Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 28/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Cầm Văn Chính
Ngày ban hành: 05/01/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 05 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH SƠN LA NĂM 2013

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;

Căn cứ Quyết định số 197/QĐ-BNN-KL ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 01/TTr-SNN ngày 02 tháng 01 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Sơn La năm 2013 (Có Phương án kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng trong Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020, UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn và các chủ rừng tổ chức triển khai thực hiện tốt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô hanh năm 2013 trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc quá trình tổ chức thực hiện Phương án và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành, tỉnh; Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố; Giám đốc các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Thủ trưởng các đơn vị và các chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- TT.UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu VT, (M01), 126 bản.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Cầm Văn Chính

 

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH SƠN LA NĂM 2013
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La)

Phần I

CƠ SỞ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi phía bắc, có tổng diện tích tự nhiên 14.174,4 km2, dân số 1,08 triệu người, có thành phố Sơn La và 10 huyện: Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Yên Châu, Mộc Châu, Bắc Yên, Phù Yên.

Diện tích rừng năm 2012 của tỉnh Sơn La: 633.687 ha (rừng tự nhiên và rừng trồng) độ che phủ 44,6%.

Rừng trồng chủ yếu là thông, keo các loại được trồng tập trung ở vùng núi thấp và bãi bằng, dưới tán rừng là các loài cây bụi sim, mua, tràm, chổi, lau sậy về mùa khô nỏ rất dễ bắt lửa. Rừng keo trồng chủ yếu ở sườn dưới và chân đồi, sinh trưởng và phát triển tốt. Tất cả các loại rừng thông, keo và một số rừng tự nhiên, rừng núi đá phân bố trên cao ở tỉnh Sơn La là rừng trọng điểm dễ cháy.

Rừng trọng điểm dễ cháy hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La có 252.805 ha. Tập trung chủ yếu ở 4 khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ các công trình thủy điện vừa và nhỏ, thủy điện Sơn La, rừng phòng hộ dọc lưu vực sông đà. Vào mùa khô thời tiết thường thay đổi nắng nóng và gió tây thổi mạnh, độ ẩm xuống mức thấp, lá cây rụng xuống cộng với tầng thảm mục lâu ngày bị phơi nắng tạo thành lớp vật liệu rất dễ cháy, nhất là các khu rừng nguyên sinh có thảm thực vật dày bị khô, dễ cháy và khó chữa.

Theo thng kê, từ năm 2001 đến 2011, toàn tỉnh Sơn La đã xảy ra 341 vụ cháy, diện tích cháy 1070,64 ha (mức độ thiệt hại khoảng 20%). Cháy rừng không những gây tổn thất về tài nguyên thiên nhiên mà còn tổn hại môi trường sống, gây xói mòn, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, làm đất bạc mầu, mất nguồn nước ngọt, nguồn chim muông và thú rừng, làm suy thoái tính đa dạng sinh học rừng.

Hiện nay, rừng đã trở thành mối quan tâm lớn của Đảng, Chính phủ, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và toàn xã hội. Do vậy việc xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La là việc làm cần thiết và cấp bách. Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh còn là cơ sở để UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020 chỉ đạo, đôn đốc các cấp, các ngành và chủ rừng tăng cường thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng hàng năm.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

- Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

- Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-NĐ ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ ban hành quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;

- Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

- Căn cứ Quyết định số 127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 11 tháng 12 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng, các vùng sinh thái rừng;

- Căn cứ Quyết định số 197/QĐ-BNN-KL ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành hướng dẫn xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh;

- Căn cứ Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

III. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc, có toạ độ địa lý 20039' - 22002' vĩ độ Bắc, 103011'- 105002' kinh độ Ðông. Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía Ðông giáp tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước bạn Lào; cách thủ đô Hà Nội 300 km về phía Tây Bắc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 14.174,4 km2, chiếm 4,27% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh gồm có 4 tuyến chính nối Sơn La với thủ đô Hà Nội: đường quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 43, quốc lộ 279. Ngoài ra, còn có đường sông và cảng đường sông Tà Hộc, Vạn Yên. Các con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Sơn La như sông Ðà, Sông Mã và rất nhiều con suối nhỏ phân bổ đều trên địa bàn tỉnh. Sông Ðà chảy qua địa phận Sơn La dài 150 km, sông Mã chảy qua địa phận Sơn La dài 95 km.

1.2. Địa hình - địa thế

Ðịa hình tỉnh Sơn La chia cắt sâu và mạnh, vùng núi chiếm trên 85% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có 2 cao nguyên tương đối bằng phẳng: cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản còn lại là các bãi bằng nhỏ hẹp xen kẽ núi cao. Ðộ cao trung bình 600 - 700 m so với mặt biển, điểm cao nhất là 2.879 m, điểm thấp nhất là 70 m so với mặt biển.

