Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2829/QĐ-UBND 2017 Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn ở nông thôn Khánh Hòa

Số hiệu: 2829/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Đào Công Thiên
Ngày ban hành: 25/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2829/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 25 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2017-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Công văn số 5742/BNN-TCTL ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Quyết định số 3858/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2317/SNN-TTN ngày 15 tháng 9 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Công Thiên

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2017-2025
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2829/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Quyết định số 3858/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035;

Căn cứ Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn;

Căn cứ Quyết định số 2010/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Khánh Hòa.

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2017-2025, với các nội dung như sau:

I. Hiện trạng hệ thống cấp nước nông thôn

Khu vực nông thôn Khánh Hòa gồm có 94 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 05 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn); 02 thành phố (Nha Trang, Cam Ranh) và thị xã Ninh Hòa với tổng dân số khoảng 638.715 người; tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2016 đạt 93,3% (596.137 người/638.715 người).

Trong đó, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt 35,5% (226.842 người/638.715 người) chủ yếu sử dụng nước tại các công trình cấp nước tập trung nông thôn quy mô liên xã và các công trình cấp nước đô thị cung cấp.

Toàn tỉnh có 95 công trình cấp nước tập trung nông thôn, trong đó có 19 công trình hoạt động bền vững (chiếm 20%); 19 công trình hoạt động trung bình (chiếm 20%); 31 công trình hoạt động kém hiệu quả (chiếm 32,6%) và 26 công trình không hoạt động (chiếm 27,4%).

Một số xã thuộc thành phố Nha Trang, Cam Ranh; thị xã Ninh Hòa và các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh... người dân được cung cấp nước sạch từ các nhà máy nước do Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa, Công ty Cổ phần Đô thị Cam Ranh, Ninh Hòa, Vạn Ninh... cung cấp góp phần nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn.

Chất lượng nước sạch nông thôn không đồng đều, tại một số công trình cấp nước tự chảy (thuộc hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh) việc xử lý chưa thực sự đảm bảo chất lượng do công nghệ xử lý đã lạc hậu; chất lượng nước nguồn suy giảm, có nguy cơ ô nhiễm; công tác duy tu, duy trì trạm xử lý và đường ống không được quan tâm thực hiện thường xuyên dẫn đến công trình nhanh xuống cấp...

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng;

Bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đảm bảo phù hợp quy chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.

2. Mục tiêu cụ thể

Huy động nguồn lực để triển khai thực hiện các hoạt động bảo đảm cấp nước an toàn nhằm đạt được mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch đáp ứng tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020.

- Tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95%.

- Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%.

b) Giai đoạn đến năm 2025

- Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đáp ứng tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2025.

- Tỷ lệ dân cư nông thôn được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 100%; với mức bảo đảm 80 - 90 lít/người/ngày đêm; trong đó, 70% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế.

- Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%.

III. Kế hoạch thực hiện

1. Về đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình cấp nước tập trung

a) Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án cấp nước sạch ưu tiên đầu tư giai đoạn 2017-2020:

STT

Tên công trình

Tổng mức đầu tư
(triệu đồng)

 

Tổng số:

415.079

1

Xây dựng 3 giếng khoan xã Vạn Thạnh

2.600

2

Nhà máy nước Tu Bông, xã Vạn Khánh

50.000

3

Xây dựng tuyến ống nước thô nhà máy nước Vạn Ninh

15.000

4

Nâng cấp mở rộng HTCN Ninh Tây

8.340

5

Dự án cấp nước khu CN Ninh Thủy và khu vực Nam Vân Phong

40.000

6

Hệ thống cấp nước xã Ba Cụm Bắc

6.980

7

Nâng cấp mở rộng HTCN Sơn Lâm

10.000

8

Nâng cấp mở rộng HTCN Sơn Hiệp

6.000

9

Hệ thống cấp nước Khánh Đông - Khánh Bình - Khánh Hiệp, xã Khánh Bình

25.000

10

Nâng cấp mở rộng HTCN trung tâm huyện: Khánh Nam - Khánh Thành - Sông Cầu

25.000

11

Hệ thống cấp nước Nước Nhĩ, xã Khánh Phú

6.600

12

Hệ thống cấp nước xã Khánh Trung

8.400

13

Hệ thống cấp nước Liên Sang, xã Liên Sang

8.934

14

Hệ thống cấp nước Diên Lộc - Diên Bình - Diên Hòa, xã Diên Bình

33.835

15

Hệ thống cấp nước Diên Xuân - Diên Lâm, xã Diên Lâm

16.714

16

Nâng cấp mở rộng HTCN Suối Tiên

8.391

17

Hệ thống cấp nước sinh hoạt khu dân cư Phú Khánh Hạ, Phú Khánh Thượng, xã Diên Thạnh

