ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1955/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN CÁ SẤU VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016-2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP
ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP
ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm;
Căn cứ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP
ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ
biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và
trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
Căn cứ Quyết định số
10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009
của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành
Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố thực
hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X;
Căn cứ Quyết định 310/QĐ-UBND ngày
15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh về Kế hoạch thực hiện
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững theo Quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
48/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về nội dung chi và mức chi hoạt
động khuyến nông trên địa bàn Thành phố;
Xét ý kiến của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 413/TTr-SNN ngày 08 tháng 3 năm
2016 về phê duyệt “Chương trình quản lý, phát triển
cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2016-2020”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình
quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì phối hợp với các Sở - ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các cơ quan, đơn vị, các
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố để triển
khai “Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020”.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám
đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Văn hóa,
Thể thao, Sở Du lịch, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Trung tâm Xúc
tiến Thương mại và Đầu tư, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận 9, 12, Thủ Đức, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện Củ Chi, Hóc
Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- TTUB : CT, các PCT;
- VPUB: các PVP;
- Các Phòng CV, TTCB
- Lưu: VT, (CNN-Tg) MH
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thanh Liêm
|
CHƯƠNG TRÌNH
QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN CÁ SẤU VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố)
Phần I
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ
VÀ THỰC TRẠNG GÂY NUÔI CÁ SẤU, ĐỘNG VẬT HOANG DÃ GIAI ĐOẠN 2011- 2015
Chương trình
phát triển, kiểm soát động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 2011 - 2015 được Ủy ban nhân dân
Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3328/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 7 năm 2011; Chương trình phát triển
cá sấu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định
số 3329/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2011. Với mục tiêu tăng cường hiệu quả quản
lý nhà nước đối với hoạt động gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã theo quy định
của pháp luật; riêng đàn cá sấu phấn đấu đến năm 2015 đạt 190.000 con, đảm bảo
chọn giống thuần chủng, nâng cao chất lượng đàn, nâng cao chất lượng nuôi để
nâng cao hiệu quả kinh tế; nâng cao kỹ thuật thuộc da và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ người nuôi tiếp cận nguồn vốn ưu
đãi đầu tư phát triển sản xuất, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giải quyết việc làm, tăng giá trị sử dụng đất trong khu vực
nông thôn ngoại thành.
Thông qua việc tăng cường các biện
pháp quản lý và bằng các giải pháp hỗ trợ cụ thể của Thành phố đã tạo điều kiện
thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động gây nuôi, kết quả thể hiện qua thực trạng tình hình tổ chức sản xuất,
phát triển đàn, tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong
những năm qua.
I. TÌNH HÌNH QUẢN
LÝ, KIỂM SOÁT CÁ SẤU VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
1. Công tác quản lý
Công tác quản lý đối với trại nuôi đã
được tăng cường, Chi cục Kiểm lâm đã ban hành và phổ biến công
khai quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận trại
nuôi, khai báo biến động tăng giảm, xác nhận nguồn gốc vật nuôi. Về mặt tổ chức thực hiện, Chi cục
đã phân cấp cho đơn vị cơ sở quản lý trên từng địa bàn,
quan tâm trang bị cơ sở vật chất đáp ứng
nhu cầu tối thiểu cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ
sở, phân công cán bộ vững nghiệp vụ, có kiến thức chuyên môn, nhiệt tình để giải
quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân gây nuôi động vật hoang dã. Qua đó, đã góp phần
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, mọi biến động tăng,
giảm đàn của từng trại nuôi luôn được cập nhật, theo dõi kịp thời; đồng thời tạo mọi thuận lợi cho tổ chức,
cá nhân hoạt động gây nuôi động vật hoang dã. Đến nay, đã có 100% tổ chức, hộ
nuôi được cấp Giấy chứng nhận trại nuôi và mở sổ theo dõi khai báo nhập, xuất động vật hoang dã.
2. Công tác kiểm tra, kiểm soát
- Công tác kiểm soát ngăn chặn hành
vi vận chuyển, mua bán, cất giữ, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép cũng được
tăng cường, về tổ chức lực lượng đã tăng thêm một tổ công tác
cơ động để tăng tần suất hoạt động kiểm tra trên các trục đường thường xuất hiện những điểm mua bán
động vật hoang dã trái phép. Ngoài ra, nhằm tăng cường sự chủ động đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về mua bán, kinh doanh, vận chuyển, nuôi nhốt,
cất giữ động vật hoang dã trái với quy định của pháp luật, Chi cục Kiểm lâm đã
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như: Cảnh sát
bảo vệ môi trường, An ninh sân bay Tân Sơn Nhất, Công an,
Quản lý thị trường và các cơ quan chức năng của các quận, huyện để tổ chức những đợt kiểm tra tại các khu vực trọng
điểm mua bán, cất giữ, nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã; các nhà hàng, quán ăn có quảng cáo và món ăn chế biến từ động vật hoang dã không có nguồn
gốc hợp pháp.
Trong 5 năm qua đã thu được những kết
quả đáng kể:
- Phát hiện lập biên bản, xử lý 236 vụ
vi phạm về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã; tịch thu tang vật gồm: 11.033 kg
và 6.155 cá thể là động vật hoang dã thông thường và 197 cá thể thuộc loài quý,
hiếm nằm trong phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ/CP ngày 30
tháng 3 năm 2006 của Chính phủ. (Xem phụ lục số 1 đính kèm).
- Tình trạng nhà hàng, quán ăn trước
đây có quảng cáo và bán các món ăn chế biến từ nguyên liệu có nguồn gốc là động
vật hoang dã trái phép đến nay đã giảm rõ rệt.
- Chuyển hóa được nhiều điểm mua bán
trái phép động vật hoang dã dọc theo các trục đường trong khu vực trung tâm
Thành phố. Tuy nhiên, tình trạng mua bán, vận chuyển, nuôi nhốt, cất giữ trái
phép động vật hoang dã hiện vẫn còn diễn ra với phương thức
ngày càng tinh vi khó phát hiện.
