UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2887/QĐ-UBND
|
Sơn La,
ngày 29 tháng 10 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ
chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo
vệ môi trường năm 2005;
Căn cứ Thông
tư Liên tịch số 01/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của liên bộ:
Tài chính - Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp
môi trường;
Xét đề nghị của
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 973/TTr-STNMT ngày 04
tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Bảo vệ môi trường
năm 2015 của tỉnh Sơn La.
Điều
2.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND cấp huyện chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Quyết định
này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy;
TT HĐND tỉnh;
- TT UBND tỉnh;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Như Điều 3;
- Đ/c CVP; Đ/c Huy Anh - PCVP;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, Biên KTN, 125bản.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi
Đức Hải
|
KẾ HOẠCH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH SƠN LA NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2887/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2014 của
UBND tỉnh Sơn La)
Thực
hiện Công văn số 855/BTNMT-KH ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường
năm 2015 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Sơn La xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2015 như sau:
1.
Thực trạng công tác quản lý môi trường
1.1.
Về chiến lược, quy hoạch, chính sách:
Thực
hiện Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 24 tháng 9 năm 2010 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Sơn La lần thứ XIII; Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh số
01-CTr ngày 24 tháng 9 năm 2010 về thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm ngay sau
đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ tỉnh lần thứ XIII; Chương trình hành động của Ban
chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII số 06-CTr/TU ngày 06 tháng 4 năm
2011 và Nghị quyết số 324/NQ-HĐND ngày 08
tháng 7 năm 2010 của HĐND tỉnh về một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện
Luật Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La UBND tỉnh đã ban hành:
-
Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực
hiện Nghị quyết số 324/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2010 của HĐND tỉnh.
-
Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh về Kế hoạch Bảo vệ
môi trường năm 2014;
-
Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2013 của UBND tỉnh về Kế hoạch Bảo vệ
môi trường năm 2014;
-
Quyết định số 2938/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh phê duyệt
Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Sơn La đến năm 2020;
-
Quyết định số 1972/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2013 của UBND tỉnh phê duyệt
danh mục và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa
bàn tỉnh Sơn La;
UBND
tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005, Luật Đa dạng sinh học trên các lĩnh vực; ban hành văn bản chỉ đạo, thực
hiện; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về môi
trường; thẩm định môi trường các dự án đầu tư; củng cố tổ chức bộ máy, chức
năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh, huyện; thanh kiểm
tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải, chất thải rắn, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động
khai thác khoáng sản; phòng ngừa và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng; lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, dự án phát triển của tỉnh.
-
Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật môi trường: UBND tỉnh đã
ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Tuần lễ Quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường
và Ngày môi trường Thế giới năm 2013, năm 2014, Kế hoạch hưởng ứng chiến dịch
làm cho Thế giới sạch hơn năm 2013. Sau các kế hoạch có báo cáo tổng kết, đánh
giá tình hình thực hiện.
-
Về tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: UBND
tỉnh đã ban hành Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày 22 tháng
6 năm 2011 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu
tổ chức Sở Tài nguyên và Môi trường; Quyết
định số 08/2012/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh Sơn La về việc
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Chi cục Bảo vệ môi trường
tỉnh Sơn La; Quyết định số 854/QĐ-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2012 về việc kiện
toàn Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh.
Đã
chỉ đạo UBND cấp huyện đã bố trí cán bộ phụ trách, theo dõi về môi trường tại
12/12 Phòng Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo
quy định.
- Về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường:
Chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường;
qua kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường đã kịp thời phát hiện các thiếu sót,
tồn tại của cơ sở sản xuất, kinh doanh và đôn đốc, yêu cầu các đơn vị khắc phục,
thực hiện, bổ sung các nội dung quản lý bảo vệ môi trường theo quy định, như: Lập
hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, thực hiện quan trắc, giám sát
môi trường định kỳ, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung của
báo cáo ĐTM, đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt. Kết quả triển khai cụ thể:
Trong năm 2013 đã kiểm tra, kiểm soát đối với 45 dự án; năm 2014 (6 tháng) tiến
hành kiểm soát đối với 34/50 đơn vị theo kế hoạch, trong đó có 13 bệnh viện, 21
cơ sở.
