Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2709/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
Ngày ban hành: 07/12/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2709/QĐ-UBND

Huế, ngày 07 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NƯỚC VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC LƯU VỰC SÔNG THUỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Pháp lệnh Đê điều số 26/2000/PL-UBTVQH10 ngày 24 tháng 8 năm 2000 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về việc quy định thi hành Luật Tài nguyên nước;

Căn cứ Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2989/2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định phân công, phân cấp và uỷ quyền giải quyết một số vấn đề trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 2114/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đề cương dự án Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nước và Quản lý tổng hợp các lưu vực sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1230/SKHĐT-NN ngày 21 tháng 11 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nước và Quản lý tổng hợp các lưu vực sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên chiến lược: Chiến lược phát triển nguồn nước và Quản lý tổng hợp các lưu vực sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

2. Phạm vi chiến lược:

Các lưu vực sông chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm lưu vực sông Ô Lâu, lưu vực sông Hương (Tả Trạch, Hữu Trạch, sông Bồ, sông Nông, sông Truồi, sông Cầu Hai), lưu vực sông Bù Lu và lưu vực sông A Sáp. Các ngành có nhu cầu sử dụng nguồn nước và toàn bộ thành phần kinh tế xã hội có nhu cầu giảm thiểu thiệt hại do nguồn nước gây ra.

3. Quan điểm, mục tiêu của chiến lược:

3.1. Quan điểm:

- Chiến lược phát triển nguồn nước và quản lý tổng hợp các lưu vực sông phải được thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng tâm, trọng điểm. Việc thực hiện chiến lược vừa mang tính cấp bách vừa có tính lâu dài nhằm góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tiến tới mục tiêu hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Ưu tiên cho các công trình lợi dụng tổng hợp và các công trình hồ chứa nhằm điều hoà nguồn nước.

- Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên nước phải đảm bảo tính hệ thống của lưu vực sông và tính hệ thống của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, không chia cắt cho địa giới hành chính, đồng thời đảm bảo sự phát triển tự nhiên của hệ sinh thuỷ, các thuỷ vực và hệ sinh thái, đặc biệt là loài thuỷ sản quý hiếm trên sông và hệ đầm phá có giá trị khoa học, kinh tế, bảo tồn và phát triển tính đa dạng, độc đáo của hệ sinh thái thuỷ sinh ở Thừa Thiên Huế.

- Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên và môi trường diễn ra trên lưu vực sông, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

- Phát triển kinh tế xã hội phải gắn với khả năng nguồn nước. Sử dụng nguồn nước phải mang tính tổng hợp, đa mục tiêu, kết hợp hài hoà lợi ích của từng ngành, từng địa phương và của cộng đồng trong mối quan hệ tổng thể giữa thượng lưu sông và hạ lưu sông, giữa các vùng, khu vực đảm bảo tính cân đối, có trọng điểm nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao và bảo vệ môi trường.

- Xem việc đầu tư, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước là đầu tư cho phát triển kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cả trước mắt và lâu dài. Nhà nước đảm bảo các nguồn lực đầu tư cần thiết, đồng thời có chính sách huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, cộng đồng và mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường đầu tư cho công tác xây dựng và quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra.

3.2. Mục tiêu:

a. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển nguồn nước một cách hợp lý, có tính bền vững cao nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước cho dân sinh và các ngành kinh tế; giải quyết tốt vấn đề môi trường nước; phòng, chống và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông thuộc địa bàn tỉnh, nhất là trên lưu vực sông Hương nơi tập trung đông dân và cơ sở kinh tế của tỉnh.

Quản lý tổng hợp nguồn nước các lưu vực sông nhằm thực hiện sở hữu toàn dân về tài nguyên nước do nhà nước thống nhất quản lý, kiểm soát được nguồn nước về chất lượng cũng như số lượng sử dụng nguồn nước, có hiệu quả. Phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước hài hoà giữa các ngành, các địa phương, ưu tiên sử dụng nước cho sinh hoạt. Sử dụng nước mang lại giá trị kinh tế cao, bảo đảm dòng chảy môi trường. Bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch rừng, các yêu cầu quốc phòng và an ninh với quy hoạch khai thác sử dụng tài nguyên nước.

Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước. Hình thành đồng bộ và bảo đảm hiệu lực hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở cấp tỉnh, huyện.

b. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu 1: Đảm bảo cấp đủ nhu cầu nước cho dân sinh và các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.

