BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
---------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1940/QĐ-BNN-TCTL
|
Hà Nội,
ngày 22 tháng 08 năm 2013
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KHUNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ NƯỚC SẠCH, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH
CÁ NHÂN HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2012-2015
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày
03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số
75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số
01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008;
Căn cứ Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày
31/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015;
Căn cứ Quyết định số 1258/QĐ-BNN-TCCB
ngày 28/5/2012 về việc thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế trong văn bản
số 4667/BYT-MT ngày 31/7/2013 về việc phê duyệt khung kế hoạch truyền thông của
Chương trình kèm theo các văn bản góp ý của các đơn vị liên quan, tờ trình số
36/TTr-TCTL-QLNN ngày 16/8/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt
khung kế hoạch truyền thông về nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân
hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
giai đoạn 2012-2015 (sau đây gọi tắt là khung kế hoạch), với những nội dung chủ
yếu sau:
1. Mục tiêu chung:
Nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ,
hành vi của người dân nông thôn về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá
nhân nhằm tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, góp
phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn giai đoạn 2012 - 2015.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) 85% dân số nông thôn được cung cấp
thông tin về các loại hình cấp nước (cấp nước tập trung và cấp nước nhỏ lẻ),
các loại nhà tiêu (hộ gia đình, trường học, trạm y tế),
chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng như cách áp dụng, sử dụng và bảo quản
đúng quy cách;
b) 85% dân số nông thôn được cung cấp các
kiến thức liên quan đến vai trò nước sạch và vệ sinh cũng như tác hại của nó đối
với sức khỏe, đời sống và phát triển sản xuất;
c) 85% dân số nông thôn được cung cấp các
kiến thức về vệ sinh cá nhân và rửa tay với xà phòng bằng nước sạch vào các thời
điểm quan trọng;
d) 95% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi và người
chăm sóc trẻ được cung cấp kiến thức về vệ sinh nói chung và rửa tay với xà
phòng bằng nước sạch vào các thời điểm quan trọng;
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2013
đến năm 2015.
4. Dự kiến kinh phí thực
hiện:
454.000
triệu đồng từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn.
Trong đó:
- Nguồn ngân sách của trung ương: 120.830 triệu đồng;
- Nguồn ngân sách của địa phương: 333.170 triệu
đồng;
(Kèm theo
khung kế hoạch)
Điều 2. Tổ chức thực
hiện:
1. Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn
- Phê duyệt Khung Kế hoạch truyền thông về nước
sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân hỗ trợ Chương trình mục tiêu Quốc
gia NS&VSMT nông thôn giai đoạn 2012-2015;
- Lập kế hoạch tổng thể về mục tiêu, nhiệm vụ,
nhu cầu kinh phí và đề xuất các giải pháp thực hiện Dự án 3 của Chương trình
trong kế hoạch tổng thể của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 theo Quyết định số 366/QĐ-TTg
ngày 31/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ trì và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phân bổ kinh phí thỏa đáng thực
hiện Kế hoạch truyền thông của các Bộ, ngành, đoàn thể liên quan và các tỉnh,
thành phố. Phối hợp với các nhà
tài trợ nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính, đào tạo
nguồn nhân lực, thu hút đầu tư để thực hiện Kế hoạch truyền thông của Chương
trình;
- Giao Văn phòng Thường trực Chương trình mục
tiêu Quốc gia NS&VSMT nông thôn - Tổng Cục Thủy lợi làm đầu mối chỉ đạo, tổng
hợp kế
hoạch,
điều phối và giám sát triển khai việc thực hiện Kế hoạch truyền thông của
Chương trình;
- Giao Trung tâm Quốc gia Nước sạch và VSMT
nông thôn chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động thông tin - giáo
dục - truyền thông vận động chính sách, nâng cao nhận thức của người dân, phát
triển tài liệu truyền thông, đào tạo, phổ biến các loại hình cấp nước sạch, chuồng
trại chăn nuôi hợp vệ sinh;
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm
tra, giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch truyền thông của
Chương trình.
2. Bộ Y tế
- Hướng dẫn và hỗ trợ các tỉnh trong việc xây dựng
Kế hoạch truyền thông
về nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân hỗ trợ Chương trình mục
tiêu Quốc gia NS&VSMT nông thôn giai đoạn 2012-2015 của tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ
NN&PTNT trong việc lập kế hoạch, đề dự kiến phân bổ kinh phí truyền thông,
đào tạo cho hợp phần vệ sinh gửi Bộ Nông nghiệp đưa vào kế hoạch chung;
- Giao Cục Quản lý môi trường y tế làm đầu mối phối hợp với Văn
phòng thường trực - Tổng Cục Thủy lợi chỉ đạo triển khai việc thực hiện các hoạt
động Kế hoạch truyền thông của Chương trình đã được phê duyệt;
- Chỉ đạo và tổ chức triển khai các hoạt động
truyền thông về vệ sinh nông thôn, vệ sinh cá nhân, phát triển tài liệu truyền
thông, đào tạo tập huấn, phổ biến các loại hình nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia
đình và nơi công cộng;
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức
kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch truyền thông
của Chương trình.
3. Bộ Giáo dục Đào tạo
- Giao Vụ Công tác học sinh sinh viên làm đầu mối
phối hợp với Văn phòng thường trực - Tổng Cục Thủy lợi chỉ đạo triển khai việc
thực hiện các hoạt động Kế hoạch truyền thông của Chương trình đã được phê duyệt;
- Chỉ đạo và tổ chức triển khai các hoạt động
thông tin - giáo dục - truyền thông trong trường mầm non, phổ thông; Hướng dẫn
phổ biến, đào tạo các kiến thức về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá
nhân cho giáo viên và học sinh;
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm
tra, giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch truyền thông của
Chương trình.
4. Các đoàn thể và tổ chức xã hội
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân
Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh theo chức năng nhiệm vụ được
Chính phủ giao chủ động phối hợp và tham gia phối hợp với các Bộ ngành có liên
quan để tham gia xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hệ thống trong việc triển khai các
hoạt động truyền thông của Chương trình, đặc biệt là nâng cao nhận thức và huy
động cộng đồng tích cực xây dựng, đóng góp tài chính đầu tư xây dựng, vận hành
và quản lý các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan để
kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch;
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc
Trung ương:
a) Phê duyệt Kế hoạch truyền thông
về nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân hỗ trợ Chương trình mục
tiêu Quốc gia NS&VSMT nông thôn giai đoạn 2012-2015 của tỉnh;
b) Bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách của
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và các
nguồn ngân sách hợp pháp khác của
tỉnh để triển khai kế hoạch truyền thông của chương trình;
c) Chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức
thực hiện kế hoạch theo lĩnh vực được phân công như sau:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu
trách nhiệm tổng hợp chung các hoạt động của kế hoạch, chương trình về Thông
tin - Giáo dục - Truyền thông của các đơn vị liên quan trong tỉnh; triển khai
thực hiện các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực, truyền thông về lựa chọn,
xây dựng, bảo quản, sử dụng nước hợp vệ sinh tại hộ gia đình và nơi công cộng;
- Sở Y tế chịu trách nhiệm triển khai thực hiện
các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực, truyền thông thay đổi hành vi về vệ
sinh cá nhân, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, lựa chọn xây dựng, sử dụng, bảo
quản các nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và trạm y tế xã;
- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo
tổ chức các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực, truyền thông thay đổi hành vi
về vệ sinh cá nhân, sử dụng, bảo quản nguồn nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh
trong trường học;
- Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm
chỉ đạo các phòng ban của huyện và Ủy ban nhân dân các xã phối hợp với các Sở,
ngành liên quan triển khai thực hiện công tác truyền thông thay đổi hành vi về
vệ sinh cá nhân, nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng
cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Ban Chủ nhiệm Chương trình MTQG nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 4;
- Bộ trưởng - Trưởng
Ban Chủ nhiệm (để b/c);
- Các Bộ: Nông
nghiệp & PTNT, Y tế, Giáo dục & ĐT, Kế hoạch & ĐT, Tài chính;
- Trung ương
Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân
Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
- UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương;
- Tổng cục Thủy lợi, Trung tâm
QG NS&VSMTNT - Bộ NN&PTNT; Cục Y tế dự phòng & MT - Bộ Y
tế;
Vụ
Công tác học sinh sinh viên - Bộ GD&ĐT;
- Các Sở:
NN&PTNT, Y tế, GD & ĐT;
- Website: Bộ
NN&PTNT;
- Lưu: VT,
TCTL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Văn Thắng
|
KHUNG
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
VỀ
NƯỚC SẠCH, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH CÁ NHÂN HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Kèm
theo Quyết định số 1940/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng Ban chủ nhiệm Chương trình Mục
tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015)
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
I. Sự cần thiết của
kế
hoạch
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
III. Quan điểm, nguyên tắc
khi xây dựng kế
hoạch truyền thông
IV. Nội dung hoạt động
1. Tăng cường truyền thông vận động
chính sách
2. Nâng cao năng lực mạng lưới truyền
thông
3. Xây dựng, in ấn, phân phối các tài liệu
truyền thông
4. Tổ chức triển khai các hoạt động truyền
thông thay đổi hành vi
5. Các thông điệp truyền thông
6. Vận động tài trợ cho Chương trình
7. Tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm
8. Giám sát và đánh giá công tác truyền
thông
V. Nhu cầu ngân sách và
huy động nguồn lực
1. Nguồn ngân sách
2. Quản lý ngân sách
VI. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
2. Bộ Y tế
3. Bộ Giáo dục Đào tạo
4. Các hội, đoàn thể và tổ chức xã hội
5. Chính quyền địa phương
6. Các nhà tài trợ
VII. Theo dõi và đánh giá
Phụ lục
Phụ lục 1. Chủ đề trong những
thông điệp truyền thông
Phụ lục 2. Danh mục các loại tài liệu
truyền thông chính
Phụ lục 3. Sơ đồ tổ chức thực hiện Kế
hoạch truyền thông
Phụ lục 4. Các chỉ số kết quả đầu ra
DANH MỤC TỪ
VIẾT TẮT
BCC
|
Truyền thông thay đổi hành vi
|
CLTS
|
Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm
chủ
|
CTMTQG
|
Chương trình mục tiêu quốc gia
|
GD&ĐT
|
Giáo dục và Đào tạo
|
GDSK
|
Giáo dục sức khỏe
|
HSSV
|
Học sinh sinh viên
|
HPN
|
Hội phụ nữ
|
HGĐ
|
Hộ gia đình
|
IEC
|
Thông tin - Giáo dục - Truyền thông
|
KAP
|
Kiến thức - Thái độ - Hành vi
|
KT-NN
|
Kinh tế - Nông nghiệp
|
NS
|
Nước sạch
|
NTP
|
Chương trình mục tiêu quốc gia nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
|
NNPTNT
|
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
TTV
|
Tuyên truyền viên
|
UBND
|
Ủy ban nhân dân
|
VSMT
|
Vệ sinh môi trường
|
YTDP
|
Y tế dự phòng
|
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ
HOẠCH TRUYỀN THÔNG
Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ
sinh nông thôn tới năm 2020 đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào năm 2000.
