ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
25/2011/QĐ-UBND
|
Kiên
Giang, ngày 28 tháng 7 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRỒNG RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ SỬ DỤNG RỪNG
PHÒNG HỘ VEN BIỂN TỈNH KIÊN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát
triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số
245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện
trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số
178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền hưởng
lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và
đất lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy chế quản lý rừng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 147/TTr-SNN-LN ngày 13
tháng 7 năm 2011 về việc xin được ban hành Quy định về trồng rừng, bảo vệ rừng
và sử dụng rừng phòng hộ ven biển tỉnh Kiên Giang (thay thế Quyết định số
51/2005/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2005 về trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ
ven biển tỉnh Kiên Giang),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về trồng rừng,
bảo vệ rừng và sử dụng rừng phòng hộ ven biển tỉnh Kiên Giang”.
Điều 2.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ
chức hướng dẫn và triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ
trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 51/2005/QĐ-UBND ngày
21 tháng 11 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Quy định về
trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển tỉnh Kiên Giang./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Văn Thi
|
QUY ĐỊNH
VỀ TRỒNG RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ SỬ DỤNG RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN
TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2011 của
Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Rừng
phòng hộ ven biển
Rừng phòng hộ ven biển (sau đây
được viết tắt là rừng PHVB) là vùng khoanh nuôi bảo vệ thảm thực vật, được sử dụng
chủ yếu để bảo vệ đất và sản xuất, chống xói lở, chắn sóng, gió, lấn biển, hạn
chế thiên tai. Ngoài ra, rừng PHVB còn nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới
có vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh
thái toàn khu vực trước tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra, do vậy cần
được bảo vệ và ổn định lâu dài.
Điều 2. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định
này điều chỉnh về trồng rừng, bảo vệ rừng và sử dụng rừng phòng hộ ven biển
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, bao gồm diện tích có rừng và diện tích chưa có rừng
theo Điều 4 của Quy định này.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định
này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình,
cá nhân có liên quan đến việc trồng, bảo vệ và sử dụng rừng PHVB tỉnh Kiên
Giang.
3. Việc giao khoán đất cho hộ
dân để trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng được thực hiện theo tỷ lệ 70%
diện tích đất trồng rừng và 30% diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản theo
Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ
về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Điều 3.
Quy định đai rừng phòng hộ ven biển
Rừng PHVB trải dài theo ven biển
Kiên Giang, gọi là đai rừng phòng hộ ven biển. Đai rừng PHVB gồm có: Đai chính,
đai phụ và bãi bồi, bãi lở.
1. Đai rừng phòng hộ chính: Là
đai rừng tiên phong lấn biển, có chức năng chắn sóng, gió, bảo vệ đất, chống
xói mòn, tăng nhanh quá trình bồi tụ phù sa. Loài cây chủ yếu là cây mắm, cây bần…
Đai rừng phòng hộ chính được xác định từ rừng mắm hiện còn trở ra ranh giới bãi
bồi, bãi lở. Đây là đai rừng luôn di động theo bãi bồi tiến dần ra biển, để lại
phần đất phía sau đã ổn định và có rừng phát triển.
2. Đai rừng phòng hộ phụ: Là đai
rừng ven biển đã ổn định, có tác dụng chắn gió, trực tiếp bảo vệ đê ngăn mặn, bảo
vệ sản xuất, đường giao thông, góp phần phát triển kinh tế và phục vụ an ninh
quốc phòng trong khu vực. Loài cây chủ yếu là cây đước, bần, phi lao… Đai rừng
phòng hộ phụ được xác định từ đê biển, đường giao thông (theo đặc điểm riêng của
từng huyện) trở ra biển, giáp với đai rừng phòng hộ chính.