3. Công tác tuyên truyền.
Trong 5 năm qua, đã tổ chức 10 lớp tập
huấn về nghiệp vụ liên quan đến cá sấu và động vật hoang dã cho chủ cơ sở gây
nuôi và cán bộ, công chức kiểm lâm, Công an, Quản lý thị trường và cán bộ của Ủy
ban nhân dân các quận - huyện với hơn 1.000 người tham dự; thực hiện 03 phóng sự
truyền hình tập trung vào những nội dung về nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn trong gây
nuôi động vật hoang dã đối với đời sống con người, nhằm phổ biến kinh nghiệm, kỹ
thuật gây nuôi, giúp cho các tổ chức và
cá nhân nuôi cá sấu và động vật hoang dã nhận thức về nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn để
phòng tránh; tuyên truyền cho hơn 68.000 lượt người; phát hơn 10.000 tờ bướm
tuyên truyền; vận động 4.045 lượt người làm cam kết không săn, bắt, mua bán, cất
giữ, nuôi nhốt, vận chuyển động vật hoang dã, trong đó có hơn 500 chủ nhà hàng,
quán ăn.
II. THỰC TRẠNG TỔ
CHỨC GÂY NUÔI, PHÁT TRIỂN ĐÀN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1. Tình hình tổ
chức gây nuôi: (Xem phụ lục số 2 đính kèm).
Tính đến ngày 31 tháng 7 năm 2015, hoạt
động gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã diễn ra trên địa bàn 16 quận, huyện với
166 tổ chức và hộ gia đình gây nuôi,
trong đó:
- Nuôi cá sấu có 12 doanh nghiệp, 02 hợp tác xã và 32 hộ gia đình.
- Nuôi động vật hoang dã khác có 11
doanh nghiệp; 01 hợp tác xã và 108 hộ gia đình.
Tổng cộng có 23 doanh nghiệp, 03 hợp
tác xã, 140 hộ gia đình nuôi cá sấu và động vật hoang dã.
2. Tình hình phát triển đàn.
Hiện có 129 loài động vật hoang dã được
gây nuôi với tổng đàn là 535.115 cá thể. Trong đó, gây nuôi mục đích thương mại
có 10 loài và 532.373 cá thể, chiếm tỷ lệ 99,49%; gây nuôi mục đích phi thương
mại có 119 loài với 2.742 cá thể, chiếm tỷ lệ 0,51%. (Xem phụ lục số 3 đính
kèm)
- Tổng đàn cá sấu gây nuôi trên địa
bàn Thành phố luôn ổn định và duy trì bình quân trên, dưới 170.000 con/ năm. Đến cuối tháng 7 năm 2015 đạt số lượng 176.086 con, gồm: 8.989 con bố, mẹ;
5.481 con hậu bị, 132.216 con thương phẩm và 29.400 cá sấu con. Tổng đàn tăng
0,53% so với năm 2011 và đạt 92,68% so với mục tiêu của Chương trình phát triển
cá sấu đề ra (Xem phụ lục số 3.1 a đính kèm).
- Các loài động vật hoang dã thông
thường gây nuôi với mục đích thương mại, ngoài đàn cá sấu thì có 9 loài động vật
hoang dã khác với tổng đàn lên đến 356.287 cá thể, so với đầu năm 2011, những
loài có chiều hướng tăng về số lượng gồm: Trăn (tăng gấp 2,5 lần), Heo rừng
(tăng 1,39 lần), Rùa (tăng 66,98%), Kỳ đà (tăng 68,67%), Cầy
vòi hương (tăng 28,77%), các loài bò sát khác (tăng 7,32%) riêng chim Trĩ đỏ mới
phát triển trong năm 2015; những loài có chiều hướng giảm gồm: Nhím (giảm
47,97%), rắn các loại (giảm 8,78 %),Gấu (giảm 40,19%), (Xem phụ lục số 3.1b
đính kèm).
- Các loài động vật hoang dã gây nuôi
với mục đích phi thương mại tại các tổ chức có chức năng nghiên cứu, bảo tồn và
hoạt động trong lĩnh vực du lịch như Thảo Cầm viên Sài
Gòn, Khu du lịch Suối Tiên, Khu du lịch Đầm Sen, Khu du lịch Vàm Sát, Khu du lịch
sinh thái Cần Giờ, Công Viên nước Củ Chi.... Tình hình biến động không lớn, chỉ
một số loài tăng đàn như: Sư tử tăng 7 con; Cọp tăng 19 con; Tê giác tăng 13
con; Công Ấn độ tăng 74 con, Cheo cheo tăng 47 con và Khỉ
tăng 548 con. Nguồn tăng chủ yếu từ sinh sản tại chỗ, còn lại do các đơn vị có
chức năng nhập hợp pháp từ nước ngoài,
đưa vào phục vụ cho khách tham quan. Riêng Gấu nuôi giảm 125 con. (Xem phụ lục
số 3.2 đính kèm)
Tình hình phát triển đàn chủ yếu là
những loài có lượng sinh sản khá ổn định, đạt tỷ lệ sống cao; hoặc đối với một
số loài có mức đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi đơn giản dễ chăm sóc, thị trường tiêu
thụ ổn định. Một số loài giảm do trong điều kiện nuôi nhốt, sức sinh sản kém hoặc
chu kỳ sinh sản dài, tỷ lệ sống thấp không đủ số lượng bổ sung phát triển đàn.
3. Tình hình tiêu thụ: (Xem phụ lục số
4 đính kèm)
- Đối với cá sấu sống, da thuộc, da
muối và da Trăn khô chủ yếu xuất qua thị trường Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ý,
Đức. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng này trong năm 2011 và 2012 do ảnh hưởng bởi
khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên số lượng xuất
khẩu giảm, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ, người nuôi gặp nhiều khó khăn; từ
năm 2013 đến nay tình hình xuất khẩu đã có dấu hiệu hồi phục, năng lực gây nuôi
sinh sản có chiều hướng tăng, đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, do thị
trường xuất khẩu còn hạn chế nên 04 trại nuôi đủ điều kiện nuôi sinh sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn của CITES chỉ xuất khẩu bình quân 10.500 con/ năm, đạt khoảng
50% so với năng lực (Xem biểu số 5
đính kèm).
Lượng tiêu thụ trong nước, có thể
phân loại sản phẩm theo dạng nguyên liệu như sau:
+ Đối với da cá sấu, da trăn là nguồn
nguyên liệu cung ứng cho một số ngành sản xuất trong nước, số lượng cá sấu
thương phẩm tiêu thụ trong nước bình quân
18.000 con/năm; riêng số lượng cá sấu bố mẹ cung cấp bình quân 23.000 con/năm,
đủ cung ứng cho nhu cầu gây nuôi của Thành phố và có thể cung cấp cho địa
phương khác.
