao.
Cảnh báo tổng lượng mưa từ trên 200
mm đến 400 mm trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày tại vùng có
nguy cao.
Cảnh báo tổng lượng mưa trên 400 mm
trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày tại vùng có nguy cơ cao.
- Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các
trường hợp sau:
Cảnh báo tổng lượng mưa từ trên 200
mm đến 400 mm trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày tại vùng có
nguy cơ rất cao.
Cảnh báo tổng lượng mưa trên 400 mm
trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày tại vùng có nguy cơ rất cao.
Trường hợp khu vực cảnh báo xuất hiện
nhiều vùng có cấp độ rủi ro thiên tai ở các mức khác nhau thì lấy cấp độ rủi ro
theo mức cao nhất.
4.1.5. Cấp độ
rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển
- Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các
trường hợp sau:
Dự báo gió mạnh trên biển cấp 6 xảy
ra trên vùng biển ven bờ.
Dự báo gió mạnh trên biển từ cấp 7
đến cấp 8 xảy ra trên vùng biển ngoài khơi (bao gồm cả các đảo, quần đảo).
- Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các
trường hợp sau:
Dự báo gió mạnh trên biển từ cấp 7
trở lên xảy ra trên vùng biển ven bờ;
Dự báo gió mạnh trên biển từ cấp 9
trở lên trên vùng biển ngoài khơi (bao gồm cả các đảo, quần đảo).
4.1.6. Cấp độ
rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn
- Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các
trường hợp sau:
Dự báo ranh giới độ mặn 1‰ xâm nhập
sâu vào nhiều cửa sông từ trên 25 km đến 50 km tính từ cửa sông;
Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập
sâu vào nhiều cửa sông từ 15 km đến 25 km.
- Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các
trường hợp sau:
Dự báo ranh giới độ mặn 1‰ xâm nhập
sâu vào nhiều cửa sông từ trên 50 km đến 90 km tính từ cửa sông;
Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập
sâu vào nhiều cửa sông từ trên 25 km đến 50 km tính từ cửa sông.
- Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các
trường hợp sau:
Dự báo ranh giới độ mặn 1‰ xâm nhập
sâu vào nhiều cửa sông trên 90 km tính từ cửa sông;
Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập
sâu vào nhiều cửa sông từ trên 25 km đến 50 km tính từ cửa sông.
- Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các
trường hợp sau:
Dự báo ranh giới độ mặn 4%0 xâm nhập
sâu vào nhiều cửa sông từ trên 50 km đến 90 km tính từ cửa sông.
Dự báo ranh giới độ mặn 4%0 xâm nhập
sâu vào nhiều cửa sông tới hơn 90 km tính từ cửa sông.
4.1.7. Cấp độ
rủi ro thiên tai do hạn hán hoặc sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán
- Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các
trường hợp sau:
Dự báo tình trạng thiếu hụt tổng
lượng mưa tháng trên 50% so với trung bình nhiều năm, kéo dài từ 2 tháng đến 3
tháng và thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực từ 20% đến 50% so với trung
bình nhiều năm.
- Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các
trường hợp sau:
Dự báo tình trạng thiếu hụt tổng
lượng mưa tháng trên 50% so với trung bình nhiều năm, kéo
dài từ 2 tháng đến 3 tháng và thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực từ trên
50% đến 70% so với trung bình nhiều năm.
Dự báo tình trạng thiếu hụt tổng
lượng mưa tháng trên 50% so với trung bình nhiều năm, kéo dài trên 5 tháng và
thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều
năm.
- Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các
trường hợp sau:
Dự báo tình trạng thiếu hụt tổng
lượng mưa tháng trên 50% so với trung bình nhiều năm, kéo dài từ 2 tháng đến 3
tháng và thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực trên 70% so với trung bình
nhiều năm.
Dự báo tình trạng thiếu hụt tổng
lượng mưa tháng trên 50% so với trung bình nhiều năm, kéo dài từ trên 3 tháng
đến 5 tháng và thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực từ trên 50% đến 70% so
với trung bình nhiều năm.
Dự báo tình trạng thiếu hụt tổng
lượng mưa tháng trên 50% so với trung bình nhiều năm, kéo dài trên 5 tháng và
thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực từ trên 50% đến 70% so với trung bình
nhiều năm.
- Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các
trường hợp sau:
Dự báo tình trạng thiếu hụt tổng
lượng mưa tháng trên 50% so với trung bình nhiều năm, kéo dài trên 3 tháng và
thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực trên 70% so với trung bình nhiều năm.
4.2. Đánh giá thiên tai
- Trước các tác động của biến đổi khí
hậu, diễn biến thiên tai trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói
riêng ngày càng phức tạp, ảnh hưởng của thiên tai đang có chiều hướng tăng lên
cả về cường độ, tần suất và mức độ nguy hiểm. Thiên tai diễn biến bất thường và
có xu hướng cực đoan hơn. Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới,
lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán... gây ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đe dọa đến tính
mạng và nguy cơ mất an toàn cho các công trình cơ sở hạ tầng.
- Mùa mưa xảy ra những trận lũ lớn
trên các sông tần suất gia tăng, xảy ra bất thường và khó lường gây thiệt hại
nghiêm trọng.
- Đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh
còn nhiều khó khăn, yếu và thiếu vệ khả năng tự phòng vệ, điều kiện phương
tiện, trang thiết bị, công cụ, ý thức về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai còn
hạn chế. Công tác cảnh báo, thông tin, tuyên truyền còn rất nhiều khó khăn, đặc
biệt là từ cấp cơ sở đến các hộ gia đình và người dân. Một số địa phương còn
chủ quan với diễn biến thiên tai.
- Trong quá
trình phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, dân cư và sản xuất làm vùi
lấp, ngăn cản dòng chảy tự nhiên. Bên cạnh đó việc khai thác rừng, tài nguyên,
khoáng sản ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, thảm phủ thực vật bị suy giảm làm
tăng nguy cơ, cường độ, tần suất, cấp độ lũ, sạt lở.