Để đạt được những mục tiêu của Chiến lược, hai giai đoạn của Chương trình mục
tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn (giai đoạn 1 từ năm 2000 đến 2005
và giai đoạn 2 từ 2006 đến 2010). Qua hơn 10 năm nỗ lực phấn đấu của 63 tỉnh, thành
trong cả nước, sự chỉ đạo của Chính phủ, của các Bộ, Ngành, Đoàn thể; sự nỗ lực
của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là sự hỗ trợ hòa đồng ngân sách trong giai
đoạn 2; Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn giai đoạn 2006 - 2010 đã đạt được kết quả vượt bậc; một số thói quen, tập
quán và hành vi vệ sinh lạc hậu của người dân đã và đang được cải
thiện, tình trạng không sử dụng nhà tiêu và sử dụng phân chưa được xử lý giảm dần
ở nhiều địa
phương; tỷ lệ người dân nông thôn được hưởng dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn tăng lên, chất lượng cuộc sống, sức khỏe được cải thiện.
Theo bản đánh giá kết quả thực hiện của
Chương trình theo Bộ chỉ số giám sát đánh giá ban hành kèm theo Quyết định
51/2008/QĐ-BNN), đến hết năm 2012: 80,5% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ
sinh; 56,3% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; Khoảng 36.174 trường
học phổ thông, mầm non sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh (81%); Khoảng
8.878 trạm y tế xã sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh (91%).
Thiếu công trình vệ sinh,
thói quen sinh
hoạt kém vệ sinh, và việc sử dụng nước bị ô nhiễm dẫn tới bệnh tiêu chảy và nhiều
bệnh truyền nhiễm khác, không chỉ là nguyên nhân gây bệnh và tử vong đặc biệt ở
trẻ em mà còn là nguyên nhân cơ bản của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt
Nam hiện nay.
Về hành vi vệ sinh cá nhân, theo
UNICEF1, tỷ lệ người rửa tay với xà phòng trước
khi ăn, sau khi đi tiểu, và sau khi đại tiện là thấp (tương ứng là 12%, 12,2%
và 15,6%). Các tỷ lệ này của học sinh còn thấp hơn. Chỉ có 4,6% học sinh rửa tay bằng xà
phòng sau khi đi tiểu và 11,5% trong số này rửa tay với xà phòng sau khi đi đại
tiện. Cũng theo nghiên cứu của tổ chức Plan Việt Nam2. Chỉ có một
tỷ lệ nhỏ người dân sử dụng xà phòng để rửa tay tại các thời điểm "quan trọng"3 trong ngày.
Chỉ có 7% số người sử dụng
xà phòng để rửa tay tại ít nhất hai thời điểm "quan trọng" trong ngày
và 8% người dân sử dụng xà phòng để rửa tay một lần trong ngày. Thậm chí, trong số những người
sử dụng xà phòng ở các thời điểm
"quan trọng", chỉ có một tỷ lệ rất khiêm tốn sử dụng xà phòng để rửa
tay sau khi đại tiện.
Trong khuôn khổ các giai đoạn của
Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Thông
tin - Giáo dục - Truyền thông (IEC) được xem như là một trong những giải pháp
chủ yếu được thực hiện. Tuy nhiên, các hoạt động truyền thông thúc đẩy sử dụng
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong giai đoạn 2006 - 2010 đã không
được thực hiện như kế hoạch đề ra và chưa đạt được các kết quả như mong đợi.
Công tác này chưa tạo ra sự thay đổi lớn về hành vi của người dân trong sử dụng
nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân và giữ
gìn vệ sinh môi trường công cộng. Cho đến nay, mới có khoảng 15% người dân
có thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
chưa đúng quy định còn phổ biến; Nhiều vùng người dân vẫn giữ thói quen sử dụng
phân tươi để bón ruộng, cho cá ăn; Tình trạng vứt rác thải ra nơi công cộng trở
thành vấn đề nhức nhối trong cộng đồng... Đặc biệt, sự chuyển biến về xây dựng
nhà tiêu hộ gia đình còn chậm, một bộ phận dân cư chưa chủ động đầu tư, còn
trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh
tăng chậm nhất rơi vào những tỉnh áp dụng hình thức trợ cấp xây dựng nhà tiêu,
trong khi đó những nơi thực hiện tốt công tác truyền thông thúc đẩy hành vi vệ
sinh an toàn và huy động cộng đồng đầu tư thì tỷ lệ hộ gia đình đầu tư xây dựng nhà tiêu hợp
vệ sinh cao hơn. Những nơi chỉ chú trọng trợ cấp xây dựng nhà tiêu mà ít có các
hoạt động truyền thông thay đổi hành vi được thực hiện thì các hộ gia đình cũng
thường không thay đổi thói quen trong việc đi vệ sinh.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do:
- Các Bộ Ngành và địa phương xây dựng kế hoạch
truyền thông không hợp lý thậm chí một số tỉnh không xây dựng kế hoạch. Mặt
khác kinh phí cho hoạt động truyền thông còn hạn chế.
- Tần suất các hoạt động truyền thông không đều
và chưa thường xuyên, phần lớn hoạt động tập trung vào dịp Tuần lễ Quốc gia
NS&VSMT, thời gian còn lại triển khai phân tán, thiếu hệ thống, chủ yếu do
các ngành, các hội, các dự án thực hiện tại địa bàn xây dựng công trình cấp nước
tập trung hoặc xây dựng mô hình điểm nhà tiêu hộ gia đình...
- Diện bao phủ các hoạt động Thông tin - Giáo dục
- Truyền thông rất hạn chế. Ngoại trừ các chương trình trên truyền hình và đài
phát thanh, đa số hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông chỉ tập trung ở
những xã, thôn có dự án xây dựng công trình cấp nước tập trung hoặc xây dựng
nhà tiêu hộ gia đình mà không triển khai trên diện rộng do thiếu kinh phí và hạn
chế về nhân lực.
- Thiếu sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể
trong triển khai thực hiện các hoạt động. Các đơn vị được phân bổ vốn mỗi đơn vị
tự thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông một cách riêng rẽ,
ít phối hợp với nhau và với các hội đoàn thể có thế mạnh trong triển khai các
hoạt động tuyên truyền như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên...
- Cộng tác viên cơ sở thiếu và yếu. Ở cấp thôn,
xóm không có đội ngũ cộng tác viên truyền thông về vệ sinh môi trường mà chỉ dựa
vào các hoạt
động
lồng ghép của các hội, đoàn thể. Một số dự án tài trợ quốc tế có thiết lập mạng
lưới tuyên truyền viên cấp thôn nhưng tính bền vững chưa cao do không có kinh
phí hỗ trợ cho đội ngũ này sau khi dự án kết thúc.
- Kinh phí phân bổ cho truyền thông thấp, không
thu hút được sự tham gia của các cộng tác viên, các tổ chức đoàn thể. Hầu
hết các đoàn thể ở cấp tỉnh trở xuống không được cấp kinh phí trực tiếp để thực hiện các
hoạt động truyền thông. Hơn nữa, các đơn vị này được đề nghị phối hợp thực hiện
theo tính chất hợp tác chứ không giao trách nhiệm cụ thể.
- Hoạt động truyền thông trong trường học chủ yếu
là tập huấn cho giáo viên, ít có các hoạt động đến học sinh, tại các trường có
xây dựng công trình vệ sinh công tác truyền thông cũng chưa được quan tâm đúng
mức.
- Nhiều bài học truyền thông và các hình thức
truyền thông đã được thí điểm có kết quả chưa được nhân rộng thực hiện.
- Chưa có bộ chỉ số đánh giá tác động của các
hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông thống nhất.
Chính vì những lý do trên, việc
xây dựng và ban hành một Kế hoạch hành động truyền thông về nước sạch, vệ
sinh cá nhân và vệ
sinh môi trường là hết sức cần thiết nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nêu
trên để góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia cấp nước và vệ
sinh nông thôn đến năm 2020.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung
Nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ,
hành vi của người dân nông thôn về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá
nhân nhằm tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, góp
phần thực hiện các mục tiêu của Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn giai đoạn 3 (2012 - 2015).
2. Mục tiêu cụ
thể
Truyền thông là giải pháp quan trọng
góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình đã được Chính phủ phê duyệt. Các mục tiêu truyền
thông thay đổi hành vi cụ thể đến năm 2015 như sau:
- 85% dân số nông thôn được cung cấp thông tin
về các loại hình cấp nước (tập trung vào các loại hình cấp nước nhỏ lẻ),
các loại nhà tiêu (hộ gia đình, trường học, trạm y tế), chuồng trại chăn nuôi
HVS cũng như cách áp dụng, sử dụng và bảo quản đúng quy cách;
- 85% dân số nông thôn được cung cấp các kiến
thức liên quan đến vai trò của nước và vệ sinh đối với sức khỏe cũng như tác hại của
nước và vệ sinh không đảm bảo tới sức khỏe, đời sống và phát triển sản xuất;
- 85% dân số nông thôn được cung cấp kiến thức
về vệ sinh cá nhân và rửa tay với xà phòng và nước sạch vào các thời điểm quan trọng;
- 95% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi và người chăm
sóc trẻ được cung cấp kiến thức về vệ sinh nói chung và rửa tay với xà phòng và
nước sạch vào các thời điểm quan trọng.