- Đến năm 2010: Cơ bản cấp đủ nước để chủ động tưới cho diện tích gieo trồng các loại cây cần tưới trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là cây lúa và diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Cấp nước sinh hoạt nông thôn, đảm bảo 90% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với mức 60 l/người/ngày đêm. Cấp đủ nước sạch cho sinh hoạt tại thành phố Huế với mức 165 l/người/ngày đêm; Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô giai đoạn 1 và Khu Công nghiệp Phú Bài với mức 120 l/người/ngày đêm. Cấp đủ nước sạch sinh hoạt cho các khu vực đô thị, thị xã, thị trấn: Phong Điền, Tứ Hạ, Sịa, Thuận An, Phú Bài, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới,.. với mức cấp 120 l/người/ngày đêm.

- Đến năm 2020: Cấp đủ nguồn nước để chủ động tưới cho diện tích gieo trồng các loại cây cần tưới trên địa bàn tỉnh và diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Cấp nước sinh hoạt nông thôn, phấn đấu 100% dân khu vực nông thôn được dùng nước sạch với mức thấp nhất 60 l/người/ngày đêm. Cấp nước sạch sinh hoạt các khu vực đô thị đạt 100% từ mức 150-180 l/người/ngày đêm, đảm bảo đủ nước cho các khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Mục tiêu 2: Nâng cao mức an toàn phòng chống lũ.

Củng cố và phát triển các giải pháp phòng chống lũ để đảm bảo chống lũ hè thu và lũ chính vụ với mức an toàn theo tần suất đảm bảo:

Khu vực

Năm 2010

Năm 2020

Ghi chú

Lũ hè thu

Lũ chính vụ

Lũ hè thu

Lũ chính vụ

 

Vùng hạ du sông Hương

P=10%

P=5%

P=10%

P=5%

tại Huế

Sông Ô Lâu

P=10%

P=10%

P=10%

P=5%

tại Vân Trình

Ven đầm phá

P=10%

P=10%

P=10%

P=5%

tại Thuận An

Mục tiêu 3: Quản lý tốt khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, phát triển bền vững, chống ô nhiễm nguồn nước, chống cạn kiệt nguồn nước các lưu vực sông và đầm phá. Thành lập Ban quản lý các lưu vực sông thuộc tỉnh. Thu thập, quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác quản lý và điều hành các lưu vực sông. Hoàn thành việc xây dựng quy trình vận hành tổng hợp các hồ chứa vào giai đoạn 2012 - 2014.

Mục tiêu 4: Nâng cao năng lực và trình độ khoa học công nghệ về nghiên cứu đánh giá nguồn nước, quy hoạch, thiết kế xây dựng thuỷ lợi và quản lý tài nguyên nước.

Mục tiêu 5: Đảm bảo dòng chảy môi trường cho các dòng sông. Đảm bảo dòng chảy môi trường với lưu lượng 31,5 m3/s đối với sông Hương, sông Ô Lâu: 5 m3/s, sông Bù Lu: 0,96 m3/s và sông A Sáp: 2,5 m3/s.

4. Nhiệm vụ chủ yếu:

a. Phát triển bền vững tài nguyên nước.

- Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn. Duy trì và phát triển nguồn sinh thuỷ của các dòng sông và các hồ chứa nước.

- Nâng cao mức bảo đảm an toàn công trình và tăng khả năng trữ nước của các hồ chứa.

- Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh trên cơ sở gắn kết với các quy hoạch khác.

- Tích cực xây dựng các hồ chứa, tăng khả năng điều tiết dòng chảy giữa các mùa. Chú trọng phát triển các công trình khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu.

- Không khai thác nước ngầm ven biển vào mục tiêu tưới và nuôi trồng thuỷ sản.

b. Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thuỷ sinh.

- Xác định chất lượng nước mặt trên các lưu vực sông và hệ đầm phá.

- Xác định, phân loại chất lượng nước các tầng chứa nước dưới đất.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước và các hệ sinh thái thuỷ sinh.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất.

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khoan thăm dò nước dưới đất.

c. Bảo đảm tính bền vững, khai thác có hiệu quả tài nguyên nước trên các lưu vực sông.

- Lập quy hoạch các hoạt động về tài nguyên và môi trường trên các lưu vực sông.

- Thực hiện điều hành nguồn nước trên lưu vực sông Hương khi các hồ chứa lợi dụng tổng hợp đã hoàn thành.

- Quản lý nhu cầu sử dụng nước, khuyến khích sử dụng nước tiết kiệm và tái sử dụng nước.

d. Giảm thiểu tác hại do nước gây ra.

- Xây dựng và thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ và giảm thiểu tác hại do nước gây ra. Kết hợp hài hoà giữa biện pháp phi công trình và biện pháp công trình.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo lũ lụt theo hướng hiện đại.

- Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới giám sát chất lượng nước, mạng thông tin chất lượng nước.

- Xây dựng hệ thống quan trắc phòng, chống xói mòn, sạt lở các lưu vực sông.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để có giải pháp khai thác lợi ích do lũ đem lại.

e. Hoàn thiện thể chế, tổ chức quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước.

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về tài nguyên nước. Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong việc ngăn ngừa xử lý ô nhiễm tài nguyên nước, trong khai thác, sử dụng và xã hội hoá các dịch vụ nước.

- Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước và công trình thuỷ lợi. Kiểm kê đánh giá tài nguyên nước mặt, nước dưới đất, lập ngân hàng dữ liệu về tài nguyên nước. Hoàn thiện mạng lưới trạm giám sát nguồn nước, chất lượng nước. Cải tiến công nghệ quản lý, giảm chi phí vận hành. Đánh giá lại khả năng phục vụ thực tế của các công trình thuỷ lợi trên cơ sở đó đề xuất xây dựng các công trình mới, xử lý các công trình không còn tác dụng, đề xuất chuyển đổi công năng sử dụng để phát huy hiệu quả của công trình.

- Thành lập Ban Quản lý các lưu vực sông tỉnh Thừa Thiên Huế.

g. Tăng cường năng lực điều tra, quan trắc tài nguyên nước. Thực hiện có hệ thống việc điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước. Theo dõi, cập nhật tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước và các yếu tố ảnh hưởng tới tài nguyên nước.

h. Đầu tư nghiên cứu khoa học - công nghệ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, bảo vệ khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng chống giảm thiểu tác hại do nước gây ra.

- Xây dựng các chương trình quản lý điều hành nguồn nước sông Hương khi có cụm công trình Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền và cống Thảo Long đi vào hoạt động.

- Xây dựng ngân hàng dữ liệu tài nguyên nước và hệ sinh thái.

- Nghiên cứu áp dụng các biện pháp tưới, tiêu khoa học tưới tiết kiệm nước.

- Định kỳ kiểm kê tài nguyên nước, kiểm tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.

- Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về lũ lụt; ổn định bờ sông, cửa sông, cửa biển; giảm thiểu ô nhiễm môi trường lưu vực sông, đầm phá và ven biển.

5. Các giải pháp chính:

a. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng:

- Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội, của cộng đồng dân cư trong việc lập quy hoạch lưu vực sông, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch và các dự án về tài nguyên nước.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông thích hợp cho từng nhóm đối tượng trong xã hội.

b. Tăng cường pháp chế: Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về tài nguyên nước. Củng cố lực lượng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; định kỳ và đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.

c. Tăng cường công tác đầu tư và đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ về nước:

- Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho bảo vệ tài nguyên nước.

- Tăng cường vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng và phát triển công nghệ trong tài nguyên nước.

- Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút các nguồn lực trong các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển, khai thác và bảo vệ nguồn nước.

d. Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ:

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, chương trình tính toán và quản lý tiên tiến trong điều tra, đánh giá nguồn nước, dự báo nhu cầu nước, cân bằng nước, điều tiết dòng chảy, khai thác thuỷ năng và quản lý lũ lụt. Nghiên cứu công nghệ tính toán điều tiết lũ, kiệt trên hệ thống sông Hương và các lưu vực sông trong tỉnh.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới khoa học, tiết kiệm nước.

- Nghiên cứu ứng dụng kết cấu và vật liệu mới trong xây dựng công trình thuỷ lợi.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý khai thác nguồn nước bằng nhiều hình thức để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nước và quản lý các lưu vực sông.

6. Các chương trình và dự án ưu tiên:

- Chương trình phát triển nguồn nước.

- Chương trình cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản.

- Chương trình phát triển nguồn nước phục vụ khai thác thế mạnh vùng đồi và vùng cát ven biển.

- Chương trình phát triển nguồn nước phục vụ cấp nước công nghiệp, đô thị và nông thôn.

- Chương trình các giải pháp tổng hợp phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt gây ra.

- Chương trình trồng rừng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Chương trình quản lý tổng hợp nguồn nước.

- Chương trình phát triển khoa học công nghệ về tài nguyên nước và quản lý tổng hợp lưu vực sông.

- Chương trình kiểm kê, đánh giá và xây dựng thông tin dữ liệu tài nguyên nước.

- Chương trình phát triển nguồn nhân lực và tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quản lý, phát triển tài nguyên nước.

Nội dung các chương trình và dự án cụ thể trong phụ lục kèm theo.

7. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách cấp, vốn vay, vốn của doanh nghiệp, vốn của nhân dân đóng góp và vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

8. Thời gian thực hiện: Từ năm 2007 đến năm 2020.

9. Tổ chức thực hiện:

a. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển nguồn nước và Quản lý tổng hợp các lưu vực sông do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban. Các thành viên của Ban Chỉ đạo tỉnh gồm lãnh đạo của các Sở, Ban, ngành liên quan gồm các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Thủy sản, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công nghiệp, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và lãnh đạo Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế.

Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược.

b. Phân công nhiệm vụ giữa các Sở, Ban, ngành và địa phương trong tỉnh:

- Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch, đưa các nội dung phát triển nguồn nước và quản lý các lưu vực sông vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, hàng năm của tỉnh, ngành và của các huyện, thành phố; là cơ quan chủ trì giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chiến lược; phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố tổ chức đánh giá việc thực hiện Chiến lược và báo cáo Ủy ban Nhân dân Tỉnh.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở , ban, ngành liên quan, các địa phương tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chiến lược.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở, ban, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn ngân sách, các nguồn vốn khác để thực hiện các nội dung của Chiến lược.

- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp có liên quan đến ngành, địa phương, đơn vị mình và phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc thực hiện chiến lược, xây dựng và thực hiện các kế hoạch hàng năm có liên quan đến ngành, địa phương và đơn vị mình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Thủy sản, Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Sở Xây dựng, Khoa học Công nghệ, Giáo dục; Trưởng Ban Quản lý dự án Sông Hương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thiện

TT

Chương trình, dự án

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

 

 

I

Chương trình 1

Chương trình phát triển nguồn nước

 

 

1

Dự án 1

Rà soát lập quy hoạch thuỷ lợi toàn tỉnh

2007-2008

 

2

Dự án 2

Xây dựng hồ Tả Trạch lợi dụng tổng hợp

2005-2010

 

3

Dự án 3

Xây dựng hồ Bình Điền lợi dụng tổng hợp

2006-2010

 

4

Dự án 4

Xây dựng hồ Hương Điền lợi dụng tổng hợp

2006-2011

 

5

Dự án 5

Xây dựng hồ lợi dụng tổng hợp A Sáp

2007-2011

 

6

Dự án 6

Xây dựng hồ Thuỷ Yên - Thuỷ Cam

2008-2011

 

7

Dự án 7

Các dự án thủy điện vừa và nhỏ

2007-2020

 

8

Dự án 8

Xây dựng quy trình vận hành các hồ chứa hỗ trợ cho công tác quản lý nguồn nước phối hợp với đập Thảo Long

2007-2015

 

II

Chương trình 2

Phát triển nguồn nước phục vụ cho nuôi trồng Thủy sản

 

 

1

Dự án 1

QH chi tiết các khu vực có khả năng nuôi trồng thủy sản và khả năng khai thác để mở rộng diện tích nuôi trồng

2007-2010

 

2

Dự án 2

Phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản

2007-2020

 

3

Dự án 3

Xây dựng quy chế quản lý NTTS, nâng cao năng lực và nhận thức cho cộng đồng

2007-2010

 

III

Chương trình 3

Phát triển nguồn nước phục cho khai thác thế mạnh vùng đồi, vùng cát ven biển

 

 

1

Dự án 1

Quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình cấp nước tưới cho 13.040 ha đất canh tác vùng đồi

2007-2020

 

2

Dự án 2

Quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình cấp nước tưới cho 13.960 ha đất canh tác vùng cát

2007-2020

 

IV

Chương trình 4

Phát triển nguồn nước phục vụ cấp nước công nghiệp, đô thị, nông thôn

 

 

1

Dự án 1

Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước và nâng cao nhận thức cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước.

2008-2015

 

2

Dự án 2

Hoàn thiện cơ chế, chính sách và các chế tài về quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nước phục vụ đô thị - công nghiệp; phân rõ chức năng nhiệm vụ các cơ quan quản lý nguồn nước.

2008-2015

 

3

Dự án 3

Tăng cường đầu tư xây dựng các công trình tạo nguồn và công trình cơ sở hạ tầng cấp nước phục vụ nhu cầu phát triển đô thị - công nghiệp.

2008-2020

 

4

Dự án 4

Điều tra, rà soát quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

2008-2020

 

5

Dự án 5

Lựa chọn và ứng dụng các giải pháp và công nghệ thích hợp cho từng vùng về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; Đầu tư xây dựng các công trình cấp nước vệ sinh và vệ sinh môi trường nông thôn.

