Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 22/2017/QĐ-UBND lập thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu Hà Nội

Số hiệu: 22/2017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Đức Chung
Ngày ban hành: 12/06/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2017/QĐ-UBND

Hà nội, ngày 12 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA CÁC CẢNG, CƠ SỞ, DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;

Căn cứ Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1357/TTr-STNMT-CCBVMT ngày 23/02/2017 và số 3589/TTr-STNMT-CCBVMT ngày 11/5/2017; Ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 2475/STP-VBPQ ngày 09/12/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/6/2017.

Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chtịch UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- VPCP, Bộ TNMT; để báo cáo
- Thường trực: TU, HĐND TP; để báo cáo
- Chủ tịch UBND Thành phố; để báo cáo
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư nháp);
-
Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn;
- V
ăn phòng Đoàn ĐBQH;
- C
ng giao tiếp điện tử Hà Nội;
- VPUB: CVP, P.CVP Phạm văn Chiến, TH, KT;
- Lưu: VT, ĐT (bảo).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chung

 

QUY ĐỊNH

VỀ LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA CÁC CẢNG, CƠ SỞ, DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 12/6/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định về việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự ctràn dầu của các cảng, bến thủy nội địa, cơ sở, dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Đối tượng áp dụng:

a. Các cảng, bến thủy nội địa, cơ sở, dự án (sau đây gọi tắt là cơ sở) trên địa bàn thành phố có đăng ký tại Hà Nội về hoạt động kinh doanh, sản xuất, vận chuyn, chuyn tải, sử dụng du và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu trên sông, hồ và trên đất liền.

b. Các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn thành phố.

c. Đi với các cơ sở đã xây dựng kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự c hóa chất (trong đó có một số chủng loại dầu theo danh mục quy định) và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Dầu và các sản phẩm của dầu bao gồm:

a. Dầu thô là dầu từ các mỏ khai thác chưa qua chế biến;

b. Dầu thành phẩm là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hỏa, dầu máy bay, du diesel (DO), dầu mazút (FO) và các loại dầu bôi trơn bảo quản, du thủy lực;

c. Các loại khác là dầu thải, nước thải lẫn dầu từ hoạt động súc rửa, sửa chữa tàu của tàu sông, các phương tiện chứa dầu;

Dầu trong Quy định này được hiểu là tất cả các loại nói trên.

2. Sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự ckỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra.

3. Sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng là sự cố tràn dầu xảy ra với khối lượng lớn dầu tràn ra trên diện rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản, môi trường và đời sống, sức khỏe của nhân dân.

4. ng phó sự cố tràn dầu là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra môi trường.

5. Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu là các hoạt động nhằm làm sạch đất, nước, hệ sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn chế thiệt hại, phục hồi môi sinh, môi trường sau sự cố tràn dầu.

6. Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu là tất cả các hoạt động từ việc chuẩn bị, ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.

7. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là dự kiến các nguy cơ, tình huống sự ccó khả năng xảy ra tràn du cùng các phương án ứng phó trong tình huống dự kiến đó, các chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn sàng các ngun lực kịp thời ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế.

8. Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu là phương án triển khai các hoạt động khn cấp để ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu.

9. Hiện trường ứng phó sự cố tràn dầu là khu vực triển khai các hoạt động ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.

10. Chỉ huy hiện trường là người được phân công hoặc được chỉ định trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động ứng phó tại nơi xảy ra sự cố tràn dầu. Quyền hạn và trách nhiệm của chỉ huy hiện trường được quy định cụ thể trong Kế hoạch ứng phó sự ctràn dầu của từng cơ sở, địa phương, đơn vị.

11. Cơ sở là các cơ quan, đơn vị, cá nhân có hoạt động về kinh doanh, khai thác, vận chuyn, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu.

12. Chủ cơ sở là người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ về pháp lý đối với các hoạt động cửa cơ sở.

13. Cơ quan chủ trì ứng phó sự cố tràn dầu là cơ quan tổ chức các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

14. Đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu (đơn vị ứng phó) là các tổ chức có trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu và nhân lực được huấn luyện, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để tiến hành hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

15. Dự án là dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở, cảng có nguy cơ xảy ra sự ctràn dầu.

16. Khu vực ưu tiên bảo vệ là khu vực có độ nhạy cảm cao về môi trường hoặc kinh tế xã hội, cần ưu tiên bảo vệ khi xảy ra sự cố tràn dầu như khu bảo tồn sinh thái, khu dự trữ sinh quyển, điểm nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất khu di tích lịch sử đã được xếp hạng, khu du lịch, khu nuôi trồng thủy sản tập trung.

17. Bên gây ra ô nhiễm tràn dầu là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào gây ra tràn du làm ô nhim môi trường.

18. Cảng thủy nội địa là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện, tàu biển neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác.

19. Bến thủy nội địa là vị trí độc lập có quy mô nhỏ để các phương tiện thủy nội địa neo, đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón, trả khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác.

Chương II

THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

Điều 3. Thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố

Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự c tràn du của các cơ sở hoạt động trên địa bàn Thành phố đi với các trường hợp sau:

1. Các cơ sở trên địa bàn Thành phố có đăng ký tại Hà Nội về hoạt động kinh doanh, sản xuất, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu từ 20 tn trở lên có nguy cơ gây ra sự cố tràn du tại các bến thủy nội địa sông, hồ hoặc trên đất liền.

2. Các cơ sở có hoạt động về kinh doanh, sản xuất, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu vừa có một phần hoạt động trên sông, một phần hoạt động trên đất liền gây ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu trên sông hoặc trên đất liền.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.

Điều 4. Thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp quận, huyện, thị xã

1. Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là cấp huyện) quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự ctràn dầu của các cơ sở hoạt động trên địa bàn quận, huyện, thị xã đối với các cơ sở kinh doanh xăng, dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền (dưới 20 tấn).

2. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đu mối giúp UBND cấp quận, huyện, thị xã tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trước khi trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

Điều 5. Thời điểm lập, trình thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

1. Đối với các cơ sở mới, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu phải được lập và phê duyệt trước khi đi vào hoạt động.

2. Đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động trước thời điểm Quy định này có hiệu lực, chưa xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, phải xây dựng kế hoạch và trình cấp thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 01 năm ktừ ngày Quy định này có hiệu lực. Nếu quá thời hạn 01 năm nêu trên cơ sở phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bị xử phạt theo quy định hiện hành đồng thời phải tiếp tục xây dựng kế hoạch và trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

3. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở đã được phê duyệt phải được cập nhật, sửa đi, bổ sung khi có sự thay đổi về tăng quy mô, phạm vi, lĩnh vực hoạt động đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng du và các sản phẩm dầu làm tăng độ rủi ro gây ra tràn dầu ở mức độ lớn.

Điều 6. Nội dung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

1. Mô tả loại hình, quy mô hoạt động của cơ sở.

2. Dự báo: Các khu vực có khả năng xẩy ra sự cố tràn dầu; mức độ sự cố tràn dầu có thể xảy ra tại mỗi khu vực; đánh giá rủi ro, khu vực bị ảnh hưởng nếu xảy ra sự cố tràn dầu tại cơ sở.

3. Nguồn lực ứng phó sự cố tràn dầu (nhân lực, trang thiết bị ứng phó).

4. Cơ cấu tổ chức và phân công trách nhiệm quyền hạn.

5. Quy trình triển khai, kiểm soát ứng phó sự cố tràn dầu bao gồm cả việc xây dựng kế hoạch phối hp với lực lượng bên ngoài để ứng phó sự cố tràn dầu trong trường hợp việc ứng phó sự cố vượt ra bên ngoài khả năng của cơ sở.

6. Kế hoạch trang bị, đào tạo, huấn luyện, diễn tập.

7. Cập nhật kế hoạch.

Điều 7. Hồ sơ đề nghị thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố

1. Thành phần hồ sơ gồm:

a. Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (01 bản chính) (theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 kèm theo Quy định này);

b. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (07 bản) (theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 kèm theo Quy định này).

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

3. Cách thức thực hiện:

Chủ cơ sở thuộc đối tượng quy định, nộp và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận một cửa thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Điều 8. Quy trình, thủ tục tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền của UBND thành phố

1. Quy trình tiếp nhận hồ sơ:

a. Bộ phận một cửa thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ theo đúng quy định và viết phiếu tiếp nhận hồ sơ.

b. Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát về sự hợp lệ của nội dung hồ sơ. Trường hợp nội dung hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ phải ra thông báo bsung hồ sơ đchủ cơ sở hoàn thiện.

Thời gian chủ cơ sở bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn thẩm định hồ sơ.

2. Thời hạn và quy trình thẩm định hồ sơ:

Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ. Bao gồm các nội dung sau:

a. Hình thức thẩm định:

* Đối với những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5:

Trong thời hạn 04 (bốn) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xin ý kiến thẩm định bằng văn bản của các đơn vị liên quan sau:

- Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc.

- Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố

- UBND cấp quận, huyện, thị xã nơi triển khai dự án.

- Sở Công thương và các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực dầu khí, môi trường.

* Đối với những đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5:

Trong thời hạn 04 (bốn) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xin ý kiến thẩm định bằng văn bản của các đơn vị liên quan sau:

- Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc.

- Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố

- UBND cấp quận, huyện, thị xã nơi triển khai dự án.

- Sở Công thương và các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực dầu khí, môi trường.

Đồng thời tổ chức kiểm tra thực tế đối với các cơ sở này.

* Thời hạn trả lời bằng văn bản của các đơn vị được xin ý kiến: Căn cứ theo quy mô, tính chất của các đối tượng lập kế hoạch mà Sở Tài nguyên và Môi trường quy định thời gian góp ý của các đơn vị liên quan trong văn bản xin ý kiến, nhưng không quá 07 (bảy) ngày làm việc. Thời gian xin ý kiến thẩm định của các đơn vị không tính vào thời gian thụ lý hồ sơ.

b. Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thm định của các cơ quan liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành thông báo kết quả thẩm định cho chủ cơ sở. Trên cơ sở thông báo kết quả thẩm định, chủ cơ sở có trách nhiệm thực hiện một trong các công việc sau: Xây dựng lại Kế hoạch (trong trường hợp Kế hoạch không được thông qua) và nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định lại (thủ tục và thời hạn thẩm định như thẩm định Kế hoạch lần đầu); Chỉnh sửa, bổ sung lại Kế hoạch (trong trường hợp Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung) và nộp đến Sở Tài nguyên và Môi trường kèm theo văn bản giải trình các nội dung chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo kết quả thẩm định; Nộp lại Kế hoạch cho STài nguyên và Môi trường (trong trường hợp Kế hoạch được thông qua mà không cần chỉnh sửa).

c. Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Kế hoạch được thông qua nhưng không phải chỉnh sửa bổ sung hoặc kể từ ngày nhận được Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã chỉnh sửa, bổ sung kèm theo văn bản giải trình (đối với trường hợp Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sa, bổ sung), Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt. Trường hợp Kế hoạch đã chỉnh sửa, bổ sung nhưng chưa đáp ứng các yêu cầu thì Sở Tài nguyên và Môi trường phải có văn bản trả hồ sơ và nêu rõ lý do.

d. Thời gian thụ lý hồ sơ không tính thời gian chủ cơ sở phải chỉnh sửa, bổ sung Kế hoạch theo ý kiến của các thành viên thẩm định.

3. Phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:

a. Thành phần hồ sơ gồm:

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (01 bản chính);

- Dự thảo Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (01 bản chính);

- Thông báo kết quả thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trường gửi chủ cơ sở (nếu có);

- Văn bản của chủ cơ sở giải trình các nội dung chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cu của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp Kế hoạch phải chỉnh sửa bổ sung (01 bản chính) (nếu có);

- Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được hoàn thiện.

b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

c. Thời gian phê duyệt và trả kết quả:

Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hp lệ kèm theo Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố có trách nhiệm phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho cơ sở.

Bộ phận một cửa thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường lưu hồ sơ và trả kết quả gm: 01 Quyết định phê duyệt và 01 bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được xác nhận.

Điều 9. Hồ sơ thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện

1. Thành phần hồ sơ gồm:

a. Văn bản của Chủ cơ sở đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (01 bản chính) (theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 kèm theo Quy định này);

b. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (05 bản chính) (theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 kèm theo Quy định này).

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

3. Cách thức thực hiện:

Chủ cơ sở thuộc đối tượng quy định, nộp trực tiếp và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

Điều 10. Quy trình, thủ tục tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện

1. Quy trình tiếp nhận hồ sơ:

a. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ.

b. Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát về sự hợp lệ của nội dung hồ sơ, tổ chức kiểm tra thực tế (nếu cn thiết). Trường hợp nội dung hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bổ sung hồ sơ để chủ cơ sở hoàn thiện.

2. Thời hạn và quy trình thẩm định hồ sơ:

Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo trình tự sau:

a. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét nội dung Kế hoạch; xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường; các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực dầu khí, môi trường; phòng cháy chữa cháy (nếu cần thiết). Đồng thời tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở (đối với những đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5).

b. Trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, Phòng Tài nguyên và Môi trường ban hành thông báo kết quả thẩm định cho chủ cơ sở. Trên cơ sở thông báo kết quả thẩm định chủ cơ sở có trách nhiệm thực hiện một trong các công việc sau: Xây dựng lại Kế hoạch (trong trường hợp Kế hoạch không được thông qua) và nộp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định lại (thủ tục và thời hạn thẩm định như thẩm định Kế hoạch lần đầu); chỉnh sửa, bổ sung lại Kế hoạch (trong trường hợp Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung) và nộp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường kèm theo văn bản giải trình các nội dung chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo kết quả; nộp lại Kế hoạch cho Phòng Tài nguyên và Môi trường (trong trường hợp Kế hoạch được thông qua mà không cần chỉnh sửa).

c. Trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày Kế hoạch được thông qua nhưng không phải chỉnh sửa bổ sung hoặc kể từ ngày nhận được Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã chỉnh sửa, bổ sung kèm theo văn bản giải trình (đối với trường hợp Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung), Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu trình UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt. Trường hợp Kế hoạch đã chỉnh sửa, bổ sung nhưng chưa đáp ứng các yêu cầu thì Phòng Tài nguyên và Môi trường phải có văn bản trả hồ sơ và nêu rõ lý do.

d. Thời gian thụ lý hồ sơ không tính thời gian xin ý kiến chuyên gia, thời gian chủ cơ sở chỉnh sửa, bsung Kế hoạch theo ý kiến thẩm định của Phòng Tài nguyên và Môi trường.

3. Phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:

a. Thành phần hồ sơ gồm:

- Tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND cấp huyện phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (01 bản chính);

- Dự thảo Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (01 bản chính);

- Thông báo kết quả thẩm định của Phòng Tài nguyên và Môi trường gửi chủ cơ sở (nếu có);

- Văn bản của chủ cơ sở giải trình các nội dung chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hp kế hoạch phải chnh sửa, bổ sung (01 bản chính) (nếu có);

- Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được hoàn thiện.

b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

c. Thời gian phê duyệt và trả kết quả:

Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, UBND cấp huyện xem xét ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của chủ cơ s Phòng Tài nguyên và Môi trường lưu hồ sơ và chuyn kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện lưu và trả kết quả gm: 01 Quyết định phê duyệt, 01 bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được xác nhận.

Điều 11. Quản lý Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

1. Các Kế hoạch ứng phó sự cố tràn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị thẩm định phải gửi cho các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan v ni dung thực hiện đphối hp triển khai theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định trong Kế hoạch.

2. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, chủ cơ sở phải đảm bảo đúng các yêu cầu trong quyết định phê duyệt Kế hoạch ng phó scố tràn dầu.

3. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở có hiệu lực trong thời hạn 05 năm k tư ngày Kế hoạch được phê duyệt. Trong thời hạn 05 năm, trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư, xây dựng như thay đổi quy mô đầu tư thay đổi thiết kế,... dn đến thay đổi nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt, chủ cơ sở phải báo cáo cơ quan phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Sau 05 năm, chủ cơ sở phải xây dựng lại Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu phải được lưu giữ tại cơ sở và phải trình cho các cơ quan quản lý khi có yêu cu theo quy định pháp luật.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, UBND CÁC CẤP VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI SỰ CỐ TRÀN DẦU

Điều 12. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan Thường trực giúp Ủy ban nhân dân thành phố:

1. Phổ biến, hướng dẫn và triển khai Quy định này trên phạm vi toàn Thành phố:

a. Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở theo Quy định này.

b. Chủ trì, phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã, các Sở, ngành liên quan, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền UBND Thành phố; hướng dẫn và tham gia thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.

2. Đnh kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố và báo cáo đột xuất khi có tình huống sự cố tràn dầu.

Điều 13. Trách nhiệm của Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố; các Sở, ngành liên quan

1. Triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi ngành quản lý.

2. Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Thành phố trình Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn thẩm định và phê duyệt.

3. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố có trách nhiệm hàng năm tổ chức tập huấn công tác ứng phó sự cố tràn dầu cho các cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Sở Công thương tham gia Hội đồng thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở theo phân cấp tại Quy định này; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các địa phương kiểm tra, đôn đốc chủ cơ sở xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu.