III. QUAN ĐIỂM,
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
Kế hoạch truyền thông được xây dựng
theo các nguyên tắc sau:
1. Chú trọng vào
truyền thông thay đổi hành vi
Kế hoạch truyền thông được xây dựng
trên nguyên tắc khuyến khích những thay đổi hành vi về nước sạch, vệ sinh môi
trường, vệ sinh cá nhân phù hợp với các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của
địa phương, đồng thời các hoạt động truyền thông cần lưu ý tới những yếu
tố ảnh hưởng tới khả
năng và mong muốn thay đổi hành vi vệ
sinh của người dân địa phương, đặc biệt là người dân tộc thiểu số và người
nghèo.
2. Chú trọng tới
truyền thông dựa trên bằng chứng
Việc xây dựng Kế hoạch truyền thông cần
dựa trên những nghiên cứu hoặc khảo sát đánh giá cơ bản, ví dụ như nghiên cứu về kiến thức -
thái độ - thực hành (KAP) của người dân. Các thông điệp và tài liệu truyền
thông cần được thử nghiệm kỹ với những nhóm đối tượng nhất định trước khi sản
xuất hoặc phân phối rộng
rãi nhằm đảm bảo ngôn ngữ, minh họa và hình thức phù hợp, hấp dẫn, đồng thời
thông điệp gửi đi được nắm bắt một cách dễ dàng và đúng đắn.
3. Truyền thông
dựa trên các nhóm đối
tượng
đích với thông điệp phù hợp
Các hộ gia đình nông thôn và những người
dân nông thôn là những đối tượng chính trong tất cả các hoạt động
truyền thông về nước sạch, vệ sinh môi
trường
và vệ sinh cá nhân, trong đó chú trọng tới những
hộ gia đình chưa được sử dụng nước sạch và chưa có nhà tiêu HVS. Ngoài ra có thể
chia thành các nhóm đối tượng đích tùy theo mục tiêu truyền thông cụ thể, mỗi
nhóm đối tượng đích lại có cách thức tiếp
cận, thông điệp và tài liệu truyền thông khác nhau, ví dụ như:
- Nhóm đồng bào dân tộc thiểu số: Nhóm này được
xác định là nhóm đối tượng đích khi tiến hành các hình thức truyền thông bằng tiếng
dân tộc nhằm xóa bỏ tình trạng
phóng uế
bừa
bãi, nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch và nhà tiêu HVS.
- Nhóm bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi và người
chăm sóc trẻ: Nhóm này được xác định là nhóm đối tượng đích khi thực hiện các hoạt động
truyền thông thay đổi hành vi rửa tay với xà phòng và nước sạch
trong việc chăm sóc trẻ.
- Nhóm trẻ em độ tuổi đi học: Nhóm này được xác
định là nhóm đối tượng đích trong các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
trong trường học và thực hành vệ sinh cá nhân tốt.
4. Rút kinh nghiệm
từ các sáng kiến và dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường
Các hoạt động và mô hình truyền thông
có sự tham gia của cộng đồng hiệu quả trong việc nâng cao
nhận thức và thay đổi hành vi về sử dụng nước sạch và nhà tiêu HVS cần được áp dụng
và nhân rộng phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương, ví dụ như các mô hình Vệ sinh
tổng thể do cộng đồng làm chủ (CLTS),
Câu lạc bộ sức khỏe cộng đồng, Vệ sinh môi trường mở rộng, Truyền thông NSVSMT
trong trường học, Chiến dịch TT với sự hỗ trợ của Đại sứ Thiện
chí v.v.
5. Đa dạng các
loại hình truyền thông
Mỗi loại hình truyền thông đều có điểm
mạnh và điểm yếu riêng, do vậy trong hoạt động truyền thông
cần sử dụng phối hợp nhiều loại hình truyền thông khác nhau, chú trọng phương pháp
truyền thông trực tiếp tại cộng đồng theo các nhóm đối tượng.
+ Trực tiếp tư vấn, vận động
và hỗ trợ người dân thay đổi các hành vi liên quan đến sử dụng nước sạch,
xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cá nhân và phòng chống
các bệnh tật có liên quan đến
nước và vệ sinh.
+ Truyền thông đại chúng tập trung vào
phổ biến chính sách; nâng cao nhận thức về nước sạch, vệ
sinh và hành vi vệ
sinh,
củng cố các thông điệp được chuyển tải qua hình thức truyền
thông trực tiếp; giới thiệu các mô hình điểm, các tổ chức và cá nhân thực hiện tốt công tác
cấp nước và vệ sinh môi trường.
+ Truyền thông bằng tài liệu in ấn
nhằm nâng cao nhận thức về các hành vi vệ sinh, giới thiệu
các loại hình công nghệ cấp nước, nhà tiêu hộ gia đình và thu gom xử lý rác thải.
+ Các hình thức truyền thông
đại chúng khác như lễ mít tinh, lễ phát động, lễ ra quân các hội
thi... được tổ chức nhân dịp Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Ngày Môi truờng thế
giới, Ngày Nước thế giới...
nhằm tạo điểm nhấn và huy động sự tham gia của các ban,
ngành, đoàn thể, các lực lượng khác nhau và đông đảo cộng đồng.
+ Ưu tiên áp dụng các phương pháp truyền
thông có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn và từng nhóm đối
tượng như phương pháp vệ sinh tổng thể do cộng đồng quản lý, tiếp thị vệ sinh,
chiến dịch rửa tay với xà phòng và nước sạch, câu lạc bộ sức khỏe cộng đồng, giáo dục hành
động.
+ Ưu tiên sử dụng hình ảnh và tầm ảnh
hưởng của đại sứ thiện chí nước sạch và vệ sinh môi trường
trong các sản phẩm truyền thông nhằm tăng sự chú ý của người dân và học sinh.
6. Tăng cường
quan hệ hợp tác và quan hệ đối tác
Các bên liên quan kêu gọi sự hợp tác
và phối hợp chặt chẽ hơn giữa các ban ngành, cơ quan quản lý, tổ chức
tài trợ và tổ chức chính trị xã hội. Những sáng kiến truyền thông cần khuyến khích
sự hợp tác và quan hệ đối tác cũng như hỗ trợ và củng cố mạng lưới các tổ chức và cá
nhân hiện có.
7. Ưu tiên nhóm
người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người
khuyết
tật
và người bị HIV/AIDS
Người nghèo và người dân tộc thiểu số
thường là đối tượng có trình độ thấp,
kinh tế khó khăn, sống tại các địa bàn vùng sâu vùng xa nên ít có điều
kiện tiếp cận với nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Phụ nữ, trẻ em là những đối
tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi những vấn đề sức khỏe có liên quan đến
các điều kiện cấp nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân không đảm bảo. Hiện
nay, đối tượng nhiễm HIV/AIDS khá phổ biến trong cộng đồng và chưa được quan
tâm đúng mức, còn kỳ thị trong việc tiếp cận với các nguồn nước và nhà tiêu đặc
biệt là các công
trình công cộng. Do đó, hoạt động truyền thông cần phải được quan tâm đặc biệt
cho đối tượng này. Sự khác biệt vùng miền, phong tục tập quán, ngôn ngữ, trình
độ học vấn cũng cần được xem xét khi thiết kế, xây dựng tài liệu truyền thông
và thực hiện các hoạt động truyền thông.
8. Đảm bảo kinh
phí cho hoạt động truyền thông
Chiến lược cấp nước và vệ sinh môi trường
nông thôn nêu rõ sự cần thiết phải đảm bảo nguồn ngân sách đầy đủ cho công tác
truyền thông. Trong Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMT nông thôn giai
đoạn 3 (2012 - 2015), kinh phí dành cho Dự án 3 về nâng cao năng lực, truyền
thông, giám sát và đánh giá mới chỉ chiếm 7% tổng ngân sách, còn thấp hơn so với
9% của Chương trình giai đoạn 2. Để các hoạt động truyền thông của
Chương trình được triển khai có hiệu quả, các tỉnh cần phải đảm bảo phân bổ kinh phí thỏa
đáng cho nhu cầu truyền thông và có sự phối hợp giữa ba ngành nông nghiệp, y tế,
giáo dục để tránh trùng lặp và lãng phí trong hoạt động truyền thông. Ngoài ra
cần huy động nguồn lực từ các nhà tài trợ, các tổ chức trong và ngoài nước
cùng với sự đóng góp của tư nhân và cộng đồng.
IV. NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG
Khung Kế hoạch truyền thông sẽ được thực
hiện trong thời gian từ 2013 - 2015 để hỗ trợ thực hiện các mục
tiêu của Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 2012 - 2015.
Trong các hoạt động truyền thông, đối
tượng truyền thông có thể được
phân ra 3 cấp
độ,
bao gồm:
- Đối tượng truyền thông cấp 1 (Đối tượng
đích): Là các hộ gia đình nông thôn và người dân nông
thôn, trong đó đặc biệt chú trọng tới:
+ Phụ nữ và nam giới của các hộ gia
đình chưa được sử dụng nước hợp vệ sinh.
+ Phụ nữ và nam giới của các hộ gia
đình chưa được sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh.
+ Các bà mẹ có con nhỏ và người chăm
sóc trẻ.
+ Trẻ em trong độ tuổi đi học (từ 3 đến
18 tuổi).
- Đối tượng truyền thông cấp 2 (Đối tượng
thứ cấp): Lãnh đạo chính quyền địa phương, các cơ quan,
ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương là những người có ảnh hưởng
trực tiếp tới những đối tượng truyền thông cấp 1.
