Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2038/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Lê Duy Thành
Ngày ban hành: 21/09/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2038/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 21 tháng 9 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 51-CTR/TU NGÀY 05 THÁNG 6 NĂM 2023 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC TRONG TÌNH HÌNH MỚI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới;

Căn cứ Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 05 tháng 6 năm 2023 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc;

Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 55/TTr-SKHCN ngày 11/8/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 51- CTr/TU ngày 05 tháng 6 năm 2023 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới (Có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh;Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện/thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Duy Thành

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 51-CTR/TU NGÀY 05 THÁNG 6 NĂM 2023 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA XVII THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2038/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2023 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Thực hiện nghị quyết số 36 NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 36-NQ/TW), Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 05 tháng 6 năm 2023 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới (sau đây viết tắt là Chương trình hành động số 51-CTr/TU);

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng của phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước, của tỉnh, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

2. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chương trình hành động số 51- CTr/TU phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, có tính khả thi, phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động được nguồn lực và sự tham gia của cả hệ thống chính trị và nhân dân.

3. Từng bước xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách và tập trung nguồn lực để thực hiện phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững tỉnh Vĩnh Phúc trong tình hình mới.

4. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, thống nhất giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và chế độ thông tin báo cáo trong quá trình thực hiện.

5. Phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học vào thực tiễn góp phần phát triển kinh tế, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP của tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu đến năm 2030

- Phấn đấu đến năm 2030, công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực có lợi thế của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Từng bước hình thành và phát triển công nghệ sinh học trên một số lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, dược liệu, công nghiệp chế biến,… nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; sử dụng các chế phẩm sinh học (sản phẩm phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học, vacxin, men vi sinh, chế phẩm vi sinh) trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tiến tới thay thế dần các sản phẩm nguồn gốc hóa học; xây dựng nền nông nghiệp an toàn, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp theo hướng hữu cơ và nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao và bền vững.Phấn đấu điện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 2% diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực: Lúa, rau các loại, cây ăn quả. Tỷ lệ sản phẩm thịt lợn, thịt gà hữu cơ đạt khoảng 1,5% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 1,0% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản.

- Nghiên cứu và chuyển giao quy trình kỹ thuật, sản phẩm công nghệ sinh học vào sản xuất: Công nghệ nuôi cấy mô tế bào (invitro) trong sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp; công nghệ cấy truyền phôi tạo ra giống mới trong chăn nuôi; công nghệ enzym, protein và vi sinh để phòng - trị bệnh, kích thích sinh trưởng trong nuôi trồng thủy hải sản.

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý các chất thải gây ô nhiễm, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường: xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải làng nghề, nước thải y tế, cải tạo ao, đầm hồ ô nhiễm.

- Làm chủ được một số công nghệ sinh học mới, tạo ra sản phẩm có chất lượng và khả năng ứng dụng thực tiễn sản xuất tại Vĩnh Phúc và các địa phương lân cận.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ sinh học theo hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nghề, bồi dưỡng ngắn hạn bảo đảm chất lượng, đặc biệt chú trọng đào tạo được nguồn nhân lực chuyên sâu, chuyên gia có trình độ cao phục vụ phát triển công nghệ sinh học của tỉnh.

2. Tầm nhìn đến năm 2045

Tiếp tục nâng cao năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến tiếp cận nền tảng công nghệ hiện đại thế giới cũng như trong nước, có khả năng ứng dụng sản xuất quy mô công nghiệp đưa Vĩnh Phúc cơ bản là tỉnh có nền công nghiệp sinh học phát triển trong nước.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp sinh học trong tình hình mới

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chương trình hành động số 51-CTr/TU và các văn bản có liên quan tới các cấp, các ngành và toàn xã hội thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, phương tiện thông tin đại chúng... để nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng của phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân.

- Tuyên truyền và nhân rộng những mô hình điển hình trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư nghiệp và khuyến công để giới thiệu, tập huấn, hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cấp, các ngành về các tiến bộ, kỹ thuật của công nghệ sinh học.