Do vị trí địa lý nên đặc điểm của địa hình hết sức phức tạp núi cao, độ dốc lớn, công tác bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) rất phức tạp khi xảy ra cháy rừng gây rất nhiều khó khăn trong việc huy động lực lượng, phương tiện đến cứu chữa.

1.3. Khí hậu - thủy văn

Khí hậu Sơn La đặc trưng cận ôn đới, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mưa tập trung vào các tháng 7 và 8 (Không có bão), thỉnh thoảng có giông và mưa đá, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.200-1600 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 21,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 270C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16 0C, sương muối thường xảy ra từ tháng 11 năm trước đến tháng 01 năm sau. Số ngày có gió Tây (gió Lào) khô nóng tăng lên, thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5 - 0,6 0C. Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió Tây khô nóng vào những tháng 2, 3, 4 là yếu tố gây ảnh hưởng bất lợi đến công tác PCCCR và ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La: 633.687 ha (độ che phủ 44,6%).Trong đó:

- Rừng tự nhiên: 609. 554 ha.

- Rừng trồng: 24.133 ha.

Đa phần diện tích rừng hiện còn không tập trung, nhiều khu vực xen kẽ với đất nông nghiệp, xa dân cư, xa đường giao thông và hiểm trở, rừng hỗn giao, thường rụng lá về mùa khô, thảm thực bì bị khô nỏ, ngoài ra còn có hiện trạng nương ry cũ, thảm cỏ lau lách cây bụi dễ cháy liền kề nguy cơ cháy cao và rất khó khăn cho công tác PCCCR.

2. Những ảnh hưởng bất lợi đến công tác BVR và PCCCR.

2.1. Ảnh hưởng của dân số

Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống (trong đó: dân tộc Thái chiếm 54,76%; dân tộc Kinh 18%; dân tộc Mông 12,99%; dân tộc Mường 8,04%; dân tộc Dao 1,82%; dân tộc Xinh Mun 1,9%; dân tộc Khơ Mú 1,89%; dân tộc Lào 0,3%; dân tộc Kháng 0,47%; dân tộc La Ha 0,55%, còn lại là các dân tộc khác).

Tình hình dân số phân bố trên địa bàn có rừng không đều, thực trạng phân bố dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức lực lượng cũng như triển khai công tác PCCCR, nhất là vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Mặt khác tập quán sản xuất canh tác trên nương rẫy là tập quán lâu đời của đồng bào các dân tộc miền núi, ngoài các hoạt động săn bắt, đốt tổ ong, đốt than, đốt đồi cỏ để chăn nuôi gia súc là mối tiềm ẩn gây nên cháy rừng.

2.2. Ảnh hưởng về mặt ý thức BVR và PCCCR.

Do nhận thức, ý thức về BVR và PCCCR, hiểu biết về vai trò to lớn của rừng và tác hại của cháy rừng, mất rừng chưa cao, trình độ dân trí còn thấp, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

2.3. Ảnh hưởng về kinh tế xã hội, đời sống và tập quán của nhân dân

Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục chuyển dịch tích cực và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu lao động và quản lý việc làm ổn định trong Nông thôn; những thành tích đó đã góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên đối với đời sống và thu nhập của đồng bào các dân tộc còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng 3 và một số dân tộc đặc biệt ít người còn cao. Do vậy nếu không giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, xã hội sẽ dẫn đến các hoạt động tiêu cực trong rừng gia tăng.

3. Thực trạng về công tác BVR và PCCCR

3.1. Tình hình cháy rừng mùa khô năm 2011 - 2012

Mùa khô năm 2011 - 2012 trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xảy ra 14 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 64,74 ha rừng tự nhiên (chủ yếu là rừng tre, rừng non phục hồi), mức độ thiệt hại 20% (Tăng 8 vụ so với mùa khô năm 2010-2011) .

3.2. Lực lượng PCCCR, phương tiện, thiết bị, công cụ PCCCR

- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La năm 2011 - 2012 trên cơ sở sáp nhập Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách về BVR và PCCCR.

- Kiện toàn 215 Ban Chỉ huy BVRPCCCR: Cấp huyện 11 Ban; Cấp xã 204 Ban.

- Lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách PCCCR

+ Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm lâm các huyện, thành phố, các ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Phòng cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh.

+ Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh.

+ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.

+ Lực lượng dân quân cơ động các xã.

- Lực lượng cơ sở: 2.789 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR thôn, bản, tiểu khu, mỗi tổ đội được biên chế từ 8 - 12 người.