+ Đối với xương cá sấu, xương trăn đã được nhiều cơ sở sử dụng để sản xuất thực phẩm chức năng, được một
số cơ sở y tế sử dụng kết hợp trong điều trị xương, khớp cho người, mở ra triển
vọng trong tiêu thụ xương cá sấu, góp phần nâng giá trị sử dụng và giá trị kinh
tế đối với cá sấu.
+ Đối với thịt cá sấu là nguồn thực
phẩm giàu dinh dưỡng, hiện nay giá tại nơi giết mổ trong
điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là 60.000đ/kg và được tiêu thụ
trong hệ thống các siêu thị.
- Đối với các loài động vật hoang dã
khác, chủ yếu được tiêu thụ trong nước thông qua việc cung cấp con giống cho
nhu cầu gây nuôi sinh sản và sinh trưởng trên địa bàn Thành phố và các tỉnh lân
cận; một phần cung cấp thịt phục vụ người tiêu dùng.
III. ĐÁNH GIÁ
CHUNG
1. Những mặt đạt được
Trong giai đoạn 2011-2015, thông qua
“Chương trình phát triển cá sấu” và “Chương trình phát triển, kiểm soát động vật
hoang dã” đã nâng cao vai trò quản lý Nhà nước ngăn chặn và làm hạn chế tình trạng
tiêu thụ động vật rừng hoang dã trái phép; công tác tuyên truyền, hướng dẫn được
thực hiện thường xuyên đã góp phần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân gây nuôi động vật hoang dã trong việc chấp hành các quy định của
pháp luật, thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn chuồng trại, về bảo vệ môi
trường và vệ sinh thú y.
- Công tác quản lý trại nuôi động vật
hoang dã không ngừng được cải tiến. Chi cục Kiểm lâm đã ban hành quy trình giải
quyết thủ tục hành chính trong khâu cấp giấy Chứng nhận trại nuôi, xác nhận nguồn
gốc động vật hoang dã; đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương,
các ngành chức năng nắm tình hình gây nuôi động vật hoang dã trên từng địa bàn.
- Hoạt động gây
nuôi cá sấu và các loài động vật hoang dã khác trong 5 năm
qua có chuyển biến về chất. Số hộ
nuôi nhỏ lẻ có chiều hướng giảm, ngược lại một số trại nuôi cá sấu, trăn và một
số động vật hoang dã khác có quy mô lớn đã có sự đầu tư chiều sâu, nghiên cứu ứng
dụng thành công một số quy trình kỹ thuật nuôi nâng cao chất lượng da, đa dạng
hóa sản phẩm, tạo ra giá trị mới. Có cơ sở xây dựng được chuỗi sản phẩm từ khâu chăn nuôi đến khâu sản xuất chế biến
và tiêu thụ, tạo sự chủ động trong sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
- Hoạt động gây nuôi cá sấu và động vật
hoang dã thông thường với mục đích thương mại sử dụng 26,26 ha đất nông nghiệp,
chiếm 11,76% tổng diện tích gây nuôi (Xem
phụ lục số 6 đính kèm). Đã tạo ra một khối lượng hàng hóa đáng kể phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
với tổng giá trị sản phẩm hàng hóa bình
quân đạt 88,8 tỷ đồng/năm, giá trị sản xuất trên một ha đất bình quân đạt trên
3,3 tỷ đồng/năm, góp phần tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông nghiệp, tạo
ra sản phẩm hàng hóa, đóng góp đáng kể
vào cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Có thể coi đây là một bộ phận
trong cơ cấu ngành chăn nuôi, mở ra hướng chuyển dịch đối với diện tích đất nhiễm
phèn, mặn trồng lúa năng xuất thấp, góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố.
2. Những khó khăn, hạn chế
- Công tác quản lý.
+ Đối với công tác quản lý của cơ
quan chức năng trong những năm qua đã được tăng cường. Tuy nhiên, tình trạng
buôn bán, vận chuyển, chế biến, cất giữ, động vật rừng
không có nguồn gốc hợp pháp hoạt động ngày càng tinh vi và còn diễn biến phức tạp.
Qua số liệu khảo sát trên địa bàn Thành phố hiện có 166 tổ chức, hộ gia đình
đăng ký gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã, trên 500 nhà hàng, quán ăn có sử
dụng thực phẩm từ động vật hoang dã, ngoài ra có nhiều nhà thuốc bào chế
Đông dược có sử dụng thành phần hoặc dẫn xuất của động vật hoang dã không khai
báo, đăng ký chưa có thống kê đầy đủ.
+ Đối với các trại nuôi cá sấu, động
vật hoang dã nhỏ lẻ của hộ gia đình vấn đề quản lý con giống chưa được quan
tâm, việc kiểm soát ô nhiễm môi trường
chưa được chặt chẽ. Trong các giải pháp hỗ trợ thì giải pháp xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ chưa được đầu tư đúng mức, hiệu quả còn thấp.
+ Trong điều kiện quản lý các cơ sở,
trại gây nuôi phân bố rải rác trên địa bàn các huyện ngoại thành nhưng bộ phận
chuyên trách chưa được trang bị phương tiện chuyên dụng phục
vụ cho công tác kiểm tra. Mặt khác, khâu
quản lý hồ sơ, cập nhật số liệu còn thực hiện theo cách truyền thống, việc ứng
dụng công nghệ thông tin chưa nhiều, thiếu
chiều sâu dẫn đến việc truy xuất, tổng hợp số liệu mất nhiều thời gian, độ
chính xác chưa cao. Vì vậy, trong công tác quản lý gặp không ít khó khăn, hạn chế.
- Hoạt động chăn nuôi.
+ Tình trạng chung của các trại nuôi
cá sấu, động vật hoang dã với mục đích thương mại đều thiếu vốn nên việc đầu tư
mở rộng quy mô, nghiên cứu cải tiến quy trình kỹ thuật nâng cao chất lượng, giá
trị sản phẩm (từ khâu nuôi đến khâu chế biến) còn nhiều hạn chế.
+ Còn một số trại nuôi quy mô nhỏ lẻ
của hộ gia đình chưa nắm vững kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm
sóc loài vật nuôi cũng như cách phòng ngừa dịch bệnh dẫn đến rủi ro cao. Đó còn
là nguyên nhân chính làm sụt giảm về số lượng trại nuôi của hộ gia đình trong
thời gian qua.