1.250

18

Nâng cấp HTCN thôn Vĩnh Cát - thôn Hội Xương - thôn Thủy Xương, xã Suối Hiệp

1.250

19

Hệ thống cấp nước Cam Hiệp Bắc

40.937

20

Hệ thống cấp nước thôn Tân Lập và thôn Văn Thủy 2, xã Cam Phước Tây

6.916

21

Hệ thống cấp nước xóm Mới, xóm Suối Hai, xóm Bà Hùng xã Cam Phước Đông

4.978

22

Hệ thống cấp nước xã Cam Thịnh Tây

11.351

23

Hệ thống cấp nước các thôn Suối Lau 1, 2, 3 xã Suối Cát

11.000

24

Hệ thống cấp nước thôn Khánh Thành, xã Suối Cát

1.400

25

Xây dựng đường ống nước thô nhà máy nước Cam Ranh

29.203

26

Xây dựng HTCN Diên Tân

25.000

27

Hệ thống cấp nước đảo Cam Bình

10.000

b) Dự án đầu tư xây dựng mới giai đoạn 2020-2025:

STT

Tên công trình

Tổng mức đầu tư
(triệu đồng)

 

Tổng số:

134.600

1

Nâng cấp mở rộng HTCN Đại Lãnh

10.000

2

Xây dựng 3 giếng khoan tập trung xã Vạn Thạnh

2.600

3

Xây dựng 6 giếng khoan tập trung xã Ninh Vân

2.000

4

Xây dựng HTCN Ba Cụm Nam

10.000

5

Nâng cấp mở rộng HTCN Liên Bình, xã Sơn Bình

10.000

6

Nâng cấp mở rộng HTCN Sơn Trung

10.000

7

Nâng cấp mở rộng HTCN Cầu Bà

15.000

8

Nâng cấp mở rộng HTCN xã Giang Ly

15.000

9

Xây dựng HTCN Đa Râm - Suối Cát, xã Khánh Thượng

10.000

10

Xây dựng HTCN Tà Gộc, xã Khánh Thượng

10.000

11

Xây dựng HTCN Cam Hòa

25.000

12

Nâng cấp sửa chữa HTCN Sơn Tân

15.000

2. Phát triển hệ thống tuyến ống cấp nước cho khu vực nông thôn

Phấn đấu phát triển hệ thống tuyến cấp nước cho khu vực nông thôn từ việc đấu nối với hệ thống cấp nước đô thị đáp ứng nhu cầu dùng nước cho nhân dân và cấp nước an toàn, bao gồm:

a) Giai đoạn 2017-2020

STT

Tên công trình

Tổng mức
đầu tư
(triệu đồng)

 

 

 

Tổng số:

58.587

 

1

Đấu nối HTCN Xuân Sơn, xã Xuân Sơn

1.100

 

2

Đấu nối HTCN Xuân Tây, xã Vạn Hưng

1.400

 

3

Đấu nối CTCP đô thị Vạn Ninh cho các xã Vạn Bình, Vạn Lương, Vạn Phú, Vạn Thắng

2.842

 

4

Nâng cấp HTCN sinh hoạt các xã Ninh Phú, Ninh Ích, Ninh Xuân, Ninh Lộc, Ninh Bình

7.000

 

5

Nâng cấp HTCN sinh hoạt các xã Ninh Thân, Ninh Trung, Ninh Phụng, Ninh Thượng

7.400

 

6

Nâng cấp HTCN sinh hoạt các xã Ninh Sim, Ninh Thọ, Ninh An, Ninh Quang, Ninh Sơn

6.000

 

7

Đấu từ HTCN Diên Sơn - Diên Điền cho các xã Diên Sơn, Diên Điền

2.160

 

8

Đấu từ HTCN Diên Đồng, xã Diên Đồng

201

 

9

Đấu từ HTCN Diên Phước - Diên Lạc - Diên Thọ cho các xã Diên Phước, Diên Lạc, Diên Thọ

2.577

 

10

Đấu nối từ HTCN Sơn Thái cho xã Sơn Thái

72

 

11

Đấu nối từ công ty cấp nước cho các xã thuộc TP.Nha Trang

13.655

 

12

Đấu nối từ nhà máy nước Cam Ranh

7.500

 

13

Nối mạng HTCN sinh hoạt xã Cam Phước Đông (khu vực mái ấm Đại An cầu Thanh Cừ, nhà bà Trung)

3.500

 

14

Đấu nối nhà máy nước Suối Dầu

3.180

 

b) Giai đoạn 2020-2025

STT

Tên công trình

Tổng mức đầu tư
(triệu đồng)

 

 

 

Tổng số:

56.958

 