- Đối tượng truyền thông cấp 3: Là các nhà hoạch
định chính sách ngành nước và vệ sinh của trung ương, các tổ chức quốc tế, các
nhà tài trợ và khối tư nhân - những đối tượng chịu trách
nhiệm trong việc hoạch định chính sách và phân bổ nguồn lực cho nước sạch và môi trường
nông thôn. Hoạt động của nhóm đối tượng này có thể giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho
việc thay đổi hành vi và thay đổi về mặt xã hội, đồng thời sẽ
tác động gián tiếp tới các nhóm đối tượng cấp 1 và cấp 2.
- Các hoạt động truyền thông dưới đây nhằm thúc
đẩy thực hiện mục
tiêu của Kế hoạch truyền thông, tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Truyền thông vận động chính sách;
- Xã hội hóa;
- Truyền thông thay đổi hành vi;
- Truyền thông thay đổi tập quán lạc hậu (Thay
đổi xã hội).
1. Tăng cường
truyền thông vận động chính sách
Truyền thông vận động chính sách là
hình thức truyền thông làm tăng sự chú ý và thúc đẩy hành động của các nhà lãnh
đạo và các nhà hoạch định chính sách để đạt được cam kết về chính trị, đầu tư,
sự hỗ trợ của các bên liên quan trong và ngoài nước. Truyền thông vận động
chính sách sẽ giúp các vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trở nên ưu tiên
hơn trong chương trình nghị sự của chính phủ cũng như của các bên liên quan chủ yếu khác. Nó
cũng giúp khuyến khích các nhà lãnh đạo và quản lý, các nhà hoạch định chính
sách các cấp hỗ trợ việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 3, đồng thời tạo môi trường thuận lợi
cho những thay đổi quan trọng về mặt xã hội và hành vi.
Đối tượng chủ yếu trong truyền thông vận động
chính sách là những nhà hoạch định chính sách và ra quyết định thuộc các Bộ,
ngành liên quan như Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT,
Văn phòng Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội cấp Trung ương, các tổ chức
quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ.
Các hoạt động truyền thông vận động
chính sách bao gồm:
- Tổ chức hội nghị triển khai Chương trình mục
tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 3.
- Tổ chức các sự kiện hưởng ứng Ngày Vệ
sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Nước thế giới, Ngày Thế giới
rửa tay với xà phòng.
- Tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn
(trong đó có các
chương trình truyền hình trực tiếp) với các nhà hoạch định chính sách để thảo
luận về các cơ chế, chính sách về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:
chính sách hỗ trợ người nghèo và người dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ xây
dựng hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chính sách khuyến
khích khối tư nhân tham gia vào chương trình...
- Tổ chức các hội thảo, diễn đàn, tham quan với
các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ, các công ty và doanh nghiệp tư
nhân, các phương tiện truyền thông đại chúng để hợp tác, trao đổi thông tin,
bài học kinh nghiệm và huy động sự hỗ trợ của các thành phần này.
2. Nâng cao năng
lực mạng lưới truyền thông
2.1. Củng cố, kiện toàn mạng
lưới cán bộ làm công tác truyền thông các cấp
Các ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục
đều có mạng lưới
cán bộ làm công tác truyền thông sẵn có với những lợi thế và hạn chế riêng, do
vậy để hoạt động truyền thông hỗ trợ tốt cho Chương trình thì ngoài
việc khai thác những thế mạnh của các ngành cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ
liên ngành nhằm
đảm bảo cho các hoạt động truyền thông được triển khai đồng bộ, tác động được tới
nhiều nhóm đối tượng, tránh được sự chồng chéo và lãng phí. Tại mỗi cấp cần có
một cơ quan làm đầu mối để đảm bảo việc điều phối
các hoạt động truyền thông của mỗi ngành được thống nhất và hiệu quả. Do hiện
nay chưa có ngành nào được giao nhiệm vụ làm đầu mối chủ trì, chỉ đạo thực hiện
các hoạt động truyền thông chung cho cả Chương trình mà chỉ là chỉ đạo và tổ chức
các hoạt động truyền thông trong lĩnh vực ngành, do đó việc cử ra cơ quan đầu
mối về truyền thông tại địa phương cần có sự bàn bạc, thống
nhất giữa 3 ngành và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2.2. Nâng cao năng lực cán
bộ làm công tác
truyền thông
Tập huấn là một trong những
khâu quan trọng nhằm phát triển khả năng, năng lực của cán bộ làm
công tác truyền thông. Hoạt động này sẽ được thực hiện tại tuyến trung ương và tại các địa
phương, tập trung vào các nội dung cần truyền thông vận động cộng đồng về
vệ sinh cá nhân: nước sạch
và vệ sinh môi trường. Với sự tham gia thực hiện của chuyên gia về truyền
thông về vệ sinh cá nhân, nước sạch và vệ sinh môi trường tất cả các khóa học tại trung ương và
các địa phương sẽ được hoàn thành trong thời gian ngắn. Các khóa đào tạo giảng viên
nòng cốt tuyến tỉnh, huyện sẽ
do các chuyên gia về truyền thông có kinh nghiệm và có trình độ chuyên
môn cao của Bộ
Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng
các Bộ, ngành và các Hội (phụ nữ, nông dân...) khác thực hiện. Các giảng
viên tuyến tỉnh sau
khi được tập huấn tại trung ương sẽ về địa phương để tổ chức các lớp tập huấn cho
tuyến huyện, xã. Cán bộ huyện, xã sau đó tập huấn lại cho mạng lưới tuyên truyền
viên thôn, bản.
Các nội dung cần tập huấn bao gồm:
- Các kỹ năng nghiên cứu khảo sát, lập kế hoạch,
giám sát và đánh giá truyền thông
- Các hình thức truyền thông phù hợp với từng
loại đối tượng đích
- Thử nghiệm và phát triển tài liệu truyền
thông phù hợp với các nhóm đối tượng và văn hóa xã hội.
- Truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường, lựa chọn xây dựng, bảo quản công
trình vệ sinh hộ gia đình và nơi công cộng (trạm y tế, UBND, chợ...).
- Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh cá
nhân, nước sạch và vệ sinh môi trường và tác hại của biến đổi khí hậu cho
học sinh trong trường học.
- Các mô hình truyền thông cộng đồng có hiệu quả như mô
hình vệ sinh tổng thể do cộng đồng quản lý, chiến dịch rửa tay với xà
phòng và nước sạch, câu lạc bộ sức khỏe cộng đồng, giáo dục
hành động, tiếp thị vệ sinh và tiếp thị xã hội...
Khi xây dựng kế hoạch truyền thông,
các tỉnh có thể khảo sát đánh giá tình hình kiến thức, thái độ,
hành vi (KAP) của các nhóm đối tượng, các
kênh truyền thông hiệu quả và các yếu tố văn hóa xã hội hỗ trợ hoặc cản trở hoạt
động truyền thông cần được khắc phục tại địa phương, từ đó
lựa chọn các nội dung tập huấn, phương thức và cách tiếp cận phù hợp để tiến hành tập
huấn nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ tuyến huyện và xã.
3. Xây dựng, in ấn,
phân
phối
các tài liệu truyền thông
Để tạo điều kiện cho tuyên truyền viên hoạt động
có hiệu quả,
tuyến Trung ương
sẽ tiến
hành
thiết kế, in ấn và phân phối các tài liệu tập huấn và tài liệu truyền thông cho
tuyến tỉnh.
Các
tỉnh sẽ tái bản và cấp phát tài liệu cho cấp huyện, xã và các tuyên truyền viên
thôn bản.
Các tài liệu do tuyến TW xây dựng và
phát triển không chỉ cấp phát cho tuyến
tỉnh mà
còn
tới cộng đồng, các tỉnh có thể chỉnh sửa,
tái bản và cấp phát tùy
thuộc nguồn kinh phí và theo nhu cầu.
3.1. Tài liệu tập huấn về
truyền thông
Các loại tài liệu tập huấn về
truyền thông liên quan đến nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh
cá nhân, lựa chọn xây dựng, bảo quản công trình cấp nước và nhà
tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và nơi công cộng (trường học, trạm y tế, chợ, UBND
xã...) sẽ được xây dựng, in ấn và phân phát cho các học viên trong các đợt
tập huấn tại TW và tuyến tỉnh. Các
cán bộ tuyến tỉnh sau đó sẽ tái bản và cung cấp các tài liệu tập huấn này cho
tuyến huyện, xã.
3.2. Lựa chọn, chỉnh sửa,
xây dựng mới và phổ biến các tài liệu hỗ trợ tuyên truyền khác (tờ rơi,
sách lật, poster, ...):
Tại Trung ương, các ngành Nông nghiệp,
Y tế, Giáo dục dựa vào kết quả rà soát đánh giá các loại tài liệu truyền thông
sẽ lựa chọn các sản phẩm truyền thông cũ hoặc chỉnh sửa, bổ sung các tài liệu
truyền thông mới cho phù hợp đặc thù về mặt dân tộc, vùng miền, đối tượng (cộng
đồng, học sinh, phụ nữ, trẻ em, người nhiễm HIV/AIDS...). Nội dung các
tài liệu sẽ bao gồm cả việc hướng dẫn sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa
phương, một mặt đảm bảo về khía cạnh hợp vệ sinh, mặt khác giá thành có thể chấp
nhận được. Ngoài ra, nội dung cũng sẽ đề cập đến tác động xấu do biến đổi
khí hậu gây ra và cách chủ động phòng chống những thiên tai, thảm họa, đảm bảo vệ sinh
nguồn nước, vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường, vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Các tài liệu này sẽ được cập nhật trên
thư viện điện tử của Trung tâm Quốc gia nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn,
website của Bộ
Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các tỉnh có thể truy cập trên website để sử
dụng. Đồng thời tuyến Trung ương sẽ gửi mẫu thiết kế đã được duyệt cho các tỉnh.
Trên cơ sở các các loại tài liệu chuẩn này, các tỉnh có thể tự in ấn,
phân phối hoặc biên tập lại cho phù hợp với đặc trưng từng vùng miền và dân tộc
khác nhau. Danh mục các loại tài liệu chính này được đề cập trong Phụ lục 2.