Điều 14. Trách nhiệm của UBND các quận, huyện, thị xã

1. Phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở quy định tại Điu 4 của Quy định này trên địa bàn theo quy định; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở tại địa phương.

2. Định kỳ sáu tháng và hàng năm (trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm) báo cáo tình hình kết quả thực hiện Quy định này về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường).

Điều 15. Trách nhiệm của cơ sở

1. Cơ sở phải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả sau khi được phê duyệt, sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố tràn dầu theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thm quyền.

2. Hàng năm phải có kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó. Định kỳ một năm phải trin khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường một lần.

3. Có phương án đầu tư trang thiết bị, vật tư để từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cơ sở theo quy định; trong trường hợp cơ sở chưa có đủ khả năng tự ứng phó, phải ký kết thỏa thuận, hp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ quan, đơn vị thích hp để triển khai khi có tình huống.

4. Chủ động trin khai các hoạt động ứng phó, huy động nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố tràn dầu.

5. Phải có cam kết bảo đảm tài chính để bồi thường, chi phí ứng phó, mọi thit hại vkinh tế, tn tht về môi trường do ô nhiễm dầu do cơ sở gây ra. Cam kết bo đảm tài chính phải thhiện trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư, xây dựng như thay đi quy mô đầu tư, thay đổi thiết kế dẫn đến thay đổi nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt, chủ cơ sở phải báo cáo cơ quan đã phê duyệt Kế hoạch và chỉ được thực hiện những thay đổi đó sau khi có văn bản chp thuận của cấp có thẩm quyền.

7. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu phải được lưu giữ tại cơ sở.

8. Kịp thời báo cáo sự cố tràn dầu xảy ra, định kỳ hàng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện, cp nhật các nội dung trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn du.

9. Định kỳ sáu tháng và hàng năm (trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm) báo cáo tình hình, kết quả thực hiện, cập nhật các nội dung trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu lng ghép vào trong nội dung báo cáo giám sát môi trường đnh kỳ gửi về đơn vị đã thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội có trách nhiệm thực hiện Quy định này.

Điều 17. Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã kịp thời báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố để chỉ đạo giải quyết./.

 

PHỤ LỤC 01

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
(Thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội)

(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:.
V/v đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của (2)

(Địa danh), ngàythángnăm ……

 

Kính gửi:

- UBND thành phố Hà Nội;
- Sở Tài nguyên và Môi trường.

Chúng tôi là: (1), chủ cơ sở (2)

- Địa điểm cơ sở:...;

- Địa chỉ liên hệ:...;

- Điện thoại:...; Fax:...; E-mail:...

Xin gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường hồ sơ gồm:

(Thành phần hồ sơ và số lượng từng loại)

- ………………………………………………………..

- ………………………………………………………..

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở (2).

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ...

(3)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Chủ cơ sở;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở;

(3) Đại diện có thẩm quyền của cơ sở.

 

PHỤ LỤC 02

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
(Thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp quận/huyện/thị xã)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội)

(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:
V/v đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của (2)

(Địa danh), ngày ... tháng ... năm ….

 

Kính gửi: …….…….(3)…………….

Chúng tôi là: (1), chủ cơ sở (2);

- Địa điểm cơ sở:...;

- Địa chỉ liên hệ:...;

- Điện thoại:...; Fax:...; E-mail:...

Xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:

(Thành phần hồ sơ và số lượng từng loại)

- ……………………………………………….

- ……………………………………………….

- ……………………………………………….

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở (2)

 


Nơi nhận:
- Như trên:
- Lưu:...

(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Chủ cơ sở;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở;

(3) UBND quận/ huyện/thị xã;

(4) Đại diện có thẩm quyền của cơ sở.

 

PHỤ LỤC 03

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA CƠ SỞ
(Thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội)

1. MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA:

(Tên cơ quan ch qun)

(Ch cơ s)

K HOCH

NG PHÓ S C TRÀN DU

của (1)

CHỦ CƠ SỞ (*)
(Đại diện có thẩm quyền của cơ sở ký, ghi họ tên, đóng dấu)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)
(Đại diện có thẩm quyền của đơn vị ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

Hà Ni, tháng ... năm ……..

Ghi chú:

(1): Tên đầy đủ, chính xác của cơ s;

(*): Ch th hin trang ph bìa.

2. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA CƠ SỞ

- Mục lục

- Danh mục chữ viết tắt (nếu có)

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Giới thiệu tổng quan cảng, cơ sở, dự án

1.1.1. Thông tin về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nơi có cơ sở

1.1.2. Thông tin về cơ sở

- Tên cơ sở:

- Người đại diện:

- Địa chỉ:

- Điện thoại - Fax:

- Thông tin khác có liên quan (nếu ):

1.1.3. Thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu của cơ sở

- Liệt kê các hoạt động được phép kinh doanh có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu;

- Liệt kê các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu.

1.2. Gii thiệu về các đối tượng có nguy cơ xy ra sự cố tràn dầu

1.2.1. Đối tượng thứ nhất, bao gồm các thông tin sau:

- Tên, vị trí:

- Quy mô, đặc điểm.

- Các loại dầu hiện có; tính chất hóa lý của các loại dầu

- Quy trình (nguyên tắc), công nghệ hoạt động.

- Sơ đồ, hình ảnh mô tả.

- Mô tả đối tượng, khu vực xung quanh.

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên (mô tả ngắn gọn):

+ Đặc điểm chế độ thủy văn, bão ảnh hưởng tới quá trình dầu tràn;

+ Đặc điểm địa hình, đường bờ khu vực nghiên cứu.

- Thông tin khác có liên quan (nếu có).

1.2.2. Đi tượng thứ n: Thông tin giống đối tượng thứ nhất.