3. Bãi bồi, bãi lở: Là vùng đệm
của đai rừng chính
a) Bãi bồi: Là vùng tích tụ bùn
cát, phù sa theo thủy triều cho cây rừng phát triển. Chiều rộng của bãi bồi được
tính từ mép của đai rừng chính trở ra phía biển đến đường mép nước biển triều
kiệt trung bình trong nhiều năm theo Quyết định số 35/2008/QĐ-UBND ngày 05
tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy định
giao mặt nước biển, cho thuê mặt nước biển đối với tổ chức, cá nhân sử dụng vào
mục đích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đây là khu vực có
tác dụng bảo vệ và mở rộng đai rừng chính bằng quá trình lấn biển tự nhiên và
trồng rừng.
b) Bãi lở: Do ảnh hưởng của dòng
xoáy thủy triều và sóng biển nên xuất hiện vùng bãi lở gây sạt lở nghiêm trọng
đến rừng và đê biển, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Do vậy,
cần có những biện pháp hữu hiệu như làm kè chắn sóng để chống sạt lở và phục hồi
rừng. Chiều rộng của bãi lở là 500m tính từ mép của bãi lở hoặc mép của đai rừng
chính trở ra biển theo Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng
Ngãi đến Kiên Giang.
Chương II
PHẠM VI RỪNG VÀ ĐẤT RỪNG
PHÒNG HỘ VEN BIỂN NGUYÊN TẮC VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN
Điều 4. Phạm
vi rừng, đất rừng phòng hộ ven biển
Rừng và đất rừng PHVB tỉnh Kiên
Giang có chiều dài theo ven biển khoảng 198km từ giáp biên giới Việt Nam -
Campuchia qua thị xã Hà Tiên, các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, An Biên, An Minh,
giáp ranh với tỉnh Cà Mau (trừ những khu quy hoạch du lịch, đô thị, khu dân cư,
khu hành chính đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt). Chiều rộng được xác định
như sau:
1. Khu vực ven biển từ huyện An
Minh đến Hòn Chông, huyện Kiên Lương: Chiều rộng đai rừng phòng hộ ven biển được
xác định từ đê biển đến bãi bồi, bãi lở quy định tại Điều 3.
2. Khu vực ven biển từ Hòn
Chông, huyện Kiên Lương đến cửa biển thị xã Hà Tiên: Chiều rộng đai rừng phòng
hộ ven biển được xác định từ hành lang bảo vệ lộ giới (Tỉnh lộ 11 và Quốc lộ
80) đến bãi bồi, bãi lở theo quy định tại Điều 3.
3. Khu vực ven biển từ ấp Bà Lý,
xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên đến giáp ranh giới Campuchia: Chiều rộng đai rừng
phòng hộ ven biển lấy từ các vuông tôm hiện hữu đến bãi bồi quy định tại Điều
3.
Điều 5.
Nguyên tắc quản lý rừng phòng hộ ven biển
1. Rừng PHVB là tài nguyên vô
cùng quý giá, thuộc quyền sở hữu toàn dân được Nhà nước thống nhất quản lý. Bảo
vệ rừng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân, việc chuyển đổi rừng PHVB
sang mục đích khác phải phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt và được Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn có ý kiến đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và quyết
định.
2. Rừng PHVB phải được tổ chức
quản lý, bảo vệ, trồng và sử dụng rừng theo hướng phát triển bền vững; phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 6. Tổ
chức bộ máy và nhiệm vụ quản lý rừng phòng hộ ven biển
1. Tổ chức bộ máy:
Rừng PHVB được Ủy ban nhân dân tỉnh
thống nhất giao cho các Ban Quản lý rừng quản lý. Biên chế của Ban Quản lý rừng
PHVB theo Đề án tổ chức bộ máy ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Nhiệm vụ của Ban Quản lý rừng
phòng hộ ven biển:
Ban Quản lý rừng PHVB phối hợp với
lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức tuyên truyền rộng rãi
trong các hộ nhận khoán và trong nhân dân các chủ trương chính sách về trồng,
quản lý bảo vệ và sử dụng rừng PHVB.
b) Lập kế hoạch trồng rừng, quản
lý bảo vệ rừng, sử dụng rừng trình các cấp thẩm quyền phê duyệt.