+ Ngoài 04 trại nuôi cá sấu đủ điều kiện
theo tiêu chuẩn của CITES cung cấp con giống đạt chất lượng, còn lại các trại
nuôi sinh sản khác do chưa nắm vững quy trình, kỹ thuật quản lý con giống bố, mẹ
nên khả năng đồng huyết cao, chưa bảo đảm chất lượng con giống.
+ Mối liên kết trong chuỗi sản phẩm,
từ khâu chăn nuôi, chế biến tiêu thụ sản phẩm cá sấu nên chưa có sự liên kết,
thống nhất, dẫn đến tình trạng giá đầu vào của từng công đoạn trong chuỗi sản
phẩm thiếu ổn định; chưa có sự hợp tác trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm
kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Trong xuất khẩu đối với cá sấu và
Trăn, tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô còn chiếm tỷ trọng
cao. Các cơ sở thuộc da, chế biến sản phẩm thời trang có sử dụng nguyên liệu từ
da cá sấu, da trăn chưa mạnh dạn đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng và mẫu mã
sản phẩm, chưa bắt kịp thị hiếu, tâm lý
tiêu dùng của thị trường thế giới, chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, mở
rộng thị trường, lượng sản phẩm xuất khẩu chưa tương xứng với năng lực sản xuất
của khâu chăn nuôi. Riêng đối với xuất khẩu sản phẩm cá sấu còn bị chi phối bởi
những yếu tố khách quan, do là loài động vật hoang dã thuộc đối tượng chịu sự
điều chỉnh của Công ước về kiểm soát buôn bán quốc tế về động vật hoang dã
(CITES) và chỉ có cá sấu gây nuôi sinh sản thuộc thế hệ F2 mới được xuất khẩu, lượng xuất khẩu còn phụ thuộc vào hạn
ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp đối tác nước ngoài được cơ quan CITES nước sở
tại cấp. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức tiêu thụ.
+ Thị trường tiêu thụ cá sấu và động
vật hoang dã trong nước còn xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, làm
cho giá cả không ổn định gây tâm lý bất an cho người nuôi gây thiệt hại trước mắt
và lâu dài đối với hoạt động gây nuôi.
Phần II
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN
LÝ, PHÁT TRIỂN CÁ SẤU VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
I. SỰ CẦN THIẾT
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X và định hướng quy hoạch sản xuất nông nghiệp
Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025; Quyết định số
310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban
nhân dân Thành phố về Kế hoạch thực hiện Đề án
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong
công tác quản lý và tình hình hoạt động gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã
trong những năm qua còn nhiều bất cập và tồn tại những khó khăn, hạn chế nhất định,
cần có chính sách hỗ trợ của Thành phố nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn, kỹ
thuật, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện thúc đẩy nghề nuôi động vật
hoang dã nói chung và nuôi cá sấu nói riêng được phát triển bền vững.
Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 nhằm đề ra những giải pháp cụ thể để
tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý; khai thác tốt nhất tiềm
năng, lợi thế, tập trung các nguồn lực để phát triển,
góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; giải quyết hài hòa mối quan hệ
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; đồng thời tháo gỡ những khó khăn, tạo
điều kiện phát triển ngành chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã trong những
năm tới.
II. NHỮNG DỰ BÁO
1. Thuận lợi:
- Những chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất.
- Qua triển khai thực hiện Chương
trình phát triển cá sấu và động vật hoang dã giai đoạn 2011 - 2015 với những
thành quả đạt được đã tạo tiêu đề và là cơ sở phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
- Trong bối cảnh tiến tới thực hiện một
khu vực thị trường chung ASEAN với việc tự do hóa lưu chuyển hàng hóa trong khu
vực với mức thuế bằng không; cùng việc tham gia ký kết Hiệp định đối tác chiến
lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cho xuất khẩu hàng
hóa, trong đó có sản phẩm cá sấu và trăn.
2. Thách thức, khó khăn:
- Trong quá trình hội nhập với kinh tế
thế giới, vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với sản phẩm từ cá sấu,
trăn. Với thực trạng quy mô sản xuất còn nhỏ, lẻ và công nghệ chế biến còn yếu,
kém nên rất khó cạnh tranh.
- Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
thế giới, ngoài thị trường truyền thống thì việc tìm kiếm, mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm từ cá sấu, trăn còn gặp
nhiều khó khăn.
- Các tổ chức hợp tác xã, hộ nuôi cá sấu, động vật hoang dã quy mô nhỏ không đủ
điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng, bởi không có tài sản thế chấp khi vay vốn
tín dụng.
- Còn không ít trại nuôi cá sấu của hộ
gia đình trình độ quản lý, kiến thức chăn nuôi còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa chú trọng vào việc áp dụng các tiến
bộ khoa học, chất lượng sản phẩm chăn nuôi chưa cao.
- Ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển
mạnh, các cơ sở chế biến sản phẩm thời
trang từ nguyên liệu da cá sấu, da trăn sức cạnh tranh thấp, giá trị sản phẩm
hàng hóa chưa cao, ảnh hưởng đến giá đầu ra của khâu chăn nuôi.
- Hoạt động chăn nuôi động vật hoang
dã còn trong giai đoạn phát triển nguồn giống, giá con giống cao, hiệu quả chăn
nuôi còn thấp.
III. CƠ SỞ PHÁP
LÝ
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm
2004.
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
- Luật Đa dạng sinh học năm 2008.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03
tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30
tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý hiếm.
- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng
8 năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu,
nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng
và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.
- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12
tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ chế độ quản
lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09
tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09
tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng,
gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu
số giai đoạn 2015 - 2020;
- Chỉ thị số 3837/CT-BNN-TCLN ngày 07
tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường
quản lý gây nuôi, mua bán, sử dụng động vật hoang dã;
- Quyết định số 4110 QĐ/BNN-KHCN ngày
31 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban
hành tiêu chuẩn ngành: quy phạm kỹ thuật nuôi trăn đất, trăn gấm; nuôi rắn Hổ
Mang và nuôi cá sấu.
- Quyết định số 83/2007/QĐ-UBND ngày
08 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy định về quản lý và điều kiện an toàn
trong hoạt động nuôi vận chuyển cá sấu và động vật hoang
dã nguy hiểm.