(Đối với các đi tượng giống nhau về đặc điểm điều kiện tự nhiên thì chỉ mô tả cho một đối tượng).

CHƯƠNG 2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ

2.1. Mục đích, đối tượng

2.2. Phạm vi

- Phạm vi triển khai Kế hoạch.

- Quy mô tràn dầu cơ sở tự ứng phó (nêu rõ lượng dầu tràn).

- Quy mô tràn dầu cơ sở cần đến sự trợ giúp bên ngoài.

2.3. Cơ sở pháp lý

- Cơ sở pháp lý của cơ sở;

- Cơ sở pháp lý có liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU

3.1. Thông tin về đặc điểm và tính chất hóa lý của các loại dầu tại cơ sở

3.2. Thống kê các sự cố tràn dầu đã xảy ra của cơ sở

3.3. Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu

- Đánh giá các nguy cơ có thể gây ra sự cố tràn dầu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

- Phân tích nguyên nhân, tính toán lượng dầu tràn đối với từng nguy cơ gây sự cố tràn dầu.

3.4. Khu vực chịu tác động bởi sự cố tràn dầu

Dự báo những khu vực có khả năng chịu tác động bởi sự cố tràn dầu và mức độ ảnh hưởng.

CHƯƠNG 4. TRANG THIẾT BỊ, NHÂN LỰC ỨNG PHÓ SỰ CTRÀN DẦU

4.1. Công trình và trang thiết bị ứng phó

4.1.1. Công trình và trang thiết bị ứng phó hiện có

4.1.1.1. Đối với kho, bể chứa dầu

- Mô tả các đặc điểm, chức năng, quy mô, vị trí của các công trình hiện ;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí để của các vật liệu, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo.

4.1.1.2. Đi với nhà máy, trạm xử lý, tái chế chất thải, nước thải nhiễm dầu

- Mô tả các đặc điểm, chức năng, quy mô, vị trí của các công trình hiện có;

- Mô tđặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cnh báo.

4.1.1.3. Đi với cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền

- Mô tả các đặc điểm, chức năng, quy mô, vị trí của các công trình hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí để của các vật liệu, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo.

4.1.1.4. Đối với cảng, bến:

- Mô tả các đặc điểm, chức năng, quy mô, vị trí của các công trình hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí để của các vật liệu, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo.

4.1.1.5. Đi với cơ sở có các tàu vận chuyển kinh doanh xăng dầu (tổng dung tích dưới 150 tấn), tàu vận chuyển hàng hóa (tổng dung tích dưới 400 tn), tàu du lịch, tàu cá:

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng của các thiết bị hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí để của các vật liệu, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, slượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cnh báo.

4.1.1.6. Đi với phương tiện vận chuyển xăng dầu trên đất liền

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật các thiết bị đối với từng phương tiện vận chuyn xăng dầu trên đất liền theo quy định về đăng ký, đăng kiểm và bảo vệ môi trường.

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí để của các vật liệu, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, slượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo.

4.1.1.7. Đi tượng khác

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí để của các vật liệu, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có.

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy.

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo.

4.1.2. Kế hoạch đầu tư trang thiết bị và công trình ứng phó sự ctràn dầu

- Chủ cơ sở căn cứ vào vị trí có nguy cơ và lượng dầu tràn đã được tính toán (tại Mục 3.2) và đặc đim, chức năng, thông skỹ thuật, số lượng trang thiết bị, công trình ứng phó sự cố tràn dầu hiện có (tại Mục 4.1.1) để lên kế hoạch đầu tư, trang sắm thiết bị.

- Cơ sở cần nêu rõ thời gian hoàn thành việc đầu tư, trang sắm thiết bị.

4.2. Nhân lực tham gia ứng phó sự cố tràn dầu

4.2.1. Nhân lực ứng phó của cơ sở

4.2.1.1. Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu

- Danh sách thành viên (lập biểu), bao gồm các thông tin sau: Họ và tên; chức danh trong Công ty; chức danh trong Ban Chỉ huy (Trưởng ban, phó ban, ủy viên...); số điện thoại (di động);

- Chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy (trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên).

4.2.1.2. Đội ứng phó sự cố tràn dầu

- Danh sách thành viên (lập biu), bao gồm các thông tin sau: Họ và tên, chức danh trong cơ sở, chức danh trong Đội (Đội trưởng, đội phó, đội viên), số điện thoại (di động)

- Chức năng, nhiệm vụ của Đội ứng phó sự cố tràn dầu.

- Chủ cơ sở phải có Quyết định thành lập Ban Chỉ huy và Đội ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo bản Kế hoạch.

4.2.2. Nhân lực đề nghị ứng phó bên ngoài

Trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu vượt khả năng tự ứng phó của chủ cơ sở; Chủ cơ sở phải có sự hỗ trợ ứng phó từ các cơ quan, tổ chức bên ngoài (lập biểu bao gồm các thông tin: Tên cơ quan, tổ chức, địa chỉ, số điện thoại, fax).

CHƯƠNG 5. QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

5.1. Nếu nội kịch bản ứng phó đối với các cấp độ rủi ro của sự cố tại cơ sở

5.2. Triển khai ứng phó sự cố tràn dầu

5.2.1. Xử lý thông tin báo cáo, thông báo về sự cố tràn dầu

5.2.1.1. Xử lý thông tin:

- Khi nhận được thông tin báo cáo về sự cố tràn dầu, Ban Chỉ huy phải thực hiện xử lý thông tin gồm các nội dung sau:

+ Đánh giá tính xác thực của thông tin về sự cố;

+ Sơ bộ đánh giá tính chất, phạm vi, mức độ và hậu quả có thể của sự cố;

+ Chỉ đạo Đội ứng phó triển khai phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp với tình huống theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

5.2.1.2. Báo cáo, thông báo về sự cố tràn dầu

- Báo cáo, thông báo đến các cơ quan có chức năng về tình hình xử lý thông tin và các biện pháp triển khai phối hợp ứng phó cụ thể và các đề xuất kiến nghị.