4.3. Đánh giá
năng lực ứng phó thiên thai
- Về nhân lực: Khi thiên tai xảy ra
lực lượng trực tiếp ứng phó giờ đầu là lực lượng xung kích phòng chống thiên
tai tại chỗ, dân quân tự vệ, thanh niên tình nguyện và các lực lượng khác của
cấp xã, cấp huyện (nội dung chi tiết huy động, sử dụng lực lượng phòng chống
thiên tai tại cấp huyện, cấp xã theo phương án ứng phó thiên tai cụ thể của cấp
huyện, cấp xã). Tùy theo tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của
thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm BCH
Phòng thủ dân sự tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ huy tỉnh) quyết định việc điều động
và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu,
được tổng hợp tại các phụ lục:
+ Phụ lục 4: Danh sách thành viên Ban
Chỉ huy tỉnh
+ Phụ lục 6: Lực lượng tham gia cứu hộ
- Về phương tiện, trang thiết bị: Với
phương châm "Bốn tại chỗ" các địa phương cấp huyện chủ động huy động
phương tiện, trang thiết bị của địa phương để tham gia ứng phó (bao gồm của cá
nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn), số lượng chủng loại
từng loại trang thiết bị được thể hiện trong phương án ứng phó của địa phương; trường
hợp khi xảy ra thiên tai, phương tiện, trang thiết bị không đáp ứng được thì
báo cáo Ban Chỉ huy tỉnh huy động phương tiện, trang thiết bị của các sở,
ngành, đoàn thể tỉnh, địa bàn khác trong tỉnh chi viện ứng phó khắc phục ảnh
hưởng của thiên tai. số phương tiện, trang thiết bị có thể huy động trên địa
bàn tỉnh được thể hiện tại phụ lục:
+ Phụ lục 5: Vật tư, phương tiện,
trang thiết bị
+ Phụ lục 10: Phương tiện tham gia
ứng cứu
- Về các khu neo đậu tránh trú bão,
địa điểm sơ tán dân được tổng hợp ở phụ lục:
+ Phụ lục 8: Các khu neo đậu tránh
trú bão
+ Phụ lục 9: Các địa điểm sơ tán dân
- Về lương thực, nhu yếu phẩm được
tổng hợp ở Phụ lục 7: Lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm
4.4. Đánh giá
về tình trạng dễ bị tổn thương.
Dưới tác động của thiên tai, người
dân sinh sống ở vùng có nguy cơ cao về sạt lờ đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt,
bão, ATNĐ, các hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, ngư dân là
những đối tượng dễ bị tổn thương khi thiên tai xảy ra. số liệu được tổng hợp
các phụ lục sau:
+ Phụ lục: Ảnh
hưởng do bão, ATNĐ
+ Phụ lục 2: Ảnh
hưởng do lũ, ngập lụt
+ Phụ lục 3: Ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ quét, sạt lở do dòng chảy
+ Phụ lục 11: Số phương tiện đánh bắt
trên biển
+ Phụ lục 12: Số liệu nuôi trồng
thủy, hải sản
+ Phụ lục 13: Số liệu sản xuất nông
nghiệp
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA PHƯƠNG ÁN
1. Cơ sở pháp
lý
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai
ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng,
chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày
06/7/2021 Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng,
chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống
thiên tai và Luật Đê điều;
Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày
22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin và
cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Kế hoạch số 155-KH/TU ngày
09/7/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020
của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh; Kế
hoạch số 2130/KH-UBND ngày 24/9/2020 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch triển khai
thực hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế
hoạch số 155-KH/TU ngày 09/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình về triển
khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả
thiên tai
Căn cứ Sổ tay
hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai
ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/02/2020 của Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng chống thiên tai.
2. Mục đích
Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại
do các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh như: bão,
ATNĐ, lũ lụt, sạt lở đất do mưa lớn hoặc dòng chảy, hạn hán, xâm nhập mặn, đặc
biệt đối với người, tài sản và các công trình trọng yếu.
Kịp thời sơ tán, di dời dân ở khu vực
xung yếu có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai nhất là các đối tượng dễ bị
tổn thương.
3. Yêu cầu
Các cấp các ngành thực hiện có hiệu
quả phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện,
vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó
kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”; hoàn thành
việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra
thiên tai.
Bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản
của nhân dân, tài sản của nhà nước, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội.
Bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều, hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa nước
lớn, các hồ gần nơi khu dân cư đông đúc hoặc gần trung tâm
kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng quan trọng ở hạ du công trình hồ chứa.
Đảm bảo giao thông, thông tin liên
lạc từ cấp tỉnh đến cấp xã (hữu tuyến, vô tuyến, di động, lực lượng hỏa tốc)
được thông suốt trong mọi tình huống.
Người dân theo dõi chặt chẽ diễn biến
của thiên tai, nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn cảnh báo của
chính quyền, của cơ quan chức năng; đồng thời nâng cao ý thức chủ động, tự giác
tham gia cùng chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong
công tác phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
III:
NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
1. Phương châm
ứng phó
Đảm bảo an toàn về người và tài sản
của nhân dân, chủ động sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế thấp nhất mọi
rủi ro gây ra.
Bảo vệ các công trình quan trọng về
an ninh quốc gia, phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm trên địa bàn
tỉnh, đảm bảo các công trình giao thông, thông tin liên lạc hoạt động thông
suốt. Đảm bảo an ninh trật tự, thông tin liên lạc trong quá trình xử lý, ứng
phó với rủi ro thiên tai.
Phối hợp chặt chẽ giữa Ban Chỉ huy
tỉnh với các cấp, các ngành, các huyện, thành phố trong chỉ đạo, chỉ huy phòng
chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Huy động nguồn nhân lực, vật tư,
phương tiện, nhu yếu phẩm cần thiết theo phương châm "Bốn tại chỗ" để
ứng phó với thiên tai.
Thống kê, đánh giá thiệt hại; bảo vệ
môi trường, phục hồi sản xuất; hỗ trợ để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống
nhân dân sau thiên tai theo đúng quy định của Nhà nước.
2. Phương án
ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai
Với các loại hình thiên tai và cấp độ
rủi ro có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh tương ứng có các biện pháp ứng phó như
sau:
2.1. Trách nhiệm chỉ huy, phối hợp
ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai
- Chỉ huy ứng phó rủi ro thiên tai
cấp độ 1:
+ Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm
trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó khi có thiên tai xảy
ra.
+ Chủ tịch UBND cấp huyện có trách
nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên
tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ 2 xã trở lên
hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch UBND cấp xã, được quyền huy
động:
Lực lượng quân đội, công an, dân quân
tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân
tình nguyện theo quy định của pháp luật;
Vật tư, trang thiết bị, phương tiện
của cấp huyện và các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.
Các lực lượng tham gia ứng phó thiên
tai trên địa bàn huyện có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người được ủy quyền.