IV. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU, GIẢI PHÁP
1. Quan điểm
Phát triển nghề gây nuôi cá sấu và động
vật hoang dã phải đảm bảo tính bền vững, bảo vệ môi trường, góp phần đảm bảo
tính đa dạng sinh học, duy trì nguồn gen của động vật hoang dã gắn với nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý, định hướng hoạt động gây nuôi theo đúng quy định của
pháp luật, góp phần bảo vệ các loài động vật hoang dã
trong tự nhiên.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát:
Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước,
ngăn chặn tình trạng mua bán, tiêu thụ động vật rừng hoang dã trên địa bàn
Thành phố; tạo điều kiện phát triển nghề nuôi cá sấu và động vật hoang dã hợp
pháp, góp phần cải thiện đời sống người dân ngoại thành, nâng cao giá trị sản
xuất nông nghiệp.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ hoạt
động kinh doanh, chế biến, gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã đúng quy định của
pháp luật; ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi trường hợp lợi dụng gây nuôi để tiêu
thụ cá sấu và động vật hoang có nguồn gốc không hợp pháp.
- Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, điều
kiện an toàn, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ và kinh doanh cá sấu và các loài động vật hoang dã.
- Phát triển gây nuôi cá sấu và động
vật hoang dã đúng quy hoạch, phấn đấu đến năm 2020 chấm dứt hoạt động gây nuôi
cá sấu và động vật hoang dã vì mục đích thương mại trên địa bàn các quận nội
thành, đặc biệt tại các khu vực dân cư.
- Từng bước đưa hoạt động gây nuôi cá
sấu và động vật hoang dã phát triển trở
thành một bộ phận trong ngành chăn nuôi, góp phần tạo ra giá trị sản xuất nông
nghiệp của Thành phố. Phấn đấu đến năm 2020 nâng tổng giá trị sản phẩm hàng hóa
của cá sấu và động vật hoang dã đạt bình quân 3,5 tỷ đồng/ha/năm.
- Duy trì và nhân rộng số lượng trại
nuôi cá sấu đăng ký tiêu chuẩn của CITES, tăng cường hỗ trợ đầu tư nghiên cứu
nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, khẳng định thương hiệu cá sấu của
Thành phố trên thị trường trong nước và thế giới, tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm
chế biến; giảm dần tình trạng xuất nguyên liệu thô.
- Hình thành các trại giống cá sấu và
động vật hoang dã đạt tiêu chuẩn chất lượng. Riêng cá sấu tăng tỷ lệ đàn giống
bố-mẹ, tiếp tục giữ vững vai trò là trung tâm cung cấp giống
cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, tạo tiền đề xây dựng các vùng nuôi tập
trung và ổn định lâu dài.
- Từng bước phát triển các cơ sở, trại
chăn nuôi tập trung theo phương thức an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm và bảo vệ môi trường.
- Xây dựng, phổ biến, nhân rộng các
mô hình: tổ chức chăn nuôi kinh tế hộ hiệu quả; ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ
thuật, phương thức quản lý tiên tiến chi phí thấp, an toàn sinh học, bảo vệ môi
trường nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi. Nhân rộng loại hình tổ chức hợp tác xã chăn nuôi cá sấu và động vật
hoang dã.
3. Các giải pháp:
- Để thực hiện được các mục tiêu phát
triển nghề nuôi và chế biến cá sấu và động vật hoang dã từ nay đến năm 2020, cần
tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Giải pháp nâng cao năng lực quản
lý.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến các quy định của pháp luật; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn
nuôi cá sấu và động vật hoang dã chấp hành các quy định của pháp luật và các điều
ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
+ Tăng cường quản lý chặt chẽ các nhà
hàng, quán ăn, cơ sở sản xuất sản phẩm thuộc da, thuốc Đông dược có sử dụng
nguyên liệu là bộ phận, dẫn xuất của động vật hoang dã.
+ Thực hiện các biện pháp chuyển hóa
những điểm nóng mua bán, cất giữ trái phép động vật hoang
dã còn tồn tại rên địa bàn các quận, huyện.
+ Cải tiến phương pháp quản lý đối với
trại nuôi: lập cơ sở dữ liệu cập nhật thống kê đầy đủ số lượng trại nuôi, chủng
loài, số lượng cá thể; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình biến động
tăng, giảm đàn của từng trại nuôi theo quy định.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát trại nuôi thực hiện các phương án bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong hoạt
động gây nuôi, vận chuyển đối với động vật hoang dã quy định của pháp luật.
+ Nâng cao năng lực cán bộ tại cơ sở,
nắm vững kiến thức pháp luật, quản lý chuồng trại, kỹ thuật gây nuôi, xử lý dịch
bệnh và ô nhiễm môi trường.
- Giải pháp cơ chế, chính sách vốn đầu
tư phát triển.
+ Áp dụng các chính sách hỗ trợ của
Nhà nước về vốn vay ưu đãi theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm
2015 của Chính phủ, nhằm giúp các tổ chức,
cá nhân hoạt động chăn nuôi, chế biến sản phẩm từ cá sấu,
Trăn có điều kiện thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu về quy trình kỹ thuật
nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm;
xây dựng thương hiệu, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường
tiêu thụ trong nước và thế giới.
- Giải pháp hỗ trợ phát triển.
+ Hướng dẫn chủ trại nuôi cá sấu tiếp
tục đầu tư xây dựng chuồng trại, quản lý đàn giống đáp ứng các tiêu chuẩn, điều
kiện xuất khẩu để tiến tới đăng ký cơ quan CITES, tạo cơ hội tiếp cận thị trường
thế giới.
+ Hỗ trợ xây dựng các trại nuôi sinh
sản áp dụng quy trình quản lý con giống, cung ứng con giống chất lượng đến người
nuôi với giá cả hợp lý.
+ Hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình một phần kinh phí trong nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng những kỹ
thuật mới trong chăn nuôi động vật hoang dã thông thường đảm bảo an toàn sinh học,
vệ sinh phòng bệnh và xử lý môi trường.
+ Tổ chức giới thiệu, tập huấn, trao
đổi kinh nghiệm từ những mô hình sản xuất có hiệu quả trong Thành phố và ở các
tỉnh bạn
- Giải pháp tổ chức liên kết.