c) Thường xuyên tuần tra, kiểm
soát ngăn chặn kịp thời các hành vi: Nuôi trồng, đánh bắt hải sản xâm phạm đến
rừng PHVB, chặt phá rừng và đào bới, lấn chiếm đất rừng.
d) Hướng dẫn các hộ nhận khoán
thực hiện quy trình kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi, quản lý bảo
vệ, sử dụng rừng, bố trí sản xuất theo mô hình lâm - ngư kết hợp trên diện tích
đất nhận khoán theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chương III
GIAO KHOÁN, TRỒNG RỪNG,
CHĂM SÓC RỪNG, QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN
Điều 7. Giao
khoán rừng phòng hộ ven biển
1. Bên giao khoán là Ban Quản lý
có rừng PHVB.
2. Bên nhận khoán là tập thể, hộ
gia đình, cá nhân. Đối tượng nhận khoán theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu
thường trú tại huyện có rừng được Ủy ban nhân dân thị trấn, xã, phường xác nhận.
b) Hộ gia đình, cá nhân và công
nhân viên chức đang trực tiếp làm việc cho bên giao khoán.
c) Các đơn vị tập thể đóng tại
huyện có rừng, nơi có đất của bên giao khoán.
3. Hình thức giao khoán:
a) Thời hạn giao khoán đất rừng
PHVB để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích phòng hộ được quy định là 50 năm.
Hết thời hạn quy định, nếu tập thể, hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng đất đúng mục
đích và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được xem xét để giao khoán theo chủ
trương hiện hành. Hồ sơ giao khoán theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định, trong đó phải xác định được diện tích, sơ đồ vị trí,
ranh giới, đánh giá được hiện trạng bao gồm: Loài cây, trữ lượng, mật độ, tuổi
rừng.
b) Hồ sơ giao khoán được lưu lại
tại các Ban Quản lý có rừng PHVB, Hạt Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân xã và tập thể,
hộ gia đình, cá nhân nhận khoán.
Điều 8. Trồng
rừng
Các tập thể và hộ gia đình, cá
nhân nhận khoán đất rừng PHVB có trách nhiệm trồng rừng nhằm không ngừng phát
huy tác dụng của rừng PHVB:
1. Trồng rừng đước, rừng bần ở
các vùng đất đã bồi tụ ổn định, trồng ở bên trong đai rừng mắm hay ở các vuông
nuôi thủy sản theo mô hình lâm - ngư kết hợp.
2. Trồng rừng mắm ở những nơi đất
đang bồi tụ, dạng đất bùn lỏng đã có xuất hiện cây mắm tái sinh rải rác.
3. Trồng trên bờ các vuông nuôi
thủy sản theo mô hình lâm - ngư kết hợp: Trồng các loài cây lâm nghiệp để tăng
cường phòng hộ cho đai rừng.
Điều 9. Chăm
sóc rừng
1. Rừng trồng ven biển hay bị
sâu phá hoại phải được theo dõi thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời.
2. Việc sản xuất lâm - ngư kết hợp
trong khu vực rừng trồng ở đai rừng phòng hộ phụ chỉ được thực hiện với những điều
kiện kỹ thuật đảm bảo cho cây đước, cây mắm sinh trưởng tốt. Không được ngăn
nguồn sinh thủy, không cho nước thủy triều lên xuống trong rừng làm thiệt hại đến
cây rừng.
Điều 10. Quản
lý bảo vệ rừng
1. Rừng và đất rừng được giao để
trồng và quản lý bảo vệ phải đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt, phải cắm mốc
ngoài thực địa, xác định vị trí trên bản đồ và tính được diện tích.
2. Nhằm tăng cường bảo vệ cho
đai rừng phòng hộ ven biển, nhất là giai đoạn rừng non trong quá trình lấn biển,
nghiêm cấm tất cả các hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bãi
bồi, bãi lở đã được quy hoạch làm đai rừng phòng hộ ven biển.
3. Đối với đai rừng phòng hộ
chính: Nghiêm cấm tất cả mọi hình thức chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng, đào đắp,
nạo vét kinh mương để nuôi trồng thủy sản.
