BỘ
NÔNG
NGHIỆP
TRIỂN
NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2693/QĐ-BNN-KHCN
|
Hà
Nội,
ngày
24 tháng 9 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI
ĐOẠN 2010-2020.
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
Căn cứ
Nghị định số
01/2008/NĐ-CP ngày
03 tháng 01
năm
2008
của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn
cứ Chỉ
thị
số 36/2008/CT-BNN
ngày 20
tháng
02
năm
2008
của Bộ
trưởng Bộ Nông
nghiệp
và PTNT về việc tăng cường các hoạt
động bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và phát triển nông
thôn;
Xét
đề nghị
của Vụ
trưởng Vụ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này "Đề án tăng cường năng lực bảo vệ môi
trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2020" với những nội dung chủ
yếu sau:
1.
Quan điểm
- Công
tác
bảo
vệ
môi
trường
nông
nghiệp,
nông
thôn
phải
được
coi là
nhiệm vụ
và trách
nhiệm
quan
trọng,
xuyên suốt
của
các
cấp
chính
quyền
và
của
toàn
xã
hội;
- Công
tác
bảo
vệ
môi
trường
phải
được
lồng
ghép
trong
quá
trình
xây
dựng
và
thực
hiện chiến
lược, quy
hoạch,
kế
hoạch,
chính
sách
phát
triển
ngành đảm
bảo
phát
triển
bền
vững;
- Các
hoạt động bảo
vệ
môi
trường nông
nghiệp,
nông thôn cần
được đầu
tư
thỏa đáng để đáp ứng
yêu cầu bảo vệ môi trường
của
ngành;
-
Cần
có chính
sách hợp lý để khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, cùng với đầu tư của Nhà nước cần huy động các nguồn lực trong và ngoài
nước cho công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.
- Hệ
thống
quản lý
môi
trường nông
nghiệp, nông
thôn
cần được
xây
dựng
thống nhất từ Trung ương
đến địa phương.
2.
Mục tiêu
2.1.
Mục tiêu
chung
Nâng cao
được năng lực quản lý;
ngăn chặn
tình
trạng ô nhiễm;
cải thiện môi
trường nông
nghiệp, nông thôn,
đảm
bảo phát
triển
bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
2.2.
Mục tiêu cụ thể
- Hình thành
được
hệ
thống
tổ
chức quản lý
chuyên
ngành
có
đủ
năng lực quản
lý môi trường nông nghiệp,
nông thôn từ Trung ương đến địa phương;
- Ngăn chặn và
giảm
thiểu
ô
nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn; phấn đấu đến 2012
xử lý triệt để các điểm nóng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngăn chặn phát sinh các điểm mới; xây dựng được các mô hình nông thôn mới đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường;
- Cải thiện được chất lượng
môi
trường
theo hướng sản xuất sạch
hơn;
áp
dụng
rộng rãi tiêu
chuẩn
ISO 14.000 và thực hành
sản xuất
tốt (GAP, GAHP, GMP, HACCP);
- Bảo
tồn
và
sử
dụng
hợp
lý
các
nguồn
tài
nguyên thiên
nhiên
phục
vụ
phát
triển
bền
vững.
3.
Các nhiệm vụ
3.1. Xây dựng hệ thống tổ chức
Xây dựng và
tăng cường năng lực hệ thống tổ
chức quản lý Nhà
nước thống
nhất từ
Trung
ương đến địa phương,
đáp
ứng
yêu
cầu
bảo vệ
môi
trường nông
nghiệp, nông thôn
trong
thời kỳ công
nghiệp
hoá,
hiện
đại
hoá.
a)
Trung ương:
-
Vụ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường làm nhiệm vụ
quản lý công tác môi trường nông nghiệp, nông
thôn;
-
Các Cục chuyên ngành
có phòng (hoặc bộ phận)
quản
lý môi
trường để triển
khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường
thuộc lĩnh vực quản lý;
- Tăng
cương năng
lực
các
cơ
quan
nghiên
cứu,
các
cơ sở đào tạo thuộc Bộ để
đảm bảo chức năng tư vấn chuyên môn phục vụ cho công tác quản
lý;
b) Tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương:
thành
lập
các bộ phận
chức năng theo dõi
về
môi
trường
nông
nghiệp,
nông
thôn
trực
thuộc
Sở
Nông
nghiệp và
PTNT;
c) Huyện: có cán bộ chuyên
trách theo dõi quản lý
môi
trường nông
nghiệp, nông thôn trực thuộc Phòng Nông nghiệp
và
PTNT;
d) Xã:
có
phân
công cán
bộ
quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn.
3.2. Xây dựng, hoàn
thiện và hướng dẫn thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nông
nghiệp, nông thôn.
a) Rà soát, xây dựng hệ thống văn
bản quy
phạm pháp luật; tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; các chính sách
hỗ
trợ để
triển
khai hoạt động bảo vệ
môi
trường nông nghiệp, nông thôn;
b) Hướng
dẫn
thực hiện
các
văn
bản
quy
phạm pháp
luật
bảo
vệ
môi
trường trong nông
nghiệp, nông
thôn.
