Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 223/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Nguyễn Văn Thành
Ngày ban hành: 30/01/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 223/2008/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 30 tháng 1 năm 2008 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 229/TTr-STN&MT ngày 29/11/2007, kèm theo Công văn số 1669/ĐCKS-PC ngày 13/9/2007 của Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Công văn số 184/SCNKH-CN ngày 27/8/2007 của Sở Công nghiệp-Khoa học và Công nghệ, Công văn số 561/STP-VB ngày 30/8/2007 của Sở Tư pháp về việc góp ý kiến dự thảo “Quy định quản lý Nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý Nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”.

(Có nội dung chi tiết kèm theo Quyết định này)

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thực hiện đúng nội dung Quy định được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.

Điều 3. Bãi bỏ Quyết định số 2984/QĐ-UB ngày 15/12/2004 của UBND tỉnh ban hành kèm theo Quy định thủ tục hành chính cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các đơn vị hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thành

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số 223/2008/QĐ-UBND ngày 30/01/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

1. Đối tượng áp dụng bao gồm:

1.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản: UBND tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã và các phòng chuyên môn liên quan; UBND các xã và thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

1.2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản.

Các tổ chức kinh tế được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, các cá nhân có giấy đăng ký kinh doanh ngành nghề khoáng sản tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Các tổ chức kinh tế được thành lập ngoài tỉnh phải thành lập doanh nghiệp, Chi nhánh có trụ sở tại tỉnh Bắc Kạn.

1.3. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc quản lý, bảo vệ khoáng sản.

2. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định này quy định chi tiết một số vấn đề quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Chương II

QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Điều 2. Quản lý và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác:

1. Khoáng sản chưa khai thác: là tất cả các loại khoáng sản chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản.

2. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh:

2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản, có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; xây dựng kế hoạch bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác theo quy định; ban hành các văn bản theo thẩm quyền để bảo vệ tài nguyên khoáng sản, đôn đốc, kiểm tra UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác tại địa phương; tham gia thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản khi được UBND tỉnh giao.

2.2. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Chi cục quản lý thị trường, Sở Công nghiệp-Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản, thực hiện giải toả hoạt động khai thác, thu mua, vận chuyển và tàng trữ khoáng sản trái phép.

3. Trách nhiệm của UBND và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện).

3.1. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện có giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; ngăn chặn các hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển và tàng trữ khoáng sản trái phép diễn ra trên địa bàn huyện.

3.2. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo địa giới hành chính; thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép như đình chỉ hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân được cấp phép không tuân thủ đúng quy định của pháp luật và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; chỉ đạo các phòng chuyên môn tổ chức giải toả, chặn đứng các hoạt động khai thác, thu mua, vận chuyển và tàng trữ khoáng sản trái phép.

Trường hợp vượt thẩm quyền thì có văn bản báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp giải quyết kịp thời.

4. Trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn và Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã và Chủ tịch UBND cấp xã).

4.1. Thực hiện việc tuyên truyền phổ biến chính sách và pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và môi trường tới nhân dân địa phương và các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường sinh thái.

4.2. Khi phát hiện có hoạt động khai thác, thu mua, vận chuyển và tàng trữ khoáng sản trái phép diễn ra trên địa bàn thì Chủ tịch UBND cấp xã phải tiến hành ngăn chặn và có biện pháp giải toả các điểm khai thác, thu mua, vận chuyển và tàng trữ khoáng sản trái phép trên địa bàn ngay, đồng thời có văn bản báo cáo UBND huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường để chỉ đạo và giải quyết kịp thời.

Điều 3. Quản lý, bảo vệ khoáng sản đang khai thác, chế biến:

1. Khoáng sản đang khai thác, chế biến: là loại khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh) cấp giấy phép khai thác, chế biến cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Khoáng sản.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc, kiểm tra giám sát các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong nội dung giấy phép như: khai thác đúng loại khoáng sản được phép khai thác, chế biến; khai thác, chế biến đúng công suất, diện tích khai thác; quy trình, quy phạm trong khai thác theo nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế mỏ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc thông qua cho phép thực hiện; đảm bảo khai thác, chế biến khoáng sản có hiệu quả, không gây lãng phí, thất thoát tài nguyên; thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, đất đai trong khai thác, chế biến khoáng sản…

3. Sở Công nghiệp-Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định thiết kế cơ sở các dự án khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc kiểm tra, giám sát qui trình quy phạm, công nghệ, qui mô khai thác, chế biến khoáng sản theo nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi; thiết kế cơ sở dự án khai thác mỏ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc thông qua (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng).