Nội dung các tài liệu truyền thông cần
sự phối hợp giữa các Bộ ngành ở TW và các Sở, ban ngành tại địa phương để có tài liệu
truyền thông tốt và giao cho một đơn vị
in và cấp phát cho đối tượng phù hợp với số lượng trên cơ sở nhu cầu mà các Bộ
ngành và các Sở, ban ngành ở địa phương yêu cầu.
4. Tổ chức triển
khai các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi
4.1. Tuyên truyền trên hệ
thống phát thanh và truyền hình
a) Tại Trung ương
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, thông qua Văn phòng thường trực Chương trình, là đầu mối xem
xét nội dung các kế hoạch truyền
thông của các Bộ, ngành, đoàn thể để tránh việc trùng lặp các nội dung giữa
các bộ, ngành; Xây dựng kế hoạch, nội dung thông tin thống nhất. Nâng cấp và cập
nhật trang thông tin điện tử của Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn theo hướng chú trọng hơn vào hoạt động truyền thông (truyền
thông qua internet). Các chủ đề và nội dung đưa tin trên hệ thống phát thanh và
truyền hình có thể là:
- Các hoạt động của đại sứ thiện chí về nước sạch
và vệ sinh môi trường.
- Các cuộc thi về nước sạch, vệ sinh môi trường
và vệ sinh cá nhân (sáng tác ca khúc, kịch bản, tranh ảnh).
- Các hoạt động của Chương trình trong khuôn khổ
chiến dịch "Mùa hè
xanh" của Đoàn Thanh niên.
- Các sự kiện cộng đồng vào các dịp Ngày Vệ
sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và VSMT
nông thôn, Ngày môi trường Thế giới, Ngày Nước thế giới, Ngày Rửa tay với xà
phòng...
- Các tin, bài, phóng sự về các phong trào liên
quan đến nước và vệ sinh như Làng văn hóa sức khỏe, xóa bỏ đi tiêu bừa
bãi, Làng nghề văn minh...
Các chương trình truyền thông qua hệ
thống phát thanh và truyền hình sẽ được cấp Trung ương sản xuất, ghi lại dưới dạng
băng, đĩa phân phối lại cho các tỉnh.
b) Tại địa phương
Sau khi nhận được các băng, đĩa mang nội
dung tuyên truyền, các tỉnh có thể sử dụng hoặc biên tập lại cho phù hợp và tổ chức
tuyên truyền trên hệ thống phát thanh và truyền hình của tỉnh. Đồng thời
nhân bản, phân phối
và chỉ đạo, hướng các huyện, xã sử dụng để phát trên hệ thống loa đài truyền
thanh huyện, xã, trình chiếu tại những buổi hội họp, hội thảo, họp cộng đồng,
các buổi sinh hoạt ngoại khóa chuyên đề về nước sạch, vệ sinh trong trường học...
4.2. Triển khai các hình
thức tuyên truyền và chia sẻ thông tin trên báo chí
a) Tại Trung ương
Văn phòng thường trực chương trình - Tổng
cục Thủy lợi, Trung
tâm Quốc gia nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, Cục Quản lý môi
trường y tế, Vụ Công tác học sinh sinh viên, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ phối
hợp lựa chọn xây dựng các chuyên mục phổ biến kiến thức về vệ sinh cá nhân, nước
sạch và vệ sinh môi trường trên các báo, bao gồm:
+ Phát hành hàng quý bản tin “Nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn”
+ Đưa các tin, bài, phóng sự về nước sạch,
VSMT, vệ sinh cá nhân.
+ Phổ biến, cập nhật các chính sách, văn bản về nước
sạch và vệ sinh của Trung ương và địa phương.
+ Xây dựng chuyên mục phổ biến kiến thức
về lựa chọn xây dựng, bảo quản nguồn nước hợp vệ sinh tại hộ gia đình và nơi
công cộng.
+ Xây dựng chuyên mục phổ biến kiến thức
về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; phòng chống dịch bệnh; lựa chọn xây dựng,
bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh tại hộ gia đình và nơi công cộng.
+ Xây dựng chuyên mục tuyên truyền
giáo dục về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cho đối tượng học sinh các trường
học.
b) Tại các địa phương
Các tỉnh cũng sẽ lựa chọn hệ thống báo in và
báo mạng của tỉnh để thực hiện việc đưa tin bài và xây dựng các chuyên mục theo
nội dung như trên. Tối thiểu 1 bài viết/2 tháng/1báo tỉnh.
Ngoài ra, các tài liệu mang nội dung
tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, nước sạch và vệ sinh môi trường cũng được Văn
phòng thường trực chương trình, Trung tâm Quốc gia nước sinh hoạt và vệ sinh
môi trường nông thôn, Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ Công tác học sinh sinh
viên gửi tới tất cả các báo, kể cả báo mạng để các báo nếu có điều
kiện sẽ biên tập để đăng.
4.3. Triển khai các hoạt động
truyền thông trực tiếp tại cộng đồng
4.3.1. Xây dựng các mô hình
điểm về truyền thông dựa vào cộng đồng
Chương trình sẽ tập trung hỗ trợ triển
khai một số mô hình điểm về truyền thông thay đổi hành vi dựa vào sự tham gia của
cộng đồng tại các tỉnh bao gồm các mô hình mang tính sáng kiến như “Mô hình vệ
sinh tổng thể dựa vào cộng đồng”, “Mô hình tiếp thị vệ sinh”, “Mô hình đội tình
nguyện xanh hoặc đội thanh niên tự quản bảo vệ môi trường”, “Mô hình trường học
thân thiện”, tổ
chức
các buổi tọa đàm, buổi họp dân giới thiệu kiến thức về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn...
Tại những nơi triển khai mô hình truyền
thông sẽ thành lập các câu lạc bộ vệ sinh sức khỏe với sự tham gia nòng cốt là
các đại diện phụ nữ xã, đoàn thanh niên, hội nông dân, trạm y tế xã, giáo viên
trường phổ thông, nông dân, cựu chiến binh... Nhóm thành viên câu lạc bộ này sẽ
tổ chức các buổi sinh hoạt hàng tuần. Nội dung: hướng dẫn các hội viên câu lạc
bộ thảo luận, lựa chọn các giải pháp về nguồn nước, nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ
sinh môi trường tại cộng đồng. Tư vấn giúp các hộ gia đình về mặt kỹ thuật. Động
viên, khích lệ người dân tham gia bảo vệ nguồn nước, giữ gìn vệ sinh môi trường,
không phóng uế bừa bãi, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh chuồng trại chăn
nuôi, vệ sinh môi trường thôn xóm...Tuyên truyền, hướng dẫn, trợ giúp vay vốn
tín dụng để xây dựng các công trình cấp nước nhỏ lẻ và vệ sinh.
Tại những xã thí điểm mô hình, các
thành viên của Câu lạc bộ vệ sinh sức khỏe sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các góc
tài liệu truyền thông tại nhà văn hóa xã, thôn để người dân quan tâm tìm đọc. Các
tài liệu bao gồm
tài liệu hướng dẫn về xây dựng, sử dụng, bảo quản các công trình cấp nước và vệ
sinh; tài liệu về vệ sinh cá nhân, các bệnh liên quan đến vấn đề vệ sinh và
cách phòng tránh....các poster, tờ rơi...
Câu lạc bộ vệ sinh sức khỏe sẽ do
chính quyền địa phương thành lập. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình
Câu lạc bộ vệ sinh sức khỏe, các cơ quan Bộ Ngành TW và chính quyền
địa phương sẽ phối hợp triển khai thí điểm làm cơ sở đánh giá và xây dựng kế hoạch
nhân rộng mô hình.
4.3.2. Triển khai các nội
dung tuyên truyền tại cộng đồng
Lồng ghép các hoạt động truyền thông về
RTVXP, sử
dụng
nước sạch, sử dụng và bảo quản nhà tiêu trong các mô hình tham gia của cộng đồng như CLTS.
Tại cộng đồng, truyền thông trực tiếp qua các cuộc thăm hỏi tại nhà sẽ do các
tuyên truyền viên của xã, Y tế thôn bản và nhóm nòng cốt Câu lạc bộ vệ sinh sức khỏe
thực hiện. Ngoài ra thực hiện lồng ghép các nội dung về nước sạch, vệ sinh môi
trường với các cuộc họp, sinh hoạt thôn xóm khác hoặc thông qua những người có
uy tín trong cộng đồng (cha xứ, già làng, trưởng bản...) nhằm khuyến khích các
hộ gia đình tham gia thảo luận
bàn bạc các vấn đề như lựa
chọn, xây dựng, sử dụng và bảo quản công trình cấp nước tập trung, các bệnh
liên quan đến đường tiêu hóa và cách phòng tránh, các vấn đề về vệ sinh cá nhân, lựa chọn
xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng và bảo quản nhà tiêu đã xây dựng, thảo
luận về việc thực hiện các tiêu chí sức khỏe trong phong trào Làng văn hóa... Đây là một
kênh truyền thông trực tiếp hết sức quan trọng, đặc biệt cần được quan tâm trong
các cuộc họp, lễ hội ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
4.3.3. Truyền thông thông
qua các công trình mẫu
Để các công trình vệ sinh mẫu thực sự
trở thành nơi
cho người dân địa phương tham quan học tập và làm theo, đơn vị được giao triển
khai mô hình truyền thông tại địa bàn sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ từ
Chương trình Mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cần
lựa chọn loại hình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp với đặc điểm địa lý
cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để xây dựng các công trình mẫu.
Các công trình mẫu phải đảm bảo đúng kỹ thuật, được quản lý vận hành tốt và thuận
lợi cho việc tham quan học tập. Nên giao công trình mẫu cho những nhóm người có
năng lực, có điều kiện và có khả năng tuyên truyền vận động hướng dẫn mọi người
làm theo.
4.3.4. Tổ chức các chiến
dịch truyền thông
Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, các Bộ Ngành đoàn thể có kế hoạch triển khai hưởng ứng
Tuần lễ Quốc gia NS&VSMT và chỉ đạo theo ngành dọc của mình tổ chức mít tinh hưởng
ứng. Theo chức năng nhiệm vụ của mình các Bộ, ngành đoàn thể hưởng ứng Ngày
Môi trường thế giới, Ngày Nước thế giới, Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng,
ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân... để huy động được
sự tham gia hưởng ứng của chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể và của
đông đảo các tầng lớp nhân dân.