- Tổ chức các hội thảo khoa học về ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phổ biến kiến thức, thành tựu khoa học và công nghệ mới về công nghệ sinh học, các kết quả nổi bật của công nghiệp sinh học; kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, giới thiệu mô hình doanh nghiệp công nghiệp sinh học trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tuyên truyền, khuyến khích sử dụng các sản phẩm công nghiệp sinh học sản xuất trong nước. Kịp thời khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động hiệu quả.

2. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về công nghiệp sinh học; các cơ chế, chính sách có liên quan đến phát triển công nghiệp sinh học, gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học quy mô hàng hóa, đảm bảo phát triển bền vững.

- Tạo lập thị trường thông thoáng, thuận lợi, phát triển thêm các ngành công nghiệp phụ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành công nghiệp sinh học, hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc sở hữu trí tuệ các sản phẩm công nghệ sinh học, xây dựng hình ảnh, tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại.

3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng hiện đại, xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp của tỉnh

3.1. Phát triển công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao

- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền, công nghệ nuôi cấy mô trong chọn, tạo, nhân giống các giống cây trồng chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa trong nông, lâm nghiệp; phân lập trong chọn, tạo, nhân giống cây trồng.

- Ứng dụng ưu thế lai và các công nghệ truyền giống trong chọn, tạo và nhân giống các giống gia súc, gia cầm, thủy sản có năng suất, chất lượng cung cấp cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.

- Ứng dụng, làm chủ công nghệ phát triển bộ sinh phẩm (KIT) phát hiện nhanh, kiểm định, đánh giá chất lượng con giống.

- Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc, phân hữu cơ vi sinh - sinh học,... thay thế các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, kháng sinh trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe con người, vật nuôi.

- Ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp, xử lý môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

3.2. Phát triển công nghệ sinh học phục vụ chế biến bảo quản sau thu hoạch sản phẩm nông nghiệp

- Ưu tiên nguồn vốn khoa học công nghệ để triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm từ các nông sản chủ lực của tỉnh.

- Triển khai các mô hình khoa học công nghệ xây dựng vùng sản xuất lúa, rau, quả hàng hóa, cây ăn quả, cây dược liệu... theo hướng sản xuất hữu cơ.

- Áp dụng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn trong chăn nuôi lợn, gia cầm, bò thịt, bò sữa trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có của địa phương, ứng dụng công nghệ sinh học tạo nguồn thức ăn mới, thức ăn bổ sung dùng trong chăn nuôi, xử lý và tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp tạo ra nguyên liệu trong quá trình sản xuất.

- Ứng dụng bộ sinh phẩm KIT phục vụ kiểm định, đánh giá an toàn và chất lượng thực phẩm từ cây trồng, vật nuôi, thủy sản; giám định, chẩn đoán tác nhân gây bệnh, chất lượng nông sản, thực phẩm.

- Ứng dụng công nghệ tạo chế phẩm sinh học để nâng cao giá trị cho các phụ phẩm chế biến sau thu hoạch sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

- Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ bảo quản, chế biến nông sản góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho các nông sản chủ lực của tỉnh.

3.3. Phát triển công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu sản xuất các loại nguyên liệu sinh hóa dược, các thực phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe (thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm có chứa các chất có hoạt tính sinh học); thực phẩm giành cho con người hoạt động trong các điều kiện đặc biệt, cường lực cao, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh trên cơ thể người có nguồn gốc từ thực vật, vi sinh vật, nấm, sinh vật biển,...

- Sản xuất các hoạt chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu phục vụ sản xuất thực phẩm, thức ăn, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

- Ứng dụng, làm chủ công nghệ phát triển bộ sinh phẩm (KIT) phát hiện nhanh, kiểm định, đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực công nghiệp chế biến tích hợp nhiều đặc tính mới, ưu việt, phù hợp với thực tiễn quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tiếp nhận các công nghệ có tính ứng dụng cao phù hợp với đặc tính nguyên liệu trong nước nhằm kịp thời khai thác, đưa công nghệ vào sản xuất, thương mại hóa sản phẩm.