- Chỉ huy ứng phó rủi ro thiên tai
cấp độ 2:
+ Do Chủ tịch UBND tỉnh chỉ huy
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ huy
các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai; huy
động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên
tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia
ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
- Chỉ huy ứng phó rủi ro thiên tai
cấp độ 3, cấp độ 4: Do Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống thiên tai; Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
- Ứng
phó rủi ro thiên tai vượt cấp độ 4: Được Chủ tịch nước
ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai; việc phân công, phân cấp trách nhiệm
và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai theo quy định của
pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
2.2. Về thông tin liên lạc
- Số điện thoại thường trực:
02323.822116;
- Số fax: 02323.821326;
- Địa chỉ email: https://[email protected]
- website:
pctt.quangbinh.gov.vn
2.3. Danh sách Thành viên Ban
Chỉ huy tỉnh (phụ lục 4)
2.4. Về vật tư, phương tiện
(Phụ lục 5)
2.5. Về lực lượng tham gia cứu
hộ cứu nạn (Phụ lục 6)
- Biện pháp bố trí, sử dụng phương
tiện, thiết bị
Các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng
phương tiện, thiết bị phục vụ công tác PCTT và TKCN cấp tỉnh có trách nhiệm
thực hiện một số nội dung sau:
+ Hàng năm tổ chức kiểm tra, vận hành
chạy thử, duy tu, bảo dưỡng đảm bảo sẵn sàng hoạt động khi có yêu cầu.
+ Bố trí phương tiện, thiết bị ứng
trực đến địa bàn xung yếu được phân công trước khi bão đổ bộ hoặc có lũ trên
mức báo động 3 khoảng lm.
+ Tổ chức chỉ huy, bố trí nhân sự đảm
bảo vận hành trang thiết bị, máy móc ở nơi tập kết và hiện trường ứng phó thiên
tai, tìm kiếm cứu nạn.
+ Tổ chức tập kết, bảo quản vật tư,
vật liệu phục vụ ứng phó các tình huống, thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất
lượng, số lượng đảm bảo yêu cầu cần thiết.
2.6. Về hậu cần (Phụ lục 7)
- Cấp tỉnh: bố trí kinh phí từ nguồn
dự phòng ngân sách tỉnh. Phương án dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm ở
cấp tỉnh do Sở Công Thương chủ trì xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành.
- Cấp huyện: tổ chức dự trữ lương
thực, nước uống đảm bảo cứu trợ trong các tình huống (các hình thức dự trữ
có thể thực hiện như: dự trữ tại kho, hợp đồng cung ứng chủ động với các cơ sở
sản xuất - kinh doanh, lưu ý dự trữ ở những địa bàn thường xuyên bị chia cắt,
cô lập,...)..
- Cấp xã: tổ chức dự trữ hoặc hợp
đồng cung ứng chủ động với các cơ sở sản xuất - kinh doanh, vận động nhân dân
tự dự trữ trong gia đình lượng lương thực đảm bảo sử dụng tối thiểu trong 15
ngày.
- Các mặt hàng dự trữ, cung ứng thiết
yếu như: gạo, mì tôm gói, bánh mì, bánh ngọt các loại, nước uống đóng chai,...
* Để việc chuẩn bị vật tư, phương tiện và hậu cần đảm bảo thuận lợi, các địa phương chủ động phối hợp với các chủ phương tiện, siêu thị,
cửa hàng tạp hóa để ký kết hợp đồng nguyên tắc về cung ứng hàng hóa, phương
tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn.
2.7. Về các khu neo đậu tránh
trú tàu thuyền (Phụ lục 8)
2.8. Địa điểm di dời dân (Phụ
lục 9)
3. Phương án
tìm kiếm cứu nạn
3.1. Khu vực đất liền: do Bộ Chỉ huy
Quân sự tinh (cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn trên đất liền) xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành.
3.2. Khu vực biên
giới, trên biển: do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các
sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành.
3.3. Vùng nước cảng biển do Cảng vụ
Hàng hải Quảng Bình xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành.
3.4. Phương án đảm bảo an toàn hồ
chứa nước do Chủ hồ chứa thủy lợi xây dựng, cơ quan chuyên môn thẩm định, trình
UBND cấp huyện, tỉnh phê duyệt theo phân cấp; phương án bảo đảm an toàn cho
người và tàu cá hoạt động trên biển khi có thiên tai xảy
ra do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tham mưu UBND tỉnh ban
hành.
3.5. Phương án đảm bảo an toàn hồ
chứa thủy điện do Chủ sở hữu xây dựng, Sở Công Thương thẩm định, trình UBND
tỉnh phê duyệt.
3.6. Phương án đảm bảo an toàn thông
tin liên lạc: do Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng tham mưu UBND tỉnh ban
hành.
3.7. Phương án đảm bảo giao thông,
khắc phục sự cố các tuyến đường giao thông trong và sau thiên tai: do Sở Giao
thông Vận tải xây dựng tham mưu UBND tỉnh ban hành.
3.8. Phương án dự trữ hàng hóa, nhu
yếu phẩm để ứng phó thiên tai: do Sở Công Thương xây dựng tham mưu UBND tỉnh
ban hành.
3.9. Phương án vận hành hệ thống lưới
điện: do Công ty Điện lực Quảng Bình xây dựng tham mưu UBND tỉnh ban hành.
4. Phương án di
dời, sơ tán dân
4.1. Xác định
vùng trọng điểm
4.1.1 Đối với bão, ATNĐ: vùng trọng điểm ảnh hưởng bão là: gồm 24 xã, phường ven biển, cửa sông
- Quảng Trạch: 06 xã: Quảng Xuân,
Quảng Hưng, Quảng Tùng, Quảng Phú, Quảng Đông, Cảnh Dương;
- TX Ba Đồn: 03 Phường: Quảng Thọ,
Quảng Phúc, Quảng Thuận;
- Bố Trạch: 6 xã: Thanh Trạch, Hải
Phú, Đức Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch, Nhân Trạch;
- TP Đồng Hới: 4 xã, phường: Quang
Phú, Hải Thành, Bảo Ninh, Đồng Hải.
- Quảng Ninh: 01 xã Hải Ninh;
- Lệ Thủy: 02 xã: Ngư Thủy Bắc, Ngư
Thủy.
4.1.2. Đối với sạt lở đất, sụt lún do
dòng chảy: trọng điểm là các xã thuộc các huyện miền núi Minh Hóa, các xã huyện
Quảng Ninh và các xã thuộc các huyện: Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Ba Đồn, Bố Trạch,
Lệ Thủy.
4.1.3. Đối với lũ, ngập lụt: trọng
điểm các xã dọc sông Gianh và sông Kiến Giang, sông Son, xã Tân Hóa, xã Thượng
Hóa.