+Trong thời gian chưa đủ điều kiện để
thành lập được Hiệp hội nuôi động vật hoang dã cần thiết phải tổ chức diễn đàn
liên kết thông qua những buổi tọa đàm có
sự tham dự của đại diện: nhà quản lý, nhà
khoa học, nhà chăn nuôi, nhà chế biến, nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều
kiện để các bên tìm tiếng nói chung nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc, khó
khăn về kỹ thuật, về giá cả, về tiêu thụ sản phẩm, duy trì sự ổn định để phát triển, đảm bảo lợi ích của các bên, tăng sức cạnh
tranh trong điều kiện hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.
+ Riêng nội bộ những nhà chăn nuôi cần
tăng cường sự liên kết giữa các trại nuôi trên địa bàn trong cùng một địa
phương, hoặc giữa những trại nuôi cùng một loài trên địa bàn, nhằm tạo điều kiện
tăng cường sự trao đổi, học tập kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng
cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả
kinh tế, đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi. Khuyến khích phát triển loại hình kinh tế Hợp tác xã chăn nuôi.
V. NỘI DUNG ĐẦU TƯ
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
Nhằm tháo gỡ những khó khăn, hạn chế
trong quản lý cũng như trong hoạt động chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã hiện
nay và trên cơ sở những mục tiêu, giải pháp đề ra trong giai đoạn 2016 - 2020,
cần được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Thành phố tập trung vào những nội dung
sau:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật
a) Mục đích: Nhằm tạo điều kiện nâng
cao nhận thức, định hướng các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi cá sấu và động
vật hoang dã tuân thủ các quy định của pháp luật và phát triển bền vững.
b) Đối tượng và nội dung tuyên truyền.
- Đối tượng gồm các tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động trong chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh có sử dụng nguyên liệu là động vật hoang dã hoặc bộ phận của động
vật hoang dã.
- Nội dung tuyên truyền, phổ biến chủ
yếu là các văn bản quy phạm pháp luật; những vấn đề cần quan tâm trong hoạt động
chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã hướng đến mục tiêu hiệu quả, an toàn và bền
vững.
c) Hình thức, phương pháp thực hiện:
- In, phát tài liệu, áp phích
(poster), văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động trong chăn nuôi
cá sấu và động vật hoang dã. Kết hợp
hoạt động kiểm tra để phát chuyển nội dung tuyên truyền về bảo vệ và phát triển gây nuôi động vật hoang dã đến từng tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Phối hợp các cơ quan báo chí, đài
phát thanh truyền hình thực hiện các phóng sự đề cập về những vấn đề bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, tiêu thụ sản phẩm trong chăn
nuôi cá sấu và động vật hoang dã; giới thiệu, nhân rộng những mô hình chăn nuôi
hiệu quả.
d) Cơ quan chủ trì: Chi cục Kiểm lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
e) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan báo
chí và đài phát thanh, truyền hình Thành phố.
2..Thiết lập hệ thống dữ liệu thông tin
cơ sở gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã, cơ sở sản xuất sản phẩm sử dụng
nguyên liệu là bộ phận của động vật hoang dã
a) Mục đích: Nhằm quản lý, truy xuất
thông tin dữ liệu về đối tượng quản lý, phục vụ cho lập kế hoạch kiểm tra, thực
hiện công tác quản lý xác nhận nguồn gốc động vật hoang dã; ngăn chặn hành vi sử
dụng động vật hoang dã, bộ phận của chúng không có nguồn gốc hợp pháp.
b) Nội dung và phương thức thực hiện.
- Trong năm đầu, thuê lập phần mềm quản
lý cơ sở dữ liệu.
- Lập kế hoạch và tổ chức phối hợp điều
tra khảo sát, thu thập thông tin đối tượng quản lý để xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Hàng năm, thực hiện kế hoạch phúc
tra nhằm cập nhật bổ sung cơ sở dữ liệu gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã
trên địa bàn phố.
c) Cơ quan chủ trì: Chi cục Kiểm lâm
Thành phố.
d) Cơ quan phối hợp chỉ đạo thực hiện:
Chi cục Kiểm lâm Thành phố; Ủy ban nhân
dân quận, huyện.
e) Cơ quan phối hợp thực hiện: Chi cục
Kiểm lâm Thành phố; Phòng Kinh tế các quận, huyện.
3. Tổ chức phối hợp truy quét những
điểm nóng mua bán, cất giữ trái phép động vật hoang dã còn tồn tại trên địa bàn
các quận, huyện.
a) Mục đích: Nhằm chuyển hóa, xóa các
điểm nóng về mua bán, cất giữ trái phép động vật hoang dã trên địa bàn các quận,
huyện.
b) Nội dung và phương thức thực hiện.
- Hàng năm, sử dụng nguồn dữ liệu kết
hợp kết quả trinh sát để xác định địa bàn trọng điểm,
lên danh sách cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, chế biến sản phẩm có sử dụng nguyên liệu từ động vật hoang
dã, các điểm nóng thường xuất hiện nạn mua bán, cất giữ trái phép động vật
hoang dã.
- Lập kế hoạch phối hợp, tổ chức lực
lượng liên ngành gồm đại diện các cơ quan chức năng địa phương tiến hành kiểm
tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang
dã tại các cơ sở gây nuôi, nhà hàng, quán ăn, cơ sở sản xuất sản phẩm da, thuốc Đông dược; truy quét, xóa các điểm nóng về mua bán, cất giữ trái phép động vật
hoang dã trên địa bàn các quận, huyện trên địa bàn quận, huyện.
c) Cơ quan chủ trì: Chi cục Kiểm lâm
Thành phố.
d) Cơ quan phối hợp chỉ đạo thực hiện: Chi cục Kiểm lâm Thành phố; Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện.
e) Cơ quan phối hợp thực hiện: Chi cục
Kiểm lâm Thành phố; Công an, Quản lý thị trường, phòng kinh tế các quận, huyện.
4. Nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ cho cán bộ quản lý
a) Mục đích: Nhằm bồi dưỡng kiến thức
pháp luật và chuyên môn về quản lý động vật hoang dã, góp phần nâng cao năng lực
quản lý, tổ chức hỗ trợ đối với hoạt động gây nuôi.
b) Nội dung, đối tượng
- Hàng năm, tổ chức tập huấn bồi dưỡng
kiến thức về pháp luật, kỹ thuật gây nuôi, quản lý chuồng trại, xử lý dịch bệnh
và ô nhiễm môi trường. Đối tượng gồm cán bộ, công chức làm công tác quản lý gây
nuôi động vật hoang dã của Chi cục Kiểm lâm và cán bộ làm công tác quản lý lĩnh
vực sản xuất tại các xã có phong trào gây nuôi động vật hoang dã phát triển.