2008-2020

 

6

Dự án 6

Tăng cường công tác thông tin - giáo dục - truyền thông; nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế chính sách; đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác quốc tế.

2008-2020

 

V

Chương trình 5

Các giải pháp tổng hợp để hạn chế thiệt hại do lũ gây ra

 

 

1

Dự án 1

Hoàn chỉnh tổ chức, khung pháp lý

2007-2020

 

2

Dự án 2

Chống lũ dựa vào cộng đồng

2007-2020

 

3

Dự án 3

Tu bổ, củng cố, phát triển rừng

2007-2020

 

4

Dự án 4

Quy hoạch quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông

2007-2020

 

5

Dự án 5

Xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo lũ

2007-2020

 

6

Dự án 6

Quy hoạch bố trí các khu dân cư và cơ sở kinh tế

2007-2020

 

7

Dự án 7

Bố trí sản xuất nông nghiệp, thủy sản

2007-2020

 

8

Dự án 8

Cắt giảm lũ lớn và tách lũ nhỏ ngoại lai

2007-2020

 

9

Dự án 9

Lên đê chống lũ nhỏ

2007-2020

 

10

Dự án 10

Phòng chống xói lở bờ sông, cửa biển

2007-2020

 

VI

Chương trình 6

Trồng rừng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên

 

 

1

Dự án 1

Bảo vệ phát triển rừng đến năm 2020

2007-2020

 

2

Dự án 2

Nghiên cứu xác định các khu vực, đối tượng cần bảo tồn và bảo vệ đối với vườn quốc gia và đề xuất, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên

2007-2020

 

3

Dự án 3

Nâng cao nhận thức và năng lực của người dân sống ven rừng, vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên

2007-2010

 

4

Dự án 4

Phòng chống cháy rừng

2007-2020

 

VII

Chương trình 7

Quản lý tổng hợp nguồn nước

 

 

1

Dự án 1

Thành lập Ban Quản lý các lưu vực sông tỉnh Thừa Thiên Huế

2008-2009

 

2

Dự án 2

Điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên nước trong các lưu vực sông

2008-2015

 

3

Dự án 3

Rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành

2010-2015

 

VIII

Chương trình 8

Phát triển khoa học công nghệ về tài nguyên nước và quản lý lưu vực sông

 

 

1

Dự án 1

Xây dựng Quy trình vận hành liên hồ chứa đầu nguồn lưu vực sông Hương phối hợp với đập Thảo Long

2010-2015

 

2

Dự án 2

Đánh giá dòng chảy môi trường lưu vực sông Hương

2010-2015

 

3

Dự án 3

Đánh giá tác động môi trường tổng hợp các công trình hồ chứa đầu nguồn lưu vực các sông đến đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

2010-2015

 

4

Dự án 4

Đào tạo nguồn nhân lực để có thể sử dụng những tiến bộ về khoa học công nghệ trong phát triển nguồn nước và quản lý tổng hợp nguồn nước

2008-2020

 

5

Dự án 5

Xây dựng bài toán kinh tế nước giữa lợi ích của thuỷ điện và lợi ích kinh tế - xã hội

2014-2015

 

6

Dự án 6

Xây dựng bản đồ ngập lụt hệ thống sông Hương phục vụ công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai

2010-2012

 

7

Dự án 7

Áp dụng các phương pháp tưới hiện đại tiết kiệm nước

2010-2020

 

IX

Chương trình 9

Kiểm kê đánh giá xây dựng thông tin dữ liệu tài nguyên nước

 

 

1

Dự án 1

Kiểm kê tài nguyên nước

2008-2009

 

2

Dự án 2

Xây dựng ngân hàng dữ liệu nguồn nước theo số liệu hiện có

2009-2011

 

3

Dự án 3

Xây dựng mạng lưới quan trắc phục vụ cho việc cập nhật thông tin về nguồn nước một cách có hệ thống

2008-2010

 

X

Chương trình 10

Phát triển nguồn nhân lực và tăng cường sự tham gia của cộng đồng

 

 

1

Dự án 1

Tăng cường năng lực quản lý nguồn nước

2008-2020

 

2

Dự án 2

Giáo dục tăng cường sự tham gia của cộng đồng

2008-2020

 

3

Dự án 3

Xây dựng các hội dùng nước

2010-2020

 

4

Dự án 4

Xây dựng hội bảo vệ môi trường nước

2010-2020

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2709/QĐ-UBND ngày 07/12/2007 phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nước và Quản lý tổng hợp lưu vực sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


983

DMCA.com Protection Status
IP: 44.220.247.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!