4.2. Phương án sơ tán dân
4.2.1. Số lượng
dân phải di dời
- Số lượng dân di dời do bão, ATNĐ
(Phụ lục 1)
- Số lượng dân di dời do lũ, ngập lụt
(Phụ lục 2)
- Số lượng dân di dời do lũ quét, sạt
lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy (Phụ lục 3)
4.2.2. Địa điểm di dời dân
Các địa điểm dự kiến di dời dân theo
Phụ lục 9.
Địa điểm di dời vùng hạ du các hồ
chứa, theo phương án ứng phó tình huống khẩn cấp của các hồ chứa được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.
5. Công tác chỉ đạo, chỉ
huy ứng phó
5.1. Cấp tỉnh
Ban hành các văn bản chỉ đạo:
- Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
về việc kiện toàn Ban Chỉ huy tỉnh;
- Quyết định của Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh về phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ
huy tỉnh;
- Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
ban hành Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro cấp tỉnh và các kế hoạch liên quan.
Ngoài ra, đối với các trận bão có
nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh hoặc các đợt mưa, lũ lớn; UBND
tỉnh ban hành cụ thể các Quyết định thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại các
khu vực có nguy cơ rủi ro thiên tai cao, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng,
chống và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn.
5.2. Cấp huyện,
xã
- Thực hiện các thủ tục hành chính
tương tự như cấp tỉnh về: kiện toàn tổ chức bộ máy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS
cùng cấp, ban hành phương án PCTT và TKCN của năm trên địa bàn phụ trách, tổ
chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, phương án đã ban hành.
- Trong chỉ huy, chỉ đạo đảm bảo tính
thống nhất, phân công các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS
đứng điểm trên từng địa bàn để chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng tránh và
ứng phó với thiên tai.
- Chấp hành chỉ đạo, kiểm tra, giám sát,
đánh giá của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS cấp trên trực tiếp.
IV. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH THIÊN TAI
1. Phòng tránh
ATNĐ, bão
1.1. Đối với
rủi ro ATNĐ, bão cấp độ 3
1.1.1. Văn phòng thường trực Ban Chỉ
huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS tỉnh (gọi tắt là Văn phòng Thường trực)
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc tham
mưu cho UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh các Công điện, Văn bản chỉ đạo các
địa phương, đơn vị tổ chức phòng, tránh bão, ATNĐ. Tham mưu chuẩn bị nội dung
các cuộc họp của Ban Chỉ huy tỉnh, UBND tỉnh.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh, UBND các huyện, thành phố ven biển thống kê các phương tiện, tàu,
thuyền đang hoạt động trên biển, báo cáo Trung ương, tỉnh để chỉ đạo.
- Phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh, Sở Ngoại vụ tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản đề nghị Cục Lãnh sự
Bộ Ngoại giao can thiệp trong các trường hợp tàu, thuyền của tỉnh cần vào các
đảo hoặc lãnh thổ nước bạn để tránh, trú bão, ATNĐ.
1.1.2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh
- Chủ trì công tác tìm kiếm cứu nạn
trên biển, khu vực biên giới.
- Chỉ đạo các đồn Biên phòng tuyến
biển phối hợp với các lực lượng, chính quyền địa phương thông báo, cảnh báo cho
chủ tàu, thuyền trưởng đang hoạt động trên biển nắm thông tin về bão, ATNĐ khẩn
trương kêu gọi tàu, thuyền về bờ tránh trú hoặc di chuyển ra khỏi vùng nguy
hiểm; bắn pháo hiệu báo bão; không cho tàu, thuyền ra biển hoạt động khi có
lệnh cấm biển; phối hợp sắp xếp, kiểm đếm, báo cáo tàu thuyền về Bộ Tư lệnh Bộ
đội Biên phòng, Ban Chỉ huy tỉnh; phối hợp kêu gọi, cưỡng chế không để người
dân ở lại trên lồng bè, chòi canh.
- Chỉ đạo các đồn Biên phòng, Hải đội
2, Tiểu đoàn HL-CĐ có phương án đảm bảo cho người dân vào tránh trú bão, ATNĐ
trong doanh trại.
- Sẵn sàng lực
lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn ở các địa bàn khác khi có yêu cầu.
1.1.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các huyện, thành phố,
thị xã kiểm đếm tàu thuyền trên biển; sắp xếp phương tiện tàu thuyền trong các
khu neo đậu, tránh trú.
1.1.4. Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình
khuyến cáo đối với tàu thuyền có kế hoạch hành trình tránh đi vào vùng nguy
hiểm của bão, áp thấp nhiệt đới
1.1.5. UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN
các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với các Đồn Biên phòng của
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, gia đình các chủ tàu, rà soát, thống kê cụ
thể các tàu, thuyền của địa phương đang hoạt động trên biển. Theo dõi chặt chẽ
thông tin diễn biến bão, ATNĐ. Sử dụng tất cả các phương tiện thông tin liên
lạc hiện có thông báo cho các chủ phương tiện, tàu, thuyền biết về diễn biến
của bão, ATNĐ để chủ động phòng, tránh.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
Khí tượng thủy văn, thông tấn, báo chí thường xuyên cung cấp thông tin về diễn
biến bão, ATNĐ đến các địa phương và nhân dân để chủ động phòng tránh.
1.2. Đối với
rủi ro ATNĐ, bão cấp độ 4
Ngoài nội dung được triển khai như
ATNĐ, bão cấp độ 3, các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp sau:
1.2.1. Văn phòng thường trực
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban
Chỉ huy tiền phương tại địa bàn có nguy cơ bão đổ bộ.
- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban
hành các Công điện, Văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống bão, ATNĐ.
- Tham mưu Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo
Chủ các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện triển khai phương án PCTT đảm bảo an
toàn đập và an toàn cho nhân dân vùng hạ du công trình; chú trọng đến các hồ
chứa, công trình đê điều xung yếu.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
khí tượng thủy văn, thông tấn, báo chí thường xuyên cung cấp thông tin về diễn
biến bão, ATNĐ đến các địa phương và nhân dân để chủ động phòng tránh.
- Phối hợp với các địa phương rà
soát, thống kê cụ thể số lượng người cần di dời, sơ tán, báo cáo Trung ương,
Tỉnh để chỉ đạo.
- Phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh triển khai lực lượng,
phương tiện hỗ trợ chính quyền các địa phương và nhân dân tổ chức phòng, tránh bão, ATNĐ.
1.2.2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh
- Chủ trì công tác tìm kiếm cứu nạn
trên biển, khu vực biên giới.