- Tổ chức 01 lượt học tập kinh nghiệm
tại những tỉnh, thành có phong trào nuôi động vật hoang dã được quản lý, phát
triển tốt.
- Đối tượng gồm cán bộ làm công tác
quản lý động vật hoang dã tại các đơn vị cơ sở thuộc Chi cục Kiểm lâm và cán bộ
Phòng kinh tế các huyện ngoại thành.
c) Cơ quan thực hiện: Chi cục Kiểm
lâm Thành phố.
5. Trang bị phương tiện phục vụ công
tác quản lý
a) Mục đích: Nhằm tạo điều kiện thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã thuộc Chi cục
Kiểm lâm, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với hoạt động gây
nuôi cá sấu và động vật hoang dã.
b) Nội dung:
- Trang bị 02 máy vi tính, máy in cho
bộ phận quản lý, xử lý cơ sở dữ liệu.
- Trang bị xe 01 ô tô chuyên dùng phục
vụ cho công tác kiểm tra.
c) Cơ quan thực hiện: Chi cục Kiểm
lâm Thành phố.
6. Tổ chức phổ biến, tập huấn kỹ thuật,
học tập kinh nghiệm chăn nuôi
a) Mục đích: Giúp các tổ chức, cá
nhân chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã có điều kiện tiếp cận với quy trình
kỹ thuật chăn nuôi mới; học tập, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, nâng cao hiệu
quả trong chăn nuôi.
b) Nội dung:
- Xây dựng những cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cá sấu và một số loài động vật
hoang dã là thế mạnh của Thành phố.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật và phổ biến
kinh nghiệm, kết quả từ những mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn
nuôi cá sấu và động vật hoang dã mang lại hiệu quả cao.
- Tổ
chức tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm giữa chủ trại nuôi ở Thành
phố và các tỉnh bạn.
c) Phương pháp thực hiện:
- Phối hợp với Trung tâm khuyến nông
Thành phố, nghiên cứu tài liệu kết hợp với những kinh nghiệm trong tổ chức chăn
nuôi thực tiễn của những trại nuôi đạt kết quả để biên soạn thành cẩm nang.
- Trên cơ sở những mô hình ứng dụng
khoa học kỹ thuật thành công, lựa chọn những trại nuôi đạt tiêu chuẩn về an
toàn, bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế cao trong Thành phố và các tỉnh bạn để
tổ chức tập huấn, phổ biến, học tập trao
đổi kinh nghiệm giữa những người chăn nuôi.
d) Cơ quan chủ trì: Chi cục Kiểm lâm.
e) Cơ quan phối hợp: Chi cục Kiểm
lâm; Trung tâm khuyến nông.
7. Tổ chức diễn đàn liên kết nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm Cá sấu, Trăn trên thị trường thế giới
a) Mục đích: Tạo điều kiện để các
nhà: quản lý, khoa học, chăn nuôi, chế biến và phân phối có tiếng nói chung, tạo
sự ổn định để phát triển, đảm bảo lợi ích của các bên, tăng sức cạnh tranh của
sản phẩm Cá sấu trong điều kiện hội nhập
với thị trường trong khu vực và thế giới.
b) Yêu cầu:
- Nội dung hội thảo bám sát tình hình
thực tiễn về cơ chế quản lý, về kỹ thuật, về giá cả, về thị trường tiêu thụ
trong các khâu chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
- Tạo sự liên kết giải quyết có hiệu
quả những vấn đề vướng mắc, khó khăn giữa các khâu chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ
sản phẩm.
- Thành phần tham dự hội thảo là đại
diện các nhà quản lý, khoa học, chăn nuôi, chế biến và phân phối có thẩm quyền, vai trò, khả năng và điều kiện để
giải quyết, tháo ngỡ những vấn đề thực tiễn mà chương trình nghị sự hội thảo đề
ra.
c) Phương thức thực hiện:
- Trên cơ sở những vấn đề phát sinh
hàng năm, đặt hàng đơn vị, tổ chức có
liên quan nghiên cứu viết báo cáo tham luận.
- Mời các thành phần có liên quan
tham dự.
- Tổ chức hội thảo, trao đổi, thỏa
thuận, thống nhất giải pháp giải quyết vấn đề vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ.
d) Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Thành phố.
e) Đơn vị tổ chức thực hiện: Chi cục Kiểm lâm Thành phố; Trung tâm Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp.
8. Xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi động vật hoang dã nâng cao tỷ lệ sinh sản
và chất lượng con giống
a) Mục đích: Trong điều kiện hiện
nay, ngoài cá sấu và trăn thì tình hình con giống các loài động vật hoang dã
khác còn hạn chế, mục đích xây dựng mô hình là tìm các biện pháp kỹ thuật nhằm
hướng đến mục tiêu nâng cao tỷ lệ sinh sản và chất lượng con giống đáp ứng nhu
cầu chăn nuôi.
b) Yêu cầu:
- Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong
hoạt động chăn nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã.
- Tổ chức, hộ gia đình lập phương án
nêu rõ nội dung: mục đích, yêu cầu, biện pháp cải tiến hoặc ứng dụng kỹ thuật,
chi phí đầu tư, thời gian thực hiện đăng ký với cơ quan chuyên môn phê duyệt.
- Con giống đưa vào thực hiện mô hình
có nguồn gốc hợp pháp.
- Ký kết thỏa ước hợp tác xây dựng mô
hình, thành quả được đúc kết đưa vào cẩm nang để phổ biến
rộng rãi trong hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã.
c) Số lượng mô hình, đối tượng, chính
sách hỗ trợ.
- Số lượng mô hình gồm 10 trại nuôi của
tổ chức hoặc hộ gia đình hiện gây nuôi sinh sản cá sấu, trăn hoặc một trong những
loài động vật hoang dã thông thường có giá trị kinh tế cao.
- Mức hỗ trợ chi phí mua con giống và
vật tư thiết yếu, tối đa không quá 25.000.000 đồng cho một mô hình.
d) Phương thức thực hiện.
- Biên soạn, in ấn
biểu mẫu: đơn đăng ký, phương án, bản thỏa ước hợp tác thực
hiện mô hình, sổ theo dõi quá trình chăn nuôi.
- Khảo sát điều kiện, quy mô trại
nuôi, số lượng, nguồn gốc con giống.