Nhìn
chung công tác quản lý môi trường tiếp tục được tăng cường và dần đi vào nề nếp,
kịp thời ban hành các văn bản cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực quản lý môi trường. Việc phối hợp giữa các
ban ngành, các tổ chức đoàn thể, cơ quan thông tấn báo chí trong lĩnh vực tài
nguyên và bảo vệ môi trường được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo. Đã có sự phối hợp
thường xuyên giữa các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tấn
báo chí trong công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2.
Tình hình thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường
2.1. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường
UBND
tỉnh đã chỉ đạo, giao cho các sở, ngành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý
và bảo vệ môi trường, trong đó:
-
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ, dự án, đề án về bảo vệ môi trường như: Quan trắc chất lượng môi trường
tỉnh Sơn La năm 2014; Quy hoạch bảo vệ Đa dạng sinh học; Quy hoạch hệ thống
quan trắc môi trường; Xây dựng cơ sở dữ liệu tai biến môi trường; Đánh giá tác
hại và biện pháp giảm thiểu của hóa chất diệt cỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La; Đào
tạo, tuyên truyền phổ biến pháp luật và phối hợp liên ngành về bảo vệ môi trường;
Lập kế hoạch điều tra, báo cáo hiện trạng và biện pháp BVMT các hồ
chứa nước tỉnh Sơn La; Hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi trường các dự án khai
thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sơn La; Lập dự án đánh giá tác động
môi trường và xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường các khu, điểm tái định
cư thủy điện Sơn La; Lập dự án tái chế, xử lý chất thải nguy hại tập trung trên
địa bàn tỉnh Sơn La; 04 dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, rác
thải y tế của 04 bệnh viện đa khoa tuyến huyện.
-
Giao Sở Xây dựng thực hiện dự án quy hoạch quản lý chất thải rắn và quy hoạch xây
dựng các công trình xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Sơn La;
-
Giao Sở Y tế thực hiện 05 dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống
xử lý nước thải, rác thải y tế của 04 bệnh viện đa khoa tuyến huyện.
-
Giao UBND huyện Sốp Cộp thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp
hệ thống xử lý nước thải y tế của bệnh viện đa khoa huyện.
-
Giao Bệnh viện Lao và bệnh phổi thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp
hệ thống xử lý nước thải, rác thải y tế của bệnh viện.
-
Giao Công ty AIC lập Đề án xử lý ô nhiễm môi trường tỉnh Sơn La.
-
Thẩm định và phê duyệt: 18 Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ
môi trường chi tiết của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; khoảng 170 cam kết
bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản của các cơ sở sản xuất kinh
doanh, dịch vụ. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các
cam kết về bảo vệ môi trường đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường
và Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án.
Việc
triển khai thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường thông qua các dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng đô thị, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị,
y tế như: Dự án xử lý chất thải rắn tại Thành phố Sơn La; Dự án khu đô thị suối
Nậm La (hợp phần kè nắn suối và thoát nước thải); Dự án thu gom và xử lý nước
thải tại Thành phố Sơn La, Thị trấn Mộc Châu; Dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp
chất thải rắn tại các huyện trong tỉnh; Dự án xử lý nước thải và chất thải rắn
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Giáo dục Lao động tỉnh, Bệnh viện y học cổ
truyền tỉnh, bệnh viện Đa khoa huyện Thuận Châu, bệnh viện Đa khoa huyện Sông
Mã, bệnh viện Đa khoa Phù Yên, bệnh viện Đa khoa Mai Sơn, Bệnh viện Lao và bệnh
phổi, bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Nhai tuy có nhiều khó khăn trong việc triển
khai song đã góp phần tích cực trong cải thiện môi trường trên địa bàn tỉnh.
