Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 20/2020/QĐ-UBND quản lý bảo vệ tài nguyên nước Đà Nẵng

Số hiệu: 20/2020/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Huỳnh Đức Thơ
Ngày ban hành: 06/07/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2020/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 06 tháng 7 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

Căn cứ Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

Căn cứ Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;

Căn cứ Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất;

Căn cứ Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

Căn cứ Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất;

Căn cứ Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 284/TTr-STNMT ngày 13 tháng 5 năm 2020 và hồ sơ kèm theo.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2020 và thay thế Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2014 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quy định về quản lý, hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc sửa đổi khoản 2, Điều 8 quy định về quản lý, hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2014 của UBND thành phố.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã, phường; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn ban - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TT HĐND, Đoàn ĐBQH t/phố;
- Chủ tịch, các PCT UBND thành phố;
- Ủy ban MTTQVN TP và các hội, đoàn thể tp;
- Các sở, ban, ngành;
- Công an TP, BCHQS TP, BCH BĐBP TP;
- UBND quận, huyện, xã, phường;
- Đài PTTH ĐN, Báo Đà Nẵng;
- Trung tâm THVN tại Đà Nẵng;
- Cổng thông tin điện tử TP;
- VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND TP;
- Lưu: VT, ĐTĐT, STNMT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Thơ

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2020/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này điều chỉnh các hoạt động về quản lý, bảo vệ, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra (gọi chung là hoạt động tài nguyên nước) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2. Nước dưới đất và nước biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.

3. Những nội dung không quy định tại Quy định này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện); UBND xã, phường (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là tổ chức, cá nhân) khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

Điều 3. Quản lý khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển

1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt, nước biển phải lập thủ tục cấp giấy phép theo quy định, trừ các trường hợp không phải đăng ký và không phải xin phép được quy định tại Điều 16 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .

2. Việc đăng ký và thủ tục, hồ sơ cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt, nước biển thực hiện theo quy định tại Nghị định số 201/2013/NĐ-CP và Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT .

Điều 4. Quản lý khai thác, sử dụng nước dưới đất

1. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc khoanh định, công bố Danh mục, Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và lập phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác trên địa bàn; trình UBND thành phố phê duyệt.

2. Việc điều tra, đánh giá và lập đề án thăm dò nước dưới đất, thiết kế thăm dò nước dưới đất, báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất, báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép, báo cáo kết quả thăm dò nước dưới đất và báo cáo thi công giếng khai thác nước dưới đất phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2016/NĐ-CP và Nghị định số 136/2018/NĐ-CP.

3. Tổ chức, cá nhân có các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất phải thực hiện các quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất theo Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT .

4. Việc đăng ký và cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất được thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 5. Quản lý hành nghề khoan nước dưới đất

1. Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định của pháp luật.

2. Việc cấp phép và thủ tục, hồ sơ hành nghề khoan nước dưới đất được thực hiện theo Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT .

Chương II

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 6. Bảo vệ chất lượng nguồn nước phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt

UBND cấp huyện nơi có công trình khai thác nước phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, phê duyệt.

Điều 7. Hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước

Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP .

Chương III

KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 8. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất thuộc thẩm quyền cấp phép hoạt động tài nguyên nước của UBND thành phố

Việc thực hiện cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép của UBND thành phố thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.

Điều 9. Đăng ký khai thác nước dưới đất

1. Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10m3/ngày đêm; khai thác nước dưới đt cho sinh hoạt của hộ gia đình; cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất và có chiều sâu giếng khoan lớn hơn 20m phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.

Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất được quy định cụ thể tại Quyết định phê duyệt danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất của UBND thành phố.

2. Thẩm quyền đăng ký khai thác nước dưới đất:

a) UBND cấp xã:

- Tổ chức đăng ký cho các tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho mục đích kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm; giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực quy định phải đăng ký khai thác nước dưới đất và có chiều sâu lớn hơn 20 m thuộc địa bàn quản lý;

- Rà soát, đề nghị bổ sung khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất phù hợp với thực tế gửi UBND cấp huyện để tổng hợp, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 05 tháng 12 hằng năm.

b) UBND cấp huyện:

- Tổ chức đăng ký cho các tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất và các trường hợp khác với quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này thuộc địa bàn quản lý với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm nằm trong các khu vực quy định phải đăng ký khai thác nước dưới đất và có chiều sâu lớn hơn 20 m;

- Rà soát, đề nghị bsung khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất phù hợp với thực tế gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp trước ngày 05 tháng 12 hằng năm.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký

Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT .

4. Tổ chức, cá nhân đăng ký khai thác nước dưới đất phải thực hiện quy định về thiết kế, thi công giếng khoan khai thác nước dưới đất theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT .

5. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt, ăn uống phải có phương án xử lý nước đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống do Bộ Y tế ban hành.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM BÁO CÁO CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC UBND THÀNH PHỐ CẤP GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 10. Báo cáo sự cố

Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi gặp sự cố gây ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng nguồn nước hoặc phát hiện các trường hợp bất thường về số lượng, chất lượng nguồn nước, sụt lún đất và các hiện tượng bất thường khác phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

Điều 11. Nội dung, yêu cầu đối với báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

Báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân đã được UBND thành phố cấp giấy phép tài nguyên nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 31/2018/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo tài nguyên nước.

Chương V

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 12. Các sở, ban, ngành

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Tham mưu UBND thành phố thực hiện trách nhiệm về quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố theo quy định tại khoản 1, Điều 71 của Luật tài nguyên nước;

b) Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND thành phố;

c) Thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, cấp lại giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thu phí về tài nguyên nước, thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

d) Kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố;

đ) Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn;

e) Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;

g) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật;

h) Chủ trì tổ chức thống kê, kiểm kê, đánh giá, dự báo tài nguyên nước; xây dựng, cập nhật và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của thành phố Đà Nẵng về tài nguyên nước; xây dựng báo cáo tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước; công bố và cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước theo quy định;

i) Đề xuất các chủ trương, chính sách hợp tác về tài nguyên nước với các tỉnh lân cận có chung nguồn nước với thành phố Đà Nẵng;

k) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về tài nguyên nước; xây dựng, phổ biến, tuyên truyền mô hình, công nghệ, thiết bị sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; tổ chức biên tập, xuất bản các ấn phẩm về tài nguyên nước; thực hiện các nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ sau khi được phê duyệt;

l) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về tài nguyên nước; tuyên truyền, giải đáp pháp luật về tài nguyên nước; tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về tài nguyên nước theo quy định;

m) Xây dựng, ký kết các văn bản quy định về quan hệ, phối hợp công tác giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND cấp huyện trên lĩnh vực tài nguyên nước;

n) Phối hợp thẩm định, có ý kiến đối với kết quả thẩm định hồ sơ, phương án thi công của các chủ đầu tư có hoạt động hạ thấp mực nước để thi công hố móng và công trình ngầm;

o) Chủ trì, phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ thường xuyên cập nhật số liệu về khí tượng, thủy văn trên địa bàn thành phố; mức độ xâm nhập mặn theo các sông, kênh, rạch vào nội địa; tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước và xả nước thải vào nguồn nước. Cung cấp kịp thời số liệu về tài nguyên nước cho các ngành, các cấp thực hiện biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước;

p) Tham gia tổ chức phối hợp liên ngành của Trung ương, thường trực tổ chức phối hợp liên ngành của địa phương về quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông;

q) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo yêu cầu của UBND thành phố và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đề xuất các biện pháp:

- Bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước, sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc sự cố xâm nhập mặn gây ra thiếu nước đối với khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố;

- Bảo đảm nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và cấp nước sinh hoạt nông thôn; thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.

b) Cung cấp số liệu, dữ liệu quản lý nhà nước về sử dụng nước trong nông nghiệp, công trình thủy lợi, hồ chứa thủy lợi, dự án có liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, dữ liệu nước sạch nông thôn cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của thành phố.

3. Sở Xây dựng

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND cấp quận/huyện đề xuất các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước đối với khu vực đô thị trên địa bàn thành phố;

b) Cung cấp số liệu, dữ liệu quản lý nhà nước về quy hoạch nguồn cấp nước sinh hoạt đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; số liệu về các đơn vị thu nhận, xử lý nước thải đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của thành phố;

c) Tham mưu UBND thành phố quy định các trường hợp được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố theo quy định tại khoản 2, Điều 35 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

d) Giám sát hoạt động khoan khảo sát địa chất công trình, không để các hoạt động này gây ô nhiễm nguồn nước. Yêu cầu các đơn vị thực hiện khoan, khảo sát địa chất công trình trám lấp các lỗ khoan theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành;

e) Giám sát việc thi công công trình xây dựng có sử dụng vật liệu hoặc phụ gia, không để quá trình thi công làm ô nhiễm nguồn nước.