- Phương tiện, thiết bị, công cụ PCCCR được trang bị cho lực lượng chuyên trách gồm: 13 xe ôtô chỉ huy PCCCR, 17 bình phun nước chữa cháy, 77 máy thổi gió, 217 loa cầm tay, 39 ống nhòm, 22 máy định vị JPS, 80 máy cắt thực bì, 01 máy bơm nước, 270 dao phát, 120 xẻng, 500 bàn dập lửa, 130 cuốc, 60 can đựng nước ...

3.3. Tồn tại, nguyên nhân trong công tác PCCCR

Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đã có hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành được củng cố và hoàn thiện tới cấp cơ sở và đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy rừng, xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở các cấp. Tuy nhiên, việc phòng cháy và hiệu quả chữa cháy rừng chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là:

- Công tác tuyên truyền vận động về công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng chưa sâu rộng, thường xuyên liên tục.

- Tính thực tiễn của các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng chưa cao, các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng thường không nêu ra vùng trọng điểm cháy rừng, những hành động thích hợp nhất đối với cán bộ chỉ huy, lực lượng dập cháy, lực lượng hậu cần ứng với những trường hợp cháy rừng cụ thể của địa phương. Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng lúng túng trong tổ chức và thực hiện các hoạt động phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt khi có cháy rừng lớn xảy ra.

- Đầu tư cho công tác diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng còn hạn chế, sau diễn tập một số địa phương, cơ sở chưa kịp thời rút kinh nghiệm và điều chỉnh, bổ sung phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Công tác dự báo, cảnh báo và phát hiện sớm điểm cháy của lực lượng Kiểm lâm (Trên trang website của Cục Kiểm lâm) đã được triển khai có hiệu quả, nhưng còn nhiều hạn chế, hiện tại chỉ mới dự báo nguy cơ cháy rừng trên diện rộng (Địa bàn xã), chưa dự báo trực tiếp các vị trí, khu vực trọng điểm, chưa phát hiện sớm được điểm cháy để kịp thời xử lý.

Phần II

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

I. MỤC TIÊU CỦA PHƯƠNG ÁN

1. Mục tiêu chung

Nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng và hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra.

2. Mục tiêu cụ thể

- Bảo vệ diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh, đồng thời nâng cao năng lực chỉ huy PCCCR, thực hiện tốt việc phối hợp theo phương châm 4 tại chỗ (Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ);

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, luyện tập, diễn tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn các lực lượng bảo vệ rừng, các chủ rừng và cho chính quyền cơ sở để làm tốt công tác bảo vệ rừng, PCCCR ngay tại gốc;

- Nâng cao nhận thức, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy rừng cho các cấp, các ngành, chủ rừng và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh;

- Xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và phòng cháy và chữa cháy rừng;

- Xây dựng và duy trì các hoạt động dự báo cháy rừng, phát hiện điểm cháy, tổ chức chữa cháy rừng nhanh chóng, kịp thời hiệu quả.

- Bảo vệ và phát triển bền vững toàn bộ diện tích rừng hiện còn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII.

II. KIỆN TOÀN LỰC LƯỢNG PCCCR CÁC CẤP

1. Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp (Sau đây gọi tắt là Ban chỉ huy BVR và PCCCR)

- Cấp tỉnh: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch BVR và PCCCR tỉnh Sơn la giai đoạn 2011 - 2020 (Trên cơ sở sáp nhập Ban Chỉ huy những vấn đề cấp bách về BVR, PCCCR và Ban chỉ đạo thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng)

- Cấp huyện, xã: Củng cố, kiện toàn 215 Ban chỉ huy BVR và PCCCR: Cấp huyện 11 Ban; Cấp xã 204 Ban.

Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động gắn với phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch BVR và phát triển rừng tỉnh Sơn La; Ban Chỉ huy cấp huyện, xã; .

- Tăng cường trách nhiệm và khả năng, năng lực chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng; theo dõi, chỉ đạo, điều hành công tác PCCCR của Ban Chỉ huy các cấp.

2. Tổ chức xây dựng lực lượng PCCCR các cấp

2.1. Cấp tỉnh

Hình thành lực lượng sẵn sàng cơ động tham gia chữa cháy rừng gồm lực lượng trực thuộc: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Biên Phòng tỉnh ; Phòng cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh; Đội Kiểm lâm Cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La.

Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và đầu tư trang thiết bị chữa cháy rừng cần thiết phục vụ công tác PCCCR. Xây dựng phương án tác chiến chữa cháy rừng cấp tỉnh sát với điều kiện, tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

2.2. Cấp huyện

Xây dựng lực lượng nòng cốt PCCCR gồm: Kiểm lâm; Công an và Quân sự huyện, chủ động phối hợp với lực lượng khác trên địa bàn tổ chức chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn do cháy rừng gây ra.

Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ PCCCR và đầu tư trang thiết bị PCCCR phù hợp với tình hình thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng phương án tác chiến chữa cháy rừng, quy chế hoạt động sát với tình hình thực tế của huyện, thành phố.

2.3. Cấp xã

Xây dựng lực lượng xung kích làm nòng cốt đủ mạnh khống chế, dập tắt kịp thời khi xuất hiện cháy rừng gồm cán bộ: Kiểm lâm; Công an; Quân sự phụ trách xã; lực lượng dân quân; Đoàn thanh niên.

Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ PCCCR và đầu tư trang thiết bị PCCCR phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng phương án tác chiến chữa cháy rừng, quy chế hoạt động sát với tình hình thực tế của xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thành phố.

2.4. Đối với thôn, bản, cụm dân cư

Xây dựng tổ đội quần chúng bảo vệ rừng PCCCR, gồm lực lượng: Các ban quản lý rừng, các chủ rừng, hộ gia đình theo đơn vị thôn, bản, cụm dân cư, do trưởng thôn, bản, cụm dân cư chỉ huy làm nhiệm vụ tuần tra, chủ động tổ chức chữa cháy và phối hợp hiệu quả với các lực lượng chữa cháy khác, khi phạm vi cháy rừng vượt quá khả năng kiểm soát của lực lượng cơ sở.

Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ PCCCR và đầu tư trang thiết bị PCCCR phù hợp với tình hình thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng phương án tác chiến chữa cháy rừng, quy chế, quy ước hoạt động của tổ đội quần chúng bảo vệ rừng PCCCR trên địa bàn thôn, bản, cụm dân cư.

III. CÁC BIỆN PHÁP PCCCR

1. Các biện pháp phòng cháy rừng

1.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ cập kiến thức về PCCCR rừng, hình thành phong trào thi đua bảo vệ rừng một cách thường xuyên, liên tục sâu rộng trong tầng lớp nhân dân ở các vùng có rừng, ven rừng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác PCCCR. Nhiệm vụ của công tác tuyên truyền là làm cho nhân dân tự giác thực hiện nghĩa vụ bảo vệ rừng nói chung và công tác PCCCR nói riêng. Tùy theo từng loại đối tượng mà có nội dung và hình thức tuyên truyền cho phù hợp với phong tục, tập quán…; các biện pháp tuyên truyền cũng cần linh hoạt, không gò bó, có thể tuyên truyền ở nơi đông người, ở từng hộ gia đình, ở mọi lúc, mọi nơi. Xây dựng tin bài, phóng sự gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiến tiến trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR để tuyên truyền, nhân rộng.

Xây dựng, bổ sung và tổ chức thực hiện hiệu quả quy ước quản lý bảo vệ rừng, PCCCR cấp thôn, bản, cụm dân cư.

Xây dựng, sửa chữa bảng dự báo cấp cháy rừng, bảng nội quy, biển báo, bảng cấm chặt phá rừng, cấm lửa, in ấn và phát tài liệu, tờ rơi, băng đĩa...có nội dung tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng, PCCCR.

1.2. Xác định thời gian dễ xảy ra cháy rừng

Xác định thời gian dễ xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La chủ yếu dựa vào yếu tố:

- Đặc điểm mùa khô hanh;

- Thời gian và thời điểm dễ xảy ra cháy rừng.

Mùa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La được xác định từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, trong đó các tháng cao điểm là tháng 1 tháng 2 và tháng 3 khô hạn, kiệt kéo dài và kèm theo gió tây nam (gió lào), thời điểm từ 11 giờ trưa đến 16 giờ chiều hàng ngày vào mùa khô hanh có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn và tốc độ cháy lan tràn nhanh trên các loại rừng.

1.3. Phân vùng trọng điểm rừng dễ bị cháy

Việc xác định địa bàn trọng điểm rừng dễ bị cháy dựa trên kết quả tổng hợp, theo dõi diễn biến cháy rừng hàng năm, xác định được tần suất xuất hiện các vụ cháy phân bố trên thực địa, trạng thái rừng thường xảy ra cháy và diện tích rừng, vật liệu cháy, khí hậu, điều kiện gây cháy…Vùng trọng điểm rừng dễ bị cháy trên địa bàn tỉnh Sơn La hàng năm phải được xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng và bản đồ phân bố trạng thái rừng theo nguy cơ cháy, nhằm tập trung các nguồn lực phục vụ cho PCCCR.