- Chỉ đạo các đồn Biên phòng tuyến
biển phối hợp với các lực lượng, chính quyền địa phương thông báo, cảnh báo cho
chủ tàu, thuyền trưởng đang hoạt động
trên biển nắm thông tin về bão, ATNĐ khẩn trương kêu gọi tàu, thuyền về bờ
tránh trú hoặc di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm; bắn pháo hiệu báo bão; không
cho tàu, thuyền ra biển hoạt động khi có lệnh cấm biển; phối hợp sắp xếp, kiểm
đếm, báo cáo tàu thuyền về Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ huy tỉnh; phối hợp kêu gọi, cưỡng chế không để người dân ở lại trên
lồng bè, chòi canh.
- Chỉ đạo các đồn Biên phòng, Hải đội
2, Tiểu đoàn HL-CĐ có phương án đảm bảo cho người dân vào tránh trú bão, ATNĐ
trong doanh trại.
- Sẵn sàng lực
lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn ở các địa bàn khác khi có yêu cầu.
1.2.3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Triển khai phương tiện, lực lượng
phối hợp chặt chẽ với lực lượng chính quyền địa phương và và các lực lượng khác
giúp đỡ nhân dân trong việc phòng, tránh bão, ATNĐ; ứng phó sự cố công trình hồ
chứa thủy lợi, thủy điện, đê điều khi được lệnh của UBND tỉnh hoặc của Ban chỉ
huy tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp cùng các địa
phương, đơn vị liên quan trong việc tổ chức cứu hộ, cứu nạn nhân dân vùng thiên
tai trên đất liền.
1.2.4. Công an tỉnh
- Bố trí các lực lượng, chỉ đạo Công
an các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chốt chặn và hướng dẫn người, phương
tiện qua lại tại các khu vực ngầm, tràn. Chủ động cấm
người, phương tiện qua lại tại các khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, cấm các
phương tiện thuyền, đò lưu thông trên sông khi có lũ.
- Chỉ đạo các đơn vị, Công an các
huyện, thị xã, thành phố tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, tài
sản của Nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi
dụng bão, ATNĐ để trộm cắp, cướp giật, nhất là trong quá trình sơ tán, di dời.
- Triển khai phương tiện, lực lượng
để hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân trong việc phòng, tránh bão, ATNĐ
và tham gia khắc phục hậu quả khi có yêu cầu của UBND tỉnh hoặc Ban Chỉ huy
PCTT và TKCN tỉnh.
- Tham gia ứng cứu sự cố các công
trình thủy lợi, thủy điện, đê điều khi có yêu cầu từ Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ
huy tỉnh.
1.2.5. Sở Nông nghiệp và Phát triển
triển nông thôn
Hướng dẫn, chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và UBND các huyện, thành phố, thị xã vận
hành hồ chứa đảm bảo an toàn vùng hạ du; kiểm tra phương án thông tin cảnh báo,
phương án sơ tán dân vùng hạ du, đảm bảo an toàn của các công trình đang thi
công xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp, các hồ chứa vừa, nhỏ và hồ chứa xung
yếu.
Hướng dẫn các địa phương đảm bảo an
toàn sản xuất nông nghiệp.
Tham mưu quyết định tình huống thiên
tai khẩn cấp.
1.2.6. Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình
Tiếp tục thông báo tàu, thuyền đến
khu neo đậu tránh bão, lũ trước khi bão đi vào vùng nước cảng biển.
1.2.7. UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN
kiêm BCH PTDS các huyện, thành phố, thị xã.
Tổ chức PCTT và TKCN theo phương án
đã được lập. Trong đó cần chú ý các nội dung sau:
- Tổ chức sơ tán dân tại những khu
vực vùng ven biển, trũng, thấp, vùng thường xuyên bị ngập sâu, vùng nguy cơ sạt
lở đất, núi, bờ sông, bờ biển.
- Thông báo thường xuyên tình hình
diễn biến thiên tai đến từng cộng đồng dân cư (kể cả truyền thanh lưu động).
Trong bất cứ trường hợp nào cũng phải đảm bảo nhân dân nhận được thông tin về
diễn biến thiên tai.
- Sẵn sàng lương
thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men cần thiết để cứu trợ nhân dân trong
vùng.
- Triển khai lực lượng, phương tiện
của địa phương và hỗ trợ nhân dân vùng thiên tai trong việc di dời, sơ tán
phòng, tránh thiên tai.
- Chỉ đạo các cơ quan, trường học,
trạm y tế tại địa phương tạo điều kiện cho nhân dân đến trú, tránh thiên tai.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan
trên địa bàn tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình đê điều, hồ, đập
thủy lợi, thủy điện; đặc biệt là các công trình xuống cấp, xung yếu, các công
trình đang thi công dở dang.
- Tổ chức khắc phục hậu quả do thiên
tai gây ra.
- Tổng hợp tình hình thiệt hại tại
địa phương, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh.
1.2.8. Các Sở, ngành, Hội, đoàn thể
tỉnh
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao,
tổ chức phòng, chống bão, ATNĐ cho cơ quan, đơn vị mình. Huy động lực lượng, hỗ
trợ các địa phương, đơn vị phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai.
1.3. Đối với
rủi ro bão cấp độ 5
1.3.1. Văn phòng thường trực
- Phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng
thủy văn tỉnh theo dõi diễn biến bão.
- Xác định khu vực nguy cơ bão đổ bộ,
mực nước dâng do bão làm cơ sở trong việc di dời, sơ tán dân.
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Sở Chỉ
huy tiền phương tại địa phương có nguy cơ bão đổ bộ để điều hành trực tiếp công
tác phòng, chống bão.
- Tham mưu UBND tỉnh huy động tối đa
nguồn lực hiện có hoặc đề xuất Trung ương hỗ trợ tỉnh để thực hiện công tác
phòng, chống bão mạnh, siêu bão.
- Thực hiện các nội dung công tác
khác như ATNĐ, bão cấp độ 3 nêu trên.
1.3.2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh, Công an tỉnh, các Hội đoàn thể
Triển khai thực hiện các nội dung như
với ANTĐ, bão cấp độ 4. Riêng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức bổ sung các nội
dung sau:
- Tạo điều kiện cho nhân dân vào trú
ẩn tại các doanh trại quân đội trên địa bàn.
- Đề nghị các lực lượng quân đội của
Bộ Quốc phòng và Quân Khu 4 đóng trên địa bàn tỉnh hỗ trợ chính quyền địa
phương và nhân dân phòng, chống bão.
1.3.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Thực hiện các nội dung công tác
khác như ATNĐ, bão cấp độ 3, 4 nêu trên.
- Hướng dẫn chính quyền địa phương
các huyện, thị xã, thành phố không để dân ở lại các chòi canh, lồng, bè nuôi
trồng thủy, hải sản và trên các tàu thuyên tại nơi neo đậu. Nếu có trường hợp
không chấp hành thì chỉ đạo áp dụng biện pháp cưỡng chế di dời.