4. Sở Xây dựng: phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc kiểm tra qui trình qui phạm, công nghệ khai thác, chế biến theo báo cáo nghiên cứu khả thi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác, chế biến khoáng sản của các dự án có vốn từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. UBND cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên và các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thực hiện quản lý đất đai trong diện tích được sử dụng để khai thác, chế biến; kiểm tra, giám sát việc chấp hành các qui định trong giấy phép hoạt động khoáng sản và các qui định về bảo vệ môi trường, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và địa phương theo qui định.

7. UBND cấp xã có tránh nhiệm phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên và các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thực hiện quản lý đất đai trong diện tích được sử dụng để khai thác, chế biến; giám sát các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo nội dung cam kết bảo vệ môi trường nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, việc chấp hành các qui định trong an toàn lao động, quản lý lao động và an ninh trật tự tại địa phương.

Chương III

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 4. Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, thẩm định và xét duyệt trữ lượng khoáng sản:

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: thực hiện theo qui định tại khoản 1 Điều 59 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP, ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

1.1. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: thực hiện theo qui định tại khoản 2 Điều 59 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP, ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

1.2. Hồ sơ xin trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: thực hiện theo qui định tại khoản 3 Điều 59 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: thực hiện theo qui định tại khoản 1 Điều 60 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

2.1. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: thực hiện theo qui định tại khoản 2 Điều 60 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

2.2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: thực hiện theo qui định tại khoản 3 Điều 60 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

2.3. Hồ sơ xin trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: thực hiện theo qui định tại khoản 4 Điều 60 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

2.4. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: thực hiện theo qui định tại khoản 5 Điều 60 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

2.5. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: thực hiện theo qui định tại khoản 6 Điều 60 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản: thực hiện theo qui định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 61 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

3.1. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản: thực hiện theo qui định tại khoản 2 Điều 61 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

3.2. Hồ sơ xin trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản: thực hiện theo qui định tại khoản 3 Điều 61 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

3.3. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản: thực hiện theo qui định tại khoản 4 Điều 61 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

3.4. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản: thực hiện theo qui định tại khoản 5 Điều 61 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

4. Hồ sơ xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản: thực hiện theo qui định tại khoản 1 Điều 62 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

4.1. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản: thực hiện theo qui định tại khoản 2 Điều 62 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

4.2. Hồ sơ xin trả lại giấy phép chế biến khoáng sản: thực hiện theo qui định tại khoản 3 Điều 62 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

4.3. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản: thực hiện theo qui định tại khoản 4 Điều 62 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

4.4. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản: thực hiện theo qui định tại khoản 5 Điều 62 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

5. Hồ sơ thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: thực hiện theo qui định tại Điều 64 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

6. Đối với trường hợp khai thác vật liệu xây dựng thông thường qui định tại điểm a, khoản 3 Điều 41 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản: tổ chức, cá nhân được quyền khai thác phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND tỉnh.

7. Đối với việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (trừ cát, sỏi lòng sông) với công suất khai thác không quá 100.000 m3/năm và thời gian khai thác, kể cả thời gian gia hạn không quá năm (05) năm thì tổ chức, cá nhân xin khai thác phải thực hiện việc điều tra đánh giá sơ bộ trữ lượng, chất lượng khoáng sản và được thể hiện bằng báo cáo kết quả điều tra, đánh giá kèm theo kết quả phân tích mẫu cơ lý và mẫu hóa để làm căn cứ lập hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác theo quy định.

8. Trường hợp cấp giấy phép khai thác tại những khu vực trước đây đã được Chính phủ, các Bộ bàn giao cho UBND tỉnh quản lý và cấp giấy phép khai thác tận thu thì hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác không bao gồm quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản, diện tích cấp giấy phép khai thác là diện tích đã được bàn giao.

9. Trường hợp cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Luật Khoáng sản thì hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác không bao gồm quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản.

Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản:

Trong khi các diện tích cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản chưa được Chính phủ phê duyệt, các sở, ngành liên quan của tỉnh: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Thương mại - Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm và UBND cấp huyện, UBND xã (nơi có khoáng sản) có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thẩm định vị trí xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản; có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của ngành, địa phương khi Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản hỏi ý kiến, trong thời hạn 07 ngày làm việc. Quá thời hạn trên, nếu không có văn bản trả lời thì ngành, địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề liên quan.