Các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao trên địa bàn tỉnh Sơn La được xác định với tổng diện tích 252.805 ha

Trong đó:

- Trục đường Quốc lộ 6A 56.560 ha gồm:

+ Thuận Châu 13.308 ha gồm các xã: Chiềng Sinh, Bon Phặng, Chiềng Pấc, Tông Lệnh, Thôn Mòn, Chiềng Ly, Chiềng Sơ, Phổng Lái, Chiềng Ve, vùng gieo bay Co Mạ, Chiềng Bôm, Púng Tra.

+ Thành phố Sơn La 8.000 ha gồm các xã: Chiềng Đen, Chiềng Sinh và các phường trong thành phố.

+ Mai Sơn 14.200 ha gồm các xã: Cò Nòi, Hát Lót, Chiềng Mung, Mường Bằng, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn, Chiềng Kheo, Chiềng Mai, Chiềng Chăn, Tà Hộc.

+ Yên Châu 7.780 ha bao gồm các xã: Chiềng Đông, Sập Vạt, Chiềng Hặc, Tú Nang, Chiềng On.

+ Mộc Châu 13.275 ha bao gồm các xã: Vân Hồ, Lóng Luông, Chiềng Khoa, Chiềng Hắc và Mường Sang.

- Trục đường nội tỉnh 55.730 ha, bao gồm:

+ Thuận Châu 5.600 ha gồm các xã: Tông Cọ, noong Lay, Chiềng Ngàm, Chiềng La, Chiềng Khoang, Mường Sại.

+ Quỳnh Nhai 6.570 ha gồm các xã: Chiềng Ơn, Pắc Ma - Pha Khinh;

+ Mường La 6.620 ha gồm các xã: Mường Bú, Tạ Bú, Ít Ong, Pi Toong;

+ Bắc Yên 6.400 ha, gồm các xã: Phiêng Ban, Hồng Ngài, Song Pe;

+ Phù Yên 4.140 ha gồm các xã: Đèo Nhọt - Gia Phù, các xã Vạn Yên đi Gia Phù;

+ Sông Mã 8.100 ha gồm các xã: Chiềng Khương, Chiềng Khoong, Mường Hung, Nà Nghịu;

+ Sốp Cộp 4.000 ha gồm các xã: Sốp Cộp, Mường Lạn;

+ Mộc Châu 8.400 ha gồm các xã: Nà Mường, Lóng Sập, Quy Hướng.

- Các khu phòng hộ trọng điểm 18.515 ha, bao gồm:

+ Rừng phòng hộ thuỷ điện Chiềng Ngàm 6.115 ha;

+ Rừng phòng hộ thuỷ điện Nà Xá 6.000 ha;

+ Rừng phòng hộ thuỷ điện Nậm Công 1.200 ha;

+ Rừng phòng hộ thuỷ điện Chờ Lồng 5.200 ha.

- Các khu rừng đặc dụng: 80.000 ha, bao gồm:

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Côpia Thuận Châu 17.000 ha;

+ Khu rừng đặc dụng Xuân Nha Mộc Châu 27.000 ha;

+ Khu rừng đặc dụng Sốp Cộp huyện Sốp Cộp - Sông Mã 18.500 ha;

+ Khu rừng đặc dụng Tà Xùa huyện Bắc Yên - Phù Yên 17.500 ha.

- Vùng phòng hộ xung yếu dọc sông Đà 42.000 ha, bao gồm:

Toàn bộ diện tích rừng nằm trong vùng phòng hộ xung yếu thuộc lưu vực thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình nằm trong 5 huyện với 22 xã ven sông đà.

1.4. Theo dõi, cập nhật thông tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, kiểm tra, đôn đốc công tác PCCCR.

- Tiếp tục duy trì theo dõi, cập nhật thông tin dự báo thời tiết của Đài khí tượng thuỷ văn trung ương và địa phương, thông tin cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng phát hiện sớm điểm cháy rừng và các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ban Chỉ đạo các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng, PCCCR Trung ương được cập nhật, đăng tải trên trang website của Cục Kiểm lâm, địa chỉ: http://www.kiemlam.org.vn

- Hàng năm tổ chức các đợt kiểm tra, tự kiểm tra về công tác PCCCR đối với các vùng trọng điểm và những địa bàn có nguy cơ cao về cháy rừng gắn với kiểm tra việc thực hiện quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm và lực lượng Dân quân tự vệ trong công tác bảo vệ rừng theo Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ và Quy chế phối hợp số 01/QC-SNN-BCH ngày 02 tháng 6 năm 2011 giữa lực lượng Kiểm lâm Sơn La và lực lượng dân quân tự vệ, qua đó kịp thời phát hiện những thiếu sót, sơ hở về công tác bảo vệ rừng, PCCCR để khắc phục và có biện pháp giải quyết đạt hiệu quả. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR.

