ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
TÂY NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2668/QĐ-UBND
|
Tây Ninh, ngày 19 tháng 12 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO
NĂNG LỰC CHO LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÒNG
CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2023-2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11
năm 2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 10/02/2022 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ
rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021 - 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tại Tờ trình số 4816/TTr-SNN ngày 27 tháng 10 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm
lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, giai đoạn 2023-2030”, với
những nội chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa
cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh,
góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng phá rừng, mất rừng, thực hiện tốt công tác
phòng cháy chữa cháy rừng.
- Đầu tư, ứng dụng chuyển đổi số, khoa học công nghệ,
đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thám cần phải được ứng dụng sâu rộng
trong công tác quản lý bảo vệ rừng,
phòng cháy chữa cháy rừng và hỗ trợ giám sát tài nguyên rừng, qua đó đảm bảo
tính chính xác, kịp thời, khách quan. Các diễn biến liên quan tới cháy rừng,
tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp cần phải
được cập nhật, báo cáo, cảnh báo theo hướng tự động hóa tới từng lô rừng.
- Tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị và hạ
tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. Mục tiêu
Nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, tổ chức
phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng; cảnh
báo, dự báo sớm nguy cơ cháy rừng để xử lý kịp thời khi cháy rừng xảy ra; tăng
cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các công trình phòng cháy chữa cháy rừng; phương
tiện, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, dụng cụ thủ công, cơ sở vật chất phục vụ có hiệu quả công tác bảo vệ
rừng và phòng cháy chữa cháy rừng các
cấp.
II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về quản lý bảo vệ
rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
2. Đầu tư mua sắm các loại trang thiết bị, dụng cụ phục
vụ công tác tuần tra, bảo vệ rừng và
phòng cháy chữa cháy rừng và dụng cụ bảo hộ lao động cho các tổ đội bảo vệ rừng
và phòng cháy chữa cháy rừng đảm bảo thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng cháy chữa cháy
rừng.
3. Xây dựng hệ thống cảnh báo cháy rừng, Bản đồ phân
vùng trọng điểm cháy rừng, bảng tra cấp dự báo cháy rừng ... và một số máy móc
thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa
cháy rừng.
4. Đầu tư phương tiện, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
5. Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 94.427.000.000 đồng
(chín mươi bốn tỷ, bốn trăm hai mươi bảy triệu đồng).
Trong đó:
- Ngân sách trung ương: 65.717.000.000 đồng, gồm:
+ Nguồn sự nghiệp: 1.872.000.000 đồng;
+ Nguồn đầu tư phát triển: 63.845.000.000 đồng.
- Ngân sách địa phương: 22.878.000.000 đồng, gồm:
+ Nguồn sự nghiệp: 11.817.000.000 đồng;
+ Nguồn đầu tư phát triển: 11.061.000.000 đồng.
- Nguồn vốn dịch vụ môi trường rừng: 5.832.000.000 đồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Chi cục Kiểm lâm và các Ban quản lý rừng
- Căn cứ vào các nội dung của Đề án được phê duyệt, lập
các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện theo
đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Hàng năm, lập kế hoạch vốn thực hiện Đề án gửi Sở
Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh: xem xét, quyết
định phân bổ kinh phí đối với nguồn ngân sách tỉnh hoặc có văn bản gửi Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp và thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư để đưa vào kế hoạch
ngân sách nhà nước đối với nguồn vốn ngân sách trung ương.
- Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa
phương và các Ban quản lý rừng triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án; kiểm
tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện Đề án; kịp thời đề xuất, kiến nghị Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực
hiện Đề án.
3. Sở Tài chính
Căn cứ vào Đề án được duyệt, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan, tham mưu bố trí kinh
phí thực hiện Đề án từ nguồn vốn sự nghiệp hàng năm theo quy định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ vào Đề án được duyệt tham mưu phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Tài chính tham mưu cấp thẩm quyền bố trí nguồn ngân sách
nhà nước thực hiện Đề án theo quy định của Luật Đầu tư công; hướng dẫn, hỗ trợ
chủ đầu tư về trình tự, thủ tục thực hiện và thanh quyết toán theo quy định.
5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị quân đội, lực lượng dân quan tự về
phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng
và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; huy động lực lượng,
phương tiện, chữa cháy rừng khi có yêu cầu.
6. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa
phương và các đơn vị chủ rừng tổ chức bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng ở khu vực
biên giới; tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm quy định
về quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng qua biên giới.
7. Công an tỉnh
Phối hợp cùng lực lượng Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng
của các đơn vị chủ rừng và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ
rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Chỉ đạo lực lượng
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và
các đơn vị có liên quan phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ
chức đào tạo, tham gia diễn tập và tập huấn kỹ năng chữa cháy cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng của
các đơn vị chủ rừng.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có rừng
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, Nhân dân và chủ rừng về công tác
bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý; chỉ đạo, huy động
các lực lượng và phương tiện trên địa bàn
để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm về quản lý bảo vệ rừng và triển khai
các biện pháp chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở,
ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho
bạc Nhà nước; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố có rừng; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và
Giám đốc các Ban quản lý rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ
Nông nghiệp và PTNT;
- Như Điều 4;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP-CVK;
- Lưu VT. VP UBND tỉnh.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Chiến
|
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|