2.2. Tổ chức thực hiện Luật Đa dạng sinh
học
Lập
và triển khai các dự án về bảo tồn đa dạng sinh học như: Quy hoạch bảo tồn đa dạng
sinh học tỉnh Sơn La, dự kiến hoàn thành lập phê duyệt trong tháng 7/2014. Lập
và triển khai các dự án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học khu rừng đặc dụng:
Copia, Xuân Nha, Sốp Cộp, Tà Xùa.
2.3. Tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường
Thực
hiện Quyết định số 04/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ về thẩm quyền quyết định danh mục và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng; Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2007 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở
gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý; Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08
tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Năm 2012, UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục
bổ sung các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh tại Quyết
định số 1881/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh. Theo đó danh mục
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gồm 26 cơ sở. Năm 2013 tỉnh tiếp tục
rà soát: Đưa ra khỏi danh sách 11 Trung tâm giáo dục lao động cấp huyện; làm thủ
tục chứng nhận đã hoàn thành các biện pháp xử lý môi trường đối với 03 cơ sở; bổ
sung 2 bệnh viện; tổng số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là: 16 cơ sở
(trong đó 14 cơ sở công ích và 02 doanh nghiệp). Năm 2014, thường xuyên kiểm
tra, đôn đốc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thực hiện các biện pháp khắc phục,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
-
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường năm 2013:
45 cơ sở tập trung chủ yếu vào các công trình thủy điện, khai thác mỏ và các cơ
sở có khả năng gây ô nhiễm; năm 2014: Tổng chức kiểm soát ô nhiễm môi trường đối
với 50 cơ sở theo kế hoạch. Nội dung thực hiện: Kiểm soát, việc thực hiện các
yêu cầu đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Quyết định
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt; điều tra, thống kê
các nguồn thải, loại chất thải, lượng phát sinh, tải lượng của các dự án. Đánh
giá mức độ ô nhiễm môi trường của các dự án đã thẩm định, đề xuất các biện pháp
quản lý phù hợp để đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường; đánh giá những mặt
được, những tồn tại của Chủ đầu tư trong việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ
môi trường đã được phê duyệt.
3.
Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009
của Chính phủ
Thực
hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ, UBND tỉnh
đã ban hành Quyết định số 2400/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2010 Ban hành kế hoạch
thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ. Đã tổng
kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 27/NQ- CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính
phủ trong đó:
Đánh
giá kết quả triển khai thực hiện trên các lĩnh vực như: Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 324/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm
2010 của HĐND tỉnh về một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện Luật Bảo
vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La; triển khai xây dựng chiến lược bảo vệ
môi trường tỉnh Sơn La đến năm 2020; quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh
Sơn La; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020; Đánh giá
hiện trạng môi trường tỉnh Sơn La 5 năm 2005 - 2010; Quan trắc chất lượng môi
trường hàng năm; tuyên truyền, truyền thông, phổ biến pháp luật về môi trường;
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát; xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường của các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phối hợp liên ngành về bảo vệ môi trường.
Triển khai các chủ trương thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm
2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
tổ chức học tập, nghiên cứu, triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6
năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo công tác ứng
phó với biến đổi khí hậu gắn với công tác bảo vệ môi trường.
Việc
triển khai thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính
phủ về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên và môi trường đã góp phần tích cực giải quyết những nhiệm
vụ quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.
1.
Thực hiện các chỉ tiêu môi trường
Kết
quả cụ thể các chỉ tiêu về môi trường được thể hiện tại Phụ lục số 01.
2.
Tình hình thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2013 - 2014
-
UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch bảo
vệ môi trường hàng năm. Xem xét và phê duyệt, cho phép lập các dự án bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh như: Thu gom và xử lý nước thải thành phố Sơn La; Thu
gom và xử lý CTR Thành phố; Đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị Mộc
Châu; Quy hoạch chất thải rắn; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La;
Quan trắc chất lượng môi trường; báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường.