3.4. Ứng dụng công nghệ sinh học trong quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Phân lập, lưu giữ các chủng vi sinh vật tại các cơ sở, phòng thí nghiệm; Ứng dụng các chế phẩm sinh học xử lý chất thải trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản: xử lý rác thải hữu cơ thành phân vi sinh tái sử dụng trong canh tác nông nghiệp; chế phẩm xử lý nước thải có nguồn gốc hữu cơ, vi sinh tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ, nước rỉ rác...; áp dụng các vi sinh vật, thực vật có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm, cải tạo phục hồi môi trường đất, phục hồi hệ sinh thái.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp có hoạt động về công nghệ sinh học nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới, hỗ trợ xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ; nghiên cứu sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học quy mô công nghiệp; xây dựng thương hiệu, thương mại hoá sản phẩm; khai thác, sử dụng hiệu quả các phát minh, sáng chế công nghệ sinh học có giá trị cao của thế giới, ứng dụng hiệu quả trong công nghiệp sinh học

3.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phát triển công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư hoàn thiện và đồng bộ các trang thiết bị của các đơn vị có năng lực nghiên cứu về công nghệ sinh học để tiếp nhận và thực hiện chuyển giao các quy trình nhân giống sạch bệnh, bảo tồn quỹ gen các giống cây, con quý hiếm đáp ứng yêu cầu sản xuất tại địa phương.

- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm nghiên cứu về công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh; hiện đại hóa hệ thống phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, các trung tâm đánh giá, kiểm định, kiểm soát dịch bệnh.

- Tập trung đầu tư nguồn lực nhằm nâng cao năng lực phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, trong đó ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu làm chủ công nghệ, phát triển sản phẩm công nghệ sinh học mà Việt Nam và tỉnh Vĩnh Phúc có lợi thế.

- Hỗ trợ, phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ, thiết bị nhằm sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học đạt tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế.

4. Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong tỉnh tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học ngành nông nghiệp. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp sinh học, đào tạo chuyển giao công nghệ sinh học từ nước ngoài.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học của các tổ chức khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ và doanh nghiệp công nghiệp sinh học thông qua việc ưu tiên cử cán bộ nghiên cứu đi đào tạo, nghiên cứu chuyên ngành công nghệ sinh học bậc tiến sĩ, thạc sĩ; đào tạo chuyên gia đầu ngành về công nghệ sinh học.

- Tổ chức các lớp đào tạo kỹ thuật viên trong nước về công nghiệp sinh học, kết hợp bồi dưỡng tập huấn chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân liên quan.

- Triển khai các hoạt động hỗ trợ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ công nghệ sinh học năm cuối tiếp cận với doanh nghiệp nước ngoài để có kỹ năng thực tế phục vụ phát triển các công ty công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong phát triển công nghiệp sinh học.

5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học

- Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt tranh thủ quan hệ hợp tác hữu nghị từ các địa phương có quan hệ hợp tác hữu nghị với Vĩnh Phúc (tỉnh Chungcheongbuk - Hàn Quốc, tỉnh Akita và tỉnh Tochigi - Nhật Bản….) trong lĩnh vực công nghệ sinh học để thực hiện chuyển giao, trao đổi công nghệ sinh học. Tổ chức các lớp thăm quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển công nghiệp sinh học. Học hỏi kinh nghiệm, thu hút đầu tư, tranh thủ sự giúp đỡ từ các nước có mối quan hệ hợp tác quốc tế với tỉnh.

- Tiến hành các hợp tác song phương và đa phương với doanh nghiệp, đơn vị đào tạo, nghiên cứu của các nước có nền công nghiệp sinh học chế biến tiên tiến trong khu vực và trên thế giới để đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, thu hút đầu tư, tranh thủ sự giúp đỡ nhằm phát triển nhanh, mạnh và vững chắc công nghệ sinh học của tỉnh.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị về công nghệ sinh học nông nghiệp.

- Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân mua, chuyển nhượng bản quyền đối với những công nghệ, vật liệu và thuê chuyên gia nước ngoài đối với các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ sinh học.

6. Các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình hành động số 51- Ctr/TU ngày 05 tháng 6 năm 2023 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về đầu tư công; nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch, dự án và các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn tỉnh.

2. Các nguồn vốn tài trợ, viện trợ, nguồn vốn hợp pháp khác từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Căn cứ nội dung Kế hoạch này các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng các chương trình, dự án kèm theo dự toán kinh phí gửi các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Là đầu mối theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, các địa phương, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả triển khai thực hiện. Đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung kế hoạch này phù hợp với thực tiễn và định hướng phát triển của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan tổ chức hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp sinh học tại địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh và các sở, ban, ngành tuyên truyền theo yêu cầu.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu đề xuất các chương trình, dự án khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản và xây dựng nông thôn mới ứng dụng công nghệ sinh học.

