ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3057/QĐ-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 30 tháng 8 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH QUẢNG
BÌNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11
năm 2008;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6
năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03
tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11
tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31
tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia
về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng
01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng
sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 21/2017/NQ-HĐND ngày 18
tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVII, kỳ họp thứ 5
về việc thông qua Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2040;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại Tờ trình số 2248/KHĐT-KT ngày 11 tháng 8 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2040 với những nội dung chính sau:
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu tổng quát
Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình nhằm
bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý các giá trị đa dạng
sinh học; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái,
môi trường, cảnh quan đa dạng sinh học góp phần xóa đói, giảm nghèo; bảo tồn
đa dạng sinh học nhằm thích ứng và giảm
nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao chất lượng rừng tại các khu vực hệ sinh thái
tự nhiên đã được khoanh vùng bảo vệ, tiến tới nâng tỷ lệ che phủ rừng lên
mức 69-70% vào năm 2020.
- Phân vùng bảo tồn; bảo tồn được loài và nguồn gen động, thực
vật quý hiếm; bảo vệ môi trường và
nét đẹp độc đáo của tự nhiên. Trong
đó, hoàn thiện quy hoạch hệ thống các khu bảo
tồn và hành lang đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh, bao gồm: 04 khu bảo tồn thiên
nhiên với diện tích khoảng 182.126 ha; 02
khu bảo vệ cảnh quan với diện tích khoảng 8.136 ha; 01 khu
bảo vệ cảnh quan đất ngập nước với diện tích khoảng 200
ha; 01 hành lang đa dạng sinh học Khe Nét - Vũ
Quang (chỉ quy hoạch phần ranh giới trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình) với diện tích
khoảng 30.000 ha.
- Kiểm soát chặt chẽ, giảm tối đa nạn buôn bán
và tiêu thụ các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Sử dụng hợp lý các giá trị đa dạng sinh học, ứng phó
với biến đổi khí hậu; phát triển dịch vụ hệ sinh thái có sự tham gia của cộng đồng
địa phương, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia, từng bước nâng cao đời sống của người dân trong các khu vực bảo tồn.
2. Định hướng quy hoạch đến năm 2040
- Tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đã có và hệ sinh thái núi đá vôi đặc trưng đang bị tác động.
- Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo
vệ cảnh quan và hành lang đa dạng sinh học được đề xuất.
- Đến năm 2040, hạn chế tối đa về suy giảm đa dạng sinh học; bảo vệ và
phát triển các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý, kiểm soát
chặt chẽ, ngăn ngừa sự lây lan và diệt trừ,
giảm thiểu tác hại của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; xây dựng
và thực hiện chiến lược phòng trừ các
sự cố do sinh vật ngoại lai xâm hại gây
ra.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong
việc bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là cộng đồng dân
cư sống trong và xung quanh các khu bảo tồn.
- Kết hợp giữa bảo tồn với phát triển du lịch sinh thái
gắn với sinh kế của người dân vùng đệm, nâng
cao đời sống cộng đồng, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Nội dung quy hoạch
3.1. Quy
hoạch bảo vệ hành lang đa dạng sinh học
Giữa khu vực Rừng phòng hộ đầu nguồn Khe Nét
và Vườn Quốc gia Vũ Quang xây dựng 01 Hành
lang đa dạng sinh học Khe Nét - Vũ Quang trên địa bàn các xã Hòa Hải, Hương Bình, Hương
Long, Hương Vinh, Hương Xuân, Hương Lâm, Hương Liên thuộc huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh và các xã Thanh Hóa, Hương
Hóa thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
(diện tích khoảng 88.786 ha). Trong đó,
chỉ quy hoạch phần ranh giới trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình (các xã Thanh Hóa, Hương Hóa thuộc huyện Tuyên Hóa) với diện tích khoảng 30.000 ha.