- Thông báo với cơ quan, đơn vị đã ký kết hợp đồng hỗ trợ ứng phó trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu (nếu có).

- Cập nhật thông tin (địa ch, số điện thoại liên hệ) của các cơ quan, đơn vị phối hợp (nếu có).

- Thông báo cho đơn vị có khả năng hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu (đối với sự cố vượt quá khả năng tự ứng phó của cơ sở).

- Cập nhật thông tin (địa ch, số điện thoại liên hệ) của các cơ quan, đơn vị phối hp.

- Thông báo cho các cơ quan, đơn vị và người dân trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng hoặc có khả năng bị ảnh hưởng về sự cố tràn dầu để chủ động ứng phó, khắc phục

- Cập nhật thông tin (địa chỉ, sđiện thoại liên hệ) của các cơ quan, đơn vị và người dân có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự ctràn dầu (nếu có).

5.2.1.3. Báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự ctràn dầu đối với cơ quan chức năng

- Báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự ctràn dầu.

1. Báo cáo ban đầu sự cố tràn dầu: Thực hiện khi phát hiện về sự cố tràn dầu;

2. Các báo cáo sự cố tràn dầu tiếp theo: Thực hiện định kỳ hàng ngày trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu;

3. Báo cáo kết thúc sự cố tràn dầu: Thực hiện khi kết thúc các hoạt động ứng phó;

4. Báo cáo tng hp sự cố tràn dầu: Thực hiện để tổng hợp tình hình ứng phó sự cố tràn dầu từ lúc phát hiện dầu tràn đến khi kết thúc các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

5.3. Tổ chức triển khai ứng phó sự cố tràn dầu

5.3.1. Đối với sự cố tràn dầu ở quy mô cơ sở tự ứng cứu

- Mô tả cụ thể các hoạt động triển khai ứng phó, trong đó phải làm rõ việc phân công điều động các vị trí ứng phó và nhiệm vụ của từng thành viên thực hiện ứng phó tại hiện trường.

5.3.2. Đối với sự cố tràn dầu vượt quá khả năng tự ứng cứu của cơ sở

Mô tả các biện pháp chủ động ứng phó tại chỗ và phương án phối hợp triển khai ứng phó.

5.4. Kết thúc hoạt động ứng phó

- Công tác thu dọn hiện trường sau sự cố, xử lý chất thải thu gom sau sự cố, làm sạch vệ sinh môi trường.

- Tổ chức quan trc môi trường sau sự cố, dự kiến ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

- Công tác tài chính thanh toán cho những bên liên quan tham gia hỗ trợ và bồi thường thiệt hại (nếu có).

CHƯƠNG 6. CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

6.1. Cam kết tài chính

Nội dung cam kết tài chính phải được chủ cơ sở thể hiện bằng văn bản kèm theo báo cáo.

6.2. Thủ tục bồi thường thiệt hại

6.2.1. Bồi thường thiệt hại đối với môi trường

6.2.2. Bồi thường thiệt hại về kinh tế

6.2.3. Bồi thường thiệt hại khác có liên quan

6.3. Xác định thiệt hại từ sự cố tràn dầu

CHƯƠNG 7. NỘI DUNG KỊCH BẢN TẬP HUẤN, DIỄN TẬP, CẬP NHẬT VÀ PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH

7.1. Tập huấn, diễn tập

7.1.1. Kế hoạch tập huấn, diễn tập

- Dự kiến kế hoạch (thời gian, địa điểm, nội dung...)

7.1.2. Dự kiến danh sách các cán bộ nhân viên sẽ được tập huấn, diễn tập theo từng đợt

7.1.3. Những đơn vị, cơ quan tổ chức liên kết đào tạo, tập huấn

7.2. Diễn tập

- Xây dựng tình huống diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu điển hình, tình huống lượng dầu tràn lớn nhất và tình huống có khả năng gây tác động lớn nhất đối với từng đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu (từ khi phát hiện sự cố đến khi kết thúc sự cố, thu dọn hiện trường).

- Kịch bản diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu phải thể hiện cụ thể, phù hợp với vị trí thực tế, phân công rõ vị trí, nhiệm vụ ứng phó của từng thành viên và sơ đồ triển khai.

7.3. Cập nhật và phát triển Kế hoạch

Khi có sự thay đổi nội dung Kế hoạch; Chủ cơ sở sẽ báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường và chỉ thay đổi khi có sự chấp thuận của Sở Tài nguyên và Môi trường.

CHƯƠNG 8. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

8.1. Tổ chức thực hiện Kế hoạch

8.2. Thực hiện

- Mô tả trách nhiệm thực hiện của các phòng, ban, đơn vị.

- Mô tả trách nhiệm đơn vị phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu (nếu có).

PHỤ LỤC

1. Hồ sơ pháp lý liên quan đến cơ sở;

2. Hồ sơ kỹ thuật liên quan đến cơ sở: Sơ đồ mặt bằng, sơ đồ công nghệ; quy trình vận hành, thiết kế kỹ thuật có liên quan...

3. Quyết định thành lập Ban Chỉ huy và Đội ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở;

4. Cam kết đảm bảo tài chính.

 

PHỤ LỤC 04

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA CƠ SỞ
(Thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp quận/huyện/thị xã)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội)

1. MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA

(Tên cơ quan chủ quản)

(Chủ cơ sở)

KHOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

của (1)

CHỦ CƠ SỞ (*)
(Đại diện có thẩm quyền của chủ cơ sở ký, ghi họ tên, đóng dấu)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)
(Đại diện có thẩm quyền ca đơn vị ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

Tháng... năm …..