1.5. Đào tạo tập huấn và diễn tập PCCCR, bảo vệ rừng

Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ thuật PCCCR; tổ chức diễn tập phối hợp các lực lượng tham gia chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ (Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ) cho lực lượng PCCCR các cấp, tổ đội quần chúng bảo vệ phát triển rừng, PCCCR rừng thôn, bản, cụm dân cư. Thông qua đó nhằm:

- Nâng cao năng lực chỉ huy phòng cháy và chữa cháy rừng;

- Nâng cao nhận thức, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy rừng cho các cấp, các ngành, chủ rừng và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh;

- Nâng cao kỹ năng chữa cháy rừng cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp, tổ đội quần chúng bảo vệ phát triển rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng thôn, bản.

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cháy rừng, phát hiện điểm cháy, tổ chức chữa cháy rừng nhanh chóng, kịp thời hiệu quả.

1.6. Xây dựng và duy trì các công trình PCCCR

- Xây dựng hệ thống đường băng cản lửa (Thực hiện theo Quy trình và định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng đường băng cản lửa trong công tác PCCCR áp dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La, ban hành kèm theo Quyết định số 3118/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Sơn La)

Các khu rừng trồng, rừng đặc dụng, rừng bảo tồn, rừng phòng hộ phải xây dựng đường băng cản lửa để bảo vệ, tạo vành đai an toàn lửa rừng. Căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của cơ sở, để lựa chọn một trong các biện pháp sau cho phù hợp:

+ Xây dựng đường băng trắng bảo vệ các lâm phận, rừng trồng hoặc rừng phòng hộ xung yếu, làm đường băng bao quanh cục bộ hoặc tạo thành các đường băng dọc theo chu vi lâm phận cần thiết kế để ngăn lửa cháy lan vào rừng. Chiều đường băng rộng dựa vào địa hình, độ dốc, chiều dài đường băng phụ thuộc vào chu vi cần bảo vệ…, có thể tạo bề rộng 8 - 15 m hoặc 15 - 30 m, trong băng phát dọn sạch cỏ, cành cây đã chặt hạ, phát tạo đường băng dọn vật liệu về hai phía, chú ý rải mỏng, đều, không để dày, không để khả năng phát sinh cháy lan ra xung quanh.

+ Xây dựng đường băng xanh xung quanh các lâm phận rừng trồng hoặc các khu rừng phòng hộ xung yếu, chiều rộng băng căn cứ vào địa hình, độ dốc. Có thể tạo băng rộng từ 10 m trở lên, trên băng được phát dọn cỏ, thực bì để trồng những cây bản địa có tính chịu lửa cao, tán rộng, lá dầy chứa nhiều nước, xanh quanh năm.

- Lập kế hoạch đầu tư phương tiện, máy móc thiết bị và công cụ PCCCR

Phương tiện, dụng cụ PCCCR phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm cháy và địa hình ở từng vùng, từng đơn vị để trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy cho phù hợp; quan điểm nhất quán là: do chữa cháy ở rừng thường có địa hình phức tạp, xã khu dân cư, xa đường giao thông, thiếu nước nên các phương tiện, dụng cụ phải gọn, nhẹ, dễ sử dụng và dễ vận động;

1.7. Xây dựng các giải pháp làm giảm vật liệu cháy cho phù hợp

- Giảm vật liệu cháy trong sản xuất nương rẫy sau vụ thu hoạch tiến hành phát dọn thực bì ngay, vun thành đống nhỏ hoặc rải đều cho khô thực bì rồi tiến hành đốt, trước khi đốt chú ý dọn đường băng cản lửa và phải có người canh gác, đốt trước khi bước vào mùa khô hanh.

- Dọn vệ sinh rừng sau khai thác, băm dập, rải đều cho khô vật liệu có thể đốt nhưng phải được giám sát chặt chẽ…

- Đối với rừng trồng phải thiết kế đường băng cản lửa hoặc xây dựng các công trình phòng cháy trước khi tổ chức trồng và tuân thủ triệt để các quy định về PCCCR.

1.8. Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, đồng cỏ chăn nuôi gia súc

- Tiếp tục khảo sát, điều tra, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, xác định cụ thể ranh giới giữa rừng và đất nông nghiệp trên bản đồ và thực địa, xây dựng, hướng dẫn các biện pháp sản xuất nương rẫy, tiến hành bổ sung thay thế mốc giới nương rẫy đã bị mất mát, hư hỏng.