3.2. Quy
hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên
Bao gồm 04 khu vực: (1) Khu bảo tồn thiên nhiên dãy núi Giăng Màn;
(2) Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét; (3) Khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu - Nước Trong; (4) Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Khu Bảo tồn thiên nhiên dãy núi Giăng Màn trên địa bàn
các xã Hóa Sơn, Dân Hóa thuộc huyện Minh Hóa và xã Lâm Hóa
thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình;
các xã Hương Lâm, Hương Vĩnh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Tọa độ trong khoảng từ 17o39’
đến 18o06’ vĩ độ Bắc và từ 105o33’ đến
105o47’ kinh độ Đông (diện tích khoảng 20.000 ha). Trong đó, chỉ quy hoạch phần ranh
giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
(các xã Hóa Sơn, Dân Hóa thuộc huyện Minh Hóa và xã Lâm
Hóa thuộc huyện Tuyên Hóa) với diện tích
khoảng 10.000 ha.
- Khu Bảo tồn thiên nhiên Khe Nét trên địa bàn các
xã Thanh Hóa, Hương Hóa, Kim Hóa, Thuận Hóa, Đồng Hóa và Thạch Hóa thuộc
huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tọa
độ trong khoảng từ 17o56’ đến 18o05’ vĩ độ Bắc và
từ 105o51’ đến 106o04’ kinh độ Đông
(diện tích khoảng 26.800 ha).
- Khu Bảo tồn thiên nhiên Động Châu - Nước Trong trên địa bàn các xã Ngân Thủy, Kim Thủy thuộc huyện Lệ Thủy và xã Trường Sơn
thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tọa độ trong khoảng
từ 16o57’ đến 17o00’ vĩ độ Bắc và từ
105o33’ đến 105o47’ kinh độ Đông (diện
tích khoảng 19.000 ha).
- Vườn Quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng trên địa bàn các xã Dân Hóa, Hóa
Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa thuộc huyện Minh Hóa; các xã Tân Trạch,
Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Hưng Trạch thuộc
huyện Bố Trạch và Xã Trường Sơn thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tọa
độ từ 17°21′ đến
17°39′ vĩ độ Bắc và từ 105°57′ đến 106°24′ kinh độ Đông (diện
tích khoảng 126.326 ha).
3.3. Quy
hoạch các khu bảo vệ cảnh quan
Bao gồm 02 khu vực: (1) Khu bảo vệ cảnh quan Núi Thần Đinh (Chùa Non); (2) Khu bảo vệ cảnh quan Vũng
Chùa - Đảo Yến
- Khu bảo vệ cảnh quan Núi Thần
Đinh (Chùa Non) thuộc thôn Rào Đá, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Tọa độ từ 17o17’46’’ đến 17o17’50’’ vĩ độ Bắc
và từ 106o36’36’’ đến 106o36’56’’
kinh độ Đông (diện tích khoảng 136
ha).
- Khu bảo vệ cảnh quan Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc khu
vực ven biển xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Bao gồm khu vực
ven biển ra đến đảo Yến (hòn Vũng Chùa). Tọa độ trong khoảng
từ 17o54’ đến 17o55’ vĩ độ Bắc và từ
106o28’đến 106o30’ kinh độ Đông (diện
tích khoảng 8.000 ha).
3.4. Quy
hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng đất ngập nước
tự nhiên, vùng núi đá vôi, vùng đất chưa sử
dụng không thuộc hệ sinh thái rừng
Khu bảo vệ cảnh quan Đất ngập nước Bàu Sen trên địa bàn
các xã Sen Thủy, Ngư Thủy Nam thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Tọa độ trong khoảng từ 17o10’ đến 17o11’ vĩ
độ Bắc và từ 106o27’ đến 106o46’
kinh độ Đông (diện tích khoảng 200
ha).
3.5. Quy
hoạch bảo tồn chuyển chỗ
Quy hoạch các Nhà bảo tàng thiên nhiên, Vườn sưu tập cây thuốc và Ngân hàng Gen: Ngoài việc
tận dụng cơ sở các trạm y tế làm
nơi trồng, sưu tập cây thuốc,
Vườn thực vật tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cần được quy hoạch là nơi kết
hợp cả việc xây dựng Nhà bảo
tàng thiên nhiên, Vườn sưu tập cây thuốc, Ngân hàng Gen cho tỉnh Quảng Bình nói
riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung.