3.3. Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn.
a) Rà
soát, xây
dựng mạng lưới và nâng cao năng lực hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh trong nông nghiệp, nông thôn;
b) Kết
nối mạng lưới quan
trắc và trao đổi
thông
tin
của
ngành
với các Bộ, Ngành có liên quan, các địa phương, các tổ chức và quốc gia trên thế giới;
c)
Thiết lập và duy trì trang WEB về môi trường nông nghiệp,
nông thôn.
3.4. Bảo vệ và cải thiện môi trường
trong các lĩnh vực:
a) Nông
thôn
và
làng nghề
-
Quy
hoạch nông thôn và làng nghề gắn với nội dung bảo vệ môi trường;
-
Quản
lý các nguồn thải, xử lý chất thải sinh hoạt;
- Xây
dựng
chương trình
xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nông thôn;
-
Tiếp tục triển
khai Chương trình
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Nâng cao
năng lực quản
lý môi trường nông nghiệp, nông thôn và làng nghề;
b) Nuôi
trồng, khai thác thủy
sản, dịch vụ hậu cần nghề cá
- Lồng ghép
công
tác
bảo vệ môi
trường
trong
quy
hoạch các
vùng nuôi
trồng, khai thác thuỷ sản,
cảng cá, bến cá, chợ cá;
- Kiểm soát ô nhiễm và xử lý
chất
thải vùng
nuôi
thuỷ sản, khai thác thủy sản và các khu
dịch vụ hậu cần nghề cá;
- Áp
dụng
quy
trình
thực
hành
quản lý tốt
trong nuôi trồng thủy
sản, thực hành nghề cá có
trách nhiệm trong
khai
thác
và
nuôi
trồng thủy sản;
- Tăng
cường
công
tác
giám
sát
và
kiểm
soát
dịch
bệnh
trong
nuôi
trồng
thuỷ
sản;
- Nâng cao năng
lực quản lý
môi
trường trong nuôi
trồng, khai thác
thủy
sản,
dịch
vụ hậu cần nghề cá;
c)
Chăn nuôi, thú y
- Quy
hoạch
các
vùng
chăn
nuôi,
khu
giết
mổ
tập
trung
gắn
với
bảo
vệ
môi
trường;
- Áp
dụng quy
trình
chăn
nuôi tốt;
- Tăng
cường
công
tác
xử lý chất
thải khu chăn
nuôi,
giết mổ
tập trung;
tiêu hủy xác gia súc,
gia
cầm;
-
Nâng
cao năng lực quản lý môi trường
trong
chăn
nuôi, thú y.
d) Trồng trọt
và
bảo vệ thực vật
-
Quy
hoạch trồng trọt gắn với bảo vệ môi trường;
-
Cải thiện chất lượng
môi trường
và
áp dụng thực hành
nông nghiệp tốt;
- Áp
dụng
các
biện
pháp
canh
tác
tổng
hợp
để
cải
tạo
và
phục
hồi
các
vùng
đất
thoái
hóa;
-
Xử lý triệt để các điểm nóng ô nhiễm chất độc
hóa học do chiến tranh, thuốc BVTV còn tồn đọng;
- Quản lý
sử
dụng hợp lý phân bón và thuốc BVTV; xử
lý
chất thải trong trồng
trọt và
BVTV.
-
Nâng
cao năng lực quản lý môi trường
trong
trồng trọt và BVTV.
đ) Lâm
nghiệp
- Trồng mới
và quản lý
rừng
bền vững, chống hoang mạc hóa và thoái hóa
đất lâm nghiệp;
-
Tăng
cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho cảnh
báo
sớm và phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh hại rừng;
- Kiểm soát
chặt chẽ
sinh
vật ngoại lai,
ngăn chặn
các
loài xâm hại, bảo tồn
đa dạng
sinh
học rừng;
f) Thuỷ lợi
-
Quản
lý,
vận hành hệ thống
công trình thủy lợi nhằm giảm thiểu
ô nhiễm môi trường nước;
-
Quan
trắc và cảnh
báo chất lượng
môi
trường nước;
-
Kiểm
soát các nguồn xả thải vào hệ thống
công trình thuỷ lợi;
-
Nâng
cao năng lực quản lý môi trường thủy lợi.