4. Sở Y tế

a) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành và địa phương có liên quan giám sát chất lượng nguồn nước dùng cho sinh hoạt định kỳ theo quy định. Công bố những khu vực có chất lượng nguồn nước đảm bảo và không đảm bảo tiêu chuẩn dùng cho mục đích sinh hoạt;

b) Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước của ngành hàng năm báo cáo cho UBND thành phố, đồng thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi tổng hợp tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước của ngành;

c) Chỉ đạo, đôn đốc, giám sát các cơ sở y tế thuộc đối tượng quản lý:

- Tuân thủ Luật tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành về khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

- Lập hồ sơ đề nghị cấp phép, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước theo quy định;

- Bố trí nhân lực, thiết bị, kinh phí thực hiện vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải, quan trắc lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

d) Tham gia ý kiến bằng văn bản về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình và xả nước thải y tế vào nguồn nước đối với các trường hợp do UBND thành phố cấp phép.

5. Sở Giao thông Vận tải

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của tàu, thuyền trên các tuyến giao thông đường thủy để đảm bảo không gây sạt, lở bờ, bãi sông.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan, thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm và dài hạn cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước;

b) Khi tiếp nhận, thẩm định các dự án đầu tư có khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước phải phối hợp, lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan về phương án cấp nước, thoát nước, xả nước thải vào nguồn nước;

c) Tham mưu UBND thành phố quyết định hình thức ưu đãi đối với các dự án đầu tư có các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả theo quy định tại Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

7. Sở Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan cân đối, thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt kinh phí hàng năm và dài hạn cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước; thẩm định chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

b) Tham mưu UBND thành phố ban hành các quy định về thuế tài nguyên nước, phí, lệ phí lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật; triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

8. Sở Công thương

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ thương mại, công nghiệp.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định về tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh trên địa bàn thành phố.

10. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và xử lý, cải tạo, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt trình UBND thành phố phê duyệt; tổ chức triển khai, chuyển giao, ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước vào sản xuất và đời sống.

11. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng tổ chức tuyên truyền các văn bản, quy định của Trung ương và của thành phố có liên quan đến hoạt động về tài nguyên nước để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện đúng theo quy định.

12. Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp

a) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ có sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước lập hồ sơ cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo đúng quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra hoạt động tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi được giao quản lý; xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm theo thẩm quyền;

c) Tham gia ý kiến bằng văn bản về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp do UBND thành phố cấp trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

13. Công an thành phố Đà Nẵng

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất trái phép trên địa bàn thành phố.

14. Cục Thuế thành phố

- Tổ chức thực hiện thu các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật về thuế, phí và các chính sách thu hiện hành trong lĩnh vực tài nguyên nước;

- Hằng năm, trước ngày 15 tháng 12 tổng hợp kết quả thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và tiền thuế tài nguyên nước trên phạm vi toàn thành phố, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

15. Các cơ quan: Báo Đà Nẵng, Báo Công an thành phố Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng và các cơ quan thông tấn, báo chí của trung ương đóng trên địa bàn thành phố kịp thời đăng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về tài nguyên nước.

Điều 13. UBND cấp huyện, cấp xã

1. UBND cấp huyện

a) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật tài nguyên nước;

b) Tham gia ý kiến bằng văn bản về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp do UBND thành phố cấp trong thời hạn năm (07) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

c) Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn theo quy định tại Điều 2, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ;

d) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình khai thác nước phục vụ cấp nước sinh hoạt có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, phê duyệt;

đ) Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường:

- Theo dõi, giám sát việc chấp hành Luật tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân hoạt động điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn; báo cáo định kỳ về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định;

- Tổ chức điều tra, thống kê, tổng hợp, phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng; điều tra, thống kê, tổng hợp các đối tượng phải thực hiện đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn;

- Hướng dẫn, theo dõi việc tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã;

- Định kỳ, sáu (06) tháng một lần, tổng hợp, lập danh sách giếng đã trám lấp trên địa bàn, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo gồm các nội dung chủ yếu sau đây: tên, địa chỉ của chủ giếng và giếng đã trám lấp; loại giếng (giếng khoan, lỗ khoan, giếng đào); đường kính, chiều sâu giếng; tình trạng thực tế của giếng; lý do phải trám lấp và thời gian trám lấp; các thông tin khác liên quan đến việc trám lấp giếng (nếu có).

e) Yêu cầu các chủ đầu tư các dự án trên địa bàn lập hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định;

g) Hằng năm trước ngày 20 tháng 12, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổng kết, báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố. Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo. Nội dung báo cáo theo mẫu quy định tại phụ lục I, IIIII.

