Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 26/2023/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Trần Hòa Nam
Ngày ban hành: 09/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2023/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 09 tháng 11 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 158/TTr-STNMT-CCBVMT ngày 19 tháng 04 năm 2023; Văn bản số 4387/STNMT-CCBVMT ngày 30 tháng 10 năm 2023;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý chất thải và chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UB TV Quốc hội (báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQVN tỉnh KH;
- Sở Tư pháp;
- Đài PT-TH Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa;
- TT Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- TT Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, VP, HN.33

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hòa Nam

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Quyết định số 26/2023/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về quản lý chất thải và chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (kể cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

2. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.

3. Chất thải rắn thông thường là chất thải rắn không thuộc danh mục chất thải nguy hại và không thuộc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.

4. Chất thải công nghiệp là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường.

5. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

6. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

7. Chủ nguồn thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở phát sinh chất thải.

8. Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở xử lý chất thải, bãi chôn lấp chất thải.

9. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải là cơ sở có hoạt động xử lý chất thải (bao gồm cả hoạt động tái chế, đồng xử lý chất thải) cho các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, cơ Sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Điều 4. Quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

1. Phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:

Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được phân loại, lưu giữ và chuyển giao cho đơn vị có chức năng để xử lý theo đúng quy định tại Điều 81, Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường.

Trường hợp tái sử dụng, sử dụng trực tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 65 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị định số 08/2022/NĐ-CP). Khuyến khích, ưu tiên tái phân loại, tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải công nghiệp thông thường.

2. Chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Điều 66 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .

3. Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .

4. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Điều 130 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .

5. Thiết bị, dụng cụ lưu chứa, kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);

6. Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường và mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường:

Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 1 đến khoản 5 Điều 34 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường thực hiện theo quy định tại Mẫu 02 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .

7. Nghiêm cấm các hành vi chuyển giao, đổ thải chất thải rắn công nghiệp thông thường vào các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

8. Tuyến đường, thời gian hoạt động của phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường:

Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường không được di chuyển qua khu vực trung tâm của các đô thị, các khu dân cư đông đúc và các khu vực giao thông có mật độ cao vào các khung giờ cao điểm (buổi sáng từ 6 giờ đến 8 giờ, buổi chiều từ 16 giờ 30 đến 18 giờ).

Các khung thời gian vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường nêu trên không áp dụng đối với những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Nhà nước hoặc các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lũ,... tùy tình hình cụ thể để vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đảm bảo xử lý toàn bộ chất thải phát sinh.

Điều 5. Quản lý chất thải nguy hại

1. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại được thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường.

Việc khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại và mẫu chứng từ chất thải nguy hại thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .

2. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 71 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .

3. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 72 và Điều 130 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .

4. Bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ xử lý chất thải nguy hại phải đáp yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường Điều 36 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .

5. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP , phải lắp đặt thiết bị định vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và khi vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định.

6. Nghiêm cấm các hành vi chuyển giao, đổ thải chất thải nguy hại vào các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường.

7. Tuyến đường, thời gian hoạt động của phương tiện vận chuyển chất thải chất thải nguy hại:

Phương tiện vận chuyển chất thải chất thải nguy hại không được di chuyển qua khu vực trung tâm của các đô thị, các khu dân cư đông đúc và các khu vực giao thông có mật độ cao vào các khung giờ cao điểm (buổi sáng từ 6 giờ đến 8 giờ, buổi chiều từ 16 giờ 30 đến 18 giờ).

Các khung thời gian vận chuyển chất thải nguy hại nêu trên không áp dụng đối với những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Nhà nước hoặc các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lũ,... tùy tình hình cụ thể để vận chuyển chất thải nguy hại đảm bảo xử lý toàn bộ chất thải phát sinh.

Điều 6. Quản lý chất thải công nghiệp phải kiểm soát

1. Việc phân định chất thải công nghiệp phải kiểm soát là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại. Trường hợp chất thải công nghiệp phải kiểm soát chưa được phân định thì được quản lý như chất thải nguy hại.

2. Chất thải rắn công nghiệp phải kiểm soát được phân loại theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .

Điều 7. Quản lý môi trường không khí

1. Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, theo dõi, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí; cảnh báo cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe cộng đồng;

2. Các nguồn phát thải bụi, khí thải và các chất ô nhiễm khác phải được quản lý, kiểm soát và quan trắc theo quy định tại khoản 3 Điều 72, Điều 88 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh có phát sinh bụi, khí thải vào môi trường có trách nhiệm áp dụng các biện pháp giảm thiểu, thu gom, xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải vào môi trường.

Điều 8. Quản lý nước thải

1. Việc quản lý nước thải phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 57 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .

2. Các nguồn phát sinh nước thải phải được quản lý, kiểm soát và quan trắc theo quy định tại Điều 86 Luật bảo vệ môi trường và Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .

3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến phát thải nước thải vào môi trường có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Điều 9. Quản lý chất thải chất thải y tế, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn cồng kềnh

Việc quản lý chất thải chất thải y tế; chất thải rắn sinh hoạt; chất thải cồng kềnh được thực hiện theo Quyết định số 11/2022/QĐ-UBND ngày 23/5/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Quyết định số 05/2023/QĐ-UBND ngày 22/3/2023 của UBND tỉnh ban hành Quy định chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Quyết định số 06/2023/QĐ-UBND ngày 22/3/2023 của UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; Quy định tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Quyết định số 07/2023/QĐ-UBND ngày 24/3/2023 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cồng kềnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 10. Tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và nước thải

1. Tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT hoặc theo các tiêu chí do UBND tỉnh quy định.

2. Tiêu chí về công nghệ xử lý nước thải theo quy định tại Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Điều 11. Đối tượng và các hoạt động được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư công trình bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về bảo vệ môi trường thuộc dự án, ngành, nghề ưu đãi đầu tư:

1. Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bao gồm:

a) Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn (rác thải);

b) Thu gom chất thải rắn (rác thải);

c) Thu gom, xử lý nước thải;

d) Tái chế hoặc tái sử dụng chất thải.

2. Doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 2 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP .

3. Hoạt động bảo vệ môi trường không phải là hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP .

Điều 12. Hỗ trợ về đất đai

1. Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 11 của quy định này được hưởng hỗ trợ về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng theo quy định tại khoản 1 Điều 132 Nghị định 08/2022/NĐ-CP:

a) Nhà nước ưu tiên bố trí quỹ đất gắn với các công trình, hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, năng lượng) sẵn có ngoài phạm vi dự án nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;

b) Trường hợp nhà nước không bố trí được quỹ đất gắn với các công trình, hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật sẵn có ngoài phạm vi dự án nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, chủ đầu tư dự án được hưởng chính sách như hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật về đầu tư.

2. Ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và 3 điều 132 Nghị định 08/2022/NĐ-CP , được hưởng ưu đãi về miễn, giảm tiền tiền thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai như các đối tượng thuộc dự án, ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư và ngành, nghề ưu đãi đầu tư.

Điều 13. Ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư

1. Ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Khánh Hòa:

a) Chủ đầu tư dự án thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 của quy định này nếu áp dụng công nghệ xử lý chất thải có tỷ lệ chất thải phải chôn lấp sau xử lý dưới 30% tính trên tổng lượng chất thải rắn thu gom thì được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 80% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; được ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư từ nguồn chênh lệch thu chi hàng năm;

b) Chủ đầu tư dự án thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 11 của quy định này mà không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 70% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; được ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư từ nguồn chênh lệch thu chi hàng năm.

2. Ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam: được thực hiện theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước.

3. Việc cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật về bảo lãnh tín dụng.

4. Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất trực tiếp cho chủ đầu tư sau khi tất toán các khoản tín dụng trung, dài hạn để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường theo Điều 11 của quy định này và dự án được cấp tín dụng xanh tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Việt Nam.

Điều 14. Ưu đãi về thuế, phí và lệ phí

1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư thuộc Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 của quy định này được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Ưu đãi các chính sách thuế, phí, lệ phí khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.

Điều 15. Trợ giá sản phẩm, dịch vụ về bảo vệ môi trường

1. Danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích về bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 135 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .

2. Việc trợ giá đối với sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Điều 16. Mua sắm xanh đối với dự án đầu tư, nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước

Thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 136 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

Điều 17. Hỗ trợ quảng bá các hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích

Thực hiện theo quy định tại Điều 137 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Là cơ quan đầu mối tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra và thực hiện Quy định này.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc thu gom, phân loại, chuyển giao, xử lý chất thải.

2. Sở Xây dựng tham mưu hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn xây dựng và địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì kêu gọi, thu hút, hướng dẫn thực hiện thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư tham gia đầu tư các dự án xử lý chất thải và tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

b) Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư công hàng năm cho các dự án theo ngành, lĩnh vực, cấp quản lý, thẩm quyền,...phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương.

c) Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút các ngành nghề sản xuất sạch, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ sạch, thân thiện môi trường”.

4. Sở Tài chính: Cân đối theo khả năng ngân sách tham mưu việc bố trí kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường đối với nhiệm vụ thuộc nguồn vốn sự nghiệp theo đúng quy định.

5. Sở Giao thông vận tải: Quản lý hoạt động vận tải đường bộ có liên quan đến việc vận chuyển chất thải trên địa bàn tỉnh theo quy định.

6. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành khác: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý chất thải theo đúng Quy định này.

Điều 19. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn ô nhiễm; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý các nguồn thải trên địa bàn theo phân công, phân cấp

2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền hoặc chuyển người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường;

3. Tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường; giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng;

4. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường, thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường trên địa bàn; xây dựng và triển khai các dự án, chương trình, kế hoạch, phong trào bảo vệ môi trường tại địa phương.

5. Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn UBND cấp xã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước của địa phương, trong đó có lồng ghép nội dung về bảo vệ môi trường.

6. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Điều 20. Trách nhiệm của UBND cấp xã

1. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn ô nhiễm; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý các nguồn thải trên địa bàn theo phân công, phân cấp;

2. Truyền thông nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng; vận động người dân tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường;

3. Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền hoặc chuyển người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;

4. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.

Điều 21. Điều khoản thi hành

1. Sở Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quy định này, định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện theo quy định.

2. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quy định này và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 26/2023/QĐ-UBND ngày 09/11/2023 quy định về quản lý chất thải và chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


906

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.151.112
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!