ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2272/QĐ-UBND
|
Hòa Bình, ngày 30
tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU
CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH
HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch
và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày
31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy
hoạch lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 3097/QĐ-UBND ngày
31/12/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Dự án quy hoạch cấp nước
sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày 12/3/2014
của Ủy ban nhân dân tỉnh, giao dự toán chi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 26/8/2013
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề cương Rà soát, điều chỉnh bổ
sung Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định 2049/QĐ-UBND ngày 10/12/2014
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định và thành viên
phản biện dự án rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ
sinh môi trường nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
tại Báo cáo số 355/BC-SKHĐT ngày 26 tháng 12 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy
hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, như sau:
1. Tên dự án: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung
Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
3. Nội dung điều chỉnh
3.1. Mục tiêu: Nâng cao chất lượng dịch vụ
cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn cho người dân nông thôn, ven đô, góp
phần đảm bảo sức khỏe nhân dân; khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
nước; định hướng cho lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về cấp nước sinh hoạt và vệ
sinh môi trường nông thôn từ năm 2013 đến 2020 tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn
tỉnh, cụ thể:
a) Về cấp nước sinh hoạt.
Hết năm 2015: 85% Trường học, 100%
Trạm y tế, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong
đó, vùng 1 (nội thành thành phố Hòa Bình) đạt 95% dân số sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh; vùng 2 (các thị trấn, thị tứ) đạt 90% dân số sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh; vùng 3 (các xã còn lại) đạt 85% dân số sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh.
Đến năm 2020: 95% dân số nông thôn
được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% Trường học, Trạm y tế, Chợ, Trụ
sở Ủy ban nhân dân xã sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn Việt Nam 02:2009 của Bộ
Y tế. Trong đó, vùng 1 và vùng 2 đạt 100% dân số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ
sinh; vùng 3 đạt 95% dân số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Đến năm 2030:100% dân số được sử
dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
b) Về vệ sinh môi trường nông thôn.
Đến 2015: Toàn tỉnh có 65% số hộ
có nhà tiêu hợp vệ sinh, 47% số hộ chăn nuôi có công trình hợp vệ sinh, (trong
đó số hộ có hầm biogas đạt 20%). 100% Trường học, Trạm y tế, Ủy ban nhân dân xã
có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Đến năm 2020: Toàn tỉnh có 90% số
hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh; 67% số hộ nông dân chăn nuôi có công trình
hợp vệ sinh, (trong đó 35% chuồng trại được xử lý chất thải bằng hầm biogas);
Đến năm 2030: 100% số hộ gia đình
ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, 100% số hộ nông dân chăn nuôi có công
trình hợp vệ sinh, (trong đó 65% chuồng trại được xử lý chất thải bằng hầm
biogas);
Từng bước giảm thiểu ô nhiễm ở các
làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm.
3.2. Nội dung điều chỉnh phương
án bố trí quy hoạch
a) Cấp nước sinh hoạt.
Đến hết năm 2015: Tập trung xây
dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho các cơ sở công cộng; nâng cấp sửa chữa
một số công trình hư hỏng; tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình cấp nước
sinh hoạt nhỏ lẻ tại các địa phương đặc biệt khó khăn về nước sinh hoạt và
không thuận lợi về địa lý, về phân bố dân cư.
Tổng cộng, xây dựng 6.119 công
trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh nhỏ lẻ, sửa chữa nâng cấp 18 công trình
cấp nước tập trung.
Giai đoạn 2016-2020: Tập trung sửa
chữa, nâng cấp các công trình đã có, nâng cao hiệu quả khai thác các công
trình, không xây dựng thêm công trình cấp nước nhỏ lẻ. Tổng cộng xây dựng mới
02 công trình và sửa chữa nâng cấp 118 công trình cấp nước tập trung.
Giai đoạn 2021-2030: Nâng cấp các
công trình cấp nước tập trung xuống cấp, xây dựng các công trình cấp nước sạch
có quy mô lớn tại các khu vực có điều kiện địa lý thuận lợi. Tổng cộng xây mới
40 công trình cấp nước tập trung quy mô lớn và sửa chữa, nâng cấp 16 công trình.
b) Vệ sinh môi trường nông thôn.
* Phương án quy hoạch nhà tiêu hợp
vệ sinh
Đến hết năm 2015 toàn tỉnh có:
149.680 nhà tiêu hợp vệ sinh, chiếm 71,14%, trong đó: 84.851 nhà vệ sinh tự
hoại và bán tự hoại chiếm 56,69%.