Quy hoạch các vùng được ưu tiên kiểm
soát và phòng chống các loài ngoại
lai xâm hại: Giai đoạn 2018 - 2025, sẽ kiểm soát và
diệt trừ các loài ngoại lai đang xâm
hại nghiêm trọng ở Quảng Bình, bao gồm: Ốc bươu vàng, cây Mai dương, Bìm bôi hoa vàng và một số loài ngoại lai xâm hại
khác.
4. Danh mục các chương trình, dự án đề xuất trong quá trình thực hiện
quy hoạch
(Phụ lục chi tiết kèm theo)
5. Giải pháp thực hiện quy hoạch
- Giải pháp về nguồn vốn: Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học, tìm kiếm
các nguồn tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước.
- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân
lực: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng
lực chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao
khả năng quản lý trong lĩnh vực đa dạng sinh
học; huy động sự tham gia của các tổ chức và nhân
dân trong tỉnh.
- Giải pháp về tuyên truyền: Tăng
cường công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật Đa dạng sinh học và các văn bản có
liên quan nhằm nâng cao ý thức, trách
nhiệm, phát huy tính chủ động của người dân
vào việc tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học của tỉnh; giúp cộng đồng
dân cư gắn bó cuộc sống và thu
nhập của mình với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng,
bảo tồn đa dạng sinh học.
- Giải
pháp về cơ chế, chính
sách: Rà soát, bổ sung, xây dựng
chính sách và chế định cụ thể trong phát triển kinh tế gắn với bảo
vệ môi trường, bảo vệ rừng và
bảo tồn đa dạng sinh học trên cơ sở
Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và
phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường,
chiến lược phát triển bền vững của cả nước.
- Giải pháp hợp tác: Tăng cường
liên kết với các tỉnh lân cận và hợp tác quốc tế về bảo
tồn đa dạng sinh học, trong đó chú trọng việc trao đổi
kinh nghiệm với các chuyên gia; nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, chuyển giao
công nghệ, tư vấn kỹ thuật về đa dạng sinh học.
- Giải pháp khoa học công nghệ: Xây
dựng và triển khai các giải pháp khoa học công nghệ về
đa dạng sinh học; xây dựng và hoàn chỉnh
hệ thống cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của tỉnh.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành
phố chịu trách nhiệm thực hiện và
giám sát thực hiện Quy hoạch, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Chịu trách nhiệm chủ trì các chương
trình, dự án được phân công trong Quy
hoạch.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường
và các sở, ngành, đơn vị liên
quan trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch. Chịu trách
nhiệm chủ trì các chương trình, dự án
được phân công trong Quy hoạch.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch
ngân sách trung hạn, dài hạn cho các
dự án ưu tiên, huy động nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để thực hiện Quy hoạch.
- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp
với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ các nguồn kinh phí để triển
khai thực hiện Quy hoạch theo khả năng cân đối ngân
sách hàng năm.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa
học công nghệ để bảo tồn, phát triển
và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật
trên địa bàn tỉnh. Chịu trách
nhiệm chủ trì các chương trình, dự án
được phân công trong Quy hoạch.
- Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên
quan tổ chức thực hiện các nội dung Quy hoạch
theo chức năng, nhiệm vụ được giao; lồng ghép với việc thực
hiện quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa trên
địa bàn tỉnh.
- Sở Du lịch: Phát triển du lịch sinh thái,
xây dựng các loại hình du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn
thiên nhiên.
- Sở Công Thương: Chủ trì, phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tăng cường quản lý thị trường
trong việc kinh doanh và sử dụng tài nguyên sinh vật.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng và hệ
thông tin cơ sở tập trung tuyên truyền,
phổ biến chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, góp phần vào việc bảo vệ, sử dụng, quản lý an
toàn đa dạng sinh học.