- Phối hợp với Sở công thương, Tài nguyên và môi trường nghiên cứu đề xuất các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất công nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện những nội dung, cơ chế chính sách phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt ứng dụng có chọn lọc các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao để phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, tăng nhanh tỷ lệ nông lâm thủy sản chế biến, nhất là chế biến phục vụ xuất khẩu; phát triển bền vững các hàng hóa nông sản chủ lực của tỉnh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ thuộc ngành, theo Quyết định số 429/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030”.

3. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung, cơ chế chính sách phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực y dược.

4. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung, cơ chế chính sách phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công thương. Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030”.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Sử dụng có hiệu quả công nghệ sinh học vào trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan trong việc cân đối nguồn vốn triển khai kế hoạch thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

7. Sở Tài chính

Có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật NSNN và khả năng cân đối vốn của ngân sách tỉnh.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì công tác chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các quan điểm, mục tiêu, chủ trương và chính sách của tỉnh và của trung ương về phát triển công nghệ sinh học.

Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ trong biên soạn tài liệu tuyên truyền về lĩnh vực này, gửi hệ thống truyền thông cơ sở trên địa bàn tỉnh để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền.

9. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố hàng năm xây dựng Kế hoạch Giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chú trọng đến lĩnh vực công nghệ sinh học.

10. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng, nhân lực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục và đào tạo chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy môn sinh học và lĩnh vực công nghệ sinh học.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong các nhà trường, xây dựng kế hoạch cho học sinh đi ngoại khóa về các mô hình sản xuất, nghiên cứu công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh.

11. Sở Nội vụ

Nghiên cứu tuyển dụng thu hút và đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành công nghệ sinh học trên cơ sở đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan.

12. Sở Ngoại vụ

Chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các ngành, địa phương, đơn vị đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học. Tăng cường xúc tiến, kết nối các cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp trong nước với các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp nước ngoài có uy tín nhằm vận động, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và đầu tư nước ngoài gắn với công nghệ sinh học.

13. Các các sở, ban, ngành, đoàn thể

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu trong việc tham gia hỗ trợ thực hiện phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới của UBND tỉnh

14. Báo Vĩnh Phúc, Đài phát thành và Truyền hình tỉnh

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thực hiện phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới của UBND tỉnh.

15. UBND các huyện, thành phố

- Chủ động xây dựng Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới tại địa phương.

- Chỉ đạo, phân công trách nhiệm từng cấp và các phòng, ban, ngành trong việc tổ chức thực phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới của tỉnh Vĩnh Phúc.

- Tăng cường chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn thực hiện phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững.

16. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

Phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường thông tin, tuyên truyền về Nghị quyết số 36-NQ/TW và Kế hoạch này tới các doanh nghiệp để khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào phát triển công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh.

17. Các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh

Chủ động đề xuất các nhiệm vụ liên quan đến phát triển công nghệ sinh học; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thành phố trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 05 tháng 6 năm 2023 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới; UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện (qua Sở Khoa học và Công nghệ) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kịp thời xem xét, điều chỉnh bổ sung phù hợp với tình hình thực tế./.

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂMTHỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 51-CTR/TU NGÀY 05 THÁNG 6 NĂM 2023 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 2038/QĐ-UBND ngày 21/9/2023 của UBND tỉnh)

Số TT

Nội dung nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Sản phẩm

Thời gian thực hiện

I

Phân công nhiệm vụ của các đơn vị

1.

Thông tin, tuyên truyền về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống Nhân dân.

Sở Thông tin và truyền thông

Sở Khoa học và Công nghệ, Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh

Hàng năm tổ chức it nhất 01 Hội thảo, viết các bài viết trên hệ thống thông tin.

Năm 2023-2030

2.

Tuyển chọn các giống cây trồng nông, lâm nghiệp mới thích nghi với biến đổi khí hậu, chống chịu sâu bệnh, nâng cao chất lượng trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Tuyển chọn ít nhất 03 giống cây

Năm 2023-2030

3.