2. UBND cấp xã

a) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật tài nguyên nước;

b) Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; theo dõi, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải trên địa bàn; xử lý hoặc đề nghị cơ quan cấp trên xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức thực hiện đăng ký khai thác nước dưới đất theo quy định; lập sổ theo dõi, cập nhật số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn;

d) Định kỳ, sáu (06) tháng một lần, tổng hợp danh sách giếng đã trám lấp trên địa bàn và gửi báo cáo tới Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. Báo cáo gồm các nội dung chủ yếu sau đây: tên, địa chỉ của chủ giếng và giếng đã trám lấp; loại giếng (giếng khoan, lỗ khoan, giếng đào); đường kính, chiều sâu giếng; tình trạng thực tế của giếng; lý do phải trám lấp và thời gian trám lấp; các thông tin khác liên quan đến việc trám lấp giếng (nếu có);

đ) Hằng năm trước ngày 17 tháng 12, UBND cấp xã có trách nhiệm tổng kết, báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn, báo cáo UBND cấp huyện để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố. Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo. Nội dung báo cáo theo mẫu quy định tại phụ lục I, IIIV.

Điều 14. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng và các cơ quan đoàn thể

1. Tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn thành phố;

2. Tham gia công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức và thực hiện tốt các quy định về bảo vệ tài nguyên nước.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành

1. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện Quy định này.

2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này.

3. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định./.

PHỤ LỤC I

BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC, PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TÁC HẠI DO NƯỚC GÂY RA, ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT (DÀNH CHO UBND CẤP HUYỆN VÀ UBND CẤP XÃ)
(Kèm theo Quyết định số 20/2020/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng)

1. Tình hình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước.

2. Tình hình thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn.

3. Tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinh hoạt tại địa phương.

4. Kết quả điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.

5. Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước theo thẩm quyền.

6. Tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền.

7. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

8. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước.

9. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

10. Những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong công tác quản lý tài nguyên nước.

PHỤ LỤC II

MẪU THỐNG KÊ DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT (DÀNH CHO UBND CẤP HUYỆN VÀ UBND CẤP XÃ)
(Kèm theo Quyết định số 20/2020/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng)

TT

Tên tổ chức/cá nhân đăng ký khai thác nước dưới đất

Địa chỉ liên hệ

Số điện thoại

Thời gian xác nhận đăng ký

Thông tin về công trình khai thác

Vị trí công trình. (Ghi rõ thôn/tổ; xã/phường; quận/huyện nơi đặt công trình khai thác nước dưới đất)

Chiều sâu khai thác (m)

Lượng nước khai thác, sử dụng

(m3/ngàyđêm)

Mục đích khai thác, sử dụng nước

(Ghi rõ khai thác, sử dụng nước cho: ăn uống, sinh hoạt hộ gia đình; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các mục đích khác)

1

2

3

4

5

PHỤ LỤC III

TỔNG HỢP KẾT QUẢ THANH TRA, KIỂM TRA TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC (DÀNH CHO UBND CẤP HUYỆN)
(Kèm theo Quyết định số 20/2020/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng)

TT

Tỉnh

Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra

Số lượng đối tượng thanh tra, kiểm tra

Số lượng tổ chức, cá nhân bị xử phạt

Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

Thay đổi

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

Thay đổi

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

Thay đổi

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

Thay đổi

(1)

(2)

(3)=(2)-(1)

(4)

(5)

(6)=(5)-(4)

(7)

(8)

(9)=(8)-(7)

(10)

(11)

(12)=(11)-(10)

Tổng

1

Xã A

2

Xã B

...

...

PHỤ LỤC IV

TỔNG HỢP KẾT QUẢ THANH TRA, KIỂM TRA TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC (DÀNH CHO UBND CẤP XÃ)
(Kèm theo Quyết định số 20/2020/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng)

TT

Tỉnh

Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra

Số lượng đối tượng thanh tra, kiểm tra

Số lượng tổ chức, cá nhân bị xử phạt

Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

Thay đổi

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

Thay đổi

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

Thay đổi

Kỳ trước

Kỳ báo cáo

Thay đổi

(1)

(2)

(3)=(2)-(1)

(4)

(5)

(6)=(5)-(4)

(7)

(8)

(9)=(8)-(7)

(10)

(11)

(12)=(11)-(10)

Tổng

1

Thôn/TDP A

2

Thôn/TDP B

...

...

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 20/2020/QĐ-UBND ngày 06/07/2020 quy định về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


657

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.123.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!