- Phân vùng, quy hoạch chi tiết đồng cỏ giành cho chăn nuôi đại gia súc.

2. Biện pháp chữa cháy rừng

Phương châm của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng là “phòng cháy là chính, chữa cháy phải khẩn trương, tích cực với hiệu quả cao”. Do vậy để chữa cháy rừng có hiệu quả cao phải làm tốt công tác chuẩn bị về lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ, hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ và tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng chính xác, kịp thời về vị trí đám cháy, quy mô đám cháy, loại rừng bị cháy...

- Tùy vào tình hình thực tiễn, tính chất, quy mô cháy rừng, Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng, PCCCR các cấp chỉ huy, huy động, tổ chức lực lượng chữa cháy rừng theo phân cấp các cấp tại Quyết định số 127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 11 tháng 12 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng các vùng sinh thái rừng (Gồm 5 cấp: Từ cấp I đến cấp V).

- Nâng cao hiệu quả, khả năng phối hợp, tác chiến nhịp nhàng giữa các lực lượng tham gia chữa cháy, thực hiện nghiêm quy trình chữa cháy và phương án tác chiến đã được Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng, PCCCR các cấp phê duyệt.

- Tổ chức lực lượng, đội hình chữa cháy nhanh gọn, hiệu quả phù hợp với tính chất, mức độ, địa hình…, khu vực cháy.

- Triển khai chữa cháy rừng phải khẩn trương, kịp thời, kiên quyết, triệt để và an toàn cho người và phương tiện tham gia chữa cháy.

- Chữa cháy trực tiếp: Huy động tất cả các phương tiện từ thủ công đến cơ giới như: cuốc, xẻng, cào, câu liêm, bàn dập, cành cây tươi, thùng tưới nước, bình nước đeo vai, máy ủi, máy bơm nước…, tác động trực tiếp vào đám cháy đ nhanh chóng dập tắt đối với đám cháy nhỏ có diện tích dưới 1ha chủ yếu là các đám cháy dưới mặt đất và dưới tán cây rừng, vật liệu cháy ít, địa hình không phức tạp, tốc độ cháy lan tràn chậm.

- Chữa cháy gián tiếp: Huy động lực lượng và phương tiện tạo vật chướng ngại ngăn cản cháy lan; để giới hạn đám cháy, được áp dụng cho các đám cháy lớn diện tích trên 1 ha, tính chất, mức độ cháy phức tạp và diện tích của khu rừng còn lại rất lớn, như phát đường băng cản lửa…

- Đốt chặn có kiểm soát, được áp dụng nơi địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, độ dốc lớn, đám cháy to khó dập, khó huy động phương tiện dập trực tiếp, tốc độ lan tràn nhanh có nguy cơ tạo thành vùng cháy lớn. Chỉ huy cần khẩn trương hội ý để đưa ra quyết định chọn đầu hướng gió, trên dốc, cách trước đám cháy một khoảng nhất định, lợi dụng các đường mòn, khe suối để phát dọn vật liệu tạo thành băng trắng và đốt ngược lại, chặn đầu đám cháy chính là để khi hai đám cháy gặp nhau lúc đó đám cháy sẽ được dập tắt.

- Giới hạn đám cháy là nhanh chóng xác định các yếu tố địa hình (dốc hay phẳng), tình hình rừng (lá rộng hay lá kim); vật liệu cháy (nhiều hay ít); khí hậu (khô hay ẩm; nóng hay mát; gió to hay nhỏ; hướng gió…)

Đánh giá đám cháy thông qua các chỉ tiêu: dạng cháy (cháy mặt đất, cháy tán, cháy ngầm), xác định lưỡi lửa (đầu đám cháy), ước lượng tốc độ lan tràn của đám cháy, xác định số người cần cho chữa cháy, khẩn trương chọn phương án tạo vành đai trắng để khống chế và giới hạn đám cháy không cho cháy lan, thường phát đường băng trắng (dọn sạch vật liệu cháy, tạo đai hạn chế lửa).

- Làm đai cản lửa bằng cơ giới: Phương pháp này áp dụng cho diện tích trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ xung yếu, rừng đặc dụng, nơi tiếp giáp các công trình quan trọng, thị trấn, thành phố nơi đông dân cư… Phương pháp này sử dụng máy công tác như máy ủi, máy xúc để ủi đất tạo mặt bằng trắng không có vật liệu cháy để bao vây đám cháy không cho cháy lan.

- Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin, diễn biến tình hình cháy rừng báo cáo về Ban chỉ huy PCCCR các cấp để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

- Tổ chức điều tra, xác minh nguyên nhân gây cháy, mức độ thiệt hại (Diện tích, loại rừng, địa điểm…) do cháy rừng gây ra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng phương án và lập kế hoạch chỉ đạo, giám sát phục hồi rừng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng các cấp, chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện, luyện tập kỹ năng, kỹ thuật, chiến thuật chỉ huy và chữa cháy cho các lực lượng chữa cháy. Xây dựng phương án tác chiến, quy chế phối hợp hành động giữa các lực lượng tham gia chữa cháy.

2. Chủ tịch UBND các cấp trong phạm vị quyền hạn, trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo xây dựng và thực hiện hiệu quả phương án phòng cháy và chữa cháy rừng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có sự thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện khác liên quan đến hoạt động chữa cháy thì phương án phòng cháy, cha cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp thời.

3. Phân cấp lãnh đạo chỉ huy chữa cháy rừng:

- Trong trường hợp báo động cấp I và cấp II (Nguy cơ cháy rừng thấp, trung bình, khả năng cháy trong phạm vi hẹp ) Chủ tịch UBND xã phối hợp cùng Kiểm lâm địa bàn, công an khu vực chỉ đạo nhân dân, các chủ rừng thực hiện tốt các qui địnhvề phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã quản lý

- Trường hợp báo động cấp III (Báo động ở cấp cao, nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra) Chủ tịch UBND xã chỉ đạo ngay Ban Chỉ huy BVRPCCCR, các thôn, bản, các chủ rừng thực hiện nghiêm các quy định về dùng lửa, cấm đốt nương trong giờ cao điểm. Phân công lực lượng canh phòng từ 10 giờ đến 20 giờ trong ngày. Khi xảy ra cháy rừng Chủ tịch UBND xã được quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng.

- Trong trường hợp báo động cấp IV (Cấp báo động rất nguy hiểm, nguy cơ cháy có khả năng lan tràn cao, có thể cháy trên diện rộng) Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo ban chỉ huy BVRPCCCR các xã phải trực tiếp chỉ đạo việc PCCCR trên địa bàn..

- Trong trường hợp báo động cấp V (Cấp báo động cực kỳ nguy hiểm, có khả năng cháy cao...) Do thời tiết khô hạn kéo dài, có khả năng cháy lớn xảy ra ở tất cả các loại rừng. Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ huy PCCCR trên toàn tỉnh, tăng cường kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện PCCCR, phân công cán bộ thường trực, nắm thông tin, phát hiện cháy rừng trong ngày và báo cáo kịp thời cho ban chỉ đạo, để huy động lực lượng, phương tiện, dụng cụ tham gia chữa cháy, dập tắt đám cháy, đồng thời cử cán bộ tiến hành điều tra, xác minh nguyên nhân gây cháy, truy tìm thủ phạm để xử lý nghiêm minh theo qui định pháp luật hiện hành.

4. Phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng các cấp do Trưởng Ban quyết định.

5. Kinh phí chi cho hoạt động của Ban Chỉ huy Ban và chi phục vụ công tác PCCCR giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự trù theo từng đợt, trình trưởng Ban quyết định.

V. HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN PCCCR

1. Nâng cao năng lực PCCCR trên địa bàn tỉnh trên các mặt: năng lực chỉ đạo, chỉ huy, năng lực trình độ chuyên môn, nhận thức và kiến thức của cộng đồng, chính quyền địa phương.

2. Quản lý, đầu tư khai thác hiệu quả các công trình phòng cháy, trang thiết bị công cụ chữa cháy góp phần giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.

3. Tăng cường sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, các lực lượng của địa phương góp phần thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR.

4. Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, nâng cao tính năng động tích cực và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ được môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Sơn La.

VI. KẾT LUẬN

1. Bảo vệ phát triển rừng, PCCCR là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ngành thực sự vào cuộc để bảo vệ, phát triển bằng được diện tích rừng hiện còn.

2. Rừng Sơn La có vị trí quan trọng trong hệ thống rừng phòng hộ của lưu vực hai công trình thuỷ điện trọng điểm của quốc gia đó là thuỷ điện Sơn La và thuỷ điện Hoà Bình, do vậy cần tăng cường bảo vệ phát triển rừng, PCCCR.

3. Hạn chế thấp nhất thiệt hại cả về số vụ và diện tích do cháy rừng gây ra trong năm 2013 là mục tiêu, nhiệm vụ được xác định để các cấp, các ngành tăng cường trách nhiệm bảo vệ phát triển rừng, PCCCR.

Trên đây là Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng tỉnh Sơn La năm 2013. UBND tỉnh Sơn La yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, các đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 28/2013/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Sơn La năm 2013

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.209

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.19.251
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!