Tham mưu UBND tỉnh quyết định tình
huống thiên tai khẩn cấp.
1.3.4. Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình
Thông báo ngay cho tàu, thuyền đến
khu neo đậu tránh bão, lũ trước khi bão đi vào vùng nước cảng biển.
Trường hợp xét thấy tàu thuyền neo
đậu tại cầu cảng an toàn hom phải yêu cầu thuyền trưởng, chủ tàu có biện pháp
thích hợp để đảm bảo an toàn cho thuyền viên, hành khách, tàu thuyền và hàng
hóa.
1.3.5. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
- Chỉ đạo, tổ chức sơ tán nhân dân
đến các vị trí an toàn. Các vị trí an toàn được khuyến khích bao gồm: Nhà kiên
cố, trụ sở, cơ quan, trạm y tế kiên cố, hầm tránh bão...
- Các khu vực phải tổ chức di dời bao
gồm: các xã ven biển, nhà dân không kiên cố, các khu vực dân cư nằm vùng trũng,
thấp, ven sông, suối, hạ du các hồ chứa.
- Thường xuyên cập nhật tình hình di dời, sơ tán dân tại địa phương, báo cáo tỉnh để biết, hỗ trợ
trong các tình huống cấp bách.
d) Các sở, ban, ngành, tổ chức, doanh
nghiệp.
- Tổ chức chằng, chống, gia cố trụ
sở, kho tàng triển khai phương án PCTT tại đơn vị.
- Sẵn sàng lực
lượng, trang thiết bị, phương tiện của đơn vị tham gia hỗ trợ các địa phương tổ
chức và khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu từ UBND tỉnh, Ban Chỉ huy
tỉnh.
1.3.6. Cứu hộ, cứu nạn trên biển
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (Cơ
quan thường trực tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, biên giới) tổ chức thực
hiện nghiêm túc các nội dung sau:
- Khi nhận được tin thiên tai, tai
nạn, yêu cầu người báo tin cung cấp thông tin: thời gian, vị trí (tọa độ hoặc
khu vực) xảy ra tai nạn; tên phương tiện; thuyền trưởng; số người trên tàu;
nguyên nhân bị nạn; hậu quả ban đầu; điều kiện thời tiết sóng, gió ở khu vực bị
nạn; tần số, thời gian các phiên liên lạc; số điện thoại, địa chỉ của thuyền
trưởng, chủ tàu; đề nghị, yêu cầu của thuyền trưởng.
- Chỉ đạo thông tin TKCN của đơn vị
phối hợp với đài thông tin duyên hải miền Trung, gia đình chủ tàu, thuyền
trưởng giữ liên lạc với tàu bị nạn, đồng thời phát thông báo tàu bị nạn và huy
động những tàu thuyền đang hoạt động gần khu vực tham gia cứu nạn.
- Kịp thời báo cáo tình hình tai nạn
về Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Ban Chỉ huy chỉ đạo.
- Chỉ thị cho
các Đồn Biên phòng sẵn sàng lực lượng, phương tiện cơ động cứu hộ, cứu nạn khi
có lệnh, đồng thời thông báo cho các lực lượng chức năng (Trung tâm phối hợp
Hàng hải khu vực, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng các tỉnh lân cận) sẵn
sàng lực lượng, phương tiện phối hợp tham gia cứu hộ, cứu nạn.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, trách nhiệm khu vực được phân công và điều kiện khả năng cho phép tham mưu
Ban Chỉ huy tỉnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện từ bờ ra cứu hộ,
cứu nạn. Trường hợp vượt quá khả năng kịp thời báo cáo Ban Chỉ huy tỉnh đề nghị
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN điều động lực lượng, phương
tiện ra cứu hộ, cứu nạn.
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn
thể, chính quyền địa phương chuẩn bị mọi mặt thường trực tại bến để tiếp nhận,
chăm sóc y tế ban đầu, chuyển nạn nhân nặng đến cơ sở y tế cấp cứu, điều trị
- Trường hợp chưa tổ chức lực lượng
phương tiện cơ động ra hiện trường TKCN, nhưng qua hệ thống thông tin liên lạc
phát hiện trên tàu bị nạn có người bị thương, chỉ đạo quân y đơn vị sử dụng máy
trực canh TKCN để thăm khám, hướng dẫn những người trên tàu sơ cứu, điều trị
ban đầu cho nạn nhân. Qua máy thông tin hướng dẫn thuyền
trưởng đưa nạn nhân vào nơi gần nhất, có điều kiện để cấp cứu và thường xuyên
giữ liên lạc với trạm canh của Bộ đội Biên phòng để xử lý các tình huống.
- Kết thúc vụ việc, tổng hợp báo cáo
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, UBND tỉnh theo quy định.
2. Phòng tránh
lũ, ngập lụt
2.1. Đối với
rủi ro lũ, ngập lụt từ BĐm + <2m (cấp độ 2)
2.1.1. Văn phòng thường trực
- Tham mưu, ban hành các Công điện,
Văn bản chỉ đạo các địa phương tổ chức phòng, tránh lũ.
2.1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Theo dõi, chỉ đạo các Chủ hồ, đập
thủy lợi thực hiện nghiêm quy trình, chế độ vận hành công trình và kiểm soát
chặt chẽ bảo đảm an toàn công trình, sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng
phó sự cố có thể xảy ra.
- Tổng hợp thông tin, báo cáo của Chủ
các công trình thủy lợi để tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh
chỉ đạo phòng, chống lũ cho công trình và vùng hạ du.
- Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương
chỉ đạo người sản xuất gia cố, giằng néo lồng bò, chuồng trại, thu hoạch nông
sản, di dời đàn vật nuôi, nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn.
2.1.3. Sở Công Thương
- Theo dõi, chỉ đạo các chủ hồ, đập
thủy điện thực hiện nghiêm quy trình, chế độ vận hành công trình và kiểm soát
chặt chẽ bảo đảm an toàn công trình, sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng
phó sự cố có thể xảy ra.
- Tổng hợp thông tin, báo cáo của chủ
các công trình thủy điện để phối hợp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban
Chỉ huy tỉnh chỉ đạo phòng, chống thiên tai, xử lý các sự cố công trình thủy điện do mưa, lũ gây ra.
- Sẵn sàng lương
thực, thực phẩm cứu trợ các địa phương khi có yêu cầu.
2.1.4. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
- Rà soát các khu vực dân cư vùng
trũng, thấp, khu vực có nguy cơ cao bị sạt lở đất, núi, bờ sông. Tổ chức di
dời, sơ tán dân tương ứng cấp độ lũ, lụt.