Điều 6. Trình tự thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản:

1. Trường hợp xin cấp mới giấy phép hoạt động khoáng sản:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản có đủ điều kiện theo quy định gửi văn bản và hồ sơ giới thiệu về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và địa điểm xin hoạt động khoáng sản thuộc thôn, xã, huyện kèm theo bản đồ khu vực xin hoạt động khoáng sản, văn bản chấp thuận của UBND tỉnh, huyện, xã gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường. Sau đó Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Thương mại - Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, UBND huyện, UBND xã (nơi có khoáng sản) tổ chức kiểm tra thực địa vị trí, xem xét các vấn đề liên quan đến khu vực cấm hoạt động khoáng sản.

- Khi nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp phép hoạt động khoáng sản hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ (trong trường hợp cần thiết thì trình UBND tỉnh thành lập hội đồng cấp tỉnh thẩm định hồ sơ cấp giấy phép hoạt động khoáng sản). Trên cơ sở ý kiến của hội đồng thẩm định hồ sơ cấp giấy phép hoạt động khoáng sản của Sở hoặc của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo, trình UBND tỉnh xem xét, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

2. Trường hợp xin gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo qui định về Sở Tài nguyên và Môi trường, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể nếu thấy cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra thực địa hoặc lấy ý kiến của các cơ quan liên quan trước khi thẩm định hồ sơ và trình UBND tỉnh xem xét, gia hạn giấy phép.

3. Giấy phép hoạt động khoáng sản do UBND tỉnh cấp cho các tổ chức, cá nhân được chuyển 02 bộ về Sở Tài nguyên và Môi trường để Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo, trao giấy phép, đăng ký nhà nước và hướng dẫn các thủ tục tiếp theo cho tổ chức, cá nhân được cấp phép và giấy phép được gửi đồng thời cho các sở, ngành liên quan như: Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh, Sở Công nghiệp - Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND huyện, UBND xã nơi có mỏ để phối hợp quản lý.

4. Sau khi nhận được giấy phép hoạt động khoáng sản, chủ giấy phép phải thực hiện các nghĩa vụ theo qui định trong nội dung giấy phép và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định như: nộp lệ phí giấy phép, giao mốc giới khu vực thăm dò, đặt cọc tiêu thăm dò (đối với trường hợp thăm dò khoáng sản); nộp lệ phí giấy phép, nộp thiết kế mỏ đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật, thực hiện thủ tục thuê đất, thủ tục ký quỹ môi trường, đăng ký giám đốc điều hành mỏ, đăng ký ngày bắt đầu khai thác, chế biến (đối với trường hợp khai thác, chế biến khoáng sản).

Điều 7. Thời hạn thẩm định hồ sơ và xem xét quyết định cấp phép:

Thực hiện theo qui định tại Điều 63 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.

Điều 8. Trình tự thực hiện việc thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và than bùn:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, đề nghị thẩm định trữ lượng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và than bùn.

2. Nhiệm vụ thẩm định, xét duyệt trữ lượng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và than bùn được giao cho Hội đồng thẩm định đề án, báo cáo thăm dò khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường do UBND tỉnh thành lập.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị thẩm định, báo cáo và trình UBND tỉnh phê duyệt trữ lượng khoáng sản theo kết quả của Hội đồng thẩm định.

Chương IV

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 9. Trách nhiệm quản lý hoạt động khoáng sản:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát, chỉ đạo hoạt động của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép theo quy định của Luật Khoáng sản. Hàng năm phối hợp với các ngành và địa phương liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh và báo cáo kết quả kiểm tra cho UBND tỉnh.

2. Các sở, ngành liên quan có trách nhiệm quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của ngành và phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

3. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND cùng cấp quản lý toàn diện các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo địa giới hành chính, thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực khoáng sản và môi trường và đề nghị xử lý vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản:

1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các qui định của pháp luật về hoạt động khoáng sản và các qui định của pháp luật khác có liên quan.

2. Hoạt động khoáng sản đúng vị trí, diện tích, công suất, đúng qui trình, qui phạm, qui trình công nghệ theo đề án, báo cáo nghiên cứu khả thi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận.

3. Tuân thủ sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra của các cơ quan chức năng có liên quan để tổ chức, cá nhân thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Điều 11. Điều khoản thi hành:

1. Các Cơ quan Quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện Quy định quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.

2. Nếu Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản không thực hiện đầy đủ các quy định trên sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản đã được cấp.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn triển khai thực hiện nội dung Quy định này./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 223/2008/QĐ-UBND ngày 30/01/2008 ban hành Quy định quản lý Nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.007

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.9.174
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!