Ứng dụng các chế phẩm công nghệ sinh học sử dụng trong sản xuất giống cây, trồng, chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng.

Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Ít nhất có 10 công trình nghiên cứu ứng dụng thành công

Năm 2023-2030

4.

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Ít nhất có 05 công trình nghiên cứu ứng dụng thành công

Năm 2023-2030

5.

Tổ chức ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân giống các loài cây quý, hiếm cây có nguy cơ tuyệt chủng cao

Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh

Ít nhất có 05 công trình nghiên cứu ứng dụng thành công

Năm 2023-2030

6.

Rà soát, triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh

Ít nhất có 01 văn bản triển khai đề xuất với UBND tỉnh phê duyệt

Năm 2023-2030

7.

Tham mưu cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh

Ít nhất có 01 cơ chế chính sách xuất với UBND tỉnh phê duyệt

Năm 2024-2030

8.

Vận động doanh nghiệp, hợp tác xã trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm, dược liệu …tham gia trực tiếp và đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội doanh nghiệp,

Vận động ít nhất 05 doanh nghiệp tham gia

Năm 2023-2030

9.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh

Trình UBND tỉnh phê duyệt triển khai ít nhất 15 nhiệm vụ liên quan đến quỹ gen

Năm 2023-2030

10.

Triển khai các đề tài, dự án khoa học và công nghệ về phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất và đời sống.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh

Tuyển chọn và trình UBND tỉnh phê duyệt triển khai ít nhất 10 nhiệm vụ

Năm 2023-2030

11.

Tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh, khen thưởng, nhân rộng các mô hình công nghệ sinh học tiêu biểu trong sản xuất và đời sống.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh

Tổ chức 3 đợt xét khen thưởng

Năm 2025, 2028 và 2030

12.

Tư vấn hỗ trợ thành lập mới các doanh nghiệp, hợp tác xã theo hướng sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ít nhất 03 doanh nghiệp được phê duyệt

Năm 2023-2030

13.

Tổ chức hội thảo "Vai trò của công nghệ sinh học trong việc nâng cao giá trị sản phẩm của doanh nghiệp, hợp tác xã".

Sở Khoa học và Công nghệ

Ban Tuyên giáo tỉnh, Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh

01 Hội thảo cấp tỉnh

Quý 3 - Quý 4 Năm 2023

14.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân

Sở y tế

Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh

Đề xuất ít nhất 02 nhiệm vụ trình UBND tỉnh phê duyệt

Năm 2023-2030

II

Các dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học và quỹ gen

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Sản phẩm

Thời gian thực hiện

1

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen quý hiếm loài cây Lim xanh (Erythrophleum fordii);

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành; Các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh

Năm 2024-2025

2

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen 2 loài cây quý hiếm: Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.) và Gù hương Cinnamomum balansae H.)

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành; Các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh

Năm 2024-2025

3

Điều tra, thu thập, đánh giá, tư liệu hóa nguồn gen thủy sản quý, có giá trị kinh tế hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành; Các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh

Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh

Năm 2024-2025

4

Bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen một số giống nấm ăn, nấm dược liệu tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành; Các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh

Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh

Năm 2024-2025

5

Xây dựng vườn bảo tồn, lưu giữ, nhân giống và phát triển một số loài cây dược liệu bản địa của tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành; Các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh

Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh

Năm 2024-2025

6

Bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen một số loài cây dược liệu bằng các biện pháp công nghệ sinh học tiên tiến tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành; Các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh

Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh

Năm 2024-2025

7

Bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen một số loài hoa Lan quý bằng các biện pháp công nghệ sinh học tiên tiến tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành; Các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh

Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh

Năm 2024-2025

8

Phân lập, lưu giữ, bảo tồn các chủng vi sinh vật phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở NN & PTNT

Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh

Năm 2023-2025

9

Dự án cải tạo, nâng cấp trang thiết bị phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở NN & PTNT

Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh

Năm 2023-2025

10

Xây dựng đề án phát triển công nghệ sinh học gắn với mô hình đổi mới tăng trưởng theo hướng hiện đại, xanh, bền vững trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành; Các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh

Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh

Năm 2024-2025

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2038/QĐ-UBND ngày 21/09/2023 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 51-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


367

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.193.193
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!