- Các huyện miền núi: kiểm tra, rà
soát các khu vực dân cư ven sông, suối, khu vực có nguy cơ cao bị sạt lở núi.
Tổ chức di dời, sơ tán dân; các vị trí an toàn được xác định chủ yếu là trụ sở
cơ quan, trường học, cơ sở y tế hoặc nhà dân nơi cao ráo, không bị ảnh hưởng
của lũ, sạt lở đất.
2.2. Đối với
rủi ro lũ, ngập lụt từ BĐm + >2m và lũ lịch sử (cấp độ 3)
Từ mức rủi ro thiên tai cấp độ 3, hầu
hết các địa phương trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng. Trong đó, phải chú ý mức
ngập lụt tại các xã, phường, thị trấn vào trận lũ lịch sử năm 2020 để làm căn
cứ sơ tán dân.
2.2.1. Văn phòng thường trực
- Tham mưu UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ
huy tỉnh ban hành Công điện chỉ đạo phòng, tránh lũ. Trong đó cần chú ý đến các
nội dung: sơ tán dân, an toàn hồ chứa thủy lợi, thủy điện, giao thông trước,
trong và sau lũ.
- Cập nhật thường xuyên tình hình sơ
tán dân tại các địa phương, báo cáo kịp thời cho Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT,
UBQG ứng phó SCTT&TKCN, UBND tỉnh để hỗ trợ trong các tình huống cấp bách.
- Theo dõi tình hình vận hành các hồ
chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh
tham mưu UBND tỉnh thành lập các Sở Chỉ huy tiền phương chỉ đạo phòng, chống và
khắc phục lũ tại các địa phương.
- Phối hợp cùng các Hội, đoàn thể
tỉnh trong việc cung cấp tình hình thiệt hại do lũ gây ra làm cơ sở cho công
tác kêu gọi cộng đồng, doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ nhân dân khắc
phục hậu quả.
2.2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Theo dõi, chỉ đạo các chủ hồ, đập
thủy lợi thực hiện nghiêm quy trình, chế độ vận hành công trình và kiểm soát
chặt chẽ bảo đảm an toàn công trình, sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng
phó sự cố có thể xảy ra.
- Tổng hợp thông tin, báo cáo của chủ
các công trình thủy lợi để tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh
chỉ đạo phòng, chống lũ cho công trình, vùng hạ du công trình và các tình huống
sự cố khẩn cấp.
2.2.3. Sở Công Thương
- Theo dõi, chỉ đạo các chủ hồ, đập
thủy điện thực hiện nghiêm quy trình, chế độ vận hành công
trình và kiểm soát chặt chẽ bảo đảm an toàn công trình, sẵn sàng các điều kiện
cần thiết để ứng phó sự cố có thể xảy ra.
- Tổng hợp thông tin, báo cáo của chủ
các công trình thủy điện để phối hợp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban
Chỉ huy tỉnh chỉ đạo phòng, chống thiên tai, xử lý các sự
cố công trình thủy điện do mưa, lũ gây ra.
- Sẵn sàng lương thực, thực phẩm cứu
trợ các địa phương khi có yêu cầu.
2.2.4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: Huy động tối đa lực lượng, phương
tiện của đơn vị hỗ trợ chính quyền các địa phương và nhân dân phòng, chống lũ.
2.2.5. Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh: Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, Văn phòng thường cập nhật thông
tin, diễn biến mưa, lũ, cung cấp thường xuyên cho nhân dân được biết, chủ động
phòng, tránh.
2.2.6. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, đặc biệt là
thông tin chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa, lũ.
2.2.7. Các sở, ngành, đoàn thể, doanh
nghiệp: huy động lực lượng, phương tiện của đơn vị tham gia cùng chính quyền và
nhân dân các địa phương phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, ngập lụt.
2.2.8. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
- Tổ chức di dời, sơ tán nhân dân nơi
ngập sâu (kể cá nhân dân vùng hạ du các hồ chứa thủy lợi, thủy điện), khu dân
cư có nguy cơ bị sạt lở núi.
- Kiểm tra, kiểm soát giao thông trên
các tuyến đường trong và sau lũ.
- Cứu trợ nhân dân vùng thiên tai.
- Thường xuyên cập nhật tình hình
thiên tai và thiệt hại ban đầu tại địa phương, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy
tỉnh.
- Chỉ đạo các Đài Truyền thanh -
Truyền hình tiếp nhận các thông tin từ Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hoặc
cập nhật thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS các địa phương
thường xuyên thông báo cho nhân dân được biết. Tuyệt đối không để nhân dân
không tiếp cận được thông tin diễn biến lũ, lụt.
- Huy động lực lượng, phương tiện
phối hợp với các chủ công trình, hồ đập ứng cứu sự cố công trình khi có đề nghị.
- Tổ chức khắc phục thiệt hại sau lũ,
ngập lụt tại các khu vực bị thiệt hại. Báo cáo đề xuất hỗ trợ trong các tình
huống vượt khả năng của địa phương.
3. Phòng tránh
sạt lở đất, sụt lún đất do dòng chảy hoặc mưa lớn
3.1. UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN
kiêm BCH PTDS các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo lập quy hoạch phân vùng có
nguy cơ sạt lở đất.
- Chỉ đạo, kiểm tra rà soát hiện
trạng các vùng dân cư, ngăn chặn việc xây mới và có kế hoạch để di chuyển dân
ra khỏi vùng bãi bồi, ven sông, suối, vùng sườn đồi, núi,
vùng ven taluy đường giao thông có nguy cơ sạt lở. Tuyệt đối không để xảy ra
việc san lấp sông suối và đổ chất thải rắn làm ảnh hưởng đến tiêu thoát lũ.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo, biển
báo đối với vùng có nguy cơ bị sạt lở đất.
- Tăng cường cán bộ trực tiếp đến
hiện trường các điểm xảy ra sự cố để xử lý, khắc phục hậu quả.
- Báo cáo kịp thời các sự cố sạt lở đất đến UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh để chỉ đạo.
- Tăng cường các biện pháp tuyên
truyền, giáo dục và phổ biến kiến thức về phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai để
nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư.
3.2. UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN
kiêm BCH PTDS các xã, phường, thị trấn
- Triển khai thực hiện các văn bản
chỉ đạo của UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS các huyện, thị xã,
thành phố về phòng, tránh sạt lở đất.
- Thông báo cho nhân dân biết để
không làm nhà ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất như: Đồi dốc, chân
vách đá, bờ bãi thấp ven sông suối, trên đường đi của dòng chảy lũ, các chân
taluy dễ bị sạt lở...