g) Cơ
điện, công nghệ sau thu hoạch, chế biến và nghề muối
- Áp
dụng rộng
rãi
tiêu chuẩn
ISO 14.000;
công
nghệ thân thiện với môi trường; đẩy mạnh sản xuất sạch hơn; sử dụng tiết kiệm nguyên liệu
và
năng lượng; xử
lý
triệt để
chất thải công nghiệp; quản lý tốt
chuỗi hành trình sản phẩm;
- Áp
dụng công nghệ bảo quản tiên tiến thân thiện với
môi
trường; tăng cưỡng quản
lý chặt chẽ sản phẩm từ khâu thu
hoạch đến chế biến;
- Quy
hoạch
vùng
sản xuất muối gắn
với
bảo
vệ
môi
trường và
các điều
kiện sinh thái;
- Xử lý triệt để
các điểm nóng ô nhiễm môi
trường nghiêm
trọng do hoạt động chế biến nông,
lâm, thủy sản và muối;
- Nâng cao năng
lực quản
lý
môi
trường, hỗ
trợ
kỹ
thuật
xử
lý
chất
thải
trong
bảo quản và chế biến
nông, lâm, thủy sản và muối.
h) Bảo vệ các
hệ
sinh thái
- Tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình: phục hồi các
hệ
sinh thái
đặc
thù đã
bị suy thoái nghiêm trọng;
phục
hồi
rừng
đầu nguồn
đã
bị
suy
thoái
nghiêm trọng;
xây dựng
và phổ
biến nhân
rộng
các
mô
hình
làng
kinh tế
sinh
thái; bảo
vệ các vùng
đất ngập nước
có
tầm quan trọng quốc gia, quốc tế;
- Tiếp
tục
triển khai các khu bảo tồn
nội
địa, bảo tồn biển;
- Nâng cao
năng lực quản
lý bền
vững
các
hệ sinh thái.
3.5. Đào tạo,
giáo
dục, nâng
cao
nhận thức và
truyền
thông
về
bảo vệ
môi
trường nông
nghiệp, nông
thôn
a) Xây dựng chương
trình
và
tổ
chức đào
tạo, giáo dục
về
bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;
b) Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận
thức về
bảo
vệ
môi
trường nông nghiệp, nông thôn.
3.6. Nghiên cứu và
chuyển giao công
nghệ thân thiện với môi trường
a)
Nghiên
cứu,
lựa
chọn và chuyển giao công
nghệ phù hợp, thân thiện
với môi trường trong sản xuất, bảo
quản chế biến
nông, lâm, thủy sản và muối;
b) Nghiên
cứu đề
xuất chính sách hỗ trợ chuyển giao, áp dụng
công
nghệ
thân thiện với môi trường.
3.7. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
a) Đầu tư
cơ
sở
vật chất,
thiết
bị
phòng thí nghiệm, trang
thiết
bị
phục vụ
công
tác quản lý và nghiên cứu
lĩnh
vực môi trường;
b) Đầu
tư
xây
dựng công trình xử lý
chất
thải
và
cơ
sở
hạ
tầng
phục vụ
bảo vệ
môi trường
nông
nghiệp, nông thôn;
3.8. Các chương trình, dự án
ưu tiên triển khai
a) Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án cấp Nhà nước có liên
quan
- Các
dự
án, nhiệm vụ trong Kế
hoạch hành động
giai
đoạn 2004-2010 khắc phục hậu quả
chất
độc hoá
học do
Mỹ sử
dụng trong chiến tranh ở
Việt Nam (đã
được
Chính phủ phê duyệt và
triển khai
từ
năm 2005 và đang xây dựng cho kế hoạch
2011-2020, do Bộ Tài nguyên và Môi trường
chủ trì
thực
hiện, Bộ Nông
nghiệp và
PTNT tham gia
phần
phục hồi môi trường, trong đó có phần trồng rừng trên
các vùng bị rải
chất độc hoá học);
- Các chương trình,
dự
án trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010
và
định hướng đến năm 2020, gồm:
+ Dự án trồng mới
5 triệu ha
rừng( đã được Chính
phủ phê
duyệt và triển
khai
từ năm 1998. Cục Lâm nghiệp chủ trì
thực hiện);
+ Chương trình mục
tiêu quốc gia
nước sạch
và vệ
sinh
môi
trường
nông thôn (đã được Chính phủ phê
duyệt
và
triển khai thực
hiện
từ
năm
1998,
Trung
tâm
nước
sạch
và
Vệ sinh
môi
trường nông thôn
chủ trì thực hiện);
+
Chương trình tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển các khu
bảo tồn thiên
nhiên
(đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai từ năm 2003, Cục Kiểm lâm chủ trì thực hiện);
+ Chương trình bảo vệ các
loài động vật quí
hiếm có
nguy
cơ
bị
tuyệt
chủng cao thuộc nội
dung
của
Chương
trình
tăng
cường quản
lý,
bảo vệ
và
phát
triển
các
khu
bảo tồn
thiên
nhiên
(đã
được Chính
phủ
phê
duyệt và
triển khai từ
năm 2003.
Cục
Kiểm lâm chủ trì thực hiện);
+
Chương trình phục hồi rừng đầu
nguồn
bị suy thoái nghiêm trọng;
+ Chương
trình
bảo vệ
các
vùng
đất
ngập
nước
có
tầm quan
trọng quốc tế, quốc gia;
+ Chương trình phục hồi hệ sinh
thái đặc thù đã bị suy
thoái nghiêm trọng.
b)
Các nhiệm vụ cấp Bộ
Chương trình 1.