Ghi chú:

(1): Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở;

(*): Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

2. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA CƠ SỞ

- Mục lục

- Danh mục chữ viết tắt (nếu có)

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Giới thiệu tổng quan cơ sở

1.1.1. Thông tin về cơ sở

- Tên cơ sở:

- Người đại diện:

- Địa chỉ:

- Điện thoại - Fax:

- Thông tin khác có liên quan (nếu ):

1.1.2. Thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu của cơ sở

- Liệt kê các hoạt động được phép kinh doanh có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu;

- Liệt kê các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu.

1.2. Gii thiệu về các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu

1.2.1. Đi tượng thứ nhất, bao gồm các thông tin sau:

- Tên, vị trí:

- Quy mô, đặc điểm.

- Các loại dầu hiện có.

- Quy trình (nguyên tắc), công nghệ hoạt động.

- Sơ đồ tổng mặt bằng, hình ảnh mô tả.

- Mô tả đối tượng, khu vực xung quanh.

- Thông tin khác có liên quan (nếu có).

1.2.2. Đối tượng thứ n: Thông tin giống đối tượng thứ nhất.

(Đối với các đi tượng giống nhau về Đặc điểm điều kiện tự nhiên thì chmô tả cho một đối tượng).

CHƯƠNG 2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ

2.1. Mục đích, đối tượng

2.2. Phạm vi

- Phạm vi triển khai Kế hoạch.

- Quy mô tràn dầu cơ sở tự ứng phó (nêu rõ lượng dầu tràn).

- Quy mô tràn dầu cơ sở cần đến sự trợ giúp bên ngoài.

2.3. Cơ sở pháp lý

- Cơ sở pháp lý của cơ sở;

- Cơ sở pháp lý có liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU

3.1. Thống kê các sự cố tràn dầu đã xảy ra của cơ sở

3.2. Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu

- Đánh giá các nguy cơ có thể gây ra sự cố tràn dầu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

- Phân tích nguyên nhân, tính toán lượng dầu tràn đối với từng nguy cơ gây sự cố tràn dầu.

3.3. Khu vực chịu tác động bi sự cố tràn dầu

Dự báo những khu vực có khả năng chịu tác động bởi sự cố tràn dầu và mức độ ảnh hưởng.

CHƯƠNG 4. TRANG THIẾT BỊ, NHÂN LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

4.1. Công trình và trang thiết bị ứng phó

4.1.1. Công trình và trang thiết bị ứng phó hiện có

4.1.1.1. Đi với kho, bể chứa dầu

- Mô tả các đặc điểm, chức năng, quy mô, vị trí của các công trình hiện có

- Mô t đc đim, chức năng, thông skỹ thuật, slượng; vị trí để của các vật liệu trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo.

4.1.1.2. Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền

- Mô tả các đặc điểm, chức năng, quy mô, vị trí của các công trình hiện có

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí để của các vật liệu, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo.

4.1.2. Kế hoạch đầu tư trang thiết bị và công trình ứng phó sự cố tràn dầu

- Cơ sở căn cứ vào vị trí có nguy cơ và lượng dầu tràn đã được tính toán (tại Mục 3.2) và đặc đim, chức năng, thông skỹ thuật, số lượng trang thiết bị, công trình ứng phó sự cố tràn dầu hiện có (tại Mục 4.1.1) để lên kế hoạch đầu tư, sắm trang thiết bị.

- Cơ sở cần nêu rõ thời gian hoàn thành việc đầu tư, sắm trang thiết bị.

* Ghi chú: Cơ s phi đầu tư hoặc hợp đng sn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ sở có phương tiện, trang thiết bị ứng phó tương ứng với khả năng tràn dầu có thể xảy ra.

4.2. Nhân lực tham gia ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở

4.2.1. Nhân lực ứng phó của cơ sở

4.2.1.1. Ban Chhuy ứng phó sự cố tràn dầu

- Danh sách thành viên (lập biểu), bao gồm các thông tin sau: Họ và tên, chức danh trong Công ty, chức danh trong Ban Chỉ huy (Trưởng ban, phó ban, ủy viên ...), số điện thoại (di động),

- Chức năng, nhiệm vụ của Ban Ch huy (trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên).

4.2.1.2. Đội ứng phó sự cố tràn dầu

- Danh sách thành viên (lập biểu), bao gồm các thông tin sau: Họ và tên, chức danh trong cơ sở, chức danh trong Đội (Đội trưởng, đội phó, đội viên), số điện thoại (di động)

- Chức năng, nhiệm vụ của Đội ứng phó sự cố tràn dầu.

Lưu ý:

+ Đối với cơ sở có nhiều đối tượng phải lập Kế hoạch và các đối tượng này phân bổ tại nhiều địa đim khác nhau, không thuận tiện trong công tác ứng phó thì mỗi đối tượng phải có 01 Đội ứng phó riêng; Đội trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý chung cao nhất tại đối tượng phải lập kế hoạch như: Cửa hàng trưng, quản đốc, xí nghiệp.

+ Chủ cơ sở phải có Quyết định thành lập Ban Chỉ huy và Đội ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo bản Kế hoạch.

4.2.2. Nhân lực đề nghị ứng phó bên ngoài

Trường hợp xy ra sự cố tràn dầu vượt khả năng tự ứng phó của cơ sở, chủ cơ sở phải có sự hỗ trợ ứng phó từ các cơ quan, tổ chức bên ngoài (lập biểu bao gồm các thông tin: Tên cơ quan, tổ chức, địa chỉ, số điện thoại, fax).