- Phân loại trại nuôi, lên danh sách,
tổ chức tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn lập phương án và cách thức ghi chép các
thông số kỹ thuật trong quá trình nuôi.
- Tổ chức ký kết thỏa ước hợp tác thực
hiện mô hình.
- Tổ chức kiểm tra nắm tình hình thực
hiện các mô hình.
- Tổng kết đánh giá kết quả, báo cáo
cơ quan chủ quản và phổ biến nhân rộng những mô hình thành công.
e) Cơ quan chủ trì: Chi cục Kiểm lâm.
g) Đơn vị phối hợp: Phòng quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
VI. KINH PHÍ THỰC
HIỆN (Xem chi tiết tại phụ lục số 7 đính kèm)
1. Nguồn kinh phí: Ngân sách của
Thành phố cấp theo chế độ kinh phí sự nghiệp thường xuyên.
2. Tổng dự toán kinh phí thực hiện
chương trình: 3.487.340.000 đồng
a) Nhóm nâng cao năng lực quản lý:
2.641.340.000 đồng, gồm:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến
pháp luật: 447.500.000 đồng;
- Thiết lập hệ thống dữ liệu thông tin: 410.090.000 đồng;
- Tổ chức phối hợp kiểm tra, truy quét: 636.000.000 đồng;
- Nâng cao kiến thức quản lý:
232.750.000 đồng;
- Trang bị phương tiện quản lý:
915.000.000 đồng.
b) Nhóm hỗ trợ phát triển:
846.000.000 đồng, gồm:
- Tổ chức phổ biến, tập huấn kỹ thuật,
học tập kinh nghiệm: 413.000.000 đồng;
- Tổ chức diễn đàn liên kết:
42.000.000 đồng;
- Xây dựng mô hình chăn nuôi:
391.000.000 đồng.
3. Phân kỳ thực hiện.
- Năm 2016: 1.968.340.000 đồng;
- Năm 2017: 372.250.000 đồng;
- Năm 2018: 372.250.000 đồng;
- Năm 2019: 372.250.000 đồng;
- Năm 2020: 402.250.000 đồng.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận,
huyện có liên quan chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc phối hợp triển khai thực
hiện.
- Công an Thành phố chỉ đạo các Phòng
chức năng tăng cường phối hợp lực lượng Kiểm lâm tổ chức kiểm tra, truy quét,
chuyển hóa những điểm nóng mua bán trái phép động vật hoang dã.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập
và thẩm duyệt các dự án đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá
nhân đầu tư phát triển sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm.
- Sở Công Thương tạo điều kiện giúp
các tổ chức doanh nghiệp chế biến sản phẩm
hàng hóa từ da cá sấu, da trăn trong việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương
mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; đồng
thời chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường tăng cường phối hợp lực lượng Kiểm lâm
tổ chức kiểm tra, truy quét, chuyển hóa những điểm nóng mua bán trái phép động
vật hoang dã.
- Sở Tài chính cân đối, bố trí ngân sách hàng năm thực hiện Chương trình.
- Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí
Minh chỉ đạo hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm, tạo
điều kiện để các tổ chức, cá nhân chăn nuôi cá sấu và động
vật hoang dã được tiếp cận các nguồn vốn vay theo chính sách ưu đãi của Nhà nước.
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo
các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình của Thành phố đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phổ biến những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nâng cao hiệu quả
trong chăn nuôi; giới thiệu những điển hình sản xuất giỏi và chấp hành nghiêm
các quy định của Nhà nước về bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong chăn
nuôi.
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thành lập Ban điều phối, tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm
bảo các mục tiêu, nội dung, yêu cầu của Chương trình đề ra.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc, khó khăn, các cơ quan chức năng, chính quyền cấp quận, huyện có liên quan
báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét giải quyết./.
PHỤ LỤC 1
THỐNG KÊ TÌNH HÌNH VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển Cá sấu và động vật
hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)
NỘI
DUNG
|
Đơn
vị tính
|
NĂM
|
TỔNG
CỘNG
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
- Số
vụ vi phạm
|
vụ
|
56
|
54
|
63
|
38
|
25
|
236
|
-Tang vật tịch thu
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Động vật
hoang dã thông thường tính theo trọng lượng.
|
Kg
|
4.189
|
2.196
|
1.545
|
1.992
|
1.111
|
11.033
|
+ Động vật
hoang dã thông thường tính theo con
|
con
|
1.919
|
628
|
1.291
|
1.072
|
1.245
|
6.155
|
+ Động vật
hoang dã thuộc loài quý, hiếm
|
con
|
7
|
21
|
15
|
99
|
55
|
197
|
PHỤ LỤC 2
THỐNG KÊ LOẠI HÌNH KINH TẾ TRONG HOẠT
ĐỘNG GÂY NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
(Tính đến thời điểm
31/7/2015)
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển Cá sấu và động vật
hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)
SỐ
TT
|
ĐƠN
VỊ HÀNH CHÍNH
|
LOẠI
HÌNH KINH TẾ
|
TỔNG
|
(Quận/Huyện)
|
Doanh
nghiệp
|
Hợp
tác xã
|
Hộ
gia đình
|
TỔNG
CỘNG
|
23
|
3
|
140
|
166
|
1
|
Quận 1
|
1
|
0
|
0
|
1
|
2
|
Quận 2
|
0
|
0
|
2
|
2
|
3
|
Quận 4
|
1
|
0
|
0
|
1
|
4
|
Quận 7
|
1
|
0
|
1
|
2
|
5
|
Quận 9
|
4
|
1
|
7
|
12
|
6
|
Quận 11
|
1
|
0
|
0
|
1
|
7
|
Quận 12
|
2
|
1
|
9
|
12
|
8
|
Quận Thủ Đức
|
2
|
0
|
8
|
10
|
9
|
Quận Bình Tân
|
0
|
0
|
3
|
3
|
10
|
Quận Gò Vấp
|
0
|
0
|
3
|
3
|
11
|
Quận Tân Bình
|
0
|
0
|
2
|
2
|
12
|
Huyện Bình Chánh
|
1
|
0
|
22
|
23
|
13
|
Huyện Cần Giờ
|
2
|
0
|
17
|
19
|
14
|
Huyện Củ Chi
|
5
|
0
|
45
|
50
|
15
|
Huyện Hóc Môn
|
1
|
1
|
21
|
23
|
16
|
Huyện Nhà Bè
|
2
|
0
|
0
|
2
|