Tăng
cường năng lực
hệ thống quản
lý Nhà
nước
về môi
trường nông nghiệp, nông
thôn
Mục tiêu:
Đến
năm 2020
hoàn thiện được hệ
thống tổ
chức quản lý từ
Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu
quản
lý môi trường
trong nông nghiệp và nông thôn
Nội dung:
-
Hoàn
thiện hệ thổng tổ chức quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương;
-
Xây
dựng hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật
-
Nâng cao năng lực cán bộ;
-
Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị. Thời gian thực hiện: 2010-2020
Dự kiến kinh phí: 75.000 triệu đồng
Chương trình 2. Tăng cường năng lực hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường nông nghiệp và
nông
thôn.
Mục tiêu:
Hoàn thiện
hệ thống quan trắc
và cảnh báo
môi
trường nông nghiệp, nông
thôn đáp ứng được các yêu cầu quản
lý bảo
vệ môi trường.
Nội dung:
- Rà
soát, sắp xếp hệ
thống quan
trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường nông nghiệp và
nông thôn
trong phạm vi toàn quốc
-
Tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ quan trắc và cảnh báo
môi trường (đất,
nước, không khí, dịch bệnh, cháy rừng....)
-
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ
liệu, thông
tin
và phần mềm quản lý
môi trường nông nghiệp và nông thôn
Thời
gian
thực hiện:
2010-2015
Dự kiến kinh
phí: 327.000 triệu đồng
Chương
trình 3.
Thông tin
truyền
thông bảo
vệ
môi
trường nông
nghiệp,
nông
thôn.
Mục tiêu:
Nâng
cao
được nhận
thức và
trách nhiệm
của cơ
quan quản
lý
Nhà
nước, các
tổ
chức xã
hội
và
cộng đồng trong bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn
Nội dung :
-
Xây dựng và hoàn thiện chương trình truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức bảo
vệ môi trường
nông nghiệp, nông thôn
-
Xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, tập huấn
-
Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cán bộ
tham gia mạng lưới tuyên truyền
Thời gian
thực
hiện: 2010-2020
Dự kiến kinh phí: 25.000 triệu đồng
Chương trình 4.
Điều tra, nghiên
cứu
khoa
học và chuyển
giao
công nghệ
bảo vệ môi trường nông nghiệp,
nông thôn:
Mục tiêu:
-
Xác định được hiện trạng môi trường nông nghiệp, nông thôn phục vụ quản lý bảo
vệ môi trường
nông nghiệp, nông thôn.
-
Nghiên cứu và lựa chọn các công nghệ thân thiện môi trường phù hợp, áp dụng có hiệu quả để bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn
Nội dung:
- Điều
tra
đánh
giá hiện
trạng môi trường
định
kỳ 5 năm;
-
Đào tạo cán bộ nghiên cứu
và đầu tư nâng cấp
các phòng thí nghiệm chuyên
ngành phục vụ
nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ;
-
Nghiên cứu phát triển,
lựa chọn và
chuyển giao các công nghệ thân thiện với môi trường;
-
Nghiên cứu cơ chế chính sách, tổ chức quản lý phục vụ bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông
thôn;
-
Thử nghiệm, nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn
Thời gian
thực
hiện: 2010-2020
Dự kiến kinh phí: 480.000 triệu đồng
Chương
trình 5.
Bảo tồn,
phát
triển
và
sử
dụng hợp
lý
tài
nguyên đa
dạng
sinh học nông nghiệp
Mục tiêu:
Đa dạng sinh
học
nông nghiệp
được bảo
tồn, phát triển và sử dụng
bền
vững
Nội dung:
-
Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm bảo tồn các nguồn gen sinh vật quý
hiếm có nguy cơ tuyệt
chủng ở Việt Nam;
-
Kiểm
soát sinh vật lạ;
-
Đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai và sinh vật biến đổi gen;
-
Phục hồi đa dạng sinh học nông nghiệp tại các vùng sinh thái đặc thù và vùng có nguy cơ suy giảm đa dạng
sinh học cao;
-
Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nông nghiệp;
Thời gian
thực
hiện: 2010-2020
Dự kiến kinh phí: 115.000 triệu đồng
Chương trình 6. Quản lý chất thải và
vệ sinh môi trường nông nghiệp, nông thôn.
Mục tiêu:
-
Cải
thiện được
môi
trường nông thôn, đến năm
2010, trên 90% chất
thải rắn được thu
gom
và
xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng được các mô hình nông thôn
mới và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nội dung:
- Xây dựng cơ chế, chính sách trong
quản lý chất thải và bảo vệ môi trường nông thôn
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức của cộng đồng trong quản lý chất thải và vệ sinh môi trường nông thôn
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình
nông thôn mới, đảm bảo vệ sinh môi trường
- Thực hiện xã hội hóa các hoạt
động quản lý chất thải và vệ sinh môi trường nông thôn. Thời gian thực hiện:
2010-2015
Dự kiến kinh phí: 220.000 triệu đồng
Chương trình
7. Xử lý các điểm nóng ô nhiễm và suy thoái môi
trường nông nghiệp, nông thôn.