- Tuyên truyền công tác giáo dục cộng
đồng về phòng, tránh sạt lở đất; cắm biển báo và đánh dấu các khu vực nguy hiểm.
- Báo cáo ngay với cấp trên khi xảy
ra sự cố sạt lở đất.
4. Phòng tránh
gió mạnh trên biển
4.1. Văn phòng thường trực
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc tham
mưu Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh, UBND tỉnh các Công điện, văn bản chỉ đạo các địa
phương ven biển tổ chức phòng, tránh gió mạnh trên biển.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển thống kê các phương
tiện, tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, báo cáo Trung ương, tỉnh để chỉ đạo.
- Phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh, Sở Ngoại vụ tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản đề nghị Cục Lãnh sự
Bộ Ngoại giao can thiệp trong các trường hợp tàu, thuyền của tỉnh cần vào các
đảo hoặc lãnh thổ nước bạn để tránh, trú gió mạnh trên biển.
4.2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chỉ đạo các Đồn Biên phòng trực
thuộc phối hợp cùng các gia đình chủ tàu thống kê, rà soát, kiểm đếm kỹ số
lượng phương tiện, tàu, thuyền của tỉnh. Cần chú ý, các
phương tiện, tàu, thuyền ở khu vực có gió mạnh, hướng dẫn, yêu cầu phải quay
vào bờ hoặc di chuyển tránh gió.
- Thống kê danh sách các tàu, thuyền
hoạt động trong khu vực nguy hiểm, báo cáo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, UBND
tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
4.3. UBND các huyện, thị xã, thành
phố ven biển
- Phối hợp với các Đồn Biên phòng của
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, gia đình các chủ tàu, rà soát, thống kê cụ
thể các tàu, thuyền của địa phương đang hoạt động trên biển. Theo dõi chặt chẽ
thông tin diễn biến của gió mạnh trên biển. Sử dụng tất cả các phương tiện
thông tin liên lạc hiện có thông báo cho các chủ phương tiện, tàu, thuyền biết
về diễn biến của gió mạnh để chủ động phòng, tránh.
- Phối hợp với các Đồn Biên phòng tổ
chức, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền an toàn để tránh gió mạnh.
5. Phòng tránh
hạn hán, xâm nhập mặn
5.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
Thường xuyên tổ chức theo dõi chặt
chẽ diễn biến nguồn nước, kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc các địa phương thực hiện
kế hoạch, phương án giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; chủ động làm
việc với các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, cần ưu tiên nguồn nước để
cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn.
5.2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Theo dõi diễn biến nguồn nước, phối
hợp các sở, ngành và địa phương kiểm tra, đánh giá nguồn nước và hướng dẫn các
địa phương khai thác nguồn nước hợp lý khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn.
5.3. Sở Công Thương
Rà soát và đề nghị danh sách ưu tiên
cấp điện, nếu ngành điện điều tiết giảm điện nhằm đảm bảo đủ điện cho các trạm
bơm điện hoạt động thường xuyên để bơm tưới nước chống hạn kịp thời. Chỉ đạo
đơn vị quản lý hồ thủy điện Hố Hô, thủy điện La Trọng có kế hoạch xả nước từ
các hồ chứa nước thủy điện để hỗ trợ nguồn nước chống hạn trong trường hợp vùng
hạ lưu yêu cầu bổ sung nguồn nước tối thiểu cấp nước sinh hoạt, sản xuất.
5.4. Sở Tài chính
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tham mưu UBND tỉnh cấp hỗ trợ kinh phí chống hạn cho các địa phương,
đơn vị; đồng thời kiểm tra, thẩm định hồ sơ quyết toán kinh phí chống hạn cho
các địa phương, đơn vị, làm cơ sở trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
5.5. Công ty TNHH MTV Khai thác các
công trình thủy lợi Quảng Bình chủ động tu bổ, sửa chữa,
nâng cấp, nạo vét các công trình hệ thống kênh mương, cống
lấy nước, trạm bơm tưới.
- Đối với các trạm bơm điện có nguồn
nước bị nhiễm mặn, tổ chức đo mặn tại các bể hút hằng ngày, theo dõi chặt chẽ
diễn biến triều để bơm lách triều, tận dụng nguồn nước ngọt chống hạn, áp dụng
các biện pháp tưới luân phiên, tưới lứa ở tất cả các loại công trình nhằm hạn
chế tối đa việc thất thoát nước.
- Thống kê, tổng hợp, báo cáo kết quả
tình hình triển khai chống nhiễm mặn trên các khu tưới cho UBND tỉnh, Ban Chỉ
huy tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5.6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Chỉ đạo phòng, ban, các địa phương
thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến thời tiết để chủ động triển khai thực
hiện ứng phó kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng, chống hạn và xâm nhập mặn
phục vụ sản xuất nông nghiệp; kiểm tra, thẩm định hồ sơ quyết toán chống hạn,
xâm nhập mặn hàng năm.
Tổ chức xây dựng phương án phòng,
chống xâm nhập mặn cụ thể trên địa bàn.
Đối với những trạm bơm có nguồn nước
bị nhiễm mặn, tăng cường theo dõi chặt chẽ lịch thủy triều, quan trắc thường
xuyên độ mặn để bơm lách triều, tuyệt đối không được vận hành bơm nước có nồng
độ mặn lớn hơn 0,8‰ vào đồng ruộng.
- Báo cáo tình hình phòng, chống
nhiễm mặn về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết để chỉ
đạo.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Các địa phương, đơn vị căn cứ Luật
Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020; Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy tỉnh
để thực hiện, cụ thể:
1. Căn cứ Phương án của Ban Chỉ huy
tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố triển khai xây dựng Phương án sát với đặc điểm của ngành, đơn vị, địa
phương mình; có tính khả thi cao, đồng thời tổ chức thực hiện chặt chẽ, hiệu
quả.
2. Trong chỉ đạo, điều hành ứng phó
cần tập trung lực lượng, phương tiện ứng cứu hiệu quả các khu vực xung yếu, di
dời nhân dân đến nơi an toàn để tránh xảy ra thiệt hại về người, hạn chế đến
mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.
3. Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn
vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phải trực tiếp chỉ
đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS của đơn vị, địa phương mình thực
hiện nhiệm vụ được phân công. Các thành viên Ban Chỉ huy
tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn thực hiện theo nhiệm vụ và
địa bàn được phân công phụ trách.
4. Các tổ chức, lực lượng đóng trên
địa bàn tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn phải chịu sự điều
động và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị
xã, thành phố, Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS địa phương.
5. Ban chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH
PTDS các cấp, các ngành thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai
thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, kịp
thời báo cáo về Ban Chỉ huy tỉnh xem xét, quyết định./.