CHƯƠNG 5. QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CTRÀN DẦU

5.1. Triển khai ứng phó sự cố tràn dầu

5.1.1. Xử lý thông tin và báo cáo, thông báo về sự cố tràn dầu

5.1.1.1. Xử lý thông tin:

- Khi nhận được thông tin báo cáo về sự cố tràn dầu, Ban Chỉ huy phải thực hiện xử lý thông tin gồm các nội dung sau:

+ Đánh giá tính xác thực của thông tin về sự cố;

+ Sơ bộ đánh giá tính chất, phạm vi, mức độ và hậu quả có thể của sự cố;

+ Chỉ đạo Đội ứng phó triển khai phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp với tình huống theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

5.1.1.2. Báo cáo, thông báo về sự cố tràn dầu

- Báo cáo, thông báo đến các cơ quan có chức năng về tình hình xử lý thông tin và các biện pháp triển khai phối hợp ứng phó cụ thể và các đề xuất kiến nghị.

- Thông báo với cơ quan, đơn vị đã ký kết hợp đồng hỗ trợ ứng phó trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu (nếu có).

- Cập nhật thông tin (địa chỉ, số điện thoại liên hệ) của các cơ quan, đơn vị phối hợp (nếu có).

- Thông báo cho đơn vị có khả năng hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu (đối với sự cố vượt quá khả năng tự ứng phó của cảng, cơ sở, dự án).

- Cập nhật thông tin (địa ch, số điện thoại liên h) của các cơ quan, đơn vị phối hợp.

- Thông báo cho các cơ quan, đơn vị và người dân trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng hoặc có khả năng bị ảnh hưởng về sự cố tràn dầu để chủ động ứng phó, khắc phục.

- Cập nhật thông tin (địa chỉ, số điện thoại liên hệ) của các cơ quan, đơn vị và người dân có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu (nếu có).

5.1.1.3. Báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự ctràn dầu đi với cơ quan chức năng

- Báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu.

1. Báo cáo ban đầu sự cố tràn dầu: Thực hiện khi phát hiện về sự cố tràn dầu;

2. Các báo cáo sự cố tràn dầu tiếp theo: Thực hiện định kỳ hàng ngày trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu;

3. Báo cáo kết thúc sự cố tràn dầu: Thực hiện khi kết thúc các hoạt động ứng phó;

4. Báo cáo tng hp sự cố tràn dầu: Thực hiện đtổng hợp tình hình ứng phó sự cố tràn dầu từ lúc phát hiện dầu tràn đến khi kết thúc các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

5.2. Tổ chức triển khai ứng phó sự cố tràn dầu

5.2.1. Đối với sự ctràn dầu ở quy mô cơ sở tự ứng cứu

- Mô tả cụ thể các hoạt động triển khai ứng phó, trong đó phải làm rõ việc phân công điều động các vị trí ứng phó và nhiệm vụ của từng thành viên thực hiện ứng phó tại hiện trường.

5.2.2. Đối với sự cố tràn dầu vượt quá khả năng tự ứng cứu của cơ sở

Mô tả các biện pháp chủ động ứng phó tại chỗ và phương án phối hợp triển khai ứng phó.

5.3. Kết thúc hoạt động ứng phó

- Công tác thu dọn hiện trường sau sự cố, xử lý chất thải thu gom sau sự cố, làm sạch vệ sinh môi trường.

- T chc quan trc môi trường sau sự cố, dự kiến ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

- Công tác tài chính thanh toán cho những bên liên quan tham gia hỗ trợ và bồi thường thiệt hại (nếu có).

CHƯƠNG 6. CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

6.1. Cam kết tài chính

Nội dung cam kết tài chính phải được chủ cơ sở được thể hiện bằng văn bản kèm theo báo cáo.

6.2. Thủ tục bồi thường thiệt hại

6.2.1. Bồi thường thiệt hại đối với môi trường

6.2.2. Bồi thường thiệt hại về kinh tế

6.2.3. Bồi thường thiệt hại khác có liên quan

6.3. Xác định thiệt hại từ sự cố tràn dầu

CHƯƠNG 7. TẬP HUẤN, DIỄN TẬP, CẬP NHẬT VÀ PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH

7.1. Tập huấn, diễn tập

7.1.1. Kế hoạch tập huấn, diễn tập

- Dự kiến kế hoạch (thời gian, địa điểm, nội dung...)

7.1.2. Dự kiến danh sách các cán bộ nhân viên sẽ được tập huấn, diễn tập theo từng đợt

7.1.3. Những đơn vị, cơ quan tổ chức liên kết đào tạo, tập huấn

7.2. Diễn tập

- Xây dựng tình huống diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu đin hình, tình hung lượng dầu tràn lớn nhất và tình huống có khả năng gây tác động lớn nhất đối với từng đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu (từ khi phát hiện sự cố đến khi kết thúc sự cố, thu dọn hiện trường).

- Kịch bản diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu phải thể hiện cụ thể, phù hợp với vị trí thực tế, phân công rõ vị trí, nhiệm vụ ứng phó của từng thành viên và sơ đồ triển khai.

7.3. Cập nhật và phát triển Kế hoạch

Khi có sự thay đổi nội dung Kế hoạch; Chủ cơ sở sẽ báo cáo UBND các quận/huyện/thị xã/ và chỉ thay đổi khi có sự chấp thuận của UBND các quận/ huyện/thị xã.

CHƯƠNG 8. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

8.1. Tổ chức thực hiện Kế hoạch

8.2. Thực hiện

- Mô tả trách nhiệm thực hiện của các phòng, ban, đơn vị.

- Mô tả trách nhiệm đơn vị phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu (nếu có).

PHỤ LỤC

1. Hồ sơ pháp lý liên quan đến cơ sở;

2. Hồ sơ kỹ thuật liên quan đến cơ sở: Sơ đồ mặt bằng, sơ đồ công nghệ; quy trình vận hành, thiết kế kỹ thuật có liên quan...

3. Quyết định thành lập Ban Chỉ huy và Đội ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở;

4. Cam kết đảm bảo tài chính.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 22/2017/QĐ-UBND ngày 12/06/2017 Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.698

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.6.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!