Mục tiêu:
- Đến 2012 xử lý 100%
các điểm nóng ô nhiễm môi
trường trong quyết
định 64/2003/QĐ-TTg thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý;
- Hạn chế suy
thoái môi trường
nông
nghiệp
và
nông
thôn;
- Cảnh
báo,
ngăn
chặn kịp
thời sự
phát sinh
các
điểm
nóng ô
nhiễm
và
suy
thoái
môi trường nông nghiệp
và nông thôn.
Nội dung:
- Xử lý
triệt
để các
điểm nóng
ô
nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn
- Xác
định
mức
độ
và
lập
bản
đồ
suy
thoái môi
trường
nông
nghiệp,
nông
thôn
- Xây dựng và
thực hiện các giải pháp quản lý và giảm thiểu tác hại của các vùng có
nguy
cơ ô nhiễm và suy thoái cao;
- Xây dựng các mô
hình phục hồi hệ
sinh
thái
bị
suy
thoái và quản
lý bền vững
các hệ sinh
thái
trong
lĩnh vực nông nghệp, lâm nghiệp, thủy sản
Thời gian
thực
hiện: 2010-2015
Dự kiến kinh phí:
175.000 triệu đồng
Chương trình 8.
Hỗ trợ các doanh nghiệp chế
biến nông,
lâm, thuỷ sản
sản
xuất sạch hơn và thực hiện việc quản lý
theo tiêu chuẩn ISO 14000
Mục tiêu:
Đến
năm 2015, trên
70% các doanh nghiệp chế biến
nông, lâm, thuỷ sản đạt
tiêu chuẩn
môi
trường.
Nội dung:
-
Xây dựng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện việc quản lý sản xuất theo tiêu
chuẩn ISO 14000
-
Tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất theo tiêu
chuẩn ISO 14000;
-
Xây dựng và nhân rộng
các mô
hình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14000. Thời gian thực hiện: 2010-2015
Dự kiến kinh
phí: 64.000 triệu đồng
Nội
dung các chương
trình thuộc Đề án tăng
cường
năng lực
bảo
vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2020 trong phụ lục đính kèm.
4. Các giải pháp thực
hiện
4.1. Hoàn thiện thể chế về bảo vệ
môi trường nông nghiệp, nông thôn
a)
Rà soát, đánh giá hiện trạng
cơ cấu tổ chức quản lý
nhà nước về bảo vệ
môi trường nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn thống nhất từ trung ương đến địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện
đại hoá.
b) Đảm
bảo
nguồn lực cho công tác bảo vệ môi
trường ở các cơ quan
quản lý
Nhà nước và các cơ
quan chuyên
môn. Đa dạng hóa các hình thức
đào tạo như thông
qua
các chương trình nghiên cứu, hợp
tác quốc tế.
c) Rà
soát bổ
sung
văn
bản
pháp
luật,
kỹ
thuật và
chính
sách
bảo
vệ
môi
trường; tăng cường kiểm
tra,
giám
sát
nhà
nước việc thực
hiện và
tuân thủ các
văn bản bảo vệ
môi
trường.
4.2. Điều
tra,
nghiên
cứu và
chuyển giao công nghệ
a) Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường nông nghiệp, nông thôn làm cơ sở đề xuất các chính sách quản lý bảo vệ môi trường nông
nghiệp,
nông thôn;
b)
Xây dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu, các dự án sản xuất
thử nghiệm chuyển giao những
công
nghệ tiến bộ về bảo vệ môi trường vào thực tiễn.
4.3. Thông tin
tuyên truyền về bảo
vệ môi trường
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; từng
bước đưa giáo dục môi
trường vào các
lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp.
4.4. Tài chính
a) Cơ
chế
- Nhà nước đảm bảo các nguồn lực cần thiết, đồng thời huy động sự
đóng
góp
của
cộng đồng trong nước và quốc tế.
- Lồng
ghép
với
các
chương
trình,
dự
án
khác
để
thu
hút
thêm
nguồn
vốn
đầu
tư.
b)
Kinh phí
Kinh phí thực hiện các Chương
trình về
môi
trường giai đoạn 2010 - 2020 (không bao
gồm kinh phí triển khai các kế
hoạch hành động của
các
Bộ, ngành, địa
phương) ước tính 1.481
tỷ đồng; bao
gồm các
nguồn từ ngân sách Nhà
nước, các
thành phần kinh tế và
các
nhà
tài
trợ trong nước và quốc tế.