1

Đấu nối HTCN Xuân Sơn, xã Xuân Sơn

280

 

2

Đấu nối HTCN Đại Lãnh, xã Đại lãnh

3.231

 

3

Đấu nối CTCP đô thị Vạn Ninh cho các xã Vạn Bình, Vạn Lương, Vạn Phú, Vạn Thắng

2.840

 

4

Nâng cấp HTCN sinh hoạt các xã Ninh Phú, Ninh Ích, Ninh Xuân, Ninh Lộc, Ninh Bình

5.108

 

5

Nâng cấp HTCN sinh hoạt các xã Ninh Thân, Ninh Trung, Ninh Phụng, Ninh Thượng

4.287

 

6

Nâng cấp HTCN sinh hoạt các xã Ninh Sim, Ninh Thọ, Ninh An, Ninh Quang, Ninh Sơn

5.912

 

7

Đấu nối công trình hiện có

8.359

 

8

Đấu từ HTCN Diên Sơn - Diên Điền cho các xã Diên Sơn, Diên Điền

2.160

 

9

Đấu từ HTCN Diên Đồng, xã Diên Đồng

201

 

10

Đấu từ HTCN Diên Phước - Diên Lạc - Diên Thọ cho các xã Diên Phước, Diên Lạc, Diên Thọ

2.577

 

11

Đấu nối từ HTCN Sơn Thái cho xã Sơn Thái

72

 

12

Đấu nối từ công ty cấp nước cho các xã thuộc TP.Nha Trang

13.656

 

13

Đấu nối từ công ty cấp nước đô thị cho các xã Cam Hiệp Bắc, Cam An Nam, Cam An Bắc, Cam Hiệp Nam

8.275

 

3. Thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn

- Triển khai việc lập kế hoạch cấp nước an toàn cho từng hệ thống cấp nước và tổ chức thực hiện;

- Đầu tư trang thiết bị, công nghệ và thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác nhằm quản lý rủi ro, khắc phục sự cố;

- Các công trình cấp nước tập trung xây dựng mới cần lựa chọn công nghệ xử lý nước hiện đại, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo môi trường;

- Các công trình cấp nước hiện chưa có công nghệ xử lý nước hoàn chỉnh, cần đầu tư, cải tiến quy trình xử lý nước. Đầu tư thiết bị kiểm soát chất lượng nước và bổ sung thiết bị khử trùng nước nhằm đảm bảo chất lượng nước và hàm lượng Clo dư theo quy định;

- Đối với các khu vực dân cư thưa thớt ở vùng miền núi, hải đảo không thể đấu nối vào hệ thống cấp nước tập trung, đầu tư giếng khoan, tự động bơm, có hệ thống lắng lọc, sử dụng vòi chung và giao cho nhóm cộng đồng tự quản.

4. Về kiểm soát chất lượng nước

- Kiểm soát chất lượng nước đảm bảo đạt QCVN 02:2009/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế.

- Các đơn vị sản xuất tự chịu trách nhiệm thực hiện nội kiểm, Sở Y tế Khánh Hòa và Trung tâm Y tế dự phòng là cơ quan quản lý nhà nước được giao chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng nước tại các cơ sở sản xuất, cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh theo quy định do Bộ Y tế ban hành.

5. Kinh phí thực hiện

a) Đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung

- Tổng mức vốn đầu tư: 665.224 triệu đồng.

Chia ra:

+ Xây dựng mới và nâng cấp mở rộng: 549.679 triệu đồng;

+ Đấu nối các hệ thống cấp nước: 115.545 triệu đồng.

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn ngân sách nhà nước: 335.771 triệu đồng;

+ Vốn doanh nghiệp: 304.297 triệu đồng;

+ Vốn nhân dân đóng góp: 25.156 triệu đồng.

- Phân kỳ đầu tư:

STT

Nội dung

Tổng số (triệu đồng)

Trong đó

Xây dựng công trình cấp nước

Đấu nối các hệ thống cấp nước

 

Tổng số:

665.224

549.679

115.545

I

Giai đoạn 2017-2020

473.666

415.079

58.587

1

Năm 2017

105.943

93.168

12.775

2

Năm 2018

141.087

125.394

15.693

3

Năm 2019

131.935

116.366

15.569

4

Năm 2020

94.701

80.151

14.550

II

Giai đoạn 2021-2025

191.558

134.600

56.958

1

Năm 2021

39.372

28.400

10.972

2

Năm 2022

48.321

36.200

12.121

3

Năm 2023

47.928

35.000

12.928

4

Năm 2024

30.674

20.000

10.674

5

Năm 2025

25.263

15.000

10.263

b) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo đảm cấp nước an toàn

Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo đảm cấp nước an toàn do đơn vị cấp nước lập và được tính vào chi phí sản xuất chung trong giá tiêu thụ nước sạch được thẩm định phê duyệt theo quy định.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, năng lực đơn vị cấp nước và các cơ quan quản lý cấp nước về cấp nước an toàn khu vực nông thôn;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan thanh, kiểm tra các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