4.4. Triển khai các
hoạt động truyền thông tại trường học
4.4.1. Tổ chức giảng dạy lồng
ghép vào các môn học chính khóa
Vụ Công tác học sinh sinh viên - Bộ
Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, biên soạn tài liệu về nước sạch
và vệ sinh môi trường vào chương trình giảng dạy chính khóa và ngoại khóa
cho học sinh. Ban giám hiệu các trường tổ chức giảng dạy lồng ghép nội dung vào
các môn học chính khóa, ngoại khóa
phù hợp.
4.4.2. Xây dựng góc truyền
thông về NS-VSMT trong trường học
Ban giám hiệu các trường phổ
thông sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng góc truyền thông về nước sạch,
vệ sinh môi trường để trưng bày tất cả các hình ảnh hoạt động vệ sinh, bảo quản
nguồn nước, nhà tiêu, vệ sinh trường lớp, ngày hội truyền thông nước sạch và vệ
sinh môi trường, và tổ chức cấp phát các tài liệu truyền thông như tờ rơi,
poster cho học sinh.
5. Các thông điệp
truyền thông
Những thông điệp về nước và vệ sinh
thường chú trọng vào yếu tố sức khỏe là yếu tố đóng vai trò như một động lực cho sự
thay đổi. Do đó các hoạt động truyền thông trọng tâm với chiến lược truyền
thông điệp đa dạng hơn sẽ có tác dụng hữu hiệu hơn trong việc đạt tới thay đổi
về mặt hành vi. Những thông điệp với trọng tâm về thay đổi hành vi cũng cần được
điều chỉnh cho phù hợp với việc sẵn sàng thay đổi của các nhóm đối tượng mục
tiêu.
Đối với những người chưa nhận thức
được những hiểm họa về sức khỏe tiềm ẩn trong những điều kiện mất vệ sinh, sử dụng
nước không an toàn và không rửa tay với xà phòng, thông điệp sẽ tập trung vào
việc cung cấp thông tin (xem bảng Phụ lục 1).
Đối với những người nhận thức được
những hiểm họa về sức khỏe và về những hành vi mới được tuyên truyền, thông điệp
sẽ mang tính thúc đẩy động cơ và tập trung vào việc xóa bỏ những rào cản và củng
cố những lợi ích được nhìn nhận của việc thay đổi hành vi.
Đối với những người đã thay đổi hành vi (chẳng hạn tập
được thói quen rửa tay với xà phòng), thông điệp sẽ nhằm cổ vũ và khuyến khích
duy trì hành vi mới hình thành (tiếp tục rửa tay với xà phòng vào 4 thời điểm
quan trọng mỗi ngày), đồng thời những người này sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động
mọi người xung quanh cùng thay đổi hành vi giống mình.
6. Vận động tài
trợ cho chương trình
Văn phòng thường trực chương trình phối
hợp với Văn phòng Điều phối quan hệ đối tác cấp nước và vệ sinh nông thôn và
các đơn vị liên quan sẽ thông qua các hội nghị, hội thảo, các cuộc tiếp xúc với
các nhà tài trợ trong và ngoài nước để cung cấp thông tin về chương trình nhằm
kêu gọi sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài trợ kinh phí cho các hoạt động về nước sạch,
vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
7. Tham quan học
tập, trao đổi kinh nghiệm
Hàng năm, Văn phòng thường trực chương
trình sẽ phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ Công tác học sinh sinh
viên, Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tổng hợp những
mô hình điểm về nước
sạch và vệ sinh môi trường tại cộng đồng cũng như trường học để lựa chọn tổ
chức cho những địa phương khác đến thăm quan học tập, trao đổi chia sẻ kinh
nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện.
8. Giám sát và
đánh giá công tác truyền thông
Văn phòng thường trực chương trình sẽ
tổ chức họp định kỳ 1 năm/1 lần với Trung tâm Quốc gia nước sinh hoạt và vệ
sinh môi trường nông thôn, Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ Công tác học
sinh sinh viên và các ban ngành đoàn thể liên quan, cùng với các nhà tài trợ để
đánh giá các hoạt động truyền thông của chương trình, thảo luận các vấn đề khó
khăn phát sinh và đề xuất biện pháp khắc phục, chỉ đạo các địa phương thực hiện.
Cán bộ phụ trách công tác truyền thông
của các Bộ, ban ngành, đoàn thể ở Trung ương sẽ tham gia một số cuộc họp các tỉnh,
huyện để đánh giá và rút kinh nghiệm. Kết quả của các cuộc giám sát sẽ được báo
cáo cho tất cả các bên liên quan và người thực hiện.
Cán bộ quản lý công tác truyền thông cấp
trên kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động truyền thông cấp dưới. Đồng thời cán bộ truyền
thông cấp dưới tự theo dõi, giám sát các hoạt động truyền thông của cấp mình một
cách thường xuyên theo kế hoạch, bao gồm:
- Giám sát việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
truyền thông;
- Giám sát các hoạt động truyền thông thông qua
các báo
cáo
định kỳ;
- Kiểm tra, giám sát qua hệ thống sổ sách lưu tại
cơ sở;
- Giám sát trực tiếp thông qua việc tổ chức các đoàn kiểm
tra giám sát đánh giá hàng năm của các cấp
V. NHU CẦU NGÂN SÁCH
VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
1. Nguồn ngân
sách
Ngân sách thực hiện Kế hoạch truyền
thông bao gồm ngân sách dành cho truyền thông đã được phê
duyệt của Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai
đoạn 3 và từ các nhà tài trợ với tổng kinh phí dự kiến là 454.000 triệu đồng bao gồm ngân
sách TW và địa phương;
Việc xây dựng kế hoạch, phê
duyệt và phân bổ ngân sách cho Kế hoạch truyền thông tuân theo quy
định phân bổ ngân sách của Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn giai đoạn 3 và các quy định của các nhà tài trợ.
2. Quản lý ngân
sách
- Việc quản lý ngân quỹ phải tuân thủ nghiêm ngặt
Luật ngân sách Nhà nước;
- UBND các tỉnh thành phố chịu trách nhiệm quản
lý, giám sát việc chi tiêu ngân sách cho Kế hoạch truyền thông cấp tỉnh;
- Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo
và các Bộ ngành có liên quan chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng ngân sách cho
hoạt động truyền thông do Bộ, ngành phụ trách và báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Căn cứ các Quyết định 366/QĐ-TTg và
Quyết định số 2691/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt trên thực tế
hoạt động truyền thông sẽ giúp đạt được những mục tiêu của Chương trình mục
tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 3 về nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn, đồng thời những hợp phần này sẽ do các cơ quan
khác nhau quản lý, vai trò và trách nhiệm của mỗi cơ quan trong hoạt động truyền
thông được quy định như sau:
3. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn
- Phê duyệt Khung Kế hoạch truyền thông về nước
sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân hỗ trợ Chương trình mục tiêu Quốc
gia NS&VSMT nông thôn giai đoạn 2012-2015;
- Lập kế hoạch tổng thể về mục tiêu, nhiệm vụ,
nhu cầu kinh phí và đề xuất các giải pháp thực hiện Dự án 3 của Chương trình,
trong đó có hoạt động truyền thông, gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp
trình Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ trì và phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y
tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phân bổ kinh phí thỏa đáng thực hiện Kế hoạch truyền
thông của các Bộ, ngành, đoàn thể liên quan và các tỉnh, thành phố. Phối hợp với các nhà tài trợ nhằm tranh
thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, thu
hút đầu tư để thực hiện Kế hoạch truyền thông của Chương trình;
- Giao Văn phòng Thường trực Chương trình mục
tiêu Quốc gia NS&VSMT nông thôn - Tổng Cục Thủy lợi làm đầu mối chỉ đạo, tổng hợp kế hoạch,
điều phối và giám sát triển khai việc thực hiện Kế hoạch truyền thông của
Chương trình;
- Giao Trung tâm Quốc gia Nước sạch và VSMT
nông thôn chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động thông tin - giáo
dục - truyền thông vận động chính sách, nâng cao nhận thức của người dân, phát triển
tài liệu truyền thông, đào tạo, phổ biến các loại
hình cấp nước sạch, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh;
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra,
giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch truyền thông của Chương
trình.
4. Bộ Y tế
- Hướng dẫn và hỗ trợ các tỉnh trong việc xây dựng
Kế hoạch truyền thông về nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân hỗ trợ
Chương trình mục tiêu
Quốc gia NS&VSMT nông thôn giai đoạn 2012-2015 của tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT trong việc
lập kế hoạch, đề dự kiến phân bổ kinh phí truyền thông, đào tạo cho hợp phần vệ
sinh gửi Bộ Nông nghiệp đưa vào kế hoạch chung;
- Giao Cục Quản lý môi trường y tế làm đầu mối
phối hợp với Văn phòng thường trực - Tổng Cục Thủy lợi chỉ đạo triển khai việc thực
hiện các hoạt động Kế hoạch truyền thông của Chương trình đã được phê duyệt;
- Chỉ đạo và tổ chức triển khai các hoạt
động truyền thông về vệ sinh nông thôn, vệ sinh cá nhân, phát triển tài liệu truyền
thông, đào tạo tập huấn, phổ biến các loại hình nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia
đình và nơi công cộng;
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức
kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch truyền thông của
Chương trình.
5. Bộ Giáo dục Đào
tạo
- Giao Vụ Công tác học sinh sinh viên làm
đầu mối phối hợp với Văn phòng thường trực - Tổng Cục Thủy lợi chỉ đạo triển khai
việc thực hiện các hoạt động Kế hoạch truyền thông của Chương trình đã được
phê duyệt;
- Chỉ đạo và tổ chức triển khai các hoạt động
thông tin - giáo dục - truyền thông trong trường mầm non, phổ thông; Hướng dẫn
phổ biến, đào tạo các kiến thức về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá
nhân cho giáo viên và học sinh;
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức
kiểm tra, giám sát, đánh
giá, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch truyền thông của Chương trình.
