THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
295/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN
URANI VIỆT NAM"
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 02 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khoáng sản số
60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường tại các Tờ trình số 40/TTr-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm
2011, số 80/TTr-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đề án "Đánh giá tiềm năng tài nguyên urani Việt Nam" với những
nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu
- Đánh giá tiềm năng tài nguyên
urani trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
- Phân vùng sinh khoáng và
khoanh định các diện tích triển vọng phục vụ đánh giá và thăm dò.
- Xác lập các kiểu mỏ urani có
trên lãnh thổ Việt Nam.
- Đánh giá kinh tế địa chất các
kiểu mỏ urani ở Việt Nam.
2. Nhiệm vụ
- Thu thập, hệ thống hóa các tài
liệu địa chất trên thế giới và Việt Nam liên quan đến urani.
- Điều tra, đánh giá tổng hợp
các kiểu quặng hóa urani ở Việt Nam. Xác lập các tiền đề, dấu hiệu và khoanh định
các diện tích triển vọng phục vụ cho công tác điều tra, đánh giá, thăm dò
urani.
- Điều tra chuyên khoáng urani tỷ
lệ 1/25.000 và chi tiết hóa ở tỷ lệ 1/10.000
để xác lập và kiểm định mô hình
mỏ quặng urani phục vụ công tác dự báo, tìm kiếm phát hiện mỏ urani ở Việt Nam.
- Thành lập bản đồ chuyên khoáng
sinh khoáng và phân vùng dự báo urani Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 và tỷ lệ
1/200.000 cho các khu vực có triển vọng urani.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu khoáng
sản urani Việt Nam (địa chất, khoáng sản, địa hóa, địa vật lý, viễn thám).
- Tổng hợp, phân tích, lựa chọn
các tiêu chí và đánh giá định lượng tài nguyên urani ở Việt Nam.
- Nghiên cứu và lựa chọn các
phương pháp đánh giá kinh tế địa chất các mỏ urani phù hợp với điều kiện Việt
Nam, có đối sánh với các mỏ chuẩn trên thế giới.
- Xây dựng bản hướng dẫn triển khai
công tác tìm kiếm đánh giá urani ở Việt Nam.
3. Phạm vi thực
hiện
Diện tích toàn bộ lãnh thổ Việt
Nam (phần đất liền), trong đó tập trung nghiên cứu, điều tra, đánh giá ở các
vùng: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Kon
Tum, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa; các diện tích khác sẽ kế thừa kết quả điều
tra, đánh giá, thăm dò trước đây hoặc lấy mẫu phân tích bổ sung.
4. Sản phẩm của
Đề án a) Các bản đồ:
- Bản đồ chuyên khoáng sinh
khoáng urani Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000;
- Bản đồ sinh khoáng urani tỷ lệ
1/200.000 cho các vùng Hà Giang - Cao Bằng, Lào Cai - Yên Bái, Phú Thọ - Thái
Nguyên, Nghệ An, Kon Tum, Bình Định - Phú Yên, Khánh Hòa;
- Các loại bản đồ, sơ đồ địa chất,
dự báo khoáng sản urani tỷ lệ 1/25.000 trên các diện tích điều tra chuyên
khoáng urani;
- Các loại bản đồ, sơ đồ địa chất,
dự báo khoáng sản urani tỷ lệ 1/10.000 trên các diện tích điều tra chi tiết hóa
urani.
b) Bộ sưu tập mẫu đặc trưng về
đá và quặng để nộp lưu trữ;
c) Các báo cáo thuyết minh kèm
theo:
- Báo cáo tổng kết "Đánh
giá tiềm năng tài nguyên urani Việt Nam";
- Mô hình hóa các kiểu quặng
urani ở Việt Nam và giá trị kinh tế của nó;
- Hướng dẫn công tác tìm kiếm -
đánh giá urani trên lãnh thổ Việt Nam;
- Các báo cáo "Sinh khoáng
và dự báo triển vọng khoáng sản urani" ở tỷ lệ 1/200.000;
- Các báo cáo tổng kết công tác
điều tra chuyên khoáng urani tỷ lệ 1/25.000 và chi tiết hóa tỷ lệ 1/10.000.
d) Sổ mỏ, điểm quặng và khoáng
hóa urani theo mẫu của IAEA;
đ) Cơ sở dữ liệu tổng hợp urani
Việt Nam (số liệu, bản đồ) trong đĩa CD.
5. Thời gian thực
hiện: Từ năm 2012 đến tháng 12 năm 2014.
6. Nguồn kinh
phí thực hiện Đề án:
Bố trí dự toán ngân sách chi sự
nghiệp kinh tế hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện Đề án.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Tổ chức thực hiện và chịu
trách nhiệm về hiệu quả Đề án.
- Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi
trường căn cứ khối lượng công việc cần thiết triển khai, định mức kinh tế kỹ
thuật, đơn giá sản phẩm và chế độ tài chính hiện hành để hoàn chỉnh, phê duyệt
chi tiết nội dung, khối lượng công việc, dự toán kinh phí của Đề án bảo đảm tiết
kiệm, hiệu quả, gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm căn cứ bố trí
vốn.
- Việc bố trí vốn năm 2012, Bộ
Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính để cân đối, điều chỉnh một
phần vốn của các Đề án khác đã được bố trí của Bộ Tài nguyên và Môi trường để
thực hiện Đề án này.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí để thực hiện Đề án nêu trên từ năm
2012.
3. Kết thúc Đề án, Bộ Tài nguyên
và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng các Bộ: Tài Nguyên và
Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào
Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Kon Tum, Bình
Định, Phú Yên và Khánh Hòa và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|