4.5. Hợp tác Quốc tế
a)
Đào tạo nguồn
nhân lực trong lĩnh vực môi trường;
b) Nghiên
cứu
khoa học,
chuyển
giao
công
nghệ (xây dựng
các
chương
trình
hợp tác song phương,
đa
phương dưới hình thức
các đề tài/dự án);
c) Trao
đổi
thông
tin
trong
các
lĩnh
vực:
quan trắc, bảo tồn
đa dạng
sinh
học,
chống sa mạc
hoá,
biến đổi khí hậu
và công nghệ xử lý môi trường.
5. Tổ chức thực hiện
5.1. Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị trực
thuộc Bộ Nông nghiệp và
PTNT: theo chức năng, nhiệm vụ được phân công hướng dẫn các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ; tổ chức kiểm tra giám sát địa bàn; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan.
Giao Vụ
Khoa
học,
Công
nghệ
và
Môi
trường chủ
trì,
phối
hợp
với
các
cơ
quan, đơn
vị
liên
quan
hướng
dẫn,
kiểm
tra,
đôn
đốc,
theo
dõi
việc
thực
hiện
Đề
án.
5.2. Ủy
ban
nhân dân các tỉnh, thành
phố
a) Đầu tư và
chỉ đạo
thực
hiện các chương trình, dự án thuộc địa phương mình;
b) Chỉ đạo Ủy
ban
nhân dân
huyện/quận, các ngành, Sở
Nông
nghiệp và PTNT thực hiện quản lý
nhà
nước về
bảo vệ
môi
trường trong
nông
nghiệp, nông
thôn
trên
phạm
vi địa phương theo phân cấp
của Chính
phủ;
c) Xây
dựng và
tổ
chức thực hiện các chương trình,
dự án
bảo
vệ môi
trường
trong
nông nghiệp, nông
thôn
theo
hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
5.3. Định kỳ 6 tháng:
các đơn vị, địa phương, cơ
sở báo cáo tình hình thực hiện Đề
án
gửi về
Bộ
Nông nghiệp và
PTNT (Vụ Khoa
học,
Công nghệ
và Môi
trường) để
tổng hợp báo
cáo
Bộ
trưởng.
5.4. Trong quá trình thực hiện Đề
án, nếu cần thấy sửa đổi bổ sung những nội dung mới, các đơn vị chủ động báo
cáo Bộ trưởng xem xét quyết định.
Điều
2. Quyết
định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều
3. Thủ
trưởng các cơ quan/đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
-
Như
Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: TN&MT,
KH&ĐT, Tài chính;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Website Bộ
NN&PTNT;
- Lưu: VT, Vụ
KHCN&MT.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi
Bá Bổng
|
ĐỀ ÁN
TĂNG
CƯỜNG NĂNG LỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2010-2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết xây dựng đề án
1.2. Căn cứ pháp lý xây
dựng
đề
án
1.3. Phạm vi
và
đối tượng của đề
án
HIỆN TRẠNG
CÔNG TÁC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN
2.1. Kết
quả đạt được
2.1.1. Xây dựng
văn
bản quy
phạm
pháp luật
2.1.2. Năng lực quản lý môi trường của các
đơn
vị thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT
2.1.3. Thực hiện các dự án thuộc các chương trình cấp
Nhà nước
2.1.4. Công tác thông tin,
tuyên truyền
2.2. Tồn tại, khó khăn
2.2.1. Về các văn bản
quy phạm pháp luật
2.2.2. Về năng
lực quản lý
chuyên ngành
2.2.3. Về ô
nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn
2.3. Nguyên nhân
QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU,
NHIỆM
VỤ
VÀ
GIẢI PHÁP NHẰM BẢOVỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP NÔNG
THÔN
3.1. Quan điểm
3.2. Mục
tiêu
3.2.1. Mục tiêu chung
3.2.2. Mục tiêu
cụ thể
3.3. Nhiệm vụ
3.3.1. Xây dựng
hệ thống tổ chức
3.3.2. Xây dựng, hoàn thiện và hướng
dẫn
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn
3.3.3. Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường nông nghiệp,
nông thôn
3.3.4. Bảo vệ
và cải thiện môi trường trong
các lĩnh vực
3.3.5. Đào tạo, giáo
dục, nâng cao nhận thức và truyền thông về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông
thôn
3. 3.6.
Nghiên
cứu và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường
3. 3.7.
Đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng
3.4.
Các giải pháp thực hiện
3.4.1. Hoàn thiện thể chế về bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn
3.4.2. Điều
tra, nghiên cứu
và chuyển giao công nghệ
3. 4.3. Thông tin tuyên
truyền về bảo
vệ môi trường
3. 4.4.
Cơ
chế tài
chính
3. 4.5.