-
Đẩy nhanh tiến độ xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đã phê duyệt
và cấp kinh phí để triển khai một số dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý môi
trường tại các cơ sở y tế như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, Bệnh viên Y học cổ
truyền, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Đa khoa các huyện: Quỳnh Nhai,
Sông Mã, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Mường La.
(Chi
tiết được thể hiện tại Phụ lục số 02: Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, dự án bảo
vệ môi trường năm 2013 và năm 2014)
3.
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2014
3.1. Thu ngân sách
-
Ước thu ngân sách từ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt: 3.200
triệu đồng;
-
Ước thu ngân sách đối với phí nước thải công nghiệp: 50 triệu đồng;
-
Ước thuế, phí bảo vệ môi trường khác: 90.000 triệu đồng.
Đánh
giá chung: Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được thực hiện tốt;
việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn hiện chưa được triển khai.
3.2. Chi ngân sách sự nghiệp môi trường
năm 2014
3.2.1.
Tổng dự toán chi ngân sách (nguồn ngân sách địa phương)
Tổng
dự toán chi sự nghiệp môi trường (nguồn ngân sách địa phương) tỉnh Sơn La năm
2014: 63.165 triệu đồng, trong đó: ngân sách cấp tỉnh 48.665 triệu đồng; ngân
sách cấp huyện 14.500 triệu đồng, đạt 0,95% chi ngân sách địa phương.
Nhiệm
vụ chuyên môn, thường xuyên về môi trường:
-
Các chương trình, dự án, nhiệm vụ phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường:
16.900 triệu đồng.
-
Dự án bảo vệ môi trường lưu vực Sông Mã: Chi cho thực hiện dự án Quản lý rừng cộng
đồng bảo vệ môi trường lưu vực sông Mã giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến
năm 2020: 210 triệu đồng.
-
Dự án bảo vệ môi trường lưu vực Sông Đà: Chi cho thực hiện dự án Quản lý rừng cộng
đồng bảo vệ môi trường lưu vực sông Đà giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến
năm 2020: 255 triệu đồng.
Nhiệm
vụ chi thường xuyên: 21.540 triệu đồng;
Nội
dung chi: Chi sự nghiệp môi trường cho cấp huyện, thành phố: 14.500 triệu đồng;
quan trắc môi trường hàng năm, đào tạo tập huấn, phối hợp tuyên truyền về môi trường,
nâng cao năng lực môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường, kiểm soát ô
nhiễm, điều tra thống kê nguồn thải, thanh tra môi trường, bảo vệ đa dạng sinh
học: 2.275 triệu đồng.
Hỗ
trợ quản lý chất thải và ô nhiễm môi trường: 21.000 triệu đồng
Còn
lại là các nội dung chi khác.
3.2.2.
Kinh phí hỗ trợ từ Trung ương (ngân sách Trung ương)
Kinh
phí hỗ trợ từ nguồn vốn Trung ương cho các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng khu vực công ích: 29.612 triệu đồng.
3.3. Đánh giá kết quả thực hiện và những
khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ và cơ chế,
chính sách và chế độ chi tiêu trong năm 2014
3.3.1.
Cơ sở lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp môi trường hàng năm
Cơ
sở lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm được thực hiện
theo Luật Ngân sách nhà nước và Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật
Ngân sách nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm
2003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch
số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của liên bộ: Tài chính - Tài
nguyên và Môi trường về việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, tỉnh Sơn La
đã cụ thể hoá việc thực hiện quản lý, phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường
hàng năm.
3.3.2.
Tiến độ chi NSNN, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại
-
Phân bổ ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2014 cho cấp huyện kịp thời, tuy
nhiên đối với cấp huyện việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường còn lúng
túng về nhiệm vụ và định mức chi. Một số huyện kinh phí chưa được phân bổ cụ thể
cho phòng Tài nguyên và Môi trường; việc sử dụng chủ yếu cấp cho hoạt động thu
gom, xử lý chất thải rắn dẫn đến hoạt động thường xuyên về bảo vệ môi trường của
phòng tài nguyên và môi trường không đủ kinh phí hoạt động (như phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Bắc Yên không được cấp chi sự nghiệp môi trường thường
xuyên).