- Các sở, ban, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm chủ trì, phối
hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường tổ chức thực
hiện các chương trình, dự án phù hợp với các mục tiêu, nội dung và giải pháp
của Quy hoạch.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện Quy hoạch này; kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch trên địa bàn;
tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong bảo tồn đa dạng sinh học.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở,
ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Báo Quảng Bình; Đài
PT-TH Quảng Bình;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Lưu: VT, CVTNMT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu hoài
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
ĐỀ XUẤT TRONG QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2025,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040
(Kèm theo Quyết định số
/QĐ-UBND ngày
tháng năm 2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Bình)
Chương
trình I. Thành lập hành lang đa dạng sinh học và các khu bảo tồn thiên
nhiên mới trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình
TT
|
Dự án triển
khai
|
Chủ trì
|
Phối hợp
|
Thời gian
|
1
|
Khảo sát đánh giá đa dạng
sinh học hành lang đa dạng sinh học Khe Nét -
Vũ Quang thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công
nghệ
|
Từ năm 2030
đến năm 2040
|
2
|
Thành lập Khu bảo
tồn thiên nhiên Khe Nét
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công
nghệ
|
Từ năm 2019
đến năm 2025
|
3
|
Thành lập Khu bảo
tồn thiên nhiên Động Châu - Nước Trong
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công
nghệ
|
Từ năm 2019
đến năm 2025
|
4
|
Khảo sát đánh giá đa dạng
sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên dãy núi
Giăng Màn thuộc địa phận tỉnh Quảng
Bình
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công
nghệ
|
Từ năm 2030
đến năm 2040
|
5
|
Thành lập Khu bảo
vệ cảnh quan Đất ngập nước Bàu Sen
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công
nghệ
|
Từ năm 2025
đến năm 2030
|
6
|
Thành lập Khu bảo
vệ cảnh quan Vũng Chùa - Đảo Yến
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công
nghệ
|
Từ năm 2025
đến năm 2030
|
Chương trình II. Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý và bảo vệ
đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình
TT
|
Dự án triển
khai
|
Chủ trì
|
Phối hợp
|
Thời gian
|
1
|
Tăng cường năng
lực và nâng cao nhận thức về bảo vệ động thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương
|
Từ năm 2018
đến năm 2023
và tiếp theo
|
2
|
Kiện toàn và nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm
và Cảnh sát môi trường của
tỉnh Quảng Bình
|
Công an tỉnh/ Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Nội vụ,
Tài nguyên và Môi trường
|
Từ năm 2018
đến năm 2023
và tiếp theo
|
3
|
Tăng cường năng
lực các cơ quan quản lý, giám sát đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các Sở: Nội vụ,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Từ năm 2018
đến năm 2020
và tiếp theo
|
4
|
Xây dựng chương
trình truyền thông và quy chế quản lý hệ thống rừng đặc dụng tỉnh Quảng Bình
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Đài Phát
thanh và Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình
|
Từ năm 2018
đến năm 2023
và tiếp theo
|
5
|
Xây dựng Ngân hàng dữ liệu
về đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các Sở: Khoa học
và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Từ năm 2018
đến năm 2023
và tiếp theo
|
6
|
Xây dựng và triển khai các dự án khoanh nuôi, tái sinh, làm giàu rừng, trồng rừng bổ sung
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công
nghệ, Tài chính
|
Từ năm 2018
đến năm 2023
và tiếp theo
|
7
|
Đánh giá tác động
của hệ thống pháp luật, chính sách đến bảo tồn, phát
triển đa dạng sinh học của tỉnh Quảng
Bình
|
Sở Tư pháp
|
Các Sở: Nội vụ,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Tài nguyên và Môi trường.