Hợp tác Quốc tế
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CÁC CHƯƠNG
TRÌNH,
DỰ
ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI
5.1. Tiếp tục triển khai các
chương trình, dự án cấp
Nhà
nước
5.2. Các chương trình,
dự án cấp Bộ giai đoạn 2010-2020
C CHỮ VIẾT TẮT
Bộ
NN
& PTNT
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
BOD
|
Nhu cầu oxy hóa sinh học
|
BVTV
|
Bảo vệ thực vật
|
COD
|
Nhu cầu oxy hóa học
|
ĐMC
|
Đánh giá môi trường chiến lược
|
ĐTM
|
Đánh giá
tác
động môi trường
|
EU
|
Cộng đồng Châu Âu
|
GAHP
|
Áp dụng
thực hành
chăn nuôi tốt
|
GAP
|
Thực
hành
nông
nghiệp tốt
|
GMP
|
Quản lý thực hành
nuôi tốt
|
KHCN
&
MT
|
Khoa học
Công
nghệ và
Môi
trường
|
PRRS
|
Bệnh
lợn tai xanh
|
PTNT
|
Phát
triển nông thôn
|
VSMT
|
Vệ sinh môi trường
|
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. Sự
cần thiết xây dựng đề án
Trong những năm
gần đây, ngành Nông nghiệp và
Phát
triển nông thôn đã có những bước phát triển mạnh mẽ về chất và
lượng.
Từ một
nước
phải nhập
khẩu lương
thực, Việt
Nam đã
trở thành nước thứ
2 trên
thế giới xuất khẩu gạo,
là đối tác
quan trọng với
nhiều
nước trong khối EU, Mỹ,
Nhật…về xuất khẩu
thuỷ hải sản và
nông sản khác. Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Ở nông thôn, nhiều làng nghề truyền thống được
khôi phục và
phát triển, kinh tế nông thôn chuyển
dịch
theo hướng tăng công
nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi,
đời
sống vật chất và tinh thần của dân cư ngày càng được cải thiện góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất, môi trường nông nghiệp, nông thôn ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng ở các khu vực nuôi trồng thuỷ sản,
chăn
nuôi, giết mổ động vật, các làng nghề, vùng trồng
cây thâm canh…Ô nhiễm môi trường không chỉ làm mất cảnh quan, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn là một trong các nguyên nhân làm cho
tình hình dịch bệnh của cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; dịch bệnh xảy ra ở nhiều hơn gây thiệt hại kinh
tế; sản xuất
nông nghiệp thiếu tính bền vững.
Một số
hoạt động bảo
vệ môi
trường của
Bộ
Nông nghiệp và PTNT như: xây
dựng và
ban hành các
văn bản
quy
phạm pháp
luật phục
vụ
công
tác
quản lý bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các
mô hình xử
lý
chất thải trong làng nghề chế
biến
nông sản thực phẩm, trong chăn nuôi gia súc; mô
hình thu gom và quản lý rác thải nông thôn; các
mô hình
làng
kinh
tế
sinh
thái kết hợp
với
công tác
tuyên truyền vận
động nhân
rộng mô hình đã góp
phần
khắc
phục tình trạng trên. Tuy nhiên công tác bảo vệ
môi trường nông nghiệp, nông thôn vẫn là một thách thức lớn đối với Việt Nam, do những khó
khăn về quy mô, trình độ sản xuất, cách thức quản lý, trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế. Do đó cần có các giải pháp bảo vệ môi trường một cách đồng bộ, tổng thể,
tập trung, có khả năng điều phối được các nguồn lực
trong
quá trình thực hiện.
Trên cơ
sở
hệ
thống văn
bản
quy
phạm pháp
luật về
bảo
vệ
môi
trường, tình
hình thực tế
sản xuất,
kinh
doanh trong
nông
nghiệp, nông
thôn
và
nhiệm vụ
chức năng được giao,
Vụ
Khoa
học công nghệ và
Môi trường xây dựng đề
án
“Tăng cường
năng lực
bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn giai
đoạn
2010 -2020” nhằm xác định và triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực quản lý, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường
và
cải thiện
môi trường trong nông nghiệp, nông thôn.