-
Các nhiệm vụ chi đã giao cho sở Tài nguyên và Môi trường kịp thời, đúng tiến độ,
tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Tổng
kinh phí đã được phân bổ ước đạt 100% theo Kế hoạch Bảo vệ môi trường năm 2014
đã được UBND tỉnh ban hành.
4.
Đánh giá chung
4.1. Thuận lợi
Việc
triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong Kế hoạch bảo vệ môi trường
của tỉnh năm 2014 về cơ bản đáp ứng được tiến độ đề ra. Hoạt động thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát ô nhiễm, phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở sản xuất kinh
doanh vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; rà soát, hỗ trợ các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng; tổ chức thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá
tác động môi trường, dự án cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai
thác khoáng sản; đề án bảo vệ môi trường, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường của
các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện đồng bộ.
4.2. Những tồn tại, vướng mắc trong quá
trình triển khai
-
Tiến độ triển khai các dự án, đề án về bảo vệ môi trường còn chậm. Các chủ đầu
tư chưa chú trọng quan tâm triển khai quy trình thực hiện theo danh mục dự án
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
-
Nhiều nội dung, chương trình về bảo vệ môi trường trong kế hoạch chưa triển
khai được do thiếu kinh phí, cần ưu tiên tập trung cho những nhiệm vụ trọng
tâm, trọng điểm (năm 2013 có 29/35 nhiệm vụ, dự án; năm 2014 có 30/35 nhiệm vụ, dự
án không được cấp hoặc cấp chưa đủ kinh phí triển khai thực hiện theo kế hoạch).
-
Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai các dự án xử lý chất
thải rắn, chất thải lỏng còn hạn chế, tiến độ triển khai và việc phân bổ nguồn
vốn thực hiện dự án xử lý chất thải tại các bệnh viện còn chậm.
-
Trong kế hoạch chi ngân sách của tỉnh hàng năm đã phân bổ ngân sách cho cấp huyện
tự chủ trong quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, để chủ động thực hiện công
tác bảo vệ môi trường tại địa phương. Tuy nhiên việc sử dụng kinh phí sự nghiệp
môi trường ở cấp huyện chưa được quan tâm, tập trung để giải quyết các nhiệm vụ
trọng tâm ở cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường.
(có các Biểu kèm theo)
1.
Hỗ trợ, xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Thực
hiện Quyết định số 04/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ về thẩm quyền quyết định danh mục và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT
ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác
định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; trong năm 2015 thực hiện các
nhiệm vụ sau:
-
Tập trung xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do các cơ sở y tế; Đẩy
nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý chất thải các bệnh viện tuyến tỉnh
và tuyến huyện gắn với việc xử lý ô nhiễm môi trường triệt để; hỗ trợ các cơ sở
y tế trong việc quản lý, xử lý chất thải nguy hại từ nguồn ngân sách sự nghiệp
môi trường (Trung ương và địa phương).
-
Xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số nhà máy: Sản xuất mía
đường, chế biến cà phê, sản xuất xi măng, chế biến sắn, khai thác và chế biến
khoáng sản... Nâng cao chất lượng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường yêu cầu các cơ sở đầu tư, hệ thống xử lý môi trường đạt
tiêu chuẩn môi trường.
-
Lập và tổ chức thực hiện các dự án: Xây dựng khu tái chế và xử lý chất thải
nguy hại tập trung; tiêu huỷ thuốc BVTV; lập danh mục, xây dựng lộ trình xử lý
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đến năm 2020; Dự án khu xử lý và tái
chế chất thải rắn tại thành phố Sơn La; Dự án thoát nước và xử lý nước thải
thành phố Sơn La; dự án thoát nước và xử lý nước thải thị trấn huyện Mộc Châu.
2.
Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
-
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi
trường theo đúng quy định. Tăng cường công tác thanh tra, hậu kiểm về môi trường
đối với các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt trú trọng đến các
loại hình dự án: Khai thác, chế biến khoáng sản; dự án thuỷ điện vừa và nhỏ; chế
biến nông, lâm sản; các khu công nghiệp.
-
Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: xây dựng
một số mô hình cộng đồng tự quản lý môi trường tại vùng nông thôn, khu, điểm
tái định cư thủy điện Sơn La gắn với xây dựng các xã điểm nông thôn mới. Nghiên
cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý rác thải nông thôn; trong sản xuất chế
biến dong, sắn, cà phê; tăng cường cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn; tăng cường số hộ có hố xí hợp vệ sinh; vệ sinh chuồng trại chăn nuôi;
tăng cường công tác vệ sinh môi trường nông thôn; chống xói mòn, canh tác hợp
lý bảo vệ đất và tăng cường quản lý hoá chất bảo vệ thực vật. Trồng rừng phòng
hộ, khoanh nuôi, bảo vệ rừng vùng đầu nguồn mó nước, sông, suối, công trình thủy
điện vừa và nhỏ; trồng rừng dọc hành lang giao thông và khu đô thị. Đẩy mạnh việc
thực hiện các tiêu chí bảo vệ môi trường đối với xây dựng nông thôn mới.
-
Kiểm tra, kiểm soát 50 cơ sở về công tác bảo vệ môi trường.
3.
Quản lý chất thải
-
Tổ chức thực hiện Quyết định số 2938/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2012 của UBND
tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Sơn La đến năm
2020. Trong đó tập trung vào việc quy hoạch, xây dựng hệ thống thu gom, nước thải,
chất thải rắn tại các đô thị.
-
Triển khai thực hiện các dự án cụ thể theo các Quyết định đã phê duyệt của UBND
tỉnh như: Quyết định số 1881/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2012 về việc phê duyệt
danh mục bổ sung các sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh;
Quyết định số 2618/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2012 về việc phê duyệt đề án xử
lý ô nhiễm môi trường tỉnh Sơn La.
- Lập dự án tái chế và xử lý chất thải nguy hại tập trung
tại thành phố Sơn La.
-
Hỗ trợ vận hành hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; vận
hành lò đốt và hệ thống xử lý chất thải y tế; vận hành hệ thống chôn lấp chất
thải hợp vệ sinh; xử lý chất thải nguy hại.
4.
Bảo tồn đa dạng sinh học
Thực
hiện các dự án: Dự án bảo vệ môi trường lưu vực Sông Đà và Sông Mã; chuẩn bị
các điều kiện điều tra, đánh giá, khảo sát bảo tồn đa dang sinh học 04 khu rừng
đặc dụng của tỉnh (Xuân Nha, Sốp Cộp, Tà Xùa, Copia).
Triển khai thực hiện dự án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh
học tỉnh Sơn La.
5.
Tăng cường năng lực quản lý môi trường
-
Tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ nhằm tăng cường năng lực quản lý nhà nước về
môi trường cho cấp huyện và cấp xã.
-
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị
trực thuộc: Bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường để thu thập, xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu và thông tin tài nguyên môi trường; tiếp tục đầu tư xây dựng trụ
sở cho Chi cục Bảo vệ Môi trường và Trung tâm Quan trắc môi trường; kiện toàn tổ
chức, bộ máy của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh; xây dựng vị trí việc làm cho các
đơn vị thuộc sở.
-
Kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ cho các cấp ngay từ đầu kỳ kế hoạch, có
hướng dẫn chi triển khai các hoạt động sự nghiệp môi trường.
-
Xây dựng báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường tỉnh: Hiện trạng và biện pháp
bảo vệ môi trường các hồ chứa tỉnh Sơn La; Hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi
trường các dự án khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sơn La.
-
Thực hiện quan trắc môi trường và quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường tỉnh
Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Đánh giá hiện trạng, xem
xét các tác động, xây dựng biện pháp bảo vệ các hồ chứa trên địa bàn tỉnh;
đánh giá hiện trạng, xem xét các tác động, xây dựng biện pháp bảo vệ
các thành phần môi trường nơi có địa bàn khai thác khoáng sản.