Đến hết năm 2020 toàn tỉnh có:
193.021 nhà tiêu hợp vệ sinh, chiếm 85,54%, (134.762 nhà tiêu tự hoại và bán tự
hoại chiếm 69,82%).
Đến hết năm 2030 toàn tỉnh có
252.938 nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm 100% (213.513 nhà tiêu tự hoại và bán tự
hoại chiếm 84,41%).
* Phương án quy hoạch chuồng trại
chăn nuôi
Đến hết năm 2015 toàn tỉnh có:
125.929 chuồng trại chăn nuôi (trong đó 60.892 công trình chuồng trại hợp vệ
sinh chiếm 48,35%, với 12.049 hầm ủ Biogas chiếm 20,38%).
Đến hết năm 2020 toàn tỉnh có
116.479 chuồng trại chăn nuôi (trong đó có 78.808 công trình chuồng trại hợp vệ
sinh chiếm 67,66%, với 27.883 hầm ủ Biogas chiếm 35,38%).
Đến hết năm 2030 toàn tỉnh có
114.407 chuồng trại chăn nuôi, (trong đó 100% công trình chuồng trại hợp vệ
sinh chiếm, với 68.759 hầm ủ Biogas, chiếm 60,1%).
* Phương án quy hoạch xử lý chất
thải làng nghề
Trên cơ sở quy hoạch phát triển
làng nghề của tỉnh, tiến hành xây dựng các công trình xử lý chất thải tập trung
cho các làng nghề, bảo đảm 80% làng nghề có công trình xử lý chất thải vào năm
2020 và 100% vào năm 2030.
* Phương án quy hoạch cho các điểm
công cộng
Để đạt được mục tiêu 100% các
trường học và cơ sở công cộng có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh
năm 2020 cần đầu tư nâng cấp sửa chữa 314 công trình cấp nước và nhà tiêu
trường học, 64 công trình cấp nước và nhà tiêu trạm y tế.
3.3. Tổng mức đầu tư và phân kỳ
đầu tư: Tổng mức đầu tư vốn để thực hiện quy hoạch
là 5.472,634 tỷ đồng (trong đó, quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn là
1.196, 616 tỷ đồng; quy hoạch vệ sinh môi trường nông thôn là 4.276,018 tỷ
đồng), gồm:
a) Nhu cầu vốn và phân kỳ vốn đầu
tư thực hiện quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Đơn
vị: Triệu đồng
Nguồn vốn
|
2014-2015
|
2016-2020
|
2021-2030
|
Tổng cộng
|
Tỉ lệ%
|
Ngân sách tỉnh
|
65.972
|
138.089
|
182.409
|
386.471
|
32,30%
|
Ngân sách huyện
|
45.184
|
59.181
|
45.602
|
149.968
|
12,53%
|
Doanh nghiệp
|
|
157.816
|
325.731
|
483.547
|
40,41%
|
Dân
|
39.458
|
39.454
|
97.719
|
176.631
|
14,76%
|
Tổng cộng
|
150.614
|
394.540
|
651.461
|
1.196.616
|
100,00%
|
b) Nhu cầu vốn và phân kỳ vốn đầu tư thực hiện quy
hoạch vệ sinh môi trường nông thôn.
Đơn
vị: Triệu đồng
Nguồn vốn
|
2014-2015
|
2016-2020
|
2021-2030
|
Tổng cộng
|
Tỉ lệ%
|
Ngân sách tỉnh
|
47.628
|
64.186
|
101.987
|
213.801
|
5,00%
|
Ngân sách huyện
|
95.256
|
102.698
|
101.987
|
299.940
|
7,01%
|
Doanh nghiệp
|
|
|
|
|
0%
|
Dân
|
809.673
|
1.116.837
|
1.835.767
|
3.762.277
|
87,99%
|
Tổng cộng
|
952.557
|
1.283.720
|
2.039.741
|
4.276.018
|
100,00%
|
3.4. Tổ chức thực hiện: Giao Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn:
- Tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch và định kỳ
tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Xây dựng cơ chế đầu tư vốn dân đóng góp, vốn nhà
nước hỗ trợ, vốn huy động doanh nghiệp,... và cơ chế quản lý, khai thác, thu
phí,... thống nhất toàn tỉnh (Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao tại Quyết định số
3097/QĐ-UBND ngày 31/12/2008), hoàn thành trong năm 2015.
Điều 2. Các nội dung khác giữ nguyên như
Quyết định số 3097/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này./.
|
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦTỊCH
Nguyễn Văn Dũng
|