1.2. Căn cứ pháp lý xây
dựng đề án
-
Luật
Tài nguyên nước (1998);
-
Luật
Thuỷ
sản (2003);
-
Luật
Bảo
vệ và Phát triển rừng (2005);
-
Luật
Bảo
vệ môi trường (2005);
-
Luật Đa
dạng Sinh học (2008);
- Pháp lệnh kiểm dịch và bảo
vệ thực vật (2003);
- Pháp lệnh thú y sửa đổi (2004);
-
Pháp
lệnh giống cây trồng (2004);
- Pháp lệnh giống vật nuôi (2004);
- Nghị
quyết
số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ
Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất
nước;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của
Chính
phủ về việc quy định
chi tiết và
hướng dẫn
thi hành
một số
điều của Luật Bảo
vệ môi trường;
-
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT
ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường về
việc ban hành Danh mục chất
thải nguy hại
-
Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày
08/12/2008 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
-
Thông tư số 114/TTLT-BTC-TNMT
ngày 29/12/2006 hướng
dẫn việc
quản
lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
- Quyết định
số
34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005
của
Thủ
tướng Chính
phủ
ban hành Chương trình hành
động của
Chính
phủ thực hiện Nghị
quyết số
41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của
Bộ Chính
trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
-
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT
ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
về
việc bắt buộc áp dụng
Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
- Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của
Chính phủ về
xử
phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị
định
số
21/2008/NĐ-CP
ngày 28/02/2008 của Chính phủ về
sửa
đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP;
- Chỉ thị số 36/2008/CT-BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Trưởng Bộ
Nông
nghiệp
& PTNT tăng cường các hoạt
động bảo
vệ
môi
trường
trong
nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
- Khung Chương
trình hành động
thích
ứng
với
biến đổi khí
hậu
của
ngành Nông
nghiệp và PTNT giai
đoạn 2008-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số
730/QĐ-BNN- KHCN ngày
05/9/2008
của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT)
-
Đề án bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 485/QĐ-
TTg ngày 02/5/2008.
- Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong chế biến thủy sản, ban
hành theo Quyết định số 4085/QĐ-BNN-KHCN ngày
22/12/2008.
- Hướng dẫn
đánh
giá
tác
động
môi
trường trong nuôi
trồng thuỷ
sản
nước ngọt, ban hành theo Quyết định
số 4128/QĐ-BNN-KHCN ngày 25/12/2008.
- Các
văn
bản Qui phạm
pháp luật khác có liên quan
1.3. Phạm vi và đối
tượng của đề án
a) Phạm
vi: tăng
cường công tác
bảo vệ
môi
trường trong nông nghiệp, nông thôn trên cả nước, giai đoạn 2010-2020.
b) Đối
tượng:
các cơ quan quản lý nhà
nước và các cơ quan sự
nghiệp về môi trường hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ Trung ương đến địa phương; các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành Nông nghiệp
và
PTNT, các cơ sở đào
tạo.
Phần II
HIỆN
TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
2.1. Kết quả đạt được
2.1.1. Xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật
Thực hiện nhiệm vụ
theo
Luật bảo vệ
môi
trường và Nghị định số
80/NĐ-CP
ngày
09/8/2006 của Chính phủ về
việc
quy định
chi tiết
và hướng dẫn thi hành
một
số điều của Luật Bảo vệ
môi
trường, Bộ
Nông nghiệp &
PTNT đã
từng
bước
hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường bao
gồm: Chỉ thị số 36/2008/CT-BNN
ngày
20/02/2008 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT tăng cường các hoạt động bảo vệ môi
trường trong nông nghiệp và phát
triển
nông thôn; Quyết định
số 730/QĐ-BNN- KHCN ngày 05/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về khung Chương trình hành
động thích ứng với
biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008 - 2020; Quy định về bảo vệ môi trường trong các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, nuôi
trồng thuỷ sản; các quy định về quản lý bảo
vệ rừng, động
vật
và thực vật quý hiếm.
Bên cạnh các văn bản pháp quy, Bộ Nông nghiệp & PTNT cũng đã ban hành
một
số quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật nhằm bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn như: Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong chế biến thủy sản, theo Quyết định số
4085/QĐ-BNN-KHCN ngày 22/12/2008; Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong
nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt,
theo Quyết định
số 4128/QĐ-BNN-KHCN ngày 25/12/2008;
Xây dựng các mô hình làng sinh thái, quản lý chất thải làng nghề; hướng dẫn phương
pháp
tiêu
huỷ xác gia súc, gia
cầm;
phương pháp
xử lý chất thải
trong nông nghiệp nông thôn.
2.1.2.
Năng
lực
quản lý
môi
trường của
các
đơn vị
thuộc
Bộ Nông
nghiệp
& PTNT
a) Tổ chức bộ máy
quản
lý
Bộ Trưởng
Bộ Nông
nghiệp &
PTNT đã ban hành Quyết
định
số 10/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008
quy
định
về
chức
năng, nhiệm vụ, quyền
hạn,
cơ
cấu tổ
chức của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT). Trong đó,
quy định Vụ
KHCN
& MT có nhiệm vụ làm đầu mối quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi
trường trong nông nghiệp và nông thôn; phối hợp với các Cục chuyên ngành triển khai công tác bảo vệ
môi
trường trong toàn Ngành. Hầu hết các Cục chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp &
PTNT có phòng môi trường hoặc bộ phận chuyên trách.
b)
Năng lực kiểm soát, bảo vệ môi trường
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã
có
hệ
thống các phòng
thí
nghiệm được đầu tư tương đối hiện đại phục vụ công
tác
kiểm soát dịch
bệnh
và
an
toàn
vệ sinh
thực
phẩm. Trong đó có
một số được đầu tư
cho công tác
bảo
vệ
môi
trường
như các
phòng
thí
nghiệm của Cục Thú
y,
Cục Quản