6. Các đoàn thể và tổ chức
xã hội
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân
Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh theo chức năng nhiệm vụ được
Chính phủ giao chủ động phối hợp và tham gia phối hợp với các Bộ ngành có liên
quan để tham gia xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hệ thống trong việc triển khai các
hoạt động truyền thông của Chương trình, đặc biệt là nâng cao nhận thức và huy
động cộng đồng tích cực xây dựng, đóng góp tài chính đầu tư xây dựng, vận hành và
quản lý các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan để kiểm
tra, giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch;
7. Chính quyền địa
phương
- Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về
nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân hỗ trợ Chương trình mục
tiêu Quốc gia NS&VSMT nông thôn giai đoạn 2012-2015 của tỉnh;
- Bố trí kinh phí cho việc thực hiện Kế hoạch
truyền thông của tỉnh từ nguồn kinh phí Trung ương đã giao, từ
ngân sách của địa phương và tổ chức huy động các nguồn lực trên địa bàn để thực
hiện;
- Tổ chức lồng ghép và phối hợp các
nguồn lực của các Chương trình, dự án do địa phương quản
lý để tránh chồng
chéo, giảm bớt đầu mối và tập trung nguồn lực;
- Chỉ đạo các Sở, ban ngành liên quan tổ chức
thực hiện Kế hoạch truyền thông theo lĩnh vực được phân công như sau:
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chịu trách nhiệm tổng hợp chung các hoạt động về thông
tin - giáo dục - truyền thông của các đơn vị liên quan trong tỉnh; triển khai thực hiện các
hoạt động đào tạo nâng cao năng lực, truyền thông thay đổi hành vi về
lựa
chọn,
xây dựng, sử dụng và bảo quản các công trình cấp nước, chuồng trại chăn nuôi
HVS;
+ Sở Y tế chịu trách nhiệm triển khai
thực hiện các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực, truyền
thông thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân và lựa chọn xây dựng, sử dụng, bảo quản nhà tiêu
hợp vệ sinh hộ gia đình và trạm y tế xã;
+ Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách
nhiệm chỉ đạo tổ chức các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực,
truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân, sử dụng, bảo quản nguồn nước sạch và
nhà tiêu hợp vệ sinh trong trường học;
+ Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo
các phòng, ban của huyện và Ủy ban nhân dân các xã phối hợp với các Sở, ban ngành
liên quan triển khai thực hiện công tác truyền thông thay đổi
hành vi về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trên địa bàn.
Sơ đồ tổ chức thực hiện và mối
liên hệ giữa các Bộ, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương và các
nhà tài trợ được minh họa trong Phụ lục 3.
8. Các nhà tài
trợ
Sự phối hợp giữa các bên tham gia
Chương trình về lĩnh vực truyền thông sẽ được tăng cường. Các nhà tài trợ và
các tổ chức phi chính phủ được khuyến khích:
- Tăng cường đầu tư tài chính và nguồn nhân lực
cho hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong khuôn khổ Chương trình;
- Cùng nỗ lực vận động chính sách nhằm đạt được
sự cam kết chính trị mạnh mẽ hơn và thay đổi chính sách đối với Chương trình mục
tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Tích cực tham gia Nhóm công tác thông tin -
giáo dục - truyền thông thay đổi hành vi, trong đó chia sẻ và thảo luận
những điển hình tiên tiến
và những bài học kinh nghiệm;
- Triển khai các hoạt động truyền thông về Chương
trình theo hướng bám sát kế hoạch hành động truyền thông Quốc gia nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn và đóng góp vào việc thực hiện thành công Kế hoạch
hành động truyền thông cấp quốc gia/ cấp tỉnh. Hỗ trợ Bộ Nông nghiệp &
PTNT và Bộ Y tế và các tỉnh trong việc nhân rộng mô hình thành công bằng cách cung cấp
kiến thức chuyên môn, hướng dẫn và đào tạo kỹ thuật cho giảng viên nguồn và chia sẻ
kinh nghiệm hoạt động tại cấp cơ sở.
VII. THEO DÕI VÀ
ĐÁNH GIÁ
Kế hoạch truyền thông Quốc gia sẽ được
theo dõi sát sao trong suốt giai đoạn triển khai nhằm cập nhật tình hình hoạt động,
phát hiện những vấn đề có thể nảy sinh và sớm chỉ ra hiệu quả của các hoạt động
truyền thông. Bản đánh giá cuối cùng vào năm 2015 sẽ cho biết có đạt được các mục
tiêu hay không và đánh giá tác động và triển vọng của sự thay đổi bền vững. Bản
đánh giá cũng nêu lên những bài học kinh nghiệm thu được để áp dụng cho việc
xây dựng chương trình trong tương lai.
Mỗi năm sẽ tổ chức ít nhất 2 cuộc họp
tổng kết cấp quốc gia và cấp tỉnh để thảo luận về tiến bộ, hạn chế và các vấn đề
khác có thể ảnh hưởng tới quá trình triển khai. Các cuộc họp này cũng là cơ hội
trao đổi kinh nghiệm từ cấp tỉnh và hướng dẫn nhân rộng thành
công.
Việc theo dõi quá trình triển khai/tiến
độ bao gồm:
- Theo dõi đầu vào/đầu ra căn cứ vào kế hoạch
công tác chi tiết (cấp quốc gia và cấp tỉnh). Các chỉ số kết
quả đầu ra được trình bày trong
Phụ lục 4;
- Việc theo dõi các hoạt động được tiến hành
theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng các hoạt động;
- Thu thập và lưu lại phản hồi trực tiếp, cả
chính thức và không chính thức, của các bên tham gia trong quá trình triển khai
các hoạt động (các biểu mẫu báo cáo của nhân viên y tế cộng đồng, cộng tác viên
truyền thông, v.v.);
- Biểu mẫu đánh giá hoạt động đào tạo;
- Theo dõi chương trình truyền thông về nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Phản hồi của người sử dụng về các sản phẩm
thông tin;
- Các chỉ số kết quả giám sát và đánh giá phải
gắn chặt chẽ với những mục tiêu cụ thể.
PHỤ
LỤC 1
CHỦ ĐỀ TRONG NHỮNG THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG
Khu vực ưu
tiên
|
Hành vi
|
Kiến thức
|
Nguyên nhân
căn bản
|
Động cơ
|
Về cấp nước
|
• Giữ gìn nguồn nước
sinh hoạt an toàn bằng cách:
• Lắp đặt các
công trình cung cấp,
xử lý và tích trữ
nước hợp vệ sinh
• Sử dụng và
duy trì nguồn cung
cấp nước hợp vệ sinh
• Sử dụng tiết
kiệm và chống thất thoát, thất thu
nước sạch
|
• Phương pháp
và lựa chọn đối với khả năng tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh (bao gồm việc sử dụng
các phương pháp xử lý nước uống?)
• Những lựa
chọn về việc xây dựng/ lắp đặt hệ thống cung cấp nước hợp vệ sinh; Sử dụng và
duy
trì nguồn nước
hợp vệ sinh
Tích trữ nước hợp quy cách
|
jjj Những rủi ro về sức khỏe nếu sử
dụng nước không hợp vệ sinh
|
- Chất lượng cuộc sống
- Chăm sóc trẻ em
- Người mẹ đảm đang
- Vị thế xã hội
- Giá trị xã hội, chuẩn mực xã hội
- Lợi ích kinh tế
|
Về vệ sinh môi trường
|
Xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh
riêng cho mỗi hộ gia đình
Sử dụng và bảo quản
nhà vệ sinh hợp quy cách
Lắp đặt hệ thống chuồng trại vệ sinh,
và nếu có thể lắp đặt hầm khí sinh học xử lý chất thải động vật
|
• Lợi ích,
phương pháp và lựa chọn trong việc xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh
|
• Những rủi
ro về môi trường và sức khỏe khi đi vệ sinh bừa bãi
• Đi vệ sinh
bừa bãi là thói quen sinh hoạt thiếu vệ sinh trước đây
|
- Xấu hổ và sợ hãi
- Vị thế xã hội
- Sự tiện dụng
- Sự riêng tư, kín đáo
- Sự tôn trọng
|
Về hành vi vệ sinh
|
Rửa tay với xà phòng vào 4 thời điểm quan
trọng:
• Trước khi
chế biến thức ăn
• Trước khi
ăn
• Sau khi đi
vệ sinh
• Sau khi vệ
sinh cho trẻ
Các bước rửa tay đúng cách
|
• Tác hại tới
sức khỏe nếu không thực hành rửa tay với nước sạch và xà phòng vào 4 thời điểm quan
trọng
• Cách rửa
tay theo 6 bước đúng cách
|
|
- Người mẹ đảm đang
- Giữ gìn sách vở sạch sẽ
- Thoải mái
- Thơm và mát
|
PHỤ
LỤC 2
DANH MỤC CÁC LOẠI TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG CHÍNH
1. Sách lật:
- Lựa chọn, sử dụng, bảo quản nguồn nước hợp vệ
sinh hộ gia đình.
- Lựa chọn, sử dụng, bảo quản nhà tiêu hợp vệ
sinh hộ gia đình.
- Tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường.
2. Poster:
- Tuyên truyền, hướng dẫn về lựa chọn, bảo quản,
sử dụng nguồn nước sạch, sử dụng tiết kiệm và chống thất thoát, thất thu nước sạch.
- Tuyên truyền, hướng dẫn về lựa chọn, xây dựng,
bảo quản, sử dụng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình.
- Tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng
xà phòng.
- Tuyên truyền về sử dụng, bảo quản công trình cấp nước
và vệ sinh trong trường học.
- Tuyên truyền, hướng dẫn đảm bảo nước sạch và
vệ sinh môi trường khi xảy ra thiên tai, thảm họa
- Tuyên truyền về vay vốn Ngân hàng chính sách
xã hội xây công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình
3. Tờ rơi:
- Tuyên truyền, hướng dẫn về sử dụng, bảo quản
các công trình cấp nước tập trung.