-
Thực hiện lập báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Sơn La năm 2015.
6.
Tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm
pháp luật về môi trường
-
Nắm tình hình và điều tra cơ bản toàn bộ các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất,
kinh doanh có phát sinh chất thải nguy hại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hủy
hoại tài nguyên môi trường.
-
Triển khai các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến tài nguyên và
môi trường.
-
Xác định các tổ chức, cá nhân có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, khu vực bị suy
thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường và nguồn gốc, mức độ, phạm vi ảnh hưởng xấu đến
tài nguyên môi trường.
-
Xây dựng kế hoạch cụ thể về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm vi phạm pháp
luật về môi trường, từ đó tham mưu, đề xuất, kiến nghị và xử lý nghiêm minh mọi
tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
7.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường
Lập kế hoạch, xây dựng chương trình giáo dục pháp luật,
tuyên truyền, truyền thông về bảo vệ môi trường với các hình thức:
- Phát động phong trào thi đua về bảo vệ môi trường một cách
thường xuyên, liên tục; xây dựng các chương trình truyền thông, các chuyên mục,
phóng sự về môi trường; tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền về Luật Bảo vệ
môi trường, các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
tổ chức các hội thi tuyên truyền về bảo vệ môi trường... Hàng
năm xây dựng kế hoạch để tổ chức tuyên truyền thường xuyên về công tác bảo vệ
môi trường.
-
Nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng về bảo vệ môi trường đối với các dự án
đầu tư.
-
Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm tuyên truyền nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường và xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật phù hợp
với phương án sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
1.
Thu ngân sách
-
Thu ngân sách từ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt: 3.800 triệu
đồng.
-
Thu phí thẩm định đánh giá ĐTM: 80 triệu đồng.
-
Thu phí nước thải công nghiệp: 160 triệu đồng.
-
Thu phí chất thải rắn: 40 triệu đồng.
2.
Chi ngân sách
Tổng
dự toán chi sự nghiệp môi trường tỉnh Sơn La năm 2015: 106.294 triệu đồng,
trong đó:
Ngân
sách tỉnh: 66.294 triệu đồng (Tăng 3.129 triệu đồng, tăng 4,95% so với năm
2014)
Ngân
sách Trung ương đề nghị hỗ trợ 40.000 triệu đồng.
(Nội
dung chi tiết được thể hiện tại Phụ lục số 03: Tổng hợp các nhiệm vụ, dự án bảo
vệ môi trường tỉnh Sơn La năm 2015).
1.
Giải pháp
1.1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách
nhiệm về bảo vệ môi trường: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền;
tăng cường lực lượng tuyên truyền, mở rộng đối tượng tuyên truyền; đưa công tác
tuyên truyền vào chiều sâu.
1.2.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: Tăng cường chức
năng, nhiệm vụ, bố trí cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng
quản lý môi trường các cấp.
1.3.
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt
và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát
triển kinh tế - xã hội.
1.4.
Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường: Tăng cường vai trò của chính
quyền các cấp; các tổ chức chính trị xã hội; các doanh nghiệp và mọi người dân;
xây dựng các mô hình tự quản về môi trường, phong trào toàn dân về bảo vệ môi
trường.
1.5.
Đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển
khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2015.
2.
Tổ chức thực hiện
-
Giao các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường theo chức
năng nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch, cân đối tài chính trình UBND tỉnh giao cho các
sở, ban, ngành, huyện, thành phố, các tổ chức chính trị xã hội thực hiện; tiến
hành hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
-
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ, các dự án về bảo vệ môi trường, quản lý kinh phí sự nghiệp môi
trường được giao theo đúng quy định.
Đề
nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Sơn La để
xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với các dự án xử lý nước thải,
chất thải rắn của các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và bãi rác với tổng
kinh phí 40 tỷ đồng./.