2. Sở Xây dựng

- Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Khánh Hòa;

- Giám sát, đôn đốc việc thực hiện Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn trên địa bàn tỉnh, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố cân đối bố trí vốn ngân sách đầu tư công trình cấp nước sạch; xem xét cơ chế hỗ trợ cho các đơn vị đầu tư xây dựng công trình cấp nước nông thôn;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và duy trì kế hoạch cấp nước an toàn.

4. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cân đối ngân sách để thực hiện chương trình; thực hiện thu hồi ngân sách nhà nước đối với các công trình nước đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước bàn giao cho các đơn vị khai thác sử dụng theo đúng quy định hiện hành.

5. Sở Y tế

- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng nước ăn uống và chất lượng nguồn nước khai thác;

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng trực tiếp giám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng nước ăn uống, chất lượng nguồn nước khai thác.

6. Phòng Cảnh sát Môi trường thuộc Công an tỉnh

- Phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời những âm mưu, hành vi có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước, vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, các hành vi cố ý gây ô nhiễm nguồn nước cấp phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của nhân dân;

- Thông báo kịp thời với đơn vị cấp nước những trường hợp phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm để có biện pháp xử lý phù hợp.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức tuyên truyền về cấp nước an toàn trên địa bàn quản lý;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, giám sát các cơ sở, đơn vị cấp nước triển khai cấp nước an toàn trên địa bàn;

- Theo dõi, rà soát các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch các khu/cụm công nghiệp, làng nghề để triển khai khắc phục các hình thức xả thải gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến nguồn nước cấp;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện việc kiểm tra, xử lý hoạt động vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước; xử lý các hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ nguồn nước, hành lang bảo vệ hệ thống ống cấp nước và các trường hợp phá hoại công trình cấp nước trên địa bàn quản lý;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tuyên truyền, vận động người dân tích cực bảo vệ nguồn nước; sử dụng nước tiết kiệm. Tích cực tham gia giám sát cộng đồng về cấp nước an toàn và hoạt động xả thải của các tổ chức, cá nhân tại địa phương; khi phát hiện hành vi vi phạm, cần báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời ngăn chặn, khắc phục;

- Phối hợp với các đơn vị cấp nước, các cơ quan liên quan khắc phục các sự cố về cấp nước an toàn trên địa bàn quản lý.

8. Trách nhiệm đơn vị chủ đầu tư các công trình cấp nước

Phối hợp với cơ quan chức năng lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

9. Trách nhiệm của đơn vị cấp nước

- Tổ chức lập, triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn các hệ thống cấp nước do đơn vị quản lý theo lộ trình được phê duyệt; tổ chức giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện cấp nước an toàn; cập nhật, bổ sung kế hoạch cấp nước an toàn cho giai đoạn sau;

- Bảo vệ an toàn hệ thống cấp nước; phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đề xuất các biện pháp quản lý các nguồn gây ô nhiễm nhằm bảo vệ và duy trì chất lượng nước, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, thông báo kịp thời tình hình chất lượng nước cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như sự cố mất nước để người dân biết và có phương án tích trữ nước sinh hoạt;

- Xác định ranh giới, lắp đặt biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực thu nước, hệ thống cấp nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý;

- Đầu tư, cải tạo công trình cấp nước; nâng cấp trang thiết bị giám sát, điều khiển hệ thống cấp nước; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lý nước trong điều kiện suy thoái chất lượng nguồn nước và xâm nhập mặn; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước;

- Xây dựng quy trình quản lý, ứng phó, khắc phục rủi ro; bố trí nguồn nhân lực, trang thiết bị kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố nhằm giảm thời gian ngừng cấp nước và đáp ứng yêu cầu cung cấp nước ổn định;

- Xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao năng lực thực hiện cấp nước an toàn cho cán bộ, người lao động của đơn vị;

- Tổ chức tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn;

- Báo cáo định kỳ tình hình triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đến Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh và Sở Xây dựng.

10. Trách nhiệm của cộng đồng

Cộng đồng dân cư, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ hệ thống cấp nước, bảo vệ môi trường, sử dụng nước tiết kiệm; giám sát, kiểm tra chất lượng nước; phát hiện và thông báo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm nhằm đảm bảo thực hiện cấp nước an toàn./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2829/QĐ-UBND ngày 25/09/2017 về Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.512

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.221.138
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!