- Tuyên truyền, hướng dẫn về sử dụng, bảo quản
các công trình cấp nước tự chảy.
- Tuyên truyền, hướng dẫn về sử dụng, bảo quản
các hình thức cấp nước hộ gia đình (03 loại: giếng khoan, giếng khơi, dụng cụ
chứa nước mưa).
- Sử dụng tiết kiệm và chống thất thoát, thất thu nước sạch.
- Tuyên truyền, hướng dẫn về lựa chọn, xây dựng,
bảo quản, sử dụng các loại nhà tiêu hộ gia đình.
- Thiết kế các loại nhà tiêu HVS hộ gia đình.
- Tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng
xà phòng.
- Tuyên truyền về sử dụng, bảo quản công trình
cấp nước và vệ sinh trong trường học.
- Tuyên truyền, hướng dẫn về vay vốn tín dụng để
xây dựng công trình cấp nước sạch và nhà tiêu HVS hộ gia đình.
- Hướng dẫn đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi
trường khi xảy ra thiên tai, thảm họa.
PHỤ
LỤC 3
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
PHỤ
LỤC 4
CÁC CHỈ SỐ KẾT QUẢ ĐẦU RA
Mục tiêu
hành vi
|
Mục tiêu truyền
thông
|
Chỉ số tác động
|
Phương pháp
xác nhận
|
1. Các hộ gia đình nông
thôn chưa được dùng nước hợp
vệ sinh lắp đặt các công trình vệ sinh, xử lý và tích trữ nước phù hợp
|
Đến 2015, 85% hộ gia đình nông
thôn nắm được thông tin về các công trình phù hợp để xử lý, tích trữ nước và
những lựa chọn tài chính phù hợp cho các công trình này
|
% hộ gia đình nông
thôn trực tiếp tiếp cận thông
tin về những lựa chọn khác nhau cho các công trình vệ sinh, xử lý và tích trữ
nước phù hợp, và về những lựa chọn tài chính phù hợp cho các công trình này
% hộ gia đình nông
thôn đưa ra được lựa chọn về nguồn nước, cách tích trữ và xử lý nước.
% gia tăng số hộ gia đình nông
thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh
|
Về các chỉ số đầu ra:
Thẩm định lại các kế hoạch chi tiết
Các báo cáo hoạt động
Về các chỉ số tác động:
Khảo sát các hộ gia đình
Phỏng vấn và thảo luận nhóm Quan sát
thực địa
|
2. Các hộ gia đình
nông thôn đã lắp đặt hệ thống cung cấp nước hợp vệ sinh sử dụng và bảo trì hệ thống
đúng quy cách
|
Đến 2015, 100% các hộ gia đình nông
thôn đã được cung cấp nước sạch
đều biết sử dụng và bảo trì các công trình cung cấp nước
đúng quy cách.
|
% hộ gia đình nông
thôn biết cách sử dụng, bảo trì và bảo vệ các công trình cung cấp
nước đúng quy cách
% gia tăng số hộ gia đình sử dụng,
bảo trì và bảo vệ
các công trình cung cấp nước đúng quy cách.
|
Về các chỉ số đầu ra:
Thẩm định lại các kế
hoạch chi tiết
Các báo cáo hoạt động
Về các chỉ số tác động:
Khảo sát các hộ gia đình
Phỏng vấn và thảo luận
nhóm
Quan sát thực địa
|
3. Các hộ gia đình nông thôn chưa có
nhà tiêu hợp vệ
sinh xây dựng và sử dụng nhà tiêu riêng.
|
Đến 2015, 65% hộ gia đình nông thôn
nắm được thông tin về những lựa chọn hợp lý cho việc xây dựng nhà tiêu hợp vệ
sinh, chú trọng tới công nghệ xây dựng giá thành thấp.
|
% hộ gia đình nông thôn
trực tiếp tiếp cận thông tin về những lựa chọn phù hợp về việc xây nhà tiêu hợp
vệ sinh, chú trọng tới những công nghệ giá thành thấp.
% hộ gia đình nông thôn đưa ra được
lựa chọn về việc xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.
% gia tăng số hộ gia
đình nông thôn có nhà tiêu hợp
vệ sinh
|
Về các chỉ số đầu
ra:
Thẩm định lại các kế hoạch chi tiết
Các báo cáo hoạt động
Về các chỉ số tác động:
Khảo sát các hộ gia đình
Phỏng vấn và thảo luận
nhóm
Quan sát thực địa
|
4. Các hộ gia đình nông thôn có nhà
tiêu sử dụng và bảo trì nhà tiêu đúng quy cách
|
Đến 2015, 100% hộ gia đình nông thôn
có nhà tiêu hợp vệ sinh đều biết sử dụng và bảo trì nhà tiêu đúng quy cách.
|
% hộ gia đình nông
thôn có nhà tiêu hợp chuẩn biết cách sử dụng và bảo trì nhà tiêu đúng quy
cách
% gia tăng số hộ gia đình nông thôn
có nhà tiêu hợp chuẩn sử dụng và bảo trì nhà tiêu đúng quy
cách.
|
Về các chỉ số đầu ra:
Thẩm định lại các kế hoạch chi tiết
Các báo cáo hoạt động
Về các chỉ số tác động:
Khảo sát các hộ gia đình
Phỏng vấn và thảo luận
nhóm
Quan sát thực địa
|
5. Hộ gia đình nông dân xây dựng hệ
thống chuồng trại hợp vệ sinh
|
Đến 2015, 100% hộ nông dân đều nắm
được thông tin về những lựa chọn khả thi và hợp lý về xây dựng hệ thống chuồng
trại hợp vệ sinh xử lý chất thải động vật.
|
% hộ gia đình nông
thôn trực tiếp nắm thông tin
về những lựa chọn khả thi, dễ áp dụng cho việc xây dựng chuồng trại hợp vệ
sinh và hầm khí biogas xử lý
chất thải gia súc
% hộ nông dân xây dựng chuồng trại hợp
vệ sinh (và hầm khí biogas xử lý chất thải động vật)
|
Về các chỉ số đầu ra:
Thẩm định lại các kế hoạch chi tiết
Các báo cáo hoạt động
Về các chỉ số tác động:
Khảo sát các hộ gia đình
Phỏng vấn và thảo luận nhóm
Quan sát thực địa
|
6. Người dân nông thôn hình thành
thói quen rửa tay vào 4 thời điểm quan trọng:
- Trước khi chế biến thức ăn
- Trước khi ăn
- Sau khi đi vệ sinh
- Sau khi vệ sinh cho trẻ.
|
Năm 2015 95% dân số nông thôn nhận
thức được tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng
Năm 2015 80% dân số nông thôn có thể nắm vững 4
thời điểm quan trọng cần rửa tay với xà phòng
Năm 2015, 80% số bà mẹ có con dưới 5
tuổi và trẻ em ở độ tuổi đi
học sống ở khu vực nông thôn hiểu được tầm quan trọng của việc rửa tay với xà
phòng vào 4 thời điểm quan trọng
|
% dân số ở khu vực
nông thôn nhận thức được tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng
% dân số nông thôn có thể nắm vững 4
thời điểm quan trọng cần rửa tay với xà phòng
% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi và trẻ
em ở độ tuổi đi
học sống ở khu vực nông thôn hiểu được tầm quan trọng của việc rửa tay với xà
phòng vào 4 thời
điểm quan trọng
% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi có thói quen rửa
tay vào 4 thời điểm quan trọng
% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi khuyến
khích các thành viên khác trong gia đình rửa tay
% hộ gia đình nông thôn có khu vực tắm
rửa được cung
cấp nước và xà phòng
|
Khảo sát các hộ gia đình
Phỏng vấn và thảo luận nhóm
Quan sát thực địa
|
7. Cán bộ quản lí, cán bộ chuyên
trách, giáo viên cốt cán làm tốt công tác nước sạch, vệ sinh môi trường
trong trường học.
|
Đến hết năm 2015: 95% Cán bộ
quản lí, cán bộ chuyên trách, giáo viên cốt cán được tập huấn và nâng cao
năng lực về công tác nước sạch, vệ sinh môi trường trong trường học.
|
% số cán bộ quản lí, giáo
viên được tập huấn, tham gia tập huấn.
% Số cán bộ quản lí,
giáo viên nắm được kiến thức về công tác NS-VSMT trong trường học
% Số giáo viên nắm được
các cách sử dụng và bảo quản công trình NS, VS trong trường học.
|
Về các chỉ số đầu ra:
Thẩm định lại các kế hoạch chi tiết
Các báo cáo hoạt động
Về các chỉ số tác động:
Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
Quan sát thực địa
|
8. Các em học sinh thực hiện tốt
công tác bảo vệ
nguồn nước, giữ gìn
vệ sinh môi trường
|
Đến hết năm 2015: 90% các em học
sinh ở các trường
mầm non và tiểu học được thông tin, giáo dục về việc giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, giữ
gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
|
% Các trường tổ chức các lễ phát
động, hưởng ứng
% Các em học sinh có nhận thức, kiến
thức về nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường,
phòng tránh các bệnh truyền nhiễm do mất vệ sinh
% Các em học sinh nắm được các cách
sử dụng và bảo quản công trình NS, VS trong trường học.
% Các em học sinh tham gia làm vệ
sinh tại trường và gia đình, tần suất.
|
Khảo sát bằng phiếu điều tra
Thảo luận nhóm
|
9. Giáo viên và các em học sinh thực
hiện tốt các hành vi vệ sinh cá nhân
|
Đến hết năm 2015: 90% các em học
sinh ở các trường
mầm non và tiểu học được
thông tin, giáo dục về việc giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, giữ
gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
|
% Các em học sinh có hiểu biết về
các thời điểm quan trọng cần rửa tay, các bước rửa tay đúng cách.
% các em học sinh thực hiện các hành
vi rửa tay đúng cách, một cách thường xuyên cả ở trường và ở nhà.
|
Khảo sát bằng phiếu điều tra
Thảo luận nhóm
|