|
Từ năm 2018
đến năm 2020
|
Chương trình III. Phục hồi, bảo tồn, phát triển và giám sát đa
dạng sinh học tỉnh Quảng Bình
TT
|
Dự án triển
khai
|
Chủ trì
|
Phối hợp
|
Thời gian
|
1
|
Điều tra, đánh giá hiện trạng
chất lượng môi trường và đa dạng sinh học các
thủy vực ven biển và nội địa ở tỉnh
Quảng Bình
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các Sở: Khoa học
và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Từ năm 2018 đến
năm 2023
và tiếp theo
|
2
|
Phục hồi sinh thái ở các khu bảo tồn
thiên nhiên, rừng đặc dụng trong tỉnh Quảng Bình
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Các Khu bảo tồn thiên
nhiên
|
Từ năm 2018 đến
năm 2023
và tiếp theo
|
3
|
Xây dựng quy hoạch
phục hồi rừng đầu nguồn thuộc lưu vực sông
Long Đại và sông Gianh
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công
nghệ
|
Từ năm 2018 đến
năm 2022
và tiếp theo
|
4
|
Xây dựng quy trình quan trắc diễn
biến đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Bình
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
|
Từ năm 2018 đến năm
2023
và tiếp theo
|
5
|
Điều tra khảo sát thành phần loài, vai trò và ý nghĩa các nhóm vi sinh vật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Từ năm 2018 đến năm
2022
và tiếp theo
|
Chương trình IV. Xây dựng các Vườn thực vật, Trại cứu hộ, thuần dưỡng.
Xây dựng mô hình các loài vật nuôi, cây trồng bản địa quý hiếm. Đánh giá sự hiện diện các nhóm sinh vật ngoại lai và sự xâm lấn của chúng đối với các nhóm
sinh vật bản địa
TT
|
Dự án triển
khai
|
Chủ trì
|
Phối hợp
|
Thời gian
|
1
|
Điều tra, kiểm kê, đánh giá và đề
xuất các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát
sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn toàn tỉnh Quảng
Bình
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công
nghệ
|
Từ năm 2018
đến năm 2023
và tiếp theo
|
2
|
Xây dựng các Vườn thực vật,
Vườn thú và Bảo tàng thiên nhiên
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công
nghệ
|
Từ năm 2018
đến năm 2023
và tiếp theo
|
3
|
Thử nghiệm và phát triển các mô hình gây nuôi sinh sản và nhân giống các loài động thực vật hoang dã như một công cụ bảo tồn và giảm nghèo
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Khoa học
và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
|
Từ năm 2018
đến năm 2023
và tiếp theo
|
Chương trình V. Quản lý bền vững đa dạng sinh học và ứng phó với Biến
đổi khí hậu
TT
|
Dự án triển
khai
|
Chủ trì
|
Phối hợp
|
Thời gian
|
1
|
Xây dựng các mô hình canh tác
trên đất trống, đồi núi trọc và đất dốc
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và
Môi trường
|
Từ năm 2018
đến năm 2022
và tiếp theo
|
2
|
Xác định các dịch vụ hệ
sinh thái, loại rừng có tiềm năng trên thị trường cho việc áp
dụng FSC và chi trả dịch vụ
hệ sinh thái. Xây dựng và triển khai các mô
hình thí điểm về quản lý rừng bền vững
để tiến tới cấp Chứng chỉ rừng
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Từ năm 2018
đến năm 2023
và tiếp theo
|
Chương trình VI. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu đa dạng sinh học
TT
|
Dự án triển
khai
|
Chủ trì
|
Phối hợp
|
Thời gian
|
1
|
Xây dựng chiến
lược nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công
nghệ
|
Từ năm 2018
đến năm 2023
và tiếp theo
|
2
|
Xuất bản tuyển tập
các công trình nghiên cứu đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Bình
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa và Thể thao
|
Từ năm 2018
đến năm 2030
và tiếp theo
|
3
|
Kiện toàn các tổ chức và hệ thống trạm
thực nghiệm Nông Lâm nghiệp ở Quảng Bình
|
Sở Nội vụ
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Tài chính, Khoa học và Công nghệ
|
Từ năm 2018
đến năm 2030
và tiếp theo
|
4
|
Thu thập các kinh nghiệm cổ
truyền và kiến thức bản địa về quản lý
bảo vệ đa dạng sinh học của các dân tộc ở Quảng
Bình
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở: Nội vụ,
Tài nguyên và Môi trường
|
Từ năm 2018
đến năm 2030
và tiếp theo
|