4. Đối với đai rừng phòng hộ phụ:
Việc xây dựng hệ thống thủy lợi hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng khác phải có phương
án thiết kế cụ thể và phải được sự chấp thuận của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
5. Để bảo vệ rừng có hiệu quả,
các đai rừng phòng hộ được phân chia thành các khu vực theo ranh giới hành
chính. Tùy điều kiện đi lại và số hộ của từng khu vực mà thành lập Tổ quản lý bảo
vệ rừng (theo tổ tự quản hoặc theo ấp) để thuận tiện trong việc kiểm tra, quản
lý bảo vệ rừng. Tổ trưởng phải do nhân dân bầu ra có uy tín, có năng lực, gương
mẫu trong công tác trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng. Ban Quản lý có rừng PHVB hướng
dẫn các Tổ xây dựng Quy ước bảo vệ rừng, xây dựng kế hoạch trồng rừng, chăm
sóc, bảo vệ và sử dụng rừng có hiệu quả.
Chương IV
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA
BÊN NHẬN KHOÁN
Điều 11.
Quyền lợi của bên nhận khoán
Các tập thể và hộ gia đình, cá
nhân (gọi tắt là bên nhận khoán) sử dụng đất lâm nghiệp có các quyền lợi sau
đây:
1. Được cấp hồ sơ giao khoán rừng
và đất lâm nghiệp theo quy định của nhà nước, thời gian 50 năm (năm mươi năm).
2. Được nhà nước bảo hộ quyền và
lợi ích hợp pháp trên diện tích đất lâm nghiệp được giao khoán.
3. Được hưởng chính sách hỗ trợ
của Nhà nước trong việc trồng rừng và bảo vệ rừng.
4. Trong trường hợp nhà nước cần
sử dụng vào mục đích quốc phòng, dân sinh, xã hội, được bồi hoàn thành quả lao
động, giá trị đầu tư trên đất lâm nghiệp được giao khoán theo hiện trạng rừng,
đất rừng và thời giá quy định.
5. Được thừa kế quyền sử dụng rừng
PHVB theo quy định của pháp luật về thừa kế.
6. Đối với các trường hợp: Chuyển
đi làm nghề khác hoặc không còn khả năng quản lý, hộ nhận khoán trả lại diện
tích đất cho bên giao khoán thì được hoàn trả hoặc đền bù tài sản đã đầu tư
trên đất theo quy định của Nhà nước.
7. Đối với đai rừng phòng hộ
chính: Đóng vai trò chính trong việc phòng hộ và lấn biển bên nhận khoán không
được phép tỉa thưa hay khai thác, nuôi trồng thủy sản trong quá trình nhận
khoán.
8. Đối với đai rừng phòng hộ phụ:
a) Được tận thu các lâm sản bao
gồm: Trái giống, củi, cây chết khô, các nguồn lợi thủy hải sản dưới tán rừng
theo hướng dẫn của bên giao khoán.
b) Khi rừng trồng khép tán (5-6
năm) được phép tỉa thưa và khi cây rừng đến tuổi thành thục được khai thác chọn.
Thời gian chặt tỉa thưa và khai thác chọn theo biểu sau:
Biểu:
Tỉa thưa và khai thác chọn
Lần
|
Tuổi
rừng
|
Mật
độ trồng cây/ha
|
Mật
độ khi thực hiện cây/ha
|
Sinh
trưởng
|
Cường
độ tỉa %
|
Số
cây chừa lại
|
Dcm
|
Hm
|
Lần 1 (tỉa thưa)
|
5-6
|
10.000-20.000
|
9.000-18.000
|
2,5-3
|
4-5
|
30
|
6.300-12.600
|
Lần 2 (khai thác chọn)
|
10-15
|
|
6.000-12.000
|
6-6,5
|
9-10
|
20
|
5.000
|
Mật độ 5.000 cây/ha là mật độ cuối
cùng còn lại, đây là vốn rừng thuộc tài sản quốc gia, tuyệt đối không được tác động
dưới bất kỳ hình thức nào để đảm bảo khả năng phòng hộ lâu dài của rừng (lưu ý:
Mật độ cây chừa lại được phân bố đều trên toàn bộ diện tích 70%).
c) Hộ nhận khoán được hưởng 100%
sản phẩm tỉa thưa theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001
của Thủ tướng Chính phủ.
d) Sản phẩm khai thác chọn sau
khi trừ các khoản chi phí, còn lại sẽ được chia theo tỷ lệ: Bên nhận khoán 80%,
bên giao khoán 20% theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001
của Thủ tướng Chính phủ.
đ) Trong trường hợp bên nhận
khoán tự bỏ vốn trồng rừng, chăm sóc rừng trồng thì được hưởng 100% sản phẩm
khai thác chọn theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của
Thủ tướng Chính phủ.
e) Bên nhận khoán được phép sử dụng
30% diện tích đất nhận khoán chưa có rừng để kết hợp nuôi trồng thủy sản và trồng
hoa màu nhưng không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên rừng. Trường hợp đã trồng
rừng trên 70% diện tích đất nhận khoán thì được khai thác rừng trồng trên phần
diện tích rừng tăng thêm để thực hiện quy hoạch 30% nhưng phải đảm bảo diện
tích rừng trồng còn lại đạt tỷ lệ 70%.
f) Hàng năm được phép nạo vét
trên phần diện tích quy định để cải tạo mương nuôi nhưng tuyệt đối không gây sạt
lở, không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng hiện hữu, đảm
bảo giữ được ổn định 70% diện tích rừng nhận khoán.
g) Những diện tích rừng bị phá
đi để nuôi tôm trước đây, nếu chưa đủ 70% rừng trên đất nhận khoán thì hộ phải
tự trồng để đảm bảo trồng đủ tỷ lệ 70% diện tích rừng. Các hộ có đủ điều kiện trồng
lại rừng đảm bảo 70%, sau khi đã ký cam kết với Ban Quản lý mà không thực hiện
thì không giải quyết việc nạo vét vuông nuôi hàng năm, tỉa thưa, khai thác rừng,
ngoài ra còn bị xử lý hành chính đến thu hồi hợp đồng nhận khoán.
h) Bên nhận khoán được phép sử dụng
200m2 đất nhận khoán làm nhà cấp 4 để ở, trông coi và quản lý rừng. Khi sử dụng
đất này để làm nhà phải được bên giao khoán thỏa thuận bằng văn bản và phải
đăng ký với Ủy ban nhân dân xã sở tại. Không được làm nhà trong phần hành lang
chỉ giới bảo vệ đê biển, hành lang bảo vệ lộ giới (cách Quốc lộ 80 và Tỉnh lộ
11 là 25m). Riêng ở khu quy hoạch đô thị Ba Hòn (khu lâm viên cây xanh), hộ nhận
khoán chỉ được làm nhà nằm ở phía sau hậu của phần đất nhận khoán để quản lý bảo
vệ rừng.
i) Mọi hoạt động trồng rừng,
khai thác chọn, tỉa thưa, nạo vét mương nuôi phải có kế hoạch, được sự chấp thuận
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đồng thời, chịu sự giám sát của Ban
Quản lý rừng PHVB, chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm địa bàn.
Điều 12. Nghĩa
vụ của bên nhận khoán
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
nhận khoán phải thực hiện đúng hợp đồng giao khoán, phải phát huy được vai trò
của chủ rừng nhận khoán nhằm bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng và cải thiện
đời sống.
2. Tham gia cùng nhà nước khôi
phục rừng PHVB theo kế hoạch hàng năm để nâng cao chất lượng rừng, không để vốn
rừng suy kiệt.
3. Khi khai thác sản phẩm đưa ra
tiêu thụ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định hiện hành.
4. Phát hiện, báo cáo kịp thời cho
tổ tự quản, chính quyền địa phương, Ban Quản lý rừng hoặc kiểm lâm khi rừng bị
sâu bệnh, bị chết chưa rõ nguyên nhân và các trường hợp vi phạm lâm luật xảy ra
trên địa bàn.
5. Không được tách thửa hoặc cho
thuê, không khuyến khích chuyển nhượng hợp đồng nhận khoán.
6. Thực hiện các quy trình kỹ
thuật đã được hướng dẫn và chấp hành các chủ trương, chính sách cũng như Luật Bảo
vệ và phát triển rừng.
Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ PHẠT
Điều 13.
Khen thưởng
Hàng năm Ban Quản lý rừng PHVB,
Kiểm Lâm địa bàn và chính quyền địa phương xem xét, đánh giá kết quả thành tích
đạt được, bình chọn những tập thể và hộ gia đình trồng rừng, bảo vệ rừng tốt đề
nghị khen thưởng kịp thời theo quy định hiện hành.
Điều 14. Xử
phạt
Các trường hợp vi phạm đến rừng
PHVB như: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản trái phép, chặt phá cây rừng, sử dụng
rừng không đúng quy định, đào bới, lấn chiếm đất rừng, tự ý tách thửa, chuyển
nhượng trái phép… tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý hành chính, hủy bỏ hợp đồng,
thu hồi đất giao khoán hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân các huyện, thị
có rừng PHVB có trách nhiệm về quản lý nhà nước đối với rừng PHVB trên địa bàn
của địa phương, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã có rừng PHVB thực hiện đầy đủ chức
năng quản lý nhà nước trên địa bàn. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền
giáo dục, làm cho người dân nhận thức được lợi ích to lớn từ rừng PHVB mang lại,
từ đó cùng với Nhà nước tham gia trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng.
Điều 16.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
Ủy ban nhân dân các xã, phường,
thị trấn có rừng PHVB chịu trách nhiệm trong việc quản lý bảo vệ và phát triển
rừng PHVB trên địa bàn, chỉ đạo các ấp, tổ tự quản xây dựng và thực hiện quy ước
quản lý bảo vệ, phát triển rừng, phối hợp với Ban Quản lý rừng và kiểm lâm
trong việc xét duyệt hồ sơ giao khoán, tỉa thưa, khai thác rừng, tuyên truyền
phổ biến pháp luật về rừng phòng hộ ven biển, kịp thời xử phạt vi phạm hành
chính đối với những hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng theo thẩm quyền, hòa giải
các tranh chấp về rừng và đất rừng PHVB trên địa bàn.
Điều 17.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị có rừng PHVB và các cơ
quan chức năng trong việc quy hoạch, kế hoạch về quản lý, sử dụng và phát triển
rừng PHVB, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc trực tiếp ban hành
các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, chính quyền địa phương, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khu vực ven
biển thực hiện các chính sách, chế độ quy định của nhà nước về quản lý, sử dụng
và phát triển rừng PHVB.
Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân
dân các huyện, thị và các xã có rừng phòng hộ ven biển xác định ranh giới mức
thủy triều kiệt trên bản đồ và ngoài thực địa, đồng thời tiến hành đóng cột mốc
ranh giới để phân định giữa đất trồng rừng và nuôi trồng thủy sản.
Điều 18.
Trách nhiệm của Chi cục Kiểm lâm
Chi cục Kiểm lâm phối hợp với
các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra rừng PHVB và xử
lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, theo dõi diễn biến tài nguyên
rừng và đất rừng PHVB hàng năm báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Điều 19.
Trách nhiệm của chủ rừng
Chủ rừng (Ban Quản lý rừng)
ngoài các nhiệm vụ theo Khoản 2, Điều 6 của Quy định này còn có trách nhiệm thường
xuyên tổ chức đánh giá tình hình quản lý, sử dụng rừng trên diện tích rừng và đất
rừng được Nhà nước giao.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Điều
khoản thi hành
Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với các ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
có rừng PHVB xây dựng kế hoạch kiểm tra tổ chức thực hiện việc trồng rừng, bảo
vệ và sử dụng rừng PHVB theo đúng Quy định này. Trong quá trình thực hiện, có
những vấn đề khó khăn phát sinh, các sở ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã có ý